Hồi 8
Oán Khí Xung Thiên Ra Tay Tế Độ
Từ Tâm Gội Khắp Hòa Thượng Ban Ơn
biến đi, Chu Chí Khôi cũng lồm cồm bò dậy và khỏe khoắn như
người thường. Chu Bản Thanh khôn xiết vui mừng vô cùng cảm
khích thâm ân hoà thượng liền ngỏ ý với Tô Bắc Sơn muốn dâng
tiền bạc cúng dàng. Tô Bắc Sơn gạt đi:
– Sư phụ đây tuy hình dung cổ quái nhưng tâm dịa thật vô cùng cao
rộng, tế độ khắp thẩy quần sinh, huynh dù muốn tặng tiền nhưng chắc sư
phụ không nhận. Tốt hơn nên mua hương hoa lễ Phật, thế cũng là một cách
đáp ơn.
Tế Điên bỗng quay lại hỏi:
– Hai người nhỏ to chi vậy?
Bắc Sơn liền bạch:
– Chu viên ngoại đầy ý muốn tặng tiền đáp ơn sự phụ.
Tế Điên liền nói ngay:
– Phải rồi! Phải rồi! Ta tới đây làm việc phúc nhưng cũng cần có tiền
xài nữa chứ!
Bắc Sơn mỉm cười:
– Con được biết sư phụ vốn không ưa tiền nên có bàn với Bản Thanh
huynh không được cúng tiền và đang tính chuyện sơn son thiếp vàng tượng
thần Vi Phục để cung tạ thâm ân.
Tế Điên thốt hét lớn:
– Hại quá, hại quá rồi.Ta tới đây, nếu làm vậy thì còn đi đâu được chứ?
Bắc Sơn hỏi:
– Vậy sư phụ còn muốn đi đâu ?
Tế Điên quắc mắc và dằn từng tiếng:
– Lão Vi vốn cùng ta là bạn, không thích sa hoa lòe loẹt, hào nhoáng.
Bề ngoài nhiều hào nhoáng thì người dòm ngó, thích sa hoa thì lòng dễ xao
xuyết không yên. Nếu đem sơn son thiếp vàng thì ngôi tượng gỗ này cũng
sinh lười biếng ưa chuyện trần gian mà mất hết linh thiêng, làm chi được
nữa ?
Bản Thanh vội cung kính chắp tay bạch:
– Vậy đệ tử xin chu biện tiền bạc, xin sư phụ nhận cho!
Tế Điên thốt cười lên:
– Hoan hỷ! Hoan hỷ! Lúc nào cũng hoan hỷ, được tiền hoan hỷ, không
được tiền hoan hỷ ?
Cười dứt, vẻ mặt trầm ngâm tiến gần ghé tai Bản Thanh bảo:
– Vì ta còn bận nhiều việc, ngươi muốn giúp tiền cho ta phải làm thế
này .. thế này … hãy ghi nhớ cẩn thận !
Nói xong kéo bừa hai người cùng ngồi vào tiệc không nói không rằng,
ăn một thôi một thốc. Tiệc tan, Tế Điên dắt tượng thần Vi Phục vào cạp
quần rồi từ giã ra đi. Trên đường bước thấp bước cao, gió chiều phơi phới,
bóng tà dương đã ghé chếch non đoài, ánh mây hường đã ngả mầu sám
nhạt phủ lên bóng cây xanh, Tế Điên cứ vừa đi thoắt lại ngửa mặt lên trời
cười ngất. Đi tới quán rượu bên đường, Tế Điên loạng choạng tiến vào. Mọi
người trong quán thấy một hoà thượng mặt mày lem luốc coi bộ nghèo khổ
đều có ý khinh bỉ, một người cất tiếng:
– Hoà thượng kia tới đây có phải muốn hóa duyên chăng ?
Tế Điên đáp:
– Không đâu! Không đâu, Ta đến đây để bán pho tượng Vi Phục.
– Hòa thượng ở đâu đến! Định bán bao nhiêu tiền một pho tượng?
Tượng thế nào, đẹp không?
– Đẹp hay xấu là ở tâm người ? Bán hay không là ở tâm ta ? Tượng này
đáng giá 100 lạng, nhưng nếu muốn mua thì phải hai trăm ?
– Sao lại có chuyện bán đắt như vậy ?
– Thế nào là đắt? Thế nào là rẻ. Ngươi thỉnh pho tượng đẹp mà nó chỉ
là pho tượng thì có ích gì? Thỉnh pho tượng xấu mà cung kính tôn thờ, linh
thiêng rất mực, tượng ấy giá đáng bao nhiêu ?
– Nhưng tượng bằng gì mới được chớ?
– Tượng bằng cây mộc! Đừng thấy mộc mà khinh, hày nghe đây:
Chùa mua chùa được linh thiêng
Người mua thì được bình yên trong nhà !
Nói rồi cười hả hả và gọi tửu bảo:
– Dọn rượu ta uống mau.
Mọi người đều ngơ ngác, thầm thì bàn tán ông Tăng lạ lùng. Tửu bảo
bưng rượu ra. Tế Điên với lấy dốc tuốt vào miệng uống ừng ực, làm một hơi
cạn vò rồi ghé tai tửu bảo cười mà dặn rằng:
– Ta gửi pho thần tượng Vi Phục nơi đây nhờ ngươi coi chừng. Ta có
việc đi đằng này một chút rồi sẽ trở lại.
Nói xong vùng đứng dậy bỏ đi như bay. Tửu bảo đem sự việc trình bầy
với chủ quán và trao lại pho tượng nhỏ con. Chủ quán nghĩ bụng, thôi ông
sư khùng uống hết vò rượu, gửi lại tượng thần thì cũng không sao ? Vốn lòng
tín ngưỡng liền đem pho tượng đặt lên bàn thờ định bụng nếu vị sư khùng
không đến lấy lại thì sẽ để thờ. Chợt nhìn ra phía ngoài thấy có năm, sáu vị
hoà thượng khác tiến vào, vừa đi vừa nói lao xao:
– Chắc tại nơi đây – rồi cất tiếng hỏi chủ quán – Nơi chùa chúng tôi có
một vị hòa thượng mắc chứng phong điên, lấy trộm tượng thần Vi Phục đem
bán. Chúng tôi vâng mạng Lão Hòa Thượng đến để mong thí chủ phát Bồ
đề Tâm, nếu trót mua xin hoàn lại?
Chủ quán nghe vậy, cung kính vào lấy pho tượng trao lại cho các vị
hoà thượng và bạch nguyên do, lại ngỏ ý không dám lấy tiền chuộc vì cũng
chẳng đáng bao nhiêu.
Chúng tăng đều hoan hỉ quay ra. Lát sau, Tế Điên trở lại, vẻ mặt
nghiêm trang hỏi chủ quán:
– Vậy chứ tượng thần Vi Phục ta gửi lại đâu ?
– Bạch ! Có năm, sáu vị hoà thượng bảo ngài lấy trộm của chùa nên lại
thỉnh về rồi !
– A ! Ta gửi thì ngươi biết ta! Ta lấy trộm hay hoà thượng kia tới lừa,
các hòa thượng có nói ở đâu không ?
Chủ quán thưa:
– Chúng tôi thấy là hòa thượng, tin mà không hỏi nên cũng không
hay quý vị đó trụ trì tại đâu.
Tế Điên kêu lên:
– Cha chả! Thấy hoà thượng là tin ? Ta đây không phải hoà thượng ư ?
Hay là ta là hoà thượng áo rách thì ngươi không tin? Các ngươi chỉ tin hoà
thượng áo lành, mặt mày đẹp đẽ ăn nói nhẹ nhàng, đấy mới là người tu hay
sao ?
Chủ quán vội nói:
– Không phải thế, cũng bởi chúng tôi thành tâm cung kính nên mới tin
các hoà thượng, vả lại pho tượng nhỏ con chẳng đáng là bao ?
Tế Điên quát lên:
– Sao bảo chẳng đáng là bao ? Tượng đó đáng 200 lạng ngươi bảo cung
kính thành tâm, vậy ngươi phải đưa cho ta đủ 200 lạng. Nếu không việc
phải đến quan ? Đâu phải hoà thượng là tin ? Đâu phải áo lành là kính, áo
rách thì khinh đâu ?
Nói xong phăng phăng bỏ đi khiến mọi người chẳng ngớt đàm tiếu
nghị luận. Vừa ở quán ra, Tế Điên ngửa mặt lên trời thấy một vừng oán khí
xông thẳng tới mây liền hiển linh quang mà xem rồi gật đầu:
– Lành thay! lành thay! Ta là hòa thượng thấy việc oán hờn chẳng gánh
vác sao ?
Nói xong cắm cổ chạy một mạch thẳng tới Tam Thanh quán của Lưu
Thái Chân gõ cửa. Một tên đạo đồng bước ra hỏi:
– Đại sư muốn hỏi thăm ai ?
– Ta đến thỉnh thầy ngươi đi bắt yêu.
– Thầy tôi không có nhà, hiện lên núi hái thuốc chưa về. Đại sư không
thấy tấm bảng từ khách treo kia sao ?
Tế Điên từ tốn bảo:
– Mi cứ vào thưa với Thầy rằng có ta là Tế Điên qua thăm. Ta biết thầy
ngươi hiện ở thư phòng.
Đạo đồng nghe nói khôn xiết ngạc nhiên vì sự việc quả nhiên thế thật
liền phải trở vào thông báo. Lưu Thái Chân vội vàng ra chào và hỏi:
– Sư phụ đến có việc chi chăng ?
Tế Điên nói:
– Chuyện của tôi ông không cần hỏi. Riêng ông hiện nay sao không đi
bắt yêu ?
– Bạch sư phụ, chẳng nói dấu chi ngài, từ ngày xảy ra câu chuyện ở
nhà họ Chu, riêng những thẹn thầm, không dám lấy nghề bắt yêu làm kế
sinh nhai nữa. Vì vậy có ai tới thỉnh đều nại cớ lên núi hái thuốc mà từ
chối.
– Thế này thì thầy trò ông lấy gì sinh nhai ?
Thái Chân tỏ vẻ buồn rầu bạch:
– Thật cũng là chuyện khổ tâm nhưng biết làm sao? Sư phụ đến đây
hẳn có chước hay dạy bảo ?
– Có chứ, có chứ, để ta dạy cho một phép.
– Chẳng hay phép chi, có khó không ?
– Phép này gọi là phép “ngũ quỷ đạo” tức là năm con quỷ đi ăn trộm.
– Sao lại có phép “ngũ quỷ đạo” lạ lùng vậy ? Phép này sao lại là phép
lương thiện được ?
– Ông đâu có hiểu. Phép ấy mà học được thì muốn tiền bạc, muốn áo
quần hay muốn bất cứ thức vật gì, chỉ cần niệm lên mấy câu thần chú tự
nhiên trong bóng tối hiện ra năm con quỷ lấy đồ vật, đem đến cho mình
khỏi phải nhọc công ?
Thái Chân cả mừng, nói:
– Như vậy xin sư phụ dạy bảo cho.
Tế Điên nói:
– Chỉ ngại một điều là muốn học phép ấy ông phải lạy tôi làm thầy và
ngày ngày phải cấp dưỡng rượu thịt cho thật đầy đủ mới được.
Thái Chân vội sụp lậy làm lễ bái sư và thưa:
– Đệ tử xin tình nguyện hết lòng.
Tế Điên cả cười:
– Được vậy tốt lắm! Tốt lắm! Trước hết ông phải học cúi đầu, mỗi ngày
cúi 1.000 lần, cúi đủ 49 ngày ta sẽ dạy niệm thần chú. Tới chừng lầu thông
thần chú, muốn điều chi cũng được vừa lòng.
Thái Chân sốt sắng mà nói:
– Bạch Sư phụ ! Chừng nào thì khởi sự học được ?
– Bắt đầu sáng mai. Còn bây giờ hãy đính thân mua sắm tiệc rượu cho
ta tẩy trần trước đã.
Thái Chân nhất nhất vâng lời dọn tiệc đãi đằng. Qua ngày hôm sau, Tế
Điên đếm 1000 hột đậu, lên ngồi chễm chệ trên bồ đoàn và bảo Thái
Chân:
– Hễ ta niệm một tiếng Vô Lượng Thọ Phật thì ngươi phải cúi đầu lạy
một cái, lấy một hột đậu để riêng ra, chừng nào hết đậu là đủ số ngàn lần.
Thái Chân đáp:
– Xin vâng.
Tế Điên liền ngồi tề chỉnh trên bồ đoàn bắt đầu niệm:
– Nam mô Vô Lượng Thọ Phật.
Thái Chân nghe xong cúi đầu rồi lấy một hột đậu để riêng. Nào hay
mới cúi có ba chục lần thì cảm thấy lưng mỏi cổ đau chân te, mình ớn.
Thái Chân nghĩ thầm: “Nếu cứ nghe lời cúi 1000 lần như thế này thì mạng
ta cũng đến đi đời.” liền lén ngước mắt ngó lên, thấy Tế Điên đôi mắt
nhắm nghiền dường như ngủ gà ngu ûgật liền với tay toan bốc một nắm đậu
mà để riêng cho mau hết. Tế Điên vụt mở mắt quở rằng:
– Tu luyện mà còn có lòng gian thì thành công sao được.
Thái Chân một mực kêu khổ vì làm chưa quen, Tế Điên bảo:
– Thôi hôm nay đã trót lỡ rồi ta cho phép sáng mai làm lại. Giờ đi làm
rượu cho ta.
Bốn năm hôm sau cũng lại như thế, hễ cứ cúi đầu khoảng trăm cái hơn
là lại mỏi mệt không sao chịu nổi và Tế Điên lại bắt làm lại từ đầu, mà
ngày nào cũng phải rượu thịt cung phụng đầy đủ. Thái Chân luôn mồm kêu
khổ, sau mạnh bạo mà bạch rằng:
– Đệ tử cung phụng sư phụ ngót nửa tháng nay thật đã kiệt sức, những
tưởng học phép thành thuộc sớm rồi sai khiến năm con quỷ lấy trộm theo
như ý muốn thì lo chi chẳng đủ cung phụng. Nhưng nay phép chưa học
xong mà tiền nhà đã cạn, đệ tử không biết làm sao, xin sư phụ dạy bảo mau
mau, đệ tử xin sẽ đền ơn xứng đáng ?
Tế Điên cười ngặt nghẽo mà bảo:
– Ta nào biết quái quỷ chi đâu ?
Thái Chân không tin, bạch:
– Sư phụ giận đệ tử mà nói vậy chứ có lẽ nào … ?
Tế Điên nói:
– Nếu nhà ngươi hết tiền thì ta đi cho được việc.
Thái Chân kêu khổ và bạch:
– Xin sư phụ thương cho, như vậy thì thầy trò tôi chết đói còn chi?
Tế Điên dạy:
– Thôi ta cũng cám cảnh mà thương giùm, nay ta chỉ cho một chước –
Hãy lấy quần áo của ta mà mặc, lấy mũ của ta mà đội, đi thẳng ra lối sông
Tiền Đường, tới một nơi gọi là Lãnh Tuyền đình, ngươi vào đó nghỉ ngơi rồi
lớn tiếng kêu gọi ba lần: “Lý Quốc Nguyên! Lý Quốc Nguyên! Muốn gặp Tế
Điên, chẳng cần Linh Ấn, cứ nói thế ba lần tự nhiên có điều hay.” Thái
Chân trước đã thấy Tế Điên có nhiều chước thuật kỳ lạ nên rất tin tưởng,
nhưng khi thay đồ rách rưới hôi hám gần như lộn mửa, lại nửa cái mũ Liên
Hoa vừa dầy, vừa bẩn, mùi hôi nồng nặc, cực chẳng đã cũng phải vâng lời
theo. Nhưng lại gặng hỏi:
– Bạch sư phụ, gọi như thế biết đến chừng nào mới có kết quả ?
Tế Điên bảo:
– Ngươi cứ rao đi, tự khắc có người tới đó.
Thái Chân ra khỏi Tam Thanh Quan, mình mặc chiếc áo rộng thùng
thình, dơ bẩn, thẳng nẻo Lãnh Tuyền đình đi tới. Lối sông Tiền Đường là
một đại lộ, Lãnh Tuyền Đình lại là nơi thắng cảnh, du khách dập dìu người
qua kẻ lại đông như đám hội. Thái Chân mặt thẹn đỏ bừng, bất đắc dĩ tới
đình Lãnh Tuyền dừng lại gọi lớn:
– Lý Quốc Nguyên! Lý Quốc Nguyên! Muốn gặp Tế Điên, không cần
lên Linh Ấn.
Người qua kẻ lại đều trố mắt mà nhìn không hiểu sao thầy đạo sĩ Thái
Chân tự nhiên lại nổi khùng như vậy. Nhưng trong đám đông có hai người
nói chuyện với nhau: “Hiền đệ coi, Thánh Tăng có tài biết trước!”
Rồi hai người lách đám đông tiến thẳng vào Lãnh Tuyền đình. Thái
Chân trông ra là một người ăn mặc theo lối viên ngoại, phía sau là chàng
trai trẻ tuổi ra dáng văn sinh, ăn mặc theo lối công tử. Hai người nhìn bộ
dạng Thái Chân một lúc, vị viên ngoại thốt hỏi lớn:
– Ngươi là ai mà dám mặc đồ của Tế Công hay đã hại Tế Công rồi giả
dạng lừa người ?
Thái Chân cả sợ mà đáp:
– Ta chẳng có hại ai. Chính đại sư trao áo mũ cho ta và dặn làm như
vậy chắc có chuyện hay.
Vị viên ngoại đó chính là Triệu Văn Hội còn công tử đi theo là Lý
Quốc Nguyên hết sức vui mừng vì hai người dang muốn tìm gặp Tế Điên,
nghe Thái Chân thuật lại thì đều vô cùng kinh ngạc, hỏi dồn:
– Tế Công hiện nay ở đâu ? Phiền người dắt ta tới yến kiết cho mau.
Thái Chân vội đưa hai người về Tam Thanh Quan thì thấy Tế Điên
đang dựa ghế mà ngủ, tiếng ngáy pho pho như đang kéo gỗ. Văn Hội tiến
vào đánh thức và chào hỏi lại bảo thư sinh thi lễ. Lý Quốc Nguyên thấy một
nhà sư bẩn thỉu thì thầm khinh người bần tiện nhưng bất đắc dĩ mà phải
bước tới vái chào. Tế Điên dõng dạc hỏi:
– Hai người có chuyện chi?
Văn Hội tiến lên nói:
– Bạch sư phụ, nhân vì nội tướng của Lý hiền đệ đây mắc bệnh kỳ lạ,
mời khắp thầy lang điều trị không khỏi, sau có người mách là nhà họ Đỗ có
lá bùa “Ngũ Lôi Bát Quái” trấn trừ được hết yêu ma. May mà có người bạn
của Lý Quốc Nguyên ly Lý Xuân Sơn ngồi dạy học nơi nhà họ Đỗ nên Lý
hiền đệ cầu mượn lén để về trấn trạch, nào ngờ bịnh chưa khỏi mà lá bùa
bị mất, dò xét mới hay kẻ trộm lấy lá bùa bán trong dinh quan tể tướng họ
Tần. Việc thật khó khăn gấp rút không biết liệu sao nên phải đi cầu sư phụ
nghĩ tình đệ tử mà cứu Lý hiền đệ một phen.
Tế Điên gật đầu ưng thuận, nhưng bảo:
– Nhưng Lý công tử đâu có chịu tin ta ?
Lý Quốc Nguyên cả sợ vì Tế Điên nói trúng ruột gan nên vội quỳ xuống
thú thực ý nghĩ của mình. Tế Điên cười khà và bảo:
– Thôi được, ta sẽ giúp cho, nhưng nhất nhất bảo gì phải nghe mới
được.
Nói xong gọi Thái Chân lại dặn dò và truyền Quốc Nguyên cấp 50
lạng bạc cho Thái Chân rồi theo gót hai người về Lý gia trang. Khi đến nơi
Tế Điên bảo:
– Để ta chữa bệnh cho phu nhân rồi sau sẽ liệu lấy đạo bùa về. Trong
khi ta chữa bệnh có việc gì quái lạ chớ nên nghi ngại.
Lý Quốc Nguyên thì nghe vậy nhưng lòng vẫn không tin, đành chỉ im
lặng mà xem nhưng thật tình trong dạ không vui. Triệu Văn Hội liếc nhìn Lý
Quốc Nguyên mặt buồn rười rượi có vẻ không tin liền nói:
– Hiền đệ chẳng nên đa nghi, Tế Công trưởng lão vốn là Phật sống đời
nay, hễ khi đã nói là quyết không sai.
Lý Quốc Nguyên nín lặng, giắt Tế Điên vào phòng thăm bệnh cho vợ
là Lan Thị, bụng nghĩ: “Nếu ông ta chữa được cho vợ thì ông ta hãy chữa
bệnh cho ông ta trước đã”
Lúc ấy Lan Thị bị giam nơi buồng kín, tay có xiềng xích. Tế Điên thấy
vậy vội sai mở cửa phòng giam, khiến người gỡ xiềng. Ai nấy cả sợ bạch
rằng:
– Phu nhân điên khùng, mở xiềng thì sẽ hành hung không ai chống lại
được, xin đại sư cẩn thận kẻo di hại cho cả gia nhân.
Tế Điên cười bảo: “Không sao, không sao!”
Tuy vậy các a hoàn cũng mở xiềng, vừa mở cửa vừa run. Cửa phòng
vừa mở, Lan thị ngước mắt thấy một vị hòa thượng ngó mình lườm lườm,
xiềng vừa mở ra, Lan thị rú lên một tiếng chạy vụt ra ngoài. Tế Điên đuổi
theo tới vườn sau, Lan Thị chạy lại hồ nuôi cá toan nhảy xuống nước. Tế
Điên nạt lớn:
– Còn chưa chịu tỉnh nữa sao? Hay phải đợi ta rượt đánh.
Lan thị nghe quát mình mẩy run như cầy sấy, tay chân run rẩy trông
thật đáng thương, bỗng nấc khóc lên một tiếng, miệng mửa vọt ra cục đờm
xanh, mùi tanh nồng nặc, phú chốc trong lòng thấy sảng khoái, thần trí
minh mẫn xem lại thân hình bẽn lẽn khép nép tự nghĩ sao mình lại kỳ hình
dị dạng thế này? Mặt đỏ bừng bừng, dáng đi ngượng ngập, cúi đầu đính lễ
Tế Điên.
Bọn a hoàn thấy vậy đều reo vui, Lý Quốc Nguyên lòng mừng hớn hở
vội sai a hoàn dìu phu nhân vào chốn lan phòng.