Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm – Kinh Lịch Sử Đức Phật

Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm – Kinh Lịch Sử Đức Phật

Trương Văn Chiến 43

QUYỂN XII

Phẩm 27: GIAO PHÓ DẶN DÒ

        Lúc by giờ, Đức Thế Tôn nói với các vị Thiên tử nhóm của hai vị trời Nan-đà và Tô-nan-đà ở cõi trời Tịnh :

        -Bồ-tát ban đầu từ cõi trời Đâu-suất giáng sinh xuống cõi Diêm- phù, cho đến lúc xuất gia tu hành, hàng phục chúng ma rồi chuyển cỗ xe chánh pháp, chư Thiên đều hết lòng hỗ trợ tán thán. Nay lại thỉnh Ta vì lợi ích thế gian mà nói rõ về Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm này. Đó là kinh nói về quá trình tu tập của Bồ-tát cùng các việc thần thông diệu dụng tự tại trong cảnh giới của Như Lai, chư Thiên phải nên thọ trì đọc tụng cũng như thuyết giảng cho bao kẻ khác được nghe, pháp nhãn của Ta nhờ vậy mà được phát huy rộng khắp. Nếu có người tu hạnh Bồ-tát được nghe kinh này tất sẽ rất vui mừng cho là được điều chưa từng có, liền phát khởi tâm tinh tấn bền chắc, cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do vậy phước đức của các vị thật là vô lượng không thể kể hết.

        Nếu có người thiện nam tín nữ nào được nghe kinh này, cung kính chắp tay tín thọ thì những kẻ ấy sẽ được tám thứ công đức.         Tám công đức ấy là những gì?

        1. Thân tướng đoan chánh tươi đẹp.

        2. Sức khỏe mạnh mẽ hơn người.

        3. Tâm được thông tỏ, hiểu biết rộng rãi.

        4. Được tài hùng biện.

        5. Đạt được các pháp thiền định.

        6. Trí tuệ thông tỏ hoàn toàn.

        7. Xuất gia đạt được mọi việc thù thắng.

        8. Quyến thuộc đông đúc thịnh vượng.

        Nếu có vị thiện nam tín nữ nào nguyện luôn vui thích được nghe giảng kinh này cũng như chăm sóc chỗ ngồi cho vị Pháp sư thì khi chuyển thân sẽ được sinh vào tám loại tọa xứ. Tám tọa xứ đó là gì?

        1. Tọa xứ của hàng trựởng giả.

        2. Tọa xứ của hàng cư sĩ

        3. Tọa xứ của bậc Chuyển luân vương.

        4. Tọa xứ của bậc Hộ thế vương.

        5. Tọa xứ của Đế Thích.

        6. Tọa xứ của Phạm vương.

        7. Tọa xứ của bậc Bồ-tát lúc đạt quả vị Bồ-đề.

        8. Tọa xứ của Như Lai lúc chuyển cỗ xe chánh pháp.

        Nếu có người thiện nam tín nữ nào được nghe kinh này, hết lời tán dương ca ngợi thì những người ấy sẽ được tám thứ ngôn ngữ thanh tịnh. Tám thứ đó là gì?

        1. Ngôn ngữ và hành động luôn thích hợp nên không gây ra tranh cãi.

        2. Lời nói ra luôn thuyết phục nên được người nghe tuân theo thực hiện.

        3. Lời nói luôn hòa nhã dịu dàng nên không bị ai thô bạo dữ tợn.

        4. Lời nói luôn hòa hợp tốt đẹp nên luôn thu phục chúng sinh.

        5. Lời nói như tiếng chim Ca-lăng-tần-già nên khiến chúng sinh vui thích ưa chuộng.

        6. Lời nói như tiếng sấm vang rền nên làm cho ngoại đạo đều quy phục.

        7. Được âm thanh như vị Phạm thiên, thế gian không ai sánh được.

        8. Đạt được âm thanh của Phật nên thích ứng với mọi căn tính của chúng sinh.

        Nếu có hàng thiện nam tín nữ nào viết ra hoặc in ấn kinh này lưu hành khắp nơi, thì người ấy sẽ đạt được tám kho tàng công đức. Tám điều ấy là những gì?

        1. Kho tàng nhớ nghĩ không hề bị quên mất.

        2. Kho tàng tri thức đủ năng lực phân biệt được hình tướng của các pháp.

        3. Kho tàng trí tuệ thông tỏ mọi ý nghĩa của kinh điển.

        4. Kho tàng tổng trì thu nhận gìn giữ mọi điều nghe thấy.

        5. Kho tàng biện tài có năng lực làm cho chúng sinh phát khởi tâm hoan hỷ tín thọ.

        6. Đạt được kho tàng chánh pháp, giữ gìn bảo vệ giáo pháp của Phật.

        7. Kho tàng Bồ-đề tâm khiến cho ba ngôi báu luôn được hoằng dương.

        8. Kho tàng tu tập được Vô sinh pháp nhẫn.

        Nếu có kẻ thiện nam tín nữ nào đọc tạng kinh này, thọ trì kinh văn, ý nghĩa không hề quên mất người ấy sẽ đạt được tám điều viên mãn. Tám điều đó là những gì?

        1. B thí viên mãn nên tâm không keo kiệt.

        2. Trì giới viên mãn nên đạt trọn đủ các nguyện.

        3. Học nhiều thông tuệ viên mãn nên đạt trí tuệ dứt mọi chấp trước.

        4. Xa-ma-tha viên mãn nên tất cả các pháp Tam-muội đều hiện rồ trong đời sng hiện tại.

        5. Tỳ-bát-xá-na viên mãn nên đầy đủ tam minh.

        6. Phước đức viên mãn nên đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đạt thanh tịnh như cõi Phật.

        7. Diệu trí viên mãn nên tùy thuận đem lại cho chúng sinh được mọi an lạc.

        8. Tâm đại Bi viên mãn nên luôn hóa độ chúng sinh theo nẻo thiện, không hề biết mệt nhọc.

        Nếu có kẻ thiện nam tín nữ nào phát khởi suy nghĩ như thế này: “Làm sao có thể khiến cho tất cả chúng sinh lãnh hội được pháp môn này”. Suy nghĩ như vậy rồi diễn thuyết kinh này cho mọi người. Do căn lành ấy mà đạt được tám loại phước đức rộng lớn. Tám loại phước đức đó là những gì?

        1. Phước đức của Chuyển luân thánh vương.

        2. Phước đức của Hộ thế Thiên vương.

        3. Phước đức của Đế Thích.

        4. Phước đức của Dạ-ma Thiên vương.

        5. Phước đức của Đâu-suất Thiên vương.

        6. Phước đức của Hóa lạc Thiên vương.

        7. Phước đức của Tha hóa tự tại Thiên vương.

        8. Phước đức của Phạm Thiên vương cho đến phước đức của Như Lai.

        Nếu  người thiện nam tín nữ nào nghe kinh này, tư tưởng không chng đối thì người ấy sẽ được tám thứ tâm thanh tịnh. Tám thứ tâm đó là gì?

        1. Được tâm đại Từ ban vui cho chúng sinh.

        2. Được tâm đại Bi dứt mọi thng khổ cho chúng sinh.

        3. Được tâm đại Hỷ diệt trừ mọi ưu phiền cho chúng sinh.

        4. Được tâm đại Xả trừ sạch mọi tham sân cho chúng sinh.

        5. Được tâm tứ Thiền, ở trong cõi Dục giới tâm luôn được tự tại.

        6. Được tâm tứ Định, ở trong cõi Vô sắc tâm luôn được tự tại.

        7. Được năm loại thần thông có thể đi đến các cõi Phật.

        8. Dứt sạch các lậu, đạt được pháp tam-muội Thủ-lăng- nghiêm.

        Nếu như ở trong nước hoặc các thành ấp, làng mạc, thôn xóm được lưu hành kinh này thì chính ở những nơi ấy sẽ lìa bỏ tám loại sợ hãi. Lìa xa tám điều gì?

        1. Lìa sự sợ hãi về các nước thù địch.

        2. Lìa sự sợ hãi về nạn trộm cướp.

        3. Lìa sự sợ hãi về loài thú dữ.

        4. Lìa sự sợ hãi về cảnh đói kém.

        5. Lìa sự s hãi về tranh kiện.

        6. Lìa sự s hãi về cảnh chiến đấu.

        7. Lìa sự sợ hãi về quỷ Dạ-xoa.

        8. Lìa dứt tất cả mọi thứ kinh sợ.

        Các vị nên biết chánh pháp của Như Lai là lấy giới, định, tuệ làm căn bản để đạt đến giải thoát, giải thoát mọi thứ nhận thức, biện tài vô ngại. Trong một kiếp cả ngày đêm thường nói về công đức của kinh này cũng không hết. Nếu các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà- tắc, ưu-bà-di thọ trì đọc tụng biên chép, in ấn, giảng giải, trình bày kinh này thì nên biết rằng các vị ấy cũng sẽ đạt được công đức không thể kể hết.

        Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với Bồ-tát Di-lặc, Ma-ha Ca-diếp, Trưởng lão A-nan:

        -Ta trải qua vô străm ngàn ức kiếp tu tập nay mới thành tựu được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì muốn đem lại lợi ích cho muôn loài nên đã diễn thuyết kinh này. Nay Ta đem kinh này giao phó cho các vị. Các vị phải dốc lòng thọ trì khiến cho kinh được lưu hành rộng khắp.

        Lúc ấy Đức Thế Tôn lại nói bài kệ:

        Ta dùng mắt Phật xem

        Thấy rõ mọi chúng sinh

        Giả sử các chúng sinh

        Đều như Xá-lợi-phất

        Có người trong ức kiếp

        Dùng vô s hương hoa

        Yphục để nằm ngồi

        Cúng clường nhiều như vậy

        Các công đức đạt được

        Không bằng một ngày đêm

        Cúng một Bích-chi-phật

        Giả sử người thế gian

        Đều như Bích-chi-phật

        Có người trong ức kiếp

        Dùng vô số hương hoa

        Y phục đ ngồi nằm

        Cúng dường nhiều như vậy

        Các công đức đạt được

        Chẳng bằng đem tâm tịnh

        Một niệm Nam-mô Phật

        Giả sử người thế gian

        Đều như Phật, Thế Tôn

        Có người trong ức kiếp

        Đem vô số hương hoa

        Y phục đồ ngồi nằm

        Cúng dường chư Như Lai

        Các công đức đạt được

        Không bằng như một người

        Trong một ngày và đêm

        Đọc tụng hết kinh này

        Nếu có người trải qua

        Trăm ngàn vạn ức kiếp

        Dùng vô sô hương hoa

        Y phục đồ ngồi nằm

        Cúng clường giống như trước

        Vô s chúng Thanh văn

        Tất cả Bích-chi-phật

        Và từng ấy Như Lai

        Các công đức đạt được

        Không bằng được một người

        Thọ trì đủ kinh này

        Cho đến bn câu kệ

        Vì kẻ khác giảng rõ

        Ta thuyết giảng các kinh

        Kinh này là ti thắng

        Tất cả chư Như Lai

        Đều xuất từ kinh này

        Kinh này ở nơi nào

        Nơi ấy có Như Lai

        Nếu có người chép giữ

        Lưu hành khắp mọi nơi

        Chỉ diễn giảng một câu

        Trọn kiếp cũng không hết

        Phước tuệ tự trang nghiêm

        Sung mãn như biển rộng

        Nếu người nghe kinh này

        Nên gắng sức tu tập

        Công đức thật vô cùng.

        Đức Phật nói kinh này xong, các vị Bồ-tát Di-lặc, Ma-ha Ca-diếp, Trưởng lão A-nan và chư Thiên ở cõi trời Tịnh cư, Ma-hê-thủ-la cùng chư Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma- hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, tất cả đều hết sức hoan hỷ, tín thọ phụng hành.