Đường Về Minh Triết

Đường Về Minh Triết

Trương Văn Chiến 14

VĂN ƠI!

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

(Bài văn vần & lời giới thiệu chung của báo GD – TĐ)

Học Văn là học làm người

Không làm sâu, mọt, nhặng, ruồi, cáo gian…

Mà sao đời cứ thở than:

Quá nhiều những thứ quan tham chực chờ?!

Hối lộ, bè phái, tham ô…

Bệnh này Văn học… hững hờ ôi chao!

Thế nên thiên hạ càu nhàu

Giỏi Văn biết có giúp nhau được gì…

Đừng trách người học mê si

Họ không say đắm những gì “xa xôi”

Học Văn là học làm người…

(Tháng 5/2005)

*Lời giới thiệu chung của báo Giáo Dục & Thời Đại Chủ Nhật số 21 ngày 22/5/2005 (Chuyên đề dạy Văn-học Văn):

“Đã quá nhiều “giấy mực” bàn về thực trạng môn Văn trong nhà trường hiện nay. Cuộc mổ xẻ để tìm căn nguyên cũng đã kéo dài tới mức đáng ghi vào “Guiness diễn đàn” nhưng xem ra vẫn khó kết thúc. Trong số này, chúng tôi tập hợp một số ý kiến xoay quanh trách nhiệm của người lớn – bao gồm cả giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lí vĩ mô – đối với môn Văn trong nhà trường”.

*************

DƯỚI ÁNH TRĂNG THIỀN

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Tản-bút-thơ)

1.

Thơ

Tìm về bản thể

Để đối diện linh hồn…

Trí-công-cụ

Như máy móc vô cảm

Một vần thơ

Hiển lộ ánh trăng tâm.

2.

Nhìn vô tác

Thấy tỏ tường

Vọng tưởng hóa chân như

Cực lạc quyện từ bi

Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn

Giữa vầng trăng

Một niệm vô ngôn.

3.

Lưu bóng giai nhân

Gương hồ dậy sóng

Trăng tan

Quên chốn an nhiên theo dục vọng

Bặt chân tâm

Cỏ nội

Mây ngàn…

4.

“Nhân bất học bất tri lí”

Nhưng trí-lương-tri

Soi sáng lòng người…

Nhân hữu học

Lắm phường ma quỷ

Mất vầng trăng

Đen tối lương tâm.

5.

Miệng tha thiết vầng trăng thanh bình

Cái “tôi” quyền lực-chiến tranh

Miệng ngọt ngào vì nước vì dân

Cái “tôi” sâu mọt nhặng ruồi-vô cảm…

Đảo điên tiếng sủa bóng

Vô minh

Bầy đàn vang rân.

6.

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” (*)

Mẫu số chung

Tỏ ngộ khi đi tìm chân lí…

Gặp lại Thượng Đế (pháp thân)

Giữa vầng trăng vô tướng

Tâm vô ngôn

Soi sáng muôn lời.

(*): -“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ,

là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;

mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ,

cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.

-“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất

của chính mình.

(Đường Về Minh Triết; NXB Văn Nghệ, 2007).

7.

Cảm nghiệm cái “tôi”

Hốt nhiên trực ngộ

Tâm Không…

Giữa chợ đời

Trăng Lăng Già tịch chiếu

Bể khổ vơi dần

Thấp thoáng từ bi.

8.

Im lặng cái “tôi”

Tâm thấy tâm

Trăng vĩnh hằng hiển lộ

Dứt đối kháng

Bặt tị hiềm hơn thua nhân-ngã

Phóng hạ đồ đao

Phật hiện tiền.

9.

Tâm điên đảo

Miệng cằn nhằn

Sân si che khuất vầng trăng

Hạnh phúc trăm năm: ảo tưởng

Những bản tình ca

Linh hồn vất vưởng

Cái “tôi”: bể khổ cho nhau.

10.

Dừng tâm rong ruổi

Đêm nay ngồi quán chiếu cái “tôi”

Tịnh độ không xa ngái

Rưng rưng một thoáng chân như

Tuồng như giữa tùng lâm Đâu Suất

Trăng khuya đối ẩm

Chia sẻ bình yên với đất trời.

11.

Tích tụ năng lượng vọng tâm

Quên vầng trăng tuệ giác

Kiếp người nặng nghiệp đảo điên

Cuối đời

Chui vào ngạ quỷ

Đói khát liên miên

Mồ mả ngục tù.

12.

Dừng bước tâm hành

Mây vô minh dần tan

Vầng trăng xưa thấp thoáng

Vơi bao ràng buộc chợ đời…

Chợt tiếng chim

Bừng sáng

Tâm Không.

(22-30/7/2013)

*************

TÂM ĐỐI XỨNG

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Bài thơ & vài trích dẫn khoa học)

Một bên là Thượng Đế

Một bên là cuộc đời

Biết làm tâm đối xứng:

Tỉnh Thức giữa An Vui.

(Thượng Đế là Chân Lí Tối Thượng,

là Bản Thể Vũ Trụ, là Viên Giác,

là Tâm Không, là Chân-Thiện-Mĩ).

TÂM ĐỐI XỨNG

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Bài thơ & vài trích dẫn khoa học)

Một bên là Thượng Đế

Một bên là cuộc đời

Biết làm tâm đối xứng:

Tỉnh Thức giữa An Vui.

(Thượng Đế là Chân Lí Tối Thượng,

là Bản Thể Vũ Trụ, là Viên Giác,

là Tâm Không, là Chân-Thiện-Mĩ).

(Đường Về Minh Triết)

********

 (Đọc thêm)

Nhịp Sống Thăng Hoa

Ta cày xới gieo mầm xuân cõi tạm

Để kể công kể trạng với đất trời

“Tận nhân lực” nhưng biết “tri thiên mệnh”

Nên đa đoan mà như thể rong chơi

Em đừng sợ nõn nà rồi héo úa

Bọt sóng vỡ tan, biển vẫn bao la

Tận nhân lực gieo mầm xuân cõi tạm…

Bên tử thần, nhịp tâm thức thăng hoa.

(Thiên mệnh: đại luật vận hành của vũ trụ).

CHÙM THƠ THIẾU NHI

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 * (Các danh xưng “Phật”,“Bồ tát”…

ở đây mang ý nghĩa tương đương với

các danh xưng thánh thiện tâm linh khác).

——

 *Một vấn đề lớn của thời đại chúng ta, là

làm thế nào để xây dựng vững chắc cảm

hứng sống có đạo đức nhân văn ở con người.

 *Tôn giáo có ý nghĩa lớn về đạo đức, về cảm  

hứng, nhu cầu cải tạo tâm tính, nếu tôn giáo

giàu từ bi bác ái.

Em Theo Mẹ Đến Chùa

Sáng nay trời trong xanh

Gặp ai cũng hiền lành

Đến chùa cùng với mẹ

Em vui từng bước chân

Vườn chùa tỏa bình yên

Như vào chốn thần tiên

Chim đùa vui ríu rít

Hoa thoang thoảng hương thiền

Mẹ vào chùa lễ Phật

Em thầm niệm: Nam mô…

Nghe lời kinh tiếng kệ

Ấm áp lòng tuổi thơ.

Em Tập Ngồi Thiền

Ngồi bình yên tập thở

Thực hành bài định tâm

Thở nhẹ và thầm niệm:

Nam mô Quán Thế Âm

Lòng em thật hiền hòa

Muốn dâng đời đóa hoa

Yêu gia đình thắm thiết

Thương nghĩa mẹ, công cha…

Mỗi ngày, năm… mười phút

Em tập tễnh ngồi thiền

Sách đèn thêm thông sáng

Thêm niềm vui bình yên.

Sáng Tình Người

Đêm Nô-en

Em đến nhà bạn chơi

Nghe bạn hát Thánh ca

Sáng lung linh tình người

Đêm Nô-en

Phố phường vui bên nhau

Em lặng thầm mong ước

Cõi đời bớt thương đau

Nghe những lời Chúa dạy

Em chia vui bạn hiền

Thêm trái tim Thánh đạo

Thêm cho đời bình yên.

Ươm Thiện Lành Tuổi Thơ

Sau mỗi lần nói dối

Lòng hổ thẹn, xin chừa

Em thành tâm niệm Phật

Ươm thiện lành tuổi thơ

Em thành tâm niệm Phật

Gia đình thêm niềm vui

Mẹ cha quên mệt nhọc

Thầy cô sáng nụ cười

Sau mỗi lần nói dối

Lòng hổ thẹn, xin chừa

Ông bà yêu em lắm

Cho em những vần thơ.

Nương Tựa Bồ Tát

Bồ tát trên cõi trời

Bồ tát khắp mọi nơi…

Hiền hòa và chân thật

Là em gần gũi Người

Bồ tát mang từ bi

Cứu khổ tham sân si

Em kính ngưỡng Bồ tát

Nương đuốc tuệ quay về

Tượng Bồ tát sân chùa

Hòa niềm vui tuổi thơ…

Nương tâm linh Bồ tát

Tâm hồn không bơ vơ.

——-

11/2013

*************

DẤN THÂN

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Bài thơ & Chứng nghiệm tâm linh…)

Từ khi lộ ánh trăng thiền

Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời

Vô ngôn sáng giữa muôn lời

Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không.

Lễ Chùa Đầu Xuân (*)

(Thơ thiếu nhi – mến tặng

Nguyễn Xuân Nhi & các cháu)

Không đì đùng pháo nổ

Ngày xuân thật hiền hòa

Tiếng chuông chùa chúc Tết

Lời bình yên ngân nga

Em lên chùa lễ Phật

Cầu năm mới thiện lành

Bớt tham sân si mạn

Thêm nụ cười tâm xuân

Em lên chùa lễ Phật

Nghe chan chứa tình người

Yêu từng lời cây cỏ

Thương từng trái tim đời…

Không đì đùng pháo nổ

Ngày xuân thật hiền hòa

Tiếng chuông chùa chúc Tết

Lời bình yên ngân nga.

11/2013

(*): -“Thượng Đế (hay Chân-Thiện-Mĩ) không thuộc

về phe này hay nhóm kia, không thuộc về hình tướng

nào; mà thuộc về những tâm hồn trong sạch, bác ái,

từ bi, bình đẳng.  Đó là Viên Giác – là trí tuệ vũ trụ”.

 -“Có thể có tinh thần tôn giáo mà không theo tôn giáo

nào, tín ngưỡng nào”.

TRÀ ĐẠO CUỐI NĂM

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

Không thể níu những lợi danh trần thế

Thì nhâm nhi hương vị của phù vân

Thân chớm mỏi… không dung cơn túy lúy

Nhấp chung trà lãng đãng chút tình xuân

Trà cuối năm không ai người đối ẩm

Ta nỗi-niềm-bạn-lữ với mười phương

Chút yêu mến cũng ấm lòng tri túc

Giữa phù vân thấp thoáng những thân thương

Ta dốt đặc cái lễ nghi trà đạo

Nên nhâm nhi rất dân dã rất thiền

Như cái thuở chưa phân chia trời-đất

Gã tục phàm thi phú với thần tiên

Chung trà đạo cho lòng trần bớt tục

Để sáng mai: năm mới trọn tâm hồn

Tận nhân lực và biết tri thiên mệnh (*)

Trân trọng mình – cảm tạ cả càn khôn…

(*): Thiên mệnh: đại luật vận hành của vũ trụ.

12/2013

*************

GÓP VỚI ĐỜI ÁNH SÁNG LƯƠNG TÂM

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 

(Cảm tác sau khi đọc một số nhà hiền triết)

Khi lên bục giảng: anh nhà giáo

Khi về cuốc xới: bác nông dân

Nghề gì cũng miếng cơm manh áo

Góp với đời ánh sáng lương tâm

Vứt bỏ tự hào và mặc cảm

Không theo đuôi mồm mép tuyên truyền

Ngẩng cao đầu tư duy độc lập

Bất sá thói đời lắm đảo điên

Truyền trao học trò bao kiến thức

Học các em đạo lí làm người (*)

Những ánh mắt nhân văn ngời sáng

Dạy cho mình soi lại cái “tôi” (**)

Khi làm nhà giáo khi nông dân

Trải lòng cùng năm tháng phù vân

Hướng-thượng-tâm-linh là ngọn đuốc

Góp với đời ánh sáng lương tâm.

(*): Phẩm chất trí-lương-tri ở tuổi trẻ, đặc biệt

ở độ tuổi thiếu nhi, thường chưa bị suy giảm

nhiều như ở người lớn, nhất là ở các em được

sống trong môi trường tôn giáo thánh thiện hoặc

sống trong gia đình lương thiện.

(**): Ý thức muốn người khác tôn trọng điều gì đó

ở tính cách của mình-tức là muốn người khác tiếp

thu được giá trị ở tính cách của mình, ý thức đó

mang tính chất giáo dục (tốt hoặc xấu); còn gọi là

thân giáo. (Theo cách nói của Phật giáo, có ba

hình thức giáo dục: thân giáo, khẩu giáo, ý giáo).

12/2013

*************

SỐNG THIỀN

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Bài thơ & Tư tưởng Đại thừa)

Cơm áo nhạt màu đố kị

Bài thơ lỏng nhịp bon chen

Trăng khuya đối ẩm thiền thi sĩ

Chia sẻ niềm vui với đất trời.

(ĐVMT)

NHÀNH HOA BỂ KHỔ

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

(Thơ & Trích đoạn về lí tưởng Đại thừa)

Cái ung thư đang giày vò thân chị

Nó di căn trên khắp nẻo tâm hồn

Bà con, bạn bè ngày đêm thăm viếng

Chị vẫn nằm giữa hiu hắt cô đơn!

Cảm thương chị, sư cô trao tuệ quán

Kể chị nghe chuyện Bồ tát xả thân

Giảng chị nghe về luân hồi, Phật tính

Về từ bi, vô ngã, cõi bình an…

Rồi ánh xuân cũng ghé vào bể khổ

Góc giường thiền thầm lặng một nhành hoa

Giữa cơn đau, sáng niềm-tin-Bồ-tát:

Vạn nẻo tâm linh đâu cũng quê nhà. (*)

(*):Nhớ câu thơ nổi tiếng của một thiền sư:

Trong ba nghìn cõi ấy / Nơi đâu cũng là nhà.

KHI LÒNG AN ĐỊNH

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 (Bài thơ & Trích ý Đại thừa của vị

 thiền sư Phật Giáo Nguyên Thủy)

Khi lòng an định

Xuân về xanh non

Tâm thiền tỉnh thức

Buông nhịp sống mòn

Nhẹ nhàng quán chiếu

Ngũ uẩn thanh bình

Từ bi thấp thoáng

Quên điều nhục vinh

Chung trà tịch lặng

Thay chén rượu nồng

Đất trời đối ẩm

Chan hoà vô ngôn

Phút giây “bất nhị”

Tri ân cuộc đời

Công trình tuệ quán

Muôn thuở chia vui…

Khi lòng an định

Xuân về xanh non

Tâm thiền tỉnh thức

Buông nhịp sống mòn.

          CHIÊM NGHIỆM TRONG MÙA AN CƯ

          Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

A- Mình Tự Hỏi Mình

1) Tại sao nói rằng, quan trọng nhất của nhân cách hướng thiện, của trí thức chân chính là nhận thức được điều này: cái “tôi” là ông chủ vô minh của cuộc sống nhân loại (mang năng lượng tiêu cực tác hại thế giới, vũ trụ)? (Chỉ hiểu chứ chưa trực ngộ).

2) Đã thấy rõ ông chủ vô minh của cuộc sống chưa?

3) Đã thấy rõ trạng thái bị nghiệp dẫn chưa?

4) Đã thấy rõ chỗ sinh chỗ tử chưa?

5) Điều gì cho mình biết là mình đang chấp thủ, đang chấp ngã?

6) “Biết” và “không biết” ở sơ ngộ là gì?

B- Trưởng Dưỡng Viên Giác (sơ ngộ)

   Nhập Viên Giác =

= Đang là với cái bất tri =

= Nhìn sâu vào vô tướng =

= Hành thâm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” =

= An trụ chỗ vô sở trụ =

= Đắc cái bất đắc =

= Niệm vô niệm hiện tiền =

= Nghe ánh sáng vô ngôn của cái thấy =

= Về nguồn vô tác =

= Cảm nghiệm thâm sâu Nhất thể vũ trụ =

= Nhận biết và chết đi mọi che bít con mắt Tâm Không =

= Cảm thọ cực lạc cái tịch tri đầy từ bi và diệu dụng =

= Miên mật tri kiến vô kiến =

= Cảm nghiệm Tâm Không (chân như) siêu việt mọi tướng trạng đạo-đời =

= Thành tâm với chỗ trí nhận thức suy luận không vói tới được =

= Chú tâm vô trụ =

= Nghe cái thấy vô tướng =

= Chiếu kiến ngũ uẩn giai Tâm Không (“chiếu kiến ngũ uẩn giai không”) =

= Cảm nghiệm tâm bất nhị giữa nhị nguyên =

= Sống với ánh sáng tâm phi thời gian (tâm bất sinh bất diệt) vô biên vô lượng =

= “Im lặng sấm sét” (mặc như lôi) là hành thâm Bát Nhã =

= Tâm-Rỗng-Không đang nghe, nhìn, suy nghĩ, làm việc, tọa thiền…

* (Huyền nghĩa của các thiền ngôn trên giống nhau).

Gặp Lại Vầng Trăng

Chen lấn mười năm quên ngắm trăng

Về quê gặp lại giữa đêm rằm

Trăng ngoài ấy, trăng trong ta hội ngộ

Lợi danh nào đổi được ánh trăng tâm?

Trầm Tư Hi Mã

(Gửi người bạn nhà giáo)

Thời thực dụng, thế tình đầy khom cúi

Chỉ trầm tư Hi Mã cứu nhau thôi

Chắn bão táp những mái đầu thơ dại

Để nghìn sau còn gặp gỡ Con Người.

Một Nét Quê Em

Tôi về Bà Rịa mùa Noel

Mùa trời đất thanh thản nhân từ

Nơi đây ngày đông quên giá rét

Nên lũ cò nhẹ cánh nhàn du

Bà Rịa có em thêm yêu thương

Thêm tâm hồn phai nhạt nhiễm ô

Cơm áo không lấp vần thơ cũ

Li chanh đường mát ngọt ước mơ

Nét đồng nội dịu hiền ánh mắt

Phố thay dáng mới vẫn hương xưa

Chân tình nên nối dài yêu mến

Đường ngoại ô hoa nắng đong đưa

Những cánh hồng cùng em khoe thắm

Những nụ cười nửa lạ nửa quen

Tôi cứ để lòng tôi lãng đãng

Điểm xuyết tha phương một nét tình.

Sóng Tình Yêu

Ta yêu nhau: cây đời xanh hơn

Tầng ô-dôn bớt những vết thương

Lũ chim gọi nhau về đất hứa

Gã bụi đời giũ áo bất lương

Ta yêu nhau: niềm tin ló dạng

Rét nứt mùa, xuân đã nhú lên

Kẻ ô trọc theo đàn sâu nhỏ

Cởi tối đen hoá cánh bướm vàng

Ta yêu nhau: đất trời độ lượng

Rớt hận thù khỏi ánh mắt đau

Sóng tình yêu toả lan vô tận

Tim bình yên, quên thuở nát nhàu

Ta yêu nhau: lòng ta trong hơn

Không để tình yêu hoá oán hờn

Nụ hôn thương nỗi đau trái cấm

Người gặp người giữa cõi bán buôn.

Tuyển tập Thơ Nhà Giáo Việt Nam

(Tổng tập; NXB Văn hóa dân tộc, 2010)

Gặp Lại Vầng Trăng

Chen lấn mười năm quên ngắm trăng

Về quê gặp lại giữa đêm rằm

Trăng ngoài ấy, trăng trong ta hội ngộ

Lợi danh nào đổi được ánh trăng tâm?

Tĩnh Tâm Ở Quán

Trầm tư quán cóc ven đồi

Hương cà phê sớm quyện lời tâm kinh

Thương người tất bật vô minh

Chút vui xanh xám bên nghìn đắng cay.

 Tình Yêu Cúc Vàng

Ánh mắt em mang mùa xuân đến sớm

Trái tim tôi Thượng Đế cấy tình yêu

Tôi trân trọng – thôi gian tham trái cấm

Để sắc hương đọng mãi giữa vô cùng

Đã si dại tìm tình trong dục lạc

Bao ghét ghen đóng bít cửa thiên đường!

(Thượng-Đế-trong-ta muôn đời có mặt

Khi cõi lòng biết tỉnh thức-yêu thương)

Những cay đắng giờ hoá thân minh triết

Tôi yêu em như yêu nét cúc vàng

Quên rét mướt, gọi mùa xuân đến sớm

Sắc dịu hiền cứu rỗi trái đất đau.

Thơ Nhà Giáo – tập 15

(03 bài trong tổng tập & 02 bài khác)

Tự Do

Khi tâm hồn vút lên Hi Mã

Ta ung dung vào giữa chợ đời

Lòng mở cửa – yêu thương không vị ngã

Thì cần chi kích thích tố dựng niềm vui

Mọi nhãn hiệu đeo mang chừ vứt bỏ

Ta tự do tự tại giữa vô thường

Sáng chủ nhật lên đồi cao hóng gió

Trải giấc nồng ngoài tiếng hát trùng dương.

Vu Lan Trong Tôi

Cha đã sống như loài cây đứng thẳng

Không tham ô, không luồn cúi đảo điên

Thì ắt hẳn linh hồn xa nẻo ác

Bầu bạn chính nhân, gần gũi thánh hiền

Mẹ tháng ngày chắt chiu từng miếng sống

Nuôi đàn con, lòng mẹ cảm đất trời

Mai nhẹ bước mùa vui dâng trước mắt

Chốn thần tiên chắc đón mẹ về chơi

Lũ chúng con có đứa đi đứa ở

Mùa Vu Lan: mùa hội tụ tình thâm…

Tháng bảy qua rồi, niềm tin ở lại:

Vu Lan vĩnh hằng giữa cõi thiện tâm.

Nghìn Câu Thơ Tài Hoa Việt Nam

(Bản tái bản lần 4; NXB Hội nhà văn, 2013)

Không Đề

Chất chứa những cằn nhằn

Hồn lô nhô sỏi đá!…

Chút lặng thầm hỉ xả

Sỏi đá dậy hồn thơ…

Tôi Nghe

Tôi nghe dưới cơn địa chấn

Có lòng đen tối của mình

Nghe chút nhân từ hoà ái

Sáng trong thánh thót tiếng chim

Nghe nhành hoàng mai điểm nụ

Động hồn xuân triệu thiên hà

Nghe thiền tâm vừa tỉnh thức

Thật biết yêu người – yêu ta

Nghe bước luân hồi thăng hoa

Tạm cư vì sao Minh Triết

Nghe giữa bất sinh – bất diệt

Hoá thân Bồ Tát đi – về…

(Bài này chọn khổ đầu & cuối)

Tấm Lòng Nhà Giáo – tập 9

(NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Hồn Quê

Cha đem chôn xác con chim nhỏ

Không để nanh mèo xé tuổi thơ…

Bốn mươi năm, tôi còn nhớ rõ

Hồn quê ngày ấy thắm nhân từ.

Nhớ Học Trò Cũ

Sửa được bao lỗi lầm quá khứ

Đáy lòng tôi thấp thoáng niềm vui

Chợt nỗi buồn rưng rưng cửa lớp

Vết thương em ngày ấy, bây giờ…?

Gặp Lại Vầng Trăng

Chen lấn mười năm quên ngắm trăng

Về quê gặp lại giữa đêm rằm

Trăng ngoài ấy, trăng trong ta hội ngộ

Lợi danh nào đổi được ánh trăng tâm?

Tấm Lòng Nhà Giáo – tập 10

(NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Mình Cảm Thơ Mình

Đường trần thế lợi danh chen lấn

Chút tà tâm là đánh rơi mình…

Ai có thể ung dung Chân Thiện Mĩ

Nếu thiếu vần thơ thanh khiết trái tim? (*)

Nên gìn giữ điệu vần minh triết

Giữa thế gian đen trắng xô bồ…

Mang năng lượng thiện lành tỏa khắp

Cát bụi chợ đời không lấp nổi tiếng thơ. (**)

(*) & (**): Những câu thơ trong Đường Về Minh Triết.