Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 50

Chương IV

PHẦN NÓI VỀ TRỐNG RỖNG[221]

Giờ đây, ‘Vào thời điểm đó đã xuất hiện các pháp,’ như vậy phần nói về Trống Rỗng bắt đầu được đề cập đến. Phần này thể hiện ở hai cách: phác thảo và chú giải.

Trong phần đầu tiên, với các từ ‘các pháp ‘hiện đã có’, đã có tới hai mươi phân đoạn, nhưng giống như ở trên, trong mỗi phân đoạn, chẳng hề có phân chia thành hai, ba hay bốn phần nhỏ nào cả. Tại sao vậy? Thưa bởi vì cách phân chia như vậy đã được thực hiện trong phần kết luận. Các pháp phân loại ở đó đều được đề cập đến ở trên. Và ở đây, chỉ có các pháp; chẳng có chúng sanh thường tồn nào, chẳng có linh hồn nào được biết[222] cả. (năm mươi sáu hiện trạng) này chỉ là các pháp không có thực chất, không có nguyên lý hướng dẫn. Và để chỉ ra ý nghĩa phần trống rỗng này như cũng đã được khẳng định ở đây. Chính vì thế chúng ta nên hiểu ý nghĩa như đã được nghiên cứu đến ở đây.

Vào lúc nào xuất hiện loại tâm thiện chính yếu đầu tiên được biết cảnh trong cõi Dục giới, nổi lên vào lúc đó, nhờ trở thành những sở hữu tâm, năm mươi hiện trạng hay hơn thế nữa đã xuất hiện đều là những sự kiện tối thượng. Không còn có một hiện trạng nào khác, không có một chúng sanh nào khác, không có một cá nhân nào cả, không có một con người khác xuất hiện. Tương tự như vậy, chúng là những tập hợp (uẩn) hiểu theo nghĩa là các nhóm. Do đó, chúng ta nên hiểu mối tương quan Sắc nơi toàn bộ các từ theo phương pháp đã nói đến ở trên.

Và bởi vì chẳng có chi thiền nào khác so với thiền cả, chẳng có chi Ðạo nào khác với Chánh Ðạo, chính vì thế ở đây chúng ta chỉ nghe nói rằng: ‘Có thiền có Ðạo.’ Có Thiền ở đây được hiểu là nhìn xem cặn kẽ đối tượng; có Chánh Ðạo xuất hiện được hiểu là nhân duyên [ đạt đến Niết – bàn]; chẳng còn điều gì khác nữa, chẳng có chúng sanh hay cá nhân nào khác cả – vì thế, chúng ta nên hiểu về mối tương quan nơi ý nghĩa toàn bộ các từ đó.. Ý nghĩa phần chú giải đã quá rõ ràng.

Ðến đây, Kết thúc phần giảng giải Trống Rỗng.

Ðến đây cũng kết thúc phần Bình Luận về Loại Tâm Ðầu Tiên được trình bày như thể được tô điểm với ba phần chính yếu vừa nêu trên.