Giờ đây để chứng tỏ cho thấy một loại tâm thiện khác nữa thuộc cõi Sắc Giới [114] chắc chắn rất bổ ích cho những ai đang trong tâm tham, và đang theo đuổi thực hiện nhờ vào từng Bậc Thiền Jhāna mà tiếp xúc với một số đối tượng đa dạng (nào đó), một lần nữa chúng ta lại bắt đầu bằng câu hỏi đã nêu lên: ‘trạng thái tâm thiện là gì vậy?’.
Ở đây, ‘câu sanh tưởng tử thi sình’, ‘sình’ ám chỉ một xác chết đã căng phồng lên, giống như cái túi nhựa bơm đầy khí của người tắm biển. Hoặc ‘vật sình’ ám chỉ tình trạng ghê tởm của Vật đó, đồng nghĩa với một xác chết. ‘tử thi tái xanh’ là một xác chết toàn một mầu tái mét, pha lẫn với màu trắng và màu đỏ; hoặc chỉ là một xác chết có màu tím tái lại, đang Phiền não so với tình trạng lúc đầu; hoặc là một xác chết bị biến sắc và đang trong tình trạng Phiền não ghê tởm.
Ðây là một thuật ngữ tương đương với một xác chết có màu đỏ ở phần có thịt lộ ra, màu trắng nhợt ở chỗ tụ tập nhiều máu mủ, nói chung (xác chết đó) có màu tái mét ở những phần có màu tím tái, cho dù người ta đã phủ xác chết đó với một tấm chăn màu xanh dương-hay-xanh lá cây. ‘tử thi có nước vàng’ là một xác chết có mủ chảy loang ở những chỗ có vết thương; hoặc một xác chết đang trong tình trạng Phiền não đáng ghê tởm và máu mủ chảy ra lênh láng.
Ðây là một thuật ngữ tương đương để chỉ một xác chết. ‘tử thi bị cắt đoạn’ là một xác chết bị phân thành hai, hoặc một xác chết bị căng nứt ra trong tình trạng đáng ghê tởm. Ðây là một thuật ngữ tương đương bị cắt đôi từ chính giữa. ‘tử thi bị thú ăn’ là một xác chết bị những con chó nhà và chó hoang v.v… cắn xé nhiều cách thức khắp cơ thể đó, hoặc một xác chết bị cắn xé ăn thịt đang trong tình trạng ghê tởm.
Ðây là một thuật ngữ tương đương với một xác chết như vậy. [198]‘tử thi rã rời’ là một xác chết các bộ phận đã bị phân tán, hoặc chỉ là một xác chết bị chặt tay chặt chân và ở trong tình trạng ghê tởm. Ðây là một thuật ngữ tương đương với một xác chết bị chặt tay chặt chân, vương vãi tứ tung, chỗ này một bàn tay, chỗ kia một cẳng chân, chỗ khác là cái đầu. ‘tử thi bị bằm nát’ là một xác chết bị cắt xẻ ra thành nhiều mảnh và chặt tay chặt chân theo cách thức như trên, đây là một tên gọi một xác chết mà tay chân bị dao chặt ra thành đừng đoạn. ‘tử thi đẫm máu’ là một xác chết bị xẻ ra, khiến cho chỗ này chỗ nọ máu chảy lênh láng – đây là một thuật ngữ tương đương với một xác chết nhầy nhụa máu me chảy ròng ròng. ‘tử thi dòi tửa’ xác chết nầy đang bị giòi bọ phá huỷ.
Ta thấy trên xác chết đó nhung nhúc những giòi bọ đang rỉa; như vậy đây là một tên gọi một xác chết đầy có giòi bọ bám đầy. ‘tử thi hài cốt’ ám chỉ bộ xương, hoặc các khúc xương xác chết đó giơ ra sau khi đã mất hết thịt bám quanh đang trong tình trạng ghê tởm. Ðây là một thuật ngữ ám chỉ một bộ xương người gom lại thành một đống. Hay chỉ còn có một khúc xương duy nhất mà thôi.
Và những Vật bất tịnh này đều là tên gọi dành cho những ấn chứng (đã được xác nhận và hình ảnh của những ấn chứng[115] đó) xuất hiện lệ thuộc vào những hình ảnh này, những tên gọi này cũng dành cho các Bậc Thiền Jhāna có được liên quan đến những ấn chứng đó. Trong trường hợp đó, tưởng có được nhờ cách tham thiền nhập định liên quan đến ấn chứng tử thi chương sình chính là ‘tưởng tử thi chương sình đó’. Và ‘câu hành với tưởng tử thi chương sình’ được hiểu theo nghĩa liên kết với tưởng như vậy. Cũng tương tự như vậy đối với tưởng về chín tử thi khác.
Bất kỳ cách sắp xếp để tập luyện nào nên được đề cập đến ở đây đã được nói đến liên quan đến mọi khía cạnh đã được trình bày trong Thanh Tịnh Ðạo[116] (Visuddhimagga.) Phần Chú giải còn lại trong Kinh văn nên được hiểu theo phương pháp đã trình bày ở trên. Nhưng giống như trong xả Phạm trú nói riêng, thuộc đệ tứ Thiền (Jhāna), có tới hai mươi lăm bộ một (phương pháp), như vậy, ở đây nhờ với đệ nhất Thiền (Jhāna), trong mỗi đề mục tử thi cũng có tới hai mươi lăm bộ một (phương pháp) Và trong khi.
Thiền Ðịnh (Jhāna) có đối tượng là ấn chứng được tạo ra nơi một phần giới hạn thuộc tử thi chương sình đó nên được hiểu như là đang sở hữu một đối tượng giới hạn xuất phát từ khả năng không thể phát triển được đề mục tử thi đó; và điều liên quan đến một bộ phận lớn hơn thuộc tử thi chương sình nên được hiểu là đang có một đối tượng không giới hạn. Tương tự như vậy đối với chín hình ảnh còn lại.
Như vậy những ‘Ðiều Ô Uế’ nhờ Ðức Thiên Chủ (Sakka) một con người,
Ðầy công đức Thanh tịnh, đấng ngàn-mắt ngàn tay đáng ca ngợi,
Mười Sức Mạnh, gọi là nguyên nhân thiền Jhāna này, thiền Jhāna nọ[117]
Giờ đây theo phương pháp ghi trong Kinh văn, chúng ta ai cũng đều thông biết về toàn bộ những đề mục tử thi, vậy nên học hỏi sâu xa hơn về Bài Pháp đặc biệt này. Bởi vì người nào đã đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna) liên quan đến bất kỳ Ðề mục nào trong số mười ‘đề mục tử thi’ thì đều trở nên điềm tĩnh hơn trong thái độ cư xử, bởi vì giống như một vị thánh không còn có đam mê, người đó đã hoàn toàn loại bỏ được khát ái. Nhờ hình ảnh tử thi đang bộc lộ rõ bản chất như thật[118], và nhờ những loại thái độ đầy khát ái, chúng ta cần phải hiểu về bản chất này, cách phân loại về ‘đề mục tử thi’ như đã được công bố ở trên. Nói rộng ra: khi một tử thi đã đến tình trạng đáng ghê tởm, thì cũng có thể đạt đến bản chất như thật tử thi chương sình lên, hoặc của bất cứ tử thi nào khác: tử thi tái xanh v.v… [199]
Do đó, ấn chứng đã được xác định, ‘đây là tình trạng đáng ghê tởm của tử thi đã chương sình; đây là tình trạng đáng ghê tởm của tử thi tái xanh’ nên được hiểu nơi bất cứ tử thi nào người ta có thể hiểu được. Do đó, nhờ hình ảnh tử thi đang bộc lộ rõ bản chất như thật của nó, chúng ta nên hiểu ra mười cách phân loại về đề mục tử thi.
‘Ðặc biệt là trong số những hình ảnh này, trong khi nói rõ tình trạng bất tịnh về hình dáng cơ thể, tử thi chương sình phù hợp với người nào ham muốn vẻ bên ngoài của cơ thể. Trong khi nói rõ tình trạng bất tịnh vẻ đẹp nước da, tử thi tái xanh phù hợp với người nào ham muốn nước da cơ thể. Trong khi mùi hôi thối do những vết thương cơ thể, tử thi có nước vàng phù hợp với hạng người nào ham muốn mùi của cơ thể được tạo ra do những bông hoa, dầu thơm v.v…. Trong khi nói rõ về một cái lỗ bên trong cơ thể, tử thi bị cắt đoạn phù hợp với hạng người nào ham muốn trạng thái vững vàng (tay chân) nơi cơ thể. Trong khi nói rõ tình trạng Phiền não ở bộ phận hoàn hảo còn đầy đủ da thịt, tử thi bị thú ăn phù hợp với hạng người nào ham muốn sự hoàn hảo đầy đủ da thịt ở những bộ phận cơ thể như vùng ngực v.v…
Trong khi nói rõ về cách phân tán tay chân, tử thi rã rời phù hợp với hạng người nào ham muốn vẻ thanh nhã của tay chân. Trong khi nói rõ về sự thay đổi đối với những đầu khớp khác nhau, tử thi bị bằm nát phù hợp với hạng người nào ham muốn sự hoàn hảo nơi những đầu khớp xương trong cơ thể. Trong khi nói rõ về tình trạng đáng ghê tởm của cơ thể nhớp nhúa đầy máu, tử thi đẫm máu phù hợp với hạng người nào ham muốn vẻ đẹp được tạo ra bằng trang điểm.
Trong khi nói rõ về tình trạng nói chung của cơ thể với những loại sâu giòi đục phá khác nhau, tử thi dòi tửa phù hợp với hạng người nào ham muốn suy nghĩ cho rằng cơ thể là của riêng họ. Trong khi nói rõ về tình trạng đáng ghê tởm nơi những khúc xương cơ thể, tử thi hài cốt phù hợp với hạng người nào ham muốn sự hoàn hảo nơi những chiếc răng. Do đó, chúng ta nên hiểu cách phân loại những đề mục tử thi cũng đã được công bố gồm mười loại, do những cách thế ham muốn khác nhau.
‘Và bởi vì trong mười cách phân loại về những đề mục tử thi, giống như trong một giòng sông với giòng nước đang tuôn chảy mạnh, một con tàu vững mạnh là nhờ ở bánh lái, và không thể ngừng lại nếu không có sự hỗ trợ của bánh lái, cũng vậy, xuất phát từ sự yếu đuối của đối tượng[119], người ta chỉ có thể tập trung tâm trí nhờ sức mạnh của Tầm, nếu không, thì Ðịnh tâm đó không thể bền vững được; do đó ở đây, chúng ta nhận được đệ nhất Thiền (Jhāna) (với Tầm), nhưng không nhận được đệ nhị Thiền (Jhāna) và những bậc Thiền Quán khác. Mặc dù có tình trạng đáng ghê gớm, tuy nhiên, bởi vì con người đã nhìn thấy ích lợi nơi đề mục tử thi này: “chắc chắn nhờ sự tiến bộ như vậy, nên tôi sẽ được thoát khỏi tuổi già và sự chết”, và bởi vì loại bỏ được những tra tấn khổ sở nơi những chướng ngại đó, nên niềm vui vô tận xuất hiện nơi người, giống như người đổ rác cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy ích lợi khi đã tống khứ được những đống rác đi, và suy nghĩ: [200] “Giờ đây, mình sẽ lãnh được nhiều lương”, và giống như khi đã ói mửa ra và được tẩy ruột, thì người bị mắc bệnh cảm thấy những khó chịu do bệnh tật được dễ dàng đi.
‘Mặc dù có mười loại, nhưng đề mục tử thi chỉ có một trạng thái mà thôi, đó là sự ô uế, có mùi thối tha, gây bộ tởm và ở trong tình trạng đáng ghê gớm. Trạng thái này không chỉ xuất hiện nơi xác chết, nhưng giống như trong trường hợp Trưởng Lão Mahātissa cư ngụ tại Núi Cetiya, khi nhìn thấy hàm răng của người phụ nữ đang cười toe toét, và trong trường hợp Trưởng Lão Sangharakkhita khi nhìn lên nhà vua đang cưỡi vui vẻ khi ngài cưỡi trên lưng một con voi, trạng thái này cũng có thể xuất hiện trong một cơ thể vẫn còn sống. Thật vậy, cơ thể còn sống cũng hôi thối như xác chết. Nhưng không thấy xuất hiện những trạng thái trước đây của đề mục tử thi được che phủ bằng những đồ trang trí tạm thời’.
Ðến đây kết thúc đề mục tử thi.
Nhưng phải chăng toàn bộ thiền chứng này lại thuộc về (định tâm thuộc) cõi Sắc Giới, bắt đầu bằng những đề mục đất và kết thúc bằng tưởng tử thi hài cốt chăng? Hoặc còn có thêm một vài điều gì nữa? Thưa có còn có Thiền Ðịnh (Jhāna) về hơi thở và cách tu dưỡng chánh niệm về thân chưa được đề cập đến ở đây. Tại sao lại chưa được nói đến ở đây? Thưa Niệm hơi thở bao hàm cả trong đề mục gió; cách tu dưỡng chánh niệm về thân xuất hiện nhờ từ đệ tứ Thiền và đệ ngũ thiền (Jhāna) có liên quan đến tóc v.v… bao hàm trong những đề mục hoàn tịnh mầu sắc; chánh niệm đối với thân do các các bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) chú trọng đến sự ghê tởm nơi ba mươi hai thể trược của thân và những phần Thiền Ðịnh (Jhāna) chú trọng vào màu sắc của chín[120] loại tử thi thuộc lãnh vực xác thịt kể cả mười đề mục tử thi. Như vậy, tất cả trạng thái thiền chứng thuộc (định tâm có liên quan đến) cõi Sắc Giới đã được gộp lại hết ở đây.
Ðến đây kết thúc tâm thiện cõi Sắc Giới vậy.