Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 30

 Chương V

LOẠI TÂM THỨ HAI

Giờ đây để làm sáng tỏ loại tâm thứ hai v.v… câu mở đầu là: ‘Các pháp nào vậy[223]?’ Trong toàn bộ các pháp này chúng ta nên hiểu những phần chính yếu theo như đã được đưa ra trong loại đầu tiên ở trên.

[156]Và không chỉ có các phần chính yếu, nhưng chúng ta nên hiểu ý nghĩa của toàn bộ các từ đã được liệt kê ở trên tương tự trong loại tâm đầu tiên. Theo sau loại tâm thứ hai này, chúng ta chỉ chú giải đến những từ mới mà thôi.

Trong phần chú giải về loại thứ hai, ‘sasankhārena[224]’ là một từ mới, có nghĩa là ‘với sankhāra’. Ý nghĩa là ‘với kế hoạch bên ngoài, với nỗ lực, với xúi giục, thúc đẩy và với toàn bộ các nhân duyên’. Nhờ toàn bộ các nguyên nhân, nghĩa là một đối tượng v.v… xuất hiện loại tâm chính yếu đầu tiên, với xúi giục và thúc đẩy đó thì loại tâm thứ hai xuất hiện.Ta nên hiểu sự xuất hiện của loại tâm này như vậy. Chẳng hạn như trong hệ thống tôn giáo này, đang trụ trì trong khuôn viên một thiền viện, khi đến lúc phải quét sân chánh điện thờ, hay phải chăm sóc một vị Trưởng Lão nào đó, hay phải lắng nghe Giáo pháp, một Tỳ-khưu nào đó lại có tư tưởng như sau: ‘Tôi chẳng đi đâu cả, vì đến đó quá xa và trở về lại cũng vậy. Nhưng Tỳ-khưu đó suy nghĩ lại: ‘Ðối với một Tỳ-khưu, quét sân chùa chẳng có gì là không thích hợp cả, chăm sóc cho vị Trưởng Lão, lắng nghe Giáo pháp cũng vậy. Tôi sẽ lên đường, và chư vị đó ra đi. Giờ đây cho dù hành vi này xuất phát từ một việc xúi giục, hay bởi vị đó đã có người nào đó nhắc nhở, để chỉ ra điều bất lợi khi không muốn chu toàn bổn phận của mình v.v… và những điều lợi khi thực hiện những điều đó, ngoài ra, chư vị đó đã làm bổn phận của mình do bị bắt buộc bằng những lời như: ‘Hãy ra đi và làm việc này’, thì tâm thiện chư vị đó được cho là đã xuất hiện do kế hoạch bên ngoài, do toàn bộ các nguyên nhân mà thôi.