Phật thuyết Khổng Tước Chú Vương Kinh

Phật thuyết Khổng Tước Chú Vương Kinh

Trương Văn Chiến 40

GÓP Ý TẠO NIỀM TIN

Bàn về Mật giáo: Nhờ tỷ giáo lý luận trong phạm trù khoa học, ta thấy sự tương quan giữa vật chất và tâm linh chỉ là nhất quán. Các nhà triết học và khoa học đã đi đến một kết luận bất ngờ là: “Nếu sự vật gồn những đặc tính, và khi những đặc tính ấy chỉ có trong trí não, thì tất cả khách quan trong vũ trụ gồm:Vật chất, Năng lực, nguyên tử, ngôi sao đều không có thực tại mà chỉ là sự cấu tạo của ý thức hay là những biểu tượng tạo ra bởi giác quan của con người”. Nên nhà bác học lớn của Anh quốc là Bertrand Russell nói rằng:

“Đạo Phật bắt đầu từ chỗ khoa học không thể tiến tới được nữa vì những giới hạn của phương tiện khoa học. Nhưng chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm”.

Nhà bác học vật lý nói về thuyết Tương đối của Mỹ là Albert Einstein lại ca tụng đạo Phật:

-Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo….v.v…Cơ cấu thực tại của sự vật chỉ là một trong các lĩnh vực đã được Đức Phật nói đến cách đây hơn 2000 năm trong hệ tư tưởng của Phật giáo”.

Thế cho nên sự chinh phục ngoại cảnh của người tu đạo Phật là tất yếu, vì hành giả phải làm cho tam nghiệp thân, miệng, ý được tương ưng gọi là tam mật tịnh viên. Phải sử dụng sự thông thái cao siêu để phá tan những đam mê và ảo tưởng. Tiếp tục sự thực hành đó chắc chắn thực hiện được Phật tánh. Ba thứ thuốc độc tham, sân, si gây ra đau khổ cho người bây giờ trở thành kỳ diệu, nó trở thành đại hấp lực nhiệm mầu của vũ trụ.

Lại Mật giáo có Bồ Tát Bất Không Quán Tự Tại, tiếng Phạn (AmoghânKúsa), vị Bồ Tát này thệ nguyện đem tâm đại từ bi cứu khổ chúng sanh. Nên phụng triệu chư Phật Thánh Trí vào trong tâm của chúng sanh và cũng hay câu triệu được tất cả tâm tường của chúng sanh thâm nhập cảnh giới  của chư phật. Do nguyện lực này được thành tựu quyết định bất không ( trích Phật Quang Đại từ điển, quyển 1, trang 978). Nhờ tỷ lượng so sánh có trí huệ (Tỷ giáo khoa học) nên ta biết rằng: Vật chất về phương diện động cơ máy móc khi tiến nhanh đến cao độ thì các linh kiện của nó phải tương xứng hợp thành, nên công dụng lắm kỳ ảo, thao tác rất vi diệu như máy tính siêu mạng truyền tin (internet) hiện đại. Cũng như vậy:

Người tu hành Mật giáo, khi quán trí hành giả được cao độ, thì các tâm sở Định Huệ rất ưu việt, khế hiệp với ý thức tâm vương rồi dần dần biến thành diệu quan sát trí, thể nhập cảnh giới bất khả tư nghì của Phật và Bồ Tát. Bởi thế, nhà bác học Bertrand Russell mới bảo: “ Chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm linh kỳ diệu”.

Vì vậy, hành giả tu về Mật giáo nếu trì chú được nhất tâm an trú tam muội tương ưng (thân, miệng, ý thanh tịnh) thì được cảnh giới tâm linh huyền diệu vĩ đại.

Về cảnh giới Thiên Long Thần Quỷ…… thì ta phải hiểu qua lời dạy của Phật:

“Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Nên chúng ta phải hiểu cảnh giới Trời Rồng Thần Quỷ…v.v…phải có, bởi cái cảnh giới loài người này, chúng ta đang có đây. Dĩ nhiên cảnh giới Thiên Long Thần Quỷ và các vật loại khác phải có vậy.

Nhân đọc tờ báo An ninh Thế giới số 68 ra ngày 3/4/1998, trang 02: Giải mã khả năng của nhà ngoại cảm tìm mộ- Nguyễn Văn Liên.

Trích những đoạn quan yếu sau đây:

“Năm 1978, Tạp chí “các nghiên cứu lúc gần chết”-Mỹ, đăng ý kiến của một số giáo sư bàn về bản chất và những bí ẩn của sự sống và tâm trí cùng các lĩnh vực siêu hình như khả năng tồn tại sau cái chết, ngoại cảm tâm linh cùng các lĩnh vực ngoại tâm lý khác.

Như đã nhận xét, trong điều kiện bình thường, cơ thể sống luôn phát bức xạ điện từ, kể cả vùng quang học.

Một nhà ngoại cảm có thể bắt được bức xạ tàn dư đó giống như đầu máy video đọc băng từ, do đó, thu được một số thông tin về người đã khuất.

Ngoại cảm tri giác phi giác quan.

Theo Bách khoa thư, “Các hiện tượng dị thường” xuất bản tại Mỹ năm 1966, ngoại cảm là khả năng tri giác không qua các kênh cảm giác thông thường, bao gồm:

Thần giao cách cảm là khả năng đọc được ý nghĩ người khác.

Thấu thị là cách cảm nhận đối tượng một cách trực tiếp kơn là đọc ý nghĩ người quan sát.

Tiên tri là khả năng biết các sự kiện tương lai.

Hậu tri là khả năng biết các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

*khả năng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên (Hà Nội).

-Theo ý kiến cá nhân, để thực hành ngoại cảm, có lẽ anh Liên kết hợp được các khả năng thần giao cách cảm, thấu thị và hậu tri (qua đọc bức xạ tàn dư). Muốn hiểu khả năng của anh:

-Phân cách tìm mộ: Quá trình tìm mộ…

-Dò sóng. Vì có vô số nguồn tín hiệu, nơi thân nhân, cần khai tên, tuổi,nhận dạng mối quan hệ người chết giúp anh Liên nhận chân nguồn tín hiệu. anh có thể biết đại khái vị trí ngôi mộ. Do đọc ý nghĩ người đang sống quanh vùng, anh có thể vẽ sơ đồ ngôi mộ mà độ chính xác tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan..v.v…Giúp anh Liên nhìn thấy mặt người chết “như xem truyền hình đen trắng”. Khuôn mặt người chết mờ tỏ không chỉ phụ thuộc vào sự thành tâm của thân nhân, mà còn phụ thuộc vào độ nét của ký ức.

-HIỆU CHỈNH: Trong quá trình này, anh Liên đọc ý nghĩ những người đi tìm và những người sống quanh vùng, nên có thể biết một số thông tin như trời sắp mưa, sắp gặp một đoàn mấy người…v.v..khiến chúng ta thấy lạ như trong “tiểu thuyết viễn tưởng”. Cùng với thấu thị, anh có thể giúp tìm được hài cốt.

Ở đây, ta không đi trọn vẹn vào chuyên đề nhà ngoại cảm tìm mộ Nguyễn Văn Liên, mà cốt chỉ trích ra đề tài ấy giúp thêm cho ta hiểu biết về Mật giáo. Khi người hành giả dụng công tận lực thì có hiệu năng hơn khả năng ngoại cảm của người đời. Vậy xin trích Mật tông trong quyển Phật học Từ điển quyển II trang 292 của Đoàn Trung Còn:

“Mật tông tức là Chơn Ngôn Tông cũng gọi là Bí Tông. Tông này lấy bộ Đại Nhật kinh và bộ Kim Cang Đảnh Kinh làm căn bổn. Tín đồ giữ ba cái mật : thân, khẩu, ý, lại nương vào sức linh phù (Mantra), chơn ngôn (Dhârani) và pháp ấn (Múdha) để tương ứng với Phật. Trong khi hành lễ, họ thành ra bực Chánh giác, tức nhiên có đủ sức linh như Phật. Vì Vậy, nên phái đồ gọi Tông của mình là Mật tông, thuộc về Mật giáo; họ bảo rằng các Tông khác thuộc về Hiển giáo”.

Trong bài “Nhà ngoại cảm tìm mộ Nguyễn Văn Liên”, trang 3 có đoạn viết: “Không thể có Tâm bên ngoài vật, đó là điều khoa học và triết học đã khẳng định suốt mấy thế kỷ nay”.

Xin thưa rõ rằng: Đạo Phật đã đi trước vấn đề này hơn 2000 rồi. Trong giáo lý Phật dạy qua các khế kinh: “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Vì vũ trụ, vạn hữu đều là duyên khởi, tức là duyên sinh như huyễn, thế cho nên chẳng có Thiệt Pháp mà cũng chẳng có Thiệt Ngã (Ta) (Le-non-moi), “nó chỉ là duyên sinh giả hợp mà thôi”.

Có người hỏi: Nếu như không có ta , tại sao trong các kinh, Phật cũng xưng là Ta?

Trả lời: Vì Đức Phật mượn danh từ giả tạm xưng là Ngã (Ta) để thuyết pháp độ sanh. Như có một đoạn trong kinh: Phật nắm một nắm lá trong tay hỏi ngài A Nan:

-Này A Nan, lá trong nắm tay ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?

-Bạch Thế Tôn, lá trong rừng nhiều vô số kể so với nắm lá ít ỏi trong nắm tay của Thế Tôn.

-Này ông A nan, những điều ta đã và đang nói với ông và đại chúng như nắm lá trong bàn tay của ta, còn những gì ta chưa nói tới thì như lá cây trong rừng kia.

Thực vậy, nhũng gì Phật không nói là vì trong giai đoạn ấy, trong bối cảnh ấy, nó chưa có, chẳng có. Có nói cũng vô ích.

Nhưng Phật và các Bồ Tát lớn đều thấy, đều biết rõ ràng, nên không quái ngại. Vì tâm không quái ngại nên không sợ hãi, lìa được các điên đảo mộng tưởng “có-không”, rốt ráo tịch tịnh. Ba đời chư Phật nương vào trí tuệ cứu cánh mà chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.