Kinh

admin 42

MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu

Chương 1

Nhận thức tổng quát

I. Tác giả soạn dịch kinh Bát đại nhân giác

II. Xuất xứ

III. Liên hệ các kinh Bát niệm, ANURUDDHA SUTTA và kinh Bát đại nhân giác

IV. Giới thiệu nội dung kinh Bát Niệm của A-Hàm

V. Vài lời giải thích

Chương 2

Giải thích nội dung kinh Bát Đại nhân Giác

A. Phần mở đầu

Bài I

B. Phần nội dung

Bài II

Bài III

Bài IV

Bài V

Bài VI

Bài VII

Bài VIII

Bài IX

C. Phần kết thúc kinh

Bài X

D. Thay lời kết luận

Giới thiệu mẫu người lý tưởng


Lời Giới Thiệu

 

Kinh Bát Đại nhân Giác là một tác phẩm Kinh điển Đại thừa, ngôn ngữ súc tích, ý nghĩa cô đọng như các danh ngôn của Kinh Pháp Cú, không mang hình thức pháp thoại như những Kinh truyền thống, nhưng lại cần thiết cho mọi đối tượng.

Nội dung căn bản của kinh nhấn mạnh về: Thiểu dục, Tri túc, Chánh niệm, Tinh tấn, Trí tuệ. Vì đó là những bước đi cần phải có để bước lên thánh đạo, dù là Nguyên thủy hay Đại thừa.

Dựa trên nền tảng đó, TT. Thích Viên Giác đã vận dụng sở tu và sở học của mình để minh chứng, đối chiếu, thẩm định giá trị nội dung tư tưởng của kinh. Đặc biệt tác giả đã chọn kinh này để giảng dạy ở các trường Phật Học. Trong quá trình giảng dạy, với kinh nghiệm sẵn có, tác giả đã phân tích, chỉ ra mục tiêu, phương pháp hành trì về hạnh bố thí, hạnh yểm ly, hạnh phát nguyện theo tinh thần của kinh. Ngày nay, Kinh Bát Đại nhân Giác không chỉ là bộ kinh quan trọng trong các trường Phật Học mà còn là tác phẩm gối đầu giường cho hầu hết các Tăng, Ni và Phật tử theo truyền thống Bắc truyền.

Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệm và đại nguyện mà trí tuệ phát sanh. Con đường quán niệm và đại nguyện là con đường của Bát Đại nhân Giác.

Hạnh bố thí là nhịp cầu từ bi mà người thực tập bất luận là tại gia hay xuất gia. Thông thường, người xuất gia thực hành pháp thí, người tại gia thì thực hành tài thí. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba la mật trong truyền thống Đại thừa rất được nhấn mạnh. Người Phật tử tại gia có điều kiện hơn về tài thí, trong khi pháp thí là sự dấn thân của người xuất gia.

Hạnh yểm ly hay ly nhiễm chính là xa rời năm dục. Đối với người xuất gia, đây là bước đầu của sự thực tập tâm linh, nhưng đối với người tại gia thì hạnh này là nhu cầu quan trọng, giúp họ không đắm chìm trong khoái lạc thế trần. Người cư sĩ dấn thân vào cuộc sống, thực hành Bồ-tát hạnh, cần phải sống như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Hạnh tu phát nguyện là dấn thân vào ba cõi sáu đường dưới nhiều hình thức khác nhau để dìu dắt chúng sanh chuyển hoá khổ đau, sống đời hạnh phúc. Đây là hạnh lợi tha tuyệt đối, là lý tưởng của Bồ-tát, là một hạnh nguyện vĩ đại. Phải là người có tâm từ bi lớn và trí tuệ lớn mới thực hành thành công. Tiêu biểu cho hạnh nầy là Bồ-tát Địa Tạng. Ngài Địa Tạng phát đại nguyện rằng khi nào địa ngục hết chúng sanh chịu khổ Ngài mới thành Phật. Con đường Bồ-tát rất coi trọng về nguyện lực. Từ nguyện lực mà tuệ giải thoát phát sanh. Dĩ nhiên công hạnh tu tập này phù hợp với người cư sĩ tại gia với các tư cách xã hội mà họ đang gánh vác, có thể góp phần làm vơi đi nỗi bất hạnh của cuộc đời.

Giá trị nội dung tư tưởng của Kinh Bát Đại nhân Giác là nghệ thuật dấn thân qua hành động đi vào cuộc đời, hóa độ chúng sanh. Do đó, bất kể cư sĩ tại gia hay xuất gia, thực tập hạnh Bồ-tát cần ứng dụng và hành trì kinh này trong cuộc sống.

 Sài Gòn, đầu xuân Mậu Tý – 2008

 Thích Nhật Từ

Sách liên quan

Gioi thieu Kinh Duy Ma Cat

Giới thiệu Kinh Duy Ma Cật

Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji,...
Kinh Bat Nha Luoc Giang

Kinh Bát Nhã Lược Giảng

Giới thiệu & Giảng giải kinh điển Kinh Bát Nhã Lược Giảng HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA LƯỢC GIẢNG Tỳ Kheo...
Kinh Duy Ma Cat Giang Luan

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kính thưa quý vị độc giả, Bộ Kinh Duy Ma Cật đã được nhiều người dịch ra Việt Văn, nhưng...
Kinh Thu Lang Nghiem Truc Chi De Cuong

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cương

LỜI NÓI ĐẦU Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa...
Tong quan kinh Dai Bat Niet ban

Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

I.ĐÔI DÒNG DẪN NHẬP Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần...