[CHƯƠNG XX-XXIV. – TRÍ TRỰC CHỨNG]
413. Thế nào là: (XX) tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới? (XXI) tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ)? (XXII) từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ? (XXIII) tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất? (XXIV) Tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm ?
414. Bất cứ trạng thái nào được chứng biết trực tiếp đều được biết tới. Bất cứ trạng thái nào được hiểu biết trọn vẹn đều được thẩm định (tìm hiểu kỹ). Bất cứ trạng thái nào bị từ bỏ đều bị dứt bỏ. Bất cứ trạng thái nào được tu tập đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Bất cứ trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm.
415. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới, tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ); từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ; tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất; tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm. [88] (so với Vism 606, SA về S i 11)
[CHƯƠNG XXV-XXVIII. – BỐN VÔ NGẠI GIẢI]
416. Thế nào là: (XXV) tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa? (XXVI) Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm? (XXVII) Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp? (XXVIII) Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài?
417. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm khác. Các năng lực gây ảnh hưởng khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.
418. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.
419. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm nghĩa này. Ngôn ngữ cho các ý niệm này là một loại, ngôn ngữ cho những nghĩa này là một loại khác. Các ngôn ngữ khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.
420. Có trường hợp trí về năm loại ý niệm này và có trường hợp trí về năm loại nghĩa này, và có trường hợp trí về mười loại ngôn ngữ này. Những trường hợp ấy của trí về các loại ý niệm này là một, những trường hợp ấy của trí về các loại nghĩa này là một cái khác. Các trí khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.
421. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm, niệm lực là một ý niệm, định lực là một ý niệm, tuệ lực là một ý niệm. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm khác, niệm lực là một ý niệm khác, định lực là một ý niệm khác, tuệ lực là một ý niệm khác. [89] Các ý niệm khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.
422. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì lười biếng là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô ý là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì ăn không ngồi rồi là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì xao lãng là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.
423. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm trạng thái này và [cứ thế như ở đ. 419] … Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.
424. Có những trường hợp về trí của năm loại ý niệm… [cứ thế như ở đ. 419] … Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.
425. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tìm hiểu sự thực là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tinh tấn là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của hỉ là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tĩnh lặng là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của định là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm,… yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm khác. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’. [90]
426. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tìm hiểu sự thực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tinh tấn là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấm nhập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo an lạc là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác,… Nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.
427. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]
428. Có những trường hợp về trí của bẩy loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của bẩy loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ngôn ngữ này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này… [cứ thế như ở đ. 420]
429. Chánh kiến là một ý niệm, chánh tư duy là một ý niệm, chánh ngữ là một ý niệm, chánh hành là một ý niệm, chánh mạng là một ý niệm, chánh tinh tấn là một ý niệm, chánh niệm là một ý niệm, chánh định là một ý niệm. Chánh kiến là một ý niệm,… chánh định là một ý niệm khác. Những ý niệm khác biệt này…
430. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa, nghĩa hiểu theo hướng tâm trụ vào là một nghĩa, nghĩa hiểu theo duy trì * là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nguồn sanh khởi là một nghĩa, nghĩa hiểu theo làm cho sạch là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa,… [91] nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này…
* nđ: giữ vững
431. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]
432. Có những trường hợp về trí của tám loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của tám loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười sáu loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này… [cứ thế như ở đ. 420]
433. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.
[CHƯƠNG XXIX-XXXI. – TRÚ VÀ CHỨNG ĐẠT]
434. Thế nào là (XXIX) tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú. Là (XXX) tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt. Là (XXXI) tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt?
435. Khi hành giả thấy rõ ràng dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không dấu hiệu [một khía cạnh của nibbana], đây là trú không dấu hiệu [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ ước nguyện [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không ước nguyện [khía cạnh của nibbana], đây là trú trong không ước nguyện [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ sự diễn giải sai lạc [về hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến các hành vi tạo quả ấy] vì đã quyết chí về tánh không [khía cạnh của nibbana], đây là trú vào tánh không [của quán thực tánh].
436. Khi thấy rõ dấu hiệu ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi thấy rõ ước nguyện là hãi hùng và, [92] nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không ước nguyện, hành giả chứng đắc [quả] vì chí đã quyết về không ước nguyện, đây là chứng không ước nguyện. Khi thấy rõ sự diễn giải sai lạc ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là tánh không, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về tánh không, đây là chứng chân không.
437. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi khi áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] và nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi… [thay ước nguyện và không ước nguyện bằng dấu hiệu và không dấu hiệu]… Khi… [thay diễn giải sai lạc và tánh không bằng dấu hiệu và không dấu hiệu]… đây là trú và chứng chân không.
438. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi áp dụng [trí của mình đến nó] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú trong không dấu hiệu. Khi… [thay ước nguyện và không ước nguyện]… Khi… [thay diễn giải sai lạc và tánh không]… đây là trú chân không.
Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi… [thay ước nguyện và không ước nguyện]… Khi… [thay diễn giải sai lạc và tánh không]… đây là chứng chân không.
Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến nó] và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu [đặc tính của nibbana], đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi… [thay ước nguyện và không ước nguyện]… Khi… [93] [thay diễn giải sai lạc và tánh không]… đây là chứng và trú chân không.
Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của cảm nghiệm… [và cứ thế lập lại ba đoạn trên với các tập hợp còn lại và cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]…
Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của già và chết… đây là chứng và trú chân không. [94]
439. Trú không dấu hiệu là một; trú không ước nguyện là một cái khác; trú chân không là một cái khác; chứng không dấu hiệu là một; chứng không ước nguyện là một cái khác; chứng chân không là một cái khác; trú và chứng không dấu hiệu là một; trú và chứng không ước nguyện là một cái khác; trú và chứng chân không là một cái khác.
440. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú, tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt, tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt’.
[CHƯƠNG XXXII. ĐỊNH CÓ KẾT QUẢ TỨC THỜI]
441. Thế nào là tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định [có kết quả] tức thời?
442. Nhờ xuất ly, định là không phân tâm tức là nhất tâm; nhờ có định ấy nên trí khởi lên; nhờ có trí ấy, nên phiền não bị đoạn diệt. Kể như thế thì định có trước và trí có sau; nhờ trí đó nên nhiễm lậu bị diệt trừ. Như vậy nên nói: ‘tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.
Phiền não: Các phiền não này là gì?
Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.
Các phiền não này bị đoạn diệt ở đâu?
Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị đoạn diệt, và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh còn mạnh đủ để sanh vào cảnh khổ* bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.
* apāyagamanīyo: sanh vào cảnh khổ.
Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị đoạn diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.
Ở đạo lộ không trở lại, phiền não về ái dục bị tuyệt diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.
Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây. [95]
Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận… do nghĩ đến ánh sáng… nhờ không phân tâm… nhờ tìm hiểu rõ các hiện tượng… nhờ trí… nhờ hân hoan…
Không phân tâm là nhất tâm nhờ chứng cõi không gian vô biên… nhờ chứng cõi thức vô biên… nhờ chứng cõi không có gì… nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức…
Không phân tâm là nhất tâm nhờ đề mục đất… đề mục nước… đề mục lửa… đề mục gió… đề mục mầu xanh… đề mục mầu vàng… đề mục mầu đỏ… đề mục trắng… đề mục hư không*… đề mục tâm2*…
* ākāsakasiṇavasena
2* viññāṇakasiṇavasena
Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến đức Phật… Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giáo Pháp Chân Chính… Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Tăng Đoàn… Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giới… Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến bố thí… Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến chư thiên… quán niệm đến hơi thở… quán niệm đến cái chết… quán niệm đến thân… quán niệm đến an lạc…
Không phân tâm là nhất tâm đến [tử thi] phình trương… đến xanh đen, … đến máu mủ,… đến nứt nẻ (đứt lìa),… đến thú xé ăn,… đến phân lìa, đến rã rục, <đến chảy máu…> đến [tử thi] bị sâu khoét… đến bộ xương…
Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào hơi dài… nhờ thở ra hơi dài… nhờ thở vào hơi ngắn… nhờ thở ra hơi ngắn… nhờ thở vào kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]… nhờ thở ra kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]… nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của thân.. nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của thân… nhờ thở ra kinh nghiệm hoan hỉ… nhờ thở vào kinh nghiệm hoan hỉ… nhờ thở ra kinh nghiệm an lạc… nhờ thở vào kinh nghiệm an lạc… nhờ thở ra kinh nghiệm hành vi của tâm… nhờ thở vào kinh nghiệm hành vi của tâm… nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của tâm… nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của tâm… nhờ thở ra kinh nghiệm tâm… nhờ thở vào kinh nghiệm tâm… nhờ thở ra kinh nghiệm tâm hân hoan… nhờ thở vào kinh nghiệm tâm hân hoan… nhờ thở ra kinh nghiệm tâm định… nhờ thở vào kinh nghiệm tâm định… nhờ thở ra kinh nghiệm tâm giải thoát… nhờ thở vào kinh nghiệm tâm giải thoát… nhờ thở ra quán vô thường… nhờ thở vào quán vô thường… nhờ thở ra quán hết ham muốn… nhờ thở vào quán hết ham muốn… nhờ thở ra quán diệt tận… nhờ thở vào quán diệt tận… nhờ thở vào quán xuất ly…
Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào quán xuất ly là định; vì thế… [96] [hoàn tất như từ đầu của đoạn này cho đến]… trí về định có kết quả tức thời’.
Nhiễm lậu: Các nhiễm lậu…
Ở đạo lộ arahant, các nhiễm lậu về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các nhiễm lậu này bị đoạn diệt ở đây.
443. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.
[CHƯƠNG XXXIII. – TRÚ KHÔNG XUNG ĐỘT]
444. Thế nào là tuệ tức là thấy có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu cao thượng là trí về trú không xung đột?
445. Thấy có phần ưu thắng:
Quán vô thường là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã là thấy có phần ưu thắng.
Quán vô thường trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã trong vật thể là thấy có phần ưu thắng. Quán vô thường trong cảm nghiệm … trong nhận thức… trong tạo lập tâm trạng… trong thức…
Quán vô thường trong mắt… [và cứ thế cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]… quán không phải là ngã trong già và chết là thấy có phần ưu thắng. [97]
446. Và là thành tựu trong an trú:
Trú chân không là thành tựu trong an trú, trú không dấu hiệu là thành tựu trong an trú, trú không ước nguyện là thành tựu trong an trú.
447. Quyết tâm về mục tiêu tối thượng:
Chí hướng về chân không là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về trú không dấu hiệu là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về không ước nguyện là quyết tâm về mục tiêu tối thượng.
448. Trú không xung đột:
Cõi sơ thiền là trú không xung đột, nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… chứng cõi không gian vô biên… chứng cõi thức vô biên… chứng cõi không có gì… chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là trú không xung đột.
449. Trú không xung đột: trú không xung đột theo nghĩa nào?
Cõi sơ thiền dẹp bỏ chướng ngại, vì vậy gọi là trú không xung đột. Cõi nhị thiền từ bỏ hướng tâm và suy xét đối tượng… Cõi tam thiền dẹp bỏ hỉ… Cõi tứ thiền dẹp bỏ lạc và khổ… Chứng cõi không gian vô biên từ bỏ nhận thức về sắc thể… nhận thức về đối ngại, nhận thức về sai biệt, chứng cõi thức vô biên từ bỏ nhận thức về cõi không gian vô biên… chứng cõi không có gì từ bỏ nhận thức về cõi thức vô biên… chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức từ bỏ nhận thức về cõi không có gì, vì vậy gọi là trú không xung đột.
450. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ tức là thấy rõ có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột’.
[CHƯƠNG XXXIV. – CHỨNG ĐOẠN DIỆT]
451. Thế nào là tuệ làm chủ do có hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập* của trí, và do chín loại tu tập* của định, là trí về chứng đoạn diệt?
* cariyā = exercise. nv. behaviour.
452. Về hai lực: hai lực ấy là lực tĩnh lặng và lực quán thực tánh.
Lực tĩnh lặng * là gì? Không phân tâm là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ nghĩ đến ánh sáng [98] [và cứ thế như ở đ. 442 cho đến]… Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở ra quán từ bỏ là lực tĩnh lặng.
* tĩnh lặng ở đây chính là định. Đọc lại chú thích số 7 ở đ. 23.
453. Lực tĩnh lặng: Tĩnh lặng là lực theo nghĩa nào?
Không lay chuyển vì chướng ngại qua sơ thiền, như vậy là lực tĩnh lặng. Qua nhị thiền… [và cứ thế như ở đ. 449 cho đến]… không lay chuyển vì nhận thức cõi không có gì nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, như vậy là lực tĩnh lặng.
Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với dao động đổi hướng nên tĩnh lặng là lực.
Đây là lực tĩnh lặng.
454. Quán thực tánh kể như là lực là gì?
Quán vô thường là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau… quán không phải là ngã… quán nhàm chán… quán hết ham muốn… quán đoạn diệt… quán buông bỏ là quán thực tánh kể như là lực. (đ. 16)
Quán vô thường trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau trong vật thể… quán không phải là ngã trong vật thể… quán nhàm chán trong vật thể… quán hết ham muốn trong vật thể… quán đoạn diệt trong vật thể… quán buông bỏ trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực… Quán vô thường trong cảm nghiệm… trong nhận thức… trong tạo lập tâm trạng… trong thức…
Quán vô thường trong mắt… [và cứ thế với 7 cách quán còn lại cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]… quán buông bỏ trong già và chết là quán thực tánh kể như là lực.
455. Lực quán thực tánh: quán thực tánh là lực theo nghĩa nào?
Không lay chuyển vì nhận thức về trường tồn nhờ quán vô thường, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về vui sướng nhờ quán về khổ, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về ngã nhờ quán không phải là ngã… không lay chuyển vì thích thú nhờ quán nhàm chán… không lay chuyển vì tham nhờ quán hết ham muốn… không lay chuyển vì sanh khởi nhờ quán [99] diệt… Không lay chuyển vì bám níu nhờ quán buông bỏ, như vậy quán thực tánh là lực.
Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị đổi hướng vì dao động, vì nhiễm lậu và các tập hợp đi kèm với vô minh nên quán thực tánh là lực.
Đây là quán thực tánh kể như là lực.
456. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả: do lắng dịu ba hành vi tạo quả nào?
Trong người chứng nhị thiền, hành vi tạo quả bằng lời dưới hình thức hướng tâm và suy xét đối tượng đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng tứ thiền, hành vi tạo quả bằng việc làm dưới hình thức hơi thở vào và hơi thở ra đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng diệt thọ tưởng, hành vi tạo quả bằng ý dưới hình thức nhận thức và cảm nghiệm đã được hoàn toàn lắng dịu. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả này.
457. Do mười sáu loại tu tập của trí: Do mười sáu loại tu tập nào của trí ? (cf. đ. 393)
Quán vô thường là tu tập của trí. Quán khổ đau… Quán không phải là ngã… Quán nhàm chán… Quán hết ham muốn… Quán đoạn diệt… Quán buông bỏ là tu tập của trí. Quán quay đi là tu tập của trí. Đạo lộ nhập giòng là tu tập của trí…. Quả nhập giòng… Đạo lộ trở lại một lần… Quả vị trở lại một lần… Đạo lộ không trở lại… Quả vị không trở lại… Đạo lộ arahant… Quả vị arahant là tu tập của trí. Do mười sáu loại tu tập này của trí.
458. Do chín loại tu tập của định: Do chín loại tu tập nào của định?
Cõi sơ thiền là tu tập của định. Cõi nhị thiền… Cõi tam thiền… Cõi tứ thiền… Chứng cõi không gian vô biên… chứng cõi thức vô biên… chứng cõi không có gì… chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là tu tập của định. Cũng thế với hướng tâm về đối tượng, suy xét về đối tượng, hỉ, lạc và nhất tâm có mục đích chứng sơ thiền… có mục đích chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Do chín loại tu tập này của định.
459. Làm chủ: có năm loại. Có sự làm chủ trong việc hướng sự chú ý, trong sự chứng đắc, trong quyết định (về thời hạn), trong trồi lên, [100] trong quán sát.
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc hướng sự chú ý, như vậy là làm chủ trong việc hướng sự chú ý. Vị tỳ kheo chứng sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc chứng đắc, như vậy là làm chủ trong việc chứng đắc. Vị tỳ kheo quyết định (về thời hạn) nhập sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quyết định (về thời hạn), như vậy là làm chủ trong việc quyết định (về thời hạn). Vị tỳ kheo trồi lên từ sơ thiền «xuất thiền» ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc trồi lên «xuất thiền», như vậy là làm chủ trong việc trồi lên «xuất thiền». Vị tỳ kheo quán sát sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến nhị thiền…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tam thiền…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tứ thiền…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không gian vô biên…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi thức vô biên…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có gì…
Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào… Vị tỳ kheo quán sát sự chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào… vị ấy không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.
460. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ làm chủ do làm chủ hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt’.
[CHƯƠNG XXXV. HOÀN TOÀN DẬP TẮT]
461. Thế nào là tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt ?
462. Ở đây, người hiểu biết rõ ràng tường tận, nhờ xuất ly, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn ham muốn ái dục; nhờ không sân hận, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn sân hận; nhờ nghĩ về ánh sáng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dã dượi buồn ngủ; nhờ không phân tâm, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dao động; nhờ tìm hiểu kỹ các hiện tượng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn hoài nghi; nhờ trí, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn vô minh; nhờ hoan hỉ, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn buồn chán.
Vị ấy nhờ sơ thiền, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn chướng ngại… [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]… Vị ấy nhờ đạo lộ arahant, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn mọi nhiễm lậu [101].
Hay cũng có thể, khi hiểu biết rõ ràng tường tận, vị ấy chứng hoàn toàn dập tắt nhờ niết bàn không có bám níu nào còn xót lại thì vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của mắt và tiếp tục tái diễn mới của mắt khởi lên, vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của tai… tiếp tục tái diễn của mũi… tiếp tục tái diễn của lưỡi… tiếp tục tái diễn của thân… vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của ý và sự tiếp tục tái diễn mới của ý khởi lên.
Tuệ hiểu biết về chấm dứt sự tiếp tục tái diễn này của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt.
463. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí hoàn toàn dập tắt’.
[CHƯƠNG XXXVI. – CÙNG TỘT ĐỈNH*]
* samasīsī: vốn có nghĩa là ‘người chứng quả Arahant ngay lúc chết’: muốn nói đến sự chứng quả và cái chết xảy ra đồng thời. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 946/5 trang 246, 305. Đọc thêm B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], đoạn 19, trang 20. Chương này nói hễ đã đoạn tận được tột đỉnh của nhiễm lậu thì đồng thời cũng đạt được tột đỉnh của giải thoát nghĩa là chứng quả Arahant, không thấy đề cập gì đến khía cạnh xảy ra đồng thời của sự đoạn tận tất cả nhiễm lậu và đoạn tận mạng sống.
464. Thế nào là tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh?
465. Tất cả các trạng thái: Năm tập hợp, mười hai căn cứ, mười tám yếu tố, trạng thái thiện, trạng thái bất thiện, trạng thái bất định tính; các trạng thái cõi dục giới, cõi sắc giới, vô sắc giới, cõi không được tính kể đến.
466. Hoàn toàn cắt đứt: vị ấy hoàn toàn cắt đứt ham muốn ái dục nhờ xuất ly, hoàn toàn cắt đứt sân hận nhờ không sân hận… dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng… dao động nhờ không phân tâm… hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng… vô minh nhờ trí… buồn chán nhờ hoan hỉ…
Vị ấy hoàn toàn cắt đứt chướng ngại nhờ sơ thiền … [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]… Vị ấy hoàn toàn cắt đứt tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant.
467. Sự đoạn diệt của chúng: Vị ấy làm cho ham muốn ái dục đoạn diệt nhờ xuất ly, vị ấy làm cho sân hận đoạn diệt nhờ không sân hận, … dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng… dao động nhờ không phân tâm… hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng… vô minh nhờ trí… buồn chán nhờ hoan hỉ…
Vị ấy làm cho chướng ngại đoạn diệt nhờ sơ thiền… [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]… Vị ấy làm cho tất cả các nhiễm lậu đoạn diệt nhờ đạo lộ arahant.
468. Không tái xuất hiện: Ham muốn ái dục không tái xuất hiện ở người đã chứng xuất ly. Sân hận không tái xuất hiện ở người đã chứng [102] không sân hận, … [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].
Các chướng ngại không tái xuất hiện ở người đã chứng đắc sơ thiền … [và cứ thế cho đến]… không nhiễm lậu nào tái xuất hiện ở người đã chứng đạo lộ arahant.
469. Cùng: Xuất ly cũng giống [như giải thoát] vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ. Không sân hận cũng giống thế vì sân hận đã bị từ bỏ… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].
Sơ thiền cũng như thế vì các chướng ngại ấy đã bị từ bỏ… [và cứ thế cho đến]… Đạo lộ arahant cũng như thế vì tất cả các nhiễm lậu đã bị từ bỏ.
470. Tột đỉnh: * Có mười ba: Tột đỉnh của [tất cả] chướng ngại là tham ái, tột đỉnh của [tất cả] ràng buộc là ngã mạn (kiêu hãnh), tột đỉnh của [tất cả] diễn giải nhầm lẫn là quan điểm [sai lạc], tột đỉnh của [tất cả] tán loạn là dao động, tột đỉnh của [tất cả] nhiễm lậu là vô minh. Tột đỉnh của cả quyết là tín, tột đỉnh của nỗ lực là tinh tấn, tột đỉnh của thiết lập là quán niệm, tột đỉnh của không tán loạn là định. Tột đỉnh của thấy rõ là tuệ. Tột đỉnh của tiếp tục tái diễn 2* là năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí. Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát.3* Tột đỉnh của [tất cả] hành vi tạo quả là đoạn diệt.
* sīsa: nđ đầu.
2* pavattaṁ.
3* gocarasīsañca vimokkho: Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát. Lãnh xứ (quê hương) của các tỳ kheo là bốn nền tảng của quán niệm (S v 148) nói riêng; hay nói chung là 37 yếu tố đưa đến giác ngộ, 9 trạng thái siêu thế là quê hương của chư Phật, Phật Pacceka và các đệ tử của Ngài (Dh. 22).
471. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh’.
[CHƯƠNG XXXVII. – TẨY TRỪ *]
* sallekha: nghĩa là tẩy trừ uế nhiễm. Tu khổ hạnh là để tẩy trừ. Đây không phải là lối sống cực kỳ khắc khổ như bớt ăn để đầy đọa cơ thể đưa đến sallekhana (cái chết tự nguyện vì đói) như của đạo Jain. Đọc luận án Thạc Sĩ của Bhikkhu Saranapala, Dhutāṅga: Buddhist Severe Ascetism [McMaster University, 2002], trang 21. Đọc thêm Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, chú thích 106-7 trang 1182-3. Kinh Tẩy Trừ Uế Nhiễm (Sallekhasutta) trong Majjhimanikāya nói đến 44 hình thái tẩy trừ uế nhiễm.
472. Thế nào là tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tăt lửa, là trí về tẩy trừ?
473. Tách biệt: Tham cách biệt [khỏi giải thoát], sân cách biệt, si cách biệt, giận dữ… thù hận… khinh bỉ… thống trị… đố kỵ… tham vô độ… lừa dối… gian lận… cứng đầu… tự phụ… ngã mạn (tự hào)… cao ngạo… hợm hĩnh… xao lãng… tất cả các nhiễm lậu… tất cả các nết hạnh xấu xa… tất cả các hành vi tạo nghiệp bị cách biệt. Tất cả các hành vi dẫn đến trở thành bị cách biệt. [103]
474. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có khác biệt [với giải thoát] và xuất ly đồng nhất [với giải thoát], sân hận có khác biệt và không sân hận có đồng nhất… xảy ra… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].
Các chướng ngại có sự khác biệt và cõi sơ thiền có sự đồng nhất… [và cứ thế cho đến]… tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.
475. Lửa: Có năm loại: lửa [đức] hạnh, lửa từ phẩm chất đặc biệt của [định], lửa tuệ, lửa phước đức, lửa Chánh Pháp. Lửa phi đức hạnh bị dập tắt vì nó bị lửa của [đức] hạnh tiêu diệt. Lửa của cái gì đối nghịch với phẩm chất đặc biệt bị dập tắt vì nó bị lửa của phẩm chất đặc biệt tiêu diệt. Lửa của thiếu trí tuệ bị dập tắt vì nó bị lửa tuệ tiêu diệt. Lửa của phi phước đức bị dập tắt vì nó bị lửa phước đức tiêu diệt. Lửa của phi chánh pháp bị dập tắt vì nó bị lửa Chánh Pháp tiêu diệt.
476. Tẩy trừ: Ham muốn ái dục là không tẩy trừ, xuất ly là tẩy trừ. Sân hận là không tẩy trừ, không sân hận là tẩy trừ… [và cứ thế với chướng ngại còn lại].
Các chướng ngại là không tẩy trừ, sơ thiền là tẩy trừ… [và cứ thế cho đến]… Tất cả các nhiễm lậu là không tẩy trừ, đạo lộ arahant là tẩy trừ.
477. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ’.
[CHƯƠNG XXXVIII. – ỨNG DỤNG TINH TẤN]
478. Thế nào là tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn * và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn?
* asallīna: cần mẫn.
479. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái bất thiện chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ trạng thái bất thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái thiện chưa sanh khởi lên [104] là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện các trạng thái thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.
480. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho ham muốn ái dục chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ ham muốn ái dục đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho xuất ly chưa sanh được khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện xuất ly đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu… [và cứ thế với bẩy chướng ngại còn lại].
Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho các chướng ngại chưa sanh… cho sơ thiền khởi lên… [và cứ thế cho đến]… Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho tất cả nhiễm lậu chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ tất cả nhiễm lậu đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho đạo lộ arahant chưa sanh khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện đạo lộ arahant đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.
481. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn’.
[CHƯƠNG XXXIX. – BIỂU LỘ Ý NGHĨA]
482. Thế nào là tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa?
483. Các ý niệm khác nhau: Năm tập hợp, mười hai xuất xứ, mười tám yếu tố, phẩm tính thiện, phẩm tính bất thiện, phẩm tính bất định; các ý niệm cõi dục giới, các ý niệm cõi sắc giới, các ý niệm vô sắc giới, các ý niệm cõi không được tính kể đến.
484. Giải thích: Vị ấy giải thích vật thể là vô thường, nó là khổ đau, nó không phải là ngã. Vị ấy giải thích cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức…
Vị ấy giải thích mắt [105]… [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]… vị ấy giải thích già và chết là vô thường, là khổ đau, không phải là ngã.
485. Biểu lộ ý nghĩa:
Người từ bỏ ham muốn ái dục biểu lộ ý nghĩa của xuất ly. Người từ bỏ sân hận… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại]…
Người từ bỏ chướng ngại biểu lộ ý nghĩa của sơ thiền… [và cứ thế cho tới]… Người từ bỏ tất cả nhiễm lậu biểu lộ ý nghĩa của đạo lộ arahant.
486. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa’.
[CHƯƠNG XL. – CÁI THẤY TRONG SẠCH]
487. Thế nào là tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là trí về cái thấy trong sạch?
488. Tất cả các ý niệm: Năm tập hợp, … [và cứ thế như ở đ. 465].
489. Bao hàm thành một: Có mười hai cách bao hàm tất cả các ý niệm thành một: theo nghĩa chân như (như thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa hiểu rõ, theo nghĩa chứng biết trực tiếp, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa ý niệm, theo nghĩa yếu tố, theo nghĩa điều đã biết tới, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời. Có sự bao hàm tất cả các ý niệm thành một theo mười hai cách này. (đọc đ. 35)
490. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có sự khác biệt, xuất ly có sự đồng nhất… [và cứ thế như ở đ. 474]… tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.
491. Hiểu rõ: Vị ấy thấu rõ sự thực về khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn. Vị ấy thấu rõ sự thực về nguồn gốc khổ đau với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức từ bỏ. Vị ấy thấu rõ sự thực về diệt khổ với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức thực chứng. Vị ấy thấu rõ sự thực về đạo lộ dẫn đến diệt khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập.
492. Cái thấy trong sạch: Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc [106] đạo lộ trở lại một lần… Ở khoảnh khắc quả vị trở lại một lần… Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại… Ở khoảnh khắc quả vị không trở lại… Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant… Ở khoảnh khắc quả vị arahant, cái thấy được lọc sạch.
493. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và nhất điểm, là trí về cái thấy trong sạch’.
[CHƯƠNG XLI. – CHỌN*]
*khanti. chọn, chấp nhận. Hai nghĩa này không có trong tự điển của PTS và của Childers. Tìm thấy trong A Pali-English Glossary of Buddhist Technical Terms do Ñāṇamoli sưu tập, trang 40. Tôi xin trích lục từ Visuddhimagga như sau:‘Ayamettha amhākaṁ khanti ’: đây là điều chúng tôi chọn [Vism XIII đ. 123] và từ Majjhimanikāya như sau: ‘Saddhā, ruci, anussava, ākāraparivittakka, diṭṭhinijjhāna-kkhanti ’: tín, chinh phục lòng tin,** truyền thống, suy nghĩ kỹ, chấp nhận quan điểm có tư duy [M ii 171ff…]; hai yếu tố đầu đầy cảm tính, yếu tố thứ ba là mù quáng chấp nhận, yếu tố thứ tư dựa trên lý tính, yếu tố cuối cùng là tiến trình nhận thức dựa trên suy tưởng, kinh nghiệm và giác quan. Ba yếu tố đầu tuy được tin tưởng, được thừa nhận nhưng chưa hẳn là đúng. Hai yếu tố sau có thể không được tin tưởng nhưng chưa hẳn là sai. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Phẩm Cankī số 95, Bộ Kinh Trung và chú thích 884 trang 1297.
** chinh phục ‘lòng tin’ (anunaya) như: cha mẹ ghẻ cần chinh phục con riêng của người phối ngẫu, làm cho chúng tin rằng tuy không phải là cha mẹ đẻ, nhưng họ là những người tốt và chấp nhận được.
494. Thế nào là tuệ nhờ điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn?
495. Vật thể được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn. Cảm nghiệm được nhìn nhận là vô thường… Nhận thức… Tạo lập tâm trạng… Thức… Mắt được nhìn nhận là vô thường… [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]… Già được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn.
496. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vì điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn’.
[CHƯƠNG XLII. – THÂM HIỂU]
497. Thế nào là tuệ nhờ điều được nhận chân* là trí thâm hiểu?
* phuṭṭa: nđ xúc.
498. Vị ấy nhận chân vật thể là vô thường, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì nhận chân là trí thâm hiểu. Vị ấy nhận chân cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức…
Vị ấy nhận chân mắt là vô thường, … [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]… Vị ấy nhận chân già và chết, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì được nhận chân là trí thâm hiểu.
499. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ nhờ điều được nhận chân là trí thâm hiểu’. [107]
[CHƯƠNG XLIII. – TRÚ THEO PHẦN*]
* Đây là sống quán theo phần [padesena] các tập hợp, căn xứ, yếu tố, bốn đế trong tương quan với cảm nghiệm. Quyển Aṭṭhasālinī (trang 30-31) nói đây là bằng chứng đức Phật giảng Abhidhamma. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol. II, Phẩm Trú (S v 12) và chú thích 19 trang 1894.
500. Thế nào là tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần?
501. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm sai lạc qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm chân chánh qui định.
Có cái-cảm-nghiệm-được do tư duy sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do lời nói sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do việc làm sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do nghề nghiệp bất chánh qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do nỗ lực sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do quán niệm sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do định sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do trí sai lạc qui định…
Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát sai lạc. Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát chân chánh qui định.
502. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của ước muốn qui định.
Có cái-cảm-nghiệm-được do hướng tâm về đối tượng qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của hướng tâm về đối tượng qui định.
Có cái-cảm-nghiệm-được do nhận thức qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của nhận thức qui định.
Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn không lắng dịu, hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu và hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức đã lắng dịu qui định.
503. Có nỗ lực[1] [cần đến] để chứng [quả vị arahant] chưa chứng, và khi cảnh giới đó đã chứng, có cái-cảm-nghiệm-được do thực trạng ấy qui định.
504. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần’.
[CHƯƠNG XLIV. QUAY ĐI BẰNG NHẬN THỨC]
505. Thế nào là tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức?
506. Do xuất ly được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi ham muốn ái dục bằng nhận thức, như vậy là tuệ nhờ trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức. Do không sân hận được ưu thắng, tuệ… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [108]
Do sơ thiền được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi… [và cứ thế cho đến]… Do đạo lộ arahant được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi tất cả các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức.
507. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức’.
[CHƯƠNG XLV. QUAY ĐI BẰNG Ý]
508. Thế nào là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)?
509. Ham muốn ái dục là sự khác biệt, xuất ly là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với xuất ly, tâm của vị ấy quay đi khỏi ham muốn ái dục, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm). Sân hận… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chương ngại].
Các chướng ngại là sự khác biệt và cứ thế cho đến]… Tất cả các nhiễm lậu là sự khác biệt, đạo lộ arahant là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với đạo lộ arahant, tâm của vị ấy quay đi khỏi tất cả các nhiễm lậu, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý.
510. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)’.
[CHƯƠNG XLVI. QUAY ĐI CỦA TÂM]
511. Thế nào là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm?
512. Người từ bỏ ham muốn ái dục củng cố tâm bằng xuất ly, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm. Người từ bỏ sân hận… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [109]
Người từ bỏ các chướng ngại ấy củng cố tâm bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm… [và cứ thế cho đến]… Người từ bỏ tất cả các chướng ngại củng cố tâm bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm.
513. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm’.
[CHƯƠNG XLVII. QUAY ĐI CỦA TRÍ]
514. Thế nào là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí?
515. Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mắt không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về mắt, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.
Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng tai…
Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mũi…
Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng lưỡi…
Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng thân…
Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng ý không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về ý, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.
516. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tánh không là trí quay đi của trí’.
[CHƯƠNG XLVIII. QUAY ĐI BẰNG GIẢI THOÁT]
517. Thế nào là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát?
518. Hành giả buông bỏ ham muốn ái dục bằng xuất ly, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát. Vị ấy buông bỏ sân hận… [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [110]
Hành giả buông bỏ các chướng ngại ấy bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát… [và cứ thế cho đến]… Hành giả buông bỏ tất cả các chướng ngại bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát.
519. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát’.
[CHƯƠNG XLIX. QUAY ĐI THEO SỰ THỰC]
520. Thế nào là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật ?
521. Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa khổ não, ý nghĩa được tạo thành, ý nghĩa thiêu đốt, ý nghĩa biến đổi của khổ đau, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật.
Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa tích lũy, ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa trói buộc, ý nghĩa trở ngại của nguồn gốc «của khổ», thì người ấy quay đi: như vậy…
Người thực chứng ý nghĩa thoát khỏi, ý nghĩa cách ly, ý nghĩa không do điều kiện tạo thành, ý nghĩa bất tử của diệt «khổ», thì người ấy quay đi: như vậy…
Người phát huy ý nghĩa lối thoát, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa thấy, ý nghĩa ưu thắng của con đường giải thoát, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo các sự thật.
522. Có sự quay đi bằng nhận thức, quay đi bằng ý chí, quay đi của tâm, quay đi của trí, quay đi bằng giải thoát, quay đi theo sự thật.
Người nào nhận thức, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng nhận thức. Người nào cố ý, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng ý chí. Người nào nhận biết, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng tâm.[2] Người nào dùng trí người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng trí. Người nào buông bỏ, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng giải thoát. Người quay đi theo nghĩa của chân như, như vậy là quay đi theo sự thật.
Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, ở đấy có sự quay đi bằng ý chí: ở đâu có quay đi bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức.
Ở đâu có quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi của tâm: ở đâu có quay đi của tâm, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí.
Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có sự quay đi của tâm: ở đấy có quay đi của trí; ở đâu có sự quay đi của trí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có quay đi của tâm.
Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí: ở đấy có sự quay đi bằng giải thoát. Ở đâu có quay đi bằng giải thoát, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí.
Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm, có quay đi của trí và có sự quay đi bằng giải thoát: ở đấy có quay đi theo các sự thật. Ở đâu có quay đi theo các sự thật, ở đấy có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có quay đi của tâm, có quay đi của trí và quay đi bằng giải thoát.
523. Trí theo nghĩa điều được biết tới [111] và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật’.
[CHƯƠNG L. NĂNG LỰC SIÊU NHIÊN
(THẦN THÔNG)]
524. Thế nào là tuệ về nghĩa của thành tựu bằng cách xác định thân và tâm là một và bằng cách giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)?
525. Ở đây vị tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do ước muốn có nỗ lực của ý chí đi kèm*. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tinh tấn có nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do sự thanh tịnh tự nhiên của tâm2* nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do suy tư có nỗ lực của ý chí đi kèm.
* padhāna-sankhāra-samannāgata: nỗ lực của ý chí đi kèm. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary [Kandy, 1970], trang 64.
2* đọc chú thích giữa trang ở đoạn 33 Luận I này.
526. Vị ấy hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển.
527. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy nhập thân chung với tâm, và vị ấy nhập tâm chung với thân, vị ấy tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, vị ấy tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, vị ấy giữ vững thân để hòa điệu với tâm, vị ấy giữ vững tâm để hòa điệu với thân. Sau khi tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, sau khi giữ vững thân để hòa điệu với tâm, giữ vững tâm để hòa điệu với thân, vị ấy sống trú với nhận thức an lạc* và nhận thức nhẹ nhàng2* thấm nhuần toàn thân.
*sukhasaññañca; 2* lahusaññañca
Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thần thông. Vị ấy kinh nghiệm* các loại thần thông, từ một biến thành nhiều, từ nhiều biến thành một; vị ấy hiện ra rồi biến mất đi; vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại như qua hư không; vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước, đi trên nước mà nước không nứt vỡ như đi trên đất; ngồi xếp bằng phi hành như chim giương cánh; tay sờ mó mặt trăng mặt trời2* là những gì vĩ đại và oai lực như vậy; vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên (D i 77).
* paccabhuhoti
2* DA không có bình giải thiết thực nào về điều này, các luận sư hiện đại cũng chả nói gì, nhưng có lẽ ‘sờ mó mặt trăng mặt trời’ muốn đề cập tới thể nghiệm huyền linh. Trong bất cứ trường hợp nào, chắc chắn là không nên hiểu theo nghĩa đen của nó. Đọc Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha, [Wisdom Publications, Boston, 1995] chú thích 129, trang 546.
528. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của thành công do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)’.
[112] [CHƯƠNG LI. THANH LỌC TAI*]
* sotadhātu (yếu tố tai): là một trong 18 yếu tố (dhātu) tâm, sinh lý làm nền tảng cho tiến trình nhận thức của tri giác con người. Đó là sáu giác quan (mắt, mũi… ý), sáu đối tượng và sáu nhận biết tương ứng. Mỗi giác quan, mỗi đối tượng, mỗi nhận biết là một yếu tố căn bản cho tiến trình ấy. Nếu thiếu một yếu tố, sẽ không có nhận thức.
529. Thế nào là tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai?
530. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông… [và cứ thế như ở đ. 525].
531. Vị ấy hoàn toàn tu tập… [và cứ thế như ở đ. 526].
532. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy chú ý tới âm thanh xa và vị ấy chú ý tới âm thanh gần, vị ấy chú ý tới âm thanh thô và vị ấy chú ý tới âm thanh tế và vị ấy chú ý tới âm thanh êm dịu; vị ấy chú ý tới âm thanh ở hướng đông và… ở hướng tây và… ở hướng bắc… ở hướng nam… ở hướng đông bắc… ở hướng tây nam… ở hướng tây bắc… ở hướng đông nam… và vị ấy chú ý tới âm thanh hướng hạ… vị ấy chú ý tới âm thanh hướng thượng.
Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thanh lọc tai với thiên nhĩ thông đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy nghe cả hai loại âm thanh của chư thiên và của loài người, xa cũng như gần [D i 79].
533. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai’.
[113] [CHƯƠNG LII. THẤU RÕ TÂM Ý*]
*cetopariyañāṇaniddeso
534. Thế nào là tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và không tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm)?
535. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông… [và cứ thế như ở đ. 525].
536. Vị ấy hoàn toàn tu tập… [và cứ thế như ở đ. 526].
537. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu [sự can thiệp của ba loại tâm] như vầy: ‘Vật thể này được bắt nguồn từ năng lực gây ảnh hưởng của lạc, năng lực gây ảnh hưởng của ưu và năng lực gây ảnh hưởng của bình thản’.
Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thấu rõ tâm tư người khác. Bằng tâm mình thấu rõ tâm tư của chúng sanh khác, của người khác, vị ấy biết như vầy: tâm có tham vị ấy biết tâm có tham, tâm không tham biết không tham; tâm có sân vị ấy biết tâm có sân, tâm không sân biết là không sân; tâm có si vị ấy biết tâm có si, tâm không si biết là không si; tâm chuyên chú* vị ấy biết tâm chuyên chú, tâm bị tán loạn biết tâm bị tán loạn; tâm cao thượng2* vị ấy biết tâm cao thượng; tâm vô thượng3* vị ấy biết tâm vô thượng, tâm không vô thượng biết tâm không vô thượng; tâm đã định vị ấy biết tâm đã định; tâm không định biết tâm không định; tâm đã được giải thoát vị ấy biết tâm đã giải thoát; tâm không được giải thoát biết tâm không được giải thoát [D i 79].
*saṁkhitta nđ: được kềm chế; 2*mahaggata; 3*uttara
538. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và bất tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm).’
[CHƯƠNG LIII. NHỚ KIẾP QUÁ KHỨ]
539. Thế nào là tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ? [114]
540. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông… [và cứ thế như ở đ. 525].
541. Vị ấy hoàn toàn tu tập… [và cứ thế như ở đ. 526].
542. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu như vầy: ‘Khi cái này hiện hữu, cái kia sẽ có; với sự sanh khởi của cái này, cái kia sanh khởi’. Nghĩa là: với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả; với hành vi tạo quả làm điều kiện, thức; với thức làm điều kiện, tâm thức-vật thể; với tâm thức-vật thể làm điều kiện, sáu giác quan; với sáu giác quan làm điều kiện, xúc; với xúc làm điều kiện, cảm nghiệm; với cảm nghiệm làm điều kiện, thèm khát; với thèm khát làm điều kiện, bám níu; với bám níu làm điều kiện, trở thành; với trở thành làm điều kiện, sanh; với sanh làm điều kiện nên có già chết, khổ não ta thán, đau đớn, khổ sở hay tuyệt vọng; như thế là sự sanh khởi của toàn khối khổ đau.’
Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí nhớ lại kiếp quá khứ của mình; vị ấy nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của mình, nghĩa là: ‘Một lần sanh ra, hai lần sanh ra, ba lần sanh ra, bốn lần sanh ra, năm lần sanh ra, mười lần sanh ra, hai mươi lần sanh ra, ba mươi lần sanh ra, bốn mươi lần sanh ra, năm mươi lần sanh ra, một trăm lần sanh ra, một ngàn lần sanh ra, một trăm ngàn lần sanh ra, nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại,* nhiều nguyên đại thế giới hình thành,2* nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại và hình thành; ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở nơi khác và cũng thế ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở đây’; vị ấy nhớ lại các khía cạnh và điểm riêng biệt của các kiếp quá khứ của mình như thế [D i 81].
*saṁvaṭṭa: vũ trụ (cakkavāḷa) này bị lửa, nước, gió hủy hoại đến độ trở lại trạng thái nguyên sơ của nó, hay không còn gì tồn tại. Kế đến là samvaṭṭaṭṭhāyī, giai đoạn trống trải hay xáo trộn vẫn tái diễn. Đọc R. A. Childers, A Dictionary of the Pali Language, trang 185. Đọc PTS, Pali English Dictionary trang 656; và Vism XIII đ. 28.
2*vivaṭṭa: tiến trình ‘hồi sinh, tái thiết’ bắt đầu. Sau đó là thời kỳ vivaṭṭaṭṭhāyī, tiếp tục phục hồi cho đến hết giai đoạn của nó để rồi giai đoạn saṁvaṭṭa xảy ra trở lại, cứ thế tái diễn không ngừng. Đọc R. A. Childers, sđd, trang 185. Đọc thêm PTS , sđd, trang 637.
543. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ.’
[CHƯƠNG LIV. THIÊN NHÃN]
544. Thế nào là tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý * thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn?
* Nhìn tượng biết ý: dịch sát là ‘nhìn các biểu tượng hữu hình có mang ý nghĩa’: như nhìn đồ gốm, ta biết sau khi rơi xuống nó sẽ vỡ. Nhìn hành nghiệp của chúng sanh, Đức Phật thấy sau khi chết họ sẽ đi về đâu tương ứng với việc làm thân khẩu ý của họ.
545. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông… [và cứ thế như ở đ. 525].
546. Vị ấy hoàn toàn tu tập… [và cứ thế như ở đ. 526].
547. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, [115] vị ấy chú ý đến ý nghĩ về ánh sáng, vị ấy giữ vững nhận thức về ngày: ‘Ngày như thế nào, đêm như thế ấy; đêm như thế nào, ngày như thế ấy’. Với tâm mở ra và không bị bao kín, vị ấy tu tập nó với hào quang đi kèm.
548. Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí về sự chết và tái xuất hiện của chúng sanh. Với thiên nhãn vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ: ‘Những chúng sanh này hành xử ác trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm sai lạc, tạo các hành vi vì quan niệm sai lạc, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, đã sanh vào cảnh khổ, trong cảnh bất hạnh, cảnh ác,* địa ngục. Còn những chúng sanh này hành xử thiện trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, không phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm chân chánh, tạo các hành vi vì quan niệm chân chánh, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tái sanh vào cảnh phước lành, cảnh chư thiên; như vậy với thiên nhãn thông vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ [D i 82].
*vinipāta: chốn đọa đầy, nơi không còn mọi cơ hội (Vism. XIII đ. 93). Cả ba cảnh khổ đề cập ở đây đều đồng nghĩa với địa ngục là nơi nguyên nhân [aya = kāraṇa: lý do, nghĩa này không có trong tự điển của PTS] để được sanh về cõi chư thiên (sagga) hay chứng giải thoát đã bị tháo bỏ (Vism. XIII đ. 92).
549. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn.’
[CHƯƠNG LV. ĐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO]
550. Thế nào là tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ phiền não? [3]
551. Về ba năng lực gây ảnh hưởng nào?
Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ biết điều chưa biết’, ‘trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ và ‘trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn’.
552. Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi?
Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi đến một nơi, đến đạo lộ nhập giòng. Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi đến sáu nơi [116], đến quả vị nhập giòng, đến đạo lộ trở lại một lần, đến quả vị trở lại một lần, đến đạo lộ không trở lại, đến quả vị không trở lại, đến đạo lộ arahant. Năng lực gây ảnh hưởng của trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn đi đến quả vị arahant.
553. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không phân tâm, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng thấy rõ, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.
Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra,* là thiện, không có nhiễm lậu, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.
* cittasamuṭṭhāna rūpa: vật thể do tâm tạo ra xuất hiện ở khoảnh khắc tâm bhavaṅga đầu tiên ngay sau kết sanh thức. Kết sanh thức không tạo nên loại vật thể này, vì vào sát na tái sanh, vật thể do tâm tạo ra khởi lên do nghiệp sanh. Đọc Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive Manual of Abhidhamma, BPS [Kandy, 1993], trang 248. Đó là hiểu theo Abhidhamma. Còn một cách hiểu ‘vật thể do tâm tạo ra’ khác nữa là sắc mặt thay đổi khi tâm tính thay đổi.
Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.[4]
554. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không tán loạn, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng chứng thấy, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.
Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.
Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này. [117]
555. Ở khoảnh khắc của đạo lộ trở lại một lần…
556. Ở khoảnh khắc của quả vị trở lại một lần…
557. Ở khoảnh khắc của đạo lộ không trở lại…
558. Ở khoảnh khắc của quả vị không trở lại…
559. Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant… năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết… [và cứ thế như trên]… được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tái diễn không ngừng nghỉ.
Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là thiện, không có phiền não, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.
560. Ở khoảnh khắc của quả vị arahant… năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết… [và cứ thế như trên]… được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.
Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.
Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.
Như thế tám nhóm tám này tạo thành sáu mươi bốn (khía cạnh).
561. Phiền não: Các phiền não này là gì? Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.
Các phiền não này bị kiệt quệ ở đâu?
Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị kiệt quệ, [118] và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh vẫn còn đủ mạnh để sanh vào cảnh khổ* bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.
* apāyagamanīyo: sanh vào cảnh khổ (đọa xứ ).
Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.
Ở đạo lộ không trở lại, nhiễm lậu về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.
Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh hoàn toàn bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.
563. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não.’
[CHƯƠNG LVI – LIX. SỰ THỰC]
564. Thế nào là tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ?
565. Khổ đau có nghĩa bức bách, được tạo thành, bị thiêu đốt, biến đổi là nghĩa hiểu biết trọn vẹn của nó. Nguồn gốc có nghĩa tích lũy, căn nguyên, trói buộc, trở ngại là nghĩa từ bỏ của nó. Đoạn diệt có nghĩa thoát khỏi, cách ly, không được tạo thành, không còn chết nữa là nghĩa thực chứng của nó. Đạo lộ có nghĩa lối thoát, nguyên nhân, chứng thấy, ưu thắng là nghĩa tu tập của nó.
566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ.’
[CHƯƠNG LX – LXIII. TRÍ VỀ SỰ THỰC]
567. Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ có như thế nào? [119]
568. Trí trong người có được đạo lộ là trí về khổ đau và đó là trí về nguồn gốc của khổ và đó là trí về diệt khổ và đó là trí về con đường dẫn đến diệt khổ.
Trong đó, trí về khổ đau là gì?
Bất cứ hiểu biết nào, hành vi hiểu biết nào, tìm hiểu,* cân nhắc,2* tìm hiểu các hiện tượng, ghi nhớ, để ý, để tâm, học hỏi, rành mạch, thông minh, biết phán xét, lý luận, nghiên cứu, toàn diện,3* mẫn tiệp,4* hướng dẫn,5* tuệ quán thực tánh, hiểu biết thấu đáo, sắc sảo,6* tuệ, tuệ như khả năng, tuệ như lực, tuệ như vũ khí, tuệ như thành lũy, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như thắp sáng, tuệ như bảo vật, không mơ hồ, tìm hiểu các hiện tượng, chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào khổ đau: đây được gọi là trí về khổ đau (cf. Dhs. 16).
*vicayo, 2* pavicayo, 3*bhūri, 4*medhā, 5*pāriṇāyikā, 6*patodo : nđ dùi nhọn, dao nhọn.
Bất cứ hiểu biết nào, … chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào nguồn gốc của khổ đau…
Bất cứ hiểu biết nào, … chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào sự diệt tận của khổ đau…
Bất cứ hiểu biết nào, … chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau: đây được gọi là trí về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.
566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ.’
[CHƯƠNG LXIV – LXVII. VÔ NGẠI GIẢI]
570. Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ, trí vô ngại giải về biện tài là thế nào?
571. Trí vô ngại giải về nghĩa là trí về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm là trí về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ là trí về các loại ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài là trí về các loại biện tài.
Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.
Tuệ xác định nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa… [120]
Tuệ ghi nhớ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ để ý về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ biết về các loại nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ gợi lại của nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ sáng tỏ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ làm nghĩa sáng chói là trí vô ngại giải về nghĩa…
Tuệ giải thích nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa… Tuệ giải thích biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.
572. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài.’ [121]
[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ]
[CHƯƠNG LXVIII. BIẾT RÕ TÂM Ý NGƯỜI KHÁC]
573. Trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai là gì?
574. Ở đây Như Lai (tathāgata) thấy chúng sanh có ít bụi trong mắt họ, có nhiều bụi trong mắt họ, có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt, có tánh thiện, có tánh ác, dễ dạy và khó dạy, và cũng thế, có người thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được. (M i 169; S i 138; Vin i 6)
575. Có ít bụi trong mắt, có nhiều bụi trong mắt:
Người có lòng tin* có ít bụi trong mắt, người không có lòng tin có nhiều bụi trong mắt. Người tinh tấn có ít bụi trong mắt, người lười biếng có nhiều bụi trong mắt. Người có quán niệm được củng cố có ít bụi trong mắt, người hay quên có nhiều bụi trong mắt. Người tâm định có ít bụi trong mắt, người tâm không định có nhiều bụi trong mắt. Người có tuệ có ít bụi trong mắt, người không có tuệ có nhiều bụi trong mắt.
* saddhā: lòng tin (tín). Nđ. ‘rõ ràng’, ‘lắng đọng’ (đó là nước bùn đã bị vẫn đục giờ đã lắng đọng và trở nên trong suốt), và chữ pasīdati được dùng cho cả hai nghĩa lọc trong của nước và có lòng tin. Chữ lòng tin vì thế được coi là lắng đọng sự quấy rầy của hoài nghi và sự trong suốt của tâm nhờ cả quyết hay tin cậy. Đọc Ñāṇamoli, The Guide [PTS, 1977], chú thích 162/1trang 47.
576. Có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt:
Người có lòng tin có căn tánh bén nhạy, người không có lòng tin có căn tánh chậm lụt… [và cứ thế với các khả năng còn lại].
577. Có tánh thiện, có tánh ác:
Người có lòng tin có tánh thiện, người không có lòng tin có tánh ác…
578. Dễ dạy và khó dạy:
Người có lòng tin dễ dạy, người không có lòng tin khó dạy… [122]
579. Cũng thế có người thấy sợ thế giới khác và sợ cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.
Người có lòng tin thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, người không có lòng tin không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được… người không có tuệ không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.
580. Thế giới:
Thế giới tập hợp, thế giới yếu tố, thế giới căn xứ, thế giới bất hạnh,* thế giới tạo ra bất hạnh,2* thế giới an vui,3* thế giới tạo ra an vui.4*
*vipattibhava, 2*vipattisambhava, 3*sampattibhava, 4* sampattisambhava
Một thế giới: tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực.
Hai thế giới: tâm thức và vật thể.
Ba thế giới: ba loại cảm nghiệm.
Bốn thế giới: bốn loại vật thực.
Năm thế giới: năm tập hợp làm đối tượng cho sự bám níu.
Sáu thế giới: sáu giác quan bên trong.
Bẩy thế giới: bẩy giai đoạn hay cõi tái sanh thức xảy ra.
Tám thế giới: tám chuyện thế gian.
Chín thế giới: chín nơi cư trú của sanh linh.
Mười thế giới: mười căn xứ (không kể tâm và đối tượng của nó)
Mười hai thế giới: mười hai căn xứ.
Mười tám thế giới: mười tám yếu tố*.
* 18 yếu tố (dhātu): 6 giác quan, 6 đối tượng và 6 nhận biết tương ứng. Đọc chú thích ở trước đoạn 529.
581. Cái gì khiển trách được:
Tất cả các nhiễm lậu đều khiển trách được, tất cả các việc làm lỗi lầm… tất cả các hành vi tạo quả cố ý… tất cả các hành động dẫn đến trở thành đều là những gì khiển trách được.
582. Nhận thức sắc bén về hãi hùng ở thế gian này vừa được nói ra như thế, điều khiển trách được vừa được nói ra như thế, được trình bầy, như lưỡi kiếm sát nhân đã được rút ra khỏi vỏ.*
* ukkhittāsike vadhake.
583. Ngài biết, thấy, nhận chân và thấu rõ năm khả năng này theo năm mươi khía cạnh.
Đây là trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai.
[CHƯƠNG LXIX. THÀNH KIẾN & KHUYNH HƯỚNG NGỦ NGẦM]
584. [123] Trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?
585. Ở đây Như Lai biết rõ thành kiến của chúng sanh, Ngài biết rõ khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh, Ngài biết rõ hành xử của chúng sanh, Ngài biết rõ chí hướng của họ, Ngài biết rõ chúng sanh có khả năng và không có khả năng.
586. Thành kiến của chúng sanh là gì ?
Chúng sanh có người tán thành quan điểm hiện hữu hay tán thành quan điểm không hiện hữu như: ‘Thế giới này trường cửu’ hay ‘Thế giới này không trường cửu’ hay ‘Thế giới này hữu hạn’ hay ‘Thế giới
này vô hạn’ hay ‘Linh hồn và thân thể này là một’ hay ‘Linh hồn là một, thân thể là một cái khác’ hay ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’. Còn không, tránh các cực đoan này, có người chọn [trí siêu thế] tương thuận với hiện tượng sanh khởi do tùy thuộc vào nguyên nhân nhất định hay họ thu thập trí hiểu biết như thật.
Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ái dục như vầy: ‘Người này coi trọng ái dục’, thiên về ái dục, chí hướng về ái dục.’[5] Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi xuất ly như vầy: ‘Người này coi trọng xuất ly’, thiên về xuất ly, chí hướng về xuất ly.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng sân hận’, thiên về sân hận, chí hướng về sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi không sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng không sân hận’, thiên về không sân hận, chí hướng về không sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi dã dượi buồn ngủ như vầy: ‘Người này coi trọng dã dượi buồn ngủ’, thiên về dã dượi buồn ngủ, chí hướng về dã dượi buồn ngủ.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ý nghĩ đến ánh sáng như vầy: ‘Người này coi trọng ý nghĩ đến ánh sáng’, thiên về ý nghĩ đến ánh sáng, chí hướng về ý nghĩ đến ánh sáng.’
Đây là thành kiến của chúng sanh.
587. Khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?
Có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh: Khuynh hướng tham ái ngủ ngầm, khuynh hướng chống đối ngủ ngầm, khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, khuynh hướng quan điểm [sai lạc] ngủ ngầm, khuynh hướng hoài nghi ngủ ngầm, khuynh hướng khao khát trở thành ngủ ngầm, khuynh hướng vô minh ngủ ngầm.
Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì khả ái và dễ ưa chuộng, chỗ đó có khuynh hướng tham ái ngủ ngầm. Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì [124] không khả ái và khó ưa, chỗ đó có khuynh hướng chống đối ngủ ngầm. Nên từ hai trạng thái này, vô minh phát triển, và có thể coi là ngã mạn (tự hào), nhận thức [sai lạc] và hoài nghi đi cùng với vô minh.
Đây là khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
588. Hành xử của chúng sanh là gì ?
Hành vi tạo quả thiện cố ý,* hành vi tạo quả bất thiện cố ý,2* và hành vi tạo quả bất động cố ý3* – tạo quả nhỏ hay lớn.
* là tám tâm thiện cõi dục giới khi bố thí, trì giới… và năm thuộc sắc giới (5 cõi thiền) phát sanh nhờ tu [thiền]; (Vism. XVII đ. 60).
2* là 12 tâm phụ tùy bất thiện khi sát sanh… (Vism. XVII đ. 60).
3* có 4 thiện tâm liên kết với cõi vô sắc khởi lên khi tu [thiền vô sắc này: không gian vô biên, thức vô biên, không có gì, không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức] (Vism. XVII đ. 60).
Đây là hành xử của chúng sanh.
589. Chí hướng của chúng sanh là gì ?
Có chúng sanh có chí hướng thấp hèn, có chúng sanh có chí hướng cao thượng. Hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong quá khứ, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong tương lai, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái cao thượng.
Đây là chí hướng của chúng sanh.
590. Chúng sanh không có khả năng là gì ?
Bất cứ chúng sanh nào có nghiệp là trở ngại, có nhiễm lậu là trở ngại, có nghiệp quả là trở ngại, không tin tưởng, không ước muốn, không tuệ, và không có khả năng thắp sáng tính chân chánh chắc chắn của các trạng thái thiện – đây là chúng sanh không có khả năng.
591. Chúng sanh có khả năng là gì?
Bất cứ chúng sanh nào không có nghiệp là trở ngại, không có nhiễm lậu là trở ngại, không có nghiệp quả là trở ngại, tin tưởng, ước muốn, có tuệ, và có khả năng thắp sáng tính chắc chắn chân chánh * của các trạng thái thiện – đây là chúng sanh có khả năng.
* Đọc Luận XXIX đoạn 2 về tính chắc chắn chân chánh này.
Đây là trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
[CHƯƠNG LXX. CÁC CẶP BIẾN HÓA (KỲ DIỆU)]
592. [125] Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai là gì ?
593. Ở đây Như Lai thi triển các cặp Biến Hóa (Kỳ diệu) mà các đệ tử không có được.*
* asādhāraṇaṁ sāvakehi.
594. Ngài tạo một đám lửa từ phần trên cơ thể và phun nước từ phần dưới cơ thể: Ngài phun nước từ phần trên cơ thể và tạo một đám lửa từ phần dưới cơ thể.
Ngài tạo một đám lửa từ phía đông của cơ thể và phun nước từ phía tây của cơ thể: Ngài phun nước từ phía đông của cơ thể và tạo một đám lửa từ phía tây của cơ thể.
… từ mắt phải… mắt trái… từ mắt trái… mắt phải…
… từ tai phải… tai trái…
… từ cánh mũi phải… cánh mũi trái…
… từ vai phải… vai trái…
… từ tay phải… tay trái…
… từ hông phải… hông trái…
… từ chân phải… chân trái…
… từ mỗi ngón tay ngón chân… mỗi kẽ tay kẽ chân…
Ngài tạo một đám lửa từ mỗi sợi tóc và phun nước từ mỗi sợi tóc: Ngài tạo một đám lửa [126] từ mỗi chân tóc và phun nước từ mỗi chân tóc.
595. Ở giữa sáu mầu xanh da trời, vàng, đỏ, trắng, hồng và mầu trong suốt, Thế Tôn bước đi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm, Thế Tôn đứng trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước hoặc ngồi hay nằm xuống, Thế Tôn ngồi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, Thế Tôn nằm xuống trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay ngồi, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn bước đi trong khi Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn đứng trong khi Ngài lại bước đi hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn ngồi trong khi Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn nằm xuống trong khi Ngài bước đi hoặc đứng hay ngồi.
Đây là Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai.
[CHƯƠNG LXXI. LÒNG ĐẠI BI]
596. Trí thành tựu lòng đại bi của Như Lai là gì ?
597. Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy bằng nhiều cách, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.
Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục [6]
Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục bương chải’*…
*uyyutto
… ‘Đời sống thế tục cứ mãi trôi’…
… ‘Đời sống thế tục nằm trên con đường sai lạc’…
… Thế giới [6] này không bền và đi đến chỗ hủy diệt (M ii 68)…
… Thế giới này không có nơi trú ẩn và không có sự bảo vệ (M ii 68)…
… Thế giới này tự nó không có gì, [127] phải bỏ lại tất cả và tiếp tục hành trình (M ii 68)…
… Thế giới này không đầy đủ, không thỏa mãn và làm nô lệ cho thèm khát (M ii 68)…
… ‘Đời sống thế tục không có nơi trú ẩn…
… ‘Đời sống thế tục không có sự bảo bọc…
… ‘Đời sống thế tục không nơi nương náu…
… ‘Đời sống thế tục không phải nơi nương náu…
… Thế giới này bị dao động và không an tĩnh…
… ‘Đời sống thế tục bị tên gây thương tích, bị nhiều tên xuyên thủng; chẳng có ai ngoài tôi để rút mũi tên ra…
… ‘Đời sống thế tục tăm tối vì bóng vô minh, với ngục tối của nhiễm lậu bị khóa cài, chẳng có ai ngoài tôi để soi sáng…
… ‘Đời sống thế tục lần bước trong vô minh, mù quáng, bao kín trong bọc [vô minh] (Vin iii 3), là mớ chỉ rối ren, cuộn [chỉ] bị thắt nút, rối như tổ chim* (D ii 55), việc tái sanh vào cảnh khổ, những cảnh bất hạnh và đọa đầy không được miễn trừ’…
*gulāguṇṭhika-jāta
… ‘Đời sống thế tục bị nhiễm độc vô minh, là vũng bùn nhiễm lậu…
… ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện thèm khát…
… ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới thèm khát…
… ‘Đời sống thế tục bị giòng thèm khát cuốn trôi đi…
… ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của thèm khát…
… ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng thèm khát ngủ ngầm lót ở dưới’…
… ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì thèm khát thiêu đốt’…
… ‘Đời sống thế tục [128] khổ sở vì thèm khát tạo khổ đau’…
… ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện của quan điểm sai lạc’…
… ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới quan điểm sai lạc’…
… ‘Đời sống thế tục bị giòng quan điểm sai lạc cuốn trôi đi’…
… ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của quan điểm sai lạc’…
… ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng ngủ ngầm của quan điểm sai lạc lót ở dưới’…
… ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì nhận thức quan điểm thiêu đốt’…
… ‘Đời sống thế tục khổ sở vì nhận thức quan điểm tạo khổ đau’…
… ‘Đời sống thế tục ăn đời ở kiếp (có quan hệ lâu dài) với tái sanh’…
… ‘Đời sống thế tục có sự già lão lót ở dưới’…
… ‘Đời sống thế tục bị đau khổ quấy rối’…
… ‘Đời sống thế tục bị cái chết đánh gục’…
… ‘Đời sống thế tục xây dựng trên khổ đau’…
… ‘Đời sống thế tục bị vướng lụy vì thèm khát’…
… ‘Đời sống thế tục bị bức tường già lão vây quanh’…
… ‘Đời sống thế tục bị cái chết giăng bẫy’…
… ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng những sợi dây lớn: bằng sợi dây tham, bằng sợi dây sân, bằng sợi dây si, bằng sợi dây ngã mạn (tự hào), bằng sợi dây quan điểm sai lạc, bằng sợi dây nhiễm lậu, bằng sợi dây nết hạnh xấu xa. Chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi những trói buộc ấy’…
… ‘Đời sống thế tục đã đi vào đường hầm chật ních; chẳng có ai ngoài tôi để chỉ chốn thênh thang’…
… ‘Đời sống thế tục bị trở ngại vì một chướng ngại lớn; chẳng có ai ngoài tôi để cắt đứt trở ngại ấy’…
… ‘Đời sống thế tục đã rơi vào hố sâu; chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài hố sâu ấy’…
… ‘Đời sống thế tục đã đi vào hoang dã, chẳng có ai ngoài tôi để đi băng qua miền hoang dã đó’…
… ‘Đời sống thế tục đã bắt đầu lăn vào khúc quanh lớn,* chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi khúc quanh ấy’…
* mahāvidugga
… ‘Đời sống thế tục bị chìm lấp trong con lạch lớn, chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài con lạch ấy’…
… ‘Đời sống thế tục sa vào vũng lầy lớn, [129] chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài vũng lầy ấy’…
… ‘Đời sống thế tục dễ bị thương tổn’…
… ‘Đời sống thế tục đang bốc cháy vì lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sanh, già và chết, khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng; chẳng có ai ngoài tôi để dập tắt những ngọn lửa này’…
… ‘Đời sống thế tục, như người bị dẫn đến chỗ [hành quyết], bị trừng phạt bằng cách không bao giờ có nơi trú ẩn, như hình phạt áp dụng vào kẻ bất lương’…
… ‘Đời sống thế tục bị những điều cực kỳ không khả ái trói buộc và được xây dựng trên đau đớn tổn hại, chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát nó’…
… ‘Đời sống thế tục không có lối thoát và đã đến tình trạng khốn khổ cùng cực; chẳng có ai ngoài tôi để bảo hộ nó’…
… ‘Đời sống thế tục tràn ngập khổ đau, và đã bị nó bức bách từ lâu’…
… ‘Đời sống thế tục mãi mãi đói, khát’…
… ‘Đời sống thế tục mù quáng và không thấy gì’…
… ‘Đời sống thế tục đã mất người lãnh đạo và không người hướng dẫn’…
… ‘Đời sống thế tục đã thất lạc trên con đường sai lạc và không thấy con đường thẳng, chẳng có ai ngoài tôi để đưa nó đến thánh đạo’…
… ‘Đời sống thế tục đã trôi dạt trên giòng nước lũ, chẳng có ai ngoài tôi để cứu nó ra khỏi giòng nước lũ ấy’…
… ‘Đời sống thế tục bị hai loại quan điểm sai lạc ám ảnh’… (It 43)
… ‘Đời sống thế tục diễn ra bất như ý vì ba loại nết hạnh xấu xa’…
… ‘Đời sống thế tục bị bốn ách tròng vào’… (D iii 230)
… ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng bốn hệ lụy’… (D iii 230)
… ‘Đời sống thế tục bám vào bốn loại bám níu’… (D iii 230)
… ‘Đời sống thế tục bắt đầu đi vào năm cõi tái sanh’… (D iii 234)
… ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo năm loại khoái lạc giác quan’… (D iii 234)
… ‘Đời sống thế tục bị năm chướng ngại ngăn chặn’… [130] (D iii 234)
… ‘Đời sống thế tục đấu khẩu từ sáu nguồn gốc gây tranh cãi (D iii 246)…
… ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo sáu loại thèm khát’… (D iii 244)
… ‘Đời sống thế tục bị sáu loại quan điểm sai lạc ám ảnh’… (M i 8)
… ‘Đời sống thế tục có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm nằm lót ở dưới’… (D iii 254)
… ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng bẩy trói buộc’… (A iv 8)
… ‘Đời sống thế tục tự hào bằng bẩy loại ngã mạn’… (Vbh 383)
… ‘Đời sống thế tục tạo ra tám chuyện tục lụy’*… (D iii 260)
* loka-dhammā: được, mất, khen, chê…
… ‘Đời sống thế tục bị tám đường sai lạc* thắt chặt’… (D iii 254)
* micchatā: trái ngược với tám thánh đạo
… ‘Đời sống thế tục bị ung thối vì tám lầm lỗi của con người’*… (Vbh 387)
*… aṭṭhahi purisadosehi dussati lokasannivāsoti…
… ‘Đời sống thế tục bị tức bực* vì chín điều gây khó chịu2*’… (A iv 408)
* āghātito
2* āghātavātthūni. Đọc Như Nhiên, Phân Tích, [Toronto, 2005] đoạn 967 và chú thích 248 trang 594.
… ‘Đời sống thế tục tự cao tự đại vì chín ngã mạn’… (Vbh 389)
… ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm vì chín trạng thái bắt nguồn từ thèm khát’*… (D iii 288)
* navahi taṇhamūlakehi dhammehi (chín nguồn gốc của thèm khát): Vì thèm khát nên có tìm cầu, vì tìm cầu nên có thủ lợi, vì thủ lợi nên có quyết định, vì quyết định nên có tham dục, vì tham dục nên có bám níu, vì bám níu nên có chiếm hữu, vì chiếm hữu nên có tham lam, vì tham lam nên lo gìn giữ, vì lo gìn giữ nên có chuyện dùng gậy gộc kiếm dao, cãi cọ tranh chấp… dối trá và các hành vi bất thiện khác khởi lên. Đọc phẩm Mahānidāna (M ii 59); Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha (Boston: Wisdom, 1995), đoạn 9, trang 224.
… ‘Đời sống thế tục bị ô nhiễm vì mười nền tảng của nhiễm lậu’… (Vbh 341, 391)
… ‘Đời sống thế tục gặp oán thù vì mười thù hằn’… (A v 150)
… ‘Đời sống thế tục có mười tiến trình tạo nghiệp bất thiện’… (D iii 269)
… ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng mười trói buộc’… (A v 17)
… ‘Đời sống thế tục bị mười đường sai lạc thắt chặt’… (D iii 290)
… ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng của quan điểm sai lạc’… (Vbh 392)
… ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng quan niệm thế giới hữu hạn’… (Vbh 392)
… ‘Đời sống thế tục bị chia ra nhiều loại vì 108 khác biệt đa dạng của thèm khát’… (Vbh 400)
Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Đời sống thế tục bị 62 loại quan điểm sai lạc ám ảnh’, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.
Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Ta đã qua đến bờ bên kia nhưng thế gian còn kẹt lại; Ta đã được giải thoát còn thế gian chưa được giải thoát; Ta đã được điều ngự còn thế gian chưa được điều ngự; Ta đã được an lạc [131] còn thế gian chưa được an lạc; Ta đã được thư thái còn thế gian chưa được thư thái; Ta đã dập tắt «tái sanh» còn thế gian chưa dập tắt; Ta, sau khi đã qua bên kia bờ, có thể mang qua bên kia bờ; Ta, đã được giải thoát, có thể giải thoát «người khác»; Ta, đã được điều ngự, có thể dạy điều ngự; Ta đã được an lạc, có thể tạo an lạc; Ta, đã được thư thái, có thể tạo thư thái; Ta, đã dập tắt «tái sanh», có thể dạy dập tắt’, từ nhận định đó Ngài rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.
Đây là Trí thành tựu lòng Đại Bi của Như Lai.
[CHƯƠNG LXXII-LXXIII. TRÍ TOÀN GIÁC VÀ TRÍ BIẾT KHÔNG NGĂN NGẠI]
598. Trí toàn giác* của Thế Tôn là gì ?
* sabbaññuta-ñāṇa: biết mọi sự
599. Trí biết không chừa ngoại lệ nào tất cả những gì được tạo thành và không được tạo thành, như vậy là trí toàn giác: ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
Trí ấy biết tất cả quá khứ, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại: ở đấy nó không có ngăn ngại, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại.
Trí ấy biết tất cả tương lai, …
Trí ấy biết tất cả hiện đang được sanh khởi, …
Mắt và các vật hữu hình: trí ấy biết tất cả, …
Tai và âm thanh: trí ấy biết tất cả, …
Mũi và mùi: trí ấy biết tất cả, …
Lưỡi và vị: trí ấy biết tất cả, …
Thân và vật xúc chạm được: trí ấy biết tất cả, …
Ý và các đối tượng tâm ý: trí ấy biết tất cả, …
600. Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; [132] ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của vật thể: trí ấy biết tất cả, … [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]…
Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của già và chết: trí ấy biết tất cả, …
601. Về tầm mức ý nghĩa trí trực chứng trong chứng biết trực tiếp: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa hiểu biết trọn vẹn trong hiểu biết trọn vẹn: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa từ bỏ trong từ bỏ: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa tu tập trong tu tập: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa thực chứng trong thực chứng: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa tập hợp trong các tập hợp: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa yếu tố trong tất cả hiện tượng: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa xuất xứ trong các xuất xứ: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa được tạo thành trong cái được tạo thành: trí ấy biết tất cả, …
Về tầm mức ý nghĩa không được tạo thành trong cái không được tạo thành: trí ấy biết tất cả, …
602. Về phạm vi của các trạng thái thiện: trí ấy biết tất cả, …
Về phạm vi của các trạng thái bất thiện: trí ấy biết tất cả, …
Về phạm vi của các trạng thái bất định tính: …
Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi dục giới: …
Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi sắc giới: …
Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi vô sắc giới: …
Về phạm vi của các trạng thái không được tính kể đến: trí ấy biết tất cả, …
603. Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của nguồn gốc «của khổ» trong nguồn gốc «của khổ»: …
Trọn vẹn ý nghĩa của diệt «khổ» trong diệt «khổ»: …
Trọn vẹn ý nghĩa của con đường «diệt khổ» trong con đường «diệt khổ»: trí ấy biết tất cả, …
604. Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ý niệm trong vô ngại giải về ý niệm: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ngữ pháp trong vô ngại giải về ngữ pháp: trí ấy biết tất cả, … [133]
Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: trí ấy biết tất cả, …
605. Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ tâm ý người khác: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của trí về các cặp Biến Hóa: trí ấy biết tất cả, …
Trọn vẹn ý nghĩa của trí thành tựu lòng Đại Bi: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
606. Trọn vẹn ý nghĩa của cái được nhìn thấy, được nghe, được nhận biết bằng tri giác, được thông hiểu, được gặp gỡ, được kiếm tìm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
607.
Ở đây, trong thế giới này, không có gì vị ấy không thấy
Không có gì không được nhận chân, và không có gì không thể nhận biết
Vị ấy đã thể nghiệm tất cả những gì có thể biết:
Vì thế Như Lai được gọi là Người chứng biết tất cả*
*chứng biết tất cả = Toàn Giác.
608. Người chứng biết tất cả: Người chứng biết tất cả theo nghĩa nào?
Có mười bốn loại trí của bậc Giác Ngộ:
Trí biết về khổ là trí của bậc Giác Ngộ.
Trí biết về nguồn gốc của khổ…
Trí biết về diệt khổ…
Trí biết về con đường diệt khổ…
Trí vô ngại giải về nghĩa…
Trí vô ngại giải về ý niệm…
Trí vô ngại giải về ngữ pháp…
Trí vô ngại giải về biện tài…
Trí biết rõ tâm ý người khác …
Trí biết thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh …
Trí về các cặp Biến Hóa…
Trí thành tựu lòng Đại Bi…
Trí biết tất cả là trí của đức Phật.
Trí biết không ngăn ngại là trí của đức Phật.
Có mười bốn loại trí của đức Phật. Trong 14 loại trí đó, các đệ tử chỉ có tám loại, các đệ tử không có sáu loại còn lại.
609. [134] Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được biết đến, không có nghĩa của khổ đau nào là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhận chân, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
Về phạm vi ý nghĩa của nguồn gốc của khổ trong nguồn gốc của khổ… [và cứ thế với các sự thực còn lại]
610. Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa … [và cứ thế với các vô ngại giải còn lại cho đến]…
Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được biết đến, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhìn nhận, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
611. Về phạm vi của trí biết rõ tâm ý người khác…
Về phạm vi của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh …
Về phạm vi của trí về các cặp Biến Hóa…
Về phạm vi về Trí thành tựu lòng Đại Bi…
Về phạm vi của cái được nhìn thấy, được nghe, biết bằng tri giác, nhận biết, gặp gỡ, tìm kiếm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: tất cả đều được biết đến, tất cả đều được thấy,… trí toàn giác: nó không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.
612. Ở đây trong thế giới này không có gì là Ngài không thấy
Không có gì không được nhận biết, và không có gì là không thể biết;
Ngài đã kinh nghiệm tất cả những gì có thể biết được:
Vì thế, Thế Tôn được gọi là Người chứng thấy tất cả.
CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ TRÍ.
[6] <Giữa những hàng gạch bỏ, trên bản thảo tỳ kheo Ñāṇamoli đã viết ‘thay chữ thế giới bằng cuộc sống trong bất kỳ thế giới (hoàn cảnh) nào, thay đời sống thế tục bằng tiến triển về đời sống trong bất kỳ thế giới nào.’ Trước khi gạch bỏ, tỳ kheo này đã nghĩ tới việc thay chữ thế giới bằng tình cảnh con người và tiến bộ về tình cảnh con người thay cho đời sống thế tục. Ở đây không rõ là Ñāṇamoli đã dứt khoát chưa, nên chúng tôi không đưa ra thay đổi nào vào bản dịch của tỳ kheo này. Có lẽ định nghĩa về chữ loka ở đđ 579-80 khiến cho ta nghĩ rằng chữ ‘thế giới’ không được chỉnh cho lắm và có lẽ chữ như ‘tình cảnh’ hay ‘kiếp sống’ có thể thích hợp hơn vì bao quát hơn. Tuy nhiên, cứ để riêng ý nghĩa trung dung và phổ thông của chữ viết bằng tiếng Pali này ra, thì chữ này hình như gần gũi với chữ ‘thế giới’ hay ‘vũ trụ’ (nhưng theo nguyên lý mà nói thì không có một ‘thực thể’ nào trong hiện thực mà chỉ thuần là ‘ý niệm’), chữ ‘thế giới’ có thể có những nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đặc biệt là nghĩa có tính chủ quan như: ‘Vị ấy sống trong thế giới riêng của người ấy’>.