Ðến đây, nhằm chỉ rõ ra tâm thiện thuộc cõi Sắc Giới xảy ra thông qua tâm từ, v.v… nên một lần nữa ở đây, ta lại lại đưa ra câu mở đầu: ‘trạng thái thiện pháp là gì vậy?’[99].
Ở đây cụm từ, ‘câu hành với tâm từ’ có nghĩa trong đó có tình thương. Tương tự như vậy đối với cụm từ ‘câu hành với tâm bi’ v.v… Giờ đây, bằng bất cứ cách phân loại nào, khi người ta thực hiện và trú trong Thiền Ðịnh (Jhāna) câu hành với tâm từ v.v… toàn bộ việc sắp xếp cách tu tập thuộc Thiền Ðịnh (Jhāna) câu hành với tâm từ, v.v… đều đã được giải thích trong Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga).[100] Chúng ta nên hiểu ý nghĩa trong Kinh văn qua phương pháp đã được đề cập đến trong phần nói về những ‘Ðề mục đất. Chỉ có những Ðề mục đất mới có tới hai mươi lăm bộ chín. Ở đây. Trong ba Phạm trú thứ nhất, có hai mươi lăm bộ bảy. Thuộc đệ tam Thiền (Jhāna) và đệ tứ thiền. Trong hiện trạng xả thuộc Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc bốn chỉ có một bộ phương pháp hai mươi lăm duy nhất, Nơi hiện trạng tâm bi và tâm hỷ, hai yếu tố này cùng với bốn yếu tố khác, nghĩa là tác ý (ý muốn) và những yếu tố còn lại, đều được thừa nhận là thuộc ‘bất cứ trạng thái nào’(tr. 174). Và ở đây, chúng ta nên hiểu về hành nan v.v… bằng cách loại bỏ ác ý khỏi tâm từ, sự tàn bạo khỏi tâm bi, loại bỏ không thích khỏi tâm hỷ, tham dục và sân hận loại bỏ ra khỏi tâm xả.
Bất cứ nơi nào mà cảnh hy thiểu do không có nhiều chúng sanh làm đối tượng, thì cảnh vô lượng được do có nhiều chúng sanh làm đối tượng. Ðây là phương cách được gọi là phân biệt. Phần còn lại tương tự như trong Ðề mục đất.
Vì pháp tứ vô lượng tâm do Ðức Phật giảng, chúng ta hiểu được qua Kinh văn, thế nên những bài chú giải đặc biệt liên quan đến bốn hiện trạng này nên được hiểu biết thấu đáo. Như vậy, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, ‘tâm từ’ có nghĩa là ‘thương yêu’[101]. Câu này mang ý nghĩa là ‘con người mong ước điều tốt lanh’. Hoặc tâm từ được gọi như vậy bởi vì tâm từ liên quan đến một người được yêu (metta, mitte), hoặc là do hiện trạng “yêu thương” đó khiến cho người đó trở thành đối tượng một người được yêu.
Hiện trạng khiến[102] cho traùi tim của một người tốt lành rung lên trước đau khổ của người khác được gọi là tâm bi. Hoặc hành vi đó tiêu diệt[103], hủy hoại nỗi đau khổ của người khác, điều đó cũng được gọi là tâm bi [193]. Hoặc đó là tâm bi, do bởi tấm lòng đó trải rộng trên những người bị hại, mở rộng ra trên[104] họ những lời giáo huấn.
(Thứ ba) tâm hỷ (muditā) có nghĩa là những người được phú cho yếu tố đó, hoặc với các câu sanh, họ mang lại niềm vui, hoặc chính bản thân họ tỏ ra vui mừng, hoặc chỉ là ‘sự hân hoan’. (thứ tư) là ‘có thể họ không có thù địch!’- như vậy, nhờ loại bỏ ác ý, người ta thiền với thái độ vô tư bằng cách đạt được hiện trạng trung dung – đây là tâm xả.
Còn về những trạng thái v.v… trước hết, trong số những trạng thái đó, tâm từ có trạng thái là một chuỗi những hành vi mang tính từ tâm (hay thương người); có phận sự hoặc thuộc tính là mang lại điều tốt lành; có thành tựu hoặc hiệu quả là loại bỏ tính hận thù; có nguyên nhân gần là nhận ra nét đáng yêu của các chúng sanh. Tuyệt đích của tâm từ làm lắng đoïng ác ý; tâm từ, nếu tâm từ thất bại thì sẽ tạo ra tham ái. Tâm bi có trạng thái làm lắng đọng và loại bỏ đau khổ; phận sự của tâm bi là không có khả năng chịu đựng (khi chứng kiến) những người khác phải đau khổ; tâm bi thành tựu bằng thái độ ân cần tử tế; nguyên nhân gần của tâm bi là nhận ra nhu cầu của người khác đang bị đau khổ khuất phục. Tuyệt đích của tâm bi là làm lắng đọng sự tàn bạo; nếu thất bại không tạo ra được tâm bi thì buồn rầu sẽ xuất hiện. Tâm hỷ có trạng thái niềm vui mừng; phận sự nó là không ghen tị; tâm hỷ thành tựu bằng việc tiêu diệt bất bình; nguyên nhân gần của tâm hỷ là nhận ra được hiện trạng đầy triển vọng nơi các chúng sanh khác. Tuyệt đích của tâm hỷ là làm lắng đọng những điều mất cảm tình; nếu thất bại trong tâm hỷ sẽ tạo ra chế nhạo. Tâm xả, trạng thái là phát triển được trung dung đối với các chúng sanh khác; có phận sự là đánh giá đúng người khác; thành tựu bằng cách làm lắng đọng ác cảm và thói nịnh hót; nguyên nhân gần là nhìn nhận thừa tự của tác nghiệp (Kamma) đang xảy ra như là ‘các sinh linh đều là sở hữu của tác nghiệp (Kamma) của họ. Nhờ ảnh hưởng của tác nghiệp (Kamma) này, họ sẽ đạt được hạnh phúc, hoặc thoát khỏi nỗi đau khổ, hoặc không mất đi thành công[105] mà họ đã đạt được’. Tuyệt đích của tâm xả là làm lắng đọng ác cảm và thói nịnh hót; nếu thiếu tâm xả sẽ tạo ra thái độ thiếu tôn trọng và tâm xả[106] một cách thiếu thông minh.
Tứ Vộ Lượng Tâm này có chung một thành quả là tạo cho ta niềm sung sướng khôn tả do Thiền định đem lại và tạo cho ta một cuộc sống hạnh phúc. Cả bốn hiện trạng còn đem lại cho ta nhiều kết quả nữa đó là tiêu hủy được ác ý v.v… chẳng hạn như tâm từ mang lại cho ta kết quả là việc tiêu diệt ác ý. Những trạng thái khác cũng đem lại những thành quả tương ứng là tiêu hủy tính tàn bạo, mất tâm hỷ và tham ái. Như có câu nói rằng, ‘Thưa các bạn, được gọi là tâm từ chính là chúng ta không ác ý… được gọi là tâm bi chính là chúng ta không có sự tàn bạo… được gọi là tâm hỷ chính là chúng ta không có làm mất tình cảm lẫn nhau… được gọi là tâm xả chính là chúng ta khỏi lòng tham dục[107] vậy’.
Mỗi phạm trú này đều có hai kẻ thu gần và xa. Nói rộng ra: kẻ thù gần của tâm từ là tham ái, bởi vì như tâm từ, là nó nhận ra những công đức. Nó giống như một kẻ thù ẩn núp sau một người. Nó nhanh chóng tìm được cách thâm nhập vào người đó. Do đó, chúng ta nên bảo vệ kỹ để tâm từ thoát khỏi tham dục. Ác ý là kẻ thù xa của tâm từ. Do khác biệt về bản chất, nên ý đồ xấu xa giống như kẻ thù của con người đang cư trú trong một pháo đài ở ngọn núi. [194] Do đó, chúng ta nên bảo vệ kỹ để tâm từ bảo đảm thoát khỏi ác ý. Không thể nào một người vừa trau dồi tâm từ và đồng thời lại đem lòng tức giận được.
Còn đối với tâm bi, người nào nhìn nơi những cảnh sắc, thật đáng khao khát, đáng yêu, đáng được quý chuộng, đầy thú vị, đó là những đối tượng chưa được chấp nhận cũng như chưa thể nhận được, hoặc người nào nhớ lại những gì mà trước đây họ đã nhận được cũng như hiện giờ đã qua đi, đã kết thúc, đã thay đổi, thì họ cảm thấy đầy nỗi thất vọng được gọi là hiệp thế (hoặc thế tục)[108]. Bởi vì với tâm trạng thất vọng, người đó cũng chờ đợi cả điều bất hạnh, nên nỗi thất vọng chính là kẻ thù gần của tâm bi mà ra. Do khác biệt về bản chất, nên thói tàn bạo là kẻ thù xa của tâm bi. Do đó, chúng ta nên trau dồi tâm bi thật vững chắc, để thoát khỏi thói tàn bạo. Không thể nào một người vừa trau dồi tâm bi, và đồng thời đánh người khác bằng chính cánh tay của mình, v.v….
Ðối với tùy hỷ, người nào nhìn nơi những cảnh sắc, thật đáng ao ước, v.v…. thì họ cảm thấy đầy niềm vui được gọi là hỷ lạc trần tục. Bởi vì với tâm trạng vui vẻ, người đó cũng chờ đợi cả triển vọng, nên hỷ lạc chính là kẻ thù gần của tùy hỷ mà có. Do khác biệt về bản chất, nên sự mất cảm tình là kẻ thù xa của tùy hỷ. Do đó, chúng ta nên trau dồi tùy hỷ thật vững vàng, để thoát khỏi sự mất cảm tình. Không thể vừa trau dồi tâm hỷ, đồng thời người ta lại có thể không hài lòng đối với những tùy viện tách biệt nhau hoặc lại có được Thiện pháp cao hơn[109].
Kẻ khờ dại nhận ra cảnh sắc và bị si mê, một người bình thường không chế ngự được những hạn chế nơi bản chất hèn hạ của mình và hậu quả tiền kiếp, đó là kẻ không nhận ra được những điều khổ não nơi toàn bộ những pháp hữu vi, nên không thể làm quen được với giáo lý của Ðức Phật – con người bình thường này đã bị xả khống chế như vậy, nên không còn khả năng thắng vượt được cảnh sắc đó. Chính vì thế xả này được gọi là trần tục (hoặc thế tục), và chỉ là si mê mà thôi. Do tính tương đồng nơi hiện trạng không thể phân biệt được đâu là điều lỗi phạm và đâu là việc công đức, nên hiện trạng này chính là kẻ thù gần với phạm trú hành xả. Do khác biệt về bản chất, nên cả sự tham ái lẫn ác cảm đều cũng là kẻ thù xa chống lại với hiện trạng này, Do đó, chúng ta nên trau dồi hành xả để được đảm bảo khỏi những đối tượng lừa dối này. Không thể nào vừa trau dồi hành xả, và đồng thời lại tỏ ra say mê hay gây hại cho người khác được.
Về toàn bộ Tứ Vô Lượng Tâm này, ý chí, nghĩa là ý muốn làm điều gì đó chính là điểm khởi đầu; Việc loại bỏ các Triền Cái là trung tâm điểm và trạng thái tham thiền nhập định là phần cuối cùng. [195] Một hay nhiều chúng sanh như là những khái niệm lại trở thành đối tượng của trạng thái đó. Khi đã phát triển được cách nhập thiền. Ðây là thứ tự cần được triển khai: – Giống như một nhà nông giỏi đánh dấu những chỗ cần phải cày bừa, rồi sau đó mới hạ cày. Cũng vậy, khi chúng ta phân biệt chọn lựa một nơi cư trú, chúng ta nên vun trồng tình thương mến đối với những người đang sinh sống quanh đó theo cách: ‘Mong sao cho những người cùng cư ngụ nơi đây được thoát khỏi mọi thù địch đối chọi!’.
Sau khi đã biến trí tuệ trở nên ôn hoà và dễ dàng thích ứng với một vài nơi cư ngụ ta phải thực hiện hành vi lựa chọn, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười nơi cư ngụ khác nữa rồi tiếp đến là lựa chọn cả một con đường cao tốc, lựa chọn đến một nửa ngôi làng rồi toàn bộ ngôi làng, một quận, một quốc gia, một phần tư thế giới làm nơi cư ngụ cho mình. – cũng như vậy ta tiến hành lựa chọn cả một hệ thống-thế giới và nhiều hơn nữa, ta nên vun đắp tâm từ đối với tha nhân đang sống chung đụng với ta. Tương tự như vậy ta cũng phải vun đắp tâm bi và những phẩm chất khác nữa. Ðây chính là thứ tự ưu tiên trong việc phát triển đối tượng.
Và chính vì Ðịnh tâm đối với những gì là vô sắc lại là kết quả do nhiều đề mục khác đem lại, ta nên tập trung vào các lãnh vực phi tưởng phi phi tưởng coi đó như là kết quả của Ðịnh tâm nơi những cõi vô sắc, đạt được kết quả của thiền, đạt được sự đoạn diệt do chỉ tịnh và quán minh đem lại, chính vì vậy tâm xả ở đây chính là kết quả do ba phạm trú trước đó mang lại.
Giống như vậy nếu ta không thể dựng lên được các cây cột trụ và gác các cây rầm và xây lên các bức tường bao quanh căn nhà ta không thể nào dựng lên được đỉnh mái nhà đồng thời góc rui mè để lợp mái., chính vì thế nếu không có đệ tam Thiền (Jhāna) giúp chiếm lãnh được phạm trú đầu tiên [trong số ba hiện trạng đó] ta không thể triển khai được hiện trạng thứ tư cho dù hiện trạng đó không xuất hiện chung với đệ tam Thiền (Jhāna) do những Ðề mục nhập thiền tạo ra, chính do bởi có sự khác biệt nơi các đối tượng.
[Ở đây, ta có thể tính đến những cách thế sau đây: -] ‘Tại sao tâm từ, tâm bi, tùy hỷ, và tâm xả lại được gọi là Phạm trú? Tại sao lại có bốn trạng thái đó? Thứ tự các trạng thái này là gì? và tại sao trong Bộ Phân Tích, các trạng thái này được gọi là ‘vô lượng[110] được?’
Trước tiên, ta cần phải hiểu rằng các hiện trạng này đều thuộc loại chư Thiên, hiểu theo nghĩa là ‘tốt nhất’ (hoặc tuyệt nhất – seltha), và bản chất của chúng là hoàn hảo. Bởi vì các hiện trạng này đều thuộc loại xuất sắc tạo nên những thái độ cư xử tuyệt nhất đối với tha nhân. Và giống như những nhân vật Phạm Thiên sống bằng những tư tưởng hoàn hảo, cũng vậy những người có lòng khát khao có được bốn hiện trạng này đều sống giống như các vị Phạm Thiên. Như vậy, do ý nghĩa của từ ‘chư thiên’ và do bản chất hoàn hảo nơi chư thiên đó, nên các hiện trạng này được gọi là những ‘Phạm trú’.
Bốn Sức Mạnh đưa dẫn ta đến tính Thanh tịnh;
Tình Thân Thiện làm nên những Cách Thế mở đầu
khả năng của chúng là vô hạn chẳng có gì quét sạch.
Thật vô lượng ôi hiểu biết[111] của chúng ta.
Nghĩa là vì tâm từ là phương cách thanh lọc những người mang đầy ác ý (ý đồ xấu xa), cũng như tâm bi là phương cách thanh lọc những người đầy lòng tàn bạo, tùy hỷ là phương cách thanh lọc những người chất đầy ghê tởm trong lòng, tâm xả là phương cách thanh lọc những người có đầy tham ái; lại nữa, bởi vì bốn hành vi thuộc tâm trong tương quan với tha nhân chính là những phương cách truyền đạt thiện pháp, loại bỏ điều những điều nguy hại, [196] vui mừng trước thành công của tha nhân, và không bận tâm lo lắng; và bởi vì những ai thực hiện những vô lượng nên trau dồi bốn hiện trạng này với bất kỳ chúng sanh nào giống như người mẹ, trước sự hiện diện của bốn người con, một đứa còn thơ dại, đứa khác bị đau yếu, một đứa đang thuộc lứa tuổi thiếu niên, một đứa đang bận rộn với những công việc riêng tư đời mình, người mẹ đó chỉ ao ước cho đứa con còn thơ dại thêm khôn lớn, cho đứa con đau yếu hết bệnh tật, cho đứa con ở lứa tuổi thiếu niên biết kiên nhẫn theo đuổi những điều tốt đẹp hợp với lứa tuổi đó và cho đứa con đang bận rộn với những công việc riêng không còn phải lo lắng nữa, như vậy, đây là thứ tự của những Ðề mục dẫn đến lòng Thanh Khiết.
Và bởi vì người nào ao ước[112] trau dồi các hiện trạng đó, trước tiên tập luyện để có được các pháp này trong việc cư xử với tha nhân bằng cách làm việc thiện, và tâm từ thương có trạng thái là tiến hành bằng chính hành động nhiều hơn là lời nói suông; và bởi sau đó, đang lúc suy tư về những gì đã nhìn thấy hay đã nghe được, về các chúng sanh đang cầu mong sao có được hạnh phúc. Ðang khi họ bị đau khổ đè nén, để họ biết tu luyện những trạng thái này bằng cách loại bỏ nỗi đau khổ. Còn tâm bi có trạng thái là tiến hành loại bỏ đau khổ; kế đó mỗi khi ta khi nhìn thấy thành công của tha nhân đang cầu mong được hạnh phúc đang khi họ bị đau khổ đè nén, ta nên tập luyện các hiện trạng này bằng cách tỏ ra vui mừng trước thành công của họ, và tùy hỷ có trạng thái là niềm vui tràn đầy; và cuối cùng, vì chúng ta nên thực hành các hiện trạng này với thái độ trung dung được gọi là hành xả, do không có gì để thực hành, và hành xả có trạng thái là xúc tiến công việc bằng thái độ trung dung, nên tâm từ được đề cập đến trước hết, bằng cách thực thi việc thiện, v.v… rồi đến tâm bi, tùy hỷ, tâm xả – vậy chúng ta nên hiểu về thứ tự theo cách đó.
Và bởi vì tất cả các hiện trạng này đều xuất hiện trong một lãnh vực không thể đo lường được, nên chúng được gọi là những vô lượng. Bởi vì các chúng sanh vô giới hạn đã tạo nên thành lãnh vực này. ‘Mặc dù chỉ một chúng sanh duy nhất ta cũng nên tỏ lộ tâm từ đối với chúng sanh đó v.v…’ Do đó, đang khi không tạo ra bất kỳ ranh giới nào, các hiện trạng này vẫn tiến triển thông qua một qui trình khuếch tán tích cực. Vì lý do đó ta nói rằng các chúng sanh này thuộc bốn nhóm hiện trạng do bởi cách chúng được Thanh tịnh, v.v…. theo một thứ tự rõ ràng thông qua lý do những phương cách chúng thực hiện thiện pháp, và chúng được gọi chung một tên là các chúng sanh Vô lượng, do bởi chúng nổi lên trong một lãnh vực gồm các đối tượng mang đặc điểm không thể đo lường được. (hay Vô lượng).
Và trong số này, các chúng sanh với trạng thái nằm trong lãnh vực các đối tượng mang tính chất Vô lượng này, ba trạng thái đầu tiên (của các chúng sanh này)chính lãnh vực đệ tam và đệ tứ Thiền (Jhāna)[113]. Tại sao vậy? Thưa bởi vì các hiện trạng thiền này bất tương ưng hỷ. Nhưng tại sao chúng không bất tương ưng hỷ? Thưa đó là do chúng đã được giải thoát khỏi những trạng thái như Ác ý xuất phát từ sầu muộn u uất. Phạm trú cuối cùng thuộc đệ ngũ Thiền (Jhāna). Tại sao vậy? Thưa bởi vì các hiện trạng này đều thọ xả. Bởi vì Phạm trú hành xả vốn xuất hiện như một hiện trạng trung tâm [197] không thể nổi lên mà không có thọ xả.
Ðến đây kết thúc Bài Pháp bàn về Phạm trú.