Phật Pháp Ứng Dụng

admin 44

Lời nói đầu

Trong những ngày gần đây, Phật sự ngày càng nhiều, công việc dịch thuật và hiệu đích Kinh tạng và phiên dịch Luận tạng cho Đại Tạng Kinh Việt Nam càng trở nên cấp bách. Do đó, mỗi khi được hầu Thầy, huynh đệ xa gần không khỏi suy nghĩ về sức khỏe của Thầy! Chính vì vậy mà những lời dạy của Thầy lại càng trở nên thân thiết và quí báu hơn bao giờ hết.

Năm nay, chúng tôi có dịp trở về Chùa thăm Thầy. Sư đệ Nguyên Anh đã cho một số băng ghi về Kinh Pháp Hoa mà Thầy đã giảng ở Nha Trang, Già Lam và Từ Đàm Huế. Sau khi trao đổi với chư huynh đệ, chúng tôi quyết định tuyển thành tập: Trí Đức Văn Lục tập 4.

Mong rằng đây là món quà tinh thần đầu xuân Đinh Sửu-1997, xin gởi đến chư huynh đệ xa gần đúng như tinh thần mà đức Phật đã dạy: “Các con hãy là người Thừa tự Pháp không nên Thừa tự tài vật (Trung Bộ Kinh)”.

Xuân Đinh Sửu-1997

Nguyên Vương-Nguyên Anh 

LỜI GIỚI THIỆU

Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.

Đây là kết mấy lần tôi giảng cho Tăng Ni Phật tử khi hội đủ cơ duyên.

Pháp Hoa là kinh được phổ biến rộng rải cả về mặt đọc tụng, lý giải, hành trì tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam xưa nay. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi như xưa, sư Pháp Đạt đã tụng kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ mà còn bị Tổ Huệ Năng quở:

Một hôm, sư Pháp đạt đến đảnh lễ Tổ Huệ Năng mà đầu không sát đất. Tổ quở: “Đảnh lễ là cốt để dẹp tánh kiêu mạn, vậy mà nay ông đảnh lễ đầu không sát đất, chắc trong lòng còn chứa điều gì?

Pháp Đạt thưa:

-Đã tụng ba ngàn bộ Pháp Hoa.

Tổ nói:

-Tụng Pháp Hoa mà có hành trì thì sẽ cùng ta sánh vai mà đi, còn không thì đâu có ích chi.

Pháp Đạt nói:

-Nếu vậy thì từ nay tôi không tụng nữa.

Tổ nói:

-Kinh có lỗi gì mà không tụng.

Như vậy ngày nay chúng ta nên tụng kinh như thế nào đây cho khỏi bị quở?

Để giúp giải tỏa một phần nào băn khoăn ấy, tôi xin gởi đến quý Phật tử tập “Lược Giải Kinh Pháp Hoa” nầy do công của thầy Trung Hậu, Hải Ấn, Minh Thông sưu tầm tập họp lại, đưa cho tôi sữa chữa lại trước khi in.

Sách liên quan

Con đường dẫn đến giác ngộ Đại thừa Khởi Tín Luận Tác giả: MÃ MINH - Dịch & giải: Chân Hiền Tâm

Con đường dẫn đến giác ngộ Đại thừa Khởi Tín Luận

Lời giới thiệu Lời giới thiệu Con đường Phật đạo dài lâu nghiêm tuấn, cũng kỳ khu khúc khuỷu, không...
Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận

Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận

Tựa Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm...
Duy thức học

Duy thức học

Xuất bản: In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương...
Đối Thoại Giữa Triết Học Và Phật Giáo

Đối Thoại Giữa Triết Học Và Phật Giáo

MỤC LỤC     Lời dịch giả Lời dẫn nhập của tác giả Chương 1: Từ việc nghiên cứu khoa...