CHƯƠNG XVI
I. Ðiểm tranh luận: Ðiều khiển (tâm tha nhân) [79]
[158] Một số người, cụ thể là phái Mahansanghikas chủ trương rằng, thành tích sức mạnh và quyền lực trên cõi đời này là có thực, nếu như không thể điều khiển được ý thức của tha nhân. Nhưng chỉ sức mạnh đó chỉ có thực, nếu gộp cả sức mạnh kiềm chế như vậy. Liên quan đến họ Sakavadin hỏi lại.: “Chúng ta có thể điều khiểm nổi ý thức của tha nhân hay chăng?” Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Trong trường hợp này, điểu khiển là ngăn cản tha nhân không gây ra lỗi phạm và điều đồi bại.
Những gì còn lại nên được hiểu theo kinh văn ghi trong Kinh Phật.
Ðiểm tranh luận về điều khiển trí tuệ tha nhân kết thúc ở đây.
II. Ðiểm tranh luận về hỗ trợ tâm tha nhân.
Cùng một[80] phương pháp tương tự như trên cũng được áp dụng trong điểm tranh luận về hỗ trợ tâm tha nhân. [81]
III. Ðiểm tranh luận: Tạo hạnh phúc nơi tha nhân. (sukhānuppabāna)
Vì có đoạn Kinh Phật viết như sau: “Quả thật có nhiều điều hạnh phúc Ðức Thế Tôn đã ban tặng (giáng) trên chúng ta.”[82] Một số người, cụ thể là phái Thuyết Nhân Bộ chủ trương rằng chúng ta có thể tạo hạnh phúc nơi người khác.
Liên quan đến họ Sakavadins đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Nhưng khi được hỏi: “Chúng ta có thể tạo ra khổ sở nơi người khác hay không?” và phái đối nghịch bác bỏ những gì còn lại. Vì (phái đối nghịch) suy nghĩ chúng ta không thể chuyển giao hạnh phúc chính mình hoặc của người khác cho tha nhân được. Phải chăng sự sản sinh ra hạnh phúc nơi người khác có nghĩa là chuyển giao chính hạnh phúc của mình hay sao? Nhưng đối với câu hỏi, “Chẳng phải là chính hạnh phúc của ta sao?” và những gì còn lại phái đối nghịch đồng ý tán thành, vì (phái đối nghịch) chủ trương rằng, điều được cho là cách sản sinh ra hạnh phúc cho chúng sanh không giống thế.[83]
“Ðương nhiên rồi, không phải thế!” được nhắc đến đây vì không có một thứ hạnh phúc nào như vậy cả.
Có Lời Ðức Thế Tôn phán rằng, “Chính ta đã ban hạnh phúc cho chúng sanh.”đã giải thích bằng cách nào hạnh phúc nổi lên nơi tha nhân có nhân duyên của nó. Tạo ra hạnh phúc nơi người khác không giống như ban cho họ của ăn; chính vì thế (bài tụng Kinh) chưa đi đến kết luận chung cuộc.[84]
Ðiểm tranh luận về tạo ra hạnh phúc nơi tha nhân kết thúc tại đây.
IV. Ðiểm tranh luận: Chăm lo cho chúng sanh cùng một.
“Việc chăm sóc”có hai khía cạnh, theo như chúng ta nghiên cứu phương pháp hay đối tượng được chăm sóc. Ðể suy ra từ tính chất chóng qua của một hoặc nhiều hiện tượng cho thấy rằng “vạn vật chỉ là vô thường” thì chăm sóc như là phương pháp, nhưng chú ý tới những điều quá khứ, chúng ta không thể chú ý đến những gì còn trong tương lai, chúng ta chăm sóc đến một số điều trong tương quan thời gian. thí dụ như quá khứ và những điều còn lại. Ðây chính là chăm sóc thông qua đối tượng ý thức. Hơn thế nữa, khi chúng ta chăm sóc đến những điều hiện tại. chúng ta không thể ngay tại giây phút hiện tại để chăm sóc đến ý thức nhờ đó nó xuất hiện. [85] Giờ đây vì có lời Ðức Thế Tôn phán rằng: “Vạn vật chỉ là vô thường.”một số người, cụ thể là phái Pubbaseliyas và Aparaseliyas cho rằng, nói chung, chúng ta có thể chăm sóc đến vạn vật cùng một lúc. Liên quan đến họ, Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Hiện giờ vì làm như vậy chúng ta cũng phải chăm sóc đến ý thức mà chúng ta chăm sóc, chính vì thể để dẫn chứng cho phái đối nghịch bằng dùng ý thức. — “Bằng ý thức là thế nào?” lại được đặt thành vấn đề, phái đối nghịch bác bỏ, vì không thể cùng một lúc được vừa là chủ thể lại vừa là khách thể được.
Còn đối với câu hỏi: “[Phải chăng chúng ta có thể nhờ ý thức mà biết ý thức… .?” Phái đối nghịch đồng ý tán thành. vì chúng ta đã ý thức đến bản chất tư tưởng của ta một cách chung chung, và rồi (phái đối nghịch) lại bác bỏ vì không thể vừa là chủ thể lại vừa là khách thể cùng một lúc. Phái đối nghịch đồng ý tán thành vì quan điểm của phái đối nghịch dựa trên, “Khi người đó nhờ trí khôn ngoan mà nhận thức và nhận ra: Vạn vật chỉ là vô thường”[86]và những gì còn lại.
Ðây cũng là phương pháp trong hai câu hỏi còn lại.
Còn với câu hỏi: “[Chúng ta có cảm thấy cảm thọ] nhờ vào chính cảm thọ không?” tuy nhiên phái đối nghịch bác bỏ vì (phái đối nghịch) không nhận ra rằng có thể có cảm thọ như vậy.
Những gì còn lại nên được hiểu theo như đã ghi trong Kinh Phật.
“Vạn vật” và những gì được đề cập có liên quan đến điều nghiên cứu bằng phương pháp này, và không phải qua đối tượng ngay lập tức. Chính vì thế điều này chưa đi đến kết luận chung cuộc.
Ðiểm tranh luận về chăm sóc cho mọi chúng sanh cùng một kết thúc ở đây.
V. Ðiểm tranh luận: Sắc pháp và nhân thiện (rūpaṃhetūti). [87]
Nhân (Hetu)[88] có thể được hiểu một cách đặc biệt là những nguyên nhân tốt (nghĩa đen là những căn (rōts) hoặc là những mục tiêu và những điều tương tự như vậy, hay một cách chung chung, bất kỳ nhân hay tương quan nhân quả nào. Một cố người, cụ thể là phái Bắc Tông (Uttarapathakas) lại không thực hiện được phân biệt như vậy. Nhưng lại căn cứ vào từng chữ nơi lời Ðức Thế Tôn phán rằng, “Bốn đặc tính [89]cơ bản chính là những nhân duyên tạo ra những đặc tính thứ cập] một cách bừa bãi đã cho rằng các đặc tính thể lý và vật chất có thể thuộc nguyên nhân [đạo đức][90] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Câu hỏi lại được đặt ra: “Phải chăng tính chất vô ký[91]cũng là một nguyên nhân đạo đức?” Ðặc tính vật chất, nguyên nhân đạo đức được gọi là tính chất vô tư hay sao? Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Ðây cũng là phương pháp để phân tích những phần còn lại.
“Chẳng phải những đặc điểm cơ bản là những nguyên nhân cho những đặc điểm vật chất thứ cấp từ đó phát sinh ra hay không?”– ở đây “nguyên nhân” được nói đến theo nghĩa bất kỳ nhân duyên hay tương quan nhân quả nào, nhưng không được hiểu theo nghĩa là nhân duyên căn, hay đạo đức; chính vì thế vấn đề vẫn chưa đi đến kết luận dứt khoát.
Ðiểm tranh luận về vật chất như là nhân duyên đạo đức kết thúc tại đây.
VI. Ðiểm tranh luận về vật chất đi kèm với những nhân duyên đạo đức
Ở đây ý nghĩa nên được hiểu cùng một cách[92] như trong điểm tranh luận bàn về Vật chất đi kèm với những nguyên nhân đạo đức.
Ðiểm tranh luận về vật chất đi kèm với những nhân duyên đạo đức kết thúc tại đây.
VII. Ðiểm tranh luận: Vật chất hiểu là điều thiện và điều bất thiện dưới góc độ đạo đức.
Vì có lời Ðức Thế Tôn phán rằng: “Các hành vi thân xác, lời nói… . thực chất có thể là điều thiện hay là điều bất thiện và vì trong những hành vi do thân xác và lời nói, chúng ta có thể tính đến sự gợi ý tư tưởng của ta thông quan cử chỉ và ngôn ngữ. Một số người, cụ thể là phái Mahimsakas và Sammitiyas cho rằng, những động tác vật lý liên quan [xét dưới góc độ đạo đức] có thể là thiện hoặc bất thiện.[93] Liên quan đến họ Sakavadin đặt ra câu hỏi: “Phải chăng đặc tính vật chất là thiện xét theo góc độ dạo đức?”phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Rồi để dẫn chứng cho phái đối nghịch rằng: nếu những đặc tính đó mà tốt xét dưới góc độ đạo đức, chúng nhất định không chỉ như vậy thôi. — “Phải chăng phải có đối tượng tâm linh chăng?” v.v… là câu hỏi được đặt ra.[161]
Mặt khác, đây cũng là phương pháp trong câu hỏi về những đặc tính được coi là xấu xét về góc độ đạo đức.
Những gì còn lại đã quá rõ ràng.
Ðiểm tranh luận về vật chất hiểu là điều thiện và điều bất thiện dưới góc độ đạo đức kết thúc tại đây.
VIII. Ðiểm tranh luận: Vật chất là (chánh) quả.
Một số người, cụ thể là phái Andhakas và Sammitiyas cho rằng, chính vì ý thức và những thuộc tính xảy ra cùng một lúc là do tác nghiệp tạo nên, những đặc tính vật chất cũng vậy (tức là vật chất hữu hình) nổi lên thành những quả (nghiệp chướng)[94] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Rồi để dẫn chứng cho phái đối nghịch rằng, nếu với bạn những đặc tính vật chất là quả [nghiệp chướng], bạn chẳng nên đối sử như vậy, – “Vậy phải chăng vật chất có bản chất là thuộc cảm thọ cảm khoái chăng?” v,v,,,
Những vấn đề còn lại nên được hiểu theo những gì ghi trong Kinh Phật.
Ðiểm tranh luận về vật chất là quả (nghiệp chướng) kết thúc tại đây.
IX. Ðiểm tranh luận: Vật chất thuộc cõi Sắc Giới [Phạm Thiên (Brahma)] và Cõi Vô Sắc Giới. [95]
“Một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng, vì vật chất, chính là sản phẩm của nghiệp do tham dục mà ra.[96] Chính vì thế chúng nên thuộc về cõi đó. Như vậy nếu sản phẩm nghiệp được thực hiện nơi cõi Sắc Giới hay nơi cõi Vô Sắc Giới, tức khắc cũng sẽ thuộc về những cõi đó.”[97] Liên quan đến Sakavadin đặt câu hỏi: “Phải chăng vật chất thuộc cõi Sắc Giới hay cõi Vô Sắc Giới?” phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Những gì còn lại ở đây tương tự như điều đã được giải thích ở trên.
Ðiểm tranh luận về vật chất thuộc cõi Sắc Giới[98] [Phạm Thiên (Brahma)] và Vô Sắc Giới kết thúc tại đây.
X. Ðiểm tranh luận: Tham dục suốt đời nơi cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng bởi vì tham dục suốt cả cuộc đời được gom lại nơi cõi ước muốn nhục dục, chính vì thế tham dục cả cuộc đời nơi cõi Sắc Giới hay cõi Vô Sắc Giới cũng phải được gom cả trong những cõi đó [162] Liên quan đến những người này Sakavadin đặt câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Những điều còn lại nên được hiểu như đã giải thích ở trên,[99] Chỉ có điều khác biệt duy nhất trong lời giải thích đó là điều đã được công bố vật chất thuộc cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Và đó chính là quan điểm của cả hai phái Andhakas và Sammityas, nhưng điều này chỉ thuộc phái Andhakas mà thôi.
Ðiểm tranh luận về tham dục suốt đời nơi cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới kết thúc tại đây.
Ðến đây cũng kết thúc luôn chương XVI.
[1] Xin đọc Chương III, x ở trên.
[2] Nimitta-gahi. Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) Kinh Bộ Pali (Nikaya) ii, 16 cũng đọc thêm Dialogues I, 80 và nhiều tập khác nữa.
[3] Ý muốn (cetana), thực chất không phải là ý chí thuần túy, nhưng là “tư tưởng thèm muốn” Không có từ nào ám chỉ “muốn” cả – Ed (NXB)
[4] Xin đọc ch. VIII, 9 ở trên
[5] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) Kinh Bộ Pali (Nikaya), v, tr. 292 ff. Voluntary = san-cetaika có nghĩa là cố ý xin đọc fn số 3 ở trên.
[6] Nt., iii, 415.
[7] Digha Kinh Bộ Pali (Nikaya) iii. 144, 173
[8] bản dịch xin đọc P. of C. tr. 266.
[9] ở đây chúng ta có thể gọi là “các cơ quan giác quan”Tiếng Ân độ lại dùng một từ đặc biệt đố là “ranges”Phạm vi giác quan ta có thể tham khảo – Ed (NXB)
[10] Manayatanam
[11] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara), i. 133; Puggala-pannatti, 15 tt.
[12] về điều này xin đọc từ Niyato và Niyama, xin xem P. of C. V. 4
[13] xin đọc Ch. XII,v.ở trên.
[14] xin đọc bản dịch P. of. C. tr. 269-70
[15] Kinh văn Giới luật ii, 499; Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya ) i, tr. 26
[16] Duggati (cảnh giới khốn khổ) xin đọc P of C. tr. 270 fn, 4 Gati “dòng đời”có thể được hiểu là “con đương”hay là định mệnh xin đọc ở trên, VIII, v. – Ed.(NXB
[17] Sattamabhavika, hay là Sattamka, xin đọc XII, v.
[18] Itivuttaka (bản sự Kinh) đoạn 18
[19] P of C., tr. 272 và fn. 12, 172
[20] P of C. tr. 273
[21] micchattam
[22] ý muốn (cetana), xin đọc tr. 158, fn. 3
[23] P. of C., tr. 274.
[24] P. of C., tr. 275; cũng đọc thêm fn. 3 xin đọc IV. viii.
[25] P of C., tr. 276
[26] Aùc tâm (dosa)-; lưu ý là căn thứ nhì trong ba “căn”bất thiện “hận thù”cũng chính là ác tâm (dosa).
[27] Nghĩa đen “phải giáp mặt với”
[28] P. of C., tr. 277
[29] Xin đọc ch. XIII, v ở trên.
[30] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) ii. 126
[31] Trung Bộ Kinh (MajjhimaNikaya) i. 266.
[32] nghĩa là bị cảm thọ đó nô dịch hoá.
[33] P of C. tr. 279
[34] Dhamma.
[35] Tương Ưng Bộ (Samyutta) Kinh Bộ Pali (Nikaya) iii. 26; văn bản giới luật. I 95
[36] P. of C., tr. 280. fn. 3
[37] xin đọc ở trên, Ch. XIII, ix
[38] P. of C., tr. 282
[39] Nt.. fn. 2
[40] Bhavanga (tiềm thức)
[41] P of C. tr. 283, fn. 1
[42] Apapatikanam. xin đọc Trung Bộ (Majjhima) i. 266
[43] Xin đọc P of C., 284, fn. 1; compendium. trong 143 tt. (A. I, 2)
[44] P of C. tr. 283-4
[45] P. of C. tr. 285.
[46] P of C. tr. 286. fn. 2
[47] Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), I 53.
[48] I.C., hạnh kiểm. Xin đọc P. of C., tr. 287. fn. 1
[49] Tăng chi bộ Kinh v, tr. 348.
[50] Xin đọc ở trên. Ĩ, iv. XI, i.
[51] xin đọc Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta), xin cũng đọc các đoạn Giới luật i. 302 tt; iii. 79ff.; 283 tt.
[52] Xin đọc ở trên, XVI, v.
[53] Pariyapanna xin đọc Ðạo Ðức Tâm Lý Phật Giáo. §§583, 992
[54] Anuseti, danh động từ “khuynh hướng”:anúaya – Ed (NXB)
[55] avyakata, chưa được khám phá, chưa được xác định –về mặt đạo đức Ed. (NBX)
[56] Xin đọc P of C., tr. 290
[57] xin đọc Ch. XIV, vii.
[58] P of C. tr. 291, và fn. 3
[59] Paccaya (duyên) nhân duyên
[60] P. of C. tr. 293
[61] Palim eva
[62] Hành (sankhara). giáo lý dạy rằng giả thời (samaya) chính là Duyên khởi (Paticcasumuppada”-hay là duyên căn nguyên (Causal genesis)
[63] xin đọc P of C., tr. 295 fn. 2
[64] cụ thể là ditthi (quan điểm), bhava (sinh tồn) và vô minh (avijja).
[65] không có người ủng hộ nào được nêu tên ra đây. Rất có thể đây là những người theo giáo phái Andhakas. xin đọc ch. XI, viii
[66] xin đọc P of C. tr. 95-6
[67] Có nghĩa là điều tranh luận đã đề cập đến ở trên.
[68] Từ (asava) này có nghĩa là chảy tràn tới. là tên đặt cho một số khuynh hướng dược coi như là điều bất thiện, khuynh hướng đầu tiên trong số ba (khuynh hướng) đó để tròn đủ con số 4 – Dục lậu, kiến lậu, Hữu lậu, và vô minh lậu– Ed.(NXB)
[69] Nghĩa đen là sự hủy diệt (nirodha)
[70] P. of C., tr. 298
[71] xin đọc Ch. XV, v (1) và vi (2)
[72] nghĩa đen “bị bỏ tù”một câu thành ngữ thông dụng- Ed (NXB)
[73] Cụ thể là, dẫn đến ngưng trệ ý thức – Ed (NXB)
[74] xin đọc Paravatisssa bằng từ Sakavadissa, xin xem P. of C., tr. 299 fn. 5
[75] P. of C., tr. 300
[76] sân hận và thẫn thờ (dosa và …)
[77] Chalasa.
[78] P. of C., Tr. 30, fn. 2.
[79] Niggaha, nghĩa đen được hiểu là “bắt phục tùng”hay là “bắt buộc phải giữ …Kẹp chặt đưa ra ý thứ rõ ràng hơn thà “kiểm tra”. được dùng để từ khước (một cách hợp lý) xin đọc tr. 11tt “việc từ chối”– Ed (NXB)
[80] Xin đọc ch. XVI, i
[81] Paggaha, đối chọi lại với fn.1
[82] Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)
[83] P. of C., Tr. 305
[84] Giáo lý chuyển giao công đức (và kết quả của công đức đó trong niềm hạnh phúc) chính là một phần đức tin quan trọng và được chấp nhận trong các tác phẩm như – vdl Ngã Quỉ Sự (Petavatthu) rất thú vị để so sánh với sự bắc bỏ này. – Ed (NXB)
[85] P. of C. tr. 305
[86] Dh. đoạn. 277ff Trưởng lão Kệ (Theragatha) đoạn 676 tt.
[87] có nghĩa là Rūpa Sắc giới.
[88] Xin đọc Tikapatthana và tập Chú giải, 11 P.T.S (hội văn học Pali) – Ed (NXB) Viết về bài phân tích nhân duyên do Buddhaghosa, xin đọc Tâm Lý Ðạo Ðức Phật Giáo§ 1053. Xin cũng đọc Compendium tr. 279.
[89] Có nghĩa là những nguyên tố (uẩn) đất, nước, lửa, gió.
[90] bản dịch xin đọc P. of C. tr. 307
[91] Alobho, nghĩa đen được hiểu là không tham đắm.
[92] Xin đọc thêm, Ch. XVI, v.
[93] phần bài dịch có thể đọc P of C. tr. 308
[94] P of C., tr. 309. về quả báo (vipaka), xin đọc thêm Chương VII, vii, viii
[95] tức là rupadhatu, hai ý nghĩa của rupa, là rupam và rupađhatu (hay là avacara) không được bỏ qua.(như thường xảy ra.) từ Dhatu (nghiệp), tức là kama- thường được dùng cho cỗi vật chất (cõi đời này và cõi sau) Rupadhatu (cõi kiến thị) là một cõi tốt hơn thuộc các chư Thiên phạm thiên, (chứ không phải là Brahma, hiểu theo nghĩa Phạm Thiên) – Ed (NXB)
[96] tức là rupadhatu, hai ý nghĩa của rupa, là rupam và rupađhatu (hay là avacara) không được bỏ qua.(như thường xảy ra.) từ Dhatu (nghiệp), tức là kama- tường được dùng cho cõi vật chất (cõi đời này và cõi sau) Rupadhatu (cõi kiến thị) là một cõi tốt hơn thuộc các chư Thiên phạm thiên, (chứ không phải là Brahma, hiểu theo nghĩa Phạm Thiên) – Ed (NXB)
[97] P. of C., tr. 310
[98] Về từ “cõi dục vọng” cảnh nhục dục (Kamavacara) xin đọc compendium tr. 81. fn.2
[99] Xin đọc ở trên, ch. XVI, ix [1]