Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Chú Giải Bộ Pháp Tụ

Đỗ Quang Huy 29

Chương VII

BỐN ÐỐI TƯỢNG CỦA Ý

Giờ đây bởi vì loại Thiền Ðịnh (Jhāna) này gồm tới bốn phân loại đối tượng, cũng như cách phân loại- tiến hành, do đó, để làm rõ cách phân loại trước, chúng ta lại bắt đầu bằng câu: ‘Thiện pháp là gì vậy[74]?.

Trong mệnh đề này: – ‘lực hy thiểu và cảnh hy thiểu – ‘lực hy thiểu’ ám chỉ đến Thiền Ðịnh (Jhāna) không được thực hành và không có khả năng trở thành nhân duyên làm nỗi lên Thiền Ðịnh (Jhāna) bậc cao hơn. Lại nữa, Thiền Ðịnh (Jhāna) đó xuất hiệân có liên quan đến đối tượng có kích cỡ bàng một cái sàng nhỏ hay một cái nắp nồi, và Thiền Ðịnh (Jhāna) đó có đối tượng nhỏ bé như vậy, ta gọi là cảnh hy thiểu.

(Mặt khác), Thiền Ðịnh (Jhāna) đó đã được tu luyện, phát triển tốt và có đủ khả năng trở thành mục nhân duyên Thiền Ðịnh (Jhāna) bậc cao hơn tiếp theo. nên ta gọi là ‘lực vô lượng[75]’. Thiền Ðịnh (Jhāna) đó xuất hiện với một đối tượng lớn hơn và có đối tượng ‘không đo lường được’, do kích thước phát triển của nó, nên được gọi là ‘cảnh vô lượng’. Và từ việc phối hợp với đặc điểm đã được đề cập đến ở trên ta nên hiểu phương pháp kết hợp. Như vậy liên quan đến những đối tượng thuộc bốn lần chính phương pháp cũng đã được thảo luận đến ở trên và các loại tâm ở đây đều giống hệt nhau theo số lượng như trong qui trình bốn loại tiến hành ở trên.

Ðến đây kết thúc bốn Ðối tượng của Ý.