1) 22 căn.
2) Các pháp câu sanh.
3) Tánh cách câu sanh.
4) 6 nhơn, 4 duyên và 5 quả.
Ðoạn 1 – 22 căn:
Các pháp hữu vi có thế, có dụng. Phẩm Giới nói về thể, Phẩm này nói về dụng. Cái tác dụng mạnh mẽ, rõ rệt nhất của các pháp nhiễm tịnh là 22 căn, nên căn được nêu làm tên phẩm, và được nói đến trước tiên. (Luận Chính Lý gọi là phẩm Sai biệt, Luận Tạp Tâm gọi là phẩm Hành).
22 căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (cơ năng phát thức), nam căn, nữ căn (sự sai biệt hữu tình, tướng mạo), mạng căn (khả năng tồn tục của một chúng sanh), ưu, hỷ, khổ, lạc, xả (thuộc pháp ô nhiễm), ý căn (khả năng tiếp nối sanh tử tự tại tùy hành), tín, tấn, niệm, định, huệ (năm căn thanh tịnh), vị tri đương tri, dĩ tri, cụ tri (ba căn vô lậu), 8 căn sau thuộc pháp thanh tịnh.
Con số 22 căn chính do Phật nói rải rác trong các kinh A-hàm và các đệ tử gom chung lại. Toàn bộ Phật pháp chỉ thuyết giảng hai mặt mê và ngộ. Mê là sanh tử lưu chuyển. Ngộ là hoàn diệt Niết-bàn. Luận Chánh Lý nói: “Sanh tử tiếp nối là nghĩa lưu chuyển, sanh tử chấm dứt là nghĩa hoàn diệt“. Về mặt hiện thực lưu chuyển phải có 14 căn đầu trong 22 căn đó. Về mặt hiện thực hoàn diệt cần có 8 căn sau trong 22 căn căn đó. Ở đây đặc biệt tìm hiểu 5 căn là mạng căn, ý căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn và cụ tri căn trong 22 căn đó.
Mạng căn: mạng căn là thể sanh mạng, thọ mạng của loài hữu tình. Chính nó có công năng kết hợp với khí nóng và thức (thọ, noãn, thức) tạo thành một hữu tình, sống và bảo trì sự sống vừa thân và tâm đó trong một thời gian ngắn dài của một đời. Nếu khi ba thứ thọ, noãn, thức rời nhau thì sự sống cũng chấm dứt. Nói cách khác, đây là nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) đưa đẩy giống như trái banh lăn xa hay gần là do sức người đá. Khi sức đá hết thì trái banh phải ngưng lại.
Ý căn: Ý căn cũng tức là tâm căn, tâm vương, làm chỗ dựa cho sáu thức niệm trước sanh khởi, sáu thức niệm sau bởi năng lực vô gián diệt của nó. Ý căn có hai khả năng đặc biệt: một là làm nối tiếp một sinh mạng trong tương lai, hai là tự tại vận hành. Như kinh Tạp A-hàm 36 nói: “Tâm năng đạo thế gian, tâm năng biến nhiếp thọ“. Tất cả điều tốt xấu lành dữ của thế gian đều do tâm dắt dẫn, tâm làm chủ thâu nhiếp mọi sự.
Ba căn vô lậu: Là vị tri đương tri,dĩ tri, cụ tri, dựa theo ba đạo là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo để kiến lập và lấy 9 căn là ý, hỷ, lạc, xả, tín, tấn, niệm, định, tuệ, làm thể. Người hành giả khi tiến tu trên đường giải thoát, quán sát lý Tứ đế theo tiến trình phát khởi16 tâm là 8 nhẫn 8 trí để dứt trừ 88 sử kiến hoặc mà nhập kiến đạo. Nhưng khi sanh kh?i tâm thứ 15, vẫn chưa biết rõ lý Tứ đế, đợi đến khi tâm thứ 16 khởi lên mới biết trọn lý Tứ đế và dứt trọn kiến hoặc. Ở tại địa vị này phát sinh 9 căn như trên gọi là vị tri đương tri căn. Vì kế theo dĩ tri căn ở tu đạo phải dựa vào đây mới phát khởi ra được. Tiếp giai đoạn kiến đạo là giai đoạn tu đạo, tại đây cũng phải tiếp tục quán lý Tứ đế để dứt hết 81 phẩm tư hoặc . Khi tu quán để dứt tư hoặc này phát sinh 9 căn như trên gọi là dĩ tri căn, vì nhờ đây làm căn cứ mới tiến đến cụ tri căn. Ở vô học đạo với 9 căn như trên làm tự thể. Tiểu Bộ Kinh tập I trang 458 nói: “Vị tri đương tri căn, tri căn, cụ tri căn“, (căn: tôi sẽ biết điều chưa được biết; căn về sự biết; căn của người đã biết. Căn với nghĩa sức mạnh hoặc phương pháp. Ba căn này liên hệ đến tương lai, hiện tại, quá khứ. Căn của vị đã biết được đối với bốn sự thật, đã thành tựu những gì cần phải làm).
Ðoạn 2: CÁC PHÁP CÂU SANH
Câu sanh tức duyên sanh, nhằm phá tà kiến vô nhân sanh, tạo hóa sanh. Các pháp hữu vi (hiện tượng) không thể đơn độc riêng sanh, mà phải có những pháp khác đồng thời nương nhau mà phát sanh, nên gọi là câu sanh. Các pháp, trong vũ trụ nhiều vô lượng không thể kể xiết, nhưng có thể quy hết trong năm loại là sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành và vô vi. Trong năm loại này, trừ vô vi là pháp thường hằng không biến hóa sanh diệt, không thuộc pháp câu sanh; bốn loại còn lại thuộc pháp hữu vi nên đều là câu sanh. Vậy, các pháp câu sanh là những pháp gì?
Xem đồ biểu sau:
5 VỊ, 75 PHÁP |
HỮU VI, 72 | * SẮC PHÁP, 11 | 5 căn, 5 trần, và vô biểu sắc. |
* TÂM PHÁP, 1 | 6 thức tâm vương. | ||
* TÂM SỞ PHÁP, 46 | ÐẠI ÐỊA PHÁP, 10: Thọ, tưởng, tư, xúc, dục, huệ, niệm tác ý, thắng giải, tam ma địa. ÐẠI THIỆN ÐỊA PHÁP, 10: Tín, bất phóng dật, khinh an, xả, tàm, qúy, vô tham, vô sân, bất hại, cần. ÐẠI PHIỀN NÃO ÐỊA PHÁP, 6: Si, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, trạo cử. ÐẠI BẤT THIỆN ÐỊA PHÁP, 2: Vô tàm, vô quý. TIỂU PHIỀN NÃO ÐỊA PHÁP, 10: Phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu. BẤT ÐỊNH ÐỊA PHÁP, 8: Tầm, tứ, thụy miên, ố tác, tham, sân, mạn, nghi. |
||
* BẤT TƯƠNG ƯNG, 14 | Ðắc, phi đắc, đồng phận, vô tưởng thiền,vô ưởng định, diệt tận định,mạng căn,sanh, trụ, dị,diệt, cú văn thân. | ||
VÔ VI, 3 | – Hư không. – Trạch diệt. – Phi trạch diệt. |
5 VỊ, 100 PHÁP |
HỮU VI, 94 | * SẮC PHÁP, 11 | 5 căn, 5 trần, pháp xứ sở nhiếp sắc | |
* TÂM PHÁP,8 | 8 thức tâm vương. | |||
* TÂM SỞ PHÁP, 51 | – Biến hành: Như 10 đại địa pháp của Câu xá – Biệt cảnh: Như 10 đại địa pháp của Câu xá – Thiện, 11: Như 10 đại thiện địa pháp của Câu-xá thêm vô si. – Phiền não, 6: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. |
|||
– Tùy phiền não, 20 | – Tiểu tùy, 10: Như 10 tiểu phiền não địa pháp trong Câu-xá. – Trung tùy, 2: Vô tàm, vô quý. – Ðại tùy, 8: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn bất chính tri. |
|||
– Bất định 4: Hối, miên, tầm, tứ. | ||||
* BẤT TƯƠNG ƯNG, 24: Như Câu-xá trừ phi đắc, thêm dị sanh tánh, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tấc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hiệp, bất hòa hiệp. | ||||
VÔ VI, 6 | * Hư không vô vi. * Trạch diệt vô vi. * Phi trạch diệt vô vi. * Bất động diệt vô vi. * Diệt tận định vô vi . * Chân như vô vi. |
1. Tâm sở pháp: Tâm thức vô hình, khi đối tiếp cảnh vật khách quan, không những nó thu nhận tướng chung của các pháp như tác dụng của tâm vương, mà còn thu nhận tướng riêng. Chính tác dụng chủ quan thu nhận tướng riêng này, nó tùy thuộc tâm vương như bầy tôi tùy thuộc vua, là sở hữu của vua, nên gọi nó là tâm sở, hay tâm sở hữu pháp. Loại này gồm 46 thứ chia thành 6 nhóm:
a. Ðại địa pháp: 10 thứ
b. Ðại thiện địa pháp: 10 thứ
c. Ðại phiền não địa pháp: 6 thứ
d. Ðại bất thiện địa pháp: 2 thứ
đ. Tiểu phiền não địa pháp:10 thứ
e. Bất định địa pháp: 8 thứ
(Chung cả 46 thứ này xem rõ đồ biểu trên)
a. Ðại địa pháp: chỉ tâm vương. Tâm vương là mảnh đất mà tâm sở hiện hành và lưu hành trên đó. Ðại, chỉ cho 10 tâm sở thọ, tưởng, tư v.v… Vì 10 tâm sở này có công dụng rất lớn thông cả ba tâm thiện, ác, vô ký và bất cứ lúc nào tâm vương sanh khởi thì cũng đều có nó tương ưng khởi theo.
Nói tóm, tâm vương là mảnh đất cho 10 tâm sở thọ, tưởng, v.v…có công dụng rất lớn nương tựa, hiện hành nên gọi là đại địa pháp.
b. Ðại thiện địa pháp: Có hai cách giải thích:
1. 10 tâm sở: tín, bất phóng dật, v.v…chỉ thuộc thiện tánh nên gọi là thiện.
2. Biến khắp các thiện tâm. Hễ đã là thiện thì đều có nó, nên gọi là đại. Ðịa nghĩa như trên.
c. Ðại phiền não địa pháp: Vì tánh của 6 tâm sở này thuộc về ác và hữu phú vô ký (nhiễm ô) hay làm não loạn lòng người, và khắp các tâm nhiễm ô đều có nó, nên gọi là đại phiền não.
d. Ðại bất thiện địa pháp: Vì tánh chất hai tâm sở này thuộc về ác, và khắp các ác tâm đều có nó, nên gọi là đại bất thiện.
đ. Tiểu phiền não địa pháp: Mười tâm sở này, tánh chất giống như đại phiền não, đến địa vị tu đạo mới đoạn trừ. Nhưng nó chỉ riêng biệt khởi lên theo đệ lục ý thức nên gọi là tiểu phiền não.
e. Bất định địa pháp: Tánh chất của tám tâm sở này không thuộc thiện như đại thiện địa pháp, không nhiễm ô như địa và tiểu phiền não địa pháp, cũng không giống đại bất thiện địa pháp. Nhưng nó lại tùy lúc trở thành thiện, hoặc ác, hoặc vô ký, nên gọi là bất định. Và nó không biến khắp các tâm như mấy thứ trên, nên trên đầu không có thêm chữ đại hay tiểu.
2. Tâm bất tương ưng hànhpháp: Vì loại pháp này không tương ứng với tâm pháp nên gọi là bất tương ưng để giản biệt với tâm sở. Hành là hành uẩn, tức muốn nói nó thuộc hành uẩn, chứ không thuộc sắc uẩn hay vô vi.
Sao gọi là tâm tương ưng và tâm bất tương ưng? Tâm tương ưng là chỉ cho các tâm sở tương ứng hòa hợp với tâm vương bởi năm sự đồng đẳng:
a. Ðồng sở y: Tâm vương tâm sở đồng nương một căn mà hiện khởi. Như khi nhãn thức tâm vương nương nhãn căn mà hiện khởi, thì tâm sở tương ưng với nhãn thức cũng nương nhãn căn mà hiện khởi, chứ không thể nương căn khác.
b. Ðồng sở duyên: Tâm vương tiếp xúc cảnh nào thì tâm sở tương ưng cũng tiếp xúc cảnh đó.
c. Ðồng hành tướng: Sự nhận thức của tâm vương như thế nào thì nhận thức của tâm sở tương ưng cũng như thế ấy. Hành tướng tức tướng mạo hiểu biết, sự nhận thức là tướng hành động của tâm.
d. Ðồng thời gian: Tâm vương, tâm sở tương ưng phải đồng một lúc hiện khởi.
đ. Ðồng thể sự: Mỗi tâm vương, tâm sở tương ưng đều có tự thể riêng bằng nhau hòa hợp lại mới thành nghĩa tương ưng.
Loại tâm bất tương ưng hành có 14 thứ như kê trên.
Ðoạn 3: TÁNH CÁCH CÂU SANH
Bất luận sắc pháp hay tâm pháp, tuy Hữu bộ chủ trương chúng đều thật hữu, tương quan phát sinh, song tâm và vật ngang nhau chứ không phải cái này sinh cái kia. Khi sanh khởi đều có đủ bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt, cùng sanh khởi, vì thế mới gọi là pháp hữu vi. Nếu không có bốn tướng này kèm theo, thì hẳn thành pháp vô vi. Ngoài bốn tướng hữu vi này ra, mỗi sắc pháp sanh khởi còn có bao nhiêu thứ đồng sanh với nó? Mỗi tâm pháp sanh khởi còn có bao nhiêu thứ đồng sanh với nó?
1. Tánh cách câu sanh của sắc pháp: Sắc pháp là chỉ tất cả sự vật có sắc chất từ trong căn thân đến ngoài khí giới sơn hà đại địa đều do bốn đại năng tạo là đất, nước, lửa, gió và bốn đại sở tạo (cũng gọi là bốn vi trần) là sắc, hương, vị, xúc, hòa hợp tạo thành. Và chính ngay tự mỗi đại hay mỗi cực vi cũng đều có hòa lẫn các đại hay các cực vi khác. Ví dụ: Ðịa đại lấy cực vi cứng (cố thể) làm thể chính, nhưng trong nó vẫn có tánh ướt (dịch thể) của thủy đại, nếu không thì vàng bạc thể cứng, làm sao nấu chảy, và nếu không có tánh ướt thì đất sẽ rã rời không thành đất được. Trong đất vẫn có tánh nóng của lửa nên đập đá có lửa văng ra, và nhờ tánh nóng mà đất không bị thối mục. Trong đất có tánh động, (động lực, khí lực) của gió, nên cây cứng cũng lung lay và mới lớn lên được. Trong đất vẫn có đủ sắc, hương, vị, xúc hòa hợp nên mới thành được. Thủy, hỏa, phong, sắc, hương, vị, xúc cũng đều có đủ tánh chất của các đại khác và các vi hòa hợp lẫn lộn tươmg tự như vậy mới thành. Suy ra để biết.
2. Tánh cách câu sanh của tâm, tâm sở: Như đã liệt kê trên, tâm sở gồm 46 thứ, trong đó, có thứ thuộc thiện tánh, có thứ thuộc ác tánh có thứ thuộc vô ký tánh và có thứ thông cả ba tánh. Vậy, khi tâm vương khởi thiện tất phải cùng với tâm sở thiện tương ưng, khi tâm vương khởi ác tất phải cùng với tâm sở ác tương ưng, khi tâm vương khởi vô ký tất phải cùng tâm sở vô ký cùng khởi. Vậy khi tâm vương thiện hay ác khởi, có mấy thứ tâm sở cùng khởi với nó?
BIỂU ÐỒ – Biểu đồ tánh chất tâm sở cùng khởi với tâm vương
Tâm Vương | Thiện tánh | 10 đại địa pháp 10 đại thiện địa pháp |
|
Ác tánh | 10 đại địa pháp 8 đại phiền não địa pháp 2 đại bất thiện địa pháp 10 tiểu phiền não địa pháp |
||
Vô ký | Hữu phú | ||
Vô phú | 10 đại địa pháp 8 bất định địa pháp |
Muôn pháp đều do nhân duyên mà sanh mà diệt. Duyên hợp thì sanh, duyên tán thì diệt, vốn không có tự tánh chân thật. Tuy nhiên, có nhân thì có quả và ngược lại, nhân quả rõ ràng. Ðó là cơ sở của nền giáo lý Phật. Vũ trụ bao la, các pháp vô cùng, luật nhân quả nhân duyên cũng thâm sâu, phức tạp, khó suy cùng manh mối. Song, theo Câu-xá tông có sáu nhân, bốn duyên, năm quả, còn tông Pháp tướng Duy thức thì đề ra bốn duyên, mười nhân, năm quả. Ở đây giải về sáu nhân, bốn duyên, năm quả, của tông Câu-xá.
A. SÁU NHÂN
Sáu nhân là: Năng tác nhân, câu hữu nhân, đồng loại nhân, tương ưng nhân, biến hành nhân, dị thục nhân (có thể gọi là sáu dữ kiện hay căn nhân).
1. Năng tác nhân: Nhân là năng tác, quả là sở tác. Năng tác tức nhân, nên gọi là năng tác nhân. Bất kỳ dữ kiện nào dù không liên hệ trực tiếp, nhưng nếu có sự trợ giúp cho kết quả được sanh thành đều gọi là năng tác nhân. Nhân này có hai thứ:
a. Hữu lực năng tác nhân: Hữu lực là có sức giúp một cách tích cực. Như nhãn căn đối với nhãn thức, đất giúp cây cỏ mọc. Chỉ pháp hữu vi mới có tánh cách hữu lực năng tác nhân này; pháp vô vi thì không.
b. Vô lực năng tác nhân: Vô lực là chỉ giúp một cách tiêu cực. Nói cách khác, là không giúp gì cả, chỉ không làm trở ngại cho sự sanh thành của kết quả. Như hư không không làm trở ngại mọi vật phát sanh, tảng đá trên núi không làm trở ngại cây lúa mọc dưới đồng, v.v…
Pháp vô vi vô tướng, không làm chướng ngại gì, nên cũng thuộc vô lực năng tác nhân này. Như vậy, năng tác nhân có phạm vi rất rộng rãi, bao gồm cả hữu vi và vô vi, nhưng trừ tự thân của mỗi pháp chính nó, vì tự thân không thể làm nhân cho tự thân.
Hỏi: Nếu vậy, năm nhân kia cũng làm năng tác nhân được chứ?
Ðáp: Ðược, nhưng vì năm nhân kia còn có công dụng khác và đã có tên gọi khác, nên không gọi chúng là năng tác nhân.
2. Câu hữu nhân: Thông thường về mặt thời gian, luôn luôn nhân trước quả sau, nhân quả khác thời; nhưng về mặt không gian, nhân quả lại đồng thời, cùng có một lúc, một chỗ nên gọi là câu hữu nhân. Có hai thứ:
a. Hỗ vi quả câu hữu nhân: (nguyên nhân hỗ tương), không có vật nào đứng riêng rẽ mà thành, phải từ hai vật trở lên nương nhau đắp đổi làm nhân làm quả thì mới thành được. Như sự hỗ tương giữa bốn đại. Như tục ngữ nói: “Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa“.
b. Ðồng nhất quả câu hữu nhân: (Nguyên nhân hiệp đồng), một người không thể tổ chức thành một xã hội, nhiều người có cùng mục đích mới tổ chức thành xã hội. Hạt giống, đất, nước, phân,… tuy khác nhau, nhưng cùng chung tạo ra kết quả là cây lúa, bốn đại hợp nhau mới tồn tại và tạo ra sự vật. Như tục ngữ nói: “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao“.
3. Ðồng loại nhân: Tánh đồng loại liên tục trong sự vật là nguyên nhân cho sự sanh thành của vật. Như niệm lành trước làm nhân cho niệm lành sau, niệm ác trước làm nhân cho niệm ác sau, nhiệt độ trong nước mới tăng dần thì nước mới sôi, nếu cứ đứt đoạn tăng giảm không chừng thì không thể nào sôi được. Như tục ngữ nói: “Có công mài sắc, có ngày thành kim“. Ðồng loại nhân là nguyên nhân của sự đồng loại tương tục tự nội.
4. Tương ưng nhân: Tương ưng có nghĩa như câu hữu, vì nó là một phần của câu hữu nhân, chỉ khác là câu hữu nhân có phạm vi quán thông cả vũ trụ vạn hữu sắc tâm, còn tương ưng nhân thì chỉ giới hạn ở tâm vương và tâm sở. Hiện tượng tâm vương, tâm sở không thể tách rời mà phải tương ưng thuận hợp tư trợ cho nhau để phát sinh. Vậy chính sự tương đó cũng là nguyên nhân. Giữa tâm vương và tâm sở có đủ năm sự đồng nhau mới thành tương ưng, như đã nói trên.
5. Biến hành nhân: Biến hành đồng nghĩa với đồng loại. Nó là một phần của đồng loại. Nhưng đồng loại nhân có phạm vi quán thông cả vũ trụ, còn biến hành nhân này chỉ giới hạn ở mười một phiền não biến hành của tâm sở, chỉ ra tánh quan hệ tiền nhân hậu quả của nó mà thôi. Mười một phiền não biến hành đó là bảy món: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, vô minh trong mười hoặc (phiền não) do mê lý Khổ đế sinh ra, cộng với bốn món: tà kiến, kiến thủ, nghi, vô minh trong bảy hoặc (phiền não) do mê lý Tập đế sinh ra. Nó có tác dụng làm nhân phát sinh tất cả phiền não, nên gọi là biến hành nhân.
6. Dị thục nhân: Nhân và quả khác loại, khác tánh với nhau, hoặc biến đổi đưa đến quả thành thục, là nguyên nhân đưa đến quả báo dị thục, gọi là dị thục nhân. Do nhân thiện ác mà cảm quả dị thục vô ký. Như do nhân thiện mà cảm quả báo vui, do nhân ác nghiệp mà cảm quả báo khổ. Nhưng vui là vui, khổ là khổ, không thể bảo tự thân sự vui khổ là thiện hay ác, mặc dù quả báo vui khổ là do nghiệp nhân thiện ác gây ra. Ðây là tâm của lý nhân quả.
Tóm lại, nguyên nhân của vạn pháp tuy rộng lớn vô cùng, nhưng tóm lại không ngoài hai loại nhân quả đồng thời và nhân quả dị thời. Nguyên nhân đồng thời là xét về mặt không gian, các sự vật cùng nương nhau, giúp nhau phát khởi, như A-B nương nhau sinh tồn. Nguyên nhân dị thời là nhìn về mặt thời gian trước sau tiếp tục giúp nhau khởi, như hạt lúa trước sanh cây sanh lúa sau.
Trong sáu nhân này, hai nhân câu hữu và tương ưng thuộc về nguyên nhân đồng thời, dù câu hữu nhân thông cả vũ trụ vạn hữu và tương ưng nhân chỉ giới hạn ở tâm và tâm sở. Ba nhân đồng loại, biền hành, dị thục đều thuộc về nguyên nhân dị thời, dù đồng loại nhân thông cả vũ trụ vạn hữu, biến hành nhân chỉ giới hạn ở lãnh vực của tâm, dị thục nhân thì nhắm vào tánh nhân quả bất đồng mà nói. Chỉ riêng năng tác nhân là nguyên nhân bao trùm tất cả, không luận đồng thời, dị thời, nội tâm, ngoại vật, hữu vi vô vi đều có thể trở thành năng tác nhân cho nhau được cả.
B. BỐN DUYÊN
Duyên nghĩa là quan hệ. Sự vật hình thành và tồn tại giữa những mối quan hê chằng chịt phức tạp. Có bốn duyên:
1. Nhân duyên: Thông thường giải thích nhân là yếu tố chính, duyên là yếu tố phụ đối với hậu quả. Nhưng ở đây nhân duyên là cái duyên của nhân. Lấy nhân làm duyên gọi là nhân duyên. Ðó là yếu tố quan hệ mật thiết trực tiếp với hậu quả. Nên trong sáu nhân nói trên trừ năng tác nhân, còn lại đều thuộc vào nhân duyên này.
2. Ðẳng vô gián duyên: Là sự diễn ra trong trật tự liên tục tự nội, từ hiện tượng trước đến hiện tượng sau. Nếu hiện tượng trước đứng im không mở lối, thì hiện tượng sau không tiến bước được. Như chân trước không để xuống thì chân sau không dở lên được, và như vậy không thành đi, đến, nên cũng còn gọi là khai đạo duyên. Duyên này chủ yếu chỉ thuộc nội tâm. Nó là cái duyên tiếp nối bình đẳng trước sau không gián đoạn của tâm.
3. Sở duyên duyên: Là duyên của sở duyên, của đối tượng. Ðây là cái duyên của sự đối đãi chủ khách, trong ngoài. Có khách mới thành chủ, có đối tượng tâm mới sinh. Duyên này chủ yếu cũng thuộc nội tâm.
4. Tăng thượng duyên: Là cái duyên giúp thêm từ bên ngoài có hai thứ:
a. Thuận tăng thượng duyên: Duyên giúp thêm sự thuận lợi để phát triển, như mưa gió thuận thời đối với hoa màu.
b. Nghịch tăng thượng duyên: Duyên giúp thêm một cách trái ngược làm cho lụn bại, như hạn hán đối với hoa màu.
Tăng thượng duyên này tương đương với năng tác nhân, phạm vi rất rộng.
Xem biểu đồ đối chiếu sáu nhân bốn duyên sau:
Sáu nhân | – Năng tác nhân – Câu hữu nhân |
Vô lực | ||
Hữu lực | – Tăng thượng – Sở duyên – Ðẳng vô gián |
Bốn duyên | ||
– Tương ưng nhân – Ðồng loại nhân – Biến hành nhân – Dị thục nhân |
– Nhân duyên |
Ðáp: Nên biết nhân duyên là chủ yếu của đạo Phật, nhằm cắt nghĩa sự sanh khởi biến hoại của hiện tượng vạn pháp một cách đúng đắn, chứ không như lối cắt nghĩa theo tà nhân và vô nhân. Song, phạm vi duyên sanh rất rộng, nên nó được diễn đạt rất nhiều cách, bốn duyên chủ yếu nói về sự hiện khởi của nhận thức, còn sáu nhân chủ yếu sự hoạt động của sanh mạng, ngoài sự chỉ chung cả muôn pháp. Ðó là điểm sai khác của chúng.
C. NĂM QUẢ
Nhân và duyên tạo ra quả. Quả có hai loại lớn là:
– Quả hữu vi, có sanh diệt biến dị, do nhân duyên sanh.
– Quả vô vi, thường trú không sanh diệt, do Thánh giả chứng đắc.
1. Quả hữu vi: Có bốn thứ:
a.Dị thục quả: tức thân quả báo của loài hữu tình hoặc khổ hoặc vui trong lục đạo. Quả dị thục do nhân dị thục trong sáu nhân và tăng thượng duyên trong bốn duyên tạo thành. Bản chất của nhân dị thục là thiện ác, bản chất của quả dị thục là khổ vui vô ký. Vì bản chất của nhân và quả khác nhau như thế nên gọi là quả dị thục. Nhân quả dị thục chính là trạng thái chúng sanh sanh tử luân hồi vậy.
b.Ðẳng lưu quả: Tánh chất của quả giống với nhân. Tâm trước lành sanh ra tâm sau lành, tâm trước ác sanh ra tâm sau ác. Ðẳng lưu quả do đồng loại nhân, biến hành nhân và tăng thượng duyên tạo ra.
c.Sĩ dụng quả: Sĩ là sĩ phu, dụng là tác dụng của năng lực. Kết quả do năng lực tác dụng của sĩ phu gọi là sĩ dụng quả. Có hai thứ:
1. Nhân sĩ dụng: Chỉ năng lực con người hoặc loài có tri giác tạo ra với trí tuệ và tay chân qua các công nghiệp trong lao động. Chính kết quả công nghiệp này là sĩ dụng qủa.
2. Pháp sĩ dụng: Chỉ cho pháp như sắc, tâm tuy không hoàn toàn là một con người hay loài có tri thức, nhưng có năng lực tác động tạo ra quả giống như con người. Ví như do sức người đập đá vỡ là nhân sĩ dụng, còn như mặt trời làm đá vỡ là pháp sĩ dụng.
d. Tăng thượng duyên: Là kết quả của năng tác nhân và bốn duyên hợp thành. Như có học thì biết, nhưng còn tùy thuộc ông thầy dạy dỡ hay hay, đèn sách tốt hay xấu mà kết quả hiểu biết được nhiều hay ít, đúng hay sai. Ðây là tăng thượng quả.
2. Quả vô vi: Là quả thứ năm trong năm quả tức ly hệ quả. Ly hệ là thoát ly sự ràng buộc của phiền não vô minh. Ly hệ quả tức là Niết-bàn, là trạch diệt vô vi, là kết quả mà chỉ các thánh giả chứng đắc khi đoạn tận sự ràng buộc của tham ái phiền não nhờ năng lực của trí tuệ tu đạo. Quả này thuộc quả vô vi, không do sáu nhân và bốn duyên tạo thành.
CÁC PHÁP HỮU VI DUYÊN SANH
Trong 75 pháp kể trên, trừ ba pháp vô vi thường trú bất biến, không phải nguyên nhân năng sinh, cũng không phải là kết quả sở sinh, không phải thuộc phạm vi nhân quả, còn 72 pháp kia thuộc hữu vi đều theo luật duyên sinh. Như 11 sắc pháp do nhân duyên và tăng thượng duyên sinh, 47 tâm pháp do bốn duyên sinh, 14 pháp bất tương ưng hành thì do nhân duyên và tăng thượng duyên sinh.
11 sắc pháp do nhân duyên và tăng thượng duyên sinh như thế nào? Nhân duyên đây cũng là ba nhân câu hữu, đồng loại và năng tác trong sáu nhân, và tăng thượng duyên đây cũng chính là năng tác nhân trong sáu nhân. Chẳng hạn, bốn đại chủng, đất, nước, lửa, gió đồng thời đắp đổi làm nhân qủa cho nhau mà sinh tồn, đó là hỗ vi quả câu hữu nhân, bốn đại phút trước và phút sau đồng loại nhau, đó là đồng loại nhân, không làm chướng ngại nhau, đó là vô lực năng tác nhân. Sự duyên sinh của tâm, tâm sở, bất tương ưng hành chiếu theo đây để biết.