Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 33

Chương IX

ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH (KASINA)

Nhưng tại sao phương pháp này lại được diễn giải vậy? Thưa bởi vì muốn giúp dẫn ta nhập Thiền Ðịnh (Jhāna). Nói rộng ra: trong việc tương ưng với đề mục đất, Ðức Thế Tôn đã diễn giảng theo lối trình bày khái quát[76] về Thiền Ðịnh (Jhāna) bằng bốn cách và năm phương pháp khác nhau; Cũng vậy tiến hành và đối tượng cũng đã được khái quát như vậy. Kể cả hai loại Thiền Ðịnh (Jhāna) này cũng vậy, ngài đã trình bày khái quát cho hành giả nào có khả năng hiểu được cách trình bày khái quát bằng những ‘đề mục đất’ về Thiền Ðịnh (Jhāna) đã được hệ thống hoá bằng bốn phương pháp. Nhờ đề mục đất này bốn phương pháp đã được diễn giải một cách thích hợp. Ðối với các hành giả có khả năng hiểu Thiền Ðịnh (Jhāna) như đã được diễn giảng bằng năm phương pháp, năm phương pháp này cũng đã được diễn giải một cách thích hợp. Ðối với các hành giả có khả năng hiểu được Thiền Ðịnh (Jhāna) như đã được diễn giảng bằng bốn phương pháp, với tiến hành và đối tượng đã được hệ thống hoá, bốn phương pháp dành cho tiến hành vừa đủ và đối tượng vừa đủ đã được diễn giảng một cách phù hợp. Ðối với các hành giả nào có khả năng hiểu được Thiền Ðịnh (Jhāna) như đã được trình bày bằng năm phương pháp, năm phương pháp này cũng đã được diễn giải một cách thích hợp. Như vậy giáo lý của Ðức Phật đã được diễn giảng trước tiên lại liên quan đến những khuynh hướng (đa dạng) thuộc nhiều tầng lớp con người khác nhau.

Và chính vì Ðức Thế Tôn có thể tô điểm giáo lý của ngài, nên ngài đã chia giáo lý đó thành bốn Tuệ giác phân tích, và lại có khả năng hiểu biết rõ ràng liên quan đến ‘Thập lực’, là tứ vô sở úy v.v… do ngài đã hiểu rõ các phận sự không thể thay đổi được và các trạng thái[77] nơi nhiều hiện trạng khác nhau, và do tài khéo của ngài đối trước những khái niệm về sự vật, nên ngài có thể xác định được cách pháp theo bất kỳ phương pháp nào. Do vậy, nhờ thực chứng, ngài đã soạn thảo kỹ lưỡng phương pháp diễn giảng, nên ngài đã thực hiện một Bài Pháp dựa trên bốn phương pháp vừa đủ, liên quan đến ‘đề mục đất. Và vì bất kỳ người nào khác lưu ý đến Thiền Ðịnh (Jhāna) cũng đều không thể làm được như vậy, nếu không nhắm tới đối tượng và tiến hành, do đó chắc chắn tạo được Thiền Ðịnh (Jhāna), nên người ta đã đưa ra mười sáu phương pháp này.

Cho đến thời điểm này chín bộ đã được đề ra gồm có: bốn tiến hành chín bộ, bốn đối tượng chín bộ, mười sáu cách chín bộ, bộ này toàn bộ có tới hai mươi lăm cách chín bộ. Trong mỗi bộ chín, có hai phương pháp tu luyện cụ thể là đó là phương pháp bốn bậc thiền và phương pháp năm bậc thiền. Như vậy, có tới năm mươi phương pháp. Trong Kinh văn, lại đề cập hai trăm hai mươi lăm loại tâm-Thiền Ðịnh (Jhāna): trong đó bốn phương pháp, có một trăm hai mươi lăm loại tâm-Thiền Ðịnh (Jhāna), còn năm phương pháp, thì có tới một trăm hai mươi lăm tâm-Thiền Ðịnh (Jhāna). Nhưng bốn phương pháp được gộp chung lại trong năm phương pháp, thì chỉ có một trăm hai mươi lăm loại tâm-mà thôi. Và trong số, hai trăm hai mươi lăm loại tâm thiền đọc thấy trong Kinh văn, chỉ trong phần chú giải về mỗi tâm, có ba phần bắt đầu bằng việc xác định về các trạng thái định tâm. Nhưng các trạng thái này đã được tóm tắt lại bằng sáu phương pháp như đã được trình bày khái quát trong mỗi phần chú giải đã được vạch rõ ra cho thấy ở trên.

Ðến đây kết thúc đề mục đất.