Giải thoát đạo luận Vimutti Magga

Giải thoát đạo luận Vimutti Magga

Đỗ Quang Huy 45

PHẦN TÌM HIỂU

Phần Tìm hiểu về Phẩm 3: Đầu-đà

Chuyển tiếp: Trong Phẩm 2: Phân biệt về Giới, bản Luận văn giải thích về Giới và cách giữ Giới sao cho thanh tịnh. Trong Phẩm 3: Đầu-đà, Luận văn chỉ rõ một hạnh nguyện khắc khổ của bực tu hành xuất gia nhờ đó mà việc thọ trì Giới sớm được thành tựu.

  1. Ý chánhcủa Phẩm 3: Đầu-đà.

Phẩm 3: Đầu-đà tiếp theo Phẩm 2 nói về Giới, chính là để nêu ra một đường lối tu tập nghiêm khắc, cốt để giữ giới cho thật thanh tịnh, đồng thời có nhiều triển vọng để đắc được Định khi ngồi thiền, và nhờ đó mà phát triển được Trí huệ, soi sáng các bước đi theo con đường giải thoát.

Ý chánh trong Luận văn bắt đầu cho biết các công đức của hạnh Đầu-đà trướckế tìm hiểu nội dung của mười ba hạnh Đầu-đà, cách thọ trì cùng sự châm chước, ai có thể tu hạnh nầy được và đạt được hiệu quả diệt tham dục, phá si mê và sau cùng nói đến hình tướng, sự khởi phát và công dụng.

Nói lại cách khác cho gọn hơn về ý chánh đó, Phẩm 3: Đầu-đà dạy mười ba hạnh tu khắc khổ, trước để giữ giới cho thật thanh tịnh, sau diệt được sự tham dục và làm mỏng bớt sự si mê, để mạnh tiến theo con đường giải thoát.

  1. Dàn bài của Phẩm 3:Đầu-đà.
  2. Nhậpđề: Các ích lợi do sự tu tập theo hạnh đầu-đà mang lại: khéo giữ Giới, sớm đắc Định, phát triển Huệ.
  3. Thân bài:

1) Mười ba hạnh Đầu-đà gồm có những gì?

  1. Hai pháp về y phục:
  2. Phấn tảo y và tam y
    112. Cách thọ trìvà ích lợi
  3. Năm pháp về ăn uống:
  4. Khất thựchằng ngày;
    122. Khất thực theo thứ lớp;
    123. Chỉ một lần ngồiăn;
    124. Khéo đo lường bữa ăn;
    125. Quá giờ chẳng ăn .
  5. Năm pháp về ngồi và về chỗ ở:
  6. Ngồi nơi nhàn tịnh;
    132. Ngồi dưới bóng cây;
    133. Ở chỗ trống chẳng che lợp
    134. Ở nơi mồ mả;
    135. Ở tùy chỗ gặpđược.
  7. Một hạnh về tinh tấn: luôn ngồi chẳng nằm

2) Các châm chước trong sự thọ trì.

3) 13 hạnh Đầu-đà qui về tám pháp và ba pháp.

4) Ba hạng người tu theo hạnh Đầu-đà.

5) Thuyết giảng về hạnh Đầu-đà.

III. Phần chót: Tướng, vị, khởi và các giai đoạn của hạnh Đầu-đà.

  1. Giải nghiã chữ khó trong Phẩm 3:Đầu-đà.

Đầu-đà: phiên âm từ chữ Pàli Dhuta, còn tiếng Phạn là Dhudanga, có nghiã là hạnh tu khắc khổ, để thực hiện sự dứt bỏ các tham dục (= ham muốn được vui, đủ tiện nghi).

Hạnh: ở đây có nghiã là hạnh nguyện, tức là đường lối tu hành được người tu sĩ phát lời nguyện tuân theo suốt đời. Như đã biết, Giới khác với Hạnh, ở chỗ là giới là điều luật Đức Phật đặt ra trong Luật tạng mà người liên hệ phải tuân hành, nếu không thì vi phạm kỷ luật, bị trừng phạt. Còn Hạnh thì do theo lời phát nguyện cá nhơn, chẳng có tánh cách bó buộc từ bên ngoài; vì muốn theo một đường tu được ấn định sẵn, nên tự nguyện tuân hành và khép mình vào khuôn khổ.

Khắc khổ: chịu đựng sự kham khổ, thiếu tiện nghi, với mục đích kềm chế thân để giữ vững tâm.

Tham ái: Tham = ham nhiều; ái = thương, thích. Ráp hai chữ lại, tham ái có nghiã chẳng được tốt, chỉ sự ham muốn quá mức. Đồng nghiã với chữ khát ái, thèm khát quá mức.

Trang bị: Trang = sửa soạn hành lý, tô điểm; Bị = đầy đủ. Trang bị là tìm cho đầy đủ, sẵn sàng các sự vật cần thiết.

Nhàn tịnh: Nhàn = an nhàn, chẳng bận bịu công việc, vắng vẻ; Tịnh = yên tịnh. Nói Nơi nhàn tịnh là muốn nói đến nơi ít người qua lại, chẳng ồn ào, khiến người tu hành được yên ổn, chẳng bận rộn. (Nguyên văn trong Luận văn là vô sự xứ).

Tinh tấn đõng mãnh: Tinh tấn = cố gắng, nỗ lực; dõng mãnh = mạnh mẽ, hùng mạnh. Ý nói sự cố gắng lên cao.

Nạp y: Nạp = thầy tu, tiếng khiêm nhường của người tu hành tự xưng. Y = áo, quần áo, y phục. Nạp y = áo thầy tu.

Chánh thọ: Chánh = chơn chánh; thọ = thọ nhận. Nhưng chữ chánh thọ theo nghiã chuyên môn thiền học, là tình trạng tâm vào định (khi các ý tưởng dừng lại, gom vào đề mục quán tưởng). Lại nữa, chữ chánh thọ còn dành để chỉ đến tình trạng định cao cấp ở bực Diệt thọ tưởng định (Các Phẩm sau về Thiền sẽ nói rõ).

Mỹ vị: Mỹ = đẹp khéo, ngon; Vị = hương vị của thức ăn. Mỹ vị là thức ăn ngon, qúi.

Chiêm ngưỡng: Chiêm = trông vào; Ngưỡng = ngẩng lên trông. Chiêm ngưỡng là ngắm nhìn và thán phục.

Của bố thí chẳng được trong sạch: dịch chữ Bất tịnh thí: vì vật dưng hiến do hành động bất chánh mà có, hoặc do kẻ bất lương đem cúng.

Trù lượng: Trù = trù tính, tính trước; Lượng = số lượng ít nhều vừa đủ mà thôi.Trù lượng là tính trước cho vừa đủ.

Vô độ: Vô = chẳng; Độ = mức độ, chừng độ; Vô độ là quá mức, thái quá, thiếu sự tiết chế.

Vọng tưởng: Vọng = hư ảo, sai sự thật; Tưởng = ý tưởng. Vọng tưởng là ý tưởng vọng cầu, chẳng đúng với sự thật. Khi ngồi thiền, có những ý tưởng bông lông, đó cũng gọi là vọng tưởng.

Huyên náo = nơi có tiếng ầm ĩ, ồn ào.

Thập chủng ngữ: mười loại lời nói. Thú thật, ngoài lời nói dịu dàng, đúng theo Chánh pháp ra, tôi chẳng biết đầy đủ mười loại ngôn ngữ đã khiến cho Trời Người đều khen ngợi.

Niệm về sự chết = chữ Hán Việt là tử niệm, tức là sự suy nghĩ về cái chết, luôn tưởng đến cái chết rồi sẽ đến với mình mà chăm chỉ tu hành tinh tấn hơn lên.

Từ bi: Từ = ban vui; Bi = cứu khổ.

Châm chước: gia giảm, thêm bớt thế nào cho nhẹ đi, bớt khắt khe chút ít, để dễ bề tuân theo mà khỏi vi phạm. (Bản dịch Hán văn đã dùng chữ Phương tiện).

Lễ dâng y: thường vào mùa Vu Lan (rằm tháng Bảy âm lịch), có tổ chức lễ Dâng Y (Pàli gọi là lễ Kathina) để thiện nam, tín nữ dâng hiến áo cà-sa lên Tăng ni.

Lễ Bố tát: tiếng Pàli là Uposatha, là lễ tổ chức mỗi đầu tháng và giữa tháng, để đọc tụng lại Giới bổn. Đây là dịp để tu sĩ nào lỡ phạm giới thì xin sám hối.

A-xà-lê: tiếng Pàli: Àcariya, là vị thầy dạy giáo lý cho các tu sĩ, còn gọi là vị Giáo thọ.

Hứa khả: hứa nhận, cho phép, chấp thuận.

An cư: ở yên. Tại đây, chữ muà An cư là mùa mưa, côn trùng sanh sản nhiều, nên chư Tăng chẳng đi khất thực sợ lỡ đạp chết chúng. Trong mùa An cư, chư Tăng ở lại chùa để lo tu học thêm.

  1. Suy gẫm vềHạnhĐầu-đà.

1) Hạnh Đầu-đà và Khổ hạnh khác nhau.

Hạnh Đầu-đà và lối tu Khổ hạnh có chỗ giống nhau vì cả hai đều áp dụng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng lại khác nhau vì một đằng, hạnh Đầu-đà do Đức Phật đặt ra để cho các tu sĩ theo đó mà giữ giới được thanh tịnh; còn đằng kia là Khổ hạnh do các phái ngoại đạo đề xướng với mục đích ép xác, lầm tưởng rằng càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu.

Theo truyền thuyết, khi Thái tử Tất-đạt-ta (Pàli Siddhatta) còn chưa đắc đạo, Ngài tu theo Khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một ít hột mè để nuôi thân, nên cơ thể tiều tụy, cho đến khi bị ngất xỉu, nhờ có nàng thôn nữ Sujàta dâng bát sữa, Ngài mới tỉnh lại và nhận ra khổ hạnh chẳng đưa đến giác ngộ và giải thoát. Thấy Ngài cầm bình bát đi khất thực trở lại, và ăn uống đầy đủ, năm người bạn đồng tu là nhóm anh em ông Kiều trần như mới chê và bỏ đi. Đến khi thành đạo, Đức Phật tìm đến vườn Lộc uyển, để giảng Kinh Chuyển Pháp Luân cho năm người bạn đạo cũ nghe, mà đoạn mở đầu của Kinh vạch rõ hai con đường cực đoan (= chỗ quá mức) nên tránh: một bên là lợi dưỡng, “đắm say các dục hạ liệt, đê tiện, phàm phu… chẳng liên hệ đến mục đích”, một bên là khổ hạnh,“tự hành khổ mình, khổ đau, chẳng xứng bực Thánh, chẳng liên hệ đến mục đích”.

Khổ hạnh của ngoại đạo mê tín, vào thời Đức Phật, thường là tu ngồi xổm cả ngày đêm, tu loã thể chẳng mặc quần áo, trôi trét tro bùn vào thân, để móng tay dài chẳng dám cắt ngắn, nằm ngồi trên bàn chông nhọn, v.v.

Tôn giả Đại Ca-diếp (Maha Kassapa người đệ tử được Đức Phật khen là bực nhứt về hạnh Đầu-đà. Tôn giả là vị thừa kế Đức Phật để cầm đầu Tăng đoàn, sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn và là Sơ tổ của Thiền tông Ấn độ.

Vậy, đừng tưởng lầm hạnh Đầu-đà chỉ là khổ hạnh dành cho bực xuất gia.

2) Hạnh Đầu-đà tuy dành riêng cho bực xuất gia, nhưng tinh thần của hạnh Đầu-đà lại có thể ứng dụng cho các cư sĩ tu tại gia.

Mười ba hạnh Đầu-đà qui định rõ lối sống của người tu sĩ khép mình trong kỷ luật nghiêm khắc. Như đã đọc qua, có hai pháp về quần áo, năm pháp về ăn uống, năm pháp về nơi cư trú và một pháp về tinh tấn: chẳng nằm. Mục đích là khép mình vào giới luật một cách chặt chẽ, để giữ Giới cho thật thanh tịnh. Tại sao? Vì nhờ có Giới thanh tịnh, thân tâm an lạc, dễ vào Định khi ngồi Thiền, rồi phát triển Trí Huệ, soi rõ thêm con đường giác ngộ, giải thoát đang lần bước noi theo.

Ứng dụng cho người Phật tử tại gia, tinh thần của hạnh Đầu-đà chú trọng đến:

  1. vềhạnh phấn tảo y và tam y:diệt trừ sự tích trữ y phục, dẹp bỏ sự ham chuộng trang sức cho đẹp bề ngoài;
  2. vềcác hạnh khất thực, chỉ ngồiăn một lần, quá giờ chẳng ăn: diệt trừ mối tham ái về ăn uống, bỏ lối chạy đôn đáo đi tìm thức ăn ngon, ăn uống có tiết độ, đúng giờ, chẳng ăn quà vặt;
  3. vềcác hạnh liên quanđến nơi cư trú: dẹp bỏ sự quyến luyến vào nhà cửa, trừ bỏ sự đòi hỏi cho đầy đủ mọi tiện nghi, tập tánh ít muốn và biết đủ;
  4. vềhạnh luôn ngồi chẳng nằm:dứt bỏ được sự lười biếng.

Theo đúng tinh thần đó, thì giới hạnh giữ được trọn vẹn, tập được thiểu dục tri túc, dứt được khát ái, bỏ tham luyến, và tinh tấn dõng mãnh, lià xa sự giải đãi, phóng dật. Đó là các điều căn bản về thân cần hội đủ, để tâm an lạc mà vào Định khi ngồi Thiền. Như thế, các hạnh Đầu-đà giúp cho hành giả rất nhiều trong việc tu Định và Huệ.

3) Thắc mắc thứ nhứt: Hạnh khất thực hằng ngày của tu sĩ phải chăng một hình thức sống nhờ vả vào kẻ khác, chẳng tự mình làm việc để mưu sanh lấy? Đáp: Xin đừng có hiểu lầm vì đây là một hạnh cao qúi, đã được Đức Phật nhắc đến trong kinh Pháp Cú, trích dẫn như sau:

… “Thuở ấy, trong một dịp trở về viếng thăm lại thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu), Đức Phật ngụ tại chùa Cây Sung; nơi đây Ngài đem Chánh pháp ra giảng dạy cho thân nhơn trong dòng họ Thích-ca. Đức Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) nghĩ rằng thế nào Đức Phật cũng đến hoàng cung, nên chẳng thỉnh Đức Phật, mà lại lo chuẩn bị thức ăn cho hơn cả ngàn Tỳ-kheo, để chờ Đức Phật đến.

Sáng sớm hôm ấy, công chúa Gia-du-đà-la (Yasodhàra, vợ của Thái tử Tất-đạt-ta), nhìn qua khung cửa sổ, thấy Đức Phật đang mang bình bát đi khất thực từng nhà. Công chúa vội đi báo với Vua Tịnh Phạn. Vua Cha tức tốc chạy đến bên Đức Phật, bảo rằng, thật là nhục nhã cho một người dòng Sát-đế-lợi (Khattiya, giai cấp vua chúa) mà phải đi ăn xin từng nhà. Đức Phật đáp lại rằng, khất thực là một hạnh cao qúi, được tất cả chư Phật trong ba đời thi hành, nên nay Ngài tuân theo hạnh đó, là giữ đúng truyền thống, có chi đâu là nhục nhã.

Rồi Đức Phật nói lên hai bài Kệ sau đây:

Hãy hăng hái và đừng phóng dật,
Mà lãng xao hạnh khất sĩ nầy.
Trang nghiêm chánh hạnh hành trì,
Thế gian hưởng lạc đời nầy, đời sau. 
(Kệ số 168)

Đừng theo tà hạnh mà phóng dật,
Hãy nghiêm trì hạnh khất sĩ nầy.
Trang nghiêm chánh hạnh hành trì,
Thế gian hưởng lạc đời nầy, đời sau…” 
(Kệ số 169).

Như thế, vì muốn Tỳ-kheo phải chịu nhẫn nhục bưng bình bát đến xin từng nhà, gieo duyên lành với dân chúng, mà hạnh khất sĩ được đặt ra, trước giúp Tỳ-kheo dứt được sự tham luyến về vật thực, sau để cho dân chúng có dịp tạo phước đức bằng cách cúng thí cho tu sĩ.

Ngày nay, chỉ có các nước theo Phật giáo Nam tông còn giữ được hạnh khất sĩ. Mỗi sáng, đứng nhìn hàng tu sĩ uy nghi trong bộ cà-sa màu vàng, bưng bình bát, chờ được bố thí, chẳng khỏi khởi lòng xúc động trước cảnh trang nghiêm đó!

4) Thắc mắc thứ hai: Hạnh Đầu-đà thứ 10: ở chỗ trống chẳng có che lợp và hạnh thứ 11: ở nơi mồ mả, ngày nay chẳng thể nào thực hành đúng được, vì lẽ thời tiết và qui luật. Vì thời tiết ướt át mưa dầm, chẳng thể ở mãi chỗ chẳng có che lợp; vì qui luật thành phố, chẳng thể đi vào nghiã địa đã đóng cổng từ lúc mặt trời lặn.

Đáp: Đúng vậy! Nếu chẳng thực hành được đúng theo như thời xưa ở Ấn độ, nhưng ngày nay, vẫn có thể thi hành hai hạnh đó, theo đúng tinh thần Đầu-đà:

– hạnh thứ 10 cốt ở chỗ diệt lòng quyến luyến về chỗ cư trú, tánh ham trang hoàng nhà cửa cho thật sang, thật đẹp, để hãnh diện với xóm riềng. Ngày nay, những người có trách nhiệm về tài chánh trong một tự viện, nên nghĩ đến việc mở mang phòng ốc thêm cho tăng ni trú ngụ, mở phòng đọc sách cho thanh niên Phật tử, trang bị tủ sách Phật học cho các đạo hữu, hơn là lo xây cổng chùa bên ngoài cho đẹp, hoặc thiết lập thật nhiều tượng Phật trong vườn chùa.

– hạnh thứ 11 ở nơi mồ mả, nên để hạnh thứ 8 ngồi nơi nhàn tịnh thay thế. Chẳng có phương tiện chuyên chở để đến những nơi yên vắng trong rừng, trên núi, hoặc ngoài bãi biển, nhưng người Phật tử, ngay trong căn nhà chật hẹp của mình, cũng có thể có một chỗ ngồi nhàn tịnhđể tỉnh tâm, để ngồi thiền. Chẳng cần phải trang hoàng khung cảnh chung quanh chỗ ngồi, chỉ cần trang trí ngay bên trong tâm bằng cách dứt mọi lo toan hằng ngày trong mười phútnửa giờ ngồi xếp bằng trầm tư cũng đủ lấy lại bình thản cho tâm hồn, trong khi mọi người khác đang an giấc.

5) Vài đề nghị với người tu tại nhà, liên quan đến việc ứng dụng tinh thần hạnh Đầu-đà:

  1. Vấnđề mặc:
  2. Chỉ cần giữ lại chừng năm, sáu bộ quần áo, các y phục cũ, xin gọi điện thoại đến các Cơ quan từ thiện để gởi tặng cho các người đang cần đến;
  3. Muàđông, chẳng cần mặc áo lông chồn, mang giầy hải cẩu, áo vải nylon dồn bông cũng đủ ấm.
  4. Dưới gầm giường chẳng phải là khođể chứa giầy dép; xin đừng bắt chước vị đệ nhứt phu nhơn kia có tới gần hai ngànđôi giầy cao gót!
  5. Vấnđề ăn:
  6. Nên tựđặt nguyên tắc cho chính mình:ăn đến chén thứ ba, đừng ăn gì thêm nữa. Tránh được phì nộn.
  7. Ngoài bữaăn chánh ra, chẳng ăn quà vặt, nhứt là“chip”, và đừng nhai kẹo cao su (hãy tỏ lòng xót thương đến hàm răng)
  8. Ăn chay phải đúng ngày, chẳng có việc châm chướcăn bù vào ngày khác (sai mất kỷ luật tuân giới sát sanh). Đừng bao giờ nghĩ trong bụng, tối rồi, Phật ngủ, ăn một chút có làm sao! Giữ Giới là giữ cho mình, giữ cho thanh tịnh, chớ nào phải sợ Phật quở phạt chi đâu!
  9. Vừa uống nước xong, thấy có bánh ngọt mang lên,đừng ăn thêm mặc dầuđược mời mọc.
  10. Vấnđề ở:
  11. Đi cắm trại, chớ mang nệm theo, túi ngủ làđủ, thử tập sống thiếu tiện nghi vài hôm, coi đã ra sao?
  12. Chẳng ngủ trưa, nằm nghỉ mươi phút, thở dài hơi trong chánh niệm.Tu sĩ theo hạnhĐầu-đàđâu có nằm!
  13. Từ nhàđến trạm xe buýt, xe điện hầm cách xa chừng năm trăm thước, mùađông cứ đi bộ, đừng đi xe; vừa đi vừa tưởng như đang đi thiền hành trên núi tuyết. Các tu sĩ ngày xưa theo hạnh Đầu-đà còn đi xa hơn, để khất thực.

6) Xin ghi nhớ:

Hạnh Đầu-đà tuy được Đức Phật đặt ra để cho các Tỳ-kheo ngày xưa tu tập, hầu giữ vẹn giới hạnh, nhưng vào thời buổi nầy, các Phật tử vẫn còn có thể ứng dụng đúng theo tinh thần hạnh Đầu-đà trong nếp sống hằng ngày.

– Tinh thần Hạnh Đầu-đà: Thiểu dục, Tri túc (Ít muốn, biết đủ)