Kinh

Trương Văn Chiến 26

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa. Từ xưa đến nay không những các vị tăng trụ trì ở nơi chùa chiền, am viện đều tụng hằng ngày, mà ngay đến các thiện nam tín nữ, bạch y cư sĩ cũng lấy cuốn kinh nầy làm công khóa để tụng đọc.

Kim Cang Kinh giang nghia

 

Lời nói đầu

Lời nói đầu của dịch giả

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa. Từ xưa đến nay không những các vị tăng trụ trì ở nơi chùa chiền, am viện đều tụng hằng ngày, mà ngay đến các thiện nam tín nữ, bạch y cư sĩ cũng lấy cuốn kinh nầy làm công khóa để tụng đọc. Ngặt vì nghĩa lý của bát nhã rất sâu kín, rất nhiệm mầu, mà lời Phật thuyết trong kinh thì lại rất ngắn, rất gọn, nên kẻ tụng đọc, nghiên cứu kinh nầy, muốn hiểu rõ nghĩa lý thật rất khó. Tuy lâu nay cũng đã có nhiều vị thiện tri thức phiên dịch tác phẩm của các vị tổ giải nghĩa kinh Kim Cương, nhưng kẻ bất tuệ nầy nhận thấy những cuốn đã xuất bản gần đây vẫn còn chưa đủ để làm sáng tỏ hết nghĩa lý bát nhã. May thay! Kẻ bất tuệ nầy nhờ thiện duyên từ vô lượng kiếp được đọc cuốn : Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa của Giang Vị Nông cư sĩ. Giang Vị Nông Cư sĩ là người đã từng tụng kinh Kim Cương hơn 40 năm, và từng dự những pháp hội thân nghe các vị đại đức hòa thượng hiện đại như Ðế-Nhàn pháp sư, Ðạm-Hư đại sư v. v… giảng kinh Kim Cương và các kinh đại thừa khác. Rồi lại chuyên chí vùi đầu trong bộ Ðại-Tạng-Kinh, sư tầm khảo cứu bao nhiêu những cuốn sớ-sao, chú-thích kinh Kim Cương của các vị đại bồ tát, và tổ sư đời xưa để lại, đem những câu văn và nghĩa lý ra so sánh cân nhắc, dùng phương pháp quán-chiếu, lựa lọc những tinh nghĩa trong đó, dung hợp lại, rồi đem ra giảng trở lại cho các đạo hữu ở thành phố Thượng Hải nghe trong khoảng mấy năm, lại được các đạo hữu ghi chép những lời giảng nầy thành sách.

Sau khi Giang Vị Nông cư sĩ viên tịch, cuốn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa nầy được xuất bản tại Thượng Hải, rồi từ đó tái bản nhiều lần ở Ðài Loan. Sau lại đem sang Mã Lai Á được 9 vị trong mấy gia đình hiện đang doanh nghiệp tại đây phát tâm ấn tống 5. 000 cuốn. Ðây là lần tái bản thứ 7, tính chung trước sau số in ra lên đến hơn 20.000 cuốn. Tôi may mắn được một cuốn, trong khi tu học nhận thấy trong cuốn nầy những lời của Giang Vị Nông cư sĩ giảng rất phong phú, hay khéo, khảo đính rất tường tận rộng rãi, thuyết lý rất tinh nghiêm, thật là bổ ích rất lớn cho sự học hỏi tu hành của hàng phật tử chúng ta chẳng kể tăng hay tục, nên phát nguyện phiên dịch ra Việt văn, mong cống hiến cho các đạo hữu thiếu phương tiện đọc kinh điển chữ Hán dùng cuốn nầy để học hỏi nghiên cứu thêm. Kẻ bất tuệ nầy học thiển tài sơ, nên lời dịch có chỗ nào chưa ổn thỏa, hoặc còn sơ sót sai lầm, kính xin các vị thiện tri thức hoan hỉ tha thứ và chỉ giáo cho.

Sách liên quan

Gioi thieu Kinh Duy Ma Cat

Giới thiệu Kinh Duy Ma Cật

Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji,...
Kinh Bat Nha Luoc Giang

Kinh Bát Nhã Lược Giảng

Giới thiệu & Giảng giải kinh điển Kinh Bát Nhã Lược Giảng HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA LƯỢC GIẢNG Tỳ Kheo...
Kinh Duy Ma Cat Giang Luan

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kính thưa quý vị độc giả, Bộ Kinh Duy Ma Cật đã được nhiều người dịch ra Việt Văn, nhưng...
Kinh Thu Lang Nghiem Truc Chi De Cuong

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cương

LỜI NÓI ĐẦU Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa...
Tong quan kinh Dai Bat Niet ban

Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

I.ĐÔI DÒNG DẪN NHẬP Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần...