Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chú

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chú

Hải 18
PHỤ LỤC 
Dịch âm – Dịch nghĩa – Chánh văn

Dịch âm:

(Năm thức trước:)

Tánh cảnh, hiện lượng, thông tam tánh

Nhãn, nhĩ, thân tam, nhị địa cư

Biến hànhbiệt cảnh, thiện thập nhất

Trung nhị, đại bát, tham sân si.

Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn

Cửu duyên, thất, bát hảo tương lân

Hợp tam, ly nhị, quán trần thế

Ngu giả nan phân thức dữ căn.

Biến tướng quán không duy hậu đắc

Quả trung du tự bất thuyên chân

Viên minh sơ phát thành vô lậu

Tam loại phân thân tức khổ luân.

(Thức thứ sáu:)

Tam tánhtam lượng, thông tam cảnh

Tam giới luân thời dị khả tri

Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

Thiện ác lâm thời biệt phối chi.

Tánh, giới, thọ, tam hằng chuyển dịch

Căn, tùy, tín đẳng tổng tương liên

Động thân, phát ngữ độc vi tối

Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.

Phát khởi sơ tâm hoan hỷ địa

Câu sanh du tự hiện triền miên

Viễn hành địa hậu thuần vô lậu

Quán sát viên minh chiếu đại thiên.

(Thức thứ bảy:)

Đới chất, hữu phú, thông tình bản

Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi

Bát đại, biến hànhbiệt cảnh tuệ

Tham, si, ngã kiến, mạn tương tùy.

Hằng thẩm tư lương ngã tướng tùy

Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê

Tứ hoặc, bát đại tương ưng khởi

Lục chuyển hô vi nhiễm tịnh y.

Cực hỷ sơ tâm bình đẳng tánh

Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi 

Như lai hiện khởi tha thọ dụng

Thập địa bồ tát sở bị cơ.

(Thức thứ tám:)

Tánh duy vô phú, ngũ biến hành

Giới địa tùy tha nghiệp lực sanh

Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp

Do thử năng hưng luận chủ tranh.

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng

Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong

Thọ huân, trì chủng, căn thân khí

Khứ hậu, lai tiên, tác chủ ông.

Bất động địa tiền, tài xả tàng

Kim cang đạo hậudị thục không

Đại viên, vô cấu đồng thời phát

Phổ chiếu thập phương trần sát trung.

Dịch nghĩa:

(Năm thức trước:)

Tánh cảnh, hiện lượng, gồm ba tánh

Nhị địa có ba nhãn, nhĩ, thân 

Biến hànhbiệt cảnh, mười một thiện

Hai trung, tám đại, tham sân si.

Năm thức cùng nương tịnh sắc căn

Chín, bảy, tám duyên quan hệ tốt

Ba hợp, hai ly, nhìn thế gianhế

Phàm ngu khó biết thức cùng căn.

Trí hậu đắc biến tướngquán không

Trong quả còn chẳng được nói chân

Viên minh vừa phát thành vô lậu

Ba loại phân thân dứt trầm luân.

(Thức thứ sáu:)

Ba tánh, ba lượng, gồm ba cảnh

Ba cõi luân hồi dễ biết hay

Tương ưng tâm sở năm mươi mốt

Thiện ác lúc nào riêng phối hợp.

Tánh, giới, thọ: ba thường chuyển đổi

Căn, tùy, tín thảy nối tiếp nhau

Thân động, miệng nói hơn hết cả

Dẫn mãn nghiệp lực lôi chịu quả.

Hoan hỷ địa sơ tâm phát khởi

Câu sanh ngã pháp vẫn dây dưa

Sau Viễn hành địa thuần vô lậu

Quán trí tròn sáng chiếu đại thiên.

(Thức thứ bảy:)

Đới chất, hữu phú, gồm tình bản

Theo duyên chấp ngã, luôn phi lượng

Tám đại, biến hànhtâm sở tuệ

Tham, si, ngã kiến, mạn theo hoài.

Thường xét suy lường vin ngã tướng

Ngày đêm hữu tình chịu mê mờ

Bốn hoặc, tám đại tương ưng khởi

Ý thức gọi rằng nhiễm tịnh y

Sơ tâm Cực hỷ tợ bình đẳng

Vô công dụng hạnh, ngã phá rồi

Như lai hiện thân tha thọ dụng

Chỉ dạy bồ tát Thập địa căn. 

(Thức thứ tám:)

Tánh là vô phú, năm biến hành

Giới địa tùy theo nghiệp lực sanh

Nhị thừa chẳng hiểu nên mê chấp

Do đó có ra việc luận tranh.

Mênh mang ba tàng không cùng tột

Biển sâu bảy sóng do gió cảnh

Thọ huân, trì chủng, căn thân khí

Đến trước, đi sau làm chủ ông

Đến Bất động địa bỏ tên tàng

Vào Kim cang đạo không dị thục

Đại viên, vô cấu cùng lúc khởi

Khắp chiếu mười phương hằng sa cõi.
SÁCH THAM KHẢO 
H.T Thích Trí Quang dịch giải, Nhiếp Luận, 1994.

H.T Thích Trí Quang dịch giải, Kinh Giải Thâm Mật, 1994.

H.T Thích Thiện Hoa biên soạn, Luận Đại Thừa Trăm Pháp và Bát Thức Qui Củ Tụng, Phật Học Phổ Thông, Khóa IX, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992.

H.T Thích Thiện Siêu dịch và chú, Luận Thành Duy Thức, Nhà xuất bản Văn hóa Sài goon, 2006.

H.T Thích Quảng Liên, Duy Thức HọcTrung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Triết Học Đông Phương Quảng Đức, 1972.

H.T Thích Thắng Hoan, Khảo Nghiệm Duy Thức Học – Tâm Lý Học Thực Nghiệm, Tái bản lần thứ 2, Đường Sáng Printing, 1998.

Tỳ Kheo Ni Như Thanh, Duy Thức Học, Tập 1 và Tập 2, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1991.

H.T Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Cảo bản, 1999.

CHÚ THÍCH

Đàm Huyền (?-?): danh tăng Trung Quốc, người Hồ Nam. Sư xuất gia lúc tuổi nhỏ, chuyên tâm học tập, biện tài vô ngại. Sư từng đi du học ở Nhật bản 2 lần, tu tập Thai mật và Đông mật đều được học vị Truyền pháp quán đảnh. Năm 1935, sư mang về nước những kinh sách về Mật giáo do sư sưu tập, khoảng 300 loại, hơn 2500 quyển, gồm các bản chép tay, bản in chụp, bản hoàn chỉnh, bản dịch văn Phạn, văn Tây tạng, và có những bản gồm cả 4 thứ tiếng Tây tạng, Phạn, Anh, Hán, cùng nhiều sách vở khác. Những sách này được triển lãm tại Phật học thư cục Thượng Hải và được cất giữ can than ở thư viện Phật học viện Vũ Xương. Su đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu Phật học ở Trung quốc phát triển mạnh mẽ. Sư từng giảng dạy ở Sở nghiên cứu Phật học viện Vũ Xương, Phật học viện thế giới.

Thái Hư (1889-1947)Cao tăng Trung quốc, người huyện Sùng Đức, tỉnh Chiết Giang, họ Trương, tên Kiềm Sâm, pháp danh Duy Tâm, hiệu là Hoa Tử, Bi Hoa, Tuyết Sơn Lão Tăng, Tấn Vân Lão Nhân. Sư là người đề xướng phong trào đổi mới Phật giáo từ thời Dân Quốc về sau. Sư xuất gia năm 16 tuổi, thọ giới Cụ túc năm 18 tuổi với hòa thượng Ký Thiền chùa Thiên Đồng ở Ninh Ba. Năm 19 tuổi, nhân đọc kinh Bát nhã mà có sở ngộ. Năm 1912, sư đến Quảng Châu tuyên dương giáo pháptrụ trì chùa Song Khê, núi Bạch Vân. Sư là người sáng lập Trung quốc Phật giáo Hiệp tiến hội tại Nam Kinh, sau sát nhập vào Trung quốc Phật giáo Tổng hội. Sư chủ trương 3 cuộc cách mạng lớn về giáo lý, giáo chế và giáo sản, cổ súy phong trào chấn hưng Phật giáokiến lập chế độ Tân tăng đoàn. Năm 1914, nhập thất ở núi Phổ Đà, một đêm nọ, nghe tiếng đại hồng chung mà có tâm niệm dứt bặt, trải qua ngộ cảnh lần thứ 2. Năm 28 tuổi, sư lại trải qua ngộ cảnh lần thứ 3. Năm 29 tuổi, sau khi ra thất, sư tham gia Đài Loan pháp hội, du lịch Nhật bảnsáng lập Giác xã tại Thượng Hải, làm chủ biên Giác xã tùng thư, năm sau đổi thành Hải Triều Âm nguyệt san. Dù là người có quan điểm cách tân Phật giáo, nhưng sư luôn phản đối quan điểm khảo chứng lịch sử của các học giả Nhật bản cho rằng luận Đại thừa khời tín, kinh Lăng nghiêm là ngụy thư. Năm 1924, sư tham dự đại hội Nhật bản Đông á Phật giáođồng thời khảo sát Phật giáo Nhật bản. Người Nhật tôn sư là minh chủ giới Phật giáo Dân quốc. Năm 1927, sư trụ trì chùa Nam Phổ Đà ở Hạ môn, kiêm Viện trưởng viện Phật học Mân Nam. Năm 1928, sư sáng lập Hội Phật học Trung quốc tại Nam Kinhđồng thời hoằng hóa ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Mỹ, là vị tăng Trung quốc đầu tiên truyền bá Phật giáo đến Âu Mỹ. Năm 44 tuổi, sư trụ trì chùa Tuyết Đậu ở Phụng Hóa. Năm 49 tuổi, sư soạn Ngã đích Phật giáo cách mạng thất bại sử, trình bày nguyên nhân phải đổi mới Phật giáo. Năm 1947, sư thị tịch tại Trực Chỉ Hiên, chùa Ngọc Phật, Thượng Hải, thọ 59 tuổi. Một đời sư khởi xướng và tận lực đổi mới Phật giáo, theo chủ nghĩa tam Phật: Phật tăng, Phật hóa, Phật quốc. Sư coi trọng giáo dục Tăng tài, thiết lập nhiều viện Phật họcsáng tác nhiều tác phẩm Phật giáo có giá trị, mà sau này được đệ tử là ngài Ấn Thuận gom chép thành bọâ Thái Hư toàn thư, 64 tập.

Tám pháp năng sở: sắc, hương, vị, xúc (tứ vi) và địa, thủy, hỏa, phong (tứ đại).

Sở duyên duy thức: là nói đối tượng nhận thức là nhân sanh khởi của tâm và tâm sở, và bị các thứ tâm này chấp lấy. Đối tượng ấy là những ảnh tượng trong tâm thức và cảnh đối diện bên ngoài.

Nhị biếnnhân duyên biến và phân biệt biếnNhân duyên biến là tâm vương và tâm sở biến hiện tướng phần mà chẳng nhờ lực phân biệt của năng duyên, do tự có nhân duyên phát sanh chủng tử, tự có thật thể, thật dụng của tâm sắc, tức là trong 3 loại cảnh, nó thuộc về tánh cảnh. Phân biệt biến là nhờ lực phân biệt của năng duyên mà trở lại khởi tướng phầnPhân biệt biến có 2 loại: một là, tùy theo lực phân biệt của năng duyên, chẳng mang bản chất của tánh cảnh, cũng không đủ khả năng sanh chủng tử, tức là trong 3 loại cảnh nó thuộc về tướng phần của độc ảnh cảnh, như khi duyên với tướng phần của lông rùa, sừng thỏ; hai là, mang bản chất của tánh cảnh, lại có khả năng sanh chủng tử, cũng nhờ lực phân biệt của năng duyên, nên gọi là tự tướng của tánh cảnh, chẳng mượn thật dụng của sắc tâm nên nó là đới chất cảnh, như thức thứ bảy duyên với kiến phần của thức thứ tám, như thức thứ tám duyên với tướng phần của các tâm vươngtâm sở trong mọi lúc.

6 Tầm tứ: cựu dịch là giác quántân dịch là tầm tứ, là 2 tâm sở trong 4 món bất định tâm sở. Tầm có nghĩa là đánh mạnh vào, có đặc tánh là hướng tâm, để tâm trên đối tượng. Tư là tư duy được đưa lên cao độ, có đặc tánh liên tục nhấn mạnh vào đối tượng, dán chặt vào đối tượng.
7 Khổ có 3 loại: một là, khổ khổ, khổ sở vì nóng lạnh, đói khát, bịnh tật …; hai là, hành khổ, khổ sở vì sự biến động của pháp hữu vi, trong đó, là 5 uẩn bao gồm thân tâm và thế giới của thân tâm ấy; ba là, hoại khổ, khổ sở vì cái vui mất đi.

Chuyển y: y là căn bản y, tức là căn bản thứcChuyển y là chuyển căn bản thức trong đó có 2 trọng chướng là phiền não chướng và sở tri chướng mà thành 2 đại quả là đại niết bàn và đại bồ đề.

Vô công dụng không cần dụng công = nhậm vận (tiến hành tự nhiên):nghĩa là tu tập đã thuần thục, tự nó thường xuyên diễn tiến, không cần chú ý hay được kích thích.

10 Hành uẩnbao gồm tất cả tâm sở khác ngoài 2 tâm sở thọ và tưởng. Duy thức cho là bao gồm cả bất tương ưng hành phápBất tương ưng hành pháp có 24: đắc, mạng cănchúng đồng phậndị sanh tánhvô tưởng địnhdiệt tận địnhvô tướng quả, danh thâncú thânvăn thân, sanh, trụ, lão, vô thườnglưu chuyển, định dị, tương ưngthế tốcthứ đệ, phương, thời, số, hòa hiệp tánh và bất hòa hiệp tánh. Hành xả mà cho là hành động tạo tác mà không chấp trước, thì quá xa nguyên nghĩa của nó. Hành xả là khi các tâm sở nối tiếp nhau chuyển biến nơi tâm thức mà không có sự chấp trước, nhìn dòng chảy tâm thức qua đi một cách thản nhiên, không thêm không bớt thành kiến chủ quanHành xả còn gọi là trú xả.

11 Tâm chánh trực = tâm ngay thẳng. Khởi tín luận nói là chánh định chân như: “Tâm ngay thẳng là chính xác nhớ thẳng tâm thể chân như”.

12 Bốn pháp: tinh tấnkhinh anbất phóng dật và hành xả có quan hệ mật thiết và hữu cơ, cho thấy tu tập là như thế nào. Cách nói về 4 pháp như vậy thật là đặc thù, cần cứu xét kỹ.

13 Hôn trầmtrạo cử, nghi (bất tín), tham, sân được gọi là 5 thứ ngăn che (ngũ cái) cho việc tu chỉ quán. Còn tham và sân thì không tu được chỉ quán. Tạm hết tham và sân, nhưng không có chánh niệm, tức có trạo cử và thất niệm, thì khó tu chỉ. Tu chỉ rồi mà bị hôn trầm thụy miên và hoài nghi chánh pháp thì khó tu quán.

14 Ác tuệ = trí tuệ ác hại, kiến thức sai lầm, lấy nhiễm tuệ làm tánh, nó làm chướng ngăn kiến giải thiện.

15 Sự tồn tại: là hữu, hữu tham hay hữu ái, tức ý chí muốn sống, muốn tồn tạitái sanhtương tục và tăng trưởng.

16 Thích ứng với phiền não và tùy phiền nãothích ứng với ảo giác (kiến phần hữu lậu) và ảo tượng (tướng phần hữu lậu).

17 Thắng nghĩa căn: là sắc căn thù thắng của chúng sanh, lấy tịnh sắc căn hiện hành thanh tịnh do 4 đại chủng hợp thành làm thể để khởi thức, chấp cảnh, mà ngày nay gọi là hệ thần kinh của 5 giác quan; lấy phù trần căn (như nhãn cầu, lỗ tai, sống mũi..) làm chỗ sở ygìn giữ và giúp thành.

18 Y chủ thích: là một trong 6 phương pháp giải thích các từ phức hợp của tiếng Phạn, gọi là lục hợp thích hay lục ly hợp thích: đầu tiên chia chẻ ra để giải thích (ly thích), sau đó tổng hợp lại để giải thích (hợp thích). Lục hợp thích là: trì nghiệp thích, y chủ thíchhữu tài thíchtương vi thíchlân cận thích và đới số thíchY chủ thích cũng gọi là y sĩ thích, là từ thể của pháp sở y mà lập danh của pháp năng yThí dụ nương vào nhãn căn mà sanh ra sự nhận biết phân biệt nên gọi là nhãn thức, nghĩa là thức của nhãn, đó là lấy nhãn làm thể sở y, thức là pháp năng yBiệt pháp từ pháp sở y mà lập ra danh năng y, nên gọi là y chủ.

19 Nhân duyên: cái nhân làm duyên tố, như nói nhãn thức do chủng tử của nó hiện hành mà có.
20 Sở duyên duyên: đối cảnh làm duyên tố, như nói phải có sắc cảnh làm đối tượng cho nhãn thức.

21 Tăng thượng duyêndữ kiện thêm lên làm duyên tố, như nói chủng tử nhãn thức hiện hành được là phải có nhãn căn.

22 Đẳng vô gián duyên: sự mất đi của giai đoạn trước làm duyên tố, như nói chính bản thân nhãn thức mà giai đoạn trước mất đi nhường chỗ cho giai đoạn sau sanh ra.

23 Kiến phần năng duyên: là chủ thể nhận thức có công năng tiếp xúc đối tượng.

24 Tướng phần sở duyên: là đối tượng nhận thức làm sở y cho các thức duyên theo.
25 Sở tri chướngchướng ngại chân lý, làm cho không chứng ngộ. Các vị thanh vănduyên giác đàn áp được chướng ngại sự dụng (= phiền não chướng làm cho bị luân hồi) nên thoát khỏi luân hồi, nhưng chưa nhập chủng tánh bồ tát vì còn sở tri chướng.

26 Chánh văn là liễu tục kiến không, nên dịch là thấy có thấy không. Kinh Tăng A hàm giải thíchĐức Thế tôn nói với các vị tỳ kheo, có 2 sự thấy là thấy có và thấy không. Thấy có là thế nào? Là thấy có dục, có sắc, có vô sắc. Thấy có dục là 5 dục: mắt thấy sắc thì rất ưa, qúi và nhớ, chưa bao giờ rời bỏ mà cứ tôn thờ mãi; tai nghe tiếng, mũi ngửi hơi, lưỡi biết mùi, thân biết xúc, ý biết pháp (cũng như vậy), và đó gọi là thấy có. Thấy không là thế nào? Là thấy có thường, thấy không thường, thấy có đoạn, thấy không đoạn, thấy có biên, thấy không biên, thấy có mạng, thấy không mạng, thấy thân mạng khác nhau, thấy thân mạng là một, (và) 62 sự thấy (xuất từ các sự thấy) như trên gọi là thấy không, và toàn là không phải sự thấy chính xác.

27 Trí hậu đắc: là trí thấu đạt cảnh y tha như huyễn, còn có năng sở.

28 Trí căn bản: là trí hội nhập chân như, không có năng sở.

29 Chân như: trung thật như thế, vì chân như là bản thể mà không pháp nào, người nào và lúc nào mà không siêu việt khái niệm nhị biênKinh Giải Thâm Mật giải thíchChân như nơi các pháp nhiễm tịnh gọi là tánh như hữu. Chân như ấy có 7: 1. Chân như nơi sự lưu chuyển: cái tánh không mở đầu, không chấm hết của các hành; 2. Chân như nơi các tướng: cái tánh nhân vô ngã và pháp vô ngã của các pháp; 3. Chân như nơi sự liễu biệt: cái tánh duy thức của các hành; 4. Chân như nơi sự an lậpthánh đế về khổ mà Như lai nói; 5. Chân như nơi sự tà hànhthánh đế về tập mà Như lai nói; 6. Chân như nơi sự thanh tịnhthánh đế về diệt mà Như lai nói; 7. Chân như nơi sự chánh hành: thánh đế về đạo mà Như lai nói.
30 Thật tánh Duy thứcthật tánh ấy mà nói là không, vì các pháp toàn là không thật, là toàn do ý thức giả thiết, là không thể thủ đắc.

31 Trí vô phân biệttuệ giác siêu việt khái niệm. Theo Nhiếp luận: Trí vô phân biệt không nhiễm như hư không, là vì (phần căn bản của nó: trí căn bản) thoát ly mọi sự chướng ngại, được gọi là thích ứng với sự được và thích ứng với sự thành. Trí vô phân biệt như hư không, là vì (phần hậu đắc của nó: trí hậu đắc) thường đi trong thế gian mà không bị mọi sự của thế gian làm cho ô nhiễm.

32 An Huệ (Sthiramati, 475-555): luận sư Ấn độ, người nước La la (Phạt lạp tỳ) thuộc nam Ấn. Sau khi Phật nhập diệt khoảng 1100 năm, sư là vị đại học giả của Phật giáo đại thừa ở nam Ấn độ. Sư kế thừa ngài Đức Huệ, rồi trao truyền cho ngài Chân Đế. Sư tinh thông học thuyết Nhân minhDuy thức, nghị luận giỏi, là 1 trong 10 vị đại luận sư của tông Duy thức. Sư tông sùng và kế thừa giáo nghĩa của bồ tát Thế Thân, soạn Duy thức tam thập tụng thích luận để luận giải Duy thức tam thập tụng của bồ tát Thế Thân. Những tác phẩm khác như: Đại thừa a tỳ đạt ma tạp tập luận (16 quyển), Đại thừa quảng ngũ uẩn luận (1 quyển), Đại thừa trung quán thích luận (9 quyển), Câu xá thật nghĩa sớ (5 quyển).

33 Biến kế chấp tánhảo giác ngã pháp do phàm phu ngộ nhậnvọng chấpnhư ngộ nhận sợi giây là con rắn.

34 Tự chứng phần (tự thể phần): là tự thể của tâm thức có khả năng chứng biết kiến phần (hoạt động nhận thức) và tác dụng nội tại chứng tự chứng phần của chính mình.

35 Y tha khởi tánh: Y tha là do yếu tố mà thành. Các pháp hữu vi do chủng tử nơi A lại da nhờ các trợ duyên mà hiện hành, như nói sợi giây do chỉ gai và mọi duyên tố mà thành.

36 Hộ Pháp (Dharmapàla): cao tăng Ấn độ, sống vào khoảng thế kỷ 6, người thành Kiến chí bổ la, là con của quan đại than nước Đạt la tỳ đồ (Dràvida) thuộc miền nam Ấn độ, là 1 trong 10 vị đại luận sư Duy thức. Sư vâng lời cha mẹ kết hôn với 1 công chúa, nhưng vào ngày hôn lễ thì sư cạo tóc xuất gia. Sư tinh thông giáo lý đại thừa và tiểu thừathâm nhập yếu chỉ của Du già duy thức, từng tranh luận về nghĩa hữu và vô với bồ tát Thanh Biện, soạn luận giải Duy thức tam thập tụng của bồ tát Thế Thân. Sư từng giảng dạy ở chùa Na lan đà nước Ma kiệt đà, nơi có học tăng đến mấy ngàn vị. Năm 29 tuổi, sư về ẩn tu tại chùa Đại bồ đề (Mahàbodhi), chuyên việc trứ tác, và truyền pháp cho luật sư Giới Hiền. Sư thị tịch năm 32 tuổi. Trước khi sư tịch, trên không có tiến nói rằng, đây là vị Phật trong ngàn vị Phật ở Hiền kiếpTác phẩmĐại thừa quảng bách luận thích luận, Thành duy thức bảo sanh luận, Quán sở duyên luận thích.

37 Gia hạnh vị: Chỉ cho bồ tát tứ gia hạnh vị (noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất) từ chỗ đã chứa nhóm được tư lương phước trí, tiến thêm một bước gia công dụng hạnh để đạt đến kiến đạo (Hoan hỷ địa) trụ ở vị chân như. Giai vị này có khả năng đạt đến cảnh giới có 2 vô ngã, nhưng trong tâm vẫn hiện tiền tướng như, nên chưa thật trụ nơi cảnh giới Duy thức. Đây gọi là pháp đại thừa thuận quyết trạch phần.

38 Thường gọi là cái thân Phật trong lịch sử, biểu hiện cho loài người, còn gọi là trượng lục ứng thân.

39 Tư lương vị: Giai vị chứa nhóm các thiện hữu lậu để đạt đến quả Phật. Ba tư lương vị là chỉ cho hàng bồ tát thập trụthập hạnhthập hồi hướng, lấy phước đức trí tuệ làm tư lương trợ đạoThập trụ nặng về tu tập lý quánthập hạnh nặng về tu tập sự quánthập hồi hướng tu lý sự bất nhị quán. Pháp tu hành này gọi là đại thừa thuận giải thoát phần, dù đã dứt trừ được hiện hành của 2 chấp phân biệt, nhưng chủng tử năng thủsở thủ vẫn tiềm phục chưa trừ.
40 Chính ái và dục là căn bản của luân hồi. Gốc rễ luân hồi là ái. Ái được dục hỗ trợ nên làm cho sanh tử liên tục.

41 Cực lược sắcđơn vị vật chất nhỏ nhất do phân tách thực sắc của 5 cảnh và 5 căn. Tiểu thừa Hữu bộ cho nó là vật có thực, và thuộc về sắc xứsở duyên của nhãn thức, nhưng đại thừa Duy thức thì cho nó có là do phân tích trên mặt giả tưởng, và thuộc về pháp xứsở duyên của ý thứcCực lược sắc là 1 trong 5 loại pháp xứ sở nhiếp sắc (sắc pháp thuộc pháp xứ) do tông Duy thức lập ra. Năm loại pháp xứ sở nhiếp sắc là: cực lược sắccực huýnh sắc, thọ sở dẫn sắc, biến kế sở sắc, định tự tại sở sanh sắc.

42 Cực huýnh sắc: còn gọi là tự ngại sắc, chỉ cho những hiển sắc không đủ tánh ngăn ngại của không giới, như màu sắc, sáng, tối.

43 Pháp xứ sở nhiếp sắc: còn gọi là pháp xứ sắc, là sắc pháp thứ 11 trong 11 sắc pháp trong Duy thức (5 căn, 5 cảnh và pháp xứ sắc). Xứ trong pháp xứ là chỗ nương tựa và nuôi lớn tâm sở, chia làm 12 loại gọi là thập nhị xứ (6 căn và 6 cảnh). Pháp cảnh trong 12 xứ là đối cảnh khách quan của ý cănPháp xứ bao gồm 11 xứ kia cùng làm nhiệm vụ trưởng dưỡng tâm và tâm sở. Trong tất cả sắc pháp, hễ pháp nào bị gom vào pháp xứ thì gọi là pháp xứ sở nhiếp sắc.

44 Độc đầu ý thức: là ý thức không cùng với 5 thức trước sanh khởi.

45 Thọ sở dẫn sắc: còn gọi là vô biểu sắc, chỉ cho những sắc pháp phát sanh từ cảm thọ. Nương nơi 2 nghiệp thiện ác của thân và khẩu khi phát động mà sanh ra sắc pháp vô hình nơi thân, đây là hiện tượng không thể biểu hiện ra bên ngoài được, như tác dụng tinh thần đề phòng sai trái, bỏ điều xấu ác do tâm niệm trì giới dẫn khởi.

46 Biến kế sở sắcý thức duyên với 5 căn, 5 cảnh mà khởi sanh tác dụng suy tính, so lường đối với tất cả pháp hư vọng phân biệt, ngay nơi thân biến hiện ra ảnh tượng sắc pháp, như hoa đốm giữa hư không, bóng trăng trong nước, hình ảnh trong gương … đều xếp vào loại sắc pháp này. Loại sắc pháp này bản chất của nó chỉ có đủ ảnh tượng mà không có chỗ nương gá.
47 Định quả sắc: còn gọi là định tự tại sở sanh sắc, chỉ cho các cảnh sắc, thanh, hương, vị … được biến hiện ra nhờ sức thiền định. Loại sắc pháp này là do định lực thù thắng, có thể tự tại biến hiện tất cả sắc.

48 Ngũ câu ý thức = minh liễu ý thứcý thức sanh khởi cùng lúc với bất cứ một thức nào của 5 thức trước.

49 Chánh văn là bất tác giải, nghĩa là không có suy tư, phân biệt.

50 Chánh văn là vô thể pháp, là chỉ cho ảnh tượngpháp xứ.

51 Ở đây đọc là ố tác, không phải là ác tác = những hành vi ác rất nhỏ của thân, hay của miệng.
52 Ý địa: lĩnh vực của ý thứcý căn, là ý thức tự ngã. Chính ý thức tự ngã này mà làm cho tâm thức tạp nhiễm làm nhân cho khổ (và vừa là bản thân của khổ), rồi ý thức tự ngã này chuyển đổi đi thì chính nó làm cho tâm thức thanh tịnh. Do đó ý địa hay ý được gọi là nhiễm tịnh y.

53 Kinh Giải thâm mật: Trong địa đầu tiên có 2 thứ ngu tối, một là ngu tối vì ngã chấp và pháp chấp, hai là ngu tối vì những sự tạp nhiễm trong ác đạo, cùng với sự nặng nề của 2 thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. (H.T Trí Quang dịch)
54 Duyên ở đây là căn duyên và cảnh duyên, đều là chỉ cho thức A lại da.

55 Ý ô nhiễm: là ý thức về tự ngã, thường tương ưng với 4 phiền nãongã singã kiếnngã mạn và ngã ái.

56 Sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng: là một trong những đặc thù mà mỗi địa đều có, và cấp độ của địa sau thì hơn cấp độ của địa trước. Kinh Giải thâm mật ghi: Đại bồ tát Quán Tự Tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các địa như thế này được lập ra bởi mấy thứ đặc thù? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quán Tự TạiThiện nam tử, khái lược có 8 thứ: một là, sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng; hai là, sự thanh tịnh của tâm tăng thượng; ba là, sự thanh tịnh của bi tăng thượng; bốn là, sự thanh tịnh của độ tăng thượng; năm là, sự thanh tịnh của sự phụng sự chư Phật tăng thượng; sáu là, sự thanh tịnh của sự thành thục chúng sanh tăng thượng; bảy là, sự thanh tịnh của sự thọ sanh tăng thượng; tám là, sự thanh tịnh của uy đức tăng thượng.
57 Chánh văn là tối hạ phẩm, tồn nghi, tạm dịch là triền miên, tức vô minh ở lớp sau chót.
58 Nhậm vận: vận chuyển một cách tự nhiên, không tác ý.

59 Thuần nhất = bản chất vô ký không thay đổi.

60 Tức cho 6 thức trước là sở huân, kỳ thật 6 thức trước là năng huân.

61 Thắng giả: người thắng, chỉ cho các vị bồ tát đã vào kiến đạo, được chân hiện quán.

62 Chủng tử ở trongchủng tử ở ngoài là chủng tử nói theo nghĩa đenchủng tử ở trong là năng tánh huân tậpThí dụ như sự đa văn thì nhất thiết phải có sự huân tập đa văn (ký ức và tác ý đúng lý) thì mới thành tựu được.

63 Chánh văn là cùng sanh tử uẩn: hợp thể đi đến tận cùng sanh tử.

64 Chuyển bỏ phiền não chướng và sở tri chướng mà chuyển được đại bồ đề và đại niết bàn. Được chuyển y thì đối tượng không còn điên đảo, đối tượng đó là thức thứ tám thành vô lậu (chân như xuất triền).