MỤC LỤC
Lời dịch giả
Lời dẫn nhập của tác giả
Chương 1: Từ việc nghiên cứu khoa học
Chương 2: Tôn giáo hay triết lý
Chương 3: Bóng ma trong chiếc hộp đen
Chương 4: Phật giáo – Khoa học của tâm linh
Chương 5: Về Phật giáo siêu hình
Chương 6: Phật giáo và phương Tây
Chương 7: Nguồn gốc của bạo động
Chương 8: Tinh thần đạo giáo và tinh thần thế tục
Chương 9: Phật giáo ảnh hưởng thế giới và bản thân
Chương 10: Phật giáo suy tàn và phục hưng
Chương 11: Đạo Phật: đức tin, nghi thức, mê tín, dị đoan
Chương 12: Phật giáo và cái chết
Chương 13: Phật giáo và phân tâm học
Chương 14: Sự tiến bộ và đổi mới
Chương 15: Nhà sư chất vấn vị triết gia
Kết luận của vị triết gia
Kết luận của vị sư
LỜI DỊCH GIẢ
Do một sự tình cờ may mắn, tôi đọc được quyển “Le moine et le philosophe” của Jean François Revel vàMatthieu- vốn là hai cha con.
Jean Francois Revel vốn là viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, giáo sư triết học còn Matthieu Ricard là Tiến sĩ sinh vật học tại viện Pasteur Paris. Hai ông này vốn không xa lạ gì với nền văn học Pháp đương đại.
Toàn bộ nội dung quyển sách là việc trao đổi quan điểm của hai người về mọi khía cạnh liên quan đến Phật giáo. Cuộc đối thoại hào hứng, sôi nổi, phong phú giữa hai con người mà một vốn là một triết gia vô thần và người kia là một khoa học gia tầm cỡ bỗng nhiên cắt ngang sự nghiệp khoa học của mình để sang Tây Tạng theo học Phật giáo rồi trở thành tu sĩ và hiện là thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ. Với vốn ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm Phật học còn rất hạn chế, bản dịch chắc chắn còn nhiều sơ sót, rất mong các bậc cao minh tri túc trong và ngoài đạo vui lòng chỉ giáo.