Đạo Đức

Vương Thị Xuân 83

Cô giáo Triệu Lương Ngọc: Vô cùng cảm ơn lời mời nhiệt tình và sự sắp đặt của Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HồngKông, vô cùng cảm ơn sự động viên của giáo sư Tịnh Không, khiến cho mẹ con chúng tôi ngày hôm nay có cơ hội được ở nơi đây cùng mọi người thỉnh giáo và nghiên cứu thảo luận về đề tài giáo dục gia đình. Vào mùa hè năm ngoái, mẹ con chúng tôi có nhận lời mời đến thành phố Đại Khánh ở vùng Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang để diễn giảng một buổi. Lúc đó, chúng tôi diễn giảng đề tài là: “Làm sao để dạy tốt con cái vì sự cống hiến cho thế giới hài hòa?”

I, Dẫn Nhập

Cô giáo Triệu Lương Ngọc: Vô cùng cảm ơn lời mời nhiệt tình và sự sắp đặt của Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HồngKông, vô cùng cảm ơn sự động viên của giáo sư Tịnh Không, khiến cho mẹ con chúng tôi ngày hôm nay có cơ hội được ở nơi đây cùng mọi người thỉnh giáo và nghiên cứu thảo luận về đề tài giáo dục gia đình. Vào mùa hè năm ngoái, mẹ con chúng tôi có nhận lời mời đến thành phố Đại Khánh ở vùng Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang để diễn giảng một buổi. Lúc đó, chúng tôi diễn giảng đề tài là: “Làm sao để dạy tốt con cái vì sự cống hiến cho thế giới hài hòa?” và vì đề tài này mà làm một cuộc thỉnh giáo với các vị hương thân ở vùng Đông Bắc, không ngờ họ hưởng ứng vô cùng nhiệt liệt. Sau đó người chủ trì đại hội và người biên đạo quay phim còn đem làm thành đĩa VCD, lấy tên là: “Mẹ Hiền Con Hiếu” để phát hành. Một số trang mạng Internet văn hóa công ích cũng đăng tải.

Giáo sư Chung Mao Sam: Tháng 12 năm ngoái, Tịnh Tông Học Hội Singapore có lời mời lão Pháp sư Tịnh Không diễn giảng đề tài: “Khải thị của người hiện đại đối với kinh Hoa Nghiêm”, hiện trường khi đó có hơn 2000 đĩa phim “Mẹ Hiền Con Hiếu” đã được người xem lấy một chút đã hết sạch, có rất nhiều người còn quay về copy thêm đĩa để bổ sung .

Cô giáo: Có thể thấy rằng, các bậc cha mẹ trong thế gian đều muốn giáo dục tốt con cái, mà con cái trong thiên hạ cũng đều muốn làm con hiều cháu thảo. Lòng người nghĩ thiện, xã hội mong được hài hòa, điều này khiến cho chúng tôi vô cùng cảm động. Chúng tôi cũng rất hiểu điều này, thật hổ thẹn là mẹ con chúng tôi cũng không phải là làm được tốt lắm. Nhưng hôm nay đến đây giao lưu cùng mọi người cũng là mang trong lòng một tâm nguyện tốt đẹp, mang một hạt giống của lòng yêu thương. Chúng tôi hy vọng tất cả cha mẹ trên thế gian này đều có lòng từ bi và trí tuệ, chúng tôi hy vọng tất cả con cái trên thế gian này đều có thể hiếu thuận và thành tài.

Xin cho phép chúng tôi tự giới thiệu, mẹ con chúng tôi đến từ một gia đình rất bình thường như bao gia đình khác ở Quảng Châu. Tôi tên là Triệu Lương Ngọc, năm nay 63 tuổi, về hưu đã nhiều năm rồi. Trước khi về hưu tôi đã từng làm qua phó biên tập cho tờ báo Thực Phẩm Quảng Đông, làm phóng viên cho tờ báo Thực Phẩm Trung Quốc và làm giám đốc bộ phận Quan hệ Cộng đồng cho công ty Tập Đoàn Phúc Lợi Xã Hội tỉnh Quảng Đông. Tôi chỉ có một đứa con trai chính là Chung Mao Sâm, năm nay 34 tuổi. Cậu ấy tốt nghiệp hệ chính qui tại trường đại học Trung Sơn Quảng Châu năm 1995. Sau đó thì tự lo kinh phí đến Mỹ du học, học thạc sĩ và tiến sĩ. Năm 1999, lấy được bằng tiến sĩ về ngành tài chính của Mỹ. Sau đó nhận dạy học ở Trường đại học Texas và Trường đại học Kansas của Mỹ. Về sau, chúng tôi nhận lời đề nghị của giáo sư Tịnh Không chuyển đến sống ở Úc Châu. Mao Sâm nhận dạy ở Học viện thương mại Trường đại học Queensland của Úc, cậu ấy dạy học về ngành tài chính. Do vì nhận được nhiều đánh giá ưu tú về phương diện dạy học, và cũng nhiều lần nhận được giải thưởng luận văn của ngành tài chính quốc tế cho nên đã trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất trường, đồng thời cũng là giáo sư danh dự của Trường đại học Trung Sơn Quảng Châu. Năm ngoái, cậu ấy được chọn làm Phó viện trưởng Học viện Tịnh Tông Úc Châu. Mao Sâm ở trường đại học, ngoài việc dạy học và nghiên cứu ra, thời gian còn lại thì cùng với giáo sư Tịnh Không tham gia các hoạt động quốc tế, nhiều lần tham gia hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức, đồng thời cũng tham gia các cuộc hội nghị ở các nơi trên thế giới về vấn đề hòa bình, giáo dục và đoàn kết tôn giáo. Trong các hoạt động này, cậu ấy đảm nhiệm vai trò phiên dịch tiếng Anh cho giáo sư Tịnh Không, cho nên cuộc sống mỗi ngày của cậu ấy đều rất chặt chẽ, rất phong phú, cho đến nay cậu ấy vẫn còn là một người độc thân. Nhớ lại khoảng thời gian ba mươi mấy năm mà mẹ con chúng tôi đã trải qua, đó là mẹ yêu thương con trai, là con trai thương yêu mẹ, là cảm nhận yêu thương, là nối nhịp yêu thương, là hiểu rõ yêu thương, là phụng hiến yêu thương.

Sau đây chúng tôi sẽ đem những điều tâm đắc trong tình yêu thương này mà chia sẻ với quý vị, vỏn vẹn trong một lần gặp này, hy vọng có thể đưa ra một số tham khảo cho các vị, cũng như là thỉnh giáo quý vị. Tiếp sau đây tôi chuẩn bị từ bảy phương diện để báo cáo với mọi người một chút những điều tâm đắc về giáo dục trong gia đình:

1. Vị thầy của giáo dục trong gia đình

– Trách nhiệm người mẹ là số 1.

2. Điểm khởi đầu của giáo dục trong gia đình

– Bắt đầu từ thai giáo.

3. Căn bản của giáo dục trong gia đình

– Hiếu là căn bản của đạo đức.

4. Nội hàm của giáo dục trong gia đình

– Là giáo dục tố chất.

5. Vấn đề hàng đầu của giáo dục trong gia đình

– Là tiếp thu gồm cả giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và giáo dục triết lý thánh hiền.

6. Thăng hoa của giáo dục trong gia đình

– Là thúc đẩy con cái vì một thế giới hài hòa mà lập đức, lập công, lập ngôn.

7. Nguyên lý của giáo dục trong gia đình

– Cảm ngộ của 30 nuôi năm dạy con cái.

Sau đây sẽ báo cáo với mọi người từng điều một.

Sách liên quan

Lược giải Kinh Pháp Hoa

Lược giải Kinh Pháp Hoa

Lời nói đầu Trong những ngày gần đây, Phật sự ngày càng nhiều, công việc dịch thuật và hiệu đích...
Con đường dẫn đến giác ngộ Đại thừa Khởi Tín Luận Tác giả: MÃ MINH - Dịch & giải: Chân Hiền Tâm

Con đường dẫn đến giác ngộ Đại thừa Khởi Tín Luận

Lời giới thiệu Lời giới thiệu Con đường Phật đạo dài lâu nghiêm tuấn, cũng kỳ khu khúc khuỷu, không...
Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận

Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận

Tựa Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm...
Duy thức học

Duy thức học

Xuất bản: In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương...