Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 30

Chương II. NHỊ ÐẠO 

Giờ đây để chứng tỏ cho thấy rõ Ðạo Thứ Hai, v.v… một lần nữa ta lại bắt đầu bằng câu hỏi: ‘những Pháp thiện là gì vậy?’[67] Về điểm này ‘để giảm nhẹ dục ái và sân hận’ có nghĩa là để có thể giảm bớt lực của những Phiền não này. Ở đây việc giảm nhẹ nên được hiểu theo hai cách: Thỉnh thoảng mới được tạo ra và nổ ra rất yếu ớt. Ðối với Ðấng Chỉ Trở Lại Có Một Lần (Ðấng Nhất Lai) thì bản chất thấp hèn rất ít khi xuất hiện cũng như nơi đa số những ai còn đang theo đuổi vòng luân hồi sanh tử. Bản Chất Thấp Hèn đó chỉ tình cờ xuất hiện giống như một ngọn cỏ mỏng manh nơi một cánh đồng chất đầy những đống rơm rạ ngổn ngang. Và khi nổi lên bản chất thấp hèn này lại không xuất hiện một cách triệt để, không tỏa rộng ra khắp nơi, không bao trùm tất cả [239] và cũng không tạo ra bóng đêm tối tăm, giống như trường hợp những ai đang phải luẩn quẩn trong vòng luân hồi sanh tử. Nhưng vì đã bị hai đạo đoạn trừ, nó trở nên rất yếu ớt và yếu đi giống như một áng mây bay hay một con ruồi bay thoáng qua. Một số Trưởng Lão đã đề cập đến vấn đề này nói rằng, ‘Ðối với Ðấng Bất Lai thì bản chất thấp hèn nổi lên rất dày đặc và mạnh mẽ, cho dù bản chất này chỉ có thể nổi lên sau một khoảng thời gian dài yên ả. Vì quả thực, con người đó (tức Ðấng Bất Lai) cũng có con trai gái đủ cả. Câu nói này là phi sắc. Vì con cái chỉ là kết quả của những chức năng thuộc về thân mà ra. Nhưng bản chất tự nhiên thấp hèn đó đã bị đoạn trừ ở hai Sơ Ðạo và nhị đạo, nên đã mất hết sức mạnh. Chính vì thế việc giảm bớt bản chất tự nhiên thấp hèn nơi Ðấng Bất Lai nên được hiểu là do hai lý do đó là: việc bản chất thấp hèn tự nhiên đó xuất hiện không thường xuyên và với một cường độ rất yếu. “Thuộc loại thứ nhì’ ở đây được hiểu là thứ nhì do cách tính toán và do việc xuất hiện lần thứ hai mà ra. ‘để đạt đến địa vức’ có nghĩa là nhằm mục tiêu đạt được chánh quả nơi cuộc sống tu trì. Và cũng như vậy ở tam đạo và tứ đạo. Chúng ta sẽ chỉ nói đến những gì đã được phân tích một cách đặc biệt. ‘tri dĩ tri quyền.’ chính là tuệ quyền, ta có thể nói đó là tuệ quyền biết được những gì đã biết, không vượt quá mức độ hiểu biết do Sơ Ðạo đã đạt được, về bốn hiện thực do đạo đó đem lại.

Trong phân đoạn chú giải ý nghĩa khác cũng nên được hiểu theo cách thức này. Cũng vậy trong phân đoạn bàn về các nhóm (uẩn), cùng như chín quyền. Những gì còn lại nên được hiểu theo những phương pháp đã được nói đến ở trên.