Skip to content
Phật họcPhật học
  • Chùa 3D
    • Chùa Long Hưng
      • Tu tập
        • Phật Pháp vấn đáp
        • Giáo dục đời sống
        • Phật pháp tuổi trẻ
      • Phật Sự (Tin Tức)
      • Nghi Lễ Phật Giáo
      • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • TT.Phiên Dịch
    • Môi Trường Xanh
    • Pháp Âm
    • Thư viện
      • Kinh
        • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
        • Kinh Nam Truyền ( Pali)
        • Kinh Điển NIKAYA
      • Luật
      • Luận
      • Lịch Sử
      • Phật Học Cơ Bản
      • Tịnh Độ
      • Thiền Học
      • Mật Tông
      • Phật Pháp Ứng Dụng
        • Đạo Đức
        • Tâm Lý
        • Triết Học
        • Văn Học
        • Sách Khác
    • Quỹ Chân Từ

Trang chủ » Khởi đầu và kết thúc

Khởi đầu và kết thúc

Huệ Dung 18 Tháng 2, 2024 110

Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần.

Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị mất trắng.

Hạt lúa là nhân, cây lúa trổ bông là quả; những điều kiện hỗ trợ, tiếp sức cho hạt lúa nẩy mầm, lớn lên và trổ đòng đòng là duyên. Nhân chỉ có một; quả thường nhiều hơn cái nhân ấy; và duyên thì vô hạn, vô tận. Bởi vì, duyên của một cái nhân này có khi lại là nhân của một cái quả nào đó, hoặc là quả của một cái nhân khác.

Chính vì tương quan chồng chéo đan xen như thế giữa các sự thể, nhà Phật gọi là trùng trùng duyên khởi, trùng trùng tương duyên – qua đó, sự sinh khởi của bất cứ sự thể, sự kiện, sự vật nào, từ hữu hình đến vô hình, đều có sự tương trợ và tác thành bởi vô số điều kiện nhân duyên khác. Một sự thể vừa là quả, vừa là nhân, cũng vừa là duyên cho một hay nhiều sự thể khác. Một sự thể vừa là chủ thể, mà cũng vừa là đối tượng của một chủ thể khác.

Mỗi chủ thể đều có tác động đồng thời chịu tác động, gián tiếp hay trực tiếp, thuận hay nghịch, từ một hay nhiều, hay vô số đối tượng và chủ thể khác không phải là nó. Vì vậy, thực ra không có sự thể nào tự sinh khởi, cũng không có sự thể nào có tự tính riêng biệt của nó (vô tự tính). Không gì hiện hữu một cách độc lập. Tất cả đều tùy thuộc vào nhau (tương thuộc), hỗ trợ nhau (tương duyên), và làm nhân cho nhau (tương sinh).

Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không (1). Nhưng cũng chính vì tất cả sự thể đều tùy thuộc hỗ tương, không sự thể nào có tự tính độc lập, nên thực sự không có gì là nhân, là duyên, là quả. Từ chỗ này, Đại sư Long Thọ nói: không gì được sinh ra hay diệt đi; không gì thường hằng hay đoạn diệt; không gì đồng nhất hay dị biệt; và không gì đến hay đi (2). Bát-nhã Tâm kinh cũng nói: “Bởi vì tướng của các pháp là không (tự tính), nên không có sinh-diệt, dơ-sạch, tăng-giảm” là vì thế (3).

Nghiệm sâu từ đó, không phải để chối bỏ thực tại vô thường của thế giới tương đối, hay cố gắng truy tìm thực tại tuyệt đối vượt khỏi biên tế trần gian; mà chỉ để thực tập một cách nhìn vượt khỏi những nhị nguyên, đối đãi.

May ra, ở chỗ tận cùng bế tắc của đường ngôn ngữ (4), có thể thấy thấp thoáng đâu đó chỗ kỳ tuyệt của bản tâm, nơi đó, không có chỗ khởi đầu và kết thúc.

Suy cho cùng, một sát-na, một ngày, một tháng, hay một năm cũng thế. Không có sự bắt đầu hay kết thúc của không gian và thời gian. Không sinh nên không diệt. Vô thủy nên vô chung.

Nơi ruộng đồng kia, lúa nẩy mầm.

Và mùa xuân lại đến.

Bài viết liên quan

Mui kim

Mũi Kim

Ngoài năm mươi tuổi rồi mà cứ thấy mũi kim là bà sợ. Càng sợ thì càng phải đối diện...
Duc Phat

Vua Thần Bà La La

Truyện – Tùy bút Vua Thần Bà La La Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ, Bệ Lan...
Me oi

Mẹ ơi!

Truyện – Tùy bút Mẹ ơi! Dì vừa bước vào nhà tôi chưa tròn năm thì cha đột ngột qua...
vi sao nguoi luong thien ca doi gap noi buon va trac tro ava

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: – Vì sao những người lương...
Gieng nay phat thu them huong 2

Giêng này Phật thủ thêm hương

Ở miền Bắc, Phật thủ cùng với chuối tiêu, hồng, cam, quýt hình thành mâm ngũ quả ngày Tết, trong...
cach bay mam ngu qua may man theo phong tuc ba mien

Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền

Tết đến, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu một mâm ngũ quả đầy ắp...

Bình luận

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Phật học

» Chuyên mục

  • Giáo dục đời sống
  • Môi Trường Xanh
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Pháp Âm
  • Phật pháp tuổi trẻ
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Phật Sự (Tin Tức)
  • Quỹ Chân Từ
  • Tu tập
  • Văn Hóa Nghệ Thuật

» Lịch vạn niên

06/2025
CNT2T3T4T5T6T7
1
6/5
2
7
3
8
4
9
5
10
6
11
7
12
8
13
9
14
10
15
11
16
12
17
13
18
14
19
15
20
16
21
17
22
18
23
19
24
20
25
21
26
22
27
23
28
24
29
25
1/6
26
2
27
3
28
4
29
5
30
6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài Viết Mới Nhất

  • Mũi Kim
  • Vua Thần Bà La La
  • Mẹ ơi!
  • Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
  • Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Chùa Long Hưng trân trọng đón tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam Poshitha Perera viếng thăm và hỗ trợ một phần quà tới đồng bào sau bão Yagi
  • Giêng này Phật thủ thêm hương
  • Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền
  • Vì sao có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?
  • Cảm nhận hương vị Tết cổ truyền Dân Tộc
  • Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?
  • Về đầu trang▲
  • Thư viện
  • Hình Ảnh
  • Tịnh độ
  • Thiền học
  • Mật tông
  • Triết học
  • Sitemap
  • Kinh
  • Luật
  • Luận
  • Phật học cơ bản
  • Đời sống
  • Đạo đức - Tâm lý học
  • Lịch sử
  • Truyện tích
  • Sách khác

Copyright © 2009-2022 Trung Tâm Biên Phiên Dịch Tư Liệu Phật Giáo Quốc Tế (Phật học Online)

Biên tập: Sự Thầy ....

Địa chỉ: Chùa Long Hưng thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trang web: www.chualonghung.com.vn

Mọi ý kiến đóng góp phê bình, gởi bài xin vui lòng gửi về

Email: phathoc.net@gmail.com & trungtamphiendichphatgiaoqt@gmail.com

  • Chùa Long Hưng
    • Tu tập
      • Phật Pháp vấn đáp
      • Giáo dục đời sống
      • Phật pháp tuổi trẻ
    • Phật Sự (Tin Tức)
    • Nghi Lễ Phật Giáo
    • Văn Hóa Nghệ Thuật
  • TT.Phiên Dịch
  • Môi Trường Xanh
  • Pháp Âm
  • Thư viện
    • Kinh
      • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
      • Kinh Nam Truyền ( Pali)
      • Kinh Điển NIKAYA
    • Luật
    • Luận
    • Lịch Sử
    • Phật Học Cơ Bản
    • Tịnh Độ
    • Thiền Học
    • Mật Tông
    • Phật Pháp Ứng Dụng
      • Đạo Đức
      • Tâm Lý
      • Triết Học
      • Văn Học
      • Sách Khác
  • Quỹ Chân Từ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

wpDiscuz