CHƯƠNG XXI
I. Ðiểm tranh luận: Giáo Lý [của chúng ta](Sāsavā)
[188] Vì sau Ðại Hội Thứ Ba [trong đó mọi khác biệt trong giáo lý [của chúng ta] được giải quyết, một số người, cụ thể là Phái Bắc tông (Uttarapathakas) cho rằng: Ðiều được làm mới, thì phải có người làm cho ra mới, và nếu ai đó đã làm cho mới thì điều đó vẫn có thể làm mới lại một lần nữa.[75] Liên quan đến họ Sakavadin đặt ba câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
“Việc Ứng Dụng Nhập Ðịnh”v.v… được đề cập đến để chứng tỏ rằng, trong ba điểm đó, học thuyết thánh gồm cả ứng dụng nhập định trong đó v.v… và giáo lý dạy điều thiện, v.v… đổi mới trong việc giảng dạy chỉ có thể tạo ảnh hưởng bằng tạo ra ứng dụng nhập định mà thôi v.v… hơn là những điều Ðức Thế Tôn đã giảng dạy. hoặc bằng cách biến thành điều bất thiện, v.v… thành điều thiện, v.v…
Những gì còn lại về tôn giáo (của chúng ta) kết thúc tại đây.
II.Ðiểm tranh luận: Kinh nghiệm về những gì tồn tại riêng rẽ. (Avirittathā)
“Học thuyết của chúng ta chỉ dạy: chúng sanh không thể tách khỏi cái gọi là hiện tượng tâm linh khi nổi lên ngay lúc này nơi người đó.[76]
Nhưng do kiến thức của người bình thường không đủ để phân biệt được những hiện tượng nơi tất cả ba cõi cuộc đời, chính vì thế có những người cùng phái[77] với nhau, chủ trương rằng trong cùng một lúc và cùng một khoảng khắc chúng sanh không có thể tách biệt khỏi ba cõi đó được. Liên quan đến họ Sakavadin nêu câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
“Phải chăng do tiếp xúc mà có?” v.v… là câu hỏi được nêu lên để chứng tỏ rằng nếu ta cho rằng tiếp xúc thuộc cả ba cõi đó nổi lên một lúc và cùng một khoảng thời gian là không đúng.
Những gì còn lại thì ý nghĩa ở chỗ nào cũng đều rõ cả.
Ðiểm tranh luận về kinh nghiệm không thể tách biệt rời nhân cách [của chúng sanh] kết thúc tại đây.
III. Ðiểm tranh luận: Gông cùm. (Saṃyojana)
[189] Vì ngay cả một vị A-la-hán cũng không thể biết được toàn bộ trình độ kiến thức của Ðức Phật, chính vì thế, một số người, cụ thể là Phái Ðại Chúng Bộ (Mahasaṅghikas) vì hiểu rằng dứt khoát phải có những gông cùm do vô minh và nghi ngờ vị A-la-hán này chưa diệt hết được. còn nữa, ta chỉ đạt đến Bậc A-la-hán bằng cách loại bỏ một số đặc tính các gông cùm này. Liên quan đến họ Sakavadin nêu câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
“Ta phái đối nghịch vượt được chúng mà không cần đánh bật gốc những nguyên lý phức tạp sao?”[78] và những điều còn lại được nêu thành câu hỏi để chứng tỏ một vị A-la-hán đã loại bỏ được hết mọi thứ gông cùm.
Hai câu hỏi: “(Phải chăng vị A-la-hán có biết được) toàn bộ lãnh vực kiến thức của Ðức Phật không?”đã bị bác bỏ vì một khi vị A-la-hán thiếu tuệ giác toàn tri. và không phải vị đó đã dẹp được toàn bộ những gông cùm vô minh và nghi ngờ. Nhưng phái đối nghịch kiên định với quan điểm của mình. Cho rằng: “Ðương nhiên rồi”liên quan đến những gì không được loại bỏ. Vì được thiết lập một cách bất cẩn nên khó lòng được cho là đã được ấn định.
IV. Ðiểm tranh luận: Phép Thần Thông Biến Hoá (Iddhi) [79].
“Phép Thần Thông”(iddhi) chỉ có thể thực hiện được bằng một số cách, còn số khác thì không. Có điều tuyệt đối không thể được: thí dụ như biến vô thường[80] thành vĩnh cửu (cố định). Nhưng ta có thể dùng phép thần thông (iddhi) để biến bổi một đặc tính này trở thành thứ khác nơi liên tục tính của vạn vật, hay kéo dài đặc tính này nơi đặc tính đó. Ðiều này có thể hoàn thành được thông quan việc công đức, hay một số nhân duyên khác. Một khi ta dâng cúng thức ăn cho các vị Tỳ-khưu, nước biến thành bơ, sữa v.v… và khi ánh sáng tỏa sáng liên lục kéo dài nơi đặt vật thánh. Chính học thuyết chính thống đã cho chúng ta biết như vậy.[81]
Nhưng điều liên quan đến Thượng tọa Pilindavaccha đã biến[82] tòa lâu đài của nhà vua thành vàng ròng.[83] Một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng phép thần thông luôn thực hiện được thông qua quyết tâm. Liên quan đến họ Sakavadin nêu câu hỏi: “Phải chăng phép thần thông (iddhi) luôn luôn thực hiện được thông qua quyết tâm hay sao?”Ở đây phép thần thông (iddhi) đượcc thực hiện thông qua quyết tâm có nghĩa là thần thông (iddhi) chính là quyết tâm. Thần thông (iddhi) có nghĩa là một việc nào đó được hoàn thành theo như ta đã quyết tâm.[190] phái đối nghịch chỉ dựa trên quan điểm của mình đã đồng ý tán thành: “chính vậy.”
Rồi “Chớ gì cây trở thành xanh tốt!”và những điều còn lại được đề cập đến để hỏi về đặc tính vĩnh cửu nơi vạn vật cũng chỉ là vô thường mà thôi.
Những điều còn lại ở đây đã quá rõ ràng.
Cũng trong việc ghi lại quan điểm của phái đối nghịch, “Nhưng (tòa lâu đài nhà vua) trở thành vàng rồng”có nghĩa là ngay cả điều này cũng đã được những việc công đức nơi đức vua hỗ trợ rất nhiều. Chứ không phải chỉ do ước muốn của vị Trưởng lão đâu. Chính vì thế điều này chưa đi đến kết luận chung cuộc.
Ðiểm tranh luận về phép thần thông (iddhi) kết thúc tại đây.
V. Ðiểm tranh luận: Các Phật nhân. (Buddha)
Ngoại trừ những điểm khác biệt nơi thân xác, tuổi tác và trình độ giác ngộ[84] vào bất kỳ lúc nào Phật Nhân không khác biệt nhau ở bất kỳ khía cạnh nào. Tuy nhiên một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng nhìn chung họ hơi khác biệt nhau nơi một số đặc tính.[85] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi.: “Phải chăng các Phật Nhân có khác biệt nhau gì không?”phái đối nghịch đồng ý tán thành.
“Liên quan đến trình độ ứng dụng Thiền Ðịnh thì sao?”v.v… . câu hỏi được đề cập đến để hỏi phái đối nghịch về những phẩm chất nơi các Phật Nhân. Phái đối nghịch, vì không nhìn thấy bất kỳ đặc tính khác biệt nào nơi họ, nên đã bác bỏ.
Ðiểm tranh luận về các Phật Nhân kết thúc tại đây.
VI.Ðiểm tranh luận: Ðức Phật hiện diện khắp mọi nơi. (Sabhadisa)
Một số người, cụ thể là phái Ðại Chúng Bộ (Mahasanghikas) cho rằng: Phật Nhân có thể hiện diện ở khắp nơi trên bốn góc trời, ở dưới ở trên và xung quanh, Phật Nhân ngài có thể thay đổi chỗ ở, xuất hiện rồi lại biến đi ở mọi cõi hiện hữu.[86] Liên quan đến họ Sakavadin liên tiếng hỏi. và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Khi được hỏi: “Nơi cõi trời đông?”[phái đối nghịch] bác bỏ vì liên quan đến [nơi ở lịch sử] Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Còn nữa, khi được hỏi, phái đối nghịch lại đồng ý tán thành vì theo quan điểm của (phái đối nghịch) tính kiên định của ngài tồn tại ở nhiều nơi khác nhau.
“Tên của Phật Nhân Ðông Phương này là gì vậy?”v.v… đó là câu hỏi được nêu lên để nhấn mạnh xem phái đối nghịch có biết tên phật nhân đó không? v.v… đó là tên của một Phật Nhân.
Bằng cách này mọi nơi mọi chốn đều tỏ rõ ý nghĩa đó.
Ðiểm tranh luận về khắp tứ phương thiên hạ kết thúc tại đây.
VII. Ðiểm tranh luận: Giáo pháp (Dhamma)
[191] Phán đoán theo sự kiện cho rằng chẳng có gì loại bỏ đi phẩm chất căn bản của mình, đó là vật chất [tuy nhiên phẩm chất đó có thể thay đổi]. td. phải định sẵn là vật chất. v.v… [87] một số người, cụ thể là phái Andhakas và một số theo phái Bắc Tông (Uttarapathakas) cho rằng: tự bản chất vạn vật đều bất biến.[88] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi: “Toàn bộ vạn vật chăng?”Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
“Phải chăng đã được định sẵn là vật chất như vậy?” v.v… là câu hỏi được nêu lên để chứng tỏ ý nghĩa trong việc định sẵn đó. Ở đây có ý nghĩa là: “Vật chất được ấn định chỉ là vật chất mà thôi.”Có nghĩa là vật chất chẳng là gì cả ngoài vật chất.” mà tự bản chất chỉ là vật vô tri vô giác.. v.v… [89] điều này không thể khác được. Chính vì thế, chẳng còn đặc tính nào khác sự thật là “vật chất.” theo đúng nghĩa của nó. Bản chất của nó chẳng có gì khác hơn là vật chất mà thôi. Bản chất không thể tách biệt khỏi vật chất. Nhưng đây cũng chỉ là một định nghĩa chung chung chỉ cho thấy vật chất khác với cảm thọ và những gì còn lại. Chính vì thế người ta nói rằng vật chất được ấn định chỉ là vật chất mà thôi.
Vận vật không thay đổi bằng hai cách: đúng và sai. ngoài hai cách này không có cách nào khác nữa.
Vậy thì tại sao phái đối nghịch lại đồng ý tán thành? Chính vì sự khác biệt giữa hai ý nghĩa. Vật chất được ấn định là vật chất, chẳng còn gì khác hơn ngoài vật chất mà thôi và chẳng có bất kỳ bản chất cảm thọ nào cả.v.v… chính vì thế (phái đối nghịch) đồng ý tán thành. Nhưng phải chăng vật chất chẳng thay đổi theo bất kỳ phương cách nào không? Phải chăng vạn vật bất biến cả trong điều sai lầm v.v… đây là vấn đề được đặt ra để chứng tỏ trở lại theo ý nghĩa đó đến đây ý nghĩa hoàn toàn đã rõ ràng.
Như vậy quan điểm: Vật chất, v.v… đã được ghi lại một cách không cẩn thân, khó có thể được thiết lập.
Ðiểm tranh luận về Giáo pháp kết thúc tại đây.
VIII. Ðiểm tranh luận: Nghiệp (Kamma).
Vì tự nghiệp đã tạo ra những hậu quả với những điều kiện hiện hữu cụ thể nơi kiếp này hay kiếp vị lai. Hay hàng loạt những kiếp kế tiếp sau đó.[90] Chính vì thế một số phái[91] giống nhau, đã cho rằng mọi nghiệp đều “bất biến”[92] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
[192] “Phải chăng nghiệp chướng nơi kiếp này chỉ là một sự kiện theo đúng nghĩa của nó?” Nghiệp dẫn đến kết quả trong cuộc sống, “nếu có chút khả năng biến hoá nào, thì cũng chỉ luôn tạo ra kết quả ngay trong cõi đời này mà thôi, nếu không tạo ra được như vậy, thì nghiệp sẽ trở thành vô hiệu; [ahossi-kammam] [93] Chính vì thế Sakavadin đồng ý tán thành, nhưng điều này không thể cố định như là điều phải được cố định đúng sai như vậy.
Toàn bộ những điều còn lại nên được hiểu như đã được giải thích ở trên.
Ðiểm tranh luận về tác nghiệp kết thúc tại đây.
Ðến đây cũng kết thúc chương XXI.