Với tinh thần từ bi và trí tuệ, giáo lý nhà Phật nhằm giúp mỗi cá nhân thấu hiểu lẽ thật về cuộc sống, con người và thế giới thông qua lý Duyên khởi, biết tôn trọng và chịu trách nhiệm với chính mình cũng như mọi người, mọi loài thông qua lý Nhân quả… Từ đó, con người có được cuộc sống lành mạnh, hài hòa, cân bằng giữa vật chất và tinh thần thông qua các phương pháp thực hành đơn giản, cụ thể như: Niệm Phật, tọa thiền, kinh hành, lễ sám… Trong thời đại ngày nay, giáo lý nhà Phật ngày càng chứng tỏ giá trị chân thực của mình, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: Giáo dục đạo đức, lối sống; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội…, đặc biệt giáo dục đạo đức từ trong gia đình, định hướng cho mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt ngay trong ngôi nhà của mình, từ đó lan rộng ra cộng đồng và xã hội.
Phật giáo vốn là đạo xuất thế, nhưng những giá trị nhập thế của đạo Phật được thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo có những đóng góp to lớn trong việc cố kết nhân tâm, chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự chủ; đến khi đất nước thái bình, Phật giáo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Với tinh thần từ bi và trí tuệ, giáo lý nhà Phật nhằm giúp mỗi cá nhân thấu hiểu lẽ thật về cuộc sống, con người và thế giới thông qua lý Duyên khởi, biết tôn trọng và chịu trách nhiệm với chính mình cũng như mọi người, mọi loài thông qua lý Nhân quả… Từ đó, con người có được cuộc sống lành mạnh, hài hòa, cân bằng giữa vật chất và tinh thần thông qua các phương pháp thực hành đơn giản, cụ thể như: Niệm Phật, tọa thiền, kinh hành, lễ sám…
Trong thời đại ngày nay, giáo lý nhà Phật ngày càng chứng tỏ giá trị chân thực của mình, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: Giáo dục đạo đức, lối sống; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội…, đặc biệt giáo dục đạo đức từ trong gia đình, định hướng cho mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt ngay trong ngôi nhà của mình, từ đó lan rộng ra cộng đồng và xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân”. Nhưng hiện nay, giáo dục trẻ em và các thành viên trong mỗi gia đình dường như mới chỉ dừng ở mức độ “Khung hành vi” để mỗi cá nhân không vi phạm vào các phạm trù đạo đức, pháp luật… mà chưa thực sự khơi dậy ý thức tự giác, trách nhiệm nơi tự tâm mỗi con người, đối với mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của chính mình.
Trong những năm gần đây, xu hướng mới được nhiều bạn trẻ hoan hỷ đón nhận và hưởng ứng một cách đầy tự hào, giống như một phước lành mà chỉ những em may mắn, sinh ra trong các gia đình Phật tử thuần thành mới được thừa hưởng, đó là việc tổ chức lễ đính hôn tại chùa, được gọi là Lễ Hằng thuận.
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA LỄ HẰNG THUẬN
Nguồn gốc
Hằng thuận có nguồn gốc sâu xa từ hai sự kiện thời Phật còn tại thế. Một lần, khi Đức Phật và Tăng đoàn ghé về thăm kinh thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu, 迦毗羅衛) qua thỉnh mời của Tịnh Phạn vương (Suddhodana, 淨飯王) nhân dịp cử hành lễ đăng quang và kết hôn lễ của Thái tử Nan Đà (Nanda, 難陀, em cùng cha khác mẹ với Thái tử Tất Đạt Đa, Siddhattha, 悉達)
Đến năm 1940, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức lễ cưới cho con gái đầu của ông là Lê Thị Hoành và Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm, TP Huế. Đây được xem là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta.
Năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa, trụ trì Tổ đình Ấn Quang chính thức đặt tên cho lễ kết hôn tại chùa là “lễ Hằng thuận”.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người dân miền Nam, nghi lễ chúc phúc (gọi theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy) đã có từ xa xưa, gắn liền với phong tục, tập quán của người Khmer Nam bộ cũng như nhân dân các nước theo Phật giáo Nguyên thủy. Khi gia đình Phật tử tổ chức hôn lễ cho con em mình, họ đều theo tục lệ, cung thỉnh chư Tăng tới tư gia để chứng minh và chú nguyện, chúc phúc cho tân lang, tân nương cùng bà con hai họ với nội dung tương tự như lễ Hằng thuận của Phật tử người Kinh hiện nay. Đây là một phong tục đã xuất hiện từ lâu trong đời sống tín ngưỡng của người con Phật khu vực miền Nam.
Ý nghĩa của lễ Hằng thuận
Theo tên gọi này, “Hằng” nghĩa là thường xuyên, luôn luôn; “Thuận” là hòa thuận, thuận theo. “Hằng thuận” là hai người bạn đời luôn đồng thuận hướng về một mục tiêu chung là những điều tốt đẹp, cao thượng và chân thiện trong đời sống.
“Hằng thuận” có nghĩa là đôi vợ chồng cùng phát nguyện luôn chung sống hòa thuận, tương kính, nhường nhịn lẫn nhau; cùng nhau làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ và con cái trong gia đình, làm tròn trách vụ của một Phật tử đối với ngôi Tam bảo, một công dân với quê hương, đất nước và chúng sinh vạn loại; đồng thời, hướng đến con đường thực tập sống tỉnh thức trong mọi lúc, mọi nơi, nhằm đảm bảo đời sống thực sự an vui, hạnh phúc.
Hình thức và nội dung của lễ Hằng thuận
Hiện nay, mỗi chùa đều có nghi thức tổ chức lễ hằng thuận riêng. Nhưng nhìn chung, đều gồm một số nội dung chính dưới đây:
Đầu tiên là tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự và chương trình buổi lễ. Sau đó, chư Tăng cử hành nghi thức tụng kinh cầu nguyện. Tiếp đến là truyền Tam quy, ngũ giới cho đôi bạn trẻ (nếu các em chưa được quy y). Sau đó, trụ trì hay chủ lễ giảng giải về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hằng thuận, chữ “Nhẫn” trong hôn nhân; đồng thời chỉ dạy về bổn phận của vợ chồng trong đời sống hàng ngày (xem Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Trường bộ 2).
Tiếp theo là lễ chú nguyện đôi nhẫn cưới để đôi bạn trẻ trao cho nhau, vị chủ lễ trao chứng nhận và điệp quy y, hướng dẫn đỉnh lễ bày tỏ sự tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau, đỉnh lễ niệm ân ông bà, cha mẹ hai bên. Tiếp theo là lời dạy của đại diện hai gia đình đối với đôi bạn trẻ và lời phát nguyện của đôi tân hôn. Cuối cùng, thầy chủ lễ và gia đình trao quà tặng cho đôi tân hôn và chụp hình lưu niệm. Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức cúng dường trai Tăng và thụ trai tại chùa.
LÝ DO VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN TẠI CHÙA
Vì sao cần phải thực hiện lễ Hằng thuận?
Trong đời sống hôn nhân của giới trẻ hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn, tỉ lệ ly hôn trong các cặp vợ chồng độ tuổi từ 20 đến 35 khá cao. Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Minh Hòa – ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM, tỷ lệ ly hôn/kết hôn hiện nay ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ khoảng ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn [5]. Riêng ở TP. HCM, bình quân cứ 2,7 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn [6] (tức tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 37%), tương tự ở Hà Nội. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng hôn nhân trong các gia đình trẻ ở nước ta, cho thấy ngày nay đối diện với nhiều vấn đề, nguy cơ rạn nứt đời sống hôn nhân.
Bình luận