Luật

Trương Văn Chiến 27

Tứ Thanh Tịnh Giới và
Phận sự của bậc xuất gia

Tỳ khưu Bửu Chơn
(Bhikkhu Nàga Thera)

  1. 2504 – TL. 1960

Mục lục

PHI LỘ

[01] TỨ THANH TỊNH GIỚI
GIỚI BỔN BA ÐỀ MỘC XOA CỦA TỲ KHƯU
BẤT CỘNG TRỤ
PHẦN KỂ RA TĂNG TÀNG

[02]
PHẦN KỂ RA VỀ BẤT ÐỊNH
PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG XÃ ÐỐI TRỊ

[03]
PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG ÐỐI TRỊ

[04]
PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG PHÁT LỘ
PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG HỌC PHÁP.
PHẦN KỂ RA VỀ CHI TIẾT PHÁP ÐIỀU GIẢI.

[05]
GIỚI THU THÚC LỤC CĂN (THANH TỊNH)
GIỚI NUÔI MẠNG CHÂN CHÁNH (THANH TỊNH)
PÀPADHAMMA – NĂM PHÁP ÁC
ASESANA – HAI MƯƠI MỐT PHÁP TÀ MẠNG
GIỚI QUÁN TƯỞNG (THANH TỊNH)

CÁC LÀM LỄ PHÁT LỘ UPOSATHA (BỐ-TÁT)
CÁCH LÀM LỄ TỰ TỨ – PAVÀRANÀ

[06]
CÁCH NGUYỆN HOẶC XẢ Y
CHỈ ĐỊNH (nhường cho) CÁCH Y, BÁT – VIDHÌ VIKAPPA
CÁCH SÁM HỐI
CÁCH SÁM HỐI VỀ ƯNG XẢ ÐỐI TRỊ
CÁCH XẢ VÀNG BẠC MÀ MÌNH ÐÃ THỌ LÃNH
CÁCH NHẬP HẠ VAS’ÙPANÀYIKA
CÁCH THỌ LỄ DÂNG Y – KATHINA
THỜI HẠN PHỨC TẠP CỦA VẬT DỤNG
BỐN PHÁP DUNG HÒA – MAHÀPADESA

LINH TINH – PAKINNAKA
CÁCH TỎ SỰ ƯNG THUẬN VÀ TRONG SẠCH
CÁCH XUẤT GIA SADI

-ooOoo-

PHI LỘ

Quyển Luật này bần Tăng trích lục theo trong Tam Tạng Pàli, quyển Pàtimokka Sankheppa, quyển Anàgàra Vinaya và quyển Pubba Sikkhà Vannanà. Những điểm quan trọng mà bậc xuất gia cần phải biết (ngoài ra cũng còn rất nhiều phận sự phải học hỏi thêm cho hiểu rộng ra nửa). Ðây chỉ giải tóm tắt những chỗ cần yếu đến mỗi khi hành Tăng sự.

Với tài học còn kém khuyết nhưng cố gắng biên soạn ra, sợ e có chỗ nào sai lầm, khuyết điểm xin chư đại đức hoan hỉ chỉ thêm cho, hầu có sửu chữa lại cho được chu đáo. Quyển Luật này xuất bản với thiện ý để góp sức thêm một tài liệu trong việc hoằng dương Phật pháp, mà hàng xuất gia luôn luôn phải cần dùng đến, nhưng mỗi khi cần dùng khỏi phải phiền phức lục kiếm câu Pàli chỗ nọ, chỗ kia và muốn hiểu rỏ phận sự của mình ít nhất cũng phải thuộc quyển Luật này thì mới thực hành dễ dàng.

Ðức Phật có nói: Người chăn bò mà không biết bầy bò của mình có bao nhiêu con cái, con đực, màu vàng, đen, đốm v.v… thì cũng không thể gìn giữ bầy bò cho được tròn đủ như thế nào? Thì thầy Tỳ Khưu trong Phật giáo, nếu không biết giới hạnh và phận sự của mình là bao nhiêu, thì cũng không thể gìn giữ phạm hạnh cho được chu đáo vậy.

Hơn nữa, Ðức Phật có nói: Giới Luật mà còn tồn tại đến lúc nào, thì giáo pháp của Như Lai cũng còn thạnh hành đến lúc ấy. Nếu khi nào Giới Luật mà mất đi thì giáo pháp của Như Lai cũng tiêu diệt, do câu Vinayo sàsana mùlam – “Giới Luật là nền tảng của Phật Giáo” vậy.

Quả phước của sự phiên dịch này, Bần Tăng xin hồi hướng đến các bậc ân nhân nhất là Thầy Tổ và song thân đều được thọ hưởng và xin cho được mau pháp Bồ đề Tâm để tu hành cho đến nơi an vui bất sanh bất diệt.

Sách liên quan

Gioi thieu ve Tang Luat

Giới thiệu về Tạng Luật

Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các...
Su tich Gioi Luat

Sự tích Giới Luật

Phân loại theo các việc cần phải cấm chỉ không được làm (chỉ trì) hoặc cần phải làm (tác trì) thì...
Luat nghi tong quat 1

Luật nghi tổng quát

LUẬT NGHI TỔNG QUÁT VINAYA SAṄKHEPA Tỳ Kheo GIÁC GIỚI BODHISĪLA BHIKKHU Ấn bản 2003 MỤC LỤC Lời giới thiệu...
Ngu gioi

NGŨ GIỚI

NGŨ GIỚI HT. Thích Thiện Hoa (trích từ Phật Học Phổ Thông) A. MỞ ĐỀ Sau khi quy y Tam...
Kinh Pham Vong Bo Tat Gioi Giang Ky

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Giảng Ký

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI GIẢNG KÝ Hán Văn: Pháp Sư Thích Diễn Bồi Dịch Việt: Sa Môn Thích Trí Minh MỤC...