TÁM quyển sách quý: Quyển I – Tu Tâm

TÁM quyển sách quý: Quyển I – Tu Tâm

Vương Thị Xuân 47

Chữ “Tu” nghĩa là sửa; Sửa cái xấu trở lại cái tốt, sửa các dở trở lại hay, sửa cái quay trở lại phải, sửa phàm Thánh. Như nhà cửa hư hao, đất vườn u trệ, nay sửa lại cho tốt đẹp, như thế gọi là “Tu bố” Thân thể lôi thôi hành vi bẩn thỉu, nay sửa lại cho đàng hoàng, như thế gọi là “Tu thân”. Tâm tánh ô trược tham lam, tật đố, tà kiến, si mê v.v… nay sửa lại trở nên tâm tánh tốt đẹp, như thế gọi là “Tu Tâm”,

“Tâm” là “cái hiểu biết phân biệt”, cũng gọi là “phần tinh thần”. Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, trắng và vàng gì. Không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn rờ đụng được tâm; chỉ o thấy cái tác dụng của nó, nên biết có tâm. Cũng như “điện”, người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào neon, thì thấy đèn sáng, cho vào quạt thì thấy quạt xoay v.v…. Vì thế, nên người ta biết có điện- Tâm chúng ta cũng thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe và phân biệt v.v… nên chúng ta biết có Tâm.

Tâm có chia làm hai phân; Chơn và Vọng. Đứng về phần chơn tâm (thế) thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay tâm trí suy nghĩ được, mà cần phải tự chứng ngộ, nên trong kinh nói: ” Rời tướng nói năng, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên” Song đứng về phần “vọng tâm”, thì có thể nói năng và phân biệt được.

Trong bài này, tôi chi bàn về “vọng tâm” (thức). Khi chúng ta hiểu biết và đẹp trừ được cái “vọng” rồi, thì “chơn tâm” hiện ra. Cũng như sóng lặng rồi, thì tánh nước bằng phẳng tự hiện.

Thưa quý vị! Như trên tôi đã nói: “Tâm không có hình tướng: dài, ngắn, vuông, tròn, hay xanh, đỏ, trắng, vàng gì, nên không thể dùng mắt thấy, tai nghe, hay rờ mó được Tâm. Song nhờ thấy cái tác dụng của nó nên chúng ta mới biết có “Tâm”.

Mọi người không phải chỉ có năm ” giác quan” mà có đều đến tám cái “Biết”, tức là tám cái Tâm. Theo Duy thức học gọi là “Tám thức” (tám cái Biết). Tám cái Tâm này đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ; cũng như mỗi ông Vua ngự trị mỗi nước, nên trong Duy thức học gọi là “Tám Tâm Vương”.