Luận về con đường giải thoát

Luận về con đường giải thoát

Trương Văn Chiến 17

Quyển Thứ Hai

Phẩm 3: Đầu Đà

Hỏi rằng: Lúc bấy giờ người tọa thiền giữ giới thanh tịnh, tâm muốn thành tựu công đức tối thắng, lại muốn vì được công đức đầu đà, sẽ được thành tựu chăng? Và vì sao mà được hạnh đầu đà công đức nầy?

Đáp rằng: Vì lẽ người tọa thiền tánh không chỉ một loại. Vì muốn thiểu dục, vì ở nơi tri túc, vì đối với vô nghi, vì đối với sự diệt ái, vì muốn tăng trưởng dõng mãnh tinh tấn, vì muốn tự sống ít ỏi, không cầu nhận của bố thí bên ngoài, vì ở nơi an trụ, vì đoạn trừ chỗ dính mắc và giữ gìn thiện giới. Đây là đầy đủ chỗ định; đây là sơ thánh chủng; đây là thắng công đức quán.

Người nào là người đầu đà? Người có 13 pháp và tương ưng với 2 pháp về áo quần. Nghĩa là áo phấn tảo và 3 y cùng tương ưng với 5 pháp khất thực. Nghĩa là gồm có: Khất thực, thứ đệ khất thực, ngồi một chỗ để ăn, ăn có chừng mực và sau giờ ngọ không ăn. Năm pháp tương ưng với việc ngồi nằm. Một là ngồi nơi không có chuyện gì; hai là ngồi dưới gốc cây; ba là ngồi nơi đất trống; bốn là ngồi nơi nghĩa địa và năm là ngồi chỗ thích hợp. Ngồi phải tương ưng với một cách ngay thẳng, nghĩa là thường ngồi mà chẳng nằm.

Thế nào gọi là phấn tảo y?

Đáp rằng: Tánh hay thọ trì, đây nghĩa là tánh. Ngoài ra lại cũng như thế nầy. Vì sao thọ y phấn tảo? Vì dứt tuyệt y cúng thí của Cư sĩ.

Vì sao thọ 3 y?

Nghĩa là từ bỏ việc dư thừa.

Vì sao khất thực?

Nghĩa là dứt đi sự mời thỉnh của người khác.

Vì sao lại thứ đệ khất thực?

Nghĩa là dứt đi việc đi xin riêng lẻ.

Vì sao ngồi ăn một chỗ?

Nghĩa là chẳng ngồi lại lần thứ hai.

Thế nào gọi là tiết lượng thực?

Nghĩa là dứt trừ ý tham lam.

Vì sao sau giờ ngọ không ăn?

Nghĩa là dứt trừ nơi ước vọng về chiều.

Thế nào gọi là ngồi chỗ không có gì?

Nghĩa là đoạn trừ chỗ làng xóm.

Thế nào gọi là ngồi dưới gốc cây?

Nghĩa là đoạn trừ chỗ ở nơi phòng ốc.

Thế nào là ngồi chỗ trống?

Nghĩa là dứt trừ chỗ che khuất.

Thế nào là ngồi trên gò mả cao?

Nghĩa là đoạn trừ chỗ tốt đẹp.

Thế nào là ngồi chỗ thích hợp?

Nghĩa là đoạn trừ chỗ ham vui.

Thế nào là thường hay ngồi mà chẳng nằm?

Nghĩa là lìa giường chiếu.

Vì sao thọ y phấn tảo?

Bởi vì thấy y nơi Cư sĩ, mong cầu chuyện ăn uống sai trái, lại thấy thọ trì và nhận y công đức. Ta thấy như thế nên dứt trừ việc thí y của Cư sĩ; nên thọ nạp y.

Thế nào là thọ nạp y công đức? Bởi giống như y của Cư sĩ thọ trì; nhưng không quan hệ; được chẳng phải do nơi kia mà không được cũng chẳng buồn. Tâm chẳng tham nhiễm, đồ ăn cắp chẳng nhận. Thường hay dùng đủ, chẳng để bán buôn. Chỗ huân tập của người lành, đây là hành vô xứ. Sự tốt đẹp đó tương ưng với hiện pháp lạc trú, làm cho người hâm mộ, liền được sự thọ nhận chân chánh. Đây nghĩa là nạp y công đức, mà Phật thường hay xưng tán.

Hỏi rằng: Nạp y có bao nhiêu thứ? Người nào thọ trì? Nguyên nhân nào mất đi?

Đáp rằng: Nạp y có 2 loại; một là giữ gìn vật không có chủ và hai là người đời mang cho. Hoặc ở nơi gò mả cao; hoặc ở nơi phấn tảo; hoặc ở nơi thị tứ; hoặc ở nơi đường sá, nhặt được rồi góp lại nhuộm đi rồi chắp vá thành hình mới thọ nhận. Đây nghĩa là vô chủ. Phẩn nhạt như phân bò; hoặc chỗ hỏa thiêu; hoặc người bỏ đi, cho y che nhà và áo ngoại đạo. Đây gọi là đồ bỏ của người đời.

Thế nào gọi là việc thọ nhận phấn tảo y?

Nghĩa là vị Tỳ Kheo muốn dứt trừ sự thọ nhận của Cư sĩ. Đây nghĩa là thọ phấn tảo y.

Thế nào gọi là không được?

Nếu Tỳ Kheo thọ nhận của Cư sĩ. Đây gọi là thất nạp y.

Thế nào gọi là tam y?

Vì có y lớn muốn cúng cho người khác giữ dùm để khỏi bị dính mắc, biết đây là việc sai. Thấy 3 y công đức; ta từ bây giờ thí xả y lớn; nên thọ 3 y.

Vì sao thọ 3 y công đức?

Người lành hay lìa việc tích chứa y lớn và biết rằng thân mình cần đủ, như chim bay vào hư không, không ngoái đầu lại. Người lành huân tập pháp nầy chẳng có nghi ngờ.

Hỏi rằng: Tại sao gọi là 3 y? Vì sao nhận y? Vì sao mất y?

Đáp rằng: Đó là Tăng Già Lê, Uất Đa La Tăng và An Đà Hội. Đây có nghĩa là 3 y.

Thế nào gọi là 3 y?

Nếu Tỳ Kheo chẳng tích chứa y lớn thì được thọ 3 y. Nếu thọ 4 y, đây gọi là mất tư cách nhận y.

Thế nào là thọ khất thực?

Nếu thọ nhận nơi người kia thỉnh, tức tự làm hại bởi chính mình. Chẳng phải là người hiểu biết; chẳng cùng với phi pháp Tỳ Kheo cùng chỗ ngồi nằm. Biết điều nầy không đúng. Lại thấy khất thực công đức nên ta từ nay dứt khỏi sự mời thỉnh của người kia, thọ pháp khất thực.

Thế nào gọi là khất thực công đức?

Nghĩa là nuơng vào tâm sở nguyện, đến dừng tự do, chẳng mong muốn của cúng, tiêu trừ giải đãi, đoạn diệt kiêu mạn, chẳng tham mùi vị ngon, làm lợi lạc chúng sanh, thường ở nơi 4 phương, tâm chẳng ngăn ngại. Người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Hỏi rằng: Thỉnh có bao nhiêu loại? Thế nào gọi là nhận? Thế nào gọi là không được?

Đáp rằng: Thỉnh có 3 loại. Một là giống như mời ăn; hai là cùng mời ăn và ba là gặp mời ăn. Trừ 3 loại thỉnh nầy, gọi là khất thực. Nếu thọ nhận 3 loại thỉnh nầy gọi là mất tư cách khất thực.

Thế nào gọi là thọ thứ đệ khất thực?

Nếu ở nơi trước sau được nhiều đồ ngon, liền chẳng trở lại. Nếu trở lại tức là thường thọ thực. Nếu nơi nghi ngờ phải hay xa rời, biết điều nầy không đúng. Lại thấy công đức trước sau, ta từ bây giờ, bỏ chẳng theo thứ lớp mà xin, thọ thứ đệ khất thực.

Thế nào gọi là công đức của thứ đệ khất thực?

Lấy tâm bình đẳng làm lợi lạc cho tất cả, trừ tăng tật ác, dứt trừ sự đùa giỡn, chẳng vui qua lại, chẳng vui nhiều lời, xa nhà cửa người, lìa nơi bịnh tật. Như trăng ít hiện, làm chỗ chiêm ngưỡng cho người. Người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Hỏi rằng: Thế nào gọi tên là thứ đệ khất thực? Thế nào gọi là thọ? Thế nào gọi là mất?

Đáp rằng: Nếu có Tỳ Kheo đầu tiên đi khất thực vào nơi làng xóm, từ nhà đầu đến nhà cuối, lấy đó làm thứ đệ. Đây gọi là thứ đệ mà đi.

Thế nào gọi là mất?

Nghĩa là đi băng qua bên nầy; nên đây gọi là mất.

Thế nào gọi là thọ một chỗ ăn?

Nghĩa là đối với 2 chỗ ngồi rồi ngồi nhiều lần và thọ thực nhiều lần và rửa bát nhiều lần. Cùng với việc sai khác nầy, gọi là thọ nhận một chỗ ăn. Người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi, biết điều ấy sai, thấy một chỗ ngồi ăn là công đức; cho nên đáng thọ. Ta từ ngày nầy bỏ thọ 2 chỗ ăn mà chỉ thọ một chỗ ăn.

Thế nào gọi là một chỗ ăn công đức?

Chẳng nhiều chẳng ít, chẳng tham của thí chẳng thanh tịnh. Chẳng có bịnh não, chỗ ở chẳng hại, tự sự an lạc. Người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Hỏi rằng: Thế nào là thọ một chỗ ăn? Thế nào là một bên? Thế nào là mất?

Đáp rằng: Một bên có 3 loại. Nghĩa là tọa biên, thủy biên và thực biên.

Thế nào gọi là tọa biên?

Ăn rồi lại ngồi, thọ nước rửa bát, lại chẳng ăn nữa. Đây gọi là thủy biên.

Thế nào gọi là thực biên?

Nếu ở nơi đoàn thực, sinh tối hậu tưởng; hoặc nuốt chẳng ăn lại. Đây gọi là thực biên. Nếu trải qua 2 chỗ ngồi, liền mất một lần ăn, trừ ra nước thuốc. Chư Phật than rằng: Đây là thực biên.

Thế nào gọi là thọ tiết lượng thực?

Nếu ăn uống vô độ, làm cho thân thể lừ đừ, thường hay ưa vui, làm cho bụng chẳng đủ; biết việc nầy rồi, liền thấy ra và tiết chế liều lượng công đức. Ta từ hôm nay dứt lìa chẳng có ý tham và thọ nhận sự điều tiết.

Thế nào gọi là tiết thực công đức?

Nghĩa là lượng đồ ăn chẳng theo ý nơi bụng, ăn nhiều nặng bụng, biết thế chẳng vui, trừ tham diệt bịnh, đoạn lìa sự giải đãi. Người lành chỗ làm, là nghiệp vô nghi.

Hỏi rằng: Thế nào là thọ tiết lượng thực? Thế nào gọi là mất?

Đáp rằng: Nếu thọ việc uống ăn nên tự suy nghĩ, chỗ tu ít nhiều, lấy làm thường chuẩn; chẳng nhận ăn lâu, kẻ trí thọ thực theo lượng, đoạn trừ việc chẳng điều độ. Đây gọi là tiết lượng thực. Nếu chẳng như thế, đây gọi là mất.

Sao gọi là ăn rồi không được ăn nữa?

Đoạn nơi vọng tưởng, lìa việc ăn nhiều, biết điều nầy sai trái và thấy công đức của việc chẳng ăn thêm nên ta từ ngày hôm nay dứt trừ việc ăn thêm. Sau khi ăn rồi, không ăn thêm lần nữa.

Thế nào gọi là công đức của việc chẳng ăn thêm?

Đoạn trừ chỗ tham vui, tiết chế giữ gìn thân nầy, lìa nơi để dành, chẳng phải chỗ mưu cầu; chẳng bảo người kia, chẳng tùy theo tâm muốn. Người lành chỗ làm, là nghiệp vô nghi.

Hỏi rằng: Ăn thêm lần nữa có bao nhiêu loại? Thế nào gọi là thọ? Thế nào gọi là mất?

Đáp rằng: Ăn thêm lần nữa có 2 loại. Đó là chẳng tiết biên và thọ trì biên.

Thế nào gọi là chẳng điều tiết số lần?

Nếu thọ việc ăn lâu, tội được thỉnh riêng, chẳng được ăn lại.

Thế nào gọi là thọ trì số lần?

Ăn rồi cho đến 21 lần khác, chẳng sẽ thọ lại, sau đó chẳng ăn, tức đoạn trừ việc ăn lâu. Nếu thọ việc ăn lâu thì mất tư cách là chẳng ăn thêm một lần nữa sau đó.

Thế nào gọi là thọ vô sự xứ?

Ở trong nước, tâm thức thường hay tiếp xúc với ngũ trần sanh nhiễm ưa vui. Nếu ở chỗ ồn ào, tới lui phân tâm; biết điều nầy sai trái, lại thấy vô sự xứ công đức; nên ta từ hôm nay dứt trừ việc ở trong nước thọ vô sự xứ.

Thế nào gọi là vô sự xứ công đức?

Nghĩa là lìa nơi quốc gia, chỗ hay tiếp xúc với ngũ trần, tâm sanh nhiễm vui. Nếu ở nơi ồn ào, tới lui chẳng yên. Thấy 10 loại lời nói, công đức tối thắng dễ mến, người trời hoan hỷ, chẳng vui quen nhờn với niềm vui thế tục và được tịch tịnh. Tịnh lạc ít có tiếng động và từ tâm nầy thiền tọa; người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Hỏi rằng: Vì sao gọi là tối hậu vô sự xứ? Vì sao gọi là thọ? Vì sao gọi là mất?

Đáp rằng: Lìa nơi quốc thành, dừng nơi làng mạc, ghé nơi xe vắng,trong vòng 500 cung và giữa 4 khuỷu tay của con người. Đây gọi là tối hậu vô sự xứ. Trừ ở giữa nước; đây gọi là vô sự xứ. Nếu ở giữa nước liền mất vô sự xứ.

Vì sao lại ngồi dưới gốc cây?

Xả bỏ nơi che khuất, chẳng tích chứa của cải, tu giữ sự tham lam, yêu mến mong muốn đầy đủ. Biết được điều nầy là sai, thấy dưới gốc cây có công đức, ta từ ngày hôm nay, đoạn trừ chỗ ở tốt, ngồi và sống dưới gốc cây.

Thế nào là ở dưới gốc cây có công đức?

Nương vào chỗ vui mà thọ, chẳng giao du với thế tục, vui lìa công việc và dừng lại mọi việc, dứt trừ chỗ ở ganh tị, và lìa ái trước; người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Hỏi rằng: Cây nào có thể ở? Cây nào phải xa? Thọ như thế nào? Thế nào gọi là mất?

Đáp rằng: Đối với giữa ngày, cây có tàng che và chẳng có gió, khiến lá không rụng. Đây là nơi có thể ở được. Trừ cây độc, cây khô, cây không tàng che, cây có quỷ thần. Lìa những nơi như vậy, đây gọi là thọ nhận gốc cây. Nếu lui tới chỗ che khuất ấy, tức mất ý nghĩa ở dưới gốc cây.

Vì sao gọi là thọ lộ địa trụ?

Chẳng vui nơi che khuất và ở dưới gốc cây có chứa các súc vật. Biết điều ấy sai, thấy được công đức ở chỗ trống, ta từ hôm nay dứt khỏi niềm vui và thọ chỗ đất trống.

Thế nào gọi là lộ trụ công đức?

Chưa đến chỗ vui, đoạn trừ giải đãi ngủ nghỉ, giống như hươu rừng, tùy ý mà đi, không chỗ truy tìm. Người tốt chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Thế nào gọi là thọ? Thế nào gọi là mất?

Dứt trừ chỗ che khuất và dưới gốc cây, đây là thọ nhận việc ở chỗ trống. Nếu ở chỗ che khuất và ở dưới gốc cây, tức mất ý nghĩa ở chỗ trống.

Thế nào gọi là ở trên gò mả cao?

Đối với nơi ấy chẳng làm chuyện buông lung,chẳng khởi lên việc ác. Biết điều ấy là sai trái, thấy chỗ gò mả kia là công đức; nên ta từ ngày hôm nay, đoạn trừ những chỗ khác, ở nơi gò mả cao.

Thế nào gọi là thọ nơi gò mả cao công đức?

Khi chết thì nghĩ, được tướng bất tịnh, được phi nhơn kính trọng, chẳng khởi phóng dật, hàng phục những dục nhiễm, nhiều chỗ chán ngấy, chẳng chỗ đáng sợ, quán thân không tịnh, đoạn lìa chỗ tính toán, người lành chỗ làm, là nghiệp không nghi.

Hỏi rằng: Thọ công đức ở gò mả cao như thế nào? Đối với nơi nào có thể ở? Đối với nơi nào có thể đi? Thế nào là thọ? Thế nào là mất?

Đáp rằng: Nếu thường hay có người khóc than, hay có lửa cháy, đầu tiên muốn vào ở chỗ ấy, đây là nơi gò mả, hay sanh quan sát, như chỗ yên tịnh, liền có thể lui tới để ở. Nếu có Tỳ Kheo dừng nơi gò mả, chẳng tạo nhà ở và ngồi trên giường nằm; chẳng theo gió mà ngồi; chẳng nghịch gió mà ngồi. Nằm thời chẳng nóng, chẳng ăn mùi cá, chẳng uống sữa tươi, chẳng ăn bột gạo, chẳng chạm thịt thà, chẳng ở trong phòng, chẳng an ổn nơi bình bát. Nếu có người đến mang theo tọa cụ và đồ mặc, lui tới chỗ gò mả, đến nơi chốn nầy như quăng đồ đi, khi trời sáng liền lấy y áo rồi trở về Tăng Già Lam, ngoài trụ xứ ấy ra, đây nghĩa là gò mả. Nếu lui tới chỗ khác tức mất tên nầy.

Thế nào gọi là thọ ngộ đắc xứ trụ?

Chẳng vui nơi người tham, chẳng buồn giận người khác làm cho xa lìa. Biết được điều sai trái nầy, thấy chỗ thích hợp có công đức, nên ta từ ngày hôm nay, đoạn lìa chỗ tham ở, thọ chỗ thích hợp.

Thế nào gọi là ngộ đắc xứ công đức?

Tâm biết chỗ đủ, tham nơi vắng lặng, đoạn diệt nhiều ái lạc, ở người kính trọng, ở nơi từ bi, một lòng hướng đến sự nhiếp hóa, người lành chỗ làm, là nghiệp chẳng nghi.

Vì sao gọi là thọ? Vì sao gọi là mất?

Đoạn tham khổ dừng, gọi đây là nương gặp. Nếu đến chỗ vui vẻ tức mất đi tên nầy.

Thế nào gọi là thọ việc thường ngồi chẳng nằm?

Đối với chỗ trụ xứ, ngủ nghỉ giải đãi, biết điều ấy sai, thấy công đức thường ngồi, nên ta từ ngày hôm nay đoạn trừ việc hôn trầm nằm nghỉ, thọ thường ngồi chẳng nằm.

Thế nào là công đức thường ngồi?

Là chỗ đoạn trừ chỗ giải đãi. Trừ chỗ ganh ghét của thân, lìa chỗ nhiểm xúc làm vui, ít bị trói buộc chỗ nghỉ, thường nhiều vắng lặng, chỉ thích tu thiền, người lành chỗ làm, là nghiệp không nghi.

Sao gọi là thọ? Sao gọi là mất?

Nghĩa là đoạn trừ sự nằm ngủ. Nếu nằm tức mất đi tên nầy.

Thế nào gọi là lìa phấn tảo y?

Đối với y của Cư sĩ cúng bằng vải, hoặc bằng lông thú mà Phật đã cho phương tiện thọ thì chẳng mất về việc lãnh y.

Thế nào gọi là ba y?

Nếu chứa y lớn quá 10 ngày, có nguyệt vọng y, có công đức y lại có y lớn vì giữ làm đồ nằm hoặc y che người, hoặc y tắm mưa mà chẳng thọ trì của thí bất tịnh. Nếu vì phương tiện thì chẳng mất 3 y.

Thế nào gọi là phương tiện khất thực?

Nếu tăng thứ thực, hoặc thường trụ thực, hành trù thực vào ngày 15, Bố Tát thực, chúng thực và các loại thực khác v.v… lấy phương tiện để thọ thì chẳng mất việc khất thực. Nếu thấy điều nầy sai, thường hay xa lìa.

Thế nào gọi là thứ đệ khất thực phương tiện?

Nếu thấy voi ngựa và ở trước cửa mà có chỗ tranh chấp đồ ăn ngon với chỗ khác, những loại như thế nếu thấy nghi thì nên tránh. Lại thấy Chiên Đà La che bình bát, học gia theo Hòa Thượng A Xà Lê khách làm Tỳ Kheo. Những loại như thế phương tiện mà vượt qua, chẳng mất đi thứ đệ.

Thế nào gọi là nhất tọa thực phương tiện?

Nếu lúc đang ăn mà thấy voi, ngựa, bò, rắn, Hòa Thượng A Xà Lê khách Tỳ Kheo đến, phương tiện mà qua khỏi, qua khỏi rồi mới ăn, chẳng mất một chỗ ngồi. Nếu biết lương thực và thời hậu thực không phải là phương tiện.

Thế nào gọi là vô sự xứ phương tiện?

Hoặc là thọ giới sám tội, vấn pháp, Bố Tát, tự tứ, trị bịnh, khán bịnh.

Hỏi rằng: Qua chỗ nghi là thế nào?

Như thế các duyên, phương tiện ở trong làng xóm chẳng mất vô sự xứ.

Thế nào gọi là dưới gốc cây phương tiện?

Nếu gặp lúc mưa, liền vào núp bóng, khi dứt mưa liền trở lại như cũ mà chẳng mất. Dưới gốc cây, ở chỗ trống trải nơi gò mả, gặp chỗ thích nghi v.v… là phương tiện. Lại cũng như thế. Ngoài trụ xứ có thể ở, thường ngồi chẳng nằm là chẳng phải phương tiện. Lại có một thuyết, nếu quán nơi lỗ mũi, được dùng phương tiện, chẳng mất thường ngồi, mà đây là 13 hạnh đầu đà, liền thành 8 pháp. Như trong Tỳ Đàm nói là 8 loại Đầu Đà. Lúc ấy sau đó chẳng nhiếp về việc ăn, tiết lượng một chỗ ngồi. Việc nầy thọ trì thành một thể loại. Đây gọi là vô sự xứ nhiếp, nơi dưới gốc cây, chỗ ngồi trống và gò mả.

Vì sao gọi là nơi vô sự?

Nếu xây dựng phòng ốc vui với công vụ, nhiều chỗ tích chứa ham thích chỗ ở, tâm chẳng vui đúng, liền nghĩ thế nầy ở dưới gốc cây, ở nơi gò mả, ở nơi đất trống là chỗ ở yên tịnh. Cho nên thành 8. Đối với 8 việc đầu đà nầy lại thành 3 pháp. Một là vô trụ xứ, hai là phấn tảo y, ba là đi khất thực. Nếu 3 pháp thanh tịnh đầu đà đầy đủ, như Phật đã vì Nan Đà mà nói: Lúc nào ta thấy ngươi thành vô sự xứ, thọ y phấn tảo và không đúng thời không ăn, để dưỡng thân thân mệnh, không thấy chỗ ham muốn.

Hỏi rằng: Ai là Đầu Đà phần? Đầu Đà có bao nhiêu pháp? Vì sao gọi là 3 hành nhơn tu hạnh đầu đà? Có bao nhiêu Đầu Đà có thời tiết và có Đầu Đà nói Đầu Đà?

Đáp rằng: Có 13 loại đầu đà do Phật đã nói. Phật đã chế giới. Đây gọi là đầu đà phần. Đây chẳng nên nói là thiện, bất thiện hay vô lý. Vì sao vậy? Vì cùng với người bất thiện và ác dục vậy. Chẳng trừ ác dục, cùng khởi phi pháp, tham vui lợi dưỡng, cho nên chẳng phải là đầu đà lành.

Có bao nhiêu pháp?

Đây có 2 pháp đầu đà. Bất tham và bất si. Như Phật đã nói: Nếu Tỳ Kheo mặc y phấn tảo nương vào thiểu dục tri túc, vui chỗ an tịnh không nghi, nương vào nơi giải thoát. Đây gọi là thọ phấn tảo y. Ngoài ra các hạnh đầu đà khác cũng lại như thế. Chẳng tham, chẳng si, mà đây là chẳng tham nơi 13 xứ hay trừ tham dục. Lấy việc chẳng si nầy đối với 13 nơi hay trừ vô minh. Lại nữa lấy điều chẳng tham dục nầy mà Phật đã hứa để hay sanh chỗ xa rời, giống như vô si, trừ dục nhiễm vui riêng, mà đây là chẳng si. Giống như việc trừ ra việc dối lừa nơi thân. Đây là 2 pháp đầu đà. Đây là chẳng tham chẳng si.

Thế nào là 3 hành nhơn tu hạnh đầu đà?

Nghĩa là tham si hành nhơn tu hạnh đầu đà; sân nhuế hành nhơn chẳng hay tu hành.

Vì sao tham si hành nhơn mà có thể tu hành đầu đà?

Như người tham cho đến ái, thành những phóng dật. Nếu chẳng phóng dật tức có thể lại tham. Như si chẳng nghi, nương vào đầu đà thọ, thành bất phóng dật. Nếu bất phóng dật, tức có thể lại si.

Vì sao mà người tham si tu hạnh đầu đà?

Người sân thọ khổ, liền thành kẻ ác; như kẻ bị bịnh đờm; nếu không cho uống thuốc nóng, lại chuyển tăng thêm bệnh. Cho nên người sân chẳng nên tu hành. Lại nói người sân nên ở nơi vô sự và ở tại gốc cây.

Vì sao ở nơi vô sự?

Vì nơi ấy không có khổ của thế gian vậy.

Có bao nhiêu đầu đà có thời tiết?

Có 3 đầu đà có 8 tháng. Nghĩa là ở dưới gốc cây, nơi đất trống và ở nơi gò mả. Lúc an cư thì Phật dạy ở chỗ có che phủ bên trên.

Hỏi rằng: Sao gọi là đầu đà thuyết đầu đà?

Đáp rằng: Lại có đầu đà thuyết đầu đà, có đầu đà chẳng nói đầu đà. Có chẳng phải đầu đà nói đầu đà. Có chẳng phải đầu đà chẳng nói đầu đà.

Vì sao gọi là có đầu đà nói đầu đà?

Nghĩa là A La Hán thành tựu việc thọ pháp đầu đà.

Vì sao nói có đầu đà chẳng nói đầu đà?

Nghĩa là A La Hán chẳng thành tựu việc thọ đầu đà.

Vì sao có phi đầu đà nói đầu đà?

Nghĩa là học nhơn và phàm phu thành tựu việc thọ đầu đà.

Vì sao phi đầu đà chẳng nói đầu đà?

Nghĩa là học nhơn, phàm phu chẳng thành tựu việc thọ đầu đà.

Hỏi rằng: Tướng của đầu đà như thế nào? Vị như thế nào và khởi ra sao?

Đáp rằng: Lấy thiểu dục làm tướng. Tri túc làm vị và vô nghi làm khởi. Lại nữa lấy vô sở trước làm tướng, lấy vô quá làm vị, lấy chẳng thoái làm khởi.

Thế nào gọi là sơ, trung, hậu?

Nghĩa là thọ lấy làm đầu; tu hành làm giữa và hoan hỷ làm phần sau cùng.-

*

Phẩm 4: Phân Biệt Định

Hỏi rằng: Lúc ấy người ngồi thiền tịnh giới rồi hành đầu đà, thọ thành tựu chỗ thắng thiện thì phải làm như thế nào?

Đáp rằng: Làm cho định khởi lên.

Hỏi rằng: Định gì? Tướng gì? Vị gì? Khởi gì? Xứ gì? Người nào thọ thiền giải thoát định? Dừng thọ sai biệt thế nào? Có bao nhiêu định là nhơn có thể thấy? Lấy đó mà khởi định? Chứng định có bao nhiêu pháp? Định có bao nhiêu công đức? Định có bao nhiêu chúng cụ? Vì sao khởi định?

Đáp rằng: Định là có tên thanh tịnh. Một lòng hướng đến sự tinh tấn và công đức tịch tĩnh, chánh nhơn trụ, chẳng loạn. Đây có nghĩa là định. Lại nữa gió phiền não mạnh cũng không làm cho đảo tâm yên lặng được, như ánh sáng đèn nơi điện đường chẳng lay động. Như A Tỳ Đàm nói: Nếu tâm ở yên, chẳng có phan duyên, lại chẳng động loạn, yên lặng chẳng đắm, chánh định, định căn, định lực. Đây có nghĩa là định.

Tướng gì? Vị gì? Khởi gì? Xứ gì?

Tâm trụ tức là tướng, phục oán là vị, tịch tĩnh là khởi, ở nơi ô nhiễm mà tâm chẳng đắm trước được giải thoát, đây tên là xứ.

Người nào thọ định?

Nghĩa là thọ tâm số và phương tiện định v.v… Như thủ chấp xưng, làm cho tâm, tâm số v.v… Như trong bát có dầu. Niệm và tinh tấn và hành vi định; giống như xe tứ mã dùng lực để kéo xe. Tư duy lấy làm định. Như bị bắn tên, người ấy chú tâm điều phục, để trừ oán vậy. Như thuốc tiêu độc. Như Tỳ Đàm nói: Kiểm nhiếp là nghĩa định. Từ đây nghĩa định đầy đủ là nghĩa định. Thiền có 4 loại thiền. Đó là sơ thiền và giải thoát. Nghĩa là 8 giải thoát. Bên trong tưởng về sắc, bên ngoài quán về sắc. Định lại có 3 định nghĩa là hữu giác hữu quán, chánh thọ. Nghĩa là có 9 loại lần lượt chánh thọ.

Thế nào là thiền?

Là tư duy vậy. Tư duy về việc oán thì tâm thường hỷ lạc, lìa các chướng ngại để được giải thoát vậy, làm cho bình đẳng. Phương tiện phát sanh định, được tự tại. Chẳng lấy 2 nghĩa ở nơi chánh thọ vậy. Lạc khởi định, giải thoát chánh thọ. Có bao nhiêu công đức làm cho định được? Khởi thấy 4 công đức làm định được khởi lên.

Thế nào gọi là bốn?

Hiện thấy pháp lạc, vui ở; lấy việc quán về niềm vui, thần thông hiện chứng có đầy đủ.

Làm sao mà hiện thấy pháp lạc, vui ở?

Nghĩa là người được định, hay sanh vô lậu. Tâm khởi vị ưa thích, thọ xuất thế lạc, thành hiện thấy pháp lạc, vui ở. Cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: Kẻ kia với thân nầy từ chỗ thanh tịnh sanh vui, liền được thanh lương. Làm cho từ từ viên mãn đầy đủ, thành tựu vậy. Như Phật dạy các Tỳ Kheo rằng: Ta trước đây làm Ni Kiền, bảy ngày bảy đêm thân chẳng giao động; miệng chẳng mở để nói lời nào, mặc nhiên ngồi như thế; một lòng thọ lạc. Đây đối với Thánh pháp nghĩa là hiện thấy pháp lạc, vui ở vậy. Lấy việc quán về niềm vui; nghĩa là người ngồi thiền được tâm định, chẳng còn bị che khuất trói buộc, điều nhu và hay thọ trì. Quán thấy về ấm, nhập, giới v.v… Tự tánh an lạc cho nên Đức Thế Tôn đã dạy các Tỳ Kheo rằng nên phải tu hành, như thế tất cả lấy tâm nương vào như thật trí, biện chứng thần thông. Người đã được định rồi, nương chứng ngũ thông. Nghĩa là được như ý về thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, thiên nhãn. Cho nên Thế Tôn nói rằng: Tâm được định rồi, tùy nghi chuyển biến. Như thế tất cả làm cho được như ý. Có đầy đủ rồi, người đã được định chưa đến được chỗ vô học. Nhưng cuối cùng làm cho chẳng thối. Do định được báo, được sắc, vô sắc đầy đủ, như Phật đã dạy: Ít tu sơ thiền thì được làm quyến thuộc của Phạm Thiên. Như thế tất cả chủng loại đều sanh kia. Như thế tất cả đây là 4 công đức, hay sanh định kia. Mỗi mỗi sẽ khởi.

Chứng định có bao nhiêu loại?

Nghĩa là có 8 pháp. Dục, dục sân nhuế, giải đãi, thùy miên; điều hí, nghi hoặc; vô minh, vô hỉ lạc. Tất cả các pháp ác là chướng pháp.

Nguyên nhơn của định có bao nhiêu loại?

Nghĩa là có 8 pháp. Đây là cái nhơn xuất ly chẳng sân; tướng sáng chẳng loạn. Tất cả thiện pháp làm cho tâm hoan hỷ, hay sanh pháp trí. Đây là những nhơn của định.

Định tư có bao nhiêu loại?

Nghĩa là có 7 loại giới, đầy đủ tri túc; che lấp cửa ngõ, giảm chế ăn uống. Đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm lại chẳng ngủ nghỉ, thường niệm đến trí tuệ. Trụ xứ tịch tĩnh.

Định có bao nhiêu loại?

Định có 2 loại. Một là thế gian định; hai là xuất thế gian định, được đắc Thánh quả. Nghĩa là xuất thế định. Còn tên thế định là định của thế gian; đây có lậu, có kết và có trói buộc. Đây còn trôi nổi, còn bị che đậy, còn giới trộm cắp, thấy trộm cắp. Đây còn chấp giữ phiền não. Đây nghĩa là thế gian định. Cùng khác với điều nầy gọi là xuất thế gian định. Lại nữa định có 2 loại. Đó là tà định và chánh định.

Thế nào là tà định?

Chẳng lành nhứt tâm. Đây nghĩa là tà định. Nếu lành một tâm. Đây nghĩa là chánh định, tà định dứt mất, chánh định nên tu. Lại nữa Định có 2 loại. Đó là ngoại định và an định. Định kia ở phần đầu gọi là ngoại định. Tánh trừ vô gián; đây có nghĩa là an định.

Lại nữa Định có 3 loại. Đó là có giác hữu quán định, vô giác hữu quán định và vô giác vô quán định.

Thế nào gọi là hữu giác hữu quán?

Nghĩa là sơ thiền có giác có quán; nhị thiền vô giác ít quán; dư thiền vô giác vô quán.

Lại nữa Định có 3 loại. Đó là cộng hỷ sanh định, cộng lạc sanh định và cộng xả sanh định. Sơ thiền nhị thiền nghĩa là cộng hỷ sanh. Tam thiền nghĩa là cộng lạc sanh. Tứ thiền nghĩa là cộng xả sanh.

Lại nữa Định có 3 loại. Đó là thiện định, báo định và sự định.

Thế nào gọi là thiện định?

Đó là người học con đường thánh và phàm phu. Tu sắc vô sắc định. Đây nghĩa là thiện định. Thánh quả là nơi học nhơn phàm phu sanh, sắc vô sắc giới. Đây gọi là báo định. Vô học nhơn thọ sắc vô sắc định. Đây gọi là sự định.

Lại nữa Định có 4 loại. Đó là dục định, sắc định, vô sắc định và vô sở thọ định. Nghĩa là nơi ấy gồm bỉ hành và chánh thọ hành. Đây thuộc về dục định. Tứ thiền thuộc về sắc định. Tứ vô sắc định và thiện nghiệp báo. Đây là vô sắc định. Bốn đạo quả nghĩa là vô sở thọ định.

Lại nữa Định cũng có 4 loại tu hành. Nghĩa là khổ tu hành thuần trí. Khổ tu hành lợi trí. Lạc tu hành thuần trí và Lạc tu hành lợi trí. Đây là 4 loại: Một là mật phiền não; hai là sớ phiền não; ba là lợi căn và bốn là thuần căn.

Đối với người mật phiền não, thuần căn não tu hành, thuần trí được định. Mật phiền não lợi căn khổ tu hành, lợi trí được định. Người sớ phiền não thuần căn lạc tu hành, thuần trí được định. Sớ phiền não lợi căn lạc tu hành, lợi trí được định. Đối với đây là người mật phiền não; mật phiền não rồi bẻ gãy cái khổ lại phiền não. Cho nên khổ tu hành thuần căn nhơn, mà thuần căn vậy. Thiền hành tích chứa dài lâu, giác thuần trí. Cho nên gọi tên là thuần trí. Lấy đây làm phương tiện. Tất cả nên phân biệt.

Lại nữa Định có 4 loại. Đó là Tiểu Định Tiểu Sự; Tiểu Định vô lượng sự; Vô lượng định tiểu sự và Vô lượng định vô lượng sự.

Thế nào gọi là Tiểu Định Tiểu Sự?

Định ấy chẳng tùy theo tâm sở mà được. Định tiểu tinh tấn. Đây gọi là Tiểu Định Tiểu Sự.

Thế nào gọi là Tiểu Định vô lượng sự?

Định ấy chẳng tùy theo tâm mà được. Việc kia siêng năng lớn. Đây gọi là Tiểu Định vô lượng sự

Thế nào gọi là Vô lượng định Tiểu Sự?

Định ấy tùy theo tâm sở mà được. Sự kia tinh tấn ít. Đây có nghĩa là Vô lượng định tiểu sự.

Thế nào gọi là Vô lượng định vô lượng sự?

Định rồi tùy theo tâm sở mà được. Định kia là đại tinh tấn. Đây gọi là Vô lượng định vô lượng sự.

Lại nữa Định có 4 loại. Đó là dục định, tinh tấn định, tâm định và huệ định.

Dục định là nương vào dục tu hành. Đây là dục định. Nương vào tinh tấn để được, gọi là tinh tấn định. Nương vào tâm mà được; nên gọi là tâm định. Nương vào huệ mà được; nên được gọi là huệ định.

Lại nữa Định lại có 4 loại. Có định là chỗ Phật chứng đắc, chẳng phải chỗ Thanh Văn được. Có định Thanh Văn chứng đắc, chẳng phải Phật chứng đắc. Có định là chỗ Phật chứng đắc và Thanh Văn chứng đắc. Có định chẳng phải chỗ Phật chứng đắc và chẳng phải chỗ Thanh Văn chứng đắc. Đại bi định song biến định là chỗ Phật chứng đắc, chẳng phải Thanh Văn chứng đắc. Học quả định là chỗ Thanh Văn chứng được mà chẳng phải Phật chứng được. Cửu thứ đệ định vô học quả định là chỗ Phật và Thanh Văn chứng đắc. Vô tưởng định là chẳng phải chỗ đắc của Phật và cũng chẳng phải chỗ đắc của Thanh Văn.

Lại nữa Định là có 4 loại. Đó là có định hay khởi chẳng hay diệt. Có định hay diệt chẳng hay khởi. Có định hay khởi hay diệt. Có định chẳng khởi lại chẳng diệt.

Hỏi rằng: Sao gọi là có khởi mà chẳng diệt?

Đáp rằng: Dục giới thiện bất thiện định. Đây có nghĩa là khởi mà chẳng khởi. Học và phàm phu, sắc vô sắc thiện định; đây là khởi mà chẳng diệt. Tất cả quả định và sự định, chẳng phải khởi mà chẳng phải diệt.

Lại nữa Định có 4 loại. Đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Lìa nơi ngũ cái, thành tựu giác quán. Hỷ lạc nhứt tâm. Đây là sơ thiền. Lìa nơi giác quán thành tựu 3 chi, lìa hỷ thành tựu 2 chi. Lìa lạc xả nhứt tâm thành tựu đệ tứ thiền.

Lại nữa Định có 5 loại. Đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền. Ngũ thiền là 5 chi, giác quán hỷ lạc nhứt tâm ly ngũ cái, thành tựu ngũ chi. Đây là sơ thiền, ly giác thành tựu tứ chi. Đây là nhị thiền, ly hỷ thành tựu nhị chi. Đây là tam thiền, ly lạc thành tựu 2 phần .Đây là tứ thiền, cho nên xả nhất tâm.

Hỏi rằng: Vì sao gọi là tứ thiền và ngũ thiền?

Đáp rằng: Do 2 người chấp vậy. Đệ nhị thiền có 2 loại. Nghĩa là vô giác vô quán và vô giác thiểu quán.

Hỏi rằng: Ai là người tọa thiền? Làm cho sơ thiền tự tại khởi đệ nhị thiền?

Đáp rằng: Đối với thô giác quán, nhiếp niệm tư duy. Lại biết quán sai trái, làm cho khởi lên vô giác vô quán đệ nhị thiền. Đây là lần lượt tu tứ thiền. Lại nữa có một người đã làm cho sơ thiền tự tại hiện khởi đệ nhị thiền. Đối với thô giác nhiếp niệm tư duy. Tuy biết sai trái, thấy vô giác thiểu quán khởi lên đệ nhị thiền. Đây là thọ ngũ thiền thứ đệ. Cho nên nói đây là ngũ thiền.

Lại có 5 loại định. Nghĩa là 5 phần chánh thọ. Đó là hỷ mạn, lạc mãn, tâm mãn, quang mãn và quán tưởng. Đây là đối với sơ thiền nhị thiền hỷ mãn. Đối với tam thiền lạc mãn. Đối với tha tâm trí gọi là tâm mãn. Đối với thiên nhãn thông đây gọi là quang mãn. Từ kia, định kia khởi quán trí, gọi tên là quán tưởng.

Lại nữa Định có 5 loại. Đó là ngũ trí chánh định. Đây là hiện tại lạc và vị lai lạc báo. Y thân trí khởi; đây là định. Đây là chỗ thánh hành, chẳng phiền não. Đây là định huệ nhơn tu tập; đây là định. Tịch tịnh yên vui, vui nơi thành tựu không hai; chẳng trở lại sanh tử. Đây là định tịch tịnh tối lạc. Vui thành một tánh chỗ được. Chẳng lại sanh tử ngã. Đây là định niệm, nhập niệm khởi, nương vào thân trí khởi. Lại nữa phân biệt rồi, hành xứ rồi; phân biệt tu hành sự và hạ, trung, thượng mà định như thế có nhiều loại. Nên biết rằng tất cả các định đều nhập vào tứ định.

*

Phẩm 5: Mịch Thiện Tri Thức

Hỏi rằng: Lúc ấy tại sao khởi định?

Đáp rằng: Nếu người tọa thiền muốn sanh thiền định sẽ tìm thấy thiện tri thức. Vì sao vậy?

Vì mới tọa thiền muốn sanh thiền định được tối thắng định. Nếu lìa thiện tri thức, thành bất trụ phần. Như trong kinh dạy: Có Đàm Tỳ Kheo thành nơi thoái phần, biết người một mình đi xa nước, chẳng có bạn chỉ bày, tùy ý một mình đi. Như voi chẳng có nài. Nếu người tọa thiền, chỗ tu hành gặp được thiện tri thức, chỉ bảo khuyên lơn rồi nhiếp thọ, chỉ chỗ sai trái liền được thiện pháp. Từ chỗ chỉ dạy mà tu hành tinh cần khổ hạnh, liền được tối thắng định. Như người buôn giàu có được mọi người kính quý. Như người bạn lành, như cha mẹ mình. Kẻ thiện tri thức như voi có dây làm cho dễ khiến. Như người lái xe khiến được việc đi hay dừng vậy. Như người cầm lái, dẫn đi con đường tốt. Như thuốc trị bịnh làm tiêu trừ sự khổ. Giống như trời mưa làm nhuần thấm mọi loài. Như mẹ nuôi con, như cha dạy trẻ. Như gần chẳng khó, như bạn lành, như Thầy dạy dỗ. Tất cả pháp lành đều nương vào đây để thành tựu. Cho nên Đức Thế Tôn dạy cho Nan Đà rằng: Tất cả phạm hạnh phải cần có thiện tri thức. Do vậy sẽ tìm người cho tốt hơn để làm bạn lành.

Vì sao gọi là thắng thiện tri thức?

Nghĩa là người ấy thành tựu rõ ràng về kinh, luật và luận. Đây có nghĩa là chỗ thành tựu. Rõ biết những loại nghiệp, được thiện thần thông, rõ biết Tứ Đế. Đây là 2 loại người công đức thành tựu. Đây là chỗ nên tìm. Nếu không được 2 loại công đức thành tựu ấy mà chỉ có 7 phần thành tựu thiện tri thức, thì đây lại cũng nên tìm.

Thế nào là 7 phần?

Khả kỉnh ái, khả trọng, khả quý; hay nói nhẫn nhục; nói lời sâu xa; nói chẳng nơi chẳng an.

Thế nào gọi là khả kỉnh ái?

Nương vào 2 loại hành giả, lành nói cộng trụ, tâm vui không gặp việc khó. Đây gọi là khả kỉnh ái.

Khả trọng là gì?

Giới hạnh tịch tĩnh, giữ niệm thành tựu; chẳng tham dục nói nhiều. Đây gọi là khả trọng.

Khả quý là sao?

Nghe huệ công đức thành tựu, biết ngồi thiền, khả trọng. Đây gọi là khả quý.

Hay nói là sao?

Lời nói của ta dễ thương, dễ mến, dễ quý. Có kết quả và như thế tư duy, làm lợi cho kia vậy. Tôn trọng pháp. Đối với việc chẳng thể làm thì chế phục nhiếp thọ và cuối cùng nghĩ rồi bỏ. Đây nghĩa là hay nói.

Nhẫn nhục nghĩa là sao?

Nghĩa là hay làm cho chẳng ngưng lời nói ỷ ngữ và tướng của tất cả lời nói, như hiền thánh vậy. Đây gọi là nhẫn nhục.

Thâm ngữ là sao?

Thông đạt nơi nghiệp. Nếu phân biệt, tưởng niệm tác ý, an trước, đều do chấp tướng lành mà nói như pháp. Chẳng phải chấp tướng như pháp phiền não, hay làm cho diệt tận. Đây gọi là thâm ngữ.

Bất an phi xứ là gì?

Nếu đối với tánh tộc trụ xứ, nghiệp tụ, tụng trước chẳng trụ có thể xa lánh. Hoặc đối với việc kham nhẫn hành xứ làm cho được an ổn. Đây gọi là trụ khả trụ. Đây nghĩa là bất an phi xứ. Lấy đây làm 7 phần thành tựu, là thiện tri thức có thể tìm.

Hỏi rằng: Vì sao nên tìm?

Đáp rằng: Nếu biết nơi ở của người A, B thì công đức thành tựu có thể quý mến. Nếu có Thiền sư nên lui tới kia. Nếu tự chẳng biết chỗ nào của kẻ đồng học; nên tìm đến gần gũi. Rồi biết lúc nào như pháp chưa nói ý nầy. Cung kính khơi hỏi khởi cư. Muốn hỏi chỗ hành thì nơi nào nước nào và dừng ở nơi đâu, có chúng an trụ, có tăng tịnh tọa, có cả Thiền sư. Việc làm nầy nếu làm, lấy gì là công đức tất cả chỗ quý; nên làm như thế và hỏi đồng học nên đáp rằng:

Nước đó, ở chỗ ấy, chúng thiền tọa ấy, Thiền sư ấy v.v… được chúng ái trọng, được nghe điều nầy rồi nghĩ sâu, tùy hỷ, rồi đến chỗ kia thân cận học hỏi thọ lãnh. Nên sửa y phục rồi đến nơi chỗ Hòa Thượng rồi tự nói ý vui. Hòa Thượng nghe ta, ta sẽ đến kia thân cận Thiền sư. Hòa Thượng nên nghe và đáp là lành thay. Ta lại tùy hỷ. Đây là người lành chỗ làm. Đây nghĩa là người lành cộng trụ, người lành chỗ làm. Đây là theo pháp tu hành; hoặc thấy nghe mà được lợi ích lớn. Hà huống ở chung. Ngươi nên đến đó. Ngươi đến rồi, kia sân, chẳng nên buông lung. Nếu là người lành, có thể khuyên tu học. Hoặc đối với một lúc hay tất cả lúc v.v… cần phải gia thêm niềm tin.

Kính thành nói lời lành, giữ gìn thân miệng, rõ lý tu hành, sẽ được thành tựu. Tất cả nương vào Thầy, chưa sanh dễ dãi. Như con dâu mới về nhà chồng, qua lại với mẹ và cô; nên sanh xấu hổ, nghe lãnh lời dạy. Nếu thấy đệ tử không có y phục, thuốc men, hoặc đến kia mà như pháp lo liệu, thuyết pháp giáo huấn. Cho đến đi đứng ngồi nằm đều chỉ dạy chỗ nên làm. Người tọa thiền kia nên y phục tề chỉnh, cung kính vây quanh. Lễ Thầy dưới chân. Đối với việc ra đi nơi đường sá bên ngoài gặp chỗ nước sâu, qua lại nơi ấy, y bát, giày dép, đồ ngồi thiền, để cao lên một nơi, chẳng làm cho gần nước. Khi tắm chẳng nghe tiếng. Lúc tắm rồi y phục phải ngay ngắn, mặc Uất Đa La Tăng, y bát, thiền cụ đặt lên vai phải. Vấn Tăng Già Lê để trên vai. Nếu vào chùa am bỏ giày nón nhiễu tháp. Nếu thấy Tỳ Kheo đến, phải thưa hỏi. Nơi đây có người ngồi thiền, chẳng có người mặc phấn tảo y, chẳng thấy người đi khất thực, chẳng có luật sư, chẳng có người ở nơi đây, từ đâu đến, có kẻ qua lại; hoặc chẳng phải người nầy, có luật sư, ta đều lui tới. Lại nếu không luật sư, ai làm Thượng Tọa, ta cũng lại lui tới. Nếu Thượng Tọa Đại Tăng vì giữ y bát chớ cùng. Ngoài ra kẻ nhỏ cũng chớ cùng. Nếu không có người, lấy để một nơi. Nếu thấy Thượng Tọa nên lễ dưới chân rồi đứng đối mặt. Tỳ Kheo cũ có ngồi, lấy nước và chỗ rửa tắm như pháp mà cung cấp; gần gũi để lo chỗ ăn, chỗ nghỉ cùng y bát, chỉ bày chỗ cần thiết; hỏi thăm về chế độ của Tăng. Ngày mới vào chùa phải đi quanh. Nếu thấy luật sư nên hỏi thăm chỗ nghi, tội lỗi và cố làm cho đừng phạm. Nếu thấy Thầy giảng pháp và muốn tu huệ, nên hỏi về ấm, nhập, giới nghiệp. Nếu thấy người tu đầu đà, vì tương ưng huệ mà hỏi về công đức đầu đà. Nếu ở nơi ấy mỗi ngày nên qua lại hỏi han. Nếu muốn đi nên chuẩn bị đồ mặc, lễ đại tăng nơi chân và bạch rằng sẽ đi. Đây là vì khách Tỳ Kheo dụng pháp. Đối với người tọa thiền kia nên đến gần gũi. Thiền sư nếu đến, tuy nhỏ nhưng mang thay y bát. Phép của Thiền sư có thể đi, chẳng thể đi; chẳng nên liền đi, liền vắng. Đây chính là việc làm trước, nên để tu hành. Nếu muốn dạy người, trước nên hiểu biết. Người học tọa thiền trước xong rồi mới hành pháp. Xem xét chỗ ở rồi để y bát. Ít nghỉ ngơi, hiểu biết thời tiết, gần gũi Thiền sư, cung kính lễ bái. Đôi khi ngồi yên. Nếu Thiền sư hỏi chỗ muốn, nên tùy đó mà nói chỗ vui. Nếu chẳng hỏi thì chẳng nên nói. Từ đây về sau, tăm xỉa răng, nước tắm gội v.v… nên cầu thỉnh việc y chỉ để tu hành. Nếu đến lúc ăn, phải hỏi vị A Xà Lê như pháp mà làm. Khi đến giờ ăn, vì A Xà Lê mà rửa chân, sửa soạn chỗ ngồi và mang bình bát. Đối với bát riêng của mình, nên hỏi A Xà Lê chỗ lấy nhiều ít, để bát của mình ít hơn đệ tử. Như thế giữ gìn, như thế chẳng khó.

Lúc ăn xong rồi, lấy bát của vị A Xà Lê đem rửa, để một nơi và biết lúc gần gũi cung kính lễ bái. Có lúc ngồi yên, nếu A Xà Lê hỏi, tùy theo chỗ mà nói điều vui. Nếu chẳng hỏi thì lễ bái A Xà Lê và cầu thỉnh để nghe. Ta nói bổn lai chỗ mong muốn. Nếu hứa cho thì tùy ý hỏi. Khi A Xà Lê nghe xong rồi nói. Nếu chẳng hỏi thì lễ A Xà Lê. Thấy đúng lúc nên nói nhơn duyên ta đến, nguyện A Xà Lê dạy bảo. Nếu A Xà Lê nghe, tất cả chỗ vui nên nói. A Xà Lê bảo: Lành thay! Rồi như pháp dạy bảo, nên như thế nầy mà vâng lời. Cho nên Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Đúng lúc mà gần gũi
Làm tâm chẳng kiêu mạn
Phạm hạnh hay hộ pháp
Giống như cây không gió
Nhớ pháp mà tu hành
Cùng pháp tự niềm vui
Pháp trụ pháp phân biệt
Nên nói pháp như thật
Hủy pháp chẳng nên làm
Vui nói, lo, mừng, cười
Sân nhuế, chớ giải đãi
Phẫn hận, tham, mạn, si
Ái chấp thật xấu vậy
Tu hành tất loại trừ
Giữ ý chẳng tự cao
Biết lành, lời thành thật
Vì định thật, biết nghe
Nếu người hay buông lung
Nghe huệ chẳng tăng trưởng
Nếu người biết chánh pháp
Trời người chỗ cung kính
Cung kính thành tín tâm
Nghe nhiều hay hộ pháp
Làm được chỗ nghe vui
Như thế các công đức
Tùy pháp hay tu hành
Hay sanh điều tốt đẹp
Thành tựu người trí huệ
Nếu được Thầy như thế
Nên tu, chẳng buông
 lung

Luận Về Con Đường Giải Thoát

Hết Quyển Hai