Kinh Đại Bảo Tích

Kinh Đại Bảo Tích

Trương Văn Chiến 30

XXXIII. PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG HIỆN THỨ BA MƯƠI BA
Hán Dịch: Tây Tấn, Thanh Tín Sĩ Nhiếp Ðạo Chân
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

3. PHẨM BỒ TÁT

Bấy giờ Vô Cấu Thí hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: “Bạch Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ðức Thế Tôn thọ ký Ngài là tối đệ nhứt trong hàng Bồ Tát thâm giải. Ngài lấy thập nhị nhơn duyên thâm làm thâm hay lấy chơn thâm làm thâm?

Nếu lấy thập nhị nhơn duyên thâm làm thâm thì không có chúng sanh thành thập nhị nhơn duyên thâm, tại sao, vì thập nhị nhơn duyên thâm không lai không khứ chẳng phải chỗ biết của sáu thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, trong thâm ấy thập nhị nhơn duyên chẳng phải là hành pháp . Còn nếu lấy chơn thâm.làm thâm thì chơn chẳng phải thâm cũng không ai được chơn thâm”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: “Do thỉ tế thâm nên thâm”.

Vô Cấu thí nói: “Thỉ tế thì chẳng phải tế. Thế nên sự biết của Ngài cũng chẳng phải biết”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: “Do vô tri mà được vô đắc nên nói là thỉ tế vậy”.

Vô Cấu Thí nói: “Trong vô đắc ấy không có ngôn ngữ, quá đường ngôn ngữ không có chỗ nóỉ”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: “Nói là mượn văn tự để nói”.

Vô Cấu Thí nói: “Chư Phật Bồ Ðề quá văn tự ngôn thuyết thế nên Bồ Ðề thì chẳng thể nói được”.

Bấy giờ Vô Cấu Thí hỏi Ngài Vô Si Kiến Bồ Tát: “Bạch Ngài Vô Si Kiến Bồ Tát! Ngài nói tôi quan niệm đến thành Xá Vệ nguyện cho trong thành những ai đáng được Vô Thượng Bồ Ðề phàm họ thấy vật chi đều biến thành tượng Phật cả và khiến họ quyết định nơi Vô Thượng Bồ Ðề.

Bạch Ngài nếu thấy Như Lai là dùntg sắc thân thấy hay dùng pháp thân thấy? Nếu do sắc thân thì không thấy Phật, tại sao, vì như Ðức Thế Tôn từng dạy “Nếu thấy sắc thân ta nghe âm thanh ta người nầy biên kiến chẳng phải thấy ta”. Còn nếu do pháp thân thì pháp thân chẳng thể thấy được, tại sao? Vì pháp thân rời kiến văn chẳng thể lấy được, thế nên chẳng thể thấy nghe pháp thân Phật”.

Vô Si Kiến Bồ Tát liền yên lặng, Bửu tướng Bồ Tát hỏi: “Sao Ngài chẳng đáp?”.

Vô Si Kiến Bồ Tát nói: “Cô ấy hỏi nơi pháp vô tánh, pháp vô tánh ấy chẳng thể nói nên tôi không đáp”.

Vô Cấu Thí nói: “Bạch Ngài! Tôi không hỏi pháp vô tánh, pháp vô tánh chẳng thể hỏi. Học rồi mà đáp thì không có ngại gì”.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Bửu Tướng Bồ Tát: “Bạch Ngài Bửu Tướng Bồ Tát! Ngài quan niệm rằng lúc tôi vào thành nguyện cho trong thành những nhà của hàng tộc tánh bửu tàng vọt lên đầy đủ bảy báu. Tâm bố thí bảy báu của Ngài có nhiễm trứơc hay không nhiễm trước? Nếu có nhiễm trước thì đồng với kẻ phàm phu, tại sao, vì phàm phu có ái trước vậy. Còn nếu không ái trước thì trong ái trước không có bố thí bảy báu”.

Bửu Tướng Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Ly Ác Thú Bồ Tát: “Bạch Ngài Ly Ác Thú Bồ Tát! Ngài quan niệm rằng lúc tôi vào thành, nguyện cho trong thành những ai đáng đọa ác đạo đều khiến thọ tội nhẹ tại hiện đời mau thoát khổ não. Bạch Ngài! Ðức Như Lai nói nghiệp bất tư nghị. Nghiệp bất tư nghị nầy có thể mau dứt chăng. Nếu dứt được thì trái với lời của Ðức Như Lai. Còn nếu chẳng dứt thì sao lại thọ nhẹ mau dứt. Nếu có thể dứt thì trong pháp không có chủ thì Ngài là chủ. Và nếu có thể dứt thì cũng chẳng thể dứt”.

Ly Ác Thú Bồ Tát nói: “Vì tôi dùng nguyện lực nên hay khiến thọ nhẹ dứt mau”.

Vô Câu Thí nói: “Bạch Ngài! Các pháp như tánh chẳng thể dùng nguyện lực mà thọ được”.

Ly Ác Thú Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Trừ Chư Cái Bồ Tát! ” Bạch ngài Trừ Chư Cái Bồ Tát! Ngài quan niệm tôi nguyện cho chúng sanh trong thành đều trừ hết ngũ cái. Ngài quan niệm nhập định ấy rồi có thể khiến chúng sanh chẳng bị ngũ cái che chướng”.

Bạch Ngài! Ở trong định ấy, mình tự tại hay là người tự tại?, Nếu mình tự tại thì không do đâu đến người, tất cả pháp không pháp nào đến kia cả, sao Ngài thập thiền định trừ được ngũ cái cho người. Nếu là người khác tự tại thì chẳng thể lợi ích cho ngườỉ”.

Trừ Chư Cái Bồ Tát nói: “Hạnh nầy dùng từ làm đầu”.

Vô Cấu Thí Bồ Tát nói: “Bạch Ngài! chư Phật đều thực hành tử hạnh. Bạch Ngài! Vã có Ðức Phật nào nhơn nơi chúng sanh chẳng lấy ngũ cái làm lo đó chăng?”.

Trừ Chư Cái Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Quan thế Âm Bồ Tát: ” Bạch Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát! Ngài quan niệm rằng nguyện cho chúng sanh trong thành những kẻ bị tù ngục trói nhốt mau được giải thoát, kẻ sắp bị giết được cứu sống, kẻ bị khủng bố được vô úy. Bạch Ngài! Xét về nói rằng bố úy ấy là có nắm lấy hay không nắm lấy. Nếu là có nắm lấy thì kẻ phàm phu cũng có nắm lấy vì thế nên chẳng phải. Còn nếu là không nắm lấy thì không chỗ bố thí. Trong pháp không bố thí đâu được có trừ dứt”.

Quan Thế Âm Bồ Tát liền yên lặng.

Biện Nghiêm Bồ Tát hỏi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát: “Sao Ngài không giải đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí?”.

Quan Thế Âm Bồ Tát nói: “Cô ấy chẳng hỏi pháp sanh diệt nên không thể đáp được”.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát: ” Bạch Ngài! Chúng có vô sanh vô diệt hỏi chăng?”.

Quan Thế Âm Bồ Tát nói: “Không có”.

Vô Cấu Thí nói: “Trong vô sanh vô diệt bèn không văn tự ngôn thuyết. Người trí huệ ở nơi không văn tự mượn văn tự nói mà không trước văn tự, pháp tánh vô ngại. Vì thế người trí huệ chẳng ngại văn tự”.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Biện Nghiêm Bồ Tát: ” Bạch Ngài Biện Nghiêm Bồ Tát! Ngài quan niệm rằng tôi nguyện người trong thành ai thấy tôi đều được biện tài dùng diệu kệ hỏi đáp nhau. Bạch Ngài! Biện tài được Ngài thí cho ấy là do giác mà khởi hay do ái mà khởi! Nếu do giác khởi thì tất cả pháp hữu vi đều do giác quán khởi thế nên chẳng phải tịch tĩnh. Nếu do ái khởi thì chỗ thí cho ấy luống hư”.

Biện Nghiêm Bồ Tát nói: “Ðó là lúc tôi ban sơ phát tâm Bồ Ðề nguyện ai thấy tôi đều được biện tài dùng diệu kệ hỏi đáp nhau”.

Vô Cấu Thí hỏi: “Bạch Ngài! Hiện nay chính Ngài có tâm nguyện Bồ Ðề chăng? Nếu chính hiện có thì là thường kiến. Còn nếu hiện nay không có thì chẳng thể đem thí cho người, thì sở nguyện luống hư”.

Biện Nghiêm Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Vô Si Hành Bồ Tát: ” Bạch Ngài Vô Si Hành Bồ Tát! Ngài quan niệm nguyện cho chúng sanh trong thành ai thấy tôi thì được vô si kiến quyết định nơi Vô Thượng Bồ Ðề. Bạch Ngài! Bồ Ðề ấy là có hay là không? Nếu là có thì là hữu vi Bồ Ðề chấp nơi biên kiến. Nếu là không thì là hư vọng cũng sa vào biên kiến”.

Vô Si Hành Bồ Tát nói: “Bồ Ðề ấy gọi là trí “.

Vô Cấu Thí nói: “Trí ấy gọi là sanh hay gọi là vô sanh? Nếu gọi là sanh thì chẳng phải khéo thuận tư duy mà sanh, là hữu vi trí chỗ biết của phàm phu. Nếu gọi là vô sanh thì trong vô sanh vô sở hữu, nếu vô sở hữu là vô phân biệt. Bồ Ðề của Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Như Lai đều vô phân biệt, kẻ phàm phu phân biệt Bồ Ðề, người trí huệ thì vô phân biệt”.

Vô Si Hành Bồ Tát liền yên lặng .

Bấy giờ Tôn giả Tu Bồ Ðề bảo chư đại Thanh Văn và chư Ðại Bồ Tát rằng: “Nầy các Ngài! Chúng ta nên trở về mà chẳng nên vào thành Xá Vệ khất thực. Tại sao? Vì nàng Vô Cấu Thí nầy nói tức là pháp thực của người trí huệ. Nay chúng ta vui thích pháp thực mà chẳng cần đoàn thực”.

Vô Cấu Thí nói với Tôn giả Tu Bồ Ðề: “Bạch Ðại Ðức! Như nói các pháp không thượng không hạ, trong pháp ấy sẽ cầu mong gì mà đi hành khất ư?

Bạch Ðại Ðức! Pháp chẳng hí luận là sở hành của Tỳ Kheo, chẳng nên ưa hí luận. Ðây là pháp vô y chẳng phải sở hành của người y chỉ, đây là sở hành của Hiền Thánh không có thối chuyển”.

Bấy giờ tám đại Thanh Văn, tám Ðại Bồ Tát, năm trăm Bà La Môn Phạm Thiên v.v…Vô Cấu Thí, vua Ba Tư Nặc và hàng đại chúng đều đồng đến chỗ Ðức Phật, đảnh lễ chưn Ðức Phật hữu nhiễu ba vòng, rồi ngồi một phía.

Vô Cấu Thí riêng nhiễu bảy vòng lễ chưn Phật chắp tay đứng nói kệ hỏi Phật:

“Tôi hỏi đấng vô Ðẳng
Ứng Cúng Vô Thượng Giác
Ban cam lộ chúng mừng
Bồ Tát hành thế nào
Thế nào tại đạo thọ
Phá ma hàng lao oán
Thế nào động trời đất
Núi đồi và rừng cây
Thế nào phóng quang minh
Hiển phát vô lượng xung
Nguyện đại bi ThếTôn
Nói đúng hạnh Bồ Tát
Thế nào được tổng trì
Như Lai diệu âm thanh
Thế nào hay tu trì
Ðịnh thắng diệu thanh tịnh
Thế nào các người tu
Hay được sức thần túc
Nay khuyến thỉnh Thế Tôn
Nói Bồ Tát thiệt hạnh
Thế nào được chuyên niệm
Và cùng tâm kiên cố
Thế nào được ứng biện
Vi diệu thành cụ túc
Thế nào được thuận lý
Gồm đầy đủ các nghĩa
Khá nói pháp vi diệu
Trí giả không chỗ ngại
Thế nào ưa bố thí
Tịnh giới và nhẫn nhục
Khéo tinh tiến thiền định
Trí huệ soi thế gian
Thê nào nhớ túc mạng
Thiên nhãn minh thấy rõ
Thiên nhĩ tha tâm trí
Thần túc đến các cõi
Thế nào chẳng ở thai
Hóa sanh trong hoa sen
Hằng ở trước chư Phật
Khen pháp không vô ngã
Thế nào oan thân đồng
Dứt ái và nhiễm uế
Chí hành không cao hạ
Dường như là gió đất
Lợi suy cùng hủy dự
Xưng cơ và khổ lạc
Thế nào bỏ tám pháp
Ở đời như mặt nhựt
Thế nào chẳng siểm tránh
Trừ ngã bỏ kiêu mạn
Tịch tĩnh ở thiền định
Trí giả ưa thiệt nghĩa
Thế nào chẳng ưa thích
Vợ con và tài bửu
Thế nào người tu hành
Thích ở chỗ vắng lặng
Thế nào như chim bay
Cũng như lân một sừng
Thế nào ưa chánh pháp
Và ưa tâm hỷ duyệt
Thế nào các người trí
Quán địa, thủy, hỏa, phong
Không khuynh động phân biệt
Trụ thiền như hư không
Chẳng làm hạnh phi pháp
Chẳng ưa nhìn việc người
Thà xả bỏ thân mạng
Trọn chẳng bỏ lìa pháp
Thề nào nơi Bồ Ðề
Tưởng niệm như Thế Tôn
Tưởng như Thế Tôn rồi
Hay phát nguyện Bồ Ðề
Thế nào được Tịnh độ
Và cùng thanh tịnh Tăng
Trí giả được trường thọ
Danh xưng và an lạc
Phương tiện đến bỉ ngạn
Thấy đế không thủ chứng
Hay độ vô lượng chúng
Khuyên ưa tu căn lành
Thế nào được đoan chánh
Và được nơi hóa sanh
Ðược trí huệ tài bửu
Hay biết tâm mọi người
Thế nào nhớ đời trước
Thường hội cùng chư Phật
Trong ngàn vạn ức kiếp
Hằng chẳng sanh chỗ nạn
Thế nào được tùy hảo
Ba mươi hai tướng tốt
Thế nào được từ biện
Và được nơi ứng biện
Thế nào tu Tịnh độ
Thành tụ chúng Tỳ Kheo
Tùy thích nguyện nước nào
Hay được sanh nước ấy
Bồ Tát tu hạnh gì
Hay được sắc danh xưng
Ðược lực tinh tiến thẩy
Thế nào được bất hoại
Thế nào chẳng dụ dự
Hay làm hạnh Bồ Tát
Bỏ lìa các diệu hối
Vì chúng sanh thuyết pháp
Ở trong Phật Pháp Tăng
Thế nào được tối thắng
Thà xả thân mạng mình
Mà chẳng hủy báng pháp
Phật không gì chẳng biết
Ðời nay và vị lai
Nguyện đại trí Thế Tôn
Tuyên nói hạnh Bồ Tát”.