Tịnh Độ

Lê Hà 64
Lời người dịch
 
   Tất cả pháp đều từ tâm lưu xuất, tất cả pháp cũng đều trở về tâm, do đó, chỉ có thấu suốt nguồn tâm mới là căn bản của sự giải thoát. Đây là nguyên lý chung của toàn bộ hệ thống giáo lý đạo Phật. Tất cả pháp môn chỉ là phương tiện hỗ trợ để đạt đến chỗ cứu cánh này, niệm Phật cũng như vậy. Vì thế nên nói: “Niệm Phật là niệm giác”. Giác chính là bản giác, tánh biết sáng suốt vốn sẵn có của muôn loài hữu tình. Nay niệm Phật là dùng danh hiệu Phật làm phương tiện để trở về sống lại với bản tánh thiên chơn ấy. Tại sao? Vì vạn pháp vô thường, tâm như huyễn hóa, cái gì có hình tướng đều là giả dối, chỉ có tánh này, vô tướng mà lại linh diệu. Đây là chỗ quy y tối thượng, an lạc chân thường. Thế giới Cực Lạc và cõi nước mười phương đều từ nơi đây kiến lập. Trở về được chỗ này là trở về cội nguồn của muôn pháp.
 
   Nếu chưa có thể tiến thẳng vào đó, thì đức Phật có môn phương tiện thù thắng niệm Phật cầu sinh Tây Phương Cực Lạc, nương nơi hoàn cảnh trang nghiêm thanh tịnh tu hành để đạt đến chỗ cứu cánh nói trên.

Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập. Những lời của các bậc Cổ đức được trích dẫn nơi đây đem lại lợi ích rộng lớn cho người tu Tịnh nghiệp, phát huy rõ ràng tông chỉ của pháp môn Tịnh độ cùng phương pháp Trì danh niệm Phật, khiến cho người xem có thể biết được lối vào. Vì  thế, tôi chẳng ngại sự học hiểu còn nông cạn, phiên dịch ra Việt văn, nhằm giúp cho người tu niệm Phật vững vàng tiến bước trên đường về Cực Lạc.
 
   Dưới sự chứng minh của Hòa thượng Viện chủ chùa Vạn Đức thượng Trí hạ Tịnh, sự chỉ dẫn của Thượng tọa trụ trì chùa Bửu Liên, sự tận tâm tận lực giúp đỡ của Đại đức trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức trụ trì chùa Thiên Hưng, Đại đức Pháp Đăng, Đại đức Tâm Huệ, Phật tử Diệu Thiện, Tâm Hoa… biết bao tấm lòng hoằng pháp lợi sinh nên quyển sách này sớm được hoàn thành.
 
   Trong lúc phiên dịch, nhận thấy có một vài đoạn chư Tôn đức đã dịch rồi, nên chúng tôi dẫn vào, khỏi phải dịch lại nữa. Riêng đoạn trích phần Trợ hạnh trong quyển “Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu”, Cư sĩ Mao Dịch Viên lược bớt nhiều, nhận thấy rất cần thiết nên chúng tôi giữ theo nguyên tác để người đọc được hiểu trọn vẹn hơn. Nếu có điều chi sơ sót, kính mong chư Tôn đức niệm tình chỉ dạy cho. Thành kính tri ân vô lượng!
 
Chùa Bửu Liên 26/04/2004
Thích Minh Thành kính ghi

Sách liên quan

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT Tác Giả: Thượng Tọa Thích Phước Nhơn Mục Lục 1.     1.     Tình ái là cội nguồn sanh...
Thiện căn, phước đức và nhân duyên

Thiện căn, phước đức và nhân duyên

Lời Tri Ân Diệu Âm chỉ có một lòng chí thành tha thiết muốn giao lưu pháp Niệm Phật Hộ...
Hộ Niệm: Khế Lý – Khế Cơ

Hộ Niệm: Khế Lý – Khế Cơ

LỜI TRẦN BẠCH Kính bạch chư Tôn Phẩm, Kính thưa chư thiện hữu tri thức, Những trang sách “HỘ NIỆM:...
Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Đừng nói sự giàu sang ở thế gian, dù cho làm việc lành rất lớn được sanh lên cõi trời...
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật...