BÀI 20.
SẮC PHÁP
Rūpa
Sắc Pháp là thể chất vô tri giác, do danh từ Rūpa, có nghĩa là vật chất có tính cách thay đổi và hoại diệt. Theo thuật ngữ Phật học, Sắc Pháp không những dùng để chỉ các phần tử vật chất mà ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nó còn hàm chứa tất cả về vật lý ẩn tàng trong phần tử vật chất đó, thí dụ như sự biến đổi lẹ làng khiến ta không thể gõ hai lần lên cùng một chỗ. Sự tồn tại của một Sắc Pháp là 17 tâm Sát na hay 51 Sát na tiểu.
Sắc Pháp gồm có 8 đặc tính sau:
1. Pháp Vô Nhân hay Phi Nhân (Ahetuva): vì chúng không có nhân tương ưng như Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.
2. Pháp Hữu Duyên (Sappaccaya): vì chúng chỉ có sự hiện hữu tương đối, do duyên trợ tạo là Nghiệp (Kamma), Tâm (Citta), Âm Dương hay thời tiết (Utu) và Vật Thực (Āhāra).
3. Pháp Hữu Lậu (Sāsava): vì chúng trở thành đối tượng của dục vọng (tứ lậu).
4. Pháp Hữu Vi (Sankhāra): vì bị chi phối bởi bốn nguyên nhân Kamma, Citta, Utu và Āhāra.
5. Pháp Hợp Thế (Lokīya): vì chúng phụ thuộc vào năm uẩn.
6. Pháp Dục Giới (Kāmavacara): vì chúng nằm trong phạm vi của giới vực Dục lạc (bao gồm cả 28 Sắc Pháp).
7. Pháp Vô Cảnh (Anārammanaṃ): còn gọi là Pháp Phi Sở Duyên, vì không nhận thức được đối tượng, không biết cảnh (làm chỗ nương cho tâm thức biết cảnh).
8.Pháp Phi Trừ (Appahātabba): còn gọi là Pháp Phi Sở Ðoạn, vì các Sắc Pháp không thể tuần tự đoạn diệt như các phiền não. Ở đây không có nghĩa là các Sắc Pháp không bị luật Vô Thường chi phối.
Muốn nắm vững căn bản của Sắc Pháp, ta phải nghiên cứu và phân biệt thật kỹ, vì nó vừa thực tế, vừa vi tế, hơn nữa, ta thường có sự nhận định sai lầm giữa Siêu lý và Chế định.
Một hạt bụi rất nhỏ mà mắt ta có thể nhìn thấy trong một luồng ánh sáng gọi là Ratharinu. Một Ratharinu có thể phân làm 16 Tājjāris. Một Tājjāris phân làm 16 Anu và một Anu phân ra làm 16 Paramanu. Như vậy, một hạt bụi nhỏ mà ta có thể nhìn thấy được, được bao gồm bởi 4.096 Paramanu.
Khi Ðức Phật còn tại thế, Paramanu là một đơn vị vi tếû nhất của phần tử vật chất mà người ta không thể tiếp tục phân tách ra nửa được, như hiện nay, theo các nhà khoa học thì nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất bất khả phân chia, mỗi nguyên tử được cấu tạo bởi électron, proton và neutron. Ngày xưa, với nhãn quang siêu phàm của Ðức Phật, Ngài đã nhìn thấy một Paramanu được cấu tạo bởi bốn nguyên chất gọi là Phatu.
Bốn nguyên chất đó là Ðất (Pathavī Phatu), Nước (Āpo Phatu), Lửa (Tejo Phatu) và Gió (Vayo Phatu). Bốn nguyên tố đó luôn luôn xuất hiện trong mọi Sắc Pháp từ nhỏ đến lớn, từ vi trần đến núi cao, không có ngoại lệ.
Thí dụ: khi tay ta rờ cục đá, phần ngoài cục đá là Ðất, nóng hay lạnh là Lửa, sự lớn nhỏ, nặng nhẹ là Gió, giúp cho ba yếu tố trên dính lại với nhau tạo ra cục đá là Nước. Một thí dụ khác như nước chẳng hạn, sự nóng hoặc lạnh của nước thuộc về yếu tố Lửa, sự mềm dịu của nước thuộc về yếu tố Ðất, áp lực của nước thuộc về yếu tố Gió, còn yếu tố Nước là sự kết hợp ba yếu tố kia lại với nhau.
Ðất (Pathhavī): từ ngữ căn Puth: trương ra, dản ra. Là sự duỗi ra và lan rộng. Ðất là yếu tố nâng đỡ và làm nền tãng để các Sắc Pháp cùng hòa hợp và tồn tại. Không có Ðất thời các vật chất không thể choán chỗ trong không gian.
Trạng thái: cứng hoặc mềm (Kukkhalattalakkhanā).
Phận sự: duy trì (Patitthanārasā), chính yếu tố Ðất có phận sự choán chỗ hay tạo vị trí, duy trì cho các Sắc đồng sanh.
Sự thành tựu: hứng chịu (Sampatachanapaccupaṭṭhānā).
Nhân cần thiết: các tam Ðại còn lại (Nước, Lửa và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).
Nước (Āpo): Chơn tướng là chảy ra và quến lại, Ðất còn có thể rờ được nhưng nước là một Sắc vi tế trong vật chất mà chúng ta không thể nào tiếp xúc được bằng năm giác quan.
Từ ngữ căn Ap: đến + Pāy: lớn lên, tăng lên. Āpo có nghĩa là lớn lên, trưởng thành, có đặc tính là làm cho các phần tử rời rạc kết hợp lại với nhau và cho ta một ý niệm về hình thể độc nhất. Thí dụ: nhờ chất nước nên mảnh giấy trước mặt chúng ta hiện hữu với hình thể của nó, nếu không có chất nước kết hợp thì mảnh giấy sẽ không thành hình mà trước mắt chúng ta chỉ có những phần tử rời rạc không đồng nhất.
Trạng thái: Chảy ra hay kết hợp lại (Paggharanalakkana Ābandhanalakkhanā). Khi một vật chất từ thể đặc biến ra thể lỏng (như kim loại chẳng hạn) thì chất Nước chiếm phần trội hơn ba chất kia.
Phận sự: cách tiến hóa, nhờ sự chảy ra và quến lại nên Nước làm cho các chất đồng sanh đượm nhuần, tươi tốt (Bynhanarasā).
Sự thành tựu: Siết chặc lại, kết hợp lại (Sangahapaccupaṭṭhānā).
Nhân cần thiết: các tam Ðại còn lại (Ðất, Lửa và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).
Lửa (Tejo): Là sự nóng và sự lạnh. Pāli chú giải: Tejeti paripacetìti = Tejo: Làm cho chín gọi là lửa. Lửa là thành phần nóng trong vật chất, lạnh cũng là một hình thức của Lửa, cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên linh hoạt và nhu nhuyến, từ ngữ căn Tej: làm cho sắc bén, làm cho thuần thục, Lửa tạo sinh lực cho vật chất, Sắc pháp được tăng trưởng, tồn tại hay hủy hoại đều do yếu tố Lửa gây ra. Trong các yếu tố của Tứ Ðại, chỉ yếu tố Lửa có năng lực làm cho vật chất tự hồi sinh.
Lửa ở trong thân có năm nhiệm vụ:
Là chất ấm trong thân (Unmātejo).
Là chất nóng trong hơi thở (Samtappanatejo).
Là chất nóng quá độ (Dahanatejo).
Là Lửa làm cho thân già (Khiranatejo).
Là Lửa làm cho tiêu vật thực (Pācakatejo).
Trạng thái: Cách nóng (Unhattalakkhanā).
Phận sự: Làm cho chín (Paripācanarasā).
Sự thành tựu: Làm cho ấm áp (Maddavānuppādanapaccupaṭṭhānā).
Nhân cần thiết: Các tam Ðại còn lại (Ðất, Nước và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).
Gió (Vayo): Từ ngữ căn Vāy: rung động. Là sự lay động và sự căng ra. Gió là thành phần di động, chính nhờ Gió mà vật chất chuyển động và được xem là năng lực phát sanh hơi nóng, nói khác đi, nhờ Gió mà Lửa di chuyển được khắp châu thân, hay đi khắp mọi nơi.
Gió ở trong thân có sáu nhiệm vụ:
Là Gió thổi lên (Uddhanagamavāyo).
Là Gió thổi xuống (Adhogamavāyo).
Là Gió thổi trong bụng (Kucchitthavāyo).
Là Gió trong ruột già (Kotthāsayavāyo).
Là Gió làm cho tiêu vật thực (Gamavāyo).
Là hơi thở vô ra (Assāsapassāsavāyo).
Trạng thái: Lay động hay căng ra (Sanāranalakkhanā và vittham-bhanalakkhanā). Mọi rung động hay mọi áp lực của Sắc Pháp đều do nguyên tố Gió làm chủ động.
Phận sự: Làm cho lay động. Gió làm cho các Sắc đồng sanh lay động và đổi chỗ, Gió cũng làm cho các Sắc đồng sanh cứng vững, không lay động như hơi được bơm vào bánh xe (Samu-dīranarasā).
Sự thành tựu: Là sự chuyển động, kéo đi. Sự dời chỗ của vật chất thực hiện được là nhờ động năng của Gió (Abhininārapaccu-paṭṭhānā).
Nhân cần thiết: Các tam Ðại còn lại (Ðất, Nước và Lửa) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).
Bốn chất vừa kể trên gọi là Sắc Tứ Ðại Minh tức là Sắc có chơn tướng rõ rệt, bốn Sắc này cũng là đơn vị căn bản của mọi Sắc Pháp.
* * *
24 thứ Sắc còn lại nương nhờ vào Sắc Tứ Ðại mà sinh ra nên được gọi là Sắc Y Sinh (Upādāyarūpa). Sắc Y Sinh được chia làm 10 nhóm:
1) SẮC THẦN KINH (Pasādarūpa)
Sắc thần kinh là sự trong ngần, sự nhạy, sự thâu cảnh, là tịnh sắc. Chính nhờ có Sắc Thần Kinh mà lộ ngũ mới có chỗ nương nhờ để sanh ra.
Sắc Thần Kinh được chia làm năm loại:
1.1) Thần kinh nhãn (Cakkhupāsada): Là cách trong ngần nương con mắt để thấy được Cảnh Sắc do nhờ Sắc Tứ Ðại mà sinh ra, liên hệ trong thân. Có hai loại: Trí nhãn (Pañcacakkhu), nhục nhãn (Mansacakkhu).
Trí Nhãn (Pañcacakkhu): được chia làm năm loại:
a) Phật nhãn: Tuệ biết tánh nết chúng sanh.
b) Toàn tri nhãn: còn gọi là Nhất Thiết Chủng Trí tức là trí hiểu biết của chư Phật.
c) Huệ nhãn: Là Sở Hữu Trí, hợp với tâm Tứ Ðạo.
d) Pháp nhãn: Là Sở Hữu Trí hợp với tâm Ðạo của bậc thiền học.
e) Thiên nhãn: Tức nhãn thông.
Nhục Nhãn (Mansacakkhu): được chia làm hai loại:
a) Thần kinh nhãn (Pasādacakkha): còn gọi là tinh Sắc hay phần chính giữa con ngươi trong bảy lớp mạc ở giữa tròng đen. Chính nhờ Thần Kinh nhãn mà con mắt có thể thấy được. Còn được gọi là Nhãn Quyền, Nhãn Căn hay Nhãn Môn.
b) Nhãn Hiện tượng: là tất cả các bộ phận của con mắt.
Trạng thái: Sự trong ngần hay sự nhạy của mắt khi tiếp xúc với cảnh sắc (Rūpabhigātārahabhutappasādalakkhanaṃ).
Phận sự: Tìm kiếm cảnh sắc (Rūpasu Āviñchanarasaṃ).
Sự thành tựu: Chỗ nương của nhãn thức (Cakkhuviññānassa adhārabhavapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước (Datthuthāmatānidānakammakhabhutapadattānaṃ).
1.2) Thần Kinh Nhĩ,
1.3) Thần Kinh Tỷ,
1.4) Thần Kinh Thiệt cần hiểu tương tợ như thế.
1.5) Thần kinh thân: Là tất cả bộ phận thân thể chúng sanh. Thần kinh thân hay sự nhạy của thân hay tịnh sắc. Ðược phân làm hai loại:
Thân bản thể tức là thần kinh nương thân (Pasādakayam); Thân Căn.
Thân cụ thể tức là thân hay các bộ phận thân thể.
Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại khi thâu cảnh xúc (Photthabbābhighatārahabhutappasādalakkhanaṃ).
Phận sự: Soi chiếu đến cảnh xúc (Photthabbesu Āviñchanarasaṃ).
Sự thành tựu: Chỗ nương của Thân thức (Kāyaviññānassa ādhārabhāvapadatthānaṃ).
Nhân cần thiết: Có cảnh xúc (Busitukamatānidānakamma-jabhūtapadattānaṃ).
2. SẮC CẢNH GIỚI (Gocararūpa)
Sắc Cảnh Giới là đối tượng của các căn, gồm có:
2.1) Cảnh Sắc (Rūparammana): Gồm các tướng trạng và màu sắc, tức các đối tượng mà mắt có thể nhận thức được khi chúng xuất hiện. Cảnh Sắc là Sắc bị thấy hay Sắc mà Nhãn Thức biết được. Nơi tiến hành của Nhãn Thức gọi là (cảnh) Sắc.
Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh nhãn là các hiện tượng, các vật có hình thức, tức là Sắc bị thấy (Cakkhapatihananalakkhānaṃ).
Phận sự: Làm cảnh cho Nhãn Thức. Chỉ có Nhãn Thức mới biết được Cảnh Sắc (Cakkhuviññāṇassuvisayabhārasataṃ).
Thành tựu: Làm vật thực cho Nhãn Thức (Tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
2.2) Cảnh Thinh (Saddhārammane): Gồm các loại âm thanh như tiếng nói, tiếng gió, tiến trống, tiếng kèn, tiếng mỏ, tiếng nhạc, … Cảnh Thinh là loại Sắc bị nghe hay là loại Sắc mà Nhĩ Thức nhận biết.
Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh nhĩ là Sắc bị nghe (Sotapati-hananalakkhānaṃ).
Phận sự: Làm cảnh cho Nhĩ Thức. (Sotaviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).
Thành tựu: Làm vật thực cho Nhĩ Thức (Tassevogarapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
2.3) Cảnh Khí (Gandhāramanā): Là các thứ hơi, mùi, như hơi thơm, thúi, … Là loại Sắc mà Tỷ Thức biết. Nơi tiến hóa của Tỷ Thức gọi là cảnh khí.
Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh Tỷ là Sắc bị Tỷ Thức biết (Ghānapati-hananalakkhānaṃ).
Phận sự: Làm cảnh cho Tỷ Thức. (Ghānaviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).
Thành tựu: Làm vật thực cho Tỷ Thức (Tasseragocurapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
2.4) Cảnh vị (Rasānammana): Là các vị chua, cay, mặn, lạc, … hay các chất bị nếm. Sắc mà Thiệt Thức nếm gọi là vị.
Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh thiệt là Sắc bị nếm (Jvihāpati-hananalakkhānaṃ).
Phận sự: Làm cảnh cho Thiệt Thức. (Jvihāviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).
Thành tựu: Làm vật thực cho Thiệt Thức (Tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
2.5) Cảnh xúc (Photthabbānammana): Là cứng, mềm, dùn, thẳng, nóng, lạnh, tức Ðất, Lửa, Gió trừ Nước vì Nước quá tế nhị nên Xúc không thể cảm giác được.
3. SẮC TRẠNG THÁI (Bhāvarūpa)
Sắc Trạng Thái còn gọi là Sắc Tính, là tư cách, khuôn khổ, hiện tượng, nhất là Căn … của nam, nữ. Ðược chia làm hai loại:
3.1) Sắc Trạng Thái Nữ (Itthibhāvarūpa): hay Nữ tính tức là những cách thức thuộc về phần nữ như nữ căn, nữ tướng, thân phần nữ, thái độ nữ, nết na nữ, hành động theo cách người nữ.
Trạng thái: Những biểu hiện theo khuôn khổ người nữ (Itthibhāva-lakkhānaṃ).
Phận sự: Trình bày ra người nữ (Itthitipakāsanarasaṃ).
Thành tựu: Có nữ căn (Itthilingādīnam karanabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
3.2) Sắc Trạng Thái Nam (Purisabhāvarūpa): hay Nam tính tức những trạng thái thuộc về phần nam như nam căn, nam tướng, thân phần nam, thái độ nam, nết hạnh nam, hành động theo cách người nam.
Trạng thái: Những biểu hiện theo khuôn khổ người nam (Purisabhāva-lakkhānaṃ).
Phận sự: Trình bày ra cách người nam (Purisotipakāsunarasaṃ).
Thành tựu: Có nam căn (Purisalingādīnamkāranabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catumahābhūtapadatthānaṃ).
Sắc trạng thái nam và nữ khác nhau có bốn cách:
Căn : Nam căn và nữ căn.
Hình tướng: Kịch cợm và yểu điệu.
Tính nết : Hùng dũng và nhu mì.
Hành động: Cứng cỏi và yếu đuối.
4. SẮC Ý VẬT (Hadayavatthu)
Sắc Ý Vật là cứ điểm của tâm thức. Tập Dhammasanganī không nói đến Sắc Pháp này. Tập Atthasālinī, Hadayavatthu được giải thích là cứ điểm của tâm thức (Cittassa vatthu). Trong kinh điển, ta không thấy Ðức Phật xác định cứ điểm của tâm thức nằm tại chỗ nào trong cơ thể; nhưng trong thời Ngài còn tại thế, theo truyền thống Upanishad, thì quả tim là cứ điểm của tâm thức; theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa và Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim. Vì vậy, ta có thể nói Sắc Ý Vật là Sắc tim, là bản chất của tim. Ðược chia làm hai phần:
4.1) Nhục đoàn tim (Mansahadayarūpa) là trái tim, có hình dáng tương tợ như bông sen còn búp.
4.2) Bản sắc tim (Vatthuhayarūpa) là một thứ Sắc Nghiệp, nương sanh nơi Nhục đoàn tâm. Trong tập Paṭṭhāna, Ðức Phật nói đến cứ điểm của tâm thức một cách rất tổng quát như sau: Yamrūpanissaya (Y cứ trên Sắc Pháp này).
Trạng thái: Chỗ nương của Ý Giới và Ý Thức Giới (Manodhātumano-viññāṇadhātunaṃ Nissayalakkhānaṃ).
Phận sự: Hứng chịu những Giới. (Tāsaññevadhātunaṃ Adhāranarasaṃ).
Thành tựu: Bảo vệ những Giới (Tadubbahanapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).
5. SẮC MẠNG QUYỀN (Jīvitindriyarūpa)
Gọi là Sắc Mạng vì nó bảo vệ sự tồn tại các Sắc Pháp đồng sanh, có phận sự gìn giữ Sắc Nghiệp, bảo vệ cho thân không hư hoại. Sắc Mạng Quyền đồng sanh với tâm Tục Sinh và chấm dứt cùng lúc với tâm Tử.
Trạng thái: Bảo vệ các Sắc đồng sanh (Sahajātarāpapanupālakkhānaṃ).
Phận sự: Gìn giữ sự tồn tại của Sắc Nghiệp (Tesampavattanarasaṃ).
Thành tựu: Sự phối hợp các Sắc Pháp đồng sanh với nhau cho bền vững (Tesaññevathapanapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại điều hòa (Yāpayitabbapadatthānaṃ).
6. SẮC VẬT THỰC (Āhararūpa)
Gồm bốn loại:
– Ðoàn thực (Kabalikarāhāra): là thức ăn, ám chỉ chất bổ của miếng ăn.
– Xúc Thực (Phassāhāra)
– Tư Thực (Manosañcetāahāra): thuộc Danh Pháp Hữu Vi.
– Thức Thực (Viññāhāra)
Sắc Vật Thực thuộc Ðoàn Thực. Vật Thực có hai:
– Vật thực ngoại (Bahiddhāhāra): là những chất bổ từ bên ngoài đưa vào nuôi cơ thể như miếng ăn, thuốc uống, …
– Vật thực nội (Ojāñattāhāra): là sự tự dinh dưỡng của mỗi bọn Sắc. Vật thực nội được vật thực ngoại giúp đỡ mới tạo ra các Sắc Pháp. Các Sắc Pháp dần dần khởi lên khi vật thực được luân chuyển khắp cơ thể.
Trạng thái: Giúp cho thân được tăng trưởng (Ojalakkhānaṃ).
Phận sự: Gìn giữ sự tồn tại của Sắc Pháp (Rūpahāranarasaṃ).
Thành tựu: Trợ giúp cho thân thể (Kāyupatthambhanapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Thực phẫm thích hợp nên dùng (Ojāoharitabbapadat-thānaṃ).
7. SẮC HƯ KHÔNG (Ākāsarūpa)
Sắc Hư Không hay Hư Không Giới (Ākāsadhātu) là khoảng trống (hư không) phân chia các bọn Sắc Pháp với nhau, là kẽ hở hay ranh giới giữa các bọn Sắc Pháp nên còn gọi là Hạn Giới Sắc (Paricchedarūpa). Theo Abhidhamma, Hư Không cũng là một Sắc Pháp được cấu tạo bởi bốn Pháp: Nghiệp (Kamma), Tâm (Citta), Âm Dương (Thời tiết, Utu) và Vật Thực (món ăn, Āhārā). Hư Không được phân ra làm bốn loại:
– Hữu hư không (Ajtākasa): Là hư không của vũ trụ, là không gian, bầu trời.
– Không gian hư không (Paricchinnākāsa): Là khoảng trốâng giữa hai vật thể.
– Tuyệt tịnh hư không (Kasiñugghātimakāsa): Là hư không phủ nhận 9 đề mục (ám chỉ đề mục Không Vô Biên).
– Giao giới hư không (Paricchedākāsa): Là ranh giới của hai bọn Sắc Pháp.
Trạng thái: Khoảng trống phân chia các bọn Sắc Pháp (Rūpapariccheda-lakkhānaṃ).
Phận sự: Trình bày riêng từ phần của bọn Sắc Pháp (Rūpapariyantappakāsa-narasaṃ).
Thành tựu: Phân cách các Sắc Pháp (Rūpamariyādapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có ranh giới của các bọn Sắc (Paricchinnarūpapadatthānaṃ).
8. SẮC BIỂU TRI (Viññattirūpa)
Là trạng thái của tâm thức được biểu lộ qua hành động, nét mặt, ngôn ngữ. Sắc Biểu Tri có hai thứ:
8.1) Sắc Thân Biểu Tri (Kāyaviññattirūpa): Là thân hành động, có hai loại:
– Thân tiêu biểu thông tri: là Sắc hiện trên thân nêu bày cho người khác biết ý nghĩa hay tâm trạng, như khi đang giận thì mặt đỏ lên.
– Thân tiêu biểu hành vi: Là trạng thái thân lúc hoạt động hay làm việc, nó không nhằm truyền đạt một thông điệp nào, đây không phải là chơn tướng của Thân Biểu Tri.
Khi nói đến Thân Biểu Tri, ta phải hiểu đó là Thân tiêu biểu thông tri.
Trạng thái: Làm người khác hiểu ý qua thân hành động (Viññāpana-lakkhānaṃ).
Phận sự: Trình bày ý nghĩa, tâm trạng (Adhippāyapakāsanasasaṃ).
Thành tựu: Cách thân lay động (Kāyavipphandanahetubhāvapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Gió do Sắc Tâm tạo (yếu tố Gió cần thiết cho mọi hoạt động) (Cittasamutthānavayodhātupadatthānaṃ).
8.2) Sắc Khẩu Biểu Tri (Vacīviññattirūpa): Là cách phát ra bằng miệng, có hai loại
– Khẩu tiêu biểu thông tri: là miệng phát ra nêu bày cho người khác biết ý nghĩa hay tâm trạng, như kêu nhau, nói chuyện.
– Khẩu tiêu biểu hành vi: Miệng hành động nhưng không nhằm nêu bày để tỏ hiểu với nhau, đây không phải là chơn tướng của Khẩu Biểu Tri.
Khi nói đến Khẩu Biểu Tri, ta phải hiểu đó là Khẩu tiêu biểu thông tri.
Trạng thái: Làm người khác hiểu ý qua lời nói (hành động của Khẩu) (Viññāpanalakkhānaṃ).
Phận sự: Trình bày ý nghĩa, tâm trạng (Adhippāyapakāvaranaṃ).
Thành tựu: Miệng nói năng (Vacighosahetubhāvapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết: Có Ðất do Sắc Tâm tạo (Cittasamutthānapathavidhātu-padatthānaṃ).
9. SẮC ÐẶC BIỆT (Vikārarūpa)
Sắc Ðặc biệt là những Sắc có tính cách thù thắng đễ sử dụng. Ðược phân làm ba loại:
9.1) Sắc Khinh (Rūpalahutā): Là trạng thái nhẹ nhàng, linh hoạt của Sắc Pháp, có phận sự phá trừ tính cách nặng nề của Sắc.
Trạng thái: Sự nhẹ nhàng (Adandhatālakkhanā).
Phận sự: Trừ cách nặng nề của Sắc (Rūpanamgarubhāvinodanarasā).
Thành tựu: Làm việc một cách nhẹ nhàng (Sahuparivattitāpaccupaṭṭhānā).
Nhân cần thiết: Có Sắc nhẹ (Sahurūpapadatthānā).
9.2) Sắc Nhu (Mudutārūpa): Là sự nhu nhuyến của Sắc Tâm, Âm Dương và Vật thực nội, là trạng thái uyển chuyển trong việc làm, có phận sự bài trừ cách sượng cứng của Sắc.
Trạng thái: Sự mềm mại (Athaddhatālakkhanā).
Phận sự: Trừ cách sượng cứng của Sắc (Rūpanamtaddhavinodananasā).
Thành tựu: Không trở ngại trong công việc làm (Sabbākriyāsu Avinodhi-tāpaṭṭhānā).
Nhân cần thiết: Có Sắc mềm (Mudurūpapadatthānā).
9.3) Sắc Thích Nghiệp (Rūpakammaññatā): Là sự thích ứng, thích hợp với cảnh để giải quyết công việc như ý, lúc nào cũng hợp với công việc, như muốn đưa, giở, nâng cách nào cũng được, cao thấp đúng theo ý sắp đặt.
Trạng thái: Cách thích nghi (sự thích hợp).
Phận sự: Trừ cách không thích ứng (bài trừ cách không thích nghi).
Thành tựu: Cách lưu tồn lực lượng.
Nhân cần thiết: Có Sắc Thích Nghiệp.
10. SẮC TỨ TƯỚNG (Lakkhanarūpa)
Sắc Tứ Tướng là tướng trạng của Sắc Pháp trong chu trình tiến hóa, hay sự thay đổi của Sắc pháp theo yếu tố thời gian. Ðược phân làm bốn loại:
10.1) Sắc Sinh (Upacaya): Là cách phát sanh ra Sắc (từ chỗ không trở thành có gọi là sinh). Chúng là trạng thái sơ sanh và được xem là sự sanh khởi đầu tiên của các bọn Sắc. Sự sanh tiếp nối của các bọn Sắc đó cho đến khi mạng chung được kể là giai đoạn Sắc Tiến (Santati). Cả hai giai đoạn Upacaya và Santati còn được gọi chung là jāti (sanh). Vì thế, tổng số Sắc Pháp chỉ còn có 27 Sắc.
Trạng thái: Sơ sanh (Ācayalakkhanā).
Phận sự: Làm công tác sanh những bọn Sắc (Rūpanamummujjāpanaraso).
Thành tựu: Sự đầy đủ của Sắc Pháp (Paripuññabhāvapaccupaṭṭhāno).
Nhân cần thiết: Có Sắc đồng sanh (Uparitarūpapadatthāno).
10.2) Sắc Tiến (Santati): là cách tiến hóa, tăng trưởng của Sắc pháp, trong giây phút đầu tiên của mỗi Sắc pháp thì Upacaya và Santati đồng lúc xuất hiện trong một sát na tiểu; sau đó, khi Sắc pháp phát triển thì chỉ có Santati hiện hữu mà thôi.
Trạng thái: Cách tiến hóa của Sắc Pháp (Parattilakkhanā).
Phận sự: Làm cho sự tiến hóa được liên tục (Anuppabandhanarasā).
Thành tựu: Cách không đứt đoạn nhau (Anupacehedapaccupaṭṭhāna).
Nhân cần thiết: Có Sắc nối nhau (Anuppabandhakasurūpapadatthāna).
10.3) Sắc Dị (Jaratā): Là cách già, tàn lụn. Là sự tiêu mòn, thoái hóa của Sắc Pháp (Sắc Tiến và Sắc Dị còn được gọi chung là Sắc Trụ; Sắc Trụ tồn tại trong 49 sát na tiểu).
Trạng thái: Cách hao mòn của Sắc Pháp (Rūpaparipālakkhanā).
Phận sự: dẫn dắt cách hao mòn (Upanayanarasā).
Thành tựu: Vượt qua giai đoạn sơ sanh (Navabhāvapagamanapaccupaṭṭhāna).
Nhân cần thiết: Có Sắc tiêu mòn (Paripaccunānarūpapadatthāna).
Giai đoạn Santati và Jaratā được xem là giai đoạn ṭhiti (Trụ) của Sắc.
10.4) Sắc Diệt (Aniccatā): hay Tánh Vô Thường của Sắc Pháp. Ðây là giai đoạn Sắc bị hủy hoại hay bị diệt (bhaṅga). Từ chỗ có trở thành không gọi là diệt.
Trạng thái: Cách hư hao, làm cho mất (Paribhidalakkhanā).
Phận sự: Chìm lặng xuống (Samsidanarasā).
Thành tựu: Cách tiêu hoại (Khayarayapaccupaṭṭhāna).
Nhân cần thiết: Có Sắc đang hoại mất (Paribhijjamānarūpapadatthāna).
Ngoại trừ 5 Sắc Pháp là: 2 Sắc Biểu Tri (Viññattirūpa), Sanh (Jāti), Dị (Jaratā) và Diệt (Aniccatā), 23 Sắc Pháp còn lại có tuổi thọ là 17 tâm sát na, tâm sát na đầu là Upacaya, tâm sát na cuối là Aniccatā và 15 tâm sát na ở giữa là Jaratā.
* * *
10 Sắc Pháp, từ Sắc Hư Không (Akāsarūpa) đến Sắc Vô Thường (Aniccatā) được gọi là Aniphannā = Sắc Phi Thành Tựu (Phi Sở Tạo Sắc, Bất Hoàn Sắc) hay Sắc Không Rõ.
PHÂN LOẠI CÁC SẮC PHÁP (Rūpavibhāgo)
Vì các Sắc Pháp có hình tướng và tính chất không đồng nên được phân thành các loại sau:
* Sắc Rõ (Nipphannarūpa): Từ Sắc Ðất đến Sắc Vật Thực gồm 18 Sắc gọi là Sắc Rõ có nghĩa là rõ rệt, cũng gọi là chơn tướng, hữu trạng thái, hữu nhân sinh thành tựu vì phần chánh trội hơn. Ðược Tuệ Quán dùng làm cảnh để niệm thân trong thân. 10 Sắc pháp còn lại được gọi là Sắc Không Rõ (Aniphanna-rūpa) hay phần phụ thuộc, không hiện bày rõ rệt.
* Sắc Nội (Ajjhattikarūpa): là năm loại Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc, Pasādarūpa), chúng rất cần thiết đối với Ngũ song thức, nếu không có chúng thì Ngũ song thức không thể ghi nhận được Sắc cảnh Giới. 23 Sắc còn lại gọi là Sắc Ngoại (Bāhirarūpa).
* Sắc Hữu Vật (Vatthurūpa): hay Sở Y Sắc, bao gồm Sắc Thần Kinh và Sắc Ý Vật. Là có vật hiện bày. Sáu Sắc có vật chất hiện bày là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tim. 22 Sắc còn lại gọi là Phi Sở Y Sắc hay Sắc vô tri (Avatthurūpa) vì thiếu vật tiêu chuẩn thí dụ như nam căn hay nử căn chỉ là thái độ, tính tình nên chưa đủ tiêu chuẩn cho Sắc.
* Sắc Môn (Dvārarūpa): Là loại Sắc làm nhân hay làm dịp cho tâm khách quan sanh ra. Gồm Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc) và Sắc Biểu Tri.
– Sắc Thần Kinh làm nhân sanh cho lộ ngũ môn nên được gọi là sanh môn (Upapatthidvāsa) chúng chiếm phần quan trọng trong Môn Hiệp Ðồng.
– Hai Sắc Biểu Tri còn được gọi là Thân Môn và Khẩu Môn, vì sự nói và thân hành động đều do tâm điều khiển để tạo ra Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp. Nhờ vào Sắc Biểu Tri mà trạng thái của tâm được biểu lộ ra ngoài nên gọi là sắc Môn như người ở trong nhà muốn đi ra ngoài phải nhờ cửa mà ra.
– 21 Sắc còn lại được gọi là Phi Môn Sắc (Advārarūpa).
* Sắc Quyền (Indriyarūpa): Hay Căn Sắc, là Sắc có nhiệm vụ hạn chế trong phạm vi quyền lực và bổn phận của mình. Sắc Quyền gồm có 8 Sắc Pháp sau:
– Năm Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc) chỉ có quyền hạn đối với ngũ song thức mà thôi. Thí dụ Thần Kinh Nhãn hạn chế Nhãn thức trong phạm vi thấy mà thôi, nếu không thì Tâm Nhãn Thức không sanh lên được.
– Hai Sắc Trạng Thái (Sắc Tính) Nam, Nữ hạn chế các bộ phận thân thể, hành động, nói năng, hình tướng, tánh nết, … để sự phân biệt nam, nữ được rõ ràng.
– Sắc Mạng Quyền hạn chế cho thân thể không hư hoại, hạn chế cho vật thực tiêu hóa, cho cơ thể được bảo tồn và Sắc Nghiệp được tròn đủ 51 sát na.
– Ngoài tám Sắc kể trên, 20 Sắc còn lại được gọi là Sắc Phi Quyền hay Phi Căn Sắc (Anindriyarūpa).
* Sắc Thô (Olārikarūpa): gồm 12 Sắc là:
– Năm Sắc Thần Kinh
– Bảy Sắc Cảnh Giới: Sắc Thinh, Khí, Vị và Xúc (Ðất, Lửa và Gió) hiện bày rõ rệt.
Sắc Thô còn được gọi là Sắc Gần (Cận Sắc, Santikarūpa) dùng làm đề mục để tu Tứ Niệm Xứ, khi tu tuệ rất dể tỏ ngộ.
Sắc Thô còn được gọi là Sắc Chạm Nhau (Hữu Ðối Sắc, Sappatigharūpa) vì Sắc Thần Kinh và Sắc Cảnh Giới cần phải xúc chạm hay đối chiếu với nhau để Tâm Thức sinh khởi, như Thần kinh Nhãn cần có Cảnh Sắc, Thần Kinh Nhĩ đối chiếu với Cảnh Thinh, …
*Sắc Tế (Sukkhumarūpa): Ngoài 12 Sắc Thô vừa kể trên, 16 Sắc còn lại được gọi là Sắc Tế. Là những Sắc không rõ ràng.
Sắc Tế còn được gọi là Sắc Xa (Viển Sắc, Durirūpa) vì không hiển bày, khó mà tỏ ngộ được.
Sắc Tế còn được gọi là Sắc Không Chạm Nhau (Phi Hữu Ðối Sắc, Appati-gharūpa) vì chúng không cần nương tựa với nhau để hiện hữu.
*Sắc Thủ (Upādinnarūpa): Hay Hữu Chấp Thọ Sắc, gồm 18 Sắc Pháp do Sắc Nghiệp sanh, do tham ái và tà kiến chấp thọ chi phối nên chấp cứng không buông bỏ do đó gọi là Sắc Thủ (Kammajaṃ upādinnarūpaṃ = Sắc do nghiệp sanh gọi là Sắc Thủ). Các Sắc còn lại như Sắc Tâm, Sắc Trạng Thái, Sắc Vật Thực, … được gọi là Sắc phi Thủ (Phi Hữu Chấp Thọ, Anupādinnarūpa).
* Sắc Hữu Kiến (Sanidassanarūpa): Hay Sắc Nhập, là chỉ có một Sắc trong Sắc Cảnh giới làm đối tượng biết cho một loại Sắc trong năm Sắc Thần Kinh, Sắc đó được gọi là Sắc Hữu Kiến. Thí dụ: Cảnh Sắc là Sắc bị thấy đối với Nhãn Môn, ngoài Cảnh Sắc Nhãn Môn Không thể biết các Sắc khác (như Cảnh Thinh hay Cảnh Vị), nên Cảnh Sắc là Sắc Hữu Kiến đối với Nhãn Môn. 27 Sắc còn lại Nhãn Môn không thể biết được nên được gọi là Sắc Phi Hữu Kiến (Anidassanarūpa).
*Sắc Thâu Cảnh (Gocaraggāhikarūpa): Hay Thủ Cảnh Sắc, đây chính là Sắc Thần Kinh thâu bắt Sắc Cảnh Giới. Trong năm Sắc Thần Kinh thì Thần Kinh Nhãn và Thần Kinh Nhĩ không cần đạt đến đối tượng (không cần đến sát với cảnh), Thần Kinh Tỷ, Thần Kinh Thiệt và Thần Kinh Thân đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với đối tượng (Sampattavasenā = Cần đạt đến đối tượng). 23 Sắc còn lại gọi là Bất Thủ Cảnh Sắc (Agocaraggāhikarūpa).
* Sắc Bất Ly (Avinibbhogarūpa): Hay Bất Giản Biệt Sắc, gồm tám Sắc: Sắc Tứ Ðại, Sắc, Khí, Vị và Vật Thực là những loại Sắc chẳng sanh riêng rẽ hay không bao giờ xa lìa nhau nên gọi là Sắc Bất Ly. Tám Sắc Bất Ly này luôn luôn có mặt trong mỗi Sắc Pháp như Sở Hữu Biến Hành đối với Tâm trong Danh Pháp vậy. Từ vi trần đến núi cao đều có mặt bốn nguyên tố Ðất, Nước, Lửa và Gió, đồng thời cũng có bốn Sắc phụ thuộc xuất hiện là Sắc, Khí, Vị và Vật Thực dinh dưởng. Tám Sắc Bất Ly này là nguồn gốc căn bản của vật chất, được sinh khởi bởi Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật thực
SỰ SANH KHỞI CỦA SẮC PHÁP (Rūpasamutthāna)
Ðạo Phật không không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các Sắc Pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu của các Sắc Pháp và tìm kiếm những ảnh hưởng gì tác thành Sắc Pháp.
Theo Vi Diệu Pháp, vật chất dù là vật vô tri giác cũng phải có nhân trợ tạo mới sanh ra được và bốn nhân tạo ra Sắc Pháp là Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật Thực (Kammaṃ, cittaṃ, utu, āhāro ceti cattāri rūpasamutthāni nāma).
1) Sắc Nghiệp (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh (do Sở Hữu Tư tạo thành). Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp. Những Nghiệp này thuộc về Dục Giới và Sắc Giới và chỉ có chúng mới tạo ra Sắc Pháp. Nghiệp là ảnh hưởng của Sở Hữu Tâm hợp với 11 Tâm Bất Thiện (trừ Tâm Si Phóng Dật), 8 Tâm Thiện ở Dục Giới và 5 Tâm Thiện ở Sắc Giới.
Nghiệp làm nhân sanh 18 Sắc Pháp: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 1 Sắc Hư Không, 1 Sắc Mạng Quyền, 1 Sắc Ý Vật, 2 Sắc Tánh.
Từ lúc tục sinh đã có 3 bọn Sắc Nghiệp (Thân thập Pháp (Kāyadasaka), Tánh thập Pháp (Bhāvadasaka) và Tâm sở y thập Pháp (Vatthudasaka)) sanh khởi đồng lúc với Tâm Tục Sinh nên được gọi là Sắc Tục Sinh, từ sát na trụ của Tâm Tục sinh trở về sau thì Sắc Nghiệp được gọi là Sắc Nghiệp Bình Nhật. Thân thập pháp gồm có 4 Sắc Tứ Ðại, 4 Sắc phụ (Sắc, Khí, Vị và Vật Thực), Sắc Mạng Quyền và Sắc Thần Kinh Thân. Tánh thập pháp và Tâm sở y thập pháp cũng gồm có các pháp tương tợ.
Cùng với sát na sanh của Tâm Tục Sinh, các Sắc pháp do nghiệp quá khứ chi phối khởi lên trong từng sát na, như ngọn lửa của cây đèn, cho đến sát na thứ 17, Sắc pháp diệt đồng lúc với Tâm Tử.
2) Sắc Tâm (Cittajārūpa): Là Sắc do Tâm tạo, tức do 75 hay 107 tâm sanh ra (trừ ngũ song thức và 4 Tâm Quả ở Vô Sắc Giới).
Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Theo Abhidhamma, ngay sát na đầu tiên khi Tâm Hộ Kiếp sinh khởi (nghĩa là liền sau khi Tâm Tục Sinh sanh khởi), các Sắc Tâm bắt đầu được tạo ra.
Trong sát na trụ và diệt của mỗi tâm, không một Sắc Pháp nào do tâm sanh được sinh lên, vì ở những sát na ấy tâm rất yếu ớt.
Ngũ song thức là những tâm thụ động nên không có khả năng tạo ra Sắc Tâm. Các Tâm Quả Vô Sắc cũng không tạo ra Sắc Pháp vì các thiền vô sắc được phát triển nhờ không chấp thủ và tham ái Sắc Pháp.
Các Tâm Thiền rất cần thiết để sinh các Sắc Tâm. Môït người đắc thiền có thể tạo ra những Sắc Pháp rất mạnh mẽ khiến người tu thiền có thể sống không cần ăn uống trong nhiều ngày.
26 Tâm Ðổng Tốc (10 Tâm Thiện và Duy Tác Sắc Giới, 8 Tâm Thiện và Duy Tác Vô Sắc Giới, 8 Tâm Siêu Thế) có thể tạo ra những cử chỉ thân thể như bay trên không, đi trên nước, …
Tâm Phân Ðoán (Voṭṭhapanacitta) chính là Tâm Khán Ý Môn (Manodvārā-vajjana). 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới là 12 Tâm Bất Thiện, 1 Tâm Ưng cúng Sinh Tiếu. 16 Tâm Thiện và Duy Tác Tịnh Hảo. 2 Tâm Diệu Trí (Abhiññā Citta) là 2 Tâm Thiện và Duy Tác Sắc Giới Ðệ Ngũ Thiền hợp Xã.
13 Tâm Ðổng Tốc thọ Hỷ là 4 Tâm Bất Thiện thọ Hỷ, 8 Tâm Thiện và Duy Tác Tịnh Hỏa thọ Hỷ và 1 Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu thọ Hỷ.
Các vị phàm phu khi cười lớn hay mỉm cười là kinh nghiệm của 4 Tâm Bất thiện và 4 Tâm Thiện Tịnh Hảo; các vị Hữu học (Sekha) cũng có các kinh nghiệm tương tợ ngoại trừ 2 Tâm Bất Thiện Ly Tà. Các vị A-La-Hán kinh nghiệm 4 Tâm Duy Tác Tịnh Hảo và 1 Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu. Các Ðức Phật chỉ mỉm cười với 4 Tâm Duy Tác Tịnh Hảo.
15 Sắc Pháp do Tâm làm nhân sanh là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Thinh, Sắc Hư Không, 3 Sắc Ðặc Biệt và 2 Sắc Biểu Tri.
3) Sắc Âm Dương (Utujārūpa): Âm dương ở đây được dùng theo nghĩa Hỏa Ðại (Tejodhātu) gồm cả nóng và lạnh; nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta đã biết, khi tục sinh, nghiệp tạo ra Sắc Tục Sinh tức ba bọn Sắc (Thân thập pháp, Tánh thập pháp và Tâm sở y thập Pháp). Lửa ở bên trong, gồm trong ba bọn Sắc này hợp với Lửa bên ngoài tạo ta các Sắc Pháp do Âm Dương sinh, tại thời điểm sinh khởi của Tâm Tục Sinh. Ngay ở sát na đầu tiên, Lửa do Tâm sanh được thay thế bằng Lửa do Nghiệp sanh.
13 Sắc Pháp do Âm Dương sanh là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Thinh, Sắc Hư Không và 3 Sắc Ðặc Biệt.
4) Sắc Vật Thực (Āhārajārūpa): Là Sắc do Vật Thực tạo (chất dinh dưỡng). Vật Thực bao hàm các món ăn vật chất và các chất dinh dưỡng (Ojā) chứa trong các Sắc Pháp do Nghiệp, Tâm và Âm Dương sanh. Nội dưỡng chất nhờ có ngoại dưỡng chất giúp đở mới tạo ra các Sắc Pháp. Các Sắc Pháp chỉ được sanh ra khi dưỡng chất được tiêu hóa khắp thân thể.
11 Sắc Pháp do Vật Thực tạo ra là: 8 Sắc Bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.
Chú ý: Sắc Âm Dương và Sắc Vật Thực cần có sự phối hợp cã nội và ngoại (Ajjhattaṃ ca bahiddhā ca) mới tạo ra Sắc Pháp.
NHÂN TẠO SẮC PHÁP
4 Sắc Tứ Tướng (Lakkhanarūpam) không do nhân nào sanh ra vì chúng là tánh tự nhiên của mọi đời sống (Sắc Pháp).
Sắc 1 nhân: là Sắc chỉ có một cách tạo, hay chỉ do một nhân tạo. Sắc một nhân là Sắc Nghiệp hoặc Sắc Tâm.
Sắc Nghiệp gồm có 9 Sắc: 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Tính, 1 sắc Ý Vật và 1 Sắc Mạng Quyền.
Sắc Tâm gồm có 2 Sắc Biểu Tri.
Sắc 2 nhân: tức Sắc Thinh được tạo bởi hai nhân là Tâm và Âm Dương.
Sắc Thinh do Tâm tạo như tiếng nói, khóc, cười, …
Sắc Thinh do Âm Dương tạo như âm nhạc, tiếng gió hú, …
Sắc 3 nhân: Là Sắc pháp được tạo ra do Tâm, Âm Dương và Vật Thực. Sắc Pháp đó là 3 Sắc Ðặc Biệt (Khinh, Nhu và Thích).
Sắc 4 nhân: gồm 9 Sắc do Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật Thực tạo ra: 8 Sắc Bất Ly và Sắc Hư Không.
PHÂN BỌN CÁC SẮC PHÁP (Kalāpayojanā)
Danh từ Kalàpa được dịch là bọn, nhóm, đoàn, khối, … là những phần tử rất vi tế, nhỏ cùng tột, không còn chia chẽ ra được. Các Sắc Pháp được chia ra làm 21 bọn Sắc, vì chúng đồng sanh (Ekuppada), đồng diệt (Ekanirodha), đồng nương (Ekanissaya) và đồng sống với nhau (Sahavutino).
1) Sắc Nghiệp (Kammajākalāpa) gồm có 9 bọn:
a) Bọn Nhãn (Cakkhudasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Nhãn.
b) Bọn Nhĩ (Sotadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Nhĩ.
c) Bọn Tỷ (Ghānadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Tỷ.
d) Bọn Thiệt (Jivhādasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Thiệt.
e) Bọn Thân (Kāyadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Thân.
f) Bọn Trạng Thái Nam (Purisabhāvadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Trạng Thái Nam.
g) Bọn Trạng Thái Nữ (Itthibhāvadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Trạng Thái Nữ.
h) Bọn Sắc Tim (Vatthudasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Tim.
i) Bọn Sắc Mạng Quyền (Sotadasakakalāpa) có 9 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly và 1 Sắc Mạng Quyền.
2) Sắc Tâm (Cittajākalāpa) gồm có 8 bọn: Ðược chia thành hai nhóm:
a) Nhóm bọn gốc: Là nhóm không có Sắc Ðặc Biệt (Khinh, Nhu và Thích) phối hợp, Pāli gọi là Mūla. Gồm có 4 bọn:
Bọn Bát Thuần (Suddanavakakalāpa): chỉ có 8 Sắc Bất Ly.
Bọn Thinh Cửu (Saddanavakakalāpa): gồm 9 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và Sắc Cảnh Thinh.
Bọn Thân Biểu Tri (Kāyaviññattinavakakalāpa): gồm 9 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và Thân Biểu Tri.
Bọn Thinh Khẩu Biểu Tri (Vaciviññattisaddadasakakalāpa): gồm 10 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và Khẩu Biểu Tri.
b) Nhóm bọn ngọn: chúng có Sắc Ðặc Biệt phối hợp, Sắc Ðặc Biệt thường sanh ra trong những thân thể tráng kiện, không bệnh tật, khiến sự đi, đứng, ngồi, nằm, cử động, ăn nói dịu dàng, uyển chuyển, không bị trở ngại. Pāli gọi là Mūli. Gồm có 4 bọn:
Bọn Ðặc Biệt (Lahutādi ekādasakakalāpa): có 11 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.
Bọn Thinh Ðặc Biệt (Saddalahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.
Bọn Thân Ðặc Biệt (Kāyaviññattilahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Thân Biểu Tri và 3 Sắc Ðặc Biệt.
Bọn Khẩu Thinh Ðặc Biệt (Vaciviññattisaddalahutāditarasakakalāpa): có 13 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Khẩu Biểu Tri, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.
3) Sắc Âm Dương (Utujākalāpa) gồm 4 bọn chia thành 2 nhóm:
a) Nhóm gốc:
Bọn Âm Dương Bát Thuần (Suddahatthakakalāpa): có 8 Sắc Bất Ly.
Bọn Thinh Cửu (Saddanavakakalāpa): có 9 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly và Sắc Cảnh Thinh.
b) Nhóm ngọn:
Bọn Âm Dương Ðặc Biệt (Lahutādi ekādasakakalāpa): có 11 Sắc là 8 Sắc bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.
Bọn Thinh Ðặc Biệt (Saddalahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.
4) Sắc Vật Thực (Āharajākalāpa) gồm 2 bọn:
Bọn Vật Thực Bát Thuần (Suddahatthakakalāpa): chỉ có 8 Sắc Bất Ly.
Bọn Ðặc Biệt Thập Nhất (Lahutādi ekādasakakalāpa): gồm 11 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và 3 sắc Ðặc Biệt.
5) Sắc Pháp phân theo cõi:
– Cõi Dục Giới có đủ 28 Sắc Pháp.
– Cỏi Sắc Giới có 23 (trừ Tỷ, Thiệt, Thân và Sắc Tính).
– Cõi Vô Tưởng chỉ có 17 Sắc Pháp là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Mạng Quyền, Giao giới (Sắc Hư Không), Sắc Ðặc Biệt và Tứ Tướng. Cõi này không có Sắc do Tâm tạo và Vật Thực tạo.
6) Sắc Tục Sinh phân theo cõi:
Sắc Tục Sinh là ba bọn Sắc (Thân Thập Pháp (Kāyadasaka), Tánh Thập Pháp (Bhāvadasaka) và Tâm Sở Y Thập Pháp (Vatthudasaka)), do Nghiệp quá khứ tạo, đồng sanh với Tâm Tục Sinh. Ðược chia ra làm 4 trường hợp:
Sắc Tục Sinh cõi Vô Tưởng: toàn là hóa sinh (Opāpātika), thường vô hình, mắt trần không thể nhìn thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời kỳ thai nghén. Thường thường các vị Ngạ Quỷ (Petas), Chư Thiện (Devas) và Phạm Thiên (Brahmā) thuộc loại hóa sanh. Ở cõi này chỉ có 17 Sắc Pháp là 9 Sắc thuộc bọn Sắc Mạng Quyền (Sotadasakakalāpa) và 8 Sắc Bất Ly (Avinibbhogarūpa).
Sắc Tục Sinh cõi Sắc Giới Hữu Tưởng: toàn là hóa sinh, có 14 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Mạng Quyền, Sắc Ý Vật (Sắc tim), Sắc Thần Kinh Nhãn, Sắc Thần Kinh Nhĩ, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn có 4 bọn: Nhãn, Nhĩ, Sắc Tim và Sắc Mạng Quyền.
Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc thai sanh và noãn sanh (Jalàbuja ca Añdaja) có 19 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn thời khi sanh có 3 bọn là bọn Ý Căn, bọn Trạng Thái và bọn Thần Kinh Thân.
Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc hóa Sanh và thấp Sanh (Opāpātika ca Samsedaja) có 19 Sắc Pháp: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Phân theo bọn thì có 7 bọn là 5 bọn Thần Kinh, 1 bọn Trạng Thái, 1 bọn Sắc Tim.
Ðặc Biệt, Biểu Tri với Thinh,
Dị, Diệt chẳng có đang hình hóa sanh.
Còn khi bình nhật đủ ràng,
Bao nhiêu các Sắc không đành bớt ra.
Ghi chú:
Tứ Sanh: Noãn sanh (Añdaja) do trứng sanh, Thai sanh (Jalābuja) do từ bào thai sanh ra, Thấp Sanh (Samsedaja) do sanh từ chỗ ẩm ướt (như vài loại động vật hạ đẳng) và Hóa sanh (Opāpātika).
Tam Sanh: Noãn sanh và Thai sanh đều phải nhờ bụng mẹ nên còn gọi chung là Phúc sanh (Gabbhaseyaka), Thấp sanh và Hóa sanh.
Cỏi Dục Giới có đủ tứ sanh hay tam sanh (Yoni). 16 cõi Sắc Giới chỉ có Hóa Sanh. Cõi Vô Sắc Giới vì không có Sắc Pháp nên chỉ có Tâm Tục Sinh (Patisandhi) tiếp nối của đời sống cũ.
Tâm điều khiển các cách biểu tri
1) Cách khóc do 2 Tâm Sân sai khiến.
2) Cách cười được phân làm ba trường hợp:
– Chúng sanh cười bằng 8 Tâm (4 Tâm Tham và 4 Tâm Ðại Thiện) thọ Hỷ.
– Bậc A-La-Hán, bậc Thinh Văn và bậc Ðộc Giác cười bằng Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu và 4 Tâm Duy Tác thọ Hỷ.
– Bậc Toàn Giác cười bằng 4 tâm Duy Tác thọ Hỷ.
3) Cách nói có 32 tâm sai khiến là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới (12 tâm Bất thiện + 16 tâm Thiện + tâm Ưng Cúng sinh Tiếu), Tâm Khán Ý Môn và 2 Tâm Thông (Diệu Trí).
4) Cách hoạt động tiểu oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến (xem lại cách nói).
5) Cách hoạt động đại oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến.
6) Cách kềm chế 3 oai nghi, hoặc 4 oai nghi có 58 tâm là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới, Tâm Khán Ý Môn, 2 Tâm Thông (tâm Diệu Trí), 18 Tâm Ðổng Tốc Ðáo Ðại, 8 (hay 40) Tâm Siêu Thế.
7) Cách tầm thường do 75 hoặc 107 tâm điều khiển (trừ Ngũ Song Thức và 4 tâm Quả Vô Sắc).
Cách là do Sắc Tâm điều khiển, có những tâm vì không tạo được Sắc Tâm nên không ảnh hưởng được cách nào. Những tâm đó là: 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới, Tâm làm việc Tục sinh, Hộ Kiếp và Tâm Tử (như 2 Tâm Quan Sát) và Ngũ Song Thức.
Những tâm còn lại đều có Sắc Tâm nên sai khiến thân hành động, khẩu nói năng theo những cách khác nhau. Chú ý: không một loại tâm nào có thể điều khiển được hết 7 cách nói trên.
19 Tâm sai khiến được 1 cách là cách tầm thường. Những tâm này quá yếu ớt như: 3 Tâm Quan Sát, 8 Ðại Quả, 3 Ý Giới, 5 Tâm Quả Sắc Giới. Mặc dù những tâm này tạo được Sắc Tâm nhưng vì quá yếu ớt nên không sai khiến được các cách khác.
58 Tâm Thiền Ðổng Tốc chỉ sai khiến 2 cách: cách tầm thường và cách kềm vững 3 đại oai nghi.
14 Tâm Dục Giới thọ Xã, 4 Tâm Thông và Tâm Khán Ý Môn sai khiến được 5 cách (trừ cách khóc và cách cười).
12 tâm Dục Giới thọ Hỷ sai khiến được 6 cách (trừ cách khóc).
-HẾT-