Hồi 10

Nhâm 16

Hồi 10

Trổ Thần Thông Giúp Người Tìm Vợ
Dâng Lề Vật Giả Ý Kính Già

Nói về Tế Điên bảo Lý Quốc Nguyên lo liệu mọi bề ăn ở cho thầy trò

họ Từ xong, đương lúc vui vầy tiệc rượu, bỗng nghe thinh không
vọng xuống:
– Thần đã về hầu.
Tế Điên lật đật khoát tay ra sân nghênh đón đã thấy Triệu Võ từ trên
nóc nhà nhẩy xuống quỳ dâng Tế Điên một cái hộp xinh xinh. Tế Điên mở
xem quả thấy đạo bùa bát quái liền trao lại cho Quốc Nguyên. Họ Lý hết
sức mừng rỡ giơ tay đón nhận, rồi mời Triệu Võ cùng Y Sĩ Hoằng vào vầy
vui tiệc rượu.
Sáng hôm sau Lý Quốc Nguyên sai người đem lá bùa sang trả Lý Xuân
Sơn, và hậu tạ cho Triệu, Y hai vị tráng sĩ. Tế Điên thấy mọi việc xong xuôi
cả, từ giã ra về. Lý viên ngoại hết sức quyến luyến không muốn rời xa. Tế
Điên bảo:
– Trên đời mọi việc có tan có hợp, cái gì cũng là nhân duyên, làm lành
gặp lành, quyến luyến ích chi ?
Lý Quốc Nguyên thấy giữ lại không được liền cùng Lan thị sụp lạy tạ
ơn và làm tiệc linh đình để tiễn biệt. Tế Điên thản nhiên ngồi vào tiệc rượu
ăn uống say sưa rồi truyền cho Triệu, Y hai người trở về, rồi cũng thất thểu
ra đi.
Vừa về đến triền núi, thì thấy có người ngó ngang dáo dác liền hỏi:
– Ông là ai? Đến đây có việc chi ? Tìm kiếm ai ?
Người lạ bạch rằng:
– Tôi đi tìm hoà thượng Tế Điên về chữa cho chủ tôi bị đánh rất đau
rên la thảm khốc, lăn lộn trên giường, không phương cứu chữa. Có người
mách là chỉ tìm được hoà thượng Tế Điên chữa chạy mới lành. Chủ tôi liền
sai lên đây kiến thỉnh.
Tế Điên cười ha hả mà rằng:
– Có phải chữa cho Hàn Điện Nguyên chăng?
Người lạ thất kinh vội đáp:
– Dạ phải ! Nếu ngài biết bệnh chủ tôi, vây chắc phải là Tế Công ?
Tế Điên bảo:
– Ta đã biết rõ cả rồi. Nói xong trở gót theo người lạ trở lại hoa viên
tướng phủ.
Nguyên khi sai Triệu Võ đến hoa viên gặp Y Sĩ Hoằng đưa thầy trò Từ
Chí Bình về Lý gia trang, hai tráng sĩ trở lại hoa viên tìm găp Hàn Điện
Nguyên đòi tìm lá bùa, Điện Nguyên từ chối không chịu chỉ, Triệu Võ nổi
hung liền nọc Điện Nguyên ra đánh 40 roi, khi ấy Điện Nguyên mới chỉ
chỗ, lấy được bùa rồi, Triệu Võ trở lại bảo cho biết phải tìm Tế Điên chữa
cho mới khỏi, nên liền cho gia nhân Hàn Thọ lên chùa Linh Ẩn tìm thỉnh.
Tế Điên vừa vào tới cửa hoa viên liền thét to:
– Làm lành được lành, làm ác phải chịu tội, thật có oan uổng chi đâu.
Rồi đi thẳng vào chỗ giường nằm của Hàn Điện Nguyên, sai gia nhân
lấy rượu, uống phun đầy mình, và lấy ra một viên thuốc hòa cho uống,
thoáng cái Điện Nguyên hết đau, lồm cồm ngồi dậy, định lễ sám hối.
Tế Điên ngồi ngay lên giường nhận lễ rồi truyền rằng:
– Sám hối là phải thề nguyền rũ sạch những ác nghiệp, hối lại những
chuyện lỗi lầm, nay ngươi phải đem con gái gả cho họ Từ và nuôi hắn ăn
học cho đến thành đạt, đó mới là ngươi hối lỗi trước.
Rồi cười ha hả:
– Thôi, dọn rượu ra cho ta uống, mọi việc yên vui rồi !
Tiệc xong từ biệt ra về, đi khỏi Hàn Điện Nguyên một đỗi, thấy trước
mặt vòng người bao quanh đông nghẹt, giữa vòng có luồng oán khí xông
lên. Tế Điên giơ tay bấm đốt, biết rõ sự tình, than dài một tiếng, rồi ngất
ngưỡng tiến thẳng vào đám đông dẹp mọi người ra mà xem, thấy một người
dáng điệu học trò, trên tay bế một đứa bé dang nói rêu rao với mọi người:
– Đứa bé đây mới sinh hai tháng, mẹ nó qua đời, tôi không đủ sức nuôi
dưỡng nên xin liệt vị, vị nào có lòng thương, nhận lấy nuôi dùm, tôi xin đội
ơn.
Tế Điên ứng tiếng mà bảo:
– Để ta nuôi cho !
Người ấy nhìn sững Tế Điên thấy là một ông thầy chùa rách rưới nghèo
khổ, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
– Ngài vốn người tu hành chuyên lo khất thực, nuôi trẻ làm sao được ?
Tế Điên bảo:
– Ta với trẻ này vốn có túc duyên, vì vậy muốn nuôi cho làm đệ tử.
– Trẻ con măng sữa, cần phải chăm nom bú mớm, làm học trò thầy sao
nổi ? Nó chưa ăn cơm được mà ?
Tế Điên quát lên:
– Ta hỏi xin nó là vì đứa trẻ này mẹ nó còn sống, ta ở ngay ngôi chùa
cổ gần nhà của ngươi, rõ biết hết cả. Phải ngươi là người ở đậu trong nhà họ
Ngô ? Ta có cách cứu.
Người đó nghe nói quả thật không sai liền nói hết sự thật:
– Mẹ đứa trẻ này còn sống, nhưng nghèo khổ qúa, chẳng chết nay thì
cũng chết mai. Tôi thật tên là Mã Tự Nhiên, từ nhỏ chỉ chuyên lo đèn sách,
cưới vợ là Chu thị, hai vợ chồng có một phần gia tài do ông cha để lại,
nhưng rồi miệng ăn núi lở, thế rồi vợ chồng dắt nhau lưu lạc, lần tới chốn
này, may gặp ông Ngô Bá Chu nhận giúp đỡ cho coi mấy chiếc thuyền,
hàng ngày chở củi, lời lãi chút đỉnh, họ Ngô chia cho làm kế sinh nhai.
Chẳng ngờ thời vận còn đen, mới đây có bốn tên côn đồ tác oai tác
quái, giữ quyền qua lại trên sông, họ Ngô sợ chúng nên thôi không chở củi
nữa, vợ chồng tôi bỗng dưng thành thất nghiệp, chẳng lẽ ngồi nhà nhìn
nhau chịu đói, vợ tôi mới bàn tính để con cho tôi giữ, và đi ra ngoài may
thuê, vá mướn kiếm ăn. Tôi bây giờ bối rối trăm đường đành để vợ đi. Sau
tôi lại nghĩ phận tôi là kẻ đàn ông vậy mà không đủ sức nuôi nổi vợ con,
khiến vợ phải lăn lóc kiếm ăn qua ngày nên rất lấy làm tủi hổ, có ý định
đem cho đứa con, may ra nó gặp được người hảo tâm nuôi nấng, còn tôi, tôi
sẽ tự vẫn cho rồi. Nói xong khóc lên rưng rức.
Tế Điên ha hả cười bảo:
– Chết đi! Chết đi! Mắc lấy nghiệp si! Ngươi còn nặng nợ, chết không
ích gì! Ta đã liệu biết hết rồi, nghĩ cũng thương tình. Để ta giúp cho ngươi
tìm thấy vợ, mẹ con lại được gần gũi nhau, rồi đó ta sẽ toan việc cho mà
làm ăn.
Mã Tự Nhiên trông bộ dạng ông thầy chùa còn rách rưới nghèo khổ
hơn mình, nghĩ bụng, làm sao mà giúp mình cho được. Nhưng thế cùng, bất
đắt dĩ đành phải theo.
Lúc ấy Tế Điên muốn mua mấy món thiết dụng, nhưng trong túi chẳng
còn lấy một đồng kẽm, bỗng thấy trước mặt có người xách một tảng thịt đi
lại, liền chúm chím cười và hỏi:
– Thịt của chú béo quá, sắc đỏ mà thơm ắt là ngon lắm ?
Người xách tảng thịt bật cười nói:
– Sư mô gì mà lại thèm thịt – rồi nửa đùa nửa thật – Bạch Ngài thịt chó
đấy ạ. Ngài có thèm chăng để tôi xin cúng một miếng.
Tế Điên cả cười mà nói:
– Thịt nào không là thịt, chay nào chả là chay ! Chú thật tốt bụng, đúng
như lời xưa có nói:
Kiếm báu trong tay người hiệp sĩ
Má hồng dành để khách tài hoa
Chú có hảo tâm cúng dường nên cho một miếng kha khá. Người xách
thịt càng lấy làm lạ lùng, liền cắt cho hai miếng. Tế Điên tạ ơn, gói lấy
miếng thịt, cho vào bọc rồi dẫn Mã sinh bước thấp bước cao, nhằm ngả
Phụng Sơn đi tới.
Đến một nhà nọ coi bộ giàu có, nhà cao cửa rộng, cờ quạt giăng mắc,
đèn treo hoa kết, xe ngựa đậu đầy. Tế Điên dừng lại dứng ngắm cười lên ha
hả.
Nguyên nhà này là nhà giàu có bậc nhất ở châu thành. Chủ nhà họ
Trịnh tên Hùng, mặt đen như sắt nên mọi người đều tôn là Thiết Diện
Thiên Vương. Hôm nay nhân ngày lễ bái thọ bà mẹ nên quan viên trong
thành đều đến khách chúc. Tế Điên kề tai nói nhỏ với Mã sinh, dặn như
vậy … như vậy … sẽ có chuyện hay.
Mã sinh vâng lời bồng con tìm chỗ mà ẩn. Còn Tế Điên vẻ dáng tự
nhiên săm săm bước lên thềm nhà mà nói to:
– Xin các ngài cho tôi hỏi ?
Trong nha đi ra một người, ngắm kỹ hình dáng Tế Điên thấy là một
thầy tu nghèo khổ liền bảo:
– Đại sư tới sớm quá, chừng này tiệc chưa tan đâu, chờ đợi lát nữa mãn
tôi sẽ lấy đồ dư mà đãi ngài.
Tế Điên quát lên:
– Bậy nào, ta tới đây để bái thọ lão phu nhân, có đem lễ vật, cớ chi
ngươi dám coi ta là kẻ ăn xin ? Không nên thấy hình dáng bề ngoài của ta
mà buông lời vô lễ.
Người gia nhân kia nghĩ thầm: “Chủ nhân vốn giao thiệp rộng, thường
kết bạn cùng khắp cả giang hồ hảo hán. Có lẽ hoà thượng này cũng có thân
tình giao kết chi đây”. Bèn hỏi:
– Bạch ngài ở đâu ? Chúng tôi không biết, xin được miễn chấp. Xin
ngài cho biết quý danh để vào thông báo. Lễ vật có những món chi để cho
gia nhân ra nhận lãnh ?
Tế Điên bảo:
– Ngươi cứ vào nói là hoà thượng chùa Linh Ẩn, lễ vật ta đem theo sẵn
trong mình, gặp chủ nhân sẽ đưa ra.
Gia nhân lễ phép:
– Bạch thầy, chủ nhân tôi có lệ phải thu lễ vật nơi đây rồi mới thông
báo, xin ngài hoan hỷ.
Tế Điên liền moi trong bọc ra một quả cau, một gói trà nhỏ và một gói
thịt chó trao cho gia nhân. Gia nhân nhìn qua lễ vật, vẻ mặt khinh bỉ, nhận
rồi quăng xuống đất.
Tế Điên quát to, mắng rằng:
– Bay khinh người quá lắm! Lễ vật là lễ vật, một chút cũng lòng thành,
cớ chi ngươi lại dám quăng đi ?
Lúc ấy trong nhà đang bận rộn khách khứa đông đảo, có mặt các vị
như Tam Quan Điện chủ trụ trì Tăng là Quảng Huệ, các bậc thân hào,
tráng sĩ, lại có cả hai vị hảo hán Dương Mãnh và Trần Hiếu, đang dự tiệc.
Nhân thấy Quảng Huệ ăn nói kiêu căng, dương dương tự đắc, Dương
Mãnh có ý không phục liền hỏi:
– Bạch thầy, tôi nói thầy nghe tên vị tăng này thầy có biết chăng ?
Quảng Huệ bảo:
– Thử nói nghe xem!
Dương Minh dõng dạc:
– Trong vùng, tu hành đắc đạo chỉ có Tế Công trưởng lão chùa Linh Ẩn,
đại sư có biết chăng?
Quảng Huệ trề môi đáp:
– Tưởng ai! Té là ra gã sư điên, Ta đây học chung với sư phụ nó, so vai
vế nó còn là hàng sư điệt ta, trước đây nó muốn theo học đạo nhưng thấy
nó điên khùng mà đuổi đi không dạy.
Dương Minh nghe qua lửa giận phừng phừng quát mắng:
– Không được nói bậy, đáng tiếc là thầy ta không có nơi đây để trị cho
ngươi biết thế nào cho rõ mặt.
Chính lúc Dương Mãnh đương quát tháo thì nghe phía ngoài có tiếng
la:
– Ngươi có nhặt ngay lễ vật bưng vào hay chăng?
Dương Mãnh vừa nghe biết ngay là Tế Điên vội vàng đứng dậy mà gọi:
– Trần huynh, thầy ta tới rồi đó!
Trần Hiếu liền cùng Dương Mãnh ra xem, quả thật là Tế Điên. Dương
Mãnh hếât sức vui mừng nói:
– Thầy tới đây có chuyện chi bực mình mà la lớn như vậy ?
– Rất buồn gia nhân không chịu thông báo lại đem lễ vật quăng đi nên
ta phải la lên cho chủ nhân biết !
Dương Minh khúm núm:
– Bạch thầy, gia nhân mắt thịt biết sao được nổi thầy, xin thầy đại phát
từ bi miễn trách.
Nói xong kính cẩn mời Tế Điên vào. Trần Hiếu thì đi báo với Trịnh
Hùng.
Trịnh Hùng lăng xăng tiếp mời và hỏi:
– Thầy đây trụ trì nơi đâu ?
Dương Minh đỡ lời:
– Trịnh đại ca, tôi thường vẫn nói với đại ca vị Phật sống đời nay là
Đạo Tế đại sư, huynh đã quên rồi sao ?
Trịnh Hùng vui mừng khôn tả làm lễ chào mừng và nói:
– Hữu hạnh, hữu hạnh! Té ra là Đạo Tế Thánh Tăng, vạn cam thất
kính!
Miệng nói thế, nhưng trong bụng lại nghĩ thầm: “Ôi bất quá là ông hoà
thượng nghèo và điên, xin ăn qua bữa, chớ tài cán gì đâu. Ngặt vì Dương,
Trần kính ngưỡng, không mời tưởng cũng khó coi.”
Đương lúc Trịnh Hùng ngẫm nghĩ, Tế Điên đã sớm biết liền bảo:
– Trịnh đại quan nhân! Hôm nay tôi biết quí phủ làm lễ thiên thu thọ
mệnh cho lão thái phu nhân, hiện cao thân, quý hữu đầy nhà, xét phần tôi
lam lũ đã quen, thật nhiều hổ thẹn, vậy gọi là có chút lễ vật dâng lên, khi
khác lại đến bái kiến.
Nói xong Tế Điên lấy gói lễ vật mà gia nhân quăng đi nhặt lại trao cho
Trịnh Hùng. Trịnh Hùng sợ Dương, Trần phiền lòng, cực chẳng đã phải
gượng nhận gói lễ vật, trao cho gia nhân cất giữ rồi nói:
– Bạch sư phụ ở xa tới, lẽ đâu chẳng vị tình tôi và Dương, Trần hai quý
hữu đây mà lưu lại xơi chén rượu nhạt. Luận coi bề ngoài mà chi, xin đại sư
chớ có để tâm.
Dương Mãnh cũng tiếp lời khuyên mời. Tế Điên vốn thừa biết Trịnh
Hùng chỉ khéo léo cái miệng chứ thực tâm không muốn, nhưng giả đò như
không hay biết mà nói:
– Trịnh đại quan nhân đã có bụng yêu, hiền đồ lại năn nỉ, tôi lẽ nào lại
không chung vui chén rượu mừng thọ thái phu nhân. Vậy để tôi vào lạy
mừng cho phải phép.
Nói xong Tế Điên vén áo sồng sộc bước vào, Dương Mãnh thì mừng
thầm: “Phen này thử xem Quảng Huệ còn coi thường thầy ta là cháu nữa
thôi ?” Nhưng Trịnh Hùng thì vẻ mặt sượng sùng lo phiền lắm nỗi.