[25] Chương IV
Tương Ưng Nhập
-ooOoo-
I. Con Mắt (S.iii,225)
1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thân là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4) — Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5) Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6) Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.
II. Sắc
(Như kinh trên, chỉ thế “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” bằng “sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”).
III. Thức
(Như kinh trên, chỉ thế vào “nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức”).
IV. Xúc
(Như kinh trên, chỉ thế vào “nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc”).
V. Thọ
(Như kinh trên, chỉ thế vào “thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh”).
VI. Tưởng
(Như kinh trên, chỉ thế vào “sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng”).
VII. Tư
(Như kinh trên, chỉ thế vào “sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư”).
VIII. Ái
(Như kinh trên, chỉ thế vào “sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái”).
IX. Giới
(Như kinh trên, chỉ thế vào “địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới”).
X. Uẩn (S.iii,227)
(Như kinh trên, chỉ thế vào “sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn”).