Nhờ hai cách phân loại được gọi là Chín bậc thiền đã được đưa ra, bao gồm bốn và năm hệ thống. Nhưng trong nội dung chỉ nên biết bằng cách phân loại này như là năm bậc Thiền Ðịnh (Jhāna), có bốn hệ thống được gộp lại trong năm hệ thống đó.
Giờ đây bởi vì Thiền Ðịnh (Jhāna) này cũng đã được thực hiện với một số tỷ lệ tiến hành nhất định nào đó, vì thế, nhằm mục đích chỉ ra cách xếp loại tiến hành, một lần nữa, kinh văn được bắt đầu với câu ‘Thiện pháp[68] đó là gì vậy?’.
Ở đây, khi Thiền Ðịnh (Jhāna) có tiến hành một cách khó khăn, chính vì thế chúng ta có mệnh đề sau, ‘hành nan’; khi trực giác của ta quá chậm chạp, chúng ta nói ‘đắc trì.’ Do đó, có ba danh xưng được áp dụng đối với Thiền Ðịnh (Jhāna) này, nghĩa là ‘hành nan’, ‘đắc trì’ và ‘đề mục đất’. Và cùng một phương pháp đó được nghiên cứu đến trong ‘hành nan’, ‘đắc cấp[69]’.
Ở đây, từ quyết tâm đầu tiên cho đến khi xuất hiện cách đạt đến nhập thiền Jhāna đặc biệt nổi lên, việc tu luyện Thiền Ðịnh (Jhāna) diễn ra cũng được gọi là tiến hành. Và Thiền định nổi lên từ cách nhập thiền định lại được gọi là thắng trí[70]. Một số người phải khó nhọc lắm mới đạt đến được tiến hành này. Có nghĩa là [183] từ việc phát sinh khá nhiều pháp gây trở ngại. Thật khó khăn và không dễ gì đem ra thực hiện những việc hành thiền này. Ðối với một số người xem ra không khó khăn lắm để thực hiện cách hành thiền này.
Lại nữa, đối với một số người, có trực giác chậm chạp, yếu đuối và trực giác đó diễn ra rất chậm chạp; đối với một số người khác thì nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, và qui trình này diễn ra có vẻ mau lẹ. Do đó, đối với người nào từ lúc đầu đã loại bỏ được bản chất thấp kém của mình, chờ đợi hiện trạng nhập thiền định, thực hiện như vậy một cách mệt mỏi, đau khổ có sự trợ giúp từ bên ngoài, hay mưu mô, đối với người đó tiến bộ đạt được thật là chật vật đau khổ. Và người nào sau khi đã loại bỏ được bản chất kém cỏi của mình, lưu lại quanh quẩn đâu đó nơi hỷ lạc, lại cần một thời gian dài để đạt được việc thể hiện những thiền chi Jhāna, chỉ có được đắc trì mà thôi. Người nào nhanh chóng thể hiện được các thiền chi Jhāna bằng trực giác nhanh nhậy. Người nào loại bỏ được bản chất kém cỏi hơn của mình lại thực hiện được điều đó một cách thoải mái dễ dàng không mệt mỏi gì, chính là người có được tiến hành cách dễ dàng.
Những chi tiết liên quan đến yếu tố phù hợp và không phù hợp, những hành vi mở đầu như cắt đứt những trở ngại, giỏi giang tiến tới hyû lạc v.v… đã được giải thích[71] trong phần chú giải về tu tập tâm trong cuốn Chú Giải Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga).Trong số những người này, kẻ nào theo đuổi điều gì không thích hợp thì nhận được hành nan và đắc trì. Còn người nào theo đuổi điều gì phù hợp thì đạt được hành dị và đắc cấp. Và người nào trong giai đoạn mở đầu tiến hành theo đuổi yếu tố thích hợp, và trong giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn mở đầu lại theo đuổi yếu tố không phù hợp, người đó lại có được tiến hành và trực giác pha trộn. Ngoài ra, đối với kẻ nào để có được tiến hành mà không thực hiện được hành động mở đầu là cắt khỏi những trở ngại, thì cách tự ứng dụng nhập định vào tu tập của người đó có đầy gian chuân khó nhọc. Trái lại, thì lại là đạt được tiến hành dễ dàng. Lại nữa, đối với người không có kỹ năng hoàn hảo trong việc tham thiền nhập định, thì trực giác của họ rất chậm chạp; và người nào có kỹ năng hoàn hảo trong việc tham thiền nhập định, thì trực giác của họ sẽ trở nên nhanh chóng.
Ngoài ra, chúng ta nên hiểu cách phân loại tùy theo tham ái và vô minh, ở đây ta nên hiểu nguyên nhân chính yếu của chỉ tịnh và thiền quán. Nói rộng ra: người nào bị tham ái khuất phục, thì khó lòng đạt được tiến hành mau lẹ; người nào không bị lòng thèm khát khuất phục, thì sự tiến hành của họ thật dễ dàng đạt đến. Còn kẻ nào chịu vô minh khuất phục, thì trực giác của họ lại trở nên chậm chạp; người nào không chịu vô minh khuất phục, thì trực giác của họ nhanh nhẹn hơn. Người nào trong quá khứ không có điều kiện chỉ tịnh, cũng khó lòng tạo ra được tiến hành. Còn những kẻ nào không có những nguyên nhân tiền kiếp để có Thiền định thì trực giác của họ cũng rất chậm chạp và kẻ nào được như vậy thì có trực giác nhanh nhẹn.
Chúng ta cũng nên hiểu cách phân loại theo bản chất thấp kém của chúng ta và những khả năng kiềm chế. Nói rộng ra: đối với người nào có bản chất hoàn toàn xấu xa và khả năng kiềm chế của họ thuộc loại kém cỏi, thì hành nan và đắc trì. Nhưng đối với người nào có khả năng kiềm chế mạnh mẽ, thì đắc cấp. Ðối với người nào có bản chất dễ dàng lại thấp kém và khả năng kiềm chế lại ôn hoà, thì hành dị và đắc trì. Nhưng đối với người nào có khả năng kiềm chế sắc sảo, thì đắc cấp. Do đó, về mặt tiến hành và trực giác, người nào đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna) [184] nhờ tiến hành khó nhọc và trực giác chậm chạp, thì Thiền Ðịnh (Jhāna) đạt được hành nan. và đắc trì. Trong các bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) còn lại, ta cần phải hiểu theo phương pháp đó. Nơi các loại Thiền Ðịnh (Jhāna) này, chúng ta nên hiểu tiến hành liên hệ tại ở việc nắm bắt được sự chánh niệm trong câu nói như sau: ‘Chánh niệm tương ứng với đệ nhất thiền Jhāna[72] Bậc được củng cố vững chắc, sự hiểu biết cùng chia sẻ tính chất vững chắc’; hoặc nắm bắt được ước muốn đối với nhiều loại Thiền Ðịnh (Jhāna) khác nhau. Ta nên hiểu trực giác trong việc lưu lại đâu đó trong hiện trạng nhập định nơi người nào đã đạt đến được Thiền Ðịnh (Jhāna) này thì cũng nên hiểu như đã [giải thích ở đây].
Cả việc tiến hành lẫn trực giác đều lệ thuộc vào cách thức chúng xuất phát[73] ra sao. Nói cách khác, đệ nhị Thiền nổi lên tiếp theo đệ nhất Thiền, trong đó, hành nan và đắc trì nên đệ nhị Thiền thậm chí còn giống như đệ nhất Thiền (nơi nhân duyên của nó). Tương tự như vậy đối với đệ tam và đệ tứ Thiền.
Giống như bốn phương pháp, cũng vậy trong năm phương pháp, chúng ta nên hiểu là sự tiến hành tuỳ thuộc vào cả bốn loại. Như vậy, chúng ta thu về được toàn bộ chín nhóm gộp lại trong bốn kiên kết có liên quan đến tiến hành. Theo Kinh văn, trong các nhóm này, có tới ba mươi sáu loại tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy gộp chung cả bốn phương pháp lại trong năm phương pháp, thì chỉ vẻn vẹn có hai mươi loại tâm mà thôi.
Kết thúc phần diễn giải Bốn Tiến Hành.