nh thanh tịnh. Người thấy biết như vậy thì có thể được môn thanh tịnh bất tư nghì và được môn đà la ni.
Người nào có thể ở trong pháp này khéo tư duy quán sát, thời gọi là được công hạnh đà la ni và được công hạnh trí huệ. Đây gọi là trí rõ biết bình đẳng, gọi là tư lương Bồ Ðề thanh tịnh, gọi là bực tinh tấn chẳng phóng dật, gọi là bậc điều phục kiêu mạn phóng dật, gọi là chẳng hư hoại giới hạnh oai nghi, gọi là thân ngữ ý thanh tịnh, gọi là tùy thuận trí vô ngã, gọi là hay dứt hay lìa tưởng, gọi là xuất sanh vô lượng vô biên phương tiện thiện xảo.
– Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Nay ông nên quan sát trong pháp tin hiểu xuất ly này có thể khai thị diễn thuyết bổn tánh tự tướng của tất cả pháp, có thể khai thị các pháp môn đây, có thể diễn thuyết tất cả pháp đồng tánh hư không. Người năng thuyết cũng là bất khả thuyết, người được vì thuyết pháp cũng là bất khả đắc.
– Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Nay Phật nói pháp môn ngộ nhập của chư Bồ Tát đây. Nếu chư Bồ Tát đã học pháp môn nầy rồi, thì có thể được trí huệ rất sâu như biển, tất cả ngoại luận không đè bẹp được, liền được công hạnh hướng đến nhứt thiết chủng trí, khéo diễn thuyết pháp yếu, đặng trí huệ bình đẳng bất tư nghì không do người khác. Do trí huệ nên không chấp trước, có thể diễn nói tất cả pháp môn không danh không tướng nầy. Có thể được gần gũi Phật trí và tự nhiên trí. Chỗ có danh hiệu đều được tất cả danh tướng thanh tịnh, mau chứng được âm thinh phổ biến, âm thinh duy y, âm thinh thắng diệu, âm thinh thanh tịnh. Được các chúng sinh kính tin gần gũi thưa hỏi. Bồ Tát này dùng trí huệ quyết định khéo giải đáp, lời nói phải thời, lời nói đúng lý, lời nói lợi ích, lời nói dịu dàng, lời nói nghĩa quyết định, dùng một nghĩa để diễn thuyết, có thể làm cho chúng sanh rõ biết nhiều nghĩa.
– Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Ông nay nên quan sát chư Bồ Tát tu hành pháp nầy, có thể hiểu rõ Phật trí, được vô lượng công đức như vậy, dứt những tham ái sân não ngu si, có thể được trí sai biệt, làm xong những công hạnh nên làm,với tất cả chỗ đã khéo tu học, được chí nhẫn đầy đủ, chẳng thối thất ý chí thanh tịnh, đứng vững nơi đại nguyện, đối với chúng sanh dùng lời lành thăm hỏi.
– Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Nếu chư Bồ Tát ở trong pháp này đã chẳng siêng tu, nay chẳng siêng tu, ngày mau cũng chẳng siêng tu, thời không dự được phần ít nào nơi công đức thù thắng của Như Lai.
Nếu chư Bồ Tát ở trong pháp này có thể siêng năng tu tập, có chí cầu tất cả thời đúng như chỗ nguyện cầu, đúng như chỗ thật hành, đúng như chỗ hướng đến, đúng như chỗ ưa thích, sẽ được đầy đủ. Nếu có Bồ Tát ở trong pháp thậm thâm này có thể an trụ, có thể nhẫn thọ, khéo quan sát giản trạch, thời sẽ chứng được thần thông vô tận và trí đại thần thông, siêu quá tất cả trí thế gian, được tự nhiên trí, vô biên trí, vô lượng trí.
– Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Pháp môn xuất ly đà la ni nầy, nếu có người nào siêng tu học, thời sẽ được gần đạo tràng Bồ Ðề vì tất cả chúng sanh mà phát khởi tâm đại từ đại bi thật hành những Phật sự”.
TẬP 1 – I. Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi Thứ Nhất TẬP 2 – VI. Pháp Hội Bất Động Như Lai Thứ Sáu 1. Phẩm Thọ Ký Trang Nghiêm TẬP 3 – XII. Pháp Hội Bồ Tát Tạng Thứ Mười Hai 1. Phẩm Khai Hóa Trưởng Giả TẬP 4 – XIII. Pháp Hội Phật Thuyết Nhân Xử Thái Thứ Mười Ba TẬP 5 – XVII. Pháp Hội Phú Lâu Na Thứ Mười Bảy 1. Phẩm Bồ Tát Hạnh TẬP 6 – XXVI. Pháp Hội Thiện Tý Bồ Tát TẬP 7 – XLI. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp TẬP 8 – LII. Pháp Hội Bửu Nữ TẬP 9 – LVII. Pháp Hội Bất Khả Thuyết Bồ Tát