Chương X
Giờ đây bởi vì những Thiền Ðịnh (Jhāna) này xuất hiện thông qua đề mục nước (water-device) v.v… nhằm mục đích chỉ rõ ra những hình thức đề mục đặc trưng này, chúng ta phải quay lại với một câu hỏi mở đầu đó là: ‘Ðây là trạng thái pháp thiện[78] nào vậy?’. Trong số các pháp này, phương pháp theo đúng nguyên văn bản kinh, việc giải thích ý nghĩa, những loại tâm- và phần rút gọn các tiết đoạn, tất cả đều được hiểu như đã được trình bày theo đề mục đất (earth-device). Nhưng toàn bộ phương pháp này liên quan đến tu tập, bắt đầu bằng lời mở đầu về những đề mục đặc trưng đã được đưa ra trong Thanh Tịnh Ðạo[79] (Visuddhimagga).
Trong kinh Mahasakuludāyi ta thấy đề cập đến mười đề mục hoàn tịnh. Trong đó ‘tâm có’(consciousness) đề mục lại giống hệt như tâm đáo đại. Như vậy tiếp theo với giáo lý của Ðức Phật bàn về hư không dưới mọi góc độ. Chính vì thế điều này không nói đến hư ‘không này’ ở đây. Và loại đề mục hư không này (space-device)giống y hệt như hư không có được bằng cách phân tích đề mục này thành uẩn (tập hợp) do thực hiện được đối tượng hư không đó, thành thế gian được phân biệt ra phải được coi như là một dấu nơi bất kỳ lỗ hổng nào trên một bức tường v.v… và khi đệ tứ Thiền (Jhāna) và đệ ngũ thiền được tạo ra bằng cách phân biệt đối tượng hư không .
Trong hai loại phương pháp này, thì phương pháp đầu tiên (nói về hư không được phân định từ đề mục và tập hợp (uẩn) tiếp theo lời dạy của Ðức Phật về vô Sắc phương pháp thứ hai (gồm lời nhắc) tiếp theo sau lời dạy của Ðức Phật về cõi Sắc Giới. Như vậy, do bản chất pha trộn mà phương pháp này không được đề cập đến trong lời dạy về cõi Sắc Giới. Tuy nhiên, Thiền Ðịnh (Jhāna) được tạo ra nơi hư không tách biệt chính là con đường để đạt đến được cõi Sắc Giới. Chính vì vậy mà phương pháp này cần phải được nghiên cứu, nhập vào lãnh vực ý thức vô biên được tạo ra sau lời mở đầu về ý thức tối cao.
Do đó. Nhưng phương pháp này chỉ có hai bậc thiền là đệ tứ thiền và đệ ngũ thiền nổi lên, nhưng không phải là Thiền Ðịnh (Jhāna) vô sắc. Tại sao vậy? Vì trong đó không thể có được cách phân loại đề mục rõ rệt. Vì phương pháp này liên tục được phân tách, đến nỗi chỉ còn lại có hư không vô tận mà thôi. Và vì thế ta không thể nắm[80]. Chính vì thế Thiền Ðịnh (Jhāna) nổi lên từ đó lại dẫn đến một nơi ở hạnh phúc do những điều kiện hiện hành đem lại. Ðây chính là cơ bản Thắng trí, là Thiền quán, và nhưng không phải là diệt.
Nhưng ở đây chung cuộc chỉ có được nơi đệ ngũ Thiền (Jhāna) mà thôi. [187] ngược lại nó là một điều cơ bản nơi vòng luân hồi tái sanh. Và vì loại Thiền Ðịnh (Jhāna) (về ‘thế gian’) tách biệt này lại chính là cơ bản cho thắng trí chính vì thế chúng cũng chính là những loại thiền Jhāna nổi lên nơi Ðề mục trước đó. Nhưng trong những loại Thiền Ðịnh (Jhāna) này nằm ở nơi những cơ bản diệt mà ra. Toàn bộ những gì còn lại được nói đến về đề mục ‘hư không’ đã được nói đến trong Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga[81]).
Người thiền sinh (aspirant) nào muốn có được khả năng biến đổi như ‘là một người nhưng biến thành nhiều người[82]’, và tạo ra được tám thành quả trong số tám đề mục đã đề cập đến ở trên, thì người đó nên tập luyện trí tuệ theo 14 cách thức sau đây: (1) bằng cách áp dụng các đề mục liên tục thích hợp; (2) bằng cách đổi ngược lại thứ tự các đề mục; (3) bằng cách áp dụng các đề mục liên tục thích hợp và cả cách đảo ngược thứ tự các đề mục đó; (4) bằng cách tuân thủ theo thứ tự các đề mục đã được thiết lập. (5) theo thứ tự đảo ngược các bậc.
Thiền Ðịnh (Jhāna); (6) tuân thủ tính liên tục thích hợp và cả thứ tự ngược lại nữa; (7) bằng cách vượt lên trên Thiền Ðịnh (Jhāna); (8) vượt khỏi cả những đề mục nhập thiền nữa. (9) bằng cách vượt qua các Bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) và các đề mục nhập thiền Jhāna. (10) bằng cách thay đổi các chi thiền; (11) bằng cách theo đuổi các đối tượng; (12) bằng cả hai cách theo đuổi các nhân tố và các đối tượng; (13) bằng cách chỉ định rõ các chi thiền; (14) bằng cách chỉ định rõ các đối tượng.
Bài diễn giải chi tiết ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Ðạo[83] (Visuddhimagga).
Ðối với một thiền sinh (aspirant) mới bước vào tu luyện, không thể đạt đến được bất lỳ tiến bộ nào nếu trước đó không thực hiện việc tu dưỡng tâm, thuần thục tâm theo 14 phương cách vừa nêu trên để có thể thực hiện biến đổi toàn diện. Bởi vì đối với một số người mới bắt đầu bước vào tu những đề mục mở đầu xem ra có vẻ nặng nề chỉ có khả năng một trăm, một ngàn mới có thể hoàn thành được biến đổi đó mà thôi. Ðối với những ai đã thành công bước đầu tu luyện việc tạo ra được những đề mục xem ra có phần nặng nề và phiền toái, khó lòng có thể đạt đến được.
Nhưng một khi người đó đã thuần hóa được tâm, và đạt đến được hỷ lạc và tạo ra được hiện biến đổi, tuy trực giác (khippanisanti) vẫn còn nặng nề và cần đến khả năng một trăm, một ngàn mới đạt được* trạng thái tham thiền nhập định. Giống như, Trưởng Lão Rakkhita, người đã chăm sóc cho Trưởng Lão Mahārohanagutta đang đau yếu tại Therabatthala, trong vòng tám năm và Thọ Ðại phần trong số ba mươi ngàn trưởng lão có được sức mạnh siêu phàm. Và đã đến chữa trị cho trưởng lão Mahārohanagutta tại Therambatthaba.[84] Câu chuyện này đã được kể lại trong bộ Thanh tịnh đạo.
Ðến đây kết thúc đề mục thiền định.