Tế Điên Hòa Thượng

Tế Điên Hòa Thượng

Nhâm 12

Hồi 9

Nơi Tướng Phủ Võ Sinh Gặp Bạn
Lầu Các Thiên Vi Phục Hiển Linh

Lại nói chuyện Lan Thị nhờ được Tế Điên quát hỏi bỗng khóc nấc lên

khiến đàm xanh vọt ra mà khỏi bệnh, các a hoàn thấy vậy vui mừng
liền vội vực vào lan phòng.
Nguyên Lan Thị có người em trai, cha mẹ qua đời để cho một gia tài
khá lớn. Lan thị theo chồng xuất giá, nên tất cả gia tài nhường hết lại cho
em. Nào ngờ cậu em học thói công tử phong lưu ăn chơi đàng điếm, không
đầy một năm mà phá tan hết sạch, phải tha phương cầu thực.
Ngày kia người em nghèo khổ quá liền lần về nhà chị xin tiền. Lan thị
trông em rách rưới, do dáng dạng hình, trong lòng vừa giận vừa thương
thêm tủi hổ nên máu uất xông lên, nước mắt ràn rụa, nghẹn ngào, đàm khí
sôi sục, lăn ra bất tỉnh.
Cả nhà ai nấy hốt hoảng, xô vào cứu chữa, người em thấy hoàn cảnh
ấy lẳng lặng bỏ đi. Kịp khi Lan thị tỉnh dậy, ngớ ngẩn như người mất hồn,
rồi sau thoắt nói, thoắt cười mê mê tỉnh tỉnh, dại dại, điên điên.
May thay gặp Tế Điên liệu biết nguyên do, ra tay cứu chữa, đàm uất
tiêu tan, ngũ quan thông lợi, tinh thần sáng suốt như cũ. Tế Điên lại ban
cho ít thuốc, Lan thị uống rồi, bịnh dần lui đi. Lý Quốc Nguyên bấy giờ mới
thực lòng bái phục Thánh Tăng, liền thỉnh ra nơi khách sảnh sụp lạy tạ lỗi
và hối gia nhân dọn tiệc đãi đằng vô cùng trọng hậu.
Trong tiệc, Lý Quốc Nguyên lại đem chuyện mất đạo bùa thần, thỉnh ý
Tế Điên từ bi giúp hộ. Tế Điên nói:
– Có khó chi đâu việc đó, đợi ta gọi lão Vi Phục về đây, sai đi lấy bùa
mới được !
Tiệc tan, Tế Điên ra đi hẹn chiều trở lại và sẽ sai thần Vi Phục đi lấy
lại đạo bùa. Cả ngày hôm đó, Triệu Văn Hội và Lý Quốc Nguyên ngong
ngóng đợi chờ, cho mãi giờ Dậu, ánh nắng đã tắt hẳn, chim chóc lao xao
trời mờ mờ sám mới thấy Tế Điên ngất ngưỡng, say tít cung trăng, chân
nam đá chân chiêu vừa cười vừa nói đẩy cửa mà vào.
Triệu, Ly hai người hết sức mừng rỡ, xúm lại hỏi han. Tế Điên nửa say
nửa tỉnh, líu ríu bảo rằng:
– Canh ba đêm nay thiết lập hương án, ta sẽ triệu thần Vi Phục đi lấy
bùa cho.
Nói xong nằm lăn ngay xuống dưới sập, ngáy lên khò khò. Quốc
Nguyên muốn hỏi cho rõ ngọn ngành nhưng khi lại gần thì người đã ngủ
say, đành hối gia nhân dọn bày hương án rồi mời Triệu viên ngoại vào thư
phòng đàm đạo, đợi chờ.
Tiếng mõ cầm canh vừa điểm lên ba tiếng thì nơi nhà khách Tế Điên
vươn vai ngồi dậy, hỏi to:
– Hương án đã bày chưa ?
Lý Quốc Nguyên ứng thanh bạch rằng mọi việc đã xong xuôi rồi cùng
Triệu viên ngoại ra nhà khách, thỉnh Tế Điên ra chốp Pháp đàn. Tế Điên
vẫn nguyên áo quần xốc xếch đến trước hương án vớn nhang châm đốt, đốt
xong, chụp ba cây nhan vào nhau hướng lên thinh không quơ quơ mấy cái
miệng thét to:
– Lão Vi nghe đây! Ta là Đạo Tế chùa Linh Ẩn có lệnh triệu dụng. Giờ
này chưa tới còn đợi chừng nào?
Chợt nghe văng vẳng có tiếng đáp lại:
– Có tôi hầu lệnh!
Lý, Triệu đều giật nẩy người, gia nhân đứng chung quanh đều sởn gai
ốc, nhưng khi nhìn ra thì người ứng thanh đáp lại chẳng phải Thần mà là
một Tráng sĩ trong vùng họ Triệu tên Võ.
Đây nói về thân phụ Triệu Võ là Triệu Công vốn tay anh hùng hảo hán,
lão luyện giang hồ, ngoài Triệu Võ ra, vị anh hùng còn dạy được hai người
trò giỏi. Một người quê ở Giang Tây, huyện Ngọc Sơn, oai trấn tám phương,
tên gọi Dương Minh và một người đồng huyện họ Y tên Sĩ Hoằng.
Triệu Võ chuyên tập võ nghệ, nối nghiệp kiếm cung, đao thương giáo
kích thẩy đều tinh thông, tính tình hào hiệp, võ nghệ cao cường, thường làm
việc trừ bạo an dân.
Triệu Công mất đi, Triệu Võ còn mẹ là Mai thị, nên phải lo toan bán
buôn tần tảo làm kế sinh nhai, không có dịp nào tỏ tài võ thuật.
Một ngày kia nhân đi buôn bán qua miệt Tây Hồ, khi hàng đã bán hết,
vào tửu quán uống rượu, xem hoa. Trong xứ có một gã côn quang công tử
tên gọi Hoa Hoa Thái Tuế họ Vương tên Thắng thường làm chuyện hà hiếp
dân lành, nhân trước tửu quán làm việc cưỡng bức gái tơ nói lời dâm ô vô
sỉ. Triệu Võ nghe thấy nổi giận đùng đùng, đứng ra can thiệp “anh hùng
thấy chuyện bất bình không tha” nên dở mấy miếng nhà nghề đánh Vương
Thắng chết tươi.
Quan quân truy bắt thì thời may Tế Điên quen lớn che chở, rồi sau tìm
phương cứu gỡ khiến án văn hủy bỏ. Triệu Võ cô cùng cảm ân liền nhận Tế
Điên làm thầy.
Sáng nay trong lúc ra đi, Tế Điên gặp lại trò xưa liền dặn dò mọi nỗi,
nên Triệu Võ lẻn nấp trên mái nhà, khi nghe Thánh Tăng kêu gọi liền vội
tụt xuống khoanh tay chờ lệnh. Tế Điên hét to:
– Lão Vi! Mau mau đến Tướng phủ họ Tần, ra nơi vườn hoa, lên lầu Các
Thiên lấy ngay cho ta lá bùa trấn yểu “Ngũ Lôi Bát Quái” kíp kíp qui hồi,
nếu trái lệnh không được việc ta sẽ trị tội.
Triệu Võ giả dạng tuân lãnh pháp chỉ, thoáng cái vọt lên mái ngói đi
thẳng. Trong này Triệu, Lý hai người quả có thấy một vị thần từ cao tụt
xuống, ăn măïc oai phong, bộ dạng đúng là Thần tướng, lại thấy thoắt cái
nhẩy vụt lên mái nhà biến mất, đều tin chắc Thánh Tăng có nhiều đệ tử
thần thông, sai đi lấy bùa trấn yểm, sự việc tất thành, vội thỉnh hoà thượng
vào nơi khách phòng dọn rượu thết đãi.
Đây nói Triệu Võ vốn được Tế Điên chỉ dẫn tỏ tường thẳng nẻo hướng
nam, tìm đến Tướng phủ, nhưng không biết cái lầu nào là Các Thiên, đi
quanh một lượt, chợt thấy phía đông bắc có một nhà lớn, ánh đèn leo lét
hắt ra nên len lén tới trước cửa nhà, ngó qua song cửa dòm vào.
Trong căn nhà bầy biện thật là tráng lệ, giữa nhà bầy một cái bàn bát
tiên, hoành phi, ghế gụ, trần thiết đúng mức quan liêu. Trên tường treo một
cây bảo đao, vỏ nạm sà cừ lóng lánh, bên tường có một ghế dựa chạm
rồng, trên ghế ngất ngưởng một ông già khoảng ngoại 60, gương mặt
phương phi, tóc bạc như tơ, bên cạnh là một võ sanh đứng hầu khoảng trạc
30, oai nghi lẫm lẫm.
Triệu Võ lắng nghe, thấy ông lão nói:
– Tráng sĩ, ta rất phục tài và yêu đức, nhưng lão đây có một việc luống
những lo âu. Nếu tráng sĩ giúp cho xong việc thì lão sẽ đề bạt làm chức
Tổng Binh, hoặc ít ra cùng là một tướng quân dưới trướng của quan tể tướng.
Việc tuy khó nhưng tráng sĩ tiểu tâm thì sự tất thành.
Nói xong gọi tiểu đồng lấy một gói bạc trao cho tráng sĩ nọ and dặn :
– Đây chỉ là một chút quà mọn trao tay, nếu làm xong việc sẽ có trọng
thưởng.
Tráng sĩ từ chối hai ba phen, nhưng ông già nhất định không nghe,
cuối cũng đành vâng lệnh cầm lấy, với tay rút bảo đao, nghiêng mình chào
lão trượng và dặn:
– Thảng hoặc bên ngoài có sự chi động rộng chớ nên nghi ngại. Trong
giây lát xin báo tin mừng.
Nói xong tráng sĩ băng mình ra khỏi cửa. Triệu Võ thấy sự lạ cũng theo
bén gót. Tráng sĩ lầm lũi đi một mạch tới gian phòng ở dẫy nhà hướng bắc.
Triệu Võ tim nơi ẩn thân, lén nhìn vào phía trong thấy một chàng văn
sinh dang ngồi đọc sách, phía sau lưng có một bõ già đứng hầu. Cánh cửa
mở ra, vị tráng sĩ bước vào, dằn mạnh bảo đao xuống bàn hét lớn:
– Hãy kể lai lịch ta nghe, ta tới đây để kết liễu tánh mạng các ngươi.
Chàng văn sinh cùng ông bõ già đều tái mặt vội vàng sụp lạy, quì xin
tha mạng. Tráng sĩ cười lạt:
– Tha sao được mà tha, ta được lệnh đến đây lây đầu ngươi chẳng lẽ về
không ?
Người bõ già thấy tình trạng ấy liện mạnh bạo nói lên:
– Xin tráng sĩ hãy dẹp cơn thịnh nộ để tôi xin nói rõ nguyên do.
Nguyên tiểu chủ nhân tôi đây là Từ Chi Bình, con trai của lão chủ nhân Từ
Chiếm Khôi. Hồi còn sinh tiền, lão chủ nhân vốn là bạn rất thân với Tổng
quản hoa viên Hàn Điện Nguyên. Họ Hàn có người con gái hứa gả cho
công tử tôi, nhưng không may lão chủ nhân qua đời, gia đình gặp nhiều tai
biến, gia sản tiêu tan. Giờ đây, công tử tôi nghĩ đến nhạc phụ, muốn sự
nương nhờ, không may Điện tướng công thấy chủ nhân tôi ăn mặc lam lũ
có ý không vui, nói lời khinh rẻ, những toan hồi hôn nên bảo công tử tôi
tạm nấn ná nơi đây dạy học. Nay hắn ta lại khiến tráng sĩ tới lấy đầu thì
thật là bất nghĩa, trăm ngàn lần mong tráng sĩ rộng dung.
Vị tráng sĩ thốt buông đao thở dài bảo:
– Ta chẳng ngờ Điền Nguyên là phường quá ác như vậy. Sự tình đúng
vậy, ta nỡ nào giúp kẻ ác làm việc dữ cho đành.
Hai thầy trò líu ríu quỳ mọp tạ ơn tha mạng. Tráng sĩ móc túi lấy gói
tiền Điện Nguyên trao cho ban nãy, đưa hết cho văn sinh và bảo:
– Bạc mọn này là của Điện Nguyên thuê tôi đi giết hai người, nhưng
nay tôi trao lại, hai người nên kíp đi tìm phương xa lánh nạn, công tử phải
cố công mài giũa nghiên bút, học tập thành tài khỏi phụ lòng tôi.
Triệu Võ rình xem thấy vậy, trong lòng vô cùng cảm phục, thốt khen
lên tiếng:
– Khó kiếm được ai hào hiệp như vậy !
Vị tráng sĩ nghe tiếng biết có người theo dõi, sợ lộ chuyện vội vung đao
nhảy vọt ra ngoài cửa sổ. Khi nhận rõ có bóng đứng rình liền sấn lại giơ đao
toan chém. Triệu Võ lật đật lùi lại, rút đao ra nghinh địch. Dưới ánh trăng
sáng lờ mờ, hai chàng tráng sĩ quần thảo với nhau, ánh bảo đao như rồng
cuốn, chiếc đao bén tự mãnh hổ băng ngàn, mười hiệp có qua không phân
thắng bại. Triệu Võ nhận định phép múa đao của tráng sĩ giống như đao
pháp nhà mình, nghĩ thầm: ‘Quái lạ! người này đao pháp tinh thông, sao
cách múa đao giống ta như hệt, hẳn có duyên cớ chi đây!” liền gạt mạnh
đao nhảy ra ngoài vòng chiến quát lớn:
– Tráng sĩ hãy cho ta biết tên họ là chi? Đao pháp cớ sao giống đao
pháp của giòng họ Triệu ?
Nghe đến ba chữ giòng họ Triệu, tráng sĩ thốt kêu lên:
– Phải giòng họ Triệu, tôi đây là Y Sĩ Hoằng môn hạ của Triệu anh
hùng.
Triệu Võ nghe nói vội kể lại lai lịch mình, cho biết cha mình đã từ trần
từ mấy năm qua, nói xong cúi đầu thi lễ.
Y sĩ Hoằng khôn xiết vui mừng liền làm lễ tương bái, nhận Triệu Võ là
bậc thế huynh. Triệu Võ khiêm tốn mà rằng:
– Đại huynh lớn hơn, xin cứ gọi tiểu đệ là em cho dễ bề nói chuyện.
Y sĩ Hoằng liền dắt Triệu Võ vào nhà, khiến thầy trò Từ Chí Bình mau
mau lánh đi rồi quay sang hỏi Triệu Võ:
– Chẳng hay hiền đệ đêm hôm lần tới tướng phủ làm chi vây?
Triệu Võ liền đem chuyện Tế Điên sai đi lấy lá bùa bát quái thuật rõ
một lượt. Sĩ Hoằng reo lên mà bảo:
– Thật là may mắn cho hiền đệ, hôm nay gặp ta, nếu không gặp ta thì
thật trăm ngàn sự khó.
Ngay lúc đó Từ Chí Bình cùng người lão bộc vẫn loanh quanh trong
nhà vội bước ra thưa rằng:
– Ngay đang đêm hôm tăm tối, khắp nơi đều có tuần canh khám xét,
nếu hai vị ân công không tìm được phương kế chi, chúng tôi đành chịu chết
nơi đây !
Y sĩ Hoằng quay hỏi Triệu Võ:
– Hiền đệ có cách gì đưa họ đi không, không lẽ để chờ đến sáng mai
mọi việc bại lộ thì nguy, và còn việc đi lấy trộm đạo bùa thì sao ?
Triệu Võ sốt sắng nói:
– Đại huynh yên tâm, xin hãy nán chờ đệ nơi đây, đệ dẫn hai người
này đi tạm lánh rồi sẽ quay lại.
Nói xong, họ Triệu thân dẫn hai thầy trò họ Từ tìm lối ra khỏi hoa viên.
Vừa đi một khoảng đường, bỗng thấy từ xa, một người vùn vụt đi lại. Triệu
Võ thất kinh. Nhưng khi nhìn kỹ mới hay đó là Tế Điên liền đến trước tâu
lại chuyện của họ Từ. Tế Điên vội xua tay bảo:
– Ta hiểu rồi! Chính vì thầy trò hắn mà ta phải tới giải quyết cho xong
đây.
Từ Chí Bình hỏi nhỏ Triệu Võ:
– Đại sư này là ai vậy?
Triệu Võ nói:
– Chính là sư phụ tôi Tế Công trưởng lão
Từ Chí Bình vội vàng thi lễ. Tế Điên bảo Triệu Võ phải trở lại hoa viên
lo việc lấy bùa, còn mình thì dẫn thầy trò họ Từ về thẳng nhà Lý viên
ngoại, bảo dọn một căn nhà và chu biện mọi sự nuôi dưỡng cho Từ công tử
an tâm ăn học.
Lý Quốc Nguyên thấy Từ Chí Bình vẻ dáng văn nhân nhã khí, hết sức
vui mừng, hối gia nhân dọn dẹp phòng ốc, rồi lại sai dọn tiệc thế đãi. Rượu
mới soàng soàng, bỗng nghe trên vang tiếng:
– Thần đã về hầu.
Tế Điên lật đật khoát tay đứng dậy ra sân nghênh tiếp.