Chương IV
QUẢ SIÊU THẾ [44]
Tâm quả siêu thế, vì chúng tương tự như tâm thiện hữu nhân siêu thế cũng được sắp xếp theo một tuần tự giống như tâm thiện vậy. Và vì tâm thiện thuộc cả ba cõi đều tích lũy và tăng thêm vòng luân hồi thông qua tử và tái tục, chính vì thế liên quan đến quả này ta đề cập đến cách thức quả này tác dụng và được tích luỹ[45] như thế nào. Nhưng đặc tính siêu thế này lại làm tịch diệt những gì đã tích lũy được thông qua tử và tái sanh (đầu thai). Chính vì thế ở đây ta chỉ nên đề cập đến quả thuộc những gì đã thực hiện và tích lũy được thay vì đề cập đến những gì đã thực hiện và tích luỹ được’.
Tịch diệt v.v… Thánh đạo có tên gọi như vậy là vì ba lý do sau đây – thông qua những gì đã đạt được, do chính công đức của chính mình và do chính đối tượng đem lại. Vấn đề này đã được diễn giảng ở trên dưới tiêu đề là ‘tâm thiện.’[46] Trong ba nguyên do đó, danh được đạt đến ‘do’ chính công sức của chính bản thân và cũng nhờ vào đối tượng nữa. Trong phần diễn giảng Kinh Phật. Chính vì loại danh này mà kinh Phật phải được giải thích cặn kẽ. Nhưng Vi Diệu Pháp lại không thể giải thích được. Chính vì thế theo Vi Diệu Pháp ta không thể đạt được ‘Danh’ nhờ vào chính công đức của chính mình và do đối tượng đem lại, mà chỉ đạt được chính danh thông qua những công đức của chính mình mà thôi.
Ơû đây chứng đắc này là điều có thực, và có hai đặc tính: một là do thiền quán đem lại, và hai là do Thánh đạo mà ra. Trong hai loại chứng đắc này một khi ta đã đạt được Thánh đạo, thì tuệ quán sẽ chắc chắn sẽ diễn ra; [290] một khi ta đã đạt đến Thánh Quả, thì Thánh Ðạo sẽ trở nên chắc chắn, như đã đề cập đến ở trên. Chúng ta đang triển khai giải thích cơ duyên chứng đắc Thánh Quả, do đó khiến cho chứng đắc Thánh Ðạo sẽ trở thành hiển nhiên và đây là điều ta cần am hiểu kỹ càng.
Người ta còn cho rằng Thánh đạo này một khi đã chứng đắc có tên gọi là Tịch Diệt (Void) hay là không tánh (Emptiness), và cả hai có chính danh là Vô Tướng (animitta) hay là Vô nguyện (Undesired) có được do chính những công đức của mình lập được và do đối tượng đem lại. Vì thế cho nên chính Thánh đạo này chiếm được mục đích đắc đạo, và mang lại ý nghĩa cho chính thánh quả của mình. Bằng cách nào vậy? Thánh đạo này có tên gọi là không tánh (Emptiness), có được chính danh này do thông qua một thực tế đó là việc đắc đạo, chính điều này đã đạt đến mục tiêu đắc đạo, và đem lại chính danh cho chính thánh quả này, cụ thể ta gọi là chứng đắc ‘Không tánh.’ Chính Thánh đạo không tánh và vô tướng chiếm giữ được mục tiêu đắc đạo, và bằng cách tự đặt tên cho chính thánh quả đã đạt đến được, mà ta có tên gọi Thánh đạo này Vô Tướng (Signless Animitta). Và bằng cách như vậy ta có được ba chính danh này, và chỉ đối với tâm quả mà thôi, và diễn ra ngay sau khi đạt được Thánh đạo, và không phải khi đã đạt được chứng đắc chánh quả rồi sau đó mới đến thánh quả này. Và do đó Thánh đạo này còn có khả năng nhận rõ được ba thiền quán đó là vô thường, khổ và vô ngã. Thế rồi nơi con người đắc đạo này, nhờ vào biết bao nhiêu thiền quán hiện khởi mà đạt đến được ba thánh quả gọi là Vô Tướng, Vô nguyện và Không tánh.
Và cùng với ba tuệ quán này những loại thiền quán đó, tỷ như thể tuệ quán vô thường, cộng với các hành là đối tượng, lại có tên gọi là tuệ chuyển tánh[47] tuệ. Và điều ta gọi là Thánh đạo ‘không tánh’ cũng được hiểu là đã đạt đến được Thánh đạo ‘vô nguyện’ vậy. Thánh đạo này cũng chỉ có được tên gọi đó là nhờ một thực tế hiển nhiên là đạt được mục tiêu đắc đạo, chính Thánh đạo này chiếm được mục tiêu đó và đặt tên cho mục tiêu đó là ‘Thánh đạo Vô nguyện’. Chính Thánh đạo vô nguyện vô tướng chiếm đoạt được mục tiêu đó và đặt cho Thánh đạo này một tên gọi là ‘Vô Tướng.’ Cũng tương tự như vậy Thánh đạo vô nguyện và không tánh cũng còn có tên gọi là ‘không tánh’ (Emptiness). Và ta chỉ có được ba tên gọi này bằng cách này vào sát na tâm quả xuất hiện ngay sau khi đạt được Thánh đạo, chứ không phải vào sát na tiếp theo sau thiền quả được sử dụng. Như vậy trong việc diễn giải những thánh quả này, có nhiều loại tâm quả cần nên được cân nhắc nhiều gấp ba lần đặc biệt là những tâm thiện.
Ngược lại những hành vi thiện thuộc ba cõi lại không có khả năng tạo ra kết quả riêng cho chính mình nhưng lại có trưởng áp đảo, thì những hành vi thiện siêu thế lại có thể làm được việc này. Và tại sao vậy? Trong trường hợp trước thời điểm thực hiện các hành đó hoàn toàn khác với thời điểm tạo ra kết quả. Chính vì thế mà các hành vi này không thể tạo ra bất kỳ kết quả nào cho riêng mình khả dĩ có tạo được trưởng áp đảo. Nhưng trong trường hợp các hành vi siêu thế, với sự hiện diện của tín tâm, tinh tấn, chánh niệm, định và tuệ giác, xuất hiện nơi Thánh đạo siêu thế đã diệt thì chắc chắn và không gặp trở ngại nào để tạo ra được thánh quả. Chính vì lý do đó chúng có thể tạo ra được những kết quả có trưởng áp đảo vậy. Giống y hệt trong trường hợp một tia lửa nhỏ xíu được loé lên thì việc tạo ra sức nóng chỉ kết thúc ngay sau khi ngọn lửa đó tàn lụi mà thôi. Và chẳng còn cần đến gì khác nữa. Và chính ngay sau khi một đống lửa to tướng bùng phát lên thiêu rụi những đống phân bò khô đã được dập tắt thì việc tạo ra sức nóng sẽ không kết thúc vào giai đoạn kết thúc này; chính vì vậy nơi ba cõi thì những hành vi thiện thuộc ba cõi thì giai đoạn nghiệp chướng xảy ra có khác so với thời điểm kết quả giống như việc dập tắt một ngọn lửa nhỏ và sức nóng nơi một ngọn lửa nhỏ đó. Chính vì thế ngọn lửa này không thể tạo ra được kết quả cho chính mình có một trưởng áp đảo nào cả. Nhưng trong trường hợp các hành vi Siêu thế trước khi tín tâm v.v… diệt đi, thì thánh quả hiện khởi ngay sau Thánh đạo đó. Chính vì thế Thánh đạo này tạo ra hậu quả cho chính mình có một trưởng áp đảo là vì vậy. Chính vì lý do đó, các vị trưởng lão cho rằng: ‘trừ nơi các hành vi siêu thế, chẳng có gì trưởng trong tâm quả cả.’
Trong việc diễn giải Tứ Thánh Quả, ‘tri cụ tri quyền[48],’ám chỉ đến trí tuệ của (bậc thánh) có hiểu thấu được hoàn chỉnh hóa và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến Tứ Diệu Ðế. Hoặc giả đây lại là quyền thông qua hoàn tất chu trình kiềm chế nội trong các hiện trạng tâm thức nổi lên, mà những người có được trí tuệ hoàn chỉnh, cụ thể, đó là những người đã hoàn tất điều phải thực hiện có liên quan đến vấn đề Tứ Diệu đế, là người đã am tường được cũng như thâm nhập được vào Tứ diệu đế. [292]
Trong đoạn diễn giảng câu ‘tri cụ trí tri’ có nghĩa là những ai có được trí tuệ đó một cách lâu dài như vậy. ‘Các hiện trạng[49]’ có nghĩa là các pháp tương ưng nội tâm liên kết chủ quan . ‘cụ tri’ có nghĩa là biết được[50] một số kiến thức. ‘thiền quán, và trí tuệ’ đã giải thích ở trên. Phần Chi đạo và bao gồm chi đạo tức là phần chi đạo khởi xuất nơi thánh quả và bao gồm trong Thánh đạo đó.
Vẫn còn một số điều cần giải thích thêm. Nơi thánh quả siêu thế này điều này cần phải được Phân biệt rõ ràng.:- một trong ba quyền có thể ảnh hưởng đến một mục tiêu, một quyền có thể ảnh hưởng đến sáu mục tiêu, và một quyền chỉ ảnh hưởng đến một mục tiêu mà thôi. Nói rộng ra: tín quyền ‘tri vị tri’ chỉ ảnh hưởng đến một đối tượng mà thôi, có nghĩa là Thánh đạo thấy nơi đấng Nhập lưu.
Tri dĩ tri quyền ảnh hưởng tới sáu đối tượng: ba thuộc loại thánh quả thấp và ba đạo cao. Tri cụ tri quyền – có nghĩa là, thánh quả A-La-Hán. Nói chung, Thánh đạo và thánh quả có tới tám loại (nhân thành) và tám quyền. Như vậy chúng ta đã bàn đến sáu mươi bốn quyền siêu thế. Nhưng theo nguyên bản thì Thánh đạo và thánh quả được nhân lên chín lần, làm thành bẩy mươi hai quyền.
‘Chi đạo’ được đề cập đến có liên quan cả với Thánh đạo lẫn thánh quả. Cũng vậy ta thấy từ ‘Giác Chi’, ‘giới phần’ được nói tới vào lúc Thánh đạo được thực hiện và cả lúc thánh quả cũng được thực hiện. ‘Thánh đạo’ chỉ có nghĩa là đang bước trên đạo nhưng thánh quả được gọi như thế là vì có liên quan đến Thánh đạo.[51] Thật thích đáng nếu chúng ta nói rằng một chi quả được lồng trong thánh quả; nơi chánh đạo điều kiện của một người sắp sửa đạt đến giác ngộ tứ diệu đế thì đây chính là giác chi. Nơi thánh quả lại có điều kiện nơi một người đã am hiểu được tứ diệu đế. Nơi Thánh đạo giới phần được gọi như vậy là vì những tu luyện ta thực hiện để xa tránh và kiêng khem. Nơi thánh quả chúng cũng có tên như vậy là vì đã được tránh, và kiêng cử.
Nơi thánh quả chúng cũng được gọi như vậy nhờ đối tượng đã xa tránh và kiêng cư.õ
Ðến đây kết thúc pháp bàn đến những thánh quả siêu thế.