MỤC LỤC
Lời Tựa Lời Giới Thiệu |
CHƯƠNG I – Nhân ngữ (puggalakathā)
I. Ðiểm tranh luận: Bản ngã |
CHƯƠNG II
I. Ðiểm tranh luận: “Ô nhiễm của vị A-la-hán (parūpahāra)”. |
CHƯƠNG III
I. Ðiểm tranh luận: “Lực hay Sức Mạnh” (Bala). |
CHƯƠNG IV
I. Ðiểm tranh luận: “Liệu một cư sĩ có trở thành A-la-hán được không?” (gahisa arahāti) |
CHƯƠNG V
I. Ðiểm tranh luận: Giải Thoát (vimutta). |
CHƯƠNG VI
I. Ðiểm tranh luận: Ðịnh luật chắc chắn (niyāma). |
CHƯƠNG VII
I. Ðiểm tranh luận: Phân loại các vật thể. |
CHƯƠNG VIII
I. Ðiểm tranh luận: Các cảnh giới tái sanh (gati) (đa dạng). |
CHƯƠNG IX
I. Ðiểm tranh luận: (Giải thoát nhờ quả phúc) Ðiều thiện.(ānisaṃsa) |
CHƯƠNG X
I. Ðiểm tranh luận: Việc kết thúc (Diệt – Nirodha). |
CHƯƠNG XI
I. Ðiểm tranh luận: Ba sự kiện liên quan đến các khuynh hướng tiềm tàng, có nghĩa là (i) vô nhân (ahetu) (không rõ ràng, mập mờ.) (II) vô ký (abyākatā). và (IIi) không tương ưng tâm. |
CHƯƠNG XII
I. Ðiểm tranh luận: Tự kiềm chế là một nghiệp (tích cực) (Saṃvaro kammanti). |
CHƯƠNG XIII
I. Ðiểm tranh luận: Ðịa ngục vô gián trọn kiếp (kappattha). |
CHƯƠNG XIV
I. Ðiểm tranh luận: Tính liên tục hỗ tương giữa thiện và bất thiện. |
CHƯƠNG XV
I. Ðiểm tranh luận: Mối tương quan (nhân quả đặc biệt cố định) (paccaya) |
CHƯƠNG XVI
I. Ðiểm tranh luận: Ðiều khiển [tâm tha nhân.]
II. Ðiểm tranh luận về hỗ trợ tâm tha nhân |
CHƯƠNG XVII
I. Ðiểm tranh luận: Vị A-la-hán đã tích lũy công đức như thế nào (atthi arahato punnupaccayoti). |
CHƯƠNG XVIII
I. Ðiểm tranh luận: Nơi ở của Ðức Thế Tôn trên cõi phàm này (manussaloka). |
CHƯƠNG XIX
I. Ðiểm tranh luận: Khử trừ ô nhiễm. (kilesajahana) |
CHƯƠNG XX
I. Ðiểm tranh luận: Tội ác không cố ý. (Asañcicca) |
CHƯƠNG XXI
I. Ðiểm tranh luận: Giáo Lý [của chúng ta](Sāsavā) |
CHƯƠNG XXII
I. Ðiểm tranh luận: Sự viên tịch (Parinibbāna). |
CHƯƠNG XXIII
I. Ðiểm tranh luận: Quyết tâm tác hợp. |
LỜI BẠT |
LỜI TỰA
Tập Chú Giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthu) là bản dịch tiếng Anh đầu tiên, do ngài Minayeff (J.P.T.S. 1889) biên tập. Khác với tập Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasalini) hay Sammohavinodanti [1] ở chỗ, tập Chú Giải này không đặt tựa đề riêng cho từng Chương như trong bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), có tên là tập Chú Giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthuppakarana)
Tập Chú Giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthu) là một trợ giúp không thể thiếu cho việc nghiên cứu các kinh văn Pāli, có nhiều đoạn không được rõ ràng. Tập Chú Giải này, sẽ giúp chúng ta làm rõ nhiều điểm gúc mắc trong kinh văn Pāli, vô cùng quan trọng xét dưới góc độ lịch sử.
Kinh văn giới thiệu cho chúng ta những cuộc tranh luận diễn ra giữa các Tăng già Nguyên thuỷ và các trường phái Phật giáo vào thời kỳ đầu, đặc biệt không nhắc đến tên các nhà tranh luận hiện hành và có khả năng tiềm tàng. Tập chú giải cung cấp cho chúng ta tên tuổi của những người ủng hộ những điểm tranh luận này. Họ không phải chỉ thuộc một hay nhiều trường phái trong số mười bảy trường phái ly giáo nổi lên trước triều đại nhà vua Asoka. Cũng cần lưu ý là những tường thuật về mười tám trường phái đầu tiên lại dựa trên thẩm quyền bản Biên Niên Sử Pāli ngay từ giai đoạn đầu. Ðó là tập Ðảo sử (dipavamsa) được trích dẫn đích danh (trang 3-5). Có một điểm mới là trong bản Chú Giải của chúng tôi Bahulikas được biết đến với tên là Bahusrutikas (tr. 2)
Trong lời giới thiệu, tập chú giải đề cập một cách hệ thống đến sáu Trường Phái Hậu Asoka — đó là Hemavataka, Rajagirika, Siddhatthika, Pubba-seliya, Apara-seliya và Vajiriya (tr. 5)- trong khi đó trong thân bài lại qui một số điểm cho các trường phái như Uttarapathaka, Andhaka, Vetulyaka, Hetuvada và Maha-Sannatavadins, nhưng lại không đả động gì đến các trường phái Vajiriyas và Hemavatakas.
Một sự thỏa thuận chung giữa truyền thống, một bên là các trường phái xuất hiện trong tập chú giải của ngài Ðại đức Buddhaghosa, và bên kia trong các tác phẩm của Vasumitra. Bhavya, Vinitadeva và các nhóm khác do bà Rhys David thảo luận đến trong lời tựa của bà tập cho rằng Những Ðiểm Tranh Luận (Points of Controversy) sau này, là bản dịch của tập Thuyết Luận Sự, do S.Z.Aung chia sẻ. Ðối với tôi, nói một cách chính xác, điều còn lại của tập chú giải, là tên của Andhaka gồm bốn trường phái khác nhau sau đây: Pubba-seliya, Aparaseliya, Rajagirrika và Siddhatthika (I. 9). Việc bỏ qua Vajiriyas, chính xác là tên xuất phát từ Vajira, một địa danh nằm ở vùng Tây Bắc Ấn Ðộ, rất có thể sự kiện các địa danh này đồng nhất với Uttarapathakas mà ra. Nhưng mối tương quan này đã được vạch ra ở đâu đó. Khả năng rất có thể ai đó có tên Pāli là Vetulyaka hay là Vetullaka, đây có thể do viết sai từ chữ Vepulyaka hay là Vepullaka, tiếng Phạn viết là Vaipulyakas,
Một điều rất thú vị cần lưu ý, là Nhà Chú giải đã liên kết Vetulyakas với Mahasunnatavadins nơi một số mạch văn (XVII. 6-10) tác phẩm sau này, là một tên thích hợp dành cho trường phái Prajna, hay là Vajira thuộc phái Nam tông. Ông này không cho chúng ta biết, người Hetuvadins là ai. Cho dù một số điểm dứt khoát được gán cho họ. Toàn bộ những điểm như vậy cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Tập Chú Giải cuốn I cụ thể là về Puggalakatha, thực sự rất quan trọng về khía cạnh lịch sử Tăng già, cùng với một số ít các Thuyết sư (Katha). Toàn bộ những tập còn lại, chỉ là sự phát triển tiệm tiến đối với chính kinh văn mà thôi.
Tôi vô cùng biết ơn bà Rhys Davids, vì đã biên tập và thông qua bản thảo tay của bản dịch này và giúp tôi bằng nhiều đề nghị quí báu. Tôi vô cùng biết ơn bà, vì đã chấp nhận bản dịch của tôi trong số các bản dịch thuộc Hội P.T.S.
BIMALA CHURN LAW
43, Kallas Boss Street Calcutta.
Ngày 23 tháng chín năm 1939.
LỜI GIỚI THIỆU
Cung kính đức Thế Tôn, Ðấng A-la-hán Toàn Giác.
Ngự giữa cõi chư Thiên có đoàn quần thần chư Thiên đông đảo bao quanh, ngài là Ðấng Vô Song. Bậc Thế Tôn nơi cõi trần gian và cõi chư Thiên, kiệt xuất không ngôn từ và quan điểm nào kể xiết – nhân vật siêu phàm, kết thúc bài thuyết pháp của mình chỉ định rõ như sau: Ðịnh rõ bản chất nhân loại v.v… công bố đường nét cho cuốn sách viết veà Những Ðiểm Tranh Luận (P. of C.), đưa ra bản tường trình về “Bản Ngã”và những điểm tranh luận tương tự. Chỉ nhìn qua bản nội dung, được bắt đầu kiến thiết những toà nhà hết sức phong phú như vậy, ngay trên cõi đời này, con trai của Moggali đã lấp đầy bằng toàn bộ những chi tiết phong phú. Giờ đây, do bởi những phương án chú giải đã được đề ra, tôi xin được chấp bút lời bình về những gì được ghi lại trong cuốn sách này. Xin hãy lắng nghe một cách nghiêm túc.
Sau khi đã thực hiện Song thông (Twin-Miracle), Ðức Thế Tôn đã nhập an cư kiết hạ, tại thành phố Tam Thập Nhất (Thrice Ten), ngay dưới cây cổ thụ Coral, trên đỉnh ngọn núi Pandukambala. (Và tại đó) có sự hiện diện của mẹ ngài để chứng kiến mọi việc diễn ra, ngài đã thuyết pháp cho toàn thể các vị chư Thiên, về các vấn đề bổ sung cho Giáo pháp. Sau khi ngài đã diễn giảng Dhammasangani, Vibhanga, Dhatukatha và tập tài liệu Puggala-pannatti. ngài nghĩ: Trong tương lai, sẽ đến lượt diễn giảng tập Thuyết luận sự (Kathavatthu), thì đồ đệ của thầy, ngài Hòa thượng Tissa đầy khôn ngoan, con trai của Moggali, sau khi đã tẩy sạch những vết nhơ nổi lên trong Giáo pháp (sasana) và tổ chức Ðại hội lần thứ Ba, ngài chủ tọa giữa Tăng già, ngài đã chia bản biên tập này thành một ngàn tập kinh (suttana), năm trăm bản kinh được gán cho quan điểm của chính những người phái Sakavadins của ngài, năm trăm bản kinh còn lại thuộc quan điểm của các phái đối nghịch theo phái Paravadins. Tạo ra cơ hội này, bắt đầu việc nghiên cứu gồm tám Chương bàn về “bản ngã” (person) tóm gọn trong bốn câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm hai Chương, chia ra thành năm đoạn, tôn trọng theo một qui trình được chọn lọc trong toàn bộ các bài tranh luận. Ngài đã để ra một bản nội dung, bằng một đoạn văn chưa hoàn chỉnh, làm thành một đoạn để “tụng”. Rồi sau đó, ngài đã diễn giảng đầy đủ chi tiết Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), sau khi đã kết thúc an cư kiết hạ, ngài đã rời cõi trời Tam Thậpp Tam Thiên bằng chiếc thang đá quí, nằm giữa hai chiếc thang vàng và bạc, bắc từ cõi chư Thiên, xuống tận thành phố Sankassa, và như vậy ngài hoàn tất công trình tế độ cho chúng sanh và nhập Níp-bàn (Paranibbana).[2]
Ngay sau đó, có sự hỗ trợ của nhà vua Ajatasattu, một nhóm những người ủng hộ ngài, dẫn đầu là Ðại đức Ca Diếp (Kassapa), đã sưu tầm một bộ phận những giáo lý (Giáo pháp) và giới luật. Cuộc sưu tầm kéo dài một trăm năm mới kết thúc, chư vị Tỳ-khưu Vajjipattaka công bố giảm nhẹ các qui luật gồm mười điểm[3]. Nghe thấy vậy Trưởng lão Yasa, con trai Brahmin Kakandaka với sự giúp đỡ của vua Asoka, con trai của Susunaga, liền chọn bảy trăm Trưởng lão trong số mười hai ngàn vị Tỳ-khưu và sau khi đã hủy bỏ mười giới luật đó, sưu tầm thêm một bộ Tín Lý và Luật tạng mới. Lại bị chính những Trưởng lão đã thực hiện bộ tín lý và luật tạng đó bác bỏ, mười ngàn vị Tỳ-khưu thuộc giáo phái Vajjiputtaka, sau khi thu thập các đồ đệ và chỉ kiếm được sự ủng hộ nội bộ yếu ớt, họ tách ra và thiết lập một giáo phái riêng (nghĩa đen là nhóm Thế Tôn) gọi là (1) giáo phái Mahasanghika. Ly khai khỏi giáo phái này, lại xuất hiện hai giáo phái khác là: (2) Gokulikas và (3) Ekobboharikas. Ly khai khỏi giáo phái Gokulikas, nổi lên hai giáo phái khác nữa đó là: (4) giáo phái Pannattivadins và (5) giáo phái Bahulikas, hay cũng thường được gọi chung là (6) Cetiyavadins. Như vậy xuất phát từ giáo phái Mahasanghikas, vào thế kỷ thứ hai, có năm giáo phái nổi lên. Những giáo phái này cùng với giáo phái Mahasanghikas làm thành sáu giáo phái Phật giáo.
Vào thế kỷ thứ II, chiû có hai giáo phái ly khai khỏi phái Phật giáo Nguyên thủy (Theravada): đó là giáo phái (1) Mahimsasakas và giáo phái (2) Vajjiputtakas.
Lúc này, lại có bốn giáo phái khác nổi lên, ly khai khỏi giáo phái Vajiputtkas đó là (3) giáo phái Dhammuttariyas, (4) giáo phái Bhadrayanikas, (5) giáo phái Channagarikas và giáo phái (6) Sammitiyas. Còn nữa, cũng trong thế kỷ thứ II, lại có hai giáo phái ly khai khỏi giáo phái Mahimsasakas, đó là (7) giáo phái Sabbatthivadins và giáo phái (8) Dhammaguttikas. Rồi lại nữa, ly khai khỏi giáo phái Sabbatthivadins, ta thấy lại nổi lên giáo phái (9) Kassapikas và giáo phái Kassapikas, sau đó lại phân chia và nổi lên thành giáo phái (11) Suttavadins. Như vậy, ly khai khỏi Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) là mười một giáo phái khác. Cùng với giáo phái Phâït giáo Nam tông nguyên thuỷ (Theravadins) là mười hai giáo phái khác nhau.
Như vậy cùng với mười hai giáo phái này, cộng với sáu giáo phái thuộc nhóm Mahasanghikas, làm thành tất cả mười tám giáo phái nổi lên vào đầu thế kỷ thứ III. Họ còn được biết đến, là mười tám nhóm và được coi như là mười tám môn phái. Trong số mười tám môn phái này, có mười bảy môn phái được coi như là môn phái ly giáo. Chỉ có phái Phật giáo Nguyên thủy Nam tông (Theravada) là không thuộc ly giáo mà thôi. Hơn thế nữa, ta thấy nói đến trong Ðảo sử (dipavamsa) như sau:
“Các vị Tỳ-khưu đồi bại, tức nhóm Vajjiputtakas, đã bị các Hòa thượng (Trưởng lão) phạt vạ Tuyệt Thông (excummunicated), lại thành lập một phe nhóm khác, gồm nhiều người chủ trương tà kiến. Có mười ngàn Tỳ-khưu đã tụ tập lại, làm thành một Ðại Hội. Chính vì thế, cuộc diễn tập giáo pháp này, được gọi là một cuộc tổng diễn tập (Great Recital)
“Các vị Tỳ-khưu tham dự cuộc tổng diễn tập này, đã ấn định một giáo lý (ngược hẳn lại với đức tin chân chính). Sửa đổi hẳn những bài viết nguyên thuỷ và đã lập ra những biên chép hoàn toàn mới. Họ đã hoán đổi Kinh Phật, thuộc một bộ sưu tầm này rời đến chỗ khác, họ đã phá bỏ ý nghĩa đích thực và những lời dạy của Ðức Phật (Giáo pháp) trong Luật tạng (Vinaya) và trong ngũ Kinh. Những vị Tỳ-khưu đó, không hề biết chút gì, đã được diễn giảng về những bài chú giải thực hành và thuộc đức tin, cũng như ý nghĩa được gán cho các bài chú giải đó, kể cả ý nghĩa từ đó suy ra. Họ đã thiết lập một giáo lý với ý nghĩa hoàn toàn khác. Các vị Tỳ-khưu này, đã phá bỏ một số lớn ý nghĩa chính thống dưới chiêu bài các văn bản, chối bỏ những đoạn riêng rẽ trong Kinh Phật và trong Luật tạng (Vinaya) sâu xa. Họ đã soạn ra nhiều Kinh và Luật tạng (Vinaya) khác, chỉ mang dáng vẻ bề ngoài giống nguyên bản mà thôi. Chối bỏ các văn từ khác – có thể nói, họ chối bỏ các Phụ tùng Luật giáo (Parivana) (tức là những nội dung trừu tượng trong Luật tạng (Vinaya) — gồm sáu Chương Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Vô Ngại Giải Ðạo (patisambhida), Kinh Nghĩa Thích (niddesa), và một vài phần trong Kinh Bản Sinh (Jataka), đồng thời họ đã biên soạn những bản khác.[4] Họ đã đổi tên các phần đó, đổi luôn cả hình thức và bỏ qua luôn cả bản chính.
Những người nào theo cuộc tổng diễn tập (the Great Recital), chính là những người ly giáo đầu tiên; theo gương họ, lại nổi lên rất nhiều người ly giáo khác. Sau đó, một cuộc ly giáo mới, lại nổi lên ngay trong giáo phái mới này; đó là giáo phái Gokulikas; và các vị Tỳ-khưu Ekabyohara lại chia ra làm hai phe. Sau đó, lại có hai cuộc ly giáo diễn ra trong giáo phái Gokulikas; các vị Tỳ-khưu Bahussutaka và Pannatti lại chia thành hai nhóm và chống lại các nhóm này, là những người Cetiyas (một nhóm khác) thuộc giáo phái Mahasangitikas. Họ loại bỏ ý nghĩa (trung thực) giáo lý và một số đoạn trong bộ sưu tập; gác sang một bên một số đoạn khó. Họ liền thay đổi các đoạn ấy đi, bỏ qua giáo lý nguyên thủy như: Tên, nội dung, các tu chính, sắc thái và biến chúng thành các kinh khác hoàn toàn.
Giáo phái Phật giáo Nguyên thuỷ thuộc các vị Trưởng lão (Theras), lại xảy ra một cuộc ly giáo khác nữa; các vị Tỳ-khưu Mahasanghika và Vajjiputtaka đã tách ra thành hai nhánh. Trong giáo phái Vajjuputtakas, có bốn phái nổi lên đó là: Dhammutarikas, Bhaddayanikas, Channagarikas và Sammitis. Thời gian sau này, có hai nhóm khác lại nổi lên trong nhóm Mahimsakakas; các vị Tỳ-khưu Sabbatthivada và Dhammagutta lại tách ra làm hai. Xuất phát từ nhóm Sabbatthivadins, lại nổi lên phái Kassapikas. Từ nhóm Kassapikas có nhóm Sankantivadins, sau đó lại tách thành một nhóm khác, đó là Suttavadins, tách từ nhóm Sankantikas. Mười một giáo phái này đã tách ra từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), bỏ qua ý nghĩa thực sự và giáo lý cùng với một phần bộ sưu tập Kinh Phật. Gác sang một bên các đoạn khó, thay đổi nội dung, bỏ qua cả bản nguyên thủy như: Tên, nội dung, tu chính các cách đúng, có nghĩa là biến Kinh Phật thành khác hoàn toàn.
Có tới mười bảy giáo phái ly giáo và một không phải là ly giáo. Cùng với nhóm không phải là ly giáo đó, đã có tới mười tám giáo phái khác nhau. Trong đó, nhóm Phật giáo Nguyên thuỷ (Nam tông), giống như một cây đa cổ thụ to lớn, cũng là phái nổi tiếng nhất: Gồm giáo lý hoàn hảo của người thắng phái đối nghịch, thoát khỏi quên lãng hay sát nhập chung với các phe nhỏ khác. Các giáo phái khác, nổi lên như là gai quấn quanh thân cây. Trong thế kỷ đầu tiên, không có một cuộc ly giáo nào diễn ra. Vào thế kỷ thứ II, nổi lên mười bảy giáo phái ly giáo, trong số giáo lý của người thắng phái đối nghịch.
Tiếp theo đó, là sáu giáo phái khác: Hemavatikas, Rajagirrikas, Siddhatthikas, Pubbaseliyas, Aparaseliyas và Vajjiriyas, đã nổi lên từng giáo phái một. Ðối với các giáo phái này, không có nhiều điểm đối chiếu được ghi lại.
Hiện nay, đứng đầu mười tám giáo phái lúc ban đầu, là giáo phái Giáo pháp (sasana) và khi nhà vua Asoka, một vị vua công chính, đã nhận đức tin, thì hàng ngày, ngài đều bố thí cho một khoản tiền trợ cấp là năm trăm ngàn, một trăm ngàn cấp cho công việc thừa tự Ðức Phật, Giáo pháp và Tăng Già. Một trăm ngàn để trợ cấp cho Thế Tôn của nhà vua, một trăm ngàn cho Trưởng lão Nigrodha, và một trăm ngàn dùng để phát chẩn ở bốn cổng thành, như vậy đã đem lại vinh dự lớn và sự trợ giúp đắc lực cho giáo phái Giáo pháp (sasana). Vị thầy của nhiều giáo phái khác, không được hưởng vinh dự và sự tài trợ này, vì thế họ không thể ngay cả kiếm được đủ để ăn, liền tìm kiếm vinh dự và sự tài trợ bằng cách gia nhập vào Tăng già, rồi lại công bố mỗi người mỗi điều sai lạc của họ, nói rằng: Ðây chính là giáo pháp, đây chính là Giới luật, và đây chính là đạo giáo của ngài Thế Tôn (Ðức Phật ). Ngay một số trong họ còn chưa nhận Ðại Thọ Giới, cũng đã tự xuống tóc, mặc áo cà sa mầu vàng, đi khắp các thiền viện, gia nhập các Tăng già vào những buổi lễ Bố tát (Uposatha) và trong nhiều dịp lễ khác nữa.
Cho dù họ không bác bỏ Tăng già (Order), giáo pháp và giáo điều của Ðức Phật, các vị Tỳ-khưu này, vì không đại diện cho hàng ngũ Giáo pháp và Giới luật chính thống, nên đã gây ra rất nhiều điều đốn mạt, nhiều vết nhơ và phiền toái cho Giáo pháp (sasana). Một số trong họ, còn thờ thần lửa; một số lại chủ trương, tu luyện năm loại khổ hạnh sức nóng; một số chạy lại thờ thần mặt trời, số khác lại đấu tranh cách này cách khác, nói rằng: Chúng ta sẽ phá bỏ Giáo pháp và Giới luật.
Chính vì thế mà Tăng Già không thể giữ Bố tát (Uposatha) hay Tự tứ (Pavarana) với những hạng Tỳ-khưu đó. Bố tát phải bị đình chỉ trong bảy năm tại thiền viện Asoka, khiến cho nhà vua phải can thiệp, nghỉ rằng: Ta sẽ ra chiếu chỉ cho duy trì các việc thờ tự đó. Nhưng vẫn không thể làm gì được. Không những thế, nhà vua còn cảm thấy hối hận, khi mà chỉ vì một phái đoàn ngu xuẩn của ngài, một số các vị Tỳ-khưu đã bị giết hại. Vì muốn làm dịu đi nỗi hối hận, cũng như ảnh hưởng hư đốn đã nổi lên trong giáo phái Giáo pháp (sasana), nhà vua yêu cầu Tăng Già làm rõ: Lúc này, ai là người có thẩm quyền trong Tăng già về vấn đề này? Khi nhà vua được biết câu trả lời: Chính Trưởng lão Tissa, con trai của Moggali, thì nhà vua đã nhân danh Tăng già, mời Trưởng lão rời khỏi Ahoganga. Và khi nhà vua nhận ra Trưởng lão đang thực hiện một phép lạ, ngài rất tin tưởng vào khả năng của Trưởng lão và đã tham khảo ngài về những điều đã gây cho hoàng thượng không ít đau khổ. Và làm dịu bớt nỗi niềm đau khổ cho ngài. Trưởng lão cũng lưu lại một thời gian bảy ngày trong công viên hoàng gia để diễn giảng giáo pháp cho đức vua.
Ðược giảng giải như vậy, vào ngày thứ bảy, nhà vua đã triệu tập Tăng già trong thiền viện Asoka lại, chính nhà vua đã thượng vị, trong một đại sảnh ngài đã cho xây dựng. Sau khi đã phân loại, sắp xếp các vị Tỳ-khưu thành nhiều nhóm khác nhau, theo quan điểm họ đang chủ trương và cho mời lần lượt từng nhóm một, rồi hỏi: Ðức Thế Tôn đã giảng dạy loại giáo lý nào vậy?[5] Phái chủ trương vĩnh cửu trả lời: Ngài là người theo phái vĩnh cửu. Một số người khác trả lời: Ðức Phật đã dạy vĩnh cửu thuyết hạn chế, sinh hồn bất tử, sinh tử ngẫu nhiên, có tiềm thức, linh hồn hữu thức hay vô thức sau khi chết, linh hồn đoạn diệt[6]. Những vị Tỳ-khưu nào chủ trương Níp-bàn chỉ tồn tại trong cuộc sống này, đều yêu sách nhà vua không kém.
Sau khi đã tìm hiểu giáo pháp, nhà vua đã phân biệt được rõ ràng, các vị Tỳ-khưu này không phải là các vị Tỳ-khưu chân chính, mà chỉ là các vị theo tà đạo mà thôi, rồi ngài loại họ khỏi Tăng già. Nhà vua đã phân phát áo trắng cho họ, là thứ quần áo dành cho những người dân thường. Số những vị Tỳ-khưu này lên tới 60.000 vị. Rồi nhà vua lại triệu tập các vị Tỳ-khưu khác nữa và hỏi các ngài: Ðức Thế Tôn đã giảng dạy giáo lý nào vậy?[7] Họ trả lời: Tâu Hoàng thượng, ngài là một người chủ trương phân tích. Với câu trả lời này, nhà vua liền hỏi: Trưởng lão nói rằng: Thưa Hoàng thượng, đức Thế Tôn có chủ trương phân tích hay không?[8] Ngài trả lời: Tâu hoàng thượng, đúng vậy. Rồi nhà vua xuống chỉ: Thôi được rồi, thưa ngài Trưởng lão phái Giáo pháp (sasana) coi như được thanh tịnh. Chớ gì Tăng già của các vị Tỳ-khưu, hãy nắm giữ Bố tát (Uposatha). Ðể lại những lính canh, nhà vua trở lại thành phố. Theo đúng thoả thuận Tăng già đã nhóm họp lại và tổ chức bố tát (Uposatha). Trong Tăng Già đó có khoảng sáu mươi ngàn vị Tỳ-khưu hiện diện.
Chính trong cuộc hội họp này, Trưởng lão Tissa, con trai Moggali, để ngăn chận toàn bộ những cơ sở tà đạo đã nổi lên, và sẽ có thể nổi dậy trong tương lai, ngài đã phân tích đến từng chi tiết những chủ đề tranh luận, áp dụng phương pháp Ðức Phật đã truyền dạy. và lập thành năm trăm lời tuyên bố chính thống và năm trăm lời không chính thống. Cả thảy có một ngàn được công bố và gộp lại thành một sưu tập[9] Thuyết luận sự (Kathavatthu) hay Những Ðiểm Tranh Luận (Points of Controversy), nét đặc trưng nổi lên của cuốn sách này là dẹp tan toàn bộ những quan điểm lệch lạc.
Ngay sau đó, một ngàn vị Tỳ-khưu là những người có kiến thức vững vàng về Tam tạng và giỏi giang về Tứ Vô Ngại Giải Ðạo (Patisambhida), như Trưởng lão, Ðại đức Ca Diếp (Kassapa) (tại Ðại Hội Thứ Nhất) đã tụng Giáo pháp và Giới luật. Sau khi đã dẹp tan hết mọi vết nhơ, ngài đã tổ chức Ðại Hội thứ Ba trong đại hội này ngài cũng tụng như vậy. Và khi tụng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) ngài đã hợp nhất toàn bộ thành một sưu tập này.
Người ta kể lại rằng, Chính Ðức Phật đã đưa ra những đường nét chính của bộ sưu tập “Thuyết luận sự (Kathavatthu)” này và lại đưa ra cả một bài tường trình về nội dung. Sau đó Trưởng lão, con trai của Moggali đã lấp đầy những chi tiết lập thành một cung điện nguy nga trên cõi đời này, gồm đầy đủ mọi chi tiết.
Ðến đây bởi vì việc chú giải đã hoàn tất. Tôi sẽ chú giải về vấn đề này. Xin hãy cẩn thận mà lắng nghe.”[10]
[1] Các tập chú giải về hai cuốn sách này trong bộ Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka)
[2] Anupadisesaya nibbnadhatuya.
[3] Dasavatthubi, đưa ra danh sách mười điểm, xin đọc các kinh văn Luật tạng (Vinaya texts) (S.B.E.) Cullavaya, ch. xii.
[4] Xin đọc với “B”, annani
[5] Kim Vadi: nghĩa đen, Ðức Phật đã…
[6] Xin đọc. Brahmajaha suttanta (Digha I).
[7] Như trên
[8] Xin đọc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), ii. 197; Những điểm tranh luận tr. 7 ch. th. 1.
[9] pakaranam. đó là một tựa đề đặt cho cuốn sách này (có nghĩa là cuốn Katha của “Những Ðiểm Tranh Luận” hay là Chú giải Thuyết Luận Sự).