Phật thuyết Khổng Tước Chú Vương Kinh

Phật thuyết Khổng Tước Chú Vương Kinh

Trương Văn Chiến 70

DUYÊN KHỞI CỦA KINH

Khổng Tước Minh Vương, tiếng Phạn gọi là MAHÀMY ARIVIDY ÀRAJNÌ. Dịch cho đủ nghĩa là: PHẬT MẪU ĐẠI KIM DIỆU KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG KINH.

Khổng Tước (1) Kinh được thu nhiếp vào Đại Chánh Tạng quyển thứ 19, thuộc Nguyên thỉ Mật giáo.Trong bài tự của Kinh thuật rằng: Vị tân tỳ khưu Sa Để (Savati) xuất gia từ thử nhỏ, bị rắn độc đen mun cắn vào ngón chân cái của bàn chân phải. Chất độc lan dần khắp thân, đau đớn đến chết giấc. Ngài A Nan Đà thấy vậy rất cảm động, bèn đến cầu Đức Phật mở lòng đại bi cứu giúp. Phật bèn dạy ngài A Nan Đà đọc Phật mẫu Minh Vương Đại Đà La Ni, cứu được Sa Để khỏi chết.

Chư Phật quá khứ muốn cứu khổ chúng sanh bị trúng độc, ác thú não hại, nhất là các đệ tử xuất gia của Ngài thường ẩn cư trong rừng để tu tập thiền định, có khi vô tình bị thú dữ tấn công quấy nhiễu, nên các Ngài cũng phương tiện tuyên thuyết Đà La Ni để ngăn trừ những bệnh hoạn, độc nạn khiếp sợ ấy.

Đồng bản chú kinh này, đời nhà Lương có ngài Tăng Già Bà La dịch “Khổng Tước Vương Chú Kinh” hai quyển. Đời nhà Đường, Ngài Nghĩa Tịnh dịch “Đại Khổng Tước Chú Vương Kinh” phân ra ba quyền.

Đáng lưu ý! Kinh Khổng Tước Minh Vương bản gốc chữ Phạn đã khắc thành hiện còn. Đó là pháp tu chuyên trừ bệnh hoạn tai ương của Mật giáo.

Lại kinh Khổng Tước pháp này cũng cầu được dứt trừ mưa dầm, lũ lụt, nắng hạn và sự sinh sản khó khăn của người phụ nữ.

Tuy y cứ kinh chú Phật Mẫu Đại Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương, nhưng phải theo quy củ lập đàn tràng và nghi thức của Mật giáo. Sau khi lập đàn tràng, hành giả phải họa tượng Phật, Bồ Tát và tượng Khổng Tước Vương các vị Thiên Long, Dược Xoa…Ở phần phụ quyển 3 có thuật cách thức kiến đàn, họa tượng, cúng dường…

Căn cứ vào sách Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng, Đàn Tràng Nghi thức Sa Phược Sao, quyển thứ 69 có chỉ rõ cách thức thiết đàn. Khổng Tước Chú Vương Kinh ở quyển ba có bản đồ kiến đàn , nhưng rất tiếc bản đồ này đã bị thất lạc. Vậy hành giả nên thiết lập đàn nghi theo điều kiện mình sẵn có như: trú xứ, các bàn án, đồ thờ tự..v..v..Nghĩa là mình có phương tiện gì thì lập đàn theo phương tiện ấy. Tốt nhất phải y cứ theo phụ bản “Kinh Khổng Tước Chú Vương kiến đàn” quyển Hạ sau đây mà hành

Điều cần hơn hết là phải thành tâm tín lễ tụng niệm. Thân, miệng, ý được tinh mật thì cảm ứng đạo giao khó thể nghĩ bàn, chắc chắn có hiệu năng không sai vậy.

Kính mong Chư Tôn Đức và các Thiện tri thức chỉ giáocho tôi những chỗ sai lầm, vì sự phiên dịch không thể nào tránh khỏi khiếm khuyết. Thành tâm cảm tạ.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Quý Hạ năm Canh Thìn (2000)

Dịch giả Tỳ Khưu Thích Ấn Nghiêm cẩn bạch.