Như vậy, sau khi đã chỉ rõ tâm thiện thuộc cõi Sắc Giới nơi tám đề mục tập luyện, vì tại đó còn xuất hiện nhiều đề mục tương tự được gọi là thắng xứ[85] (Position of Mastery), [188] trong đó có một hệ thống không đồng nhất về mặt Tuệ giác, mặc dù có giống nhau xét về phương diện đối tượng, nên một lần nữa chúng tôi đưa ra ở đây một câu hỏi mở đầu như sau: ‘Thiện pháp nào đã diễn ra như vậy[86]?’.
Trong đó, câu ‘không tưởng nội sắc’ có nghĩa là không nhận thức được trạng thái nơi con người mình, do không có hoặc do không mong muốn hiện trạng đó.
‘Thấy các ngoại sắc’có nghĩa là từ khi thực hiện trạng thái bên ngoài bằng tám đề mục nhập thiền. Thấy bằng nhãn định tâm, người đó đã nhận ra được những đối tượng bên ngoài khớp với tám đề mục nhập thiền này.
‘Hy thiểu’có nghĩa là không phát triển được.
Trong câu ‘sau khi nhiếp chúng’: giống như một người có khả năng tiêu hóa tốt, đã lấy cái muỗng múc một miếng thức ăn và nuốt đi, trong khi nói rằng: ‘Hãy cho gọi bất cứ loại thức ăn nào cũng được’, cũng vậy, một người có sự hiểu biết rõ ràng và siêu việt thì trấn áp được những đối tượng đề mục nhập thiền đặc trưng, nói rằng: ‘trong cảnh hy thiểu này ta có gì để đạt đến được chăng? Ðiều này không gây quá phiền toái đối với tôi. Ý nghĩa của câu này là người có được trạng thái tham thiền nhập định cùng với việc tạo ra những đề mục đặc trưng để nhận ra được dầu chỉ nơi cảnh hy thiểu đó.
Và qua câu ‘Tôi biết, tôi hiểu’, những ý tưởng đúng đắn trước đây của người đó được khẳng định. Nhưng trong Bốn Tập Chú Giải[87] Nikāya, câu này hàm ý nói đến những ý tưởng đúng đắn của người đó, và quả thật đó là những ý tưởng đúng đắn của một người đã được hồi sinh từ những thành quả đã đạt được và vẫn không lệ thuộc vào chúng.
‘Vô lượng[88]’ có nghĩa là phát triển về kích thước. Trong câu ‘sau khi nhiếp được’, giống như khi lấy một đĩa đồ ăn, một người phàm ăn sẽ không nhìn vào đĩa thức ăn đó, bởi vì anh ta ăn rất ngon miệng, và nói rằng: ‘Hãy đưa cho tôi một đĩa thức ăn khác! Hãy đưa cho tôi một đĩa thức ăn khác nữa đi! Ðĩa thức ăn này ăn thua gì đối với tôi?’, cũng vậy, một người có sự hiểu biết rõ ràng và siêu việt thì trấn áp được những cảnh vô lượng đó và đạt được Ðịnh tâm, nói rằng: ‘Liệu có gì để đạt được trong cảnh vô lượng này? Trong việc tạo ra được nhất hành tâm, thì điều này không nặng nề gì đối với tôi’. Ý nghĩa của câu này là người đó tạo ra được trạng thái tham thiền nhập định, cùng với hình ảnh của dấu ấn trong cảnh vô lượng.
‘Lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; lực vô lượng, cảnh vô lượng’: ở đây, trong cặp-đối tượng này thuộc cả hai thắng xứ thứ nhất và thứ hai, bởi vì từ ‘lực hy thiểu’ được đề cập đến, nên cảnh vô lượng không được bao hàm trong câu trên. Trong phương pháp thứ hai của thắng xứ thứ ba và thứ tư sau đây, bởi vì từ ‘lực vô lượng’ được đề cập đến, nên cảnh hy thiểu không được bao hàm. Nhưng trong Tập Chú Giải Vị Trí, người ta cho rằng ở chỗ này, có hai đối tượng được nhìn nhận, chứ không phải là bốn. [189] Tại sao vậy? Thưa bởi vì nếu nhìn nhận có bốn đối tượng, thì sẽ có mười sáu cách pháp. Và Bậc Ðạo sư (tức Ðức Phật) đã nói đầy đủ chi tiết về mười sáu cách pháp rồi, mặc dù ngài đã rải những hạt giống hạt vừng (sesamum) trên tham thiền. Ở đây, ngài có ý muốn thực hiện tám Bài Pháp. Do đó, có hai đối tượng được nhìn nhận.
‘Ðẹp đẽ hoặc xấu xí’ có nghĩa là mang những màu sắc thanh tịnh hoặc không thanh tịnh. Quả thật những đối tượng thanh tịnh có màu xanh dương-xanh lá cây v.v… đều được coi như xinh đẹp, và những đối tượng không thanh tịnh có màu xanh dương-xanh lá cây v.v… đều được gọi là xấu xí. Ở đây, có ý muốn nói như vậy. Nhưng trong những bài Tập Chú Giải Nikāya, những thắng xứ này được cho là đẹp đẽ hoặc xấu xí qua tính cách hy thiểu hoặc vô lượng. Nhưng trong bốn đề mục tượng trưng này, tính cách hy thiểu là do thường xuyên có Tầm, tính cách vô lượng là do thường xuyên bị si mê, nét đẹp đẽ là do thường xuyên có sự hận thù, sự xấu xa là do thường xuyên tham ái. Bởi vì đối với những người thường xuyên sống trong Tầm v.v…. thì những hình đề mục này, hy thiểu v.v… đều phù hợp. Và tính cách phù hợp đó đã được công bố chi tiết trong phần chú giải về phẩm chất đạo đức trong Thanh tịnh đạo[89].
Nhưng khi không nói là ‘một người không tưởng nội sắc thấy các ngoại sắc hy thiểu, thì nhận thấy rằng những hình thức bên ngoài đều giới hạn’ v.v… tại sao ở đây, trong bốn thắng xứ, lại có câu nói: ‘không tưởng nội sắc’? Thưa bởi vì không cần phải trấn áp chính thân xác của mình. Chính vì ở đây cũng như ở kia, chỉ cần trấn áp những đối tượng bên ngoài mà thôi; nên luôn luôn đề cập đến những đối tượng theo cách đó. Như vậy, trong cả hai nơi, những đối tượng này đều đã được nói đến. Và cách diễn tả: ‘không tưởng nội sắc’ chỉ là một cách thức mà Bậc Ðạo Sư sử dụng để làm cho Bài Pháp được hay thêm. Cho đến bây giờ, thì đây là một bài chú giải về các thuật ngữ mới trong bốn thắng xứ.
Ngoài ra, trong mỗi trong thắng xứ, chúng ta nên hiểu về phương pháp khái quát hóa và cách phân loại theo tiến hành cùng một cách như đã nói trong mối tương quan với đề mục, ngoại trừ ở đây, cả bốn loại đối tượng đều là cặp-đối tượng; và mười sáu phương pháp đều có tám phần. Phần còn lại cũng tương tự như vậy. Như vậy, trong mỗi thắng xứ, đều có 15 bộ chín: một lược đồ bộ chín, bốn tiến hành-bộ chín, hai đối tượng-bộ chín, tám bộ chín kết hợp về đối tượng và sự tiến hành. Do đó, trong bốn thắng xứ, chúng ta nên hiểu toàn bộ mười sáu bộ chín (15 x 4).
[190] Trong tư thế thứ năm và trong những thắng xứ khác, thuật ngữ ‘sắc xanh[90]’ đã được sử dụng để tóm tắt tất cả những phát sinh như vậy. Trong khi nói về sắc xanh, thuật ngữ ‘có màu xanh’ đã được nói đến. Thuật ngữ ‘xanh trong’ được nói đến nhờ vẻ bề ngoài sắc xanh. Những đối tượng có sắc xanh mờ đục được coi như không có dấu hiệu mờ nhạt của một vết nhơ và màu sắc còn nguyên vẹn – màu sắc được cho là như vậy. Khi muốn ám chỉ vẻ rực rỡ của các đối tượng, ‘xanh lấp lánh’ được nói đến, có nghĩa là màu chàm không rực rỡ. Ðiều này cho thấy sự thanh tịnh đặc biệt về màu sắc thuộc bốn ‘Phép Thần Thông[91]’ này.
Với ‘màu vàng’ v.v…. nên hiểu ý nghĩa giống như trên. Ở đây, người nào hiểu được đề mục sắc xanh, thì nắm được dấu hiệu (dựa trên hình ảnh) nơi bông hoa, hoặc một cái áo, hoặc yếu tố-màu sắc xanh. Tác dụng của đề mục tượng trưng, lời mở đầu và cách phân loại đối với hiện trạng tham thiền nhập định – tất cả đều đã được thảo luận chi tiết trong Thanh Tịnh Ðạo.
Và giống như trong hình đề mục đất, ở đây, trong mỗi thắng xứ, chúng ta nên hiểu hai mươi lăm loại của chín bộ như vậy.
Ðến đây kết thúc Bài diễn giảng về các Thắng xứ.