Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 59

Phần Thứ X.TÂM VÔ KÝ

Chương I

NHỊ NGUYÊN NHẬN THỨC TRÍ TUỆ

Ðến đây việc phân tích và chú giải từ ‘vô ký’ cũng bắt đầu với câu hỏi, ‘Những pháp vô ký là gì vậy?’[1] vô ký được chỉ rõ thuộc bốn loại – cụ thể là, có liên quan đến tâm quả. tâm tố, sắc pháp và cuối cùng là Níp-bàn.’ Câu hỏi đó được phát biểu lên để chứng tỏ cho thấy tâm quả bất thiện, có tâm quả thiện trong đó, và tâm quả này bị giới hạn trong đó do ý thức giới vô nhân.[2]

Cũng như năm loại thức xứ. và nhãn thức thông qua qui trình ‘môn.’ [262] và lời phát biểu: …vì nghiệp thiện đã được tạo tác nơi cõi Dục giới… được chứng minh xuất khởi nơi nhãn thức thông qua nghiệp đã được tạo ra một cách đặc biệt. Như vậy loại trừ sự liên quan đến những điều kiện chung là các ‘môn’ và các đối tượng’ v.v…

Ơû đây ‘…từ được tạo tác’ muốn ám chỉ đến hành động như là nguyên nhân ‘đã được dự trữ’ liên quan đến việc chất đống, phát triển thành nguyên nhân. ‘Nhãn thức’ chính là nhận thức thông qua khả năng thấy làm nguyên nhân. Hoặc nhận thức tiếp diễn, hay trị vì nơi con mắt.

Ðiều này chứa đựng cả các căn khác nữa. Nơi nhãn thức, ‘trạng thái’ chính là nhận thức được cảnh sắc tùy thuộc vào nhãn căn, ‘phận sự’ bắt lấy đối tượng chỉ cảnh sắc. Cách ‘thành tựu’ chính là hiện trạng đối diện với cảnh sắc. ‘Nguyên nhân gần’ chính là sự biến diệt của tâm tố ý giới có liên quan đến cảnh sắc. Các loại thức khác có thể được định nghĩa tương tự như vậy.

Ở đây tính theo thứ tự mười thuật ngữ, hay bỏ qua điều đã được nghiên cứu là bẩy. Trong số bẩy trạng thái này, thì chỉ có hai là được sắp xếp phân loại. Trong số này, tâm được sắp xếp đối với hai cơ hội. thông qua năm nhóm xúc và năm quyền; cảm thọ đối với ba cơ hội – thông qua cách thức năm nhóm xúc. Chi Thiền (Jhana) và quyền. Ðối với các nhóm cũng có ba loại; chỉ có một ‘hoặc bất luận điều gì (or-whatever) đó là tác ý mà thôi.

Trong phân đoạn thuộc tác phẩm Chú Giải, nhãn thức được coi như đã ‘rõ ràng’[3] và được đề cập đến như có liên quan đến xứ. Ðối với tâm, điều thiện được biết đến rõ ràng thông qua chính bản chất tâm thanh tịnh, điều bất thiện thông qua kết quả trong cuộc sống thể liên tục và quả thì thông qua sự rõ ràng thể hiện nơi xứ.

Trong phần chú giải về nhất tâm [4] đó là‘tâm ổn định.’ Như vậy thuật ngữ đã khẳng định được rất nhiều điều. Vì tâm này cũng thuộc loại yếu; trong đó chỉ có giây phút tĩnh mới có được; tâm này không có khả năng đạt đến tính bền vững, và tính vững chắc.

Trong phân đoạn Tóm Lược. Các chi Thiền (Jhana) và các chi Ðạo không được làm rõ vì thiền (Jhana) được hoàn thành thông qua tầm còn chi đạo lại thông qua những nhân đạo. Từ lúc bắt đầu nếu thiếu tầm thì sẽ không có được các thiền (Jhana), cũng vậy nơi tâm quả thiện vô nhân, các Chi Ðạo cũng không thể đạt đến được. [263] Chính vì thế mà chi thiền và chi đạo không có được nơi tâm này đâu.

Trong đó bốn pháp hành uẩn đã được sắp loại (xúc, tư, nhất tâm và mạng quyền.) Ðoạn nói về ‘rỗng không’ đã rõ ràng hiểu theo ý nghĩa này[5] việc chú giải về nhĩ thức, v.v… nên được hiểu theo cách thức trên.

Thọ xả (indifference) cũng được gán cho bất kỳ tâm nào thông qua các căn, nhưng thọ lạc thì chỉ được gán cho xúc xứ mà thôi. Ðây là điểm phân biệt rõ ràng, nên được hiểu liên quan tới xúc xứ. Trong bốn ‘môn’ mắt, tai, mũi và lưỡi – chỉ có sắc y sinh tiếp xúc và tiếp xúc với sắc y sinh mà thôi. khi điều này xảy ra, giống như khi bốn miếng bông vải được đặt trên đe lại được đập từng miếng bông vải một, cảm thọ chiếm vị trí thọ xả. Nhưng ở “thân môn’ thì chính sắc đại hiển bên ngoài lại là đối tượng ảnh hưởng tới nội xứ và gây ảnh hưởng đến những sắc đại hiển bên ngoài đã trở thành nguyên nhân cho các kích thích nội xứ.

Giống như khi miếng bông được đặt trên đe rồi lấy búa đập, chiễc búa đó làm nát cục bông. Cũng vậy ma sát của va chạm này rất mạnh.[6] Liên quan đến một đối tượng đáng ưa thích, sự gợi ý nổi lên thông qua hành động, câu hành lạc; liên quan đến đối tượng không đáng ưa thích là câu hành khổ. Và vật, môn, đối tượng thuộc năm loại thức lại tỏ ra rất bền bỉ (kiên định).

Nơi năm loại thức không hề có điều gì được coi như là sự biến đổi về vật, v.v… Ðối với quả thiện nhãn thức, lấy nhãn thanh triệt làm vật, và đang khi hoàn tất nhiệm vụ thấy cảnh sắc xuất hiện từ bốn nguyên nhân đáng ưa thích hay chỉ ưa thích vừa phải và bốn vị trí ngay tại nhãn môn trở thành’kết quả’ nhĩ thức và các thức khác khiến cho nhĩ thanh triệt v.v… trở thành vật, và hoàn thành nhiệm vụ nghe, ngửi, nếm và sờ mó. Trong cảnh thinh v,v… ưa thích hay chỉ ưa thích sơ sơ có vị trí tại nhĩ môn v.v… và trở thành kết quả. Nhưng liên quan đến những cảnh thinh xuất hiện hai nguyên nhân (ý và thứ tự nhiệt độ)

Trong diễn giải ý giới[7], ý hiểu theo nghĩa bản chất nội tại, rỗng không, vắng bóng thực thể sống và giới tạo nên tập hợp này. Nó có trạng thái là biết cảnh sắc và các đối tượng khác ngay sau nhãn thức và hoặc các tâm khác, có phận sự là tiếp nhận cảnh sắc cũng như các đối tượng khác, thành tựu là tiếp thu. Nguyên nhân gần là thiếu vắng nhãn thức và các thức khác. [264]

Ở đây, trong đoạn phác thảo các hiện trạng có mười hai thuật ngữ; chỉ kể những điều không đuợc đề cập thì chỉ còn có chín thuật ngữ trong số đó chỉ bẩy thuật ngữ là không thể sắp xếp được và hai có khả năng đó. Thắng giải và tác ý là hai đặc tính ‘hoặc bất kể điều gì’ (or whatever)’. Việc chú giải Tầm gọi là sắp xếp đối tượng. Nhưng vì thức được nói đến ở đây không thuộc tâm thiện mà cũng chẳng phải là tâm bất thiện.

Chính vì thế nó không được coi như là ‘chánh tư duy hay tà tư duy.’ Trong đoạn Tóm tắt, cho dù không thể đạt đến được, chi thiền (jhana) vẫn rơi vào dòng chảy năm thức giới; chính vì thế thức này không được làm rõ. Và chi đạo không thể nắm bắt được.[8] Phân đoạn bàn về rỗng không thì quá rõ ràng. Vật của thức này luôn kiên định và thuộc ý vật. Môn và đối tượng lại không kiên định.

Liên quan đến những đối tượng này, cho dù môn và đối tượng có thể biến đổi, ấy vậy mà vị trí vẫn chỉ là một; vì thức này có khả năng tiếp thu làm nhiệm vụ[9] cụ thể là, trong năm đối tượng thuộc năm ‘môn’ ở đó sau khi đã được tiếp nhận, nó trở thành một kết quả. Khi nhãn thức và các thức khác thuộc quả thiện diệt, nó tiếp nhận cảnh sắc và các đối tượng khác đã đạt đến vị trí, và lại được tái tạo ngay lập tức sau khi các thức đó đã xuất hiện.

Trong những phần chú giải về ý thức giới[10] thuật ngữ hỷ, một nét ý thức giới đầu tiên được thêm vào. Thọ cũng là một thọ hỷ, vì giới đầu tiên này chỉ nổi lên trước một đối tượng đáng ưa thích nó là thọ hỷ. Giới thứ hai nổi lên có liên quan tới một đối tượng đáng ưa thích trung bình, chính vì thế nơi đối tượng này đây là một thọ xả. Các thuật ngữ cũng giống hệt như những thuật ngữ trong phần chú giải về ý giới.

Trong các thuật ngữ này, vì các ý thức giới đã rơi vào dòng chảy thuộc năm thức xứ, thế nên các chi thiền (jhana) không được làm rõ ra. Cũng vậy đối với các chi đạo, hai loại chi này không thể nào đạt đến được. điều còn lại trong toàn bộ những phân đoạn khác nên được hiểu thông qua phương pháp như đã được nêu lên ở trên. Nhưng đối với các trạng thái, v.v… hai loại tâm quả vô nhân ý thức giới này có trạng thái là nhận biết sáu cảnh trần, phận sự tiếp thu, v.v… thành tựu thuộc hiện trạng tiếp nhận, v.v… nguyên nhân gần chính là có sắc ý vật.

Ðối với hai giới này, giới đầu tiên trở thành một kết quả với hai điều kiện: – Khi kết quả ý giới này xuất hiện ngay lập tức sau thức xứ như là một kết quả thiện được nơi năm ‘môn’ và nhận được đối tượng thuộc loại thức này, khi bị diệt lại đại diện cho năm ‘môn’ và trở thành một kết quả, và hoàn thành hành vi chấp nhận liên quan đến chính đối tượng đó, và đối tượng này trở thành một kết quả thực hiện nhiệm vụ ghi lại (hay giữ lại) đối với một đối tượng sinh động ngay tại sáu ‘môn’ đó. [265]

Bằng cách nào vậy? Khi một chiếc thuyền vượt qua một dòng nước hung hãn, con thuyền rẽ làn nước ra làm hai và bị dòng nước cuốn trôi một trong một khoảng cách nhất định. Chính vì thế khi một đối tượng sinh động, vì giả dối xuất hiện trước sáu ‘môn’, tức khắc tốc lực tâm cũng xuất hiện theo; tiếp theo sau đó đến lượt tâm hữu phần cũng xuất hiện.

Nhưng không để đến lượt mình, tâm này liền bắt lấy đối tượng mà tốc lực tâm đã chiếm đoạt trước đó, rồi khởi xuất giữa khoảng thời gian tâm thứ nhất và thứ hai và thâm chí còn đi xuống đến tận dòng tâm hữu phần. Hoặc giả cũng tương tự một đoàn gia súc vượt qua một dòng suối – và như vậy người ta đã diễn giải ý nghĩa của dụ ngôn này. Như vậy ý thức giới này, ngay khi nó bắt được đối tượng mà tốc lực tâm đã kết, và tạo ra kết quả trong một hành động na cảnh (registration consciousness).

Và tâm thứ nhì lại tạo thành quả nơi năm cơ duyên tiếp theo sau đó. Bằng cách nào vậy? Ngay trong thời gian một người mù, người điếc, kẻ khờ, kẻ điên, kẻ ái nam, ái nữ hoặc giả một kẻ đưa ra một tâm tái tục nào nơi thế giới con người, tâm này liền tạo ra hiệu quả ngay dưới dạng một tâm tái tục, ngay sau đó cho đến khi nào người đó vẫn còn sống, tâm này vẫn tạo hiệu quả dưới dạng tâm hữu phần; trong qui trình năm cảnh, khi đối tượng thuộc loại đáng ưa thích vừa phải, tâm này tạo ra hiệu quả ngay khi tiếp thu được, đối với một đối tượng sinh động xuất hiện tại sáu môn, vào sát na tử, ở giai đoạn na cảnh (registration) và giai đoạn diệt tuần tự như vậy. Như vậy tâm đã tạo quả nơi năm cơ duyên.

Ðến đây kết thúc hai loại ý thức giới