Chương III
Như vậy đến đây ta kết thúc phần xác định lại các pháp được bố trí trong tám phân đoạn, cụ thể là bốn phân đoạn trong phần phác thảo (câu hỏi, chú giải về cơ hội, chú giải về hiện trạng[207] và phần kết luận) và về bốn phân đoạn trong phần chú giải. Giờ đây phần kết luận được mở đầu với câu ‘Nhân cơ hội đó có bốn Uẩn (tập hợp)[208]’. Phần này chia thành ba phân đoạn là: phác thảo, chú giải và chú giải thêm. Trong đó có câu, ‘Bây giờ, nhân cơ hội đó, có 4 uẩn’ v.v… là phần phác thảo v.v… ‘Nhân cơ hội đó, bốn tập hợp là gì vậy?’ là phần chú giải. ‘Nhân cơ hội đó, thọ uẩn là gì vậy?’ là phần chú giải thêm.
Về những vấn đề này, trong phần phác thảo, có hai mươi ba phần bắt đầu bằng bốn tập hợp (uẩn). Ta nên hiểu ý nghĩa của các phân đoạn đó như sau:
Nhân cơ hội đó, xuất hiện loại tâm thiện chính yếu đầu tiên, cảm nghiệm được trong cõi Dục giới, các pháp đó vượt quá số lượng năm mươi hiện trạng, ngoại trừ phần ‘Hay bất cứ điều gì…’ được bao hàm trong kinh văn, và lúc đó đã xuất hiện như là những sở hữu tâm – toàn bộ các pháp này qui tụ lại với nhau tạo nên bốn tập hợp (uẩn) hiểu theo nghĩa là các nhóm: [153] có hai căn hiểu theo nghĩa là ‘āyatana’ xứ đã được trình bày ở trên, có hai giới hiểu theo ý nghĩa là bản chất nội tại, trống rỗng bản ngã, thiếu vắng thực thể sống động. Ngoài ra, có ba hiện trạng trong đó được gọi là vật thực hiểu theo nghĩa duyên khởi. Còn lại không thuộc những vật thực.
Vậy đó là gì vậy? Phải chăng đây là năm mươi ba hiện trạng (khác với ba thực) trong mối tương quan nhân quả với một hiện trạng khác, hay với Sắc phát xuất từ chính bản thân các pháp này, hay không phải là như vậy? [Thưa đúng vậy]. Nhưng ‘ba thực’ bằng cách này[209], cách khác[210], với tư cách là những nguyên nhân vượt quá năm mươi ba hiện trạng trên: do vậy chúng được gọi là những vật thực. Bằng cách nào vậy? Thưa đối với bất kỳ sở hữu tâm và tâm còn lại nào đóng vai trò là những nguyên nhân tương quan nhân quả, cũng như đối với ba loại xúc nhân quả đó, được coi như một thứ vật thực và duy trì (hay tạo ra) ba loại thọ. Giống như một thứ vật thực, ý muốn của tâm cũng nằm trong mối tương quan nhân quả với ba cảm giác và duy trì cả ba cõi đó. Giống như một thứ vật thực, thức cũng nằm trong mối quan hệ nhân quả với ba cảm giác và duy trì cơ cấu Danh và Sắc trong tái nhận thức đó. (Do đó, giống như những vật thực, chúng vượt quá năm mươi ba hiện trạng đó).
Nhưng phải chăng (là vật thực), thức này chỉ là một kết quả thôi sao? trong khi loại thức chính yếu đầu tiên lại là một tâm thiện (Câu trả lời của ta là: -) Mặc dù đó là tâm thiện, giống như vật thực, lại được gọi là thức, do tương đồng với thức vốn là một kết quả. Hay ba hiện trạng này được gọi là những vật thực hiểu theo nghĩa là việc củng cố các pháp liên đới, giống như lương thực mang lại sức mạnh cho cơ thể vậy. Do đó, có câu nói là: ‘Giống như những chất dinh dưỡng, những vật thực phi sắc có mối tương quan nhân quả với các pháp tương ưng và với những phẩm chất Sắc do chúng[211] tạo ra’.
Một cách giải thích khác là: – Bởi vì chúng nằm trong một mối tương quan nhân quả đặc biệt mang tính liên tục chủ quan, sắc vật thực và ba hiện trạng được coi như là những vật thực. Sắc vật thực đặc biệt có tương quan với cơ thể các chúng sanh chia sẻ nguồn lương thực đó; chính vì thế xúc cũng tương quan với thọ trong nhóm vô hình như vậy; tâm cố ý cũng có tương quan đối với thức như vậy; và thức đối với cơ cấu hai mặt cũng như vậy. Như Ðức Thế Tôn đã nói: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, cơ thể này được nuôi dưỡng bằng Sắc vật thực, thân xác đứng vững được vì lệ thuộc vào Sắc vật thực, cơ thể không thể đứng vững được khi thiếu Sắc vật thực, như vậy, từ xúc với tư cách là nguyên nhân, xuất hiện thọ, từ thọ với tư cách là nguyên nhân, xuất hiện hành, từ thức với tư cách là nguyên nhân, xuất hiện cơ cấu danh[212] và Sắc’.
Tiếp theo sau đó, có tám hiện trạng là những quyền, hiểu theo nghĩa chúng có ảnh hưởng áp đảo chứ không phải là điều gì còn lại. Do vậy ở đây có lời nói rằng: ‘có tám quyền.’ Lại nữa, năm hiện trạng đóng vai trò là những chi Thiền hiểu theo nghĩa quan sát gần gũi đối tượng. Chính vì thế lại có lời nói rằng: ‘có năm chi thiền.’ [154] Kế đó, có năm chi Chánh Ðạo hiểu theo nghĩa là những phương tiện thoát khoải vòng luân hồi các cõi (round of existence), và trở thành nguyên nhân đạt đến Niết Bàn. Do đó ở đây ta người ta cho rằng: ‘có năm chi Ðạo.’ Bởi vì mặc dù ta có Bát Chánh Ðạo, tuy nhiên, nơi tâm hiệp thế[213], có ba giới phần[214] không thể đạt đến được ngay tức khắc và cùng một lúc.
Do đó người ta mới nói rằng chỉ có năm chi Ðạo mà thôi. Nhưng [người ta có thể phản đối điều này] vì trong Kinh tạng có ghi: Chánh Ðạo qua đó họ phải vượt qua lại là một cách diễn đạt ám chỉ về Bát Thánh Ðạo[215]’. Trong bộ này, Thiền Quán là tâm Siêu thế chúng có đến tám loại, chính vì có tới tám loại Thánh Ðạo thuộc loại này. Giờ đây, bởi vì Tâm hiệp thế, theo như từ này muốn ám chỉ là ‘lối Dịch qua đó họ đã tới được’ là có tới tám loại, thế thì chẳng phải là có Bát Chánh Ðạo hay sao?
Thưa không, không phải như vậy. Giáo lý thuộc Kinh này (được thực hiện) bằng cách giải thích chi tiết. Chẳng hạn như ngài nói như thế này: ‘Quả thật, trước khi điều này xảy ra thì thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp đều khá thanh tịnh’[216]. Nhưng bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) này là cách lý giải tối thiểu không kèm theo lời diễn giải. Trong tâm hiệp thế này ba giới phần đó không[217] đạt được ngay tức khắc và trong cùng một lúc. Do đó, coi như chỉ có chi đạo Ðạo mà thôi.
Có bảy hiện trạng được coi như là bảy ‘lực’ hiểu theo nghĩa là không hề lay chuyển[218]; 3 hiện trạng là những nhân duyên gốc theo ý nghĩa là những nhân; 1 hiện trạng là xúc hiểu theo nghĩa là đụng chạm cảnh; một hiện trạng thuộc thọ hiểu theo nghĩa là đang hưởng cảnh; một hiện trạng là tưởng hiểu theo nghĩa là nhớ biết đối tượng; một hiện trạng là tư hiểu theo nghĩa là lên kế hoạch trù liệâu; một hiện trạng thuộc tâm hiểu theo nghĩa là (a) đang biết hay đang nhận thức thấy (b) đang đa dạng hoá; một hiện trạng thuộc thọ uẩn[219] hiểu theo nghĩa là một nhóm (uẩn) và hưởng cảnh[220]; một hiện trạng là tưởng uẩn hiểu theo nghĩa một nhóm (uẩn) và đang nhớ biết đối tượng; một hiện trạng là hành uẩn hiểu theo nghĩa là lên kế hoạch trù liệu một hiện trạng là thức uẩn, hiểu theo nghĩa là một nhóm và đang biết hay đang nhận thức thấy và đang đa dạng hoá; một hiện trạng là các ý xứ hiểu theo nghĩa là đang nhận biếât đối tượng và là một nơi ở, như được nói đến ở trên; một hiện trạng là ý quyền hiểu theo nghĩa đang nhận biết và đang chiếm ưu thế trổi vượt; một hiện trạng là ý thức giới hiểu theo nghĩa là đang nhận biết và đang trong tình trạng nội tại nơi bản chất, trống rỗng (về nhân cách) và không phải là thực thể sống động. Các pháp còn lại không giống như hiện trạng vừa nhắc đến sau cùng này.
Hơn thế nữa, ngoại trừ thức, tất cả các pháp còn lại đều tạo nên một pháp xứ theo những ý nghĩa đã đưa ra ở trên; và mỗi hiện trạng đều là pháp giới Qua phần kết luận về: ‘hoặc giả bất kỳ điều gì vào thời điểm đó,’ vấn đề ‘hoặc giả bất kỳ điều gì’ được bàn đến ở trên cũng được xem xét ở đây. Như vậy bất luận nơi nào cũng nên thảo luận đến ‘hoặc-bất kỳ điều gì’ [155] Sau phần này, chúng ta sẽ không thảo luận dài dòng đến như vậy nữa. Và trong những phần chú giải và chú giải thêm, chúng ta nên hiểu theo nghĩa đã được nêu trên.
Ðến đây kết thúc Phần Tóm Lược, cũng còn được gọi khác đi là Phân Ðoạn Các Nhóm.