[IX- LUẬN VỀ CÁC ĐẠO LỘ] «Maggakathā »
1. [82] Đạo lộ: Đạo lộ theo nghĩa nào?
Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ nhận thức sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.
Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ ý nghĩ sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu,… và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt;
Chánh ngữ theo nghĩa gìn giữ lời nói là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ lời nói sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, … [83]
Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ hành động sai lạc,…
Chánh mạng theo nghĩa giữ trong sạch là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ lối sống sai lạc,…
Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ nỗ lực sai lạc,…
Chánh niệm theo nghĩa thiết lập là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ quán niệm sai lạc,…
Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ định tâm sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.
2. Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ…
…
Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ kết buộc thô của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại và những khuynh hướng ngủ ngầm của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, … và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.
3. Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ…
…
Chánh định theo nghĩa không phân tâm [84] là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ kết buộc tàn dư của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại và những khuynh hướng tàn dư ngủ ngầm của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, … và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.
4. Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ…
…
Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ khao khát [làm sanh linh] cõi sắc giới, từ bỏ khao khát [làm sanh linh] cõi vô sắc giới, từ bỏ ngã mạn (kiêu mạn), từ bỏ dao động, từ bỏ vô minh, từ bỏ khuynh hướng ngã mạn (kiêu mạn) ngủ ngầm, từ bỏ khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm, từ bỏ khuynh hướng vô minh ngủ ngầm, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.
5. Đạo lộ của thấy rõ là chánh kiến, đạo lộ của hướng tâm trụ vào là chánh tư duy, đạo lộ của giữ gìn lời nói là chánh ngữ, đạo lộ của sanh khởi là chánh hành, đạo lộ của trong sạch là chánh mạng, đạo lộ của nỗ lực là chánh tinh tấn, đạo lộ của thiết lập là chánh niệm, đạo lộ của không phân tâm là chánh định.
Đạo lộ của thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, đạo lộ của tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, đạo lộ của nỗ lực là yếu tố tạo thành giác ngộ của chánh tinh tấn, đạo lộ của thấm nhuần (chan hòa) là yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, đạo lộ của an tịnh là yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, đạo lộ của không phân tâm là yếu tố tạo thành giác ngộ của định, đạo lộ của tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.
Đạo lộ không lay chuyển vì không tin là tín lực, đạo lộ không lay chuyển vì lười biếng là tấn lực, đạo lộ không lay chuyển vì sao lãng là niệm lực, đạo lộ không lay chuyển vì dao động là định lực, đạo lộ không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.
Đạo lộ của cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín, đạo lộ của nỗ lực là năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn, đạo lộ của thiết lập [85] là năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm, đạo lộ của không phân tâm là năng lực gây ảnh hưởng của định, đạo lộ của thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Các năng lực gây ảnh hưởng là đạo lộ theo nghĩa ưu thắng, các lực là đạo lộ theo nghĩa không lay chuyển, các yếu tố tạo thành giác ngộ là đạo lộ theo nghĩa lối thoát, các yếu tố của đạo lộ là đạo lộ theo nghĩa nhân, [1] nền tảng của quán niệm là đạo lộ theo nghĩa thiết lập, các nỗ lực chân chánh là đạo lộ theo nghĩa tinh tấn, các nền tảng của thần thông là đạo lộ theo nghĩa thành tựu, các sự thực là đạo lộ theo nghĩa chân như (thực tại).
Tĩnh lặng* là đạo lộ theo nghĩa không phân tâm, quán thực tánh là đạo lộ theo nghĩa quán tưởng, tĩnh lặng và quán thực tánh là đạo lộ theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi là đạo lộ theo nghĩa không vượt quá nhau.
Thanh lọc giới là đạo lộ theo nghĩa chế ngự, thanh lọc tâm là đạo lộ theo nghĩa không phân tâm, thanh lọc quan điểm là đạo lộ theo nghĩa thấy rõ, giải thoát là đạo lộ theo nghĩa tự tại, minh trí là đạo lộ theo nghĩa hiểu rõ, tiêu dao là đạo lộ theo nghĩa dứt bỏ, trí về hoại diệt là đạo lộ theo nghĩa cắt đứt.
Theo nghĩa lấy nguồn gốc làm nền tảng, ước muốn là đạo lộ; theo nghĩa nguồn sanh khởi, chú ý suy xét là đạo lộ; theo nghĩa tổng hợp, xúc là đạo lộ; theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm nghiệm là đạo lộ; theo nghĩa trước tiên, định là đạo lộ; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm là đạo lộ; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ là đạo lộ; theo nghĩa cốt lõi, tiêu dao là đạo lộ; theo nghĩa chấm dứt, nibbana xuất khởi từ không còn sanh tử là đạo lộ.
LUẬN VỀ CÁC ĐẠO LỘ.