Đạo Vô Ngại Giải Paṭisambhidāmagga

Đạo Vô Ngại Giải Paṭisambhidāmagga

Đỗ Quang Huy 30
dao vo ngai giai paṭisambhidamagga
Mục lục

[PHẦN THỨ BA: TUỆ
XXI -LUẬN VỀ ĐẠI TUỆ ]
«Mahāpaññākathā»

1. [185] Quán vô thường, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào? <so với Luận I đoạn 16 trở đi.>

Quán khổ não, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán không phải là ngã, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán nhàm chán, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán hết ham muốn, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán đoạn diệt, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán buông bỏ, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thể nhập.

Quán không phải là ngã, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện đại tuệ.

Quán nhàm chán, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ sắc bén.

Quán hết ham muốn, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ dồi dào.

Quán đoạn diệt, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ sâu sắc.

Quán buông bỏ, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ vô song.

Bẩy loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện sự uyên bác.

Tám loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ rộng lớn.

Chín loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ tạo nụ cười.

Tuệ tạo nụ cười là vô ngại giải về biện tài.

Với sự xác định nghĩa của [thánh nhân], vô ngại giải về nghĩa được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định ý niệm, vô ngại giải về ý niệm được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định ngữ pháp, vô ngại giải về ngữ pháp được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định rõ về biện tài, vô ngại giải về biện tài được tuệ thành tựu, [186] thực chứng và thể nghiệm. Vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

2. Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán buông bỏ trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thể nhập.

Quán buông bỏ trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ vô song.

Bẩy loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện sự uyên bác.

Chín loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ tạo nụ cười.

Tuệ tạo nụ cười là vô ngại giải về biện tài.

Với sự xác định nghĩa của [thánh nhân],… vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

Quán vô thường trong cảm nghiệm… [và cứ thế với mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]…

Quán vô thường trong già và chết, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong già và chết … [hoàn tất như trên]… [187]

… vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

3. Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong vật thể…?

Quán khổ não trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại…?

Quán không phải là ngã trong vật thể…?

Quán không phải là ngã trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại…?

Quán nhàm chán trong vật thể…?

Quán nhàm chán trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại…?

Quán hết ham muốn trong vật thể…?

Quán hết ham muốn trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại…?

Quán đoạn diệt trong vật thể…?

Quán đoạn diệt trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại…?

Quán buông bỏ trong vật thể…?

Quán buông bỏ trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán vô thường trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não trong vật thể… hoàn thiện tuệ thể nhập.

Quán khổ não trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại… tuệ thôi thúc.

Quán không phải là ngã trong vật thể… đại tuệ.

Quán không phải là ngã trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại… tuệ thôi thúc.

Quán nhàm chán trong vật thể… [188] … tuệ sắc bén.

Quán nhàm chán trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại… tuệ thôi thúc.

Quán hết ham muốn trong vật thể… tuệ dồi dào.

Quán hết ham muốn trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại… tuệ thôi thúc.

Quán đoạn diệt trong vật thể… tuệ sâu sắc.

Quán đoạn diệt trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại… tuệ thôi thúc.

Quán buông bỏ trong vật thể… tuệ vô song.

Quán buông bỏ trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Bẩy loại tuệ này… [hoàn tất như ở đ. 1]… bốn vô ngại giải này.

Quán vô thường trong cảm nghiệm, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong cảm nghiệm quá khứ, tương lai và hiện tại…  [và cứ thế với mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]…

Quán vô thường trong già và chết …

Quán vô thường trong già và chết quá khứ, tương lai và hiện tại… ?

Quán vô thường trong già và chết quá khứ, tương lai và hiện tại, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

… bốn vô ngại giải này. [189]



4. ‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị nhập giòng. Bốn điều kiện nào? Giao kết với người trí đức, nghe Pháp, suy xét kỹ lưỡng, sống thuận theo Pháp. Bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến thực chứng quả vị nhập giòng.’ (S v 410)

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị trở lại một lần… [lập lại như trên]’.

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị không trở lại…’

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị arahant…’

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến thành đạt tuệ, đến thức tỉnh tuệ, đến sự dồi dào của tuệ, đến trạng thái đại tuệ, đến trạng thái của tuệ rộng lớn, đến trạng thái của tuệ dồi dào, đến trạng thái của tuệ sâu sắc, đến trạng thái của tuệ vô song, đến trạng thái của tuệ rộng khắp, đến trạng thái của tuệ sung mãn, đến trạng thái của tuệ nhanh chóng, đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng), đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười, đến trạng thái của tuệ thôi thúc, đến trạng thái của tuệ sắc bén, đến trạng thái của tuệ thể nhập. Bốn điều kiện nào? Giao kết với người trí đức, nghe Pháp, suy xét kỹ lưỡng, sống thuận theo Pháp. Bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến sự thành đạt tuệ,… đến tuệ thể nhập.

5. Đưa đến sự thành đạt tuệ: Thành đạt tuệ là gì? Nó là sự thành tựu, thành đạt, đạt tới, hoàn thành, thể nghiệm, thực chứng và hành trì bốn loại trí đạo, bốn loại trí quả, bốn loại trí vô ngại giải, sáu loại trí về trí trực chứng, bẩy mươi ba loại trí (Bản kê ở Luận I ), bẩy mươi bẩy loại trí (S ii 59). Chúng đưa đến sự thành đạt tuệ: đây là sự thành đạt tuệ. [190]

6. Đưa đến sự thức tỉnh của tuệ: Thức tỉnh của tuệ là gì? Trong bẩy bậc hữu học và trong người thế tục hữu phước, trí tuệ tăng trưởng; trong vị arahant, tuệ <đã> tăng trưởng. Sự tăng trưởng đưa đến sự thức tỉnh của tuệ: đây là sự thức tỉnh của tuệ.

7. Đưa đến sự dồi dào của tuệ: Sự dồi dào của tuệ là gì? Trong bẩy bậc hữu học và trong người thế tục hữu phước, trí tuệ đi đến chỗ dồi dào; trong vị arahant, tuệ <đã> đi đến chỗ dồi dào. Chúng đưa đến sự dồi dào của tuệ: đây là sự dồi dào của tuệ.

8. Đưa đến trạng thái đại tuệ: Đại tuệ là gì? Nó gìn giữ nghĩa vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ ý niệm vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ ngữ pháp vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ biện tài vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ Tập Hợp Giới vĩ đại… Tập Hợp Định vĩ đại… Tập Hợp Tuệ vĩ đại… Tập Hợp Giải Thoát vĩ đại… Tập Hợp Giải Thoát Tri Kiến vĩ đại… những điều có thể và không thể vĩ đại… an trú và thành tựu vĩ đại… các sự thực cao cả vĩ đại… các nền tảng vĩ đại của quán niệm… các nỗ lực chân chánh vĩ đại… những con đường vĩ đại đưa đến uy lực (nền tảng của thần thông)… những năng lực gây ảnh hưởng vĩ đại… những lực vĩ đại… những yếu tố tạo thành giác ngộ vĩ đại… Thánh đạo vĩ đại… những quả Sa môn vĩ đại… các trí trực chứng vĩ đại… nghĩa tối hậu vĩ đại, [191] nibbana, vì thế nó là đại tuệ. Chúng đưa đến đại tuệ, vì thế nó là đại tuệ.

9. Đưa đến trạng thái của tuệ rộng lớn: Tuệ rộng lớn là gì? Trí biết về nhiều loại tập hợp cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Trí biết về nhiều loại yếu tố cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Trí biết về nhiều loại xuất xứ cách biệt rộng lớn… về nhiều loại phát sanh do tùy thuộc cách biệt rộng lớn… về nhiều loại trạng thái cách biệt rộng lớn không thể hiểu được vì tính trống rỗng… về nhiều loại nghĩa cách biệt rộng lớn… về nhiều loại ý niệm cách biệt rộng lớn… về nhiều loại ngữ pháp cách biệt rộng lớn… về nhiều loại biện tài cách biệt rộng lớn… về nhiều loại tập hợp giới cách biệt rộng lớn… tập hợp định… tập hợp tuệ… tập hợp giải thoát… tập hợp giải thoát tri kiến… điều có thể được và không thể được… an trú và chứng đắc… các sự thật cao cả… các nền tảng của quán niệm… chánh tinh tấn… con đường đến uy lực (nền tảng của thần thông)… các năng lực gây ảnh hưởng… các lực… các yếu tố tạo thành giác ngộ… các đạo lộ cao cả… các quả vị sa môn… Trí biết về nhiều loại trí trực chứng cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Sau khi đã vượt qua các trạng thái khác biệt người phàm tục đều có, trí biết về ý nghĩa tối hậu, nibbana, xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ rộng lớn, vì thế nó là tuệ rộng lớn.

10. Đưa đến trạng thái của tuệ dồi dào: Tuệ dồi dào là gì? [192] Nó gìn giữ nghĩa dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ý niệm dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ngữ pháp dồi dào… [và cứ thế như ở đ. 8 cho đến]… Nó gìn giữ trí trực chứng dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ý nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ dồi dào. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào.

11. Đưa đến trạng thái của tuệ sâu sắc: Tuệ sâu sắc là gì? Trí biết về nhiều loại tập hợp sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về nhiều loại yếu tố sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về nhiều loại xuất xứ sâu sắc… [và cứ thế như ở đoạn 9 cho đến]… [193] Trí biết về nhiều loại trí trực chứng sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về ý nghĩa tối hậu, nibbana, xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sâu sắc, vì thế nó là tuệ sâu sắc.

12. Đưa đến trạng thái của tuệ vô song: Tuệ vô song là gì?

Khi một [thánh] nhân đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về nghĩa theo bản chất của nghĩa, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về ý niệm theo bản chất của ý niệm, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về ngữ pháp theo bản chất của ngữ pháp, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về biện tài theo bản chất của biện tài, thì không ai [người phàm tục] khác có thể với tới nghĩa, ý niệm, ngữ pháp và biện tài của vị ấy, những người khác [vốn là người phàm tục] không thể với tới vị ấy được, vì thế nó là tuệ vô song.

Tuệ của người thế tục hữu phước ở xa, ở khoảng cách xa, ở khoảng cách thật xa, không gần, không bì được với tuệ của vị đứng hàng thứ Tám [người có đạo lộ nhập giòng]; so với người thế tục hữu phước, thì bậc thứ Tám có tuệ vô song. Tuệ của bậc thứ Tám ở xa… không bì được [194] với tuệ của bậc Nhập Giòng; so với bậc thứ Tám, thì bậc Nhập Giòng có tuệ vô song. Tuệ của bậc Nhập Giòng ở xa… không bì được với tuệ của bậc Trở Lại Một Lần; so với bậc Nhập Giòng, thì bậc Trở Lại Một Lần có tuệ vô song. Tuệ của bậc Trở Lại Một Lần ở xa… không bì được với tuệ của bậc Không Trở Lại; so với bậc Trở Lại Một Lần, thì bậc Không Trở Lại có tuệ vô song. Tuệ của bậc Không Trở Lại ở xa… không bì được với tuệ của bậc Arahant; so với bậc Không Trở Lại, thì bậc Arahant có tuệ vô song. Tuệ của bậc Arahant ở xa… không bì được với tuệ của đức Phật Pacceka «Phật Độc Giác»; so với bậc Arahant, thì đức Phật Pacceka có tuệ vô song.

So với đức Phật Pacceka và thế giới có các chư thiên, thì Như Lai, bậc Ứng Cúng và Giác Ngộ Toàn Triệt, là bậc cao nhất có tuệ vô song; Ngài thông suốt các loại tuệ, có đủ loại trí, đã chứng các vô ngại giải, đã thành tựu bốn không sợ hãi,* dễ điều khiển mười lực, ngưu nam, 2* người sư tử, người voi ngà,3* người phi thường, [1] người chịu gánh nặng, [2] có trí không giới hạn, ánh sáng không giới hạn, danh tiếng không giới hạn, [trí] phong phú, [trí] dồi dào, [trí] phồn thịnh, bậc lãnh đạo, người đào tạo (đặt giới luật), người dẫn đạo [theo con đường Chánh Pháp], người khiến cho phát sanh tuệ, khiến phải tư duy, khiến phải quan tâm, khiến cho được tự tín. ‘Vì Thế Tôn là người làm cho Dậy Khởi Đạo Lộ Chưa Dậy Khởi, người Tạo ra Đạo Lộ Chưa Tạo, người Tuyên Bố Đạo Lộ Chưa Tuyên Bố, người Biết Đạo Lộ, người Tìm Thấy Đạo Lộ, Thuần Thục về Đạo Lộ, nhưng giờ đây khi sống thuận theo Đạo Lộ, nhờ học theo Ngài, các đệ tử sau này sẽ thành tựu được Đạo Lộ.’ (M iii 8). ‘Vì Thế Tôn biết điều cần phải biết, thấy rõ điều cần phải thấy; Ngài là Mắt, là Trí, là Chánh Pháp, là Thần (brahma),4* là người Xướng Ngôn, người Tuyên Thuyết và người làm Sáng Tỏ Ý Nghĩa,5* là người Bố Thí Bất Tử, là Chúa Tể của Giáo Pháp, là Như Lai.’ (M i 111). Không có gì trong quá khứ, tương lai và hiện đang sanh khởi mà Thế Tôn không biết, không thấy, không nhận chân, không thực chứng, không thể nghiệm bằng tuệ. Vạn sự đều nằm trong tâm điểm của trí Thế Tôn dưới mọi khía cạnh. Có bất cứ điều khả tri nào có thể biết được — nghĩa [3] của mình hay của người khác hay của cả hai, nghĩa ở ngay đây và ngay bây giờ hay của kiếp đời sắp tới, nghĩa hiển nhiên [195] hay nghĩa thâm sâu, nghĩa mù mờ hay nghĩa được phát lộ phơi bày, nghĩa do suy luận hay nghĩa trực tiếp thẳng thừng, nghĩa không lỗi, nghĩa uyên nguyên, nghĩa lọc rửa hay nghĩa tối hậu — tất cả đều sẵn trong trí Phật. Tất cả hành vi từ thân đều sẵn với trí Phật, tất cả hành vi từ miệng đều sẵn với trí Phật, tất cả hành vi từ ý đều sẵn với trí Phật. Trí biết về quá khứ của Phật không bị ngăn ngại, trí biết về tương lai của Phật không bị ngăn ngại, trí biết về cái đang hiện khởi của Phật không bị ngăn ngại. Điều có thể biết được nhiều chừng nào, trí của Phật nhiều chừng ấy, trí của Phật nhiều chừng nào, điều có thể biết được nhiều chừng ấy; trí của Ngài cùng bao trùm với điều có thể biết được, điều có thể biết được cùng bao trùm với trí của Ngài; trí của Ngài không vượt quá điều có thể biết được, và không có điều có thể biết được nào vượt quá trí của Ngài, các trạng thái này cùng bao trùm nhau. Như thể khi hai bề mặt giống hệt nhau được đặt sát vào nhau, mặt dưới không vượt quá mặt trên, mặt trên cũng không vượt quá mặt dưới, cả hai cùng bao trùm nhau, cũng thế, với đức Phật, đấng Thế Tôn, điều có thể biết được và trí của Ngài cùng bao trùm nhau. Điều có thể biết được nhiều chừng nào, trí của Phật nhiều chừng ấy… [như trên]… các trạng thái này cùng bao trùm nhau. Trí của Phật vói tới vạn sự; vạn sự đều sẵn đấy theo sự hướng tâm tới của đức Phật, đấng Thế Tôn, sẵn đấy theo ý nguyện của Ngài, sẵn đấy theo ước muốn của Ngài, sẵn đấy theo sự chú ý của Ngài, sẵn đấy theo sự sanh khởi của tâm Ngài. Trí của Phật vói tới tất cả chúng sanh; đức Phật biết rõ tất cả các thành kiến của chúng sanh, tất cả các khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh, tính nết của chúng sanh, chí hướng của chúng sanh, Ngài biết chúng sanh có ít bụi trong mắt, nhiều bụi trong mắt, có năng lực gây ảnh hưởng sắc bén, có năng lực gây ảnh hưởng trì độn; tánh nết thiện, tánh nết bất thiện,6* dễ giáo huấn, khó giáo huấn, có khả năng hay không có khả năng. Thế giới này, với chư thiên của nó, với Māras và các thần Brahmā của nó, thế hệ này với các sa môn và brahmans của nó, với các hoàng tử và loài người của nó, diễn ra trong phạm vi trí của Phật. Như bất kỳ loài cá nào, loài rùa nào [196] kể luôn cả loài thủy quái lớn nhất đều ở trong đại dương, cũng thế, thế giới này… diễn ra trong phạm vi trí của Phật. Như bất kỳ loài có cánh nào, ngay cả Venateyya Garuḷa 7* nằm trong một phần của không gian, cũng thế, kể cả những vị nào có tuệ ngang bằng với tuệ của Sāriputta  [4] đều ở trong một phần trí của Phật. Trí của Phật vói tới sự hiểu biết của chư thiên và của loài người và vượt hẳn sự hiểu biết ấy. Ngay cả những người kiến thức quảng bác của giai cấp Khattiya, của Brahman, của cư sĩ, của sa môn, những nhà thông thái và biết chi li quan điểm sai lạc của người khác như người chẻ tóc [biết bắn tên], những người, mà ai cũng nghĩ rằng, phải bắt tay vào việc phân tích quan điểm [sai lạc] bằng sự hiểu biết mà họ có [5] – ngay với những người ấy, đã đặt ra vấn đề, đến gặp và hỏi Thế Tôn những [câu hỏi] mù mờ và có ẩn ý, được Thế Tôn giải thích, trả lời với những lý lẽ làm sáng tỏ vấn đề của họ, và họ trở thành người bỏ đạo [6] của họ để theo Ngài, rồi Thế Tôn, chính Ngài sáng chói vượt bực trong vấn đề tuệ giác. Như vậy, Ngài là bậc cao nhất có tuệ vô song.

* vesārajja: không sợ hãi (vô úy) vì không sợ ai có thể kết án vô căn cứ về bốn điều sau: (1) chứng ngộ hoàn toàn, (2) nhiễm lậu đã bị đoạn tận, (3) những trở ngại đã vượt qua, (4) thuyết giảng giáo pháp đưa đến hoàn toàn chấm dứt khổ đau (M i 71-72).

2* purisāsabha: ngưu nam. Ngưu nghĩa là cao nhất, còn có nghĩa là vị Phật đời quá khứ. Đọc Ñāṇamoli, DOD II, đoạn 2002, trang 142.

3* purisanāga

4* là Mắt theo nghĩa là người dẫn đầu về tuệ nhãn; là Trí theo nghĩa tuyên bố những gì cần được biết đến; là Chánh Pháp vì Ngài được tạo thành từ Giáo Pháp do Ngài thuyết ra sau khi quán xét trong tâm thức; là brahma theo nghĩa cao cả nhất. ĐọcÑāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, MLDB, chú thích 231, trang 1204.

5* Dịch theo Bhikkhu Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi sđd trang 203. Dịch theo nguyên văn: là người Vận chuyển, là người Duy Trì, là người Đem lại Mục Đích.

6*svākāra, dvākāra

7* quái vật trong huyền thoại có đầu và thân đàn bà, có cánh và móng như chim.

13. Đưa đến trạng thái của tuệ rộng khắp: Tuệ rộng khắp là gì? Nó vượt qua (abhibhuyyati) tham, vì thế nó là tuệ rộng khắp (bhūri); nó đã vượt qua, vì thế nó là tuệ rộng khắp; nó vượt qua sân,…; nó đã vượt qua,… nó vượt qua si,…; nó đã vượt qua,… nó vượt qua giận dữ… [197]… ác cảm… khinh bỉ… hách dịch… đố kỵ… tham quá độ… lừa dối… gian lận… cứng đầu… tự phụ… tự hào (ngã mạn)… cao ngạo… hợm hĩnh… xao lãng… tất cả nhiễm lậu… tất cả nết hạnh xấu xa… tất cả hành vi tạo tác qua thân… Nó vượt qua tất cả các hành vi dẫn đến trở thành, vì thế nó là tuệ rộng khắp; nó đã vượt qua, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

Tham là kẻ địch (ari); nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó tuệ là rộng khắp (bhūri = bhū-ari). Sân hận là kẻ địch; nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó là tuệ rộng khắp. Si là kẻ địch… giận dữ… ác cảm… khinh bỉ… hách dịch… đố kỵ… tham quá độ… lừa dối… gian lận… cứng đầu… tự phụ… tự hào (ngã mạn)… cao ngạo… hợm hĩnh… xao lãng… tất cả nhiễm lậu… tất cả nết hạnh xấu xa… tất cả hành vi tạo quả… Tất  cả các hành vi dẫn đến trở thành là kẻ địch; nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

Trái đất này rộng khắp (bhūri); Ngài có tuệ bao la, dàn trải rộng như trái đất, vì thế nó là tuệ rộng khắp. Hơn nữa, những thuật ngữ này để chỉ cho tuệ, đó là: Rộng khắp (bhūri= bhūte atthe ramati), Mẫn Tiệp* và Chỉ Nam 2* : vì thế nó là tuệ rộng khắp.

medhā

2* pariṇāyikā

Chúng đưa đến trạng thái của tuệ rộng khắp, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

14. Đưa đến trạng thái của tuệ sung mãn: Tuệ sung mãn là gì? Ở đây có người coi tuệ quan trọng đối với họ, người có tuệ khí, người tuệ khuynh (có khuynh hướng thiên về tuệ), người quả quyết về tuệ, cờ của họ là tuệ, phướng của họ là tuệ, tuệ chiếm ưu thắng trong người đó, người có nhiều tìm tòi, người có nhiều xem xét kĩ lưỡng, người có nhiều khảo sát, người có nhiều cách quan sát, [7] bản tánh của họ là quan sát, người chỉ chấp nhận dữ kiện có xác chứng, khí chất của người đó là như thế, [8] người coi tuệ hệ trọng, người có nhiều tuệ, người có xu hướng về tuệ, người có khuynh hướng về tuệ, người dựa vào tuệ, người quả quyết về tuệ, trong người ấy tuệ có ưu thắng.

Như thể với người coi lớp học [có học trò] là quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến lớp học’; người coi y quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến y’; người coi bát quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến bát’; người coi chỗ ở quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến chỗ ở’; ở đây cũng thế, [198] có người coi tuệ quan trọng đối với họ, người có tuệ khí, người tuệ khuynh… [như thế] trong người ấy tuệ có ưu thắng. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sung mãn, vì thế nó là tuệ sung mãn.

15. Đưa đến trạng thái của tuệ nhanh chóng: Tuệ nhanh chóng là gì? Nó nhanh chóng toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện trí biết số lượng vừa phải khi ăn… để ý đến giờ thức dậy… tập hợp giới… tập hợp định… tập hợp tuệ… tập hợp giải thoát… tập hợp giải thoát tri kiến. Nó nhanh chóng thể nhập điều có thể xảy ra và không thể xảy ra… vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện các an trú và chứng đắc… Nó nhanh chóng thể nhập Sự thực cao cả… Nó nhanh chóng phát triển nền tảng của quán niệm… Nó nhanh chóng phát triển các chánh tinh tấn… Nó nhanh chóng phát triển con đường dẫn đến uy lực (nền tảng của thần thông)… Nó nhanh chóng phát triển các năng lực gây ảnh hưởng… Nó nhanh chóng phát triển các lực… Nó nhanh chóng phát triển các yếu tố tạo thành giác ngộ… Nó nhanh chóng phát triển đạo lộ… Nó nhanh chóng thực chứng quả vị sa môn… Nó nhanh chóng thể nhập trí trực chứng… Nó nhanh chóng thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó đưa đến trạng thái của tuệ nhanh chóng, vì thế nó là tuệ nhanh chóng.

16. Đưa đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng): Tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng) là gì? Nó lanh lẹ toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ lanh lẹ. Nó lanh lẹ toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng… [và cứ thế như ở đoạn 15 trên cho đến]… [199] Nó lanh lẹ thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ lanh lẹ. Nó đưa đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng), vì thế nó là tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng).

17. Đưa đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười: Tuệ tạo nụ cười là gì? Ở đây người với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười. Với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan, vị ấy toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng… [và cứ thế như ở đ. 15 trên cho đến]… [200] Với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan, vị ấy thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười. Nó đưa đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười.

18. Đưa đến trạng thái của tuệ thôi thúc: Tuệ thôi thúc là gì?

Bất cứ vật thể nào, dù là quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi, trong hay ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần — nó sớm thôi thúc cho biết rằng* tất cả vật thể đều vô thường, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng tất cả vật thể đều khổ não, vì thế nó là tuệ thôi thúc, nó sớm thôi thúc cho biết rằng tất cả vật thể không phải là ngã, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Bất cứ cảm nghiệm nào, … [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]… Bất cứ già và chết nào dù là quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi,… nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là vô thường, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là khổ não, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là không phải là ngã, vì thế nó là tuệ thôi thúc.

javana: thôi thúc cho biết (impulse, alert intellection). Tôi dịch cả hai nghĩa của chữ javana ở đây. Bắt nguồn từ chữ ju, nó có nghĩa là ‘nhanh chóng/tốc hành’ và ‘đi’. So Ingan Sadaw trong Dhātvattha-sangaha: jū jave ca gati ca. Chữ nhanh chóng/tốc hành chả có nghĩa gì cả. Còn chữ ‘đi’ trong triết học có nghĩa gì? Trong ngữ căn Pāḷi, nó thường có nghĩa là biếttiến trình nhận thứcdiễn biến tâm thức. Trong chú giải, có những câu như ‘ye gatyatthā te buddhyatthā’; ‘’I’ gatyaṁ tad-atthā ye pavattipāpunesu pi te buddhiyam pi’ vì thế javana có nghĩa là ‘biết’, ‘nhận biết’. Trước tiên, nó biểu thị một chức năng (kicca), sau đó là trạng thái vận hành chức năng của tâm (kiccavanta). Chức năng của javana tồn tại trong 7 sát na, dài hơn các tâm khác, vì thế nghĩa tốc hành của javana không còn thiết yếu nữa. Đọc S. Z. Aung và C. A. F. Rhys Davids, Compendium of Philosophy, PTS [Oxford, 1995] trang 245-250.

Trong lộ trình của tâm, ở sát na thứ mười hai, chức năng của javana là hành vi nhận biết. Nó được hiểu là ‘đi’ (không phải là tốc hành), hay diễn biến tâm thức. Đọc Rhys Davids and Stede, Pali-English Dictionary, PTS [Oxford, 1921], trang 280.

Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng vật thể quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ não theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của vật thể, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng vật thể quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi là vô thường, được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu đoạn diệt, phải chịu diệt đi, phải chịu phai nhạt, phải chịu hủy diệt, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của vật thể, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng cảm nghiệm… [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]… Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng già và chết là vô thường theo nghĩa hủy diệt… phải chịu hủy diệt, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của già và chết, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ thôi thúc, vì thế nó là tuệ thôi thúc.

19. Đưa đến trạng thái của tuệ sắc bén: Tuệ sắc bén là gì?

Nó mau chóng cắt đứt nhiễm lậu, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được ý tưởng ham muốn khoái lạc giác quan, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được ý tưởng sân hận… ý tưởng hung bạo, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Bất cứ khi nào ý tưởng độc ác bất thiện khởi lên, nó không chịu đựng được những ý tưởng ấy, từ bỏ chúng, vứt bỏ chúng, loại trừ chúng, hủy diệt chúng, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được tham… sân hận… si… giận dữ… ác cảm… khinh bỉ… hách dịch… đố kỵ… tham quá độ… lừa dối… gian lận… cứng đầu… tự phụ… tự hào (ngã mạn)… cao ngạo… hợm hĩnh… xao lãng… tất cả nhiễm lậu… tất cả nết hạnh xấu xa… tất cả hành vi tạo quả đã khởi lên… tất  cả các hành vi dẫn đến trở thành, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Trong một buổi tọa thiền, bốn đạo lộ và bốn quả sa môn và bốn vô ngại giải và sáu trí trực chứng được thu đạt, được thực chứng, được thể nghiệm bằng tuệ, vì thế nó là tuệ sắc bén. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sắc bén, vì thế nó là tuệ sắc bén.

20. Đưa đến trạng thái của tuệ thể nhập: Tuệ thể nhập là gì? Ở đây có người đa cảm về sự khẩn thiết về tất cả các hành vi tạo tác, nhiều sợ hãi, nhiều bất mãn, nhiều tẻ nhạt, nhiều thất vọng, không ham thích bề ngoài tất cả các hành vi tạo tác; vị ấy thể nhập, phá toang khối tham đắm từ trước chưa bao giờ thể nhập, chưa bao giờ phá toang nó, vì thế nó là tuệ thể nhập. Vị ấy thể nhập; phá toang khối sân hận… khối si [202] … khối giận dữ… ác cảm… khinh bỉ… hách dịch… đố kỵ… tham quá độ… lừa dối… gian lận… cứng đầu… tự phụ… tự hào (ngã mạn)… cao ngạo… hợm hĩnh… xao lãng… tất cả nhiễm lậu… tất cả nết hạnh xấu xa… tất cả hành vi tạo quả… Vị ấy thể nhập; phá toang tất cả các hành vi dẫn đến trở thành từ trước chưa bao giờ thể nhập và phá toang, vì thế nó là tuệ thể nhập. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ thể nhập, vì thế nó là tuệ thể nhập.

21. Có mười sáu loại tuệ. Người thành tựu được mười sáu loại tuệ này người ấy đã chứng được các vô ngại giải.

22. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải: người đã tu tập [trong các kiếp trước], còn người kia thì không. Người đã tu tập từ trước vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia [thành hai].

23. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải và đã tu tập từ trước: một người được truyền dạy kỹ còn người kia thì không. Người được truyền dạy kỹ vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

24. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước và được truyền dạy kỹ: một loại thuyết giảng nhiều, còn loại kia thì không. Người thuyết giảng nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

25. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ và thuyết giảng nhiều: một loại nương tựa vào* sư giáo thọ, còn loại kia thì không. Người nương tựa vào sư giáo thọ vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

*garūpanissita.

26. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, thuyết giảng nhiều và nương tựa vào sư giáo thọ: một loại sống trú nhiều vào [tuệ quán thực tánh và quả vị], còn loại kia thì không. Người sống trú nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

27. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ và sống trú nhiều: một loại quán sát nhiều, còn loại kia thì không. Người quán sát nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

28. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều: một loại chứng vô ngại giải của người bước vào đạo lộ còn loại kia chứng vô ngại giải của bậc đã học xong. Người chứng vô ngại giải của bậc đã học xong vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

29. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều, đã chứng vô ngại giải của bậc đã học xong: một người với tới tâm vô lượng của đệ tử, loại kia thì không. Người với tới tâm vô lượng của đệ tử vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

30. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều, đã chứng vô ngại giải của bậc đã học xong: một người với tới tâm vô lượng của đệ tử, người kia là đức Phật Pacceka. Người là đức Phật Pacceka vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

So với một vị Phật Pacceka và thế giới này có chư thiên của nó, Thế Tôn, bậc Ứng Cúng và Giải Thoát Toàn Triệt, là bậc cao nhất, người đã chứng các vô ngại giải; Ngài tinh thông về các loại tuệ… [và cứ thế như ở đoạn 12 cho đến]… [204] rồi chính Thế Tôn sáng chói vượt bực trong vấn đề tuệ giác. Như vậy, Ngài là bậc cao nhất trong các vị đã chứng các vô ngại giải.

LUẬN THUYẾT VỀ ĐẠI TUỆ ĐÃ ĐƯỢC HOÀN TẤT


[1] ‘ajānanaṭṭhena purisājañño’ (PsA 470 Se)

[2] so với Sn 79.

[3] Chữ attha ở đây có hai ý: ‘nghĩa’ và ‘lợi ích’ hay ‘mục đích’.

[4] Chú giải viết là Sāriputtasamā paññavanto (PsA 474 Se).

[5] So với M i 176.

[6] ‘Upakkhittakā – người đổi đạo’: không có trong từ điển của PTS. Chữ này dưới tự mục upakkitaka không thích hợp ở đây. Te khattīyapaṇḍitādayo bhavagato pañhāvissajjanen’ eva bhavagato samīpe khittakā pādakhittakā sampajjanti sāvaka va sampajjanti upāsakā vā ti atto’ (PsA 175-6 Se).

[7] ‘sampekkhāyana – người có nhiều cung cách quán sát’: không có trong tự điển của PTS. (đọc PsA 477 Se).

[8] Ở đây viết là vibhūtavihāri, taccarito, taggaruko, … (trang 197, 1. 23 và trang 198, 1. 4).