Kinh

Trương Văn Chiến 60

MỤC LỤC

Lời Dịch Giả

Phẩm Tựa Thứ Nhất
Phẩm Bát Nhã Thứ Hai
Phẩm Nghi Vấn Thứ Ba
Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư
Phẩm Tọa Thiền Thứ Năm
Phẩm Sám Hối Thứ Sáu
Phẩm Cơ Duyên Thứ Bẩy
Phẩm Ðốn Tiệm Thứ Tám
Phẩm Hộ Pháp Thứ Chín
Phẩm Phó Chúc Thứ Mườ

LỜI DỊCH GIẢ

Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới.

Lục Tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói: Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Như Lục Tổ nói: Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần.

Chớ hiểu theo lời nói là chớ chấp lời mà nghịch ý; mới cho biết ít phần là được ý mà quên lời, nói được ý là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói: Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được pháp này. Hể nói đã chứng thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói chẳng chứng thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt, nên pháp đốn giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ. Phật có nói: Như Lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được; nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt pháp này. Tại sao vậy? Vì tự tánh bất khả tư nghì, tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng: miệng luận bàn, tâm suy lường là việc chướng đạo vậy.

Ðối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Ðạo. Cổ Ðức nói: Ðối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin độc giả tự xét kỹ xem! Nói tóm lại, Pháp Ðốn Giáo này là khai thị cho người học Ðạo để y theo Chánh Pháp tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi.

Sách liên quan

Gioi thieu Kinh Duy Ma Cat

Giới thiệu Kinh Duy Ma Cật

Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji,...
Kinh Bat Nha Luoc Giang

Kinh Bát Nhã Lược Giảng

Giới thiệu & Giảng giải kinh điển Kinh Bát Nhã Lược Giảng HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA LƯỢC GIẢNG Tỳ Kheo...
Kinh Duy Ma Cat Giang Luan

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kính thưa quý vị độc giả, Bộ Kinh Duy Ma Cật đã được nhiều người dịch ra Việt Văn, nhưng...
Kinh Thu Lang Nghiem Truc Chi De Cuong

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cương

LỜI NÓI ĐẦU Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa...
Tong quan kinh Dai Bat Niet ban

Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

I.ĐÔI DÒNG DẪN NHẬP Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần...