Nghiên cứu về triết học Như Lai Tạng

Nghiên cứu về triết học Như Lai Tạng

admin 51

1.  Địa vị của Như lai tạng học trong Phật giáo

Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau. Tại Ấn-độ, sự hưng khởi của thuyết Như lai tạng khoảng vào thế kỷ thứ 3 A.D., từ giai đoạn sơ kỳ Đại thừa tiến vào hậu kỳ Đại thừa Phật giáo. Ở trong khoảng thế kỷ 4 – 5 A.D., nó hưng thịnh vô cùng; những kinh điển mà có liên quan (giải nghĩa rộng thêm) đến thuyết Như lai tạng, cũng nối tiếp lưu truyền ra. Thuyết Như lai tạng, lấy kinh hậu kỳ Đại thừa làm chủ, trong các Luận sư – Luận sư Đại thừa của Ấn-độ, gồm hai nhà Trung quán (Madhyamaka) và Du-già (Yoga), đều nói thuyết Như lai tạng là bất liễu nghĩa, lấy ‘mật ý’ của Trung quán và Duy thức để giải thích nó. Kỳ thật, hệ tư tưởng này có lập trường độc đáo, chủ yếu là chúng sanh và Phật có thể tánh chung; dựa vào đây làm tông bổn, giải thích rằng dựa vào đây mà có sanh tử, chúng sanh, dựa vào đây mà có giải thoát rốt ráo, Như lai. Như kinh Bất tăng bất giả(I) nói: “Này Xá-lợi-phất! Chính pháp thân này, trải qua sự bị hằng sa vô biên phiền não trói buộc, từ vô thỉ đến đời vị lai, tùy thuận thế gian, nổi trôi phiêu bạt, qua lai trong sanh tử, nên gọi là chúng sanh. Này Xá-lợi-phất! Chính pháp thân này, chán rời sự khổ não của sanh tử ở thế gian, quăng bỏ tất cả sự có ham muốn, thực hành mười ba-la-mật, nắm giữ 84000 pháp môn, tu hạnh bồ-đề, gọi là Bồ-tát. Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Chính pháp thân này, lìa tất cả trói buộc của phiền não ở thế gian, vượt qua tất cả khổ, lìa tất cả cái bẩn của phiền não, đắc được thanh tịnh, trụ trong pháp thanh tịnh ở bờ bên kia, đến nơi (thấy) sở nguyện của tất cả chúng sanh; ở trong tất cả cảnh giới, thông đạt hoàn toàn, lại không có cái nào vượt hơn nó; lìa tất cả chướng, ở trong tất cả pháp mà đắc được lực tự tại, nên gọi là ứng chánh biến tri của Như lai.” Pháp thân (dharma-kāya) được kinh Bất tăng bất giảm nói đó, cũng là tên gọi khác của Như lai tạng. Từ tông y(a) của lập luận này để nói, thì nó bất đồng với lập luận ‘bởi vì có nghĩa không, nên tất cả pháp được thành tựu’(b) của nhà Trung quán; cũng bất đồng với quan điểm dựa vào thức a-lại-da (ālaya) của hư vọng phân biệt làm ‘sở tri y’(c) của nhà Du-già. Thuyết Như lai tạng có lập trường độc đáo, có đặc sắc về ‘chân ngã luận’ phong phú. Do vì thuyết Như lai tạng dùng kinh điển làm chủ, cho nên học phái mà xem trọng Luận, như các học giả Tây tạng, chỉ thừa nhận quan điểm của Trung quán [Trung quán kiến] và quan điểm của Duy thức [Duy thức kiến], mà không thừa nhận sự tồn tại của quan điểm Tạng tánh [Tạng tánh kiến]. Phật giáo Trung quốc là xem trọng kinh, cho nên có lời bình luận rằng ‘Kinh thì giàu có, Luận thì nghèo nàn’.(d) Pháp môn Như lai tạng, Phật tánh, truyền đến Trung quốc vốn trọng kinh, đã nhận được sự tán dương cao độ của Phật giáo Trung quốc. Như tông Hiền thủ lập nên năm giáo,(e) ba tông, ba tông là tông Pháp tướng, tông Phá tướng, tông Pháp tánh. Thuyết Như lai tạng là ‘chung giáo’ trong năm giáo, và đốn giáo, viên giáo, điều là tông Pháp tánh thuộc Hiển tánh,(f) chỉ là lý luận và phương pháp của Hiển tánh bất đồng ít nhiều mà thôi. Thiền tông là từ ‘Như lai (tạng) thiền’ mà ra, cho nên kinh Lăng nghiêm và luận Khởi tín xiển dương pháp môn này, tuy có truyền thuyết ‘nghi ngờ chúng là ngụy tạo’, nhưng lại nhận được sự tôn trọng của tông Hiền thủ và Thiền tông. Ngài Tứ minh Pháp trí(g) của tông Thiên thai, luận định thuyết Như lai tạng duyên khởi là ‘biệt lý tùy duyên,’(h) ‘căn cứ vào lý, tùy duyên mà chưa được viên mãn tột cùng [viên cực]’.1 Nhưng ngài Cô sơn Trí viên,(i) sống đồng thời với ngài Tứ minh Pháp trí, thì trích dẫn luận Khởi tín, suy tôn nó là pháp môn viên mãn tột cùng. Từ cuối đời Tống về sau, Phật giáo Trung quốc có khuynh hướng dung hòa, thuyết Như lai tạng cũng trở thành một dòng của Đại thừa. Vào cuối đời Minh, ngài Trí húc(j) là tiếp cận với Thiên thai học, cho rằng Như lai tạng tùy duyên là ‘nhất thừa viên mãn cùng tột’.2 Thời cận đại, Đại sư Thái hư, vào những năm cuối đời, giảng Phật học Trung quốc, đầu tiên liệt kê ra một biểu đồ, dùng Phật tánh để nối kết chúng sanh và Phật, ngài nói như thế này: “Là tâm pháp mà liên hệ giữa chúng sanh và Phật. … Do vậy, chúng ta có thể nhận ra sự bất đồng của Phật, tâm, chúng sanh, đồng thời có thể nhận ra sự liên hệ của chúng sanh, tâm, Phật.”3 Biểu đồ về sự dùng con mắt trạch pháp đối với Phật tạngBiểu đồ về sự mê và ngộ của Như lai tạng tâm(k) mà Đại sư làm vào thời trẻ, đều là dùng Như lai tạng, Phật tánh làm tông bổn để giải thích hoặc dung hợp và nối kết tất cả.4 Thuyết Như lai tạng, có thể nói là dòng chính của Phật giáo Trung quốc! Dựa vào đây để quan sát, như tông Hiền thủ nói ‘tánh khởi’, Thiền tông nói ‘tánh sanh’, tông Thiên thai nói ‘tánh cụ’, trên mặt giải thích đương nhiên bất đồng, nhưng đều dùng ‘tánh’ – ‘Như lai (giới) tánh, pháp (giới) tánh’ làm tông bổn. Pháp môn này, trải qua sự dung hội và phát huy của các học giả Phật giáo Trung quốc, đã có khoảng cách tương đối với nguyên nghĩa của nó, nhưng chắc chắn là dòng chính của Phật giáo Trung quốc, ngoài Trung quán, Duy thức ra, nó cũng thể hiện lập trường và kiến giải độc đáo.

2.  Những Kinh Luận có liên quan đến thuyết Như lai tạng

Các kinh điển mà có liên quan đến Như lai tạng (tathāgata-garbha) học, trên mặt lịch sử Phật giáo, thuộc vào hậu kỳ của Phật giáo Đại thừa, cho rằng ‘tất cả pháp là không’ là pháp chưa liễu nghĩa, lấy chân thường(a) – ngã chân thường, tâm chân thường làm pháp môn chủ đạo. Tuyên bố các Kinh – Luận thuộc về Như lai tạng, v.v., trên mặt lịch sử dịch Kinh ở Trung quốc, bắt đều từ cuối thế kỷ 3 A.D., đến thế kỷ 7 A.D. thì dừng, số Kinh được dịch ra không ít. Trên mặt tư tưởng, trước sau cũng có bất đồng. Giáo điển thuộc dòng chính, có: 1. Kinh Như lai hưng hiển, 3 quyển, do Trúc Pháp hộ (Dharmarakṣa) dịch vào đời nhà Tấn, niên hiệu Thái Khang năm thứ 8, là bản dịch đầu tiên của phẩm Bảo vương Như lai tánh khởi của kinh Hoa nghiêm được dịch vào đời nhà Tấn, và phẩm Như lai xuất hiện của kinh Hoa nghiêm được dịch vào đời nhà Đường. Trong kinh nói rằng phá vi trần ra thành kinh điển nhiều như đại thiên, và “loại chúng sanh này, ngu si đến như thế! Không thể phân biệt được rắng bậc Như lai Thánh huệ Thế tôn nhập khắp trong ấy,”1 tức là [chủ trương] ‘tất cả chúng sanh đều có trí huệ và đức tưởng của Như lai’ của thuyết Như lai tạng. 2. Kinh Đại ai, 8 quyển, do Trúc Pháp hộ dịch vào đời Tấn, niên hiệu Nguyên Khang nguyên niên (291 A.D.), cùng với phẩm Anh lạc của kinh Đại Phương đẳng chúng tập, kinh Đà-ra-ni tự tại vương Bồ-tát do Đàm-vô-sấm (Dharmarakṣa) dịch vào đời Bắc Lương, là cùng một nguyên bản mà dịch khác nhau. Luận Bảo tánh, là bản chuyên luận về pháp môn Như lai tạng, chính là dựa vào bản kinh này mà làm nên luận ấy. Ở trong kinh Đại ai, có dụ viên ngọc quí không dơ bẩn, và đầu tiên nói ‘vô thường, khổ, không chẳng phải là thân (ngã),’ ‘sau đó cho đến đạt được không, vô tướng, (vô) nguyện,’ ‘thứ đến được thành tựu bất thoái chuyển (Pháp luân)’.2 Đây là ba thời giáo: đầu tiên nói về Thanh văn giáo, thứ đến nói về Không tương ưng giáo, sau cùng nói về bất thối chuyển bồ-đề Pháp luân. Ba thời giáo của kinh Đại ai, cùng với thời thứ 3 trong ba thời giáo thuyết của kinh Giải thâm mật là bất đồng. 3. Kinh Đại Phương đẳng Như lai tạng, 1 quyển, “thời Tấn Huệ, Hoài (290-311 A.D.), sa-môn Pháp cự dịch ra.”3 Bộ kinh này đã bị thất lạc, hiện nay còn bản dịch của Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra) dịch vào đời Tấn, niên hiệu Nguyên Hi năm thứ 2 (406 A.D.), cũng gọi là kinh Đại Phương đẳng Như lai tạng. Trong kinh dùng 9 thí dụ để trình bày về Như lai tạng, là một bộ phổ biến của thuyết Như lai tạng. 4. Kinh Đại Bát-nê-hoàn, 6 quyển, do Pháp hiển dịch vào đời Tấn, niên hiệu Nghĩa Hi năm thứ 13 (417-418 A.D.). Bộ kinh này, theo truyền thuyết, cùng với bản kinh Nê-hoàn, gồm 20 quyển, do Trí mãnh dịch tại Lương châu vào đời Tống, là cùng nguyên bản mà dịch khác nhau. Lục quyển Nê-hoàn ký và Nhị thập quyển Nê-hoàn ký, nói giống nhau rằng bản kinh này là tìm được từ xứ Bà-la-môn ở thành Hoa-thị (Pāṭaliputra), thuộc miền trung của Thiên trúc.4 Mười quyển đầu của kinh Đại Bát-niết-bàn do Đàm-vô-sấm dịch, từ phẩm Thọ mạng thứ nhất đến phẩm Câu hỏi của tất cả đại chúng thứ 5, cũng là bản dịch khác của bộ kinh này. Theo Đại Bát-niết-bàn kinh ký, 10 quyển đầu do Đàm-vô-sấm dịch, là bản kinh do Trí mãnh lấy được từ Ấn độ, mà lưu giữ tại Cao xương chăng?5 5. Kinh Đại Bát-niết-bàn, 40 quyển, Đàm-vô-sấm dịch ra, bắt đầu từ tháng 10, đời Bắc Lương, niên hiệu Huyền Thỉ năm thứ 10 (421 A.D.), tại Cô Tang. Trước hết dịch 10 quyển đầu, cùng với kinh Đại Bát-nê-hoàn do Pháp hiển dịch, là cùng nguyên bản mà dịch khác nhau. Do vì nguyên bản của kinh này không đầy đủ hoàn toàn, Đàm-vô-sấm trở lại Tây phương [Thiên trúc] để tìm kiếm, lại tìm được bản kinh này ở tại nước Vu-điền, rồi ngài trở lại Cô Tang dịch ra.6 Truyền thuyết tuy có thêm bớt một ít, nhưng 10 quyển đầu và bộ phận được tiếp tục dịch thêm vào đời sau này, thời đại thành lập có trước sau nên giải thích cũng có điểm bất đồng, đây là điều không có thể nghi ngờ được! 6. Kinh Đại vân, hoặc gọi là kinh Vô tưởng, do Đàm-vô-sấm dịch. Hiện nay còn kinh Đại Phương đẳng Vô tưởng, 6 quyển, chia làm 37 kiền-độ. Riêng lẻ có Đại vân vô tưởng kinh quyển thứ chín, 1 quyển. Trong kinh Đại vân, đã nói đến ‘thường, lạc, ngã, tịnh’ và Phật tánh. 7. Kinh Đại Pháp cổ, 2 quyển, do Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra) dịch, trong đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia (trước sau năm 440 A.D.). 8. Kinh Ương-quật-ma-la, 4 quyển, Cầu-na-bạt-đà-la dịch và đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia Trung. Tạng Đại chánh biên tập vào Bộ A-hàm thì rất không thỏa đáng. 9. Kinh Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng, 2 quyển, do Cầu-na-bạt-đà-la dịch lần đầu tiên, vào đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 13 (436 A.D.). Vào đời Đường, giữa niên hiệu Thần Long năm thứ 2 đến niên hiệu Tiên Thiên năm thứ 2 (706-713 A.D.), Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch lại, biên tập làm Thắng man phu nhân hội thứ 48 của kinh Đại Bảo tích. 10. Lăng-già bạt-đà-la bảo kinh, 4 quyển, do Cầu-na-bạt-đà-la dịch lần đầu tiên, vào đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 13 (436 A.D.). Bản dịch khác thì có 2 bản: 1. Do Bồ-đề-lưu-chí dịch vào đời Nguyên Ngụy, niên hiệu Diên Xương năm thứ 2 (513 A.D.), gọi là kinh Nhập Lăng-già, 10 quyển. 2. Do Thật-xoa-nan-đà (Śikṣānanda) dịch vào đời Đường, niên hiệu Trường An năm thứ 4 (704 A.D.), gọi là kinh Đại thừa Nhập Lăng-già, 7 quyển. Bản dịch đời Ngụy và Đường, so với bản dịch đời Tống, thì đã có tăng thêm phần ‘thỉnh Phật’, ‘vấn đáp’ trong phần Tự khởi, và phần kệ tụng ở sau cùng. 11. Kinh Bảo tích tam-muội Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát vấn Pháp thân, mất tên người dịch, 1 quyển, xem Tân tập tục tuyển thất dịch tạp kinh lục của Xuất Tam tạng ký tập,7 là kinh mà ngài Đạo An không thấy được. Từ Lịch đại Tam bảo ký, được viết vào đời Tùy, về sau, chép là do An Thế Cao dịch vào đời Hậu Hán, là điều không đủ để tin! Dựa vào từ ngữ dùng để dịch, nó phải là được dịch từ đời Tây Tấn trở về trước. Vào đời Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 15 (595 A.D.), Xà-na-quật-đa (Jñānagupta) dịch lại, gọi là kinh Nhập pháp giới thể tánh, 1 quyển. 12. Kinh Như lai trang nghiêm trí huệ quang minh nhập nhất thiết Phật cảnh giới, 2 quyển, do Đàm-ma-lưu-chi dịch lần đầu tiên, vào đời Nguyên Ngụy, niên hiệu Cảnh Minh năm thứ 2 (501 A.D.). Vào đời Lương, khoảng giữa niên hiệu Thiên Giám năm thứ 5 và niên hiệu Phổ Thông nguyên niên (506-520 A.D.), Tăng-già-bà-la (Saṃghavarman), v.v, dịch lại, gọi là kinh Độ nhất thiết chư Phật cảnh giới trang nghiêm, 1 quyển. Vào đời Triệu Tống, vào sau niên hiệu Đại Trung Tường Phù năm thứ 3 (1010 A.D.), Pháp hộ (Dharmapāla), v.v., dịch là kinh Đại thừa Nhập chư Phật cảnh giới quang minh trang nghiêm, 5 quyển.   13. Kinh Bất tăng bất giảm, 1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí dịch, vào đời Nguyên Ngụy, niên hiệu Hiếu Xương nguyên niên (525 A.D.). 14. Kinh Vô thương y, 2 quyển, do Chân đế (Paramārtha) dịch, vào đời Trần, niên hiệu Vĩnh Định năm thứ 2 (558 A.D.), có thuyết nói nó được dịch vào đời nhà Lương. Kinh Vô thượng y chia làm 6 phẩm, phẩm Hiệu lượng công đức thứ nhất, cùng với kinh Vị tằng hữu mà đã  mất tên người dịch, và kinh Thậm hi hữu do Đường Huyền trang dịch, là cùng bản mà dịch khác nhau. 15. Kinh Thắng thiên vương bát-nhã ba-la-mật, 7 quyển, do Nguyệt-bà-thủ-na (Upaśūnya) dịch, vào đời Trần, niên hiệu Thiên Gia năm thứ 6 (565 A.D.). Vào đời Đường, khoảng giữa niên hiệu Hiển Khánh năm thứ 5 và niên hiệu Long Sóc năm thứ 2 (660-663 A.D.), kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa (phần thứ 6), 8 quyển (tương đương quyển 566-573 của bộ kinh lớn này) do Đường Huyền trang dịch, chính là dịch lại của kinh Thắng thiên vương bát-nhã. Bản kinh này là do từ kinh Bảo vân, kinh Vô thượng y, v.v., biên tập thành.8 16. Kinh Đại thừa Mật nghiêm, 3 quyển, do Địa-bà-ha-la (Divākara) dịch, vào đời Đường, khoảng giữa Vĩnh Long, Thùy Củng nguyên niên (680-685 A.D.). Vào đời Đường, niên hiệu Vĩnh Thái nguyên niên (765 A.D.), Bất không (Amoghavajra) dịch lại, cũng gọi là kinh Đại thừa Mật nghiêm, 3 quyển. Các Luận điển thuộc về thuyết Như lai tạng, có: 1. Luận Cứu cánh Nhất thừa bảo tánh, 4 quyển, đời Nguyên Ngụy, niên hiệu Chánh Thỉ năm thứ 5 (508 A.D.) được truyền đến Trung hoa, do Lặc-na-ma-đề (Ratnamati) dịch. Bộ luận này, có phần bổn tụng và giải thích – kệ tụng và văn xuôi, không có nên rõ tên của người làm ra luận này. Ngoài bản Hán dịch, hiện nay còn có bản Phạn và bản dịch sang Tạng ngữ. Theo truyền thuyết của các bậc cổ nhân ở Trung quốc, thì luận Bảo tánh là do Bồ-tát Kiên huệ (Sāramati) làm ra. Nhưng theo truyền thuyết của Tây tạng thì: phần kệ tụng là do Do-lặc (Maitreya) tạo, phần giải thích của luận là do Vô trước (Asaṅga) tạo. Đối với tác giả của bản luận này, thời cận đại có ý kiến bất đồng. Bà-tẩu-bàn-đậu Pháp sư truyện của Chân đế, nói: Thế thân (Vasubandhu) làm ra luận Tam bảo tánh.9 Tam bảo tánh chính là Bảo tánh, cho nên tác phẩm Nghiên cứu về bản Phạn-Hán đối chiếu của luận Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh, suy đoán là Kiên huệ làm phẩn bổn tụng, Thế thân làm phần giải thích của luận.10 2. Luận Phật tánh, 4 quyển, Chân đế dịch ra vào đời nhà Trần. Phần đầu của luận này là phá trừ ngoại đạo, Tiểu thừa, Đại thừa chấp về không, lập nên 3 tánh, 3 vô tánh; bộ phận sau, cùng với phần giải thích của luận Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh, đại để phù hợp với nhau. Tương truyền là do Thế thân tạo, e rằng chưa hẳn là như vậy. 3. Luận Đại thừa pháp giới vô sai biệt, 2 quyển, do Bồ-tát Kiên ý tạo. Hiện nay còn có 2 bản: 1. Bản gồm có 24 bài tụng bằng thể 5 chữ [ngũ ngôn], chia làm 12 nghĩa, giải thích riêng từng bài kệ, đây là bản luận mà ngài Hiền Thủ dựa vào để làm sớ giải. 2. Bản nêu ra tổng thảy 24 bài tụng bằng thể 7 chữ [thất ngôn], sau đó chia làm 12 nghĩa để giải thích. Về luận nghĩa thì tương đồng, đều nói là do Đề-vân-bát-nhã dịch vào đời Đường. Nhưng theo ghi chép của Khai nguyên thích giáo lục, thì chỉ cho tụng bản theo thể 5 chữ. Luận Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh, luận Phật tánh, luận Đại thừa pháp giới vô sai biệt, cùng với kinh Vô thượng y, ý nghĩa đều vô cùng gần nhau. Đây là vào cuối thế kỷ thứ 4 A.D., các Luận sư đem các kinh điển của Như lai tạng đang lưu hành lúc bấy giờ, chia ra làm 10 môn (hoặc 12 nghĩa) để làm một bộ luận tổng quát nhằm liên kết và tóm thâu lại. Đây vẫn là thuyết Như lai tạng (không có trích dẫn kinh Lăng-già), chẳng phải là thuyết Như lai tạng duyên khởi. Đại khái cùng đồng thời với luận Bảo tánh, đã có lưu truyền ra kinh Lăng-già, lập nên Như lai tạng tàng thức (tathāgatagarbha-ālayavijñāna), Như lai tạng và Tàng thức kết hợp thành một dòng, do vậy lại có luận điển giống như là luận Đại thừa khởi tín. Luận Khởi tín và kinh Lăng-già, có truyền thuyết ‘nghi là ngụy tạo’, cho nên không liệt kê thêm vào trong luận.

3. Danh xưng và ý nghĩa của Như lai tạng

Thuyết Như lai tạng (tathāgata-garbha) là dòng chính của Đại thừa hậu kỳ (Kinh), là do sự khai triển của kinh Đại thừa sơ kỳ mà ra. ‘Phật pháp’ mà khai triển thành Phật pháp Đại thừa, nguyên nhân căn bản là ‘sau khi Phật nhập niết-bàn, chúng đệ tử của Phật có hoài niệm vĩnh hằng đối với Phật’. Công đức của Phật – trang nghiêm bằng trí tuệ sáng suốt của Như lai và trang nghiêm Tịnh độ, sự thực hành lợi cho chính mình và sự thực hành lợi cho kẻ khác của Bồ-tát, đều là ở tại sự nguyện cầu này mà khai triển ra. Công đức trang nghiêm của tất cả chư Phật trong mười phương – đức Phật đà trong lý tưởng, từ sự thực hiện trong thực tiễn của Bồ-tát hạnh mà ra, chính là thành Phật. Trong Đại thừa sơ kỳ, nói rộng rãi đến chư Phật trong mười phương và Tịnh độ trong mười phương, tất cả pháp xưa nay vôn chẳng phải sanh, vô lượng số đại kiếp tu Bồ-tát hạnh, hướng đến phổ biến, rộng lớn, dài lâu, sâu sắc mà phát triển kéo dài vô hạn. Đức Phật-đà như vậy, là sâu vô cùng, rộng vô cực, nên thành Phật là không dễ dàng chút nào vậy! Điều này hẳn phải là mối quan tâm và ưu tư bức thiết của hàng đệ tử của Phật. ‘Phật pháp’, nguyên gốc là trực tiếp từ thân và tâm của chúng sanh, dẫn dắt tu hành để chứng nhập vào quả vị Phật. ‘Từ rộng rồi trở lại tóm gọn’,(a) thuyết Như lai tạng của Đại thừa hậu kỳ, cũng là dùng sự trang nghiêm bằng trí tuệ sáng suốt của Như lai mà là sâu vô cùng, rộng vô cực ấy, trực tiếp từ trong thân và tâm của chúng sanh là điểm xuất phát mà đã được Đại thừa sơ kỳ xiển minh. Tất cả chúng sanh đều có Như lai tạng (hoặc Phật tánh), không chỉ tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, cũng đã cống hiến pháp môn nhập vào mau chóng, dễ thành tựu; các pháp môn như ‘chính tâm này là Phật’, ‘chính thân này thành Phật’, v.v., do vậy mà được phát triển lên. Luận Bảo tánh nói: “Căn cứ vào Như lai tạng mà có 4 nghĩa, căn cứ vào 4 nghĩa mà có 4 tên gọi,” 4 tên gọi là: Pháp thân (dharmakāya), Như lai (tathāgata), Thánh đế (ārya-satya), niết-bàn (nirvāṇa).1 Kinh Thắng man phu nhân nói: “Như lai tạng ấy, là tạng của pháp giới, là tạng của Pháp thân, là tạng của xuất thế gian, tạng của tánh thanh tịnh.”2 Từ lập trường của Như lai tạng, liên kết và tóm thâu các tên gọi và ý nghĩa bất đồng trong các kinh, có thể lý giải được nguồn mạch của hệ tư tưởng này. Các tên gọi bất đồng này, chủ yếu là do từ Phật mà có. Như Phật (Buddha), Như lai (Tathāgata), bậc Chiến thắng (Jina), Pháp thân (Dharma-kāya) đều là các tên gọi khác của Phật. Trí huệ của Phật là bồ-đề vô thượng (anuttara-bodhi), gọi tắt là bồ-đề; lìa tất cả tạp nhiễm nên đắc được giải thoát, là niết-bàn (nirvāṇa). Bồ-đề và niết-bàn, là nói theo quả đức của Phật. Phật là giác ngộ to lớn mà thành tựu viên mãn, cái mà được Phật thể ngộ thì gọi là pháp (dharma), Thánh đế (ārya-satya). Trong kinh của Đại thừa sơ kỳ, phần nhiều là sử dụng pháp tánh (dharmatā), (chân) như (tathā), pháp giới (dharma-dhātu), thật tế (bhūtakoṭi), v.v. Đây đều là các danh từ vốn có sẵn, đến khi thuyết Như lai tạng được hưng khởi, nhằm biểu thị rằng chúng sanh vốn sẵn có cái ấy, thì ý nghĩa của thai tạng, giới tạng, nhiếp tạng được quan trọng lên, thành lập nên danh từ mới. Như garbha là tử cung [tạng] của bào thai [thai tạng]: Như lai tạng (tathāgata-garbha), Phật tạng (Buddha – garbha), Chánh giác tạng (saṃbodhi-garbha), Thắng giả tạng (jina-garbha), pháp giới tạng (dharma-dhātu-garbha), xuất thế gian tạng (lokottaragarbha), tánh thanh tịnh tạng (prakṛti -pariśuddha-garbha), v.v., đều là tử cung của bào thai. Trong 9 thí dụ về Như lai tạng, có cái dụ người phụ nữ nghèo mang thai vị Luân vương, là ý nghĩa căn bản của thai tạng: có liên quan đến thuyết chủng tánh (gotra). Như dhātu là kho tàng [tạng] của kho tàng giới [giới tạng]: Phật giới (buddha-dhātu), Như lai giới (tathāgata-dhātu), pháp giới (dharma-dhātu), niết-bàn giới (nirvāṇa-dhātu), chúng sanh giới (sattva-dhātu), đều là dựa theo giới tạng mà có tên gọi. Dhātu, thông thường dịch là giới, như 6 giới, 18 giới, v.v., đều là danh từ rất thường thấy. Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá(I) nói: “Nghĩa của chủng tộc [của pháp] là nghĩa của giới, như trong một quả núi có các tộc của đồng, thiết, vàng, bạc, v.v., được nói là nhiều giới.”(b) Giới có nhiều loại ý nghĩa, như các tộc họ của đồng, thiết, vàng, bạc, v.v., ở trong núi, là một nghĩa trong số ấy, đó chính là kho khoáng sản ở dưới đất. Trong 9 thí dụ của Như lai tạng, có cái dụ đất, có cái dụ kho trân bảo, chính là thí dụ của giới tạng. Như cái dụ kho vàng dưới đất của Nhiếp Đại thừa luận bổn, cũng là vốn có vàng nhưng không thấy, trải qua sự tôi luyện nên mới hiện rõ ra.3 Giới, hoặc dịch là tánh, như pháp giới hoặc dịch là pháp tánh, Như lai giới hoặc dịch là Như lai tánh. Thai tạng và giới tạng, là bất đồng, nhưng trên mặt ý nghĩa mà đã có sẵn nhưng chưa có hiện rõ, thì thai tạng và giới tạng là tương thông, các dịch giả của cổ đại thường dịch tương thông lẫn nhau. Như ‘từ Tăng rồi thứ đến có tánh vô ngại,’ ‘đều có thật tánh Phật’ của luận Bảo tánh, chữ ‘tánh’ trong tiếng Phạn, đều là thai tạng (garbha). Ngược lại, Như lai giới cũng có được dịch là Như lai tạng. Ở đây có thể thấy thai tạng và giới tạng, ở trong kinh luận của thuyết Như lai tạng, ý nghĩa tương thông với nhau. Lại như từ Phật tánh, là rất quen thuộc trong Phật giáo Trung quốc. Từ bản Phạn ngữ của luận Bảo tánh để xem xét, thì bản Hán dịch là Phật tánh, hoặc là Phật tạng (Buddhagarbha), hoặc là Phật giới (Buddhadhātu), cho nên Phật tánh cũng không ở ngoài thai tạng và giới tạng. Kośa, là cái kho chứa, cũng chính là câu-xá. Ở trong luận Bảo tánh đều dùng làm ý nghĩa của cái kho chứa phiền não và che lấp sự chân thật. Nhưng trong Pháp vân địa của phẩm Thập địa trong kinh Hoa nghiêm, nói đến ‘Như lai tạng giải thoát,’ ‘pháp tánh tạng giải thoát,’4 nguyên ngữ của Như lai tạng là Như lai câu-xá. Lại nữa, Đại nhật kinh sớ giải thích pháp giới tạng có ‘âm tiếng Phạn là câu-xá.’5 Câu-xá – cái kho chứa, dường như cũng tương thông với thai tạng, giới tạng. Chẳng qua ở trong tư tưởng Như lai tạng, thuyết thai tạng, theo thông tục, là quan trọng hơn vậy! Như lai tạng là thuật ngữ của Đại thừa hậu kỳ, mà Như lai và tạng, lại là những từ vốn có trong đời sống thế tục ở Ấn độ, từ trước khi thuyết Như lai tạng được thành lập, Như lai và tạng lại là ý nghĩa gì? Như lai, dịch âm là đa-đà-a-dà-đà (Tathāgata), ở trong Phật giáo, là đức hiệu của Phật. Trong kinh Phật, đức hiệu của đức Thế tôn, nói rộng ra thì có 10 hiệu: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật. Có 3 hiệu chính: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri. Nói gọn thì gọi là Như lai. Ý nghĩa của Như lai, trong kinh luận giải thích rất nhiều, như luận Đại trí độ(II) nói: “Sao gọi là Đa-đà-a-dà-đà? (Bậc mà) hiểu đúng như pháp tướng, nói đúng như pháp tướng; đến bằng con đường an ổn như chư Phật, Phật đến như thế, lại chẳng còn đi vào hậu hữu [tái sanh]: vì vậy gọi là Đa-đà-a-dà-đà.” Đa-đà-a-dà-đà, thông thường dịch là Như lai, kỳ thật có thể giải thích theo 3 cách. ‘Hiểu đúng như pháp tướng’ là ‘hiểu đúng như’, theo sự thông đạt của trí tuệ về chân như mà nói, phù hợp đúng như thật tướng của tất cả pháp mà thông đạt. ‘Nói đúng như pháp tướng’ là ‘nói đúng như’, theo sự thuyết pháp đúng như sự hiểu biết của Ngài mà thuyết pháp, cho nên nói: “Như lai là người nói lời đúng đắn, người nói lời thật, người nói lời ‘như’, người không nói lời dối dang, người không nói lời khác thường.”6 ‘Đến bằng con đường an ổn như chư Phật’ là ‘đến đúng như’, theo sự giải thoát bình đẳng của tất cả chư Phật mà nói. Phật trong thời quá khứ là như thế, từ con đường an ổn đến thành Phật, Phật trong hiện tại cũng là đến thành Phật như thế. ‘Như’ là thật tướng mà bình đẳng không có hai, Phật chính là người thể hiện viên mãn đúng như sự như [như như], cùng bình đẳng với tất cả Phật, cho nên gọi là Như lai. Tuy có 3 ý nghĩa như này, nhưng thông thường đều dịch là Như lai, là chú trọng nơi sự thành tựu của quả đức (mà đến). Như lai là hiệu trước nhất trong 10 hiệu, Phật là hiệu sau cùng, Như lai và Phật, thông thường cũng có thể dùng thay đổi cho nhau. Như Phật Thích-ca (Śākya) tức là Thích ca Như lai, Phật Nhiên đăng (Dīpaṃkara) tức là Nhiên đăng Như lai; Như lai giới tức là Phật giới, Như lai tạng tức là Phật tạng. Như lai và Phật là phổ biến nhất trong các đức hiệu của đức Thế tôn. Dùng ‘Như lai’ làm đức hiệu của đức Thế tôn, hoàn toàn chẳng phải là thuật ngữ đặc hữu của Phật giáo, mà là ngôn từ của thế tục, trước khi Phật giáo thành lập, nó là danh từ đã vốn có sẵn trong văn hóa Ấn độ. Những người thế tục thông thường và hoạc giả của tôn giáo, đối với Như lai thì giải thích như thế nào vậy? Như luận Đại trí độ(III) nói: “Hoặc dùng tên Phật để gọi cho Như lai, hoặc dùng danh từ của chúng sanh để gọi cho Như lai. Đời trước đến như thế nào, thì đời sau cũng đi như thế ấy, cũng gọi đó là Như lai, cũng gọi là Như khứ, như trong 14 câu hỏi bị gạc bỏ. … Phật mà được gọi là Như lai ấy,… từ trong như mà đến, nên gọi là Như lai.” Như lai, trong Phật giáo, là một tên riêng của Phật, giải thích là ‘từ trong như mà đến’, chính là ngộ nhập chân như rồi đến thành Phật (nương vào con đường như thật mà đến). Đối với người thông thường, thì như lai là tên riêng của chúng sanh, cho nên nói: “Cái ngã có nhiều tên gọi, hoặc gọi là chúng sanh, người, trời, như lai, v.v.”7 Nói cách khác, như lai chính là tên riêng của ‘ngã’. Giới tôn giáo ở Ấn độ cùng thời với đức Thích tôn, đối với sự từ lúc sanh tiền cho đến sau khi chết, từ đời trước đến đời sau, đều cho là có một chủ thể của sanh mạng; một chủ thể của sanh mạng này, thông thường gọi nó là ngã (ātman). ‘Ngã’ từ đời trước, lại đi đến đời sau, đến rồi đi đến rồi đi ở trong sanh tử , tự thể của sanh mạng lại vẫn như thế như thế, không có biến đổi. Như như không thay đổi, nhưng lại tùy theo duyên mà đến hay đi, cho nên cũng gọi ‘ngã’ là ‘như lai’ [đến như thế], cũng có thể nói là ‘như khứ’ [đi như thế]. ‘Mười bốn câu hỏi bị gạc bỏ, vào thời đại của đức Thích tôn, là 14 vấn đề mà giới tôn giáo thông thường thích thú luận cứu. Các nạn đề này, đức Thích tôn đồng loạt gạc bỏ mà không đáp, dùng sự không trả lời lại để trả lời cho bọn họ. Trong 14 câu hỏi bị gạc bỏ, thì có ‘như’ đi mất, ‘như’ không đi mất, ‘như’ cũng đi mất cũng không đi mất, ‘như’ chẳng phải đi mất chẳng phải không đi mất – 4 câu hỏi. Mười bốn câu hỏi bị gạc bỏ này tức là 14 câu hỏi vô ký [không xác định], ở trong Tạp A-hàm, là nhiều lần thấy đến. Luận Đại trí độ nói như thế này:8 1. “Mười bốn câu hỏi là những gì?…; sau khi chết, có ‘thần’ đi vào đời sau, không có ‘thần’ đi vào đời sau, cũng có ‘thần’ đi cũng không có ‘thần’ đi (vào đời sau), sau khi chết cũng chẳng phải có ‘thần’ đi cũng chẳng phải không có ‘thần’ đi vào đời sau.” 2. “Sự tồn tại [hữu], sau khi chết, ‘như’ đi mất; sự tồn tại [hữu], sau khi chết, ‘như’ không đi mất; sự tồn tại [hữu], sau khi chết, ‘như’ đi mất ‘như’ không đi mất; sự tồn tại [hữu], sau khi chết, ‘như’ cũng không đi mất ‘như’ cũng không phải không đi mất.” 3. Như Phật hỏi Phạm-chí Tiên-ni: “Ông thấy là sắc và ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức và ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Ở trong sắc, ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Ở trong thọ, tưởng, hành, thức mà ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Lìa khỏi sắc mà ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Lìa khỏi thọ, tưởng, hành, thức mà ‘như’ đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. Ông lai thấy rằng không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, mà cái ‘như’ ấy đi mất chăng? Đáp rằng: Thưa, không phải như vậy. … Phạm-chí vốn cho tổng tướng là ngã, nay Phật hỏi từng điều một, bởi vậy nên trả lời câu hỏi của Phật là chẳng phải như vậy.” Đối chiếu hai đoạn đầu, thì có hay không có ‘thần đi mất’, chính là có hay không có ‘như đi mất’. ‘Thần’ là cách dịch cũ của ‘ngã’. Đoạn vấn đáp của Phật và Phạm-chí Tiên-ni (Śreṇik) là rút ra từ kinh A-hàm; kinh Bát-nhã dẫn lời vấn đáp của Phật và Phạm-chí Tiên-ni để giải thích cho nghĩa sâu sắc của Đại thừa. Kinh trên hỏi sự đi hay không đi của sắc và ngã, và thọ, tưởng, hành, thức và ngã, mà Long thọ (Nāgārjuna) giải thích là: ‘Phạm-chí vốn cho tổng tướng là ngã, nay Phật hỏi từng điều một,’ có thể thấy rằng ‘như’ của câu được hỏi chính là ngã; ‘như đi mất’ (căn cứ từ đời trước đến đời này, có thể gọi là ‘như lai’) chính là sự đến và đi của ‘thần ngã’. Hai loại ý nghĩa mà một từ ‘như lai’ này có, chính là sự khác nhau của Phật pháp và thần ngã của thế tục. Thân và tâm hòa hợp nên chúng sanh có [tồn tại], là hiện thực của thế gian. Ấn độ vào thời đại của đức Thích tôn, đối với sự kéo dài sanh mạng của chúng sanh, từ đời trước đến đời này, từ đời này đi vào đời sau, đã trải qua là tín ngưỡng cộng đồng của cực đại đa số người. Sự kéo dài trước và sau của chúng sanh, sanh đến chết đi, thảy đều biết có cái gì đó đến rồi đi đến rồi đi, cũng đã kêu là ‘như lai’ hoặc ‘như khứ’. Khi đã đến với các học giả của tôn giáo, thì phải nhận thức cái tự thể của sanh mạng mà sanh đến chết đi ấy sâu thêm một tầng, cũng chính là, rốt cục cái gì là tự thể của sanh mạng, giới tôn giáo của Ấn độ đối với cái ‘ngã’ mà sanh đến chết đi ấy, suy luận ra nhiều loại kiến giải bất đồng. Nhưng có học giả thế tục, tìm không được thật thể của tự ngã là cái gì, nhân đó mà hoài nghi về sự sau khi chết đi vào đời sau, nên đã phủ định sự kéo dài của sanh tử. Do vậy, bốn vấn đề là ‘như đi vào đời sau’, ‘như không đi vào đời sau’, v.v., thường xuyên được nêu ra để luận cứu. Phật pháp mà do đức Thích tôn khai thị, là ‘vô ngã’ luận, không có thật thể của tự ngã, mà ở trên nguyên lý của duyên khởi (pratītya-samutpāda), thành lập nên sự kéo dài của sanh tử, điều này cùng với Thần giáo là bất đồng căn bản. Ở trong sự giác ngộ chân chánh của đức Thích tôn, không có cái ‘ngã’, ‘như’ mà được Thần giáo nói, không có cái nào như như không thay đổi, mà là do duyên khởi nên có đến và đi, cho nên đức Thích tôn đối với vấn đề của bọn họ nêu ra, nhất quyết là không bình luận thêm. Nhưng trong ngôn ngữ mà tùy thuận thế tục, cũng có thể nói là ngã đi, cũng có thể là Như lai. Bởi vì sự kéo dài sanh tử của chúng sanh là dự thật của thế tục. Trong tự thân của Phật giáo, cũng có ‘Như lai’, cũng là người, có nhân cách giống trời, nhưng cho nó một giải thích mới. Như lai là ‘từ trong như mà đến’, ‘từ như thật mà đến’ là bậc thể hiện viên mãn về chân như, là bậc thành tựu về đạo như thật, cũng chính là bậc Đại Thánh mà viên mãn rốt ráo. Như lai theo thế tục thông thường, Như lai theo Phật giáo nói, là bất đồng căn bản. Nhưng trong quá trình Phật giáo phổ cập hóa đến quần chúng, thì cùng một từ Như lai mà có ý nghĩa bất đồng, khả năng có thể tự mình không biết được sự lẫn lộn chẳng rõ ràng ấy, nên không khỏi có khuynh hướng thế tục và thần giáo hóa. Tôi biết được rằng, các học giả mà nghiên cứu về nguồn gốc của tư tưởng Như lai tạng, thông thường đều chú trọng vào ‘tạng’, mà không chú ý đến ‘Như lai’, điều này đối với nguồn gốc của tư tưởng Như lai tạng, cho đến ý nghĩa chân chánh của Như lai tạng trong Phật pháp, có thể không đạt được kết luận chánh xác vậy! Cho nên đối với như lai là tên gọi khác của thần ngã, cái kiến giải của các học giả thần giáo của thế gian này, tất yếu có mang nó tuyên bố ra. Garbha là thai tạng. Tôn giáo học của Ấn độ mà có ứng dụng thuyết thai tạng, là vô cùng xa xưa. Ở trong bài tán ca về đấng sáng tạo của Lê-câu-phệ-đà, thì có thuyết thai vàng (hiraṇya-garbha) [kim thai] của Sanh chủ (prajāpati) là vị thần sáng tạo.9 Từ cái thai vàng ấy mà sanh khởi ra tất cả, là một loại thuyết sáng tạo vào thời cổ đại của Ấn độ. Thai là bào thai [thai tạng], cho nên cái thần thoại về đấng sáng tạo này, là sanh sản [sanh thực] – thuyết sanh trưởng và phát triển; là đem quan niệm sanh sản của sự có mang và sanh đẻ của nhân loại, ứng dụng vào sự sáng tạo của vị thần tối cao (Sanh chủ) mà được nhân cách hóa. Phật giáo Đại thừa, trong sự phát triển, Như lai và tạng (giới tạng và thai tạng), là phát triển khác nhau, phương hướng của phát triển cũng là cực kỳ phức tạp. Như lai của lý tưởng mà siêu việt ấy, tại nhân vị [còn trong địa vi tu nhân] của Bồ-tát, có thí dụ về đản sanh, rất có có khả năng là do đó mà dẫn đến phát sanh ra Như lai tạng – giáo thuyết về Như lai ở trong thai tạng. Từ nghĩa phương pháp luận của Như lai tạng mà nói, coi bộ giống như là thuyết thai tạng của cổ đại, nhưng đã nhận lấy dáng vẻ mới để tái hiện. Có lẽ là xem trọng 3 nghĩa của Như lai tạng, để nghiên cứu ý nghĩa của ‘tạng’. Thực tế, ‘tạng’ của Như lai, chủ yếu là cái dụ bào thai của thông tục. Như lai ở trong địa vị chúng sanh – bào thai, tuy không có xuất hiện ra, mà trí huệ đức tướng của Như lai đã vốn có đầy đủ rồi. Thuyết Như lai tạng, cùng với cái ngã chân thường, cái tâm chân thường – chân thường duy tâm luận của Đại thừa hậu kỳ, là không thể tách rời.

 


 

(I) Bất tăng bất giảm kinh, T. 16, tr. 467b. (a) 3148因 明用語。指因明論式中,構成宗體之前陳(主詞)與後陳(賓詞)。如立「聲是無常」之宗(命題),此乃宗之全體,稱爲總宗、宗體。宗體所依以構成之分子,稱 爲別宗、宗依。「聲」與「無常」各爲宗之一部分,各爲宗體所依以構成者,故稱別宗、宗依。在因明對論中,規定宗依必須是立(立論者)、敵(問難者)雙方共 同認可者,此乃確立宗之必要條件。〔因明入正理論疏卷上〕(參閱「宗體」3170) (b) Skt: sarvaṃ ca yujyate tasya śūnyatā yasya yujyate | sarvaṃ na yujyate tasya śūnyaṃ yasya na yujyate ||14|| (c) 3248爲阿賴耶識之異名。唯識宗以所立之遍計所執性、依他起性、圓成實性等三性爲所知法,三性所依止者即阿賴耶識,故稱此識爲所知依。 (d) Kinh phú luận bần – 經富論貧 – xin xem: Duy-ma-cật kinh huyền sớ 3, T. 38, tr. 831c-832a. (e) 1145教判之名。即詮判如來一代聖教為五類教旨。<一>華嚴三祖賢首所立,稱為賢首五教。即:(一)小乘教(愚法聲聞教),(二)大乘始教 (權教),(三)大乘終教(實教),(四)頓教,(五)圓教。 (f) 1146)唐代圭峰宗密所立,即:(一)人天教,乃說三世業報善惡因果之理,修四禪八定者。(二)小乘教,說我空之理,修無我之觀智,以斷貪等諸業,證得 我空真如。(三)大乘法相教,相當於相始教。即說唯識所變之理,修唯識觀及六度四攝,並伏斷煩惱、所知二障,證二空真如。(四)大乘破相教,相當於空始 教,說一切皆空之理,觀無業無報無修無證,以破諸法定相之執。(五)一乘顯性教,乃藉方便隱密,直指自心即是本覺之真性,離諸妄想執著,得於自身中,見如 來廣大之智慧。 (g) Về ngài Tứ minh Pháp trí – 四明法智 (960~1028), xin xem Bát thập bát Tổ đạo ảnh truyện tán 4, X86, no. 1608, p. 640, a1-21; hoặc Phật quang đại từ điển, điều 3464 – Tri lễ.

Tứ minh tôn giả giáo hành lục 2, T. 46, tr. 871c. (i) Cô sơn trí viên – 孤山智圓 (976~1022). (j) Trí húc – 智旭 (1599~1655). 2 Đại thừa khởi tín luận liệt cương sớ 1, T. 44, tr. 422c. 3 Trung quốc Phật giáo, Thái hư Đại sư toàn tập, tập 1, tr. 539. (k) Nguyên tác Hán văn: Phật tạng trạch pháp nhãn đồ- 佛藏擇法眼圖; và Như lai tạng tâm mê ngộ đồ- 如來藏心迷悟圖. 4 Phật tạng trạch pháp nhãn đồ, Thái hư Đại sư toàn tập, thiên , tr. 317. Như lai tạng tâm mê ngộ đồ, Thái hư Đại sư toàn tập, tập 7, tr. 1723. (a) 4220<一>謂如來所得之法真實常住。楞嚴經卷四(大一九‧一二一中):「世尊諸妄一切圓滅,獨妙真常。」 <二>指如來真空常寂的涅槃之境。Từ điển Phật học của Đinh Phúc Bảo. 1 Như lai hưng hiển kinh 3, T. 10, tr. 607c. 2 Đại ai kinh 6, T. 13, tr. 439b-c. 3 Xuất Tam tạng ký tập 2, T. 55, tr. 9c-10a. 4 Xuất Tam tạng ký tập 8, T. 55, tr. 60b. 5 Xuất Tam tạng ký tập 8, T. 55, tr. 60a. 6 Xuất Tam tạng ký tập 14, T. 55, tr. 103a. 7 Xuất Tam tạng ký tập 4, T. 55, tr. 30b. 8 Xin xem tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 610-612. 9 Bà-tẩu-bàn-đậu Pháp sư truyện, T. 50, tr. 191a. 10 Trung Thôn Thụy Long, Phạn Hán đối chiếu Nhất thừa cứu cánh Bảo tánh luận nghiên cứu, phần Tự, tr. 58-61. (a) 從博返約: 释义 指做学问从广博出发,继而务精深,最终达到简约。出处 《孟子·离娄下》:“博学而详说之,将以反说约也。” 1 Cứu cánh nhất thừa Bảo tánh luận 3, T. 31, tr. 835b. 2 Đại Bảo tích kinh 119, Thắng man phu nhân hội, T. 11, tr. 677c. (I) A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận 1, T. 29, tr. 5a. (b) Skt: gotrārtho dhātvarthaḥ.  yathaikasmin parvate bahūny ayastāmra-rūpyasuvarṇādi-gotrāṇi dhātava ucyante.  3 Nhiếp Đại thừa luận bản, q. trung, T. 31, tr. 140c. 4 Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 27, T. 9, tr. 573a. 5 Đại Tỳ-lô-giá-na thành Phật kinh sớ 14, T. 39, tr. 725b. (II) Đại trí độluận 2, T. 25, tr. 71b. 6 Kim cang bát-nhã ba-la-mật kinh, T. 8, tr. 750b. (III) Đại trí độluận 55, T. 25, tr. 454b-c. 7 Trung luận 4, T. 30, tr. 30a. 8 Đại trí độ luận, T. 25, quyển 2, tr. 74c; 2. Quyển 7, tr. 110a; 3. Quyển 42, tr. 368c. 9 Lê-câu-phệ-đà 10, 121.