Tứ Thanh Tịnh Giới và Phận sự của bậc xuất gia

Tứ Thanh Tịnh Giới và Phận sự của bậc xuất gia

Trương Văn Chiến 18

TỨ THANH TỊNH GIỚI

Catupàrisuddhisìla

Namo tassaBhagavato Arahato Sammàsambuddhassa.

Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavà,
Ngài là bậc Araham cao thượng được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam Miệu Tam Bồ Ðề).

Tứ thanh tịnh giới là:

1) Pàtimokkha samvarasìla, giới Ba đề mộc xoa (là biệt biệt giải thoát, giữ được một giới thì thoát khỏi một tội),

2) Indriya samvarasìla, giới thu thúc lục căn (thanh tịnh).

3) Ajìva pàrisuddhisìla, giới nuôi mạng chơn chánh (trong sạch).

4) Paccaya sannissitasìla, giới quán tưởng thanh tịnh trong khi thọ dụng bốn món vật dụng.

Ðây xin giảng giải lần lượt theo thứ tự, để cho bậc xuất gia nghiên cứu và học hỏi cho được dễ dàng.

Trước hết giải về giới Bổn Ba đề mộc xoa luôn cả cách làm lễ phát Lộ “Uposatha”của Chư Tăng trong nửa tháng một lần để đọc lại và nhắc nhở 227 điều học của mình đã thọ trì.

Những việc phải làm trước khi đọc giới bổn
(Pubbakarana – Pubbakicca)

Phải có 2 vị Tỳ Khưu rành mạch cách làm lễ Phát lộ vấn đáp vớii nhau giữa Chư Tăng (từ 4 vị trở lên luôn cả 2 vị vấn đáp) như thế này:

Vị vấn đọc: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammà Sambuddhassa.

Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavà, Ngài là bậc Araham cao thượng, được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam Miệu Tam Bồ Ðề).

Rồi đọc trình Chư Tăng đặng hỏi luật vị khác như vầy:

Sunàtu me bhante (1) sangho, yati sanghassa pattakallam, aham àyasmantam (itthannàmam) (2) vinayam Pucchayyam.

Bạch đại đức Tăng, xin Chư Tăng nghe tôi, nếu tăng sự này hợp thời thì tôi xin hỏi luật vị Tỳ Khưu (tên… này).

Kế vị đáp đọc:

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammà Sambuddhassa. (3 lần) (nghĩa như trên).

Rồi đọc trình Tăng để trả lời cho vị kia như vầy:

Sunàtu me (1) sangho, yati sanghassa pattakallam, aham àyasmantam (itthannàmam) (2) vinayam puttho (vissajjeyyam).

Bạch đại đức Tăng, xin chư Tăng nghe tôi, nếu Tăng sự này hợp thời thì tôi xin trả lời luật cho vị Tỳ Khưu (tên….)

Kế đó người hỏi cứ hỏi tiếp:

VẤN: Sammajjanì padìpoca, udakam àsanena ca upothassa etàni pubbakarananti vuccati. Ukàsa sammajjanì?

Sự quét chùa, đốt đèn, múc nước để sẳn, trải chỗ ngồi, hết thảy bốn điều này gọi là việc phải làm trước khi làm lễ Phát Lộ.

Bạch Ngài, thế nào gọi là việc phải quét sạch?

ÐÁP: Sammajjanakarananca.

Sự quét sạch “trong chỗ làm lễ này vậy.”

VẤN: Padìpo ca? Sự đốt đèn?

ÐÁP: Padìpo ujjalananca (idàni suriya lokassa natthitàya padìpa-kiccam atthi)

“Bây giờ không có mặt trời nên phải đốt đèn”. là sự đốt đèn cho sáng “trong chỗ này”

VẤN: Udakam àsannena ca? Nước và chỗ ngồi thế nào?

ÐÁP: Asanena saha pànìya paribhojanìya udakatthapananca. Là sự múc nước uống, nước xài để sẳn và sự trải chỗ ngồi.

VẤN: Upothassa etàni bubbakarananti vuccati? Tất cả phận sự này sao gọi là việc phải làm của lễ Phát Lộ?

ÐÁP: Etàni cattàri vattàni sammajjanakaranàdìni sangha sannipàtato pathamam kattabbattà uposathassa uposathakammassa, pubbakarananti vuccati, pubbakaranànìti akkàtàni.

Bốn phận sự này, nhất là phải quét sạch là việc phải làm trước, vì trước khi Chư Tăng hội họp để làm lễ Phát Lộ thì phải làm cho xong, nên gọi là việc phải làm trước của sự làm lễ Phát Lộ.

VẤN: Chandapàrisuddhi utukkhànam nhikkhu gananà caovàdo uposathassa etàni pubbakiccanti vuccati; Chanda pàrisuddhi?

Các việc làm như, đem sự ưng thuận, tỏ sự trong sạch, sự kể thời tiết, sự đếm số tăng hội, chỉ dạy cho Tỳ Khưu ni, đều gọi là phận sự phải làm trước của lễ Phát Lộ.

Vậy chớ thế nào gọi là sự đem sự thỏa thuận và tỏ sự trong sạch?

ÐÁP: Chandàrahànam bhikkhùnam chandapàrisuddhi àharananca (idha natthi).

Cách đem sự thỏa thuận và sự trong sạch của các vị Tỳ Khưu cần phải đem đó (nơi đây không cần).

VẤN: Utukkhànam? Sự kể mùa tiết?

ÐÁP: Hemantàdìnam tinnam utùnam ettakam atikkantam, etakkam avasitthanti evam utu àcikkhanam vasena tìni honti (ayam hemanta utu, asmimutumhi attha uposathà, iminà pakkhena ekouposatho sampatto, eko uposatho atikkanto, eha uposàthà avasitthà (1).

Sự kể mùa tiết là: theo Phật Giáo một năm có 3 mùa là: mùa lạnh, mùa nóng (nắng) và mùa mưa, trong ngày làm lễ Phát Lộ ấy nhằm mùa nào, mùa ấy có mấy kỳ lễ Phát Lộ, đã qua hết bao nhiêu, hiện tại và sẽ còn mấy kỳ nữa phải khai rõ (như đây là mùa lạnh, trong mùa này có 8 kỳ lễ Phát Lộ, một kỳ hiện đương làm, một kỳ đã qua rồi, còn sáu kỳ nữa sẽ tới).

VẤN: Bhikkhugananà ca? Sự đếm số Tăng hội có bao nhiêu?

ÐÁP: Imasmin uposathagge, sannipatitànam bhikkhùnam gananà, (…) (1) bhikkhu honti,

Trong chỗ làm lễ Phát Lộ đây, số Chư Tăng hội họp được…… vị (1)

VẤN: Ovàdo? Sự chỉ dạy cho Tỳ Khưu ni thế nào?

ÐÁP: Bhikkhuninam ovàdo dàtabbo (idànipna tàsam natthitàya, so ca ovàdo idha natthi).

Thầy Tỳ Khưu phải chỉ dạy cho các vị Tỳ Khưu ni (bây giờ sự chỉ dạy ấy không còn nữa, vì không cỏn Tỳ Khưu ni).

VẤN: Uposathassa etàni pubbakiccanti vuccati?

Các việc này sao gọi là phận sự phải làm trước lễ Phát Lộ?

ÐÁP: Etàni panca kammàni chandàharanadìni patimokkh’uddesato pathamam kattabbattà, uposathassa uposathakammassa pubbakiccanti vuccati, pubbakiccànìti akkhatàni.

Hết thảy 5 công việc, nhất là đem sự trong sạch, gọi là phận sự phải làm trước, vì trước khi Chư Tăng làm tăng sự là đọc giới bổn Ba la đề mộc xoa, các phận sự ấy phải làm cho xong.

VẤN: Uposatho yâvatikà ca bhikkhù kammappàttà sabhàg’àpattiyo cana vijjanti, vajjanùya capuggalà tasmim nahomti, pattakallanti vuccati. Uposatho?

Bốn điều nhất định là: ngày làm lễ Phát Lộ I, bao nhiêu vị Tỳ Khưu hội họp để làm lễ ấy (1) không có phạm chung một tội, trong tăng sự ấy không có người phải xa lánh 1, như thế thì cuộc lễ Phát Lộ hợp thời nên làm, vậy chớ ngày lễ Phát Lộ này thế nào?

ÐÁP: Tisu uposatha divasesu, càtuddasìpannarasì sàmaggìsu, ajj’ uposatho (pannaraso) (1).

Ngày làm lễ Phát Lộ có 3 là ngày Rằm, ngày 11 và ngày 29 của tháng thiếu, và ngày Chư Tăng làm lễ hòa hợp như ngày lễ hôm nay thuộc ngày Rằm.

VẤN: Yâvatikà ca bhikkhù kammappattà?

Vậy chớ có mấy vị Tỳ Khưu mới nên làm lễ Phát Lộ?

ÐÁP: Yattakà bhikkhù tassa uposatha kammassa pattàuttà anurùpà, sabbantimena paricchedena cattàro bhikkhù pakatattà sanghena anukkhittà te ca kho hatthapàsam avijjàbitvà ekasìmàyam thità.

Tất cả các vị Tỳ Khưu bao nhiêu cũng có thể làm, lễ Phát Lộ được, nhưng ít nhất là 4 vị trong sạch, không bị Chư Tăng phạt (ngưng chức) đều ngồi gần sát nhau trong một sìmà.

VẤN: Sabbàg’àpattiyo ca na vijjanti?

Còn về sự phạm đồng một tội thế nào?

ÐÁP: Vikàlabhojan’ àdivatthu sabhàg’ àpattiyo ca na vijjanti.

Sự phạm đồng một tội do một việc làm, nhất là ăn sái giờ, không có.

VẤN: Vajjanìyâ ca puggalà tasmimna honti.

Người mà phải tránh xa trong khi làm lễ Phát Lộ là thế nào?

ÐÁP: Gahatthapandak’ àdayo ekavìsati vajjanìyapuggalà, hatthapàsàto bahikarana vasena vajjetabbà, tasmimna honti.

Người phải tránh xa có 21 hạng, nhất là người thế và người lại cái, không có ngồi gần sát với Chư Tăng trong khi làm lễ Phát Lộ đâu.

VẤN: Pattakallanti vuccati?

Thế nào gọi là lúc nên làm lễ Phát Lộ?

ÐÁP: Sanghassa uposathakammam imehi catùhi lakkhanchi sangahitam, pattakallanti vuccati, pattakàlavantanti akkhàtam.

Sự nhất định trong 4 điều này gọi là lúc nên làm lễ Phát Lộ của Chư Tăng vậy, như thế là thì giờ nên làm.

* * *

Hỏi xong vị Tỳ Khưu vấn luật ấy nên đọc thỉnh như vầy:

Pubbakarana pabbakiccàni samàpetvà, desitàpattikassa samaggassa bhikkhusanghassa anumatiyâ, pàtimokkham uddisitum àràdhanam karomi.

Theo sự bằng lòng của Chư Tăng, vì đã làm các việc và phận sự trước khi làm lễ, đã sám hối tội lỗi rồi, và đều bằng lòng ưng thuận với nhau, vậy tôi xin thỉnh Ngài đọc giới bổn.

-ooOoo-

BHIKKHUPPÀTIMOKKHA

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammà Sambhuddhassa.

Sunàtu me bhante sangho, ajj’uposatho (pannaraso) yadi sanghassa pattakallam, sangho uposatham kareyya pàtimokkham uddìseyya.

Kim sanghassa pubbakiccam? pàrisuddhim àyasmanto àrocetha, pàtimokkham uddisissàmi, tam sabbeva santà sàdhukam sunoma manasikaroma, yassa siyâ àpatti, so àvikareyya asantiyâ àpattiyâ tunhì bhavitabbam, tunhìbhàvena, khopan àyasmante parisuddhàti vedissàmi; yathà khopana pacceka putthassa veyyàkaranam hoti.

Evameram evarùpàya parisàya yâvatatiyam anussàvitam hoti, yo pana bhikkhu yâvatatiyam anussàviyamàne saramàno santim àpattim nàvikareyya sampajànamusàvàdassa hoti, sampajàna musàvàdo kho pan’ àyasmanto antorayiko dhammo vutto bhagavatà, tasmà saramànena bhikkhunà àpannena visuddha pekkhena santì àpatti avitabbà, àvikatà hissa phàsu honti.

Uddittham kho àyasmonto nidànam.

Tatth’ àyasmante pucchà, kaccittha parisuddhà?

Dutiyampi pucchàmi kaccittha parisuddhà?

Tatiyampi pucchàmi kaccittha parisuddhà?

Parisuddhetth’ àyasmanto, tasmà tunhi, evametam dhàrayâmi.

Nidanuddeso nitthito.

GIỚI BỔN BA ÐỀ MỘC XOA CỦA TỲ KHƯU

Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavà Ngài là bậc Araham cao thượng, được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam bồ đề).

Bạch đại đức Tăng, xin Chư Tăng nghe tôi, ngày hôm nay là ngày lễ Phát Lộ của ngày Rằm, nếu hợp thời nên làm, thì Chư Tăng làm lễ Phát Lộ là phải đọc giới bổn, Ba đề mộc xoa.

Phận sự phải làm trước, các Ngài đã làm chưa ? Thưa các vị, xin các vị phải sám hối cho trong sạch rồi tôi mới đọc giới bổn. Chúng ta ở đây hết thảy phải thành tâm để nghe đọc giới bổn cho được sự lợi ích. Như vị nào có phạm tội xin vị ấy sám hối đi, còn vị nào trong sạch thì làm thinh. Tôi sẽ biết rằng vị ấy được trong sạch do cử chỉ làm thinh ấy, cũng như người mà bị người ta cật hỏi phải trả lời như thế nào, thì khi lời tôi tuyên bố hỏi Chư Tăng đủ 3 lần cũng như thế ấy. Nếu khi tôi đã hỏi đủ 3 lần rồi mà vị nào nhớ được sự phạm tội của mình, nhưng vẫn không chịu sám hối, thì vị ấy sẽ phạm thêm một hành ác về nói láo, vì biết mình mà không chịu khai ra.

b?ch các Ngài, tội này Ðức Thế Tôn có nói cũng là một pháp tai hại, bởi vậy cho nên, vị nào đã phạm rồi mà nhớ lại được và muốn cho mình được trong sạch thì nên sám hối tội ấy ra. do nhờ sự sám hối ấy mà tâm thầy Tỳ Khưu ấy được sự vui vẻ.

Bạch các Ngài, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi.

Tôi xin hỏi các Ngài trong nguyên nhân này các Ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài đã được trong sạch chưa? Tất cả các Ngài đã được trong sạch, trong nguyên nhân này, nên các Ngài mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận do nơi sự làm thinh ấy.

Dứt phần kể các nguyên nhân.

-ooOoo-

PÀRÀJIKUDDESO

Tatrime cattàro pàràjikà dhammà uddesam àgacchanti.

  1. Yo pana bhikkhu bhikkhùnam sikkhàsàjìvasamàpanno, sikkham appaccakkhàya, dubbalyam anàvikatvà, methunam dhammam patisebeyyan tamaso tiracchàna gatàyapi, pàràjiko hoti asamvaso.
  2. Yo pana bhikkhu gàmà và arannà và adinnam theyyasan khàtam àdiyeyya yathàrùpe adinnàdàne ràjàno coram gahetvà haneyyum và bandheyyum và pabbàjeyyum và corosi bàlosi mùlhosi thenosìti tathàrùpam bhikkhu adinnam àdiyamàno, ayampi pàràjiko hoti asamvàso.
  3. Yo pana bhikkhu sancicca manussaviggaham jìvità voropeyya, satthahàrakam vàssa pariyeseyya, maranavannam và samvanneyya, maranàya và samadapeyya, ambho purisa kim tuyhiminà pàpakena dujjìvitena? matante jìvità seyyoti; iti cittamano cittasankappo, anekapariyâyena maranavannam và samvanneyya, maranàya và samàdapeyya, ayampi pàràjiko hoti asamvàso.
  4. Yo pana bhikkhu anabhijànam uttarimanussadhammam attùpanàyikam alamariyannànadassanam samudàcareyya: iti jànàmi, iti passàmìti, tato aparena samayena samanuggàhiyamàno và asamanuggàhiyamàno và àpanno, visuddhàpekkho evam vadeyya: ajànamevam àvuso avacam jànàmi apassam passàmi, tuccham musà vilapinti, annatra adhimànà, ayampi pàràjiko hoti asamvàso.

Uddhitthà kho àyasmanto cattàro pàràjikà dhammà, yesam bhikkhu annataram: và annataram và àpajjitvà, ra labbati bhikkùhi saddhim sàvamvàsam, yathà pure tathà pacchà, pàràjiko hoti asamvàso.

Tatth’ àyasmante pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Dutiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Tatiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Parisuddhetth’àyasmnto, tasmà tunhì evametam (dhàrayâmi)

Pàràjik’uddeso nitthito.

BẤT CỘNG TRỤ

Bốn pháp Bất Cộng Trụ của giới bổn, phải kể ra là:

  1. Thầy Tỳ Khưu nào, đã có học hỏi và thọ trì các điều học của Tỳ Khưu rồi, chưa hoàn tục hoặc chưa tỏ ra mình là người yếu hèn (không thể hành đạo cao thượng được) mà hành dâm, dầu cho với loài thú cái, cũng hạm tội Bất Cộng Trụ, không được phép ở chung với các Tỳ Khưu khác.
  2. thầy Tỳ Khưu nào, đã có tâm trộm cắp lấy của người, ở trong xóm hoặc ở trong rừng; các nhà vua bắt được đạo tặc, hoặc giết hại, hoặc giam cầm, hoặc lưu đầy xứ và cho rằng “người là kẻ đạo tặc, là người hung ác, là người ăn cắp”như thế nào, thì thầy Tỳ Khưu lấy của mà người ta không dâng cho cũng như thế ấy, thầy Tỳ Khưu ấy đã phạm Bất Cộng Trụ, không được phép ở chung với các Tỳ Khưu khác.
  3. Thầy Tỳ Khưu nào, cố ý giết hại mạng sống con người hoặc kiếm khí giới biểu cho kẻ khác giết hại, hoặc khen sự nên chết hoặc nói dắc dẫn cho người nên chết cho rồi như vầy: “Này người ơi ! Mạng sống của người rất xấu xa có lợi ích chi đâu, vậy người nên chết đi còn tốt hơn là sống”.

Thầy Tỳ Khưu suy nghĩ tính toán trong tâm như thế ấy, rồi nói khen ngợi dắc dẫn chỉ bảo người sự chết đủ cách, thầy Tỳ Khưu ấy đã phạm Bất Cộng Trụ không được phép ở chung với các vị Tỳ Khưu khác.

  1. Thầy Tỳ Khưu nào biết rõ, nhưng nói khoe khoan rằng: Mình đã đắc được pháp của bậc cao nhơn là pháp phải thấy rõ bằng trí tuệ cao thượng, như vầy: “Tôi biết như thế này, tôi thấy như thế này”. Sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không có ai hỏi lại chẳng hạn cũng phạm tội Bất Cộng Trụ. Mặc dầu sau lại muốn được trong sạch là khỏi tội bèn nói sửa trở lại như vầy: “Nầy người, tôi không biết như thế này, tôi không thấy như thế này, nhưng tôi nói biết và thấy, nói như vậy là tôi nói láo. Thầy Tỳ Khưu ấy đã phạm tội Bất Cộng Trụ, không được phép ở chung với các vị Tỳ Khưu khác. trừ ra tưởng rằng mình đã đắc đạo của bậc cao nhơn.

Bạch các Ngài, 4 pháp Bất Cộng Trụ tôi đã kể ra rồi, thầy Tỳ Khưu nào đã phạm tội một trong bốn pháp này, thì không còn được phép ở chung với các vị Tỳ Khưu khác, trước kia người ấy thế nào thì sau này phạm tội Bất Cộng Trụ rồi cũng không được ở chung với các vị Tỳ Khưu như thế ấy.

Tôi xin hỏi các Ngài, trong bốn pháp Bất Cộng Trụ này, các Ngài có trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài có được trong sạch không? Các Ngài đã trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch các Ngài, do nơi sự làm thinh ấy.

Dứt phần kể các pháp Bất Cộng Trụ.

-ooOoo-

SANGHADISES’UDDESO

Ime kho pan’àyasmanto terasa sanghàdisesà dhammà uddesani àgacchanti.

  1. Sancetanikà sukkavisatthi, annatra supinantà, sanghàdiseso.
  2. Yo pana bhikkhu otinno viparinatena cittena, màtugàmena saddhim kàyasamsaggam samàpajjeyya, hatthaggàham và veniggàham và annata và annatarassa và angassa parà masanam, sanghàdiseso.
  3. Yo pana bhikkhu otinno viparinatena cittena màtugàmam dutthullàhi vàcàhi obhàseyya yathàtam yuvà yuvatim methùnupasanhitàhi, sanghàdiseso.
  4. Yo pana bhikkhu otinno viparinatena cittena, màtugamassa santike attakàma pàricariyâya, vannam bhàseyya: Etadaggam bhagini pàricariyânam, yâ madisam sìlavantam kalyanadhammam brahmacàrim etana dhammena, paricareyyàti methunupasanhitena, sanghàdiseso.
  5. Yo pana bhikkhu sancarittam samàpajjeyya, itthiyâ và purisamatim, purisassa và itthìmatim, jàyattane và jàrattane và, antamaso tamkhanikàyapi, sanghàdiseso.
  6. Sannàcikàya pana bhikkhunà kutim kàrayamànena assàmikam att’uddesam, pamànikà kàretabbà, tatridam pamànam dìghaso dvàdasavidatthiyo. Sugatavidatthiyâ, tiriyam sattantà: bhikkhù abhinetabbà, vatthudesanàva: Tehi bhikkhùhi vatthum desetabbam anàrambham saparikkamanam sàrambhe ce bhikkhu vatthusmim aparikkamane sannàcikàya kutim kàreyya, bhikkhù và anabhineyya vatthudesanàya, pamànam và atikkàmeyya, sanghàdiseso.
  7. Mahallakam panà bhikkhunà vihàram kàrayamànena sassàmikàm att’uddesam, bhikkhù abhinetabbà vatthu desanàya, tehi bhikkhùhi vatthum desetabbam anàrambham saparikkamanam; sarambhe ce bhikkhu vatthusmim aparikkamane mahallakam vihàram kàreyya, bhikkhù và anabbineyya vatthudesanàya, sanghàdiseso.
  8. Yo pana bhikkhum duttho doso appatìto, amùlakena pàràjikena dhammena anuddhamseyya: appeva nàma nam imamhà brahmacariyâ càveyyanti tato aparana samayana samanuggàhiyamano và asamanuggàhiyamàno và, amùlakanceva tam.

Adhikaranam hoti, bhikkhu ca dosam patitthàti, sanghàdiseso.

  1. Yo pana bhikkhu bhikkhum duttho doso appatìto, annabhàgiyassa adhikaranassa kinci desam lesamattam upàdàya, pàràjikena dhammena anuddhamseyya: appeva nàma nam imamhà brahmacariyâ càveyyanti, tato aparena samayena samanuggàhiyamano và asamanuggàhiyamàno và, annabhàgiyanceva tam adhikaranam hoti koci desolesamatto upàdinno, bhikkhu ca dosam patitthàti sanghàdiseso.
  2. Yo pana bhikkhu samaggassa sanghassa bhesàya parakkameyya, bhedanasamvattanikam và adhikaranam samàdàya paggayha tittheyya; so bhikkhu bhikkhùhi evamassa vacanìyo mà àyasmà samaggassa sanghassa bhedàya parakkami, bhedanasamvattanikam và adhikaranam samàdàya paggayha atthàsi; samet’àyasmà sanghena samaggohi sangho sammodamàno avivadamàno ek’uddeso phàsu viharatìti, evanca so bhikkhu bhikkhùhi vuccamàno tatheva pagganheyya; so bhikkhu bhikkhùhi yâvatatiyam samanubhàsitabbo tassa patinissaggàya.

Yøavatatiyance samanubhàsiyamànà tam patinissajjeyya, iccetam kusalam; no ce patinissajjeyya, sanghàdiseso.

  1. Tass’eva kho pana bhikkhussa bhikkhù honti anuvattakà vaggavàdakà eko và dve và tayo va, te evam vadeyyum; maa2yasmanto etam bhikkhum, kinci avacuttha dhammavàdì ceso bhikkhu, vinayavàdì ceso bhikku, ambàkanceso bhikku chandanca rucinca àdàya voharati, jànàti no bhàsati, amhàkampetam khamatìti; Te bhikkù bhikkhùhi evamassu vacanùyâ; mà àyasmanto evam avacuttha na ceso bhikkhu dhammavàdì, na ceso bhikkhu vinayavàdi mà àyasmantànampi sanghabhedo rucitthà samet’àyasmantànam sanghena, samaggo hi sangho sammodamàno avivadamàno ek’uddeso phàsu viharatìti; evanca te bhikkhù bhikkhùhi vuccamànà, that’eva pagganheyyum te bhikkhù bhikkhùhi yâvatatiyam samanubhàsitabbà tassa patinissaggàya.

Yâvatatiyance samanubhàsiyamànà tam patinissajjeyyum, iccetam kusalam no ce patinissajjeyum, sanghàdiseso.

  1. Bhikkhu pan’eva dubbacajàtiko hoti, uddesa pariyâpannesa sikkhàpadesu bhikkhùhi, sahadhammikam vuccamàno, attanam avacanìyam karoti: mà mam àyasmanto kinci avacuttha kalyânam và pàpakam và ahamp’ àyasmante na kinci vakkhàmi kalyânam và pàpakam và viramath’ àyasmanto mama vacanàyâti.

So bhikkhu bhikkhùhi evamassa vacanìyo, mà àyasmà attànam avacanìyam akàsi, vacanìyam’ eva àyasmà attànam karotu, ayasmàpi bhikkhù vadetu sahadhammena, bhikkhùpi àyasmantam vakkhanti sahadhammena; evam samvaddhàhi tassa bhagavàto parisà, yadidam annamannavacanena annamanna vutthàpanenàti.

Evanca so bhikkhu bhikkhùhi vuccamàno that’ evapagganheyya, so bhikkhu bhikkhùhi yâvatatiyam samanubhàsitabbo tassa patinissaggàya.

Yâvatatiyance samanubhàsiyamàno tam patinissajjeyya iccetam kusalam no ce patinissajjeyya, sanghàdiseso.

  1. Bhikkhu pan’eva annataram gàmam và nigamam và upanissàya viharati kuladùsako pàpasamàcàro, tassa kho pàpakà samàcàrà dissanti e’ eva suyyanti ca, kulàni ca tena dutthàni dissanti e’ eva suyyanti ca.

So bhikkhu bhikkhùhi evamassa vacanìyo: àyasmà kho kuladùsako pàpasamàcàro, àyasmato kho pàpakà samàcàrà dissanti e’ eva suyyanti ca kulàni e ‘ àyasmatà dutthàni dissanti e’ eva suyyanti ca, kulàni e’ àyasmatà dutthàni dissanti e’ eva suyyanti ca, pakkamat ‘ àyasmà imamhà àvàsà alante idha vàsenàti.

Evancà so bhikkhu bhikkhùhi vuccamàno, te bhikkhù evam vadeyya: chandagàmino ca bhikkhù, dosagàmino ca bhikkhù, mohagàmino ca bhikkhù, bhayagàmino ca bhikkhù, tàtisikàya apattiyâ ekaccam pabhàjenti ekaccam na pabhàjentìti.

So bhikkhu bhikkhùhi evamassa vacanìyo: mà àyasmà evam avaca, na ca bhikkhù chandagàmino na ca bhikkhù dosagàmino, na ca bhikkhù mohagàmino, na ca bhikkhu bhayagàmino àyasmà kho kuladùsako pàpasamàcàro. Aøyasmato kho pàpakà sàmacàrà dissanti e’eva suyyanti e’ eva auyyanti ca; pakkamat’àyasmà imamhà àvàsà alante idha vàsenàti. Evanca so bhikkhu bhikkhùhi vuccamàno that ‘ eva pagganheyya, so bhikkhu bhikkhùhi yâvatatiyam samanubhàsitabho tassa patinissaggàya. Yâvatatiyance samanubhàsiyamàno tam patinìssajjeyya, iccetam kusalam, no ce patinissajjeyya sanghàdiseso. Udditthà kho àyasmanto terasa sanghàdisesà dhammà, nava patham àpattikà, cattàro yâvatatiyakà; yesam bhikkhu annataram và anntaram và àpajjittvà yâvatiram và annataram và àpajjittvà yâvatiham jànam paticchàteti, tàvatiham tena bhikkhunà akàmà parivatthabbam parivutthaparivàsena bhikkhunà uttarim ehàrattam bhikkhumànattàya patipajjitabbam. Cinnamànatto bhikkhu, yattha siyâ vìsatigano bhikkhu sangho, tattha so bhikkhu abbhetabbo.

Ekenapi ce ùno vìsatigano bhikkhusangho tam bhikkhum abbheyya, so ca bhikkhu anbbhito, te ca bhikkhù gàrayhà. Ayam tattha sàmìci.

Tatth ‘ àyasmante pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Dutiyampi pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Tutiyampi pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Parisudhetth’ àyasmanto, tasmà tunhì.

Evametam dhàrayâmi.

Sanghàdises ‘ uddeso nitthito.

PHẦN KỂ RA TĂNG TÀNG (1)

  1. Thầy Tỳ Khưu nào cố ý làm cho tinh khí xuất ra thì phạm tội tăng tàng, trừ phi nằm chiêm bao.
  2. Thầy Tỳ Khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, rờ rẩm vào mình phụ nữ, hoặc nắm tay, hoặc rờ đầu tóc, hoặc rờ trong mình bất luận chỗ nào, thì phạm tội tăng tàng.
  3. Thầy Tỳ Khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói trêu ghẹo phụ nữ bằng lời tục tĩu cũng như người trai tơ nói trêu ghẹo cô gái bằng lời nói có tánh cách dâm dục thì phạm tội tăng tàng.
  4. Thầy Tỳ Khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói lời có tánh cách dâm dục là khen ngợi ân đức của sự cho mình hành dâm với phụ nữ rằng: “Này cô, người phụ nữ nào hầu hạ là cho sự hành dâm đến người tu hành cao thượng có giới hạnh, có nhiều đức tánh như tôi đây, sự hầu hạ ấy là cao thượng hơn tất cả các sự hộ độ khác”, thì phạm tội tăng tàng.
  5. Thầy Tỳ Khưu nào làm mai mối là đem ý muốn của người nam nói với phụ nữ, của phụ nữ nói với người nam, làm cho hai bên thành vợ chồng hoặc kết tình với nhau, dầu nói một lúc cho mấy cô gái giang hồ, cũng phạm tội tăng tàng.
  6. Thầy Tỳ Khưu khi làm tịnh thất riêng cho mình, mà không có thí chủ đứng cất cho, tự mình đi xin vật liệu để cất thì phải cất cho đúng luật là: bề dài 12 gan, bề ngang 7 gan của Ðức Phật (1) do từ phía trong vách và phải dẫn Chư Tăng đến để chỉ chỗ cho. Chỗ ấy không có sự hoài nghi (là nhầm ổ mối, kiến v.v..) và có chỗ trống chung quanh (cho xe bò đi được). Nếu thầy Tỳ Khưu làm cốc liêu, đi xin vật liệu của người. Cất trong chỗ có sự hoài nghi và trống chung quanh, không dẫn Chư Tăng đến chỉ chỗ hoặc cất quá luật định thì phạm tội tăng tàng.
  7. Khi nào thầy Tỳ Khưu làm chỗ ở lớn cho mình, do có thí chủ đứng cất cho, thì phải dẫn Chư Tăng chỉ chỗ cho, chỗ ấy không có sự hoài nghi và chung quanh có chỗ trống. n?u thầy Tỳ Khưu cho làm chỗ lớn ở riêng cho mình nơi chỗ có sự hoài nghi, không có khoảng trống chung quanh hoặc không dẫn Chư Tăng đến chỉ chỗ cho thì phạm tội tăng tàng.
  8. Thầy Tỳ Khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, cáo gian thầy Tỳ Khưu khác phạm tội Bất Cộng Trụ mà không có nguyên nhân chi, với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào ! cho vị Tỳ Khưu đó phải xa lìa sự đạo hạnh cao thượng”(là phải hoàn tục) sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hạch hỏi lại, nếu sự tố cáo rõ ràng là không có nguyên nhân chi, dầu cho thầy Tỳ Khưu tiên cáo ấy có nhìn nhận tội của mình cũng phạm tội tăng tàng.
  9. Thầy Tỳ Khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, nhân một nguyên nhân nhỏ mọn nào khác để làm bằng cớ, rồi tố cáo vị Tỳ Khưu khác phạm tội Bất Cộng Trụ với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào, cho vị Tỳ Khưu đó phải xa lìa sự hành đạo cao thượng”. Sau khi ấy dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hỏi lại, nếu sự tố cáo ấy là một việc khác, mà thầy Tỳ Khưu ấy dựa vào một nguyên nhân nhỏ mọn để làm bằng cớ, dầu thầy Tỳ Khưu ấy có thú nhận tội lỗi của mình, cũng phạm tội tăng tàng.
  10. Thầy Tỳ Khưu nào, Chư Tăng đang hòa thuận nhau mà cố gắng làm cho chia rẽ, hoặc chấp lấy một sự tranh luận nào mà làm cho Chư Tăng chia rẽ nhau ở riêng biệt nhau. Thì các vị Tỳ Khưu khác nên khuyên vị Tỳ Khưu ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên cố gắng làm cho Chư Tăng đang hòa hiệp nhau phải chia rẽ, và cũng không nên chấp lấy một bằng cớ nào mà làm cho Chư Tăng chia rẽ ở riêng nhau, xin đạo hữu nên hòa thuận nhau, vui vẻ nhau, không cải cọ nhau, có sự sum hợp nhau, thì thường được an vui”. Khi các vị Tỳ Khưu nói như thế ấy, nhưng thầy Tỳ Khưu ấy cũng vẫn chấp như cũ các vị Tỳ Khưu phải hợp lại “Tụng tuyên ngôn ngăn cản trong 3 lần”cho vị ấy dứt bỏ sự chia rẽ tăng chúng ấy đi. Khi các Tỳ Khưu đã “Tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi”mà thầy Tỳ Khưu ấy chịu dứt bỏ sự làm cho tăng chúng chia rẽ ấy ra, sự dứt bỏ ấy rất tốt vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.
  11. Các thầy Tỳ Khưu, hoặc 1 vị, 2 vị, 3 vị, xu hướng theo vị làm cho chia rẽ tăng chúng và chấp theo phe đảng. các vị Tỳ Khưu khác nên ngăn cản khi các vị Tỳ Khưu ấy ngăn cản thì các vị kia nói như vầy: “Xin các đạo hữu đừng nói lời chi với vị Tỳ Khưu ấy, bởi vì vị ấy nói đúng theo kinh, nói đúng theo luật, hơn nữa vị ấy chấp lấy việc mà chúng tôi vừa lòng đẹp ý nên mới nói. Vị ấy biết rõ sự bằng lòng của chúng tôi nên mới nói”. Các vị Tỳ Khưu khác nên nói lại với các vị kia rằng: “Các đạo hữu không nên nói như vậy, vì thầy Tỳ Khưu này, không phải là người nói đúng theo kinh, theo luật đâu, xin các vị đừng vui thích việc làm chia rẽ tăng chúng và nên hòa hợp với Chư Tăng đi. “Bởi vì Chư Tăng hòa thuận nhau, vui vẻ với nhau, không cãi cọ nhau, sum hợp nhau lại làm một thì thường được sự an vui”. Khi các vị Tỳ Khưu ấy nói như thế mà các vị kia cứ chấp như cũ thì Chư Tăng nên đọc “Tuyên ngôn để ngăn cản các vị kia trong 3 lần”để dứt bỏ sự chấp nhứt ấy đi. Khi Chư Tăng đã tụng “”Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản”, như các vị đó dứt bỏ sự chấp ấy đi, sự dứt bỏ ấy là một việc rất tốt nếu không chịu dứt bỏ, thì phạm tội tăng tàng.
  12. Nếu thầy Tỳ Khưu có tánh nết khó dạy, khi có các vị Tỳ Khưu khác khuyên giải đúng theo giáo pháp và theo như các điều học trong giới bổn, lại tỏ ra mình là người cứng đầu và nói rằng: “Xin các vị đứng nói lời gì tới tôi hết thảy, mặc dầu xấu hay tốt gì thây kệ tôi”. Còn phần tôi, cũng vậy, tôi không nói gì dầu tốt dần xấu gì tới các vị xin các vị đừng có giảng dạy cho tôi nữa”.

Các vị kia nên nói với vị ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên tỏ ra người khó dạy như thế. Nên làm cho mình là người dễ dạy”. Còn đạo hữu cũng vậy, cứ chỉ dạy chúng tôi đúng theo giáo pháp và chúng tôi cũng chỉ dạy đạo hữu đúng thoe kinh luật vậy. Bởi vì đệ tử của Ðức Phật thường được sự tấn hóa do nhờ sự nhắc nhở nhau những lời có lợi ích là làm cho nhau thoát khỏi những đều tội lỗi”.

Khi các vị Tỳ Khưu nói như thế ấy mà vị kia cũng vẫn chấp như cũ thì Chư Tăng phải tụng “Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản và cho dứt bỏ sự chấp ấy đi”. Khi Chư Tăng đã tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi mà vị ấy dứt bỏ được, sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.

  1. Thầy Tỳ Khưu đến cư ngụ một xứ nào hoặc một nơi nào, là người hành động xấu xa,làm cho hư hại gia quyến người, sự hành động ấy có người nghe và thấy rõ ràng; lại nữa các gia quyến ấy họ cũng nghe và thấy rõ sự hành động xấu xa của vị ấy.

Các vị Tỳ Khưu khác nên nói với vị Tỳ Khưu ấy rằng: “Ðạo hữu là người làm hư hại gia quyến người và hành động xấu xa rõ rệt, sự hành động xấu xa ấy có người ta nghe và thấy, hơn nữa các gia quyến mà đạo hữu đã hãm hại ấy, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. Vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên cư ngụ nơi đây nữa”.

Khi các vị Tỳ Khưu nói như thế ấy, thì vị kia lại trả lời rằng: “Các Ngài đều là người tây vị, vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ, bởi vậy các Ngài, có người cũng đồng phạm một tội với nhau, mà kẻ bị đuổi còn người lại không”.

Các vị Tỳ Khưu khác nên nói lại với vị ấy rằng: “Ðạo hữu không nên nói như vậy, vì Chư Tăng không phải là tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ đâu. Ðạo hữu là người hành động xấu xa và hãm hại gia quyến người, sự hành động xấu xa ấy, có người ta nghe và thấy rõ ràng; hơn nữa những gia quyến mà đạo hữu làm hư hại, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên ở đây nữa”.

Khi các vị Tỳ Khưu đã nói như thế mà vị kia cũng cứ chấp như cũ, thì các vị Tỳ Khưu nên tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” đặng cho dứt bỏ sự hành động xấu xa ấy đi. Nếu khi đã tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” mà vị ấy chịu sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.

Bạch các Ngài, 13 pháp tăng tàng, tôi đã kể ra rồi, 9 pháp đầu gọi là “Patham ‘ àpattikà: Khi hành sái thì phạm tội liền”. Còn 4 pháp sau gọi là “Yâvatatiyakà: phạm tội khi nào Chư Tăng đã đọc tuyên ngôn ngăn cản 3 lần mà không dứt bỏ”.

Tất cả 13 tội này, nếu thầy Tỳ Khưu nào phạm một tội nào, mà biết rõ mà dấu bao nhiêu ngày thì phải phạt tội cấm phòng bấy nhiêu ngày (là phải ở dưới sự hành phạt nhất định của Chư Tăng ), khi hành phạt xong còn phải thực hành “Mànatta” (là hành động cho tốt, đặng Chư Tăng ưa thích) trong 6 đêm nữa, rồi Chư Tăng từ 20 vị trở lên ở đâu thì thầy Tỳ Khưu ấy đến xin “Abbhànakamma” là tăng hợp lại tụng tuyên ngôn cho phéo mình nhập chúng ). Nếu Chư Tăng không đủ 20 vị, dầu chỉ thiếu một vị mà vẫn tụng tuyên ngôn cho nhập chúng thì tăng sự ấy cũng không thành tựu đến vị ấy. Về phần Chư Tăng thì cũng bị Ðức Phật quở rầy. Làm như thế là việc làm hợp pháp trong tăng sự.

Tôi xin hỏi các Ngài trong 13 tội tăng tàng này các Ngài có trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài có được trong sạch không?

Các Ngài được trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch của các Ngài, do nơi sự làm thinh ấy.

Dứt phần kể về tăng tàng.