Kinh Đại Bảo Tích

Kinh Đại Bảo Tích

Trương Văn Chiến 31

LVII. PHÁP HỘI BẤT KHẢ THUYẾT BỒ TÁT THỨ NĂM MƯƠI BẢY
(Hán Bộ Từ Quyển 144 Ðến Quyển 145)
Hán Dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy, tôi nghe một lúc Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ở tại Đại Bửu Phường Đình giữa hai cõi Dục giới và Sắc giới cùng chúng đại Tỳ Kheo câu hội. Vô lượng Ðại Bồ Tát từ mười phương Phật thế giới vân tập. Đại chúng vi nhiễu nghe Phật thuyết pháp thậm thâm vi diệu Đại Tập kinh điển.

Lúc bấy giờ trong đại hội có một Bồ Tát tên Bất Khả Thuyết từ chỗ ngồi đứng dậy chỉnh lại y phục trịch y vai hữu chưn Phật rồi quỳ dài chấp tay hướng lên Ðức Phật mà nói kệ rằng:

Trí tuệ vô ngại hành vô ngại
Như tánh hư không bất khả thuyết
Tam thế bình đẳng không giác quán
Nay tôi kính lễ đấng Vô Thượng
Quán pháp vô tướng thích tịch tĩnh.
Điều phục các căn xa lìa tướng
Rõ các pháp tướng không có hai
Nay tôi kính lễ đấng Pháp Vương
Quán chúng sanh tánh và pháp tánh.
Hai tánh như vậy không sai biệt
Tâm bình đẳng quán các chúng sanh
Khiến tôi dứt hẳn tất cả tánh
Bồ Ðề đã được vô sở đắc
Như tánh Bồ Ðề sắc cũng vậy
Vô tướng trang nghiêm trang nghiêm tướng
Nay tôi kính lễ đấng Vô Thượng
Tất cả pháp giới không giác quán
Phàm phu thấy pháp có tướng hành
Tánh của pháp giới chẳng phá hoại
Phật chơn thiệt biết nên tôi lễ
Như Lai thân ngiệp bất khả thuyết
Khẩu nghiệp ý nghiệp cũng như vậy
Tất cả pháp tánh và chúng sanh
Đấng Vô Thượng đều biết tỏ rõ
Như Lai trụ nơi bục chơn thiệt
Pháp được Phật nói không tiếng chữ
Chúng sanh thích nghe được lợi lớn
Vì thế Như Lai khó nghĩ bàn
Pháp được Phật nói không tướng mạo
Điều phục chúng sanh dứt các tướng
Khéo nói chúng sanh pháp tánh không
Vì thế tôi lạy đấng Vô Thượng
Nói kệ xong, Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chư Bồ Tát trong đại hội này đã đều thỉnh hỏi rồi. Nay tôi ở trong kinh Đại Tập nầy còn muốn hỏi chút ít, mong Ðức Như Lai thương xót hứa khả cho”

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay, nầy Bất Khả Thuyết! Cứ theo chỗ nghi mà hỏi, Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói”.

Được Phật hứa khả, Bất Khả Thuyết Bồ Tát liền nhập định ý. Do sức định ý khiến đại chúng ngồi đài báu lớn thăng lên hư không mưa rải các thứ hoa hương kỹ nhạc để cúng dường Ðức Phật, lại phát tiếng rằng: Đại Bồ Tát Bất Khả Thuyết nầy nay ở trong đại hội muốn hỏi đại sự.

Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chư Phật Bồ Ðề thanh tịnh tĩnh thanh tịnh vô cấu quang minh không tối chơn thiệt như vậy. Bồ Ðề tánh bình đẳng vi diệu thậm thâm không giác quán, xa lìa cấu nhiễm chẳng tuyên nói được, không chữ không câu không có âm thanh quảng đại vô lượng, không có biên tế rời lìa tất cả biên tế, chẳng tăng chẳng giãm, chẳng đến chẳng lui, không có dừng ở, không cao không bằng, không có không không có, kiên cố không hư hoại, không có ngã ngã sở, không có thủ không có xã, không rộng không hẹp, không có pháp không có chúng sanh, vô tận không cứu cánh tận, chẳng rỗng không tánh rỗng không, chẳng phải xứ chẳng phải chẳng xứ, chẳng phải tâm chẳng phải tác, chẳng phải sanh chẳng phải diệt, như địa thủy hỏa phong không có biên tế chẳng thể đo lường được, bình đẳng khắp có không có chướng ngại dường như hư không, chẳng phải nhãn thức giới cho đến chẳng phải ý thức giới, dứt tất cả cõi, chẳng ví dụ được lìa tất cả ví dụ vì như tất cả chư Phật chơn thiệt biết vậy. Chẳng phải chẳng là như, tại sao, vì tất cả chúng sanh thảy đều được vậy. Chẳng phải khác như, tại sao, vì tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng vậy. Tánh nó là có, tại sao, vì là tánh chơn thiệt vậy. Tánh nó là thiệt, tại sao, vì không có quá khứ tế, vị lai tế, hiện tại tế vậy. Không tác, không thọ, không sắc, không tâm, không có tưởng. Không có thọ, dứt tất cả thọ. Không có tưởng, dứt tưởng. Không có hành, dứt hành. Không có thức, dứt thức. Không có ấm nhập giới, dứt ấm nhập giới. Không có sơ trung hậu, lìa các ma nghiệp, không có lưu bố, là vô lậu, chẳng phải nhiếp, chẳng phải hành, chẳng phải dụng, không có tranh, không có tội, thường trụ tự tánh không có phân biệt, không sanh không có năng sanh, không diệt không có năng diệt, không có căn bổn, không thượng không hạ, không có y chỉ, không vuông không tròn, chẳng phải trí chẳng phải huệ cũng chẳng phải huệ hành, chẳng phải nhiếp thuộc thánh đấ, chẳng phải nhiếp thuộc sanh tử, không có đối trị, không có đủ công đức, xa lìa các tướng.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu những nghĩa như vậy là Bồ Ðề thì câu vô biên, câu vô giác, câu vô tham, câu vô tranh, câu kiên cố, câu bất hoại, câu bất động, câu bất tác, câu vô thân, câu vô sanh, câu bình đẳng, câu vô nhị, câu vô phân biệt, câu nhứt vị, câu nhứt sự, câu nhứt thừa. Câu vô tận, câu tam thế bình đẳng, câu phân biệt tam thế, câu không, câu vô tướng, câu vô nguyện, câu vô hành, câu tịch tĩnh, câu tánh, câu nhu, câu vô sanh, câu vô xuất, câu tận, câu vô y chỉ, câu pháp, câu thiệt tánh, câu tự thân tánh, câu vô thân, câu vô tác, câu vô tướng, câu vô tranh, câu vô đoạn, câu vô thường, câu thập nhị nhơn duyên, câu khả quan, câu định, câu thượng, câu thắng, câu vô tội, câu vô thượng, câu cứu cánh, câu tịnh, câu vô đảnh, câu vô thắng, câu vô đẳng, câu vô y, câu niệm, câu vô tương tợ, câu thắng nhứt thiết thế gian, câu vô cú, câu sở y của tất cả câu.

Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Ðề như vậy chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, chẳng phải sắc chẳng phải chẳng sắc, chẳng phải dài vắn vuông tròn, không có quy củ, chẳng nhiếp thuộc tam giới, chẳng phải đạo, chẳng phải cứu cánh, chẳng phải đi, chẳng phải đến, chẳng phải có xứ sở, chẳng phải thủ, chẳng phải xả, lìa tất cả phiền não không có sầu sợ, dứt tất cả hỷ, không chơn không ngụy, lìa tất cả nhập, không có ngã ngã sở, không có chúng sanh thọ mạng sĩ phu, vô lượng vô biên bất khả tư nghị, không có phần giới dường như hư không, tánh nó cứu cánh chẳng tuyên nói được. Thành tựu vô lượng pháp như vậy mới gọi là Bồ Ðề”.

Lúc nói pháp nầy, Đại Thiên thế giới cả đại địa chấn động sáu cách. Tất cả chư thiên cúng dường nhiều thứ hoa hương kỹ nhạc đồng nói:

Lành thay lành thay! Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát nói pháp rất tốt.

Lúc ấy trong đại hội có tám vạn bốn ngàn Bồ Tát được vô tận khí đà la ni, nhứt thiết pháp tự tại tam muội và vô ngại giải thoát pháp môn.

Nếu có ai tin được như vậy, thì người ấy cũng sẽ được pháp lợi như vậy.

Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Giới Bồ Tát chẳng tuyên nói được, tại sao, vì bổn tánh của thân chẳng thể nói được vậy, vì thế nên thân giới chẳng thể tuyên nói. Bổn tánh của khẩu chẳng thể nói vì thế nên khẩu giới chẳng thể tuyên nói được. Bổn tánh của ý chẳng thể nói vì thế nên ý giới chẳng thể tuyên nói được.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu Bồ Tát lúc tu hành đạo Vô Thượng Bồ Ðề thủ hộ mười pháp lành cũng chẳng thể tuyên nói. Nếu đem mười thiện nghiệp khuyên dạy các chúng sanh, thì chúng sanh được khuyến hóa ấy cũng chẳng thể tuyên nói. Tu tập tâm từ bi hỉ xả cũng chẳng thể tuyên nói, tại sao, vì tu tập từ tâm quán không có chúng sanh, tu tập bi tâm vô tác vô thọ, tu tập hỉ tâm lìa kiêu mạn, tu tập xả tâm lìa hai tướng vậy.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu có Bồ Tát tu tập tứ vô lượng tâm như vậy tức là tu tập thamh tịnh phạm hạnh, trụ ở phạm đạo, là phạm phương tiện thắng tất cả phạm, thường được chư Phạm cúng dường, tại sao, vì thắng hơn tất cả các phạm hạnh vậy, vì chẳng tu chúng sanh duyên từ vậy, vì vhẳng tu chư pháp duyên bi vậy, vì chẳng tu nhị tướng duyên hỉ vậy, vì chẳng tu nội ngoại duyên xả vậy, vì lìa tất cả thế gian hành vậy, vì lìa bò các phạm hạnh thế gian vậy, vì thế nên thường được chư Phạm cúng dường.

Bạch Ðức Thế Tôn! Do nhơn duyên ấy nên giới Bồ Tát chẳng thể tuyên nói. Giới Bồ Tát ấy trọn không tự dối phỉnh cũng chẳng dối phỉnh Phật. Tại sao, vì tự tức là vô tánh, vô tánh tức là không có, không có tức là vô xuất, vô xuất tức là không có nhơn duyên. Không có nhơn duyên tức là không có chữ, không có chữ tức là chẳng thể tuyên nói. Nếu có Bồ Tát có thể học như vậy tức là chẳng tự dối phỉnh.

Thế nào gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật?

Đức Như Lai biết rõ tất cả các phi pháp và các chẳng phải phi pháp. Nếu là phi pháp và chẳng phải phi pháp tức là bình đẳng. Bình đẳng như vậy thì chẳng thể tuyên nói. Nếu Bồ Tát học như vậy thì gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật Như Lai.

Còn nữa, tự ấy là vô ngã và không có ngã sở. Tri ấy cũng vô ngã va không ngã sở. Nếu có thể tu tập học như vậy cũng là vô ngã và không ngã sở. Nếu có thể tư duy quán như vậy tức là chẳng tự dối phỉnh.

Như Lai ấy là có thể tùy thuận nơi như, tùy nơi nhu tức là tùy chúng sanh, tùy chúng sanh tức là tùy thuận tất cả pháp, tùy tất cả pháp tức là chẳng xuất chẳng diệt chẳng trụ pháp. Nếu pháp chẳng xuất chẳng diệt chẳng trụ tức là vô vi. Vì vậy nên nói pháp vô vi có ba tướng đó là không xuất không diệt và không trụ, do nghĩa như vậy nên gọi là vô vi. Vô vi tức là Thánh. Thánh gọi là không có oán. Vì Như Lai xa lìa tất cả nên gọi là Thánh. Oán ấy là nói vô minh, Như Lai xa lìa tất cả vô minh. Vì vậy nên chẳng bị tất cả oán thù xâm hại. Hàng phàm phu có đủ vô minh nên thường bị oán thù làm hại. Như Lai Thế Tôn hay quán thù oán giới và trí huệ giới, biết phiền não giới và tịch tĩnh giới, biết sanh tữ giới và Niết Bàn giới, biết chúng sanh giới và pháp giới, biết rõ ma giới và Phật giới, quán sắc giới và nhãn giới, nhĩ giới và thanh giới, thân giới và xúc giới, ý giới và pháp giới, biết vô minh giới và trí huệ giới, tất cả thảy đều bình đẳng, tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Danh sắc giới và trí danh sắc giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Biệt lục nhập giới và lục thần thông giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Xúc giới và quả giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Thọ giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Ai giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Thủ giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Hữu giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới, sanh giới và diệt giới thảy đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Lão tử giới và diệt giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới.

Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát nếu có thể quán như vậy thì liền được nhập vào tất cả các giới.

Bồ Tát nếu nhập vào các giới như vậy thì thấy người có tham chẳng sanh sân, thấy người dứt tham cũng chẳng sanh ái. Thấy người có sân chẳng sanh tâm sân, thấy người dứt sân chẳng sanh tâm ái. Thấy người có si chẳng sanh tâm sân, thấy người dứt si chẳng sanh tâm ái. Tại sao, vì Ðại Bồ Tát ở nơi những hai thứ như vậy đều biết tỏ rõ. Bồ Tát như vậy biết rõ va tụ. Bồ Tát học như vậy thì chẳng dối phỉnh Như Lai. Tại sao, vì biết các pháp sở học của Như Lai mà Bồ Tát nầy tùy thuận học theo vậy, thế nên Bồ Tát nầy chẳng dối Như Lai”.

Lúc ấy trong đại chúng có một Bồ Tát tên là Vô Sở Uy hỏi Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Thưa Đại sĩ! Đại Bồ Tát học thế nào gọi là dối phỉnh Như Lai?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu có Bồ Tát tự nói rằng tôi trì giới còn người kia phá giới, Bồ Tát nầy tức là dối phỉnh Như Lai.

Nếu nói rằng tôi là người bố thí còn kia thì xan tham, tôi tu nhẫn nhục còn kia thì sân hận, tôi thì tinh tiến còn kia thì giải đãi, tôi thì tu chánh định còn kia thì loạn động, tôi tu trí huệ còn kia thì ngu si, tôi là người trí túc thiểu dục thích tịch tĩnh dễ nuôi dễ đủ khất phục thực phấn tảo y chỉ có ba y, chẳng ở trong chúng đông người, học nhiều tịnh ngữ, lới nói dịu dàng chúng sanh thích thọ nhận, tôi có đủ niệm huệ, tịnh các oai nghi và các khẩu nghiệp, có đủ tứ nhiếp pháp từ bi hỉ xả chơn ngữ thiệt ngữ như lời mà trụ, tôi biết cảnh giới ma biết mình xa lìa, tôi thường có thể tu học sáu Ba la mật, hay khéo thuyết pháp, vì các chúng sanh mà phát thệ nguyện lớn, hay giáo hóa chúng sanh chẳng cho phóng dật.

Nếu nói những lời tự khen tài đức mình mà chê bai người khác như vậy, thì gọi là Bồ Tát phỉnh dối Như Lai.

Còn nữa, nếu Bồ Tát nói rằng tôi có thể quán sát các pháp như vậy, xa lìa, tu tập diệt. Đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai. Tại sao, vì chư Phật xuất thế và chẳng xuất thế pháp tánh thường trụ, vì thường trụ nên tất cả pháp giới chẳng thể thấy biết, chẳng thể xa lìa, chẳng thể tu diệt.

Nếu Bồ Tát nói ngã và ngã sở, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì tướng vô nhị vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi đã được chứng, tôi đã xa lìa, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì tánh thanh tịnh vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ niệm xứ, đây cũng là phỉng dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp không có niệm vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ chánh cần, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp bổn tánh ly vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ như ý túc, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp vô phân biệt vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có đủ Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai Thế Tôn tánh vô vi vậy.

Nếu Bồ Tát nói ngã khác đạo khác, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì thân tức là đạo vậy.

Nếu Bồ Tát nói vô minh khác với hữu ái, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì vô minh cùng với ái tức là trí huệ, tức là giải thoát vậy.

Nếu Bồ Tát nói ba độc khác ba môn giải thoát, đây cũng là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì không vô tướng và vô nguyên tức là tham, sân và si vậy.

Nếu Bồ Tát nói tứ đảo khác với tứ quả, đây cũng gọi là dối phỉnh Như Lai, tại sao, vì tứ đảo tức là tứ quả vậy.

Nếu Bồ Tát nói bát tà khác bát chánh, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì phá bát tà tu bát chánh vậy.

Nếu Bồ Tát nói chúng sanh cửu địa khác cửu thứ đệ định, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì không có hai tánh vậy.

Nếu Bồ Tát nói thập thiện khác mười pháp vô học, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai,tại sao, vì tất cả pháp không có tu học vậy.

Bồ Tát nếu học các pháp như vậy thì gọi là phỉnh dối Như Lai.

Tất cả chúng sanh với một chúng sanh không có hai không có khác, tại sao, vì tánh vô ngã vậy.

Nếu nói một chúng sanh thì tất cả pháp không hai không khác. Nếu nói một pháp thì tất cả pháp giới không hai không khác. Một Phật Thế Tôn tất cả pháp giới không hai không khác. Nói một Phật giới tất cả Phật giới không hai không khác. Nói một phước điền tất cả phước điền không hai không khác. Tất cả phước điền với hư không, không hai không khác. Tất cả thánh nhơn xa lìa phiền não tất cả phàm phu không hai không khác. Tâm một chúng sanh bổn tánh thanh tịnh tâm tất cả chúng sanh không hai không khác. Bổn tánh thanh tịnh một giới tất cả giới, một nhập tất cả nhập, một chúng sanh hành tất cả chúng sanh hành không hai không khác.

Nếu Bồ Tát nói các pháp nhẫn đến không có một niệm tạm trụ, chẳng tạo một tội ác chẳng thủ trước thiện pháp, chẳng sanh kiêu mạn, trong bất khả đắc chẳng quan niệm có đắc, trong bất khả chúng chẳng quan niệm có chúng, biết sanh tử với Niết Bàn vô tác vô thọ, biết các phiền não không có căn bổn, không có sợ sanh tử. Tùy thuận giới giới, tâm giới, huệ giới. Xa lìa phiền não chẳng bỏ chúng sanh, tịnh Đà ba la mật. Không có giới nơi giới, tịnh Thi la ba la mật. Không có nhơn nơi nhơn và không có ngã, tịnh Nhẫn ba la mật. Không có tạo tác nơi tạo tác, tịnh Tinh tiến Ba la mật. Không có tịnh tĩnh nơi tịnh tĩnh, tịnh Thiền Ba la mật. Không có hành nơi hành, tịnh Bát Ba la mật. Vô tận vô sanh mà được nhẫn nhục, được tâm vô ký mà thọ ký biệt. Chẳng nhập vào chánh vị mà chẳng thối chuyển nhứt sanh bổ xứ, chẳng sanh cung trời Đâu Suất Đà, chẳng từ trời xuống ở thai mẹ,nơi tất cả pháp tâm vô sở trụ. Cũng chẳng tự nói ta đã vượt quá sanh lão bịnh tử, chẳng đi bảy bước, cũng chẳng chỉ trời chỉ đất nói ta là bực tôn vô thượng thế gian, chẳng ở trong cung cùng vui với thể nữ, chẳng tập các sự nghề nghiệp thế gian, thị hiện người già để phá tham thân, thị hiện người bịnh khổ để phá tham thọ, thị hiện người chết để phá tham dục và ngã ngã sở, thị hiện Sa Môn để khiến chúng sanh chẳng cầu báo Thích, Phạm, Nhơn, Thiên, mà siêng cầu pháp xuất thế vô thượng. Leo ra khỏi cung thành là thị hiện xuất ly tam giới hệ phược và thị hiện tâm bi. Ngó trước nhìn sau là thị hiện không có sân và ái. Ba mươi hai tướng trang nghiêm thân mình là vì chúng sanh mà thị hiện phước điền lành tốt. Cởi vương phục bỏ chuỗi ngọc khiến Xiển Đà dắt ngựa Kiều Trắc trở về là thị hiện xa lìa tất cả phiền não. Cạo bỏ tóc râu là hiển thị chẳng tham trước tất cả pháp. Nhận mặc ca sa là hiển thị điều phục chúng sanh. Theo bên các ông Uất Đà Già A la Lã hỏi học là hiển thị phá hoại tâm tự cao đại. Sáu năm khổ hạnh là để phá ngoại đạo. Nhận món ăn uống là hiển thị tuỳ thuận pháp thế gian. Nhận bó cỏ là hiển thị tri túc. Ngồi trên nệm cỏ là hiển thị phá kiêu mạn. Chư Thiên Long Thần tán thán ngưỡng vọng là hiển thị quả báo công đức trang nghiêm. Hàng phục ma oán là hiển thị sức dũng mãnh. Tay hữu chỉ đất là hiển thị phước lực. Đại địa chấn động là hiển thị báo ơn. Được đạo Vô Thượng Bồ Ðề là hiển thị biết rõ tất cả pháp tướng quán các pháp bình đẳng gọi đó là Phật. Trí huệ của Phật không gì hơn được do nghĩa ấy mà gọi là Như Lai. Tỏ rõ thấy biết pháp thiện pháp bất thiện gọi là Thiên Nhơn Sư. Chẳng ra ngoài các pháp gọi là chuyển pháp luân. Vì không có chuyển không có thuyết nên gọi là chuyển thuyết. Nhập không có nhập gọi là pháp. Nhập môn không có môn gọi là pháp môn. Tác không có tác gọi là pháp tác. Thiền không có thiền gọi là chánh thiền. Thoát không có thoát gọi là giải thoát. Tất cả các pháp tánh không có hệ không có phược, nếu là diệt pháp tức là quá khứ tức là bất sanh đây gọi là Phật. Xuất không có xuất tức gọi là Phật xuất.

Nếu Bồ Tát có thể học được như vậy thì gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật Như Lai”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Bất Khả Thuyết khéo phân biệt nói Như Lai xuất thế. Nếu có ai tin được Phật xuất như vậy, người ấy chẳng thấy có tướng một pháp nhỏ. Người chẳng thấy ấy mới biết rõ được Như Lai xuất thế. Tại sao, vì xuất không có xuất tức là Phật xuất, không có tác giả, không có ái không ái giả, không có lậu không lậu giả, không có tranh, không có thấy, không có nhập, không có chuyển, không có sanh, không có diệt, không có Bồ Ðề, không có đấu, không có phỉnh, không có tâm ý thức, không có nhãn, không có hai, không có nhãn hành nhẫn đến ý hành, không có thyết không có giáo, đây gọi là Phật xuất”.

Vô úy Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Như lời Phật nói, Như Lai xuất thế và Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói Phật xuất ấy, ai sẽ nói đó?”.

Lúc ấy Bửu Nữ bảo Vô Úy rằng: “Nầy pháp huynh! Như Lai xuất thế bất khả tư nghị, khó trang nghiêm được, khó chứng đắc được. Nếu là người giải đãi tâm chẳng chơn chánh hư ngụy, siểm khúc, kiêu mạn, ưa sân hận, ganh ghét, xan tham, chẳng biết ơn nghĩa, thọ ơn chẳng báo, ba giới cấm chẳng thanh tịnh, tham trước ba cõi bị ba cấu uế làm ô nhiễm. Chẳng kính Tam bữu, chẳng tu ba môn giải thoát, ngang nguợc ác khẩu, thích nói lời vô nghĩa, chẳng biết tàm quí, vì lợi dưỡng mà bề ngoài hiện tế hạnh, tự phỉnh gạt người tham nơi cúng dường, các căn chẳng điều, thích cầu pháp Thanh Văn thừa, pháp Bích Chi Phật thừa, tâm chẳng chơn thiệt, ít học ngu si không nhớ hay quên, chẳng biết phương tiện, chẳng tu từ bi hỉ xả các tâm vô lượng, thường hành ma giới, tham trước ngã nhơn chúng sanh thọ mạng, nó là không có nhơn quả không có nghiệp hành duyên, tâm họ phóng dật ưa làm việc ác, bỏ lìa đầu đà, ưa làm thế pháp, tự khen thân mình mà khinh chê thân người, tham thân mạng sắc v.v năm thứ, ưa ngủ nghỉ, ưa nghe thế pháp, chẳng biết thời tiết, thân cận ác hữu, chẳng thể tu hành Tứ nhiếp pháp.

– Nầy Vô Úy pháp huynh! Người như vậy chẳng biết Phật xuất, chẳng tin Phật xuất”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Nay cô đã xa lìa được các ác pháp như vậy chẳng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Tôi đã xa lìa các ác pháp như vậy. Xa lìa thế nào? Như bất tham tế. Thế nào là bất tham? Như tham tế. Thế nào là tham tế? Như chơn thiệt tế. Thế nào là thiệt tế? Như ngã kiến tế. Thế nào là ngã kiến? Như quá khứ tế. Thế nào là quá khứ? Như vô minh tế. Thế nào là vô minh? Như tham ái tế. Thế nào là vô minh tế tham ái tế? Như trí huệ tế giải thoát tế. Thế nào là trí huệ tế giải thoát tế? Như ảo huyễn tế”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Ảo huyễn chẳng phải tâm chẳng phải ý, còn trí huệ giải thoát tức là tâm ý”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Tất cả chúng sanh tâm ý trí huệ giải thoát thảy đều như ảo huyễn cả”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Như lời nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát cô có tin được chăng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Ngài Bất Khả Thuyết trọn không có nói. Như ngài ấy có nói thì chẳng phải là bất khả thuyết. Nếu Ngài bất khả thuyết mà có nói thì làm sao được gọi là Bất Khả Thuyết, lẽ ra nên gọi là thuyết. Vì Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói, thế nên gọi là Bất Khả Thuyết vậy.

Nếu Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói, tôi nay là nghe những gì, nếu không có nghe gì thì tin những gì ư!”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy thiệt có nói, nay có người chúng biết đó là đại chúng,. Tất cả đại chúng thảy đều được nghe Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy tuyên nói”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Trong đại chúng đây nếu có ai nói tôi nghe lời nói của Ngài Bất Khả Thuyết ấy nói thì là hư vọng, tại sao, vì Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói làm sao đại chúng lại nói là có nghe!”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Nay cô có tin lời Phật chăng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Nếu có người thế gian không tin tức là Phật vậy, tại sao, vì tin ấy là tham dục sân hận. Như Lai không có tham dục sân hận thế nên không có tin. Nếu không có tin tức là không có chứng. Nầy pháp huynh! Không vô tướng vô nguyện chơn thiệt không có chứng, thế nên Như Lai cũng không có chứng.

– Nầy pháp huynh! Pháp giới thiệt tánh vô tác vô vi, các pháp hư không chơn thiệt không có chứng thế nên Như Lai cũng không có chứng”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Lấy gì là chứng ?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Nếu có người chẳng thấy vô lượng Phật pháp, người như vậy khả dĩ là chứng”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Các Tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên là chứng tin chăng ?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Đúng như vậy, đúng như vậy, là chứng là tin, tại sao, vì giới của người Thanh Văn có biên tế, còn giới của Như Lai không có biên tế. Như giới, những định huệ giải thoát và giải thoát tri kiến cũng như vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói với Bửu Nữ rằng: “Nầy Bửu Nữ! Người Thanh Văn cũng có ba môn giải thoát, Ðức Như Lai cũng có ba môn giải thoát, nay cớ chi cô cho người Thanh Văn là chứng tin mà chẳng nói là Như Lai?”.

Bửu Nữ nói: “Thưa Đại Đức! Như ao A Nậu Đạt có nước tám vị mưa xuống Diêm Phù Đề. Mưa rồi tất cả cỏ cây lùm rừng đều được tăng trưởng. Nước mưa như vậy có sai biệt chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Không có sai biệt”.

Bửu Nữ nói: “Thưa Đại Đức! Như nước ao A Nâu Đạt vốn có một vị, mà người có đức dùng nước ấy thì có các thứ vị ngon ngọt, cón người bạc đức dùng nước ấy thì cảm thấy mùi vị không ngon.

Thưa Đại Đức! Ba môn giải thoát của Như Lai và hàng Thanh Văn cũng như vậy. Thế nên Ðức Như Lai và hàng Thanh Văn có sai biệt, mà pháp giới tánh thiệt không có sai biệt”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Bửu Nữ khéo có thể phân biệt tuyên nói nghĩa ấy”.

Lúc Bửu Nữ nói pháp ấy, trong trời và người có ba vạn ba ngàn pháp tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Bửu Nữ lại nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Thưa Tôn giả! Như đại hải, nước biển một vị, có nhiều châu báu, cũng có châu thủy tinh giá rẻ.

Pháp giới cũng vậy, dầu là bình đẳng mà chư Phật học đó thì được vô giá bữu, còn hàng Thanh Văn học đó thì được báu hạ giá.

Thưa Đại Đức! Như núi Tu Di, trên núi có chư Thiên hưởng nhiều khoái lạc, cũng có chư Thiên hưởng ít khoái lạc, mà núi Tu Di thiệt không có sai biệt.

Pháp giới cũng vậy, dầu không có sai biệt mà Như Lai ở nơi ấy thọ vô lượng lạc, còn hàng Thanh Văn ở nơi ấy hưởng vui hữu lượng.

Thưa Đại Đức! Như Chuyển Luân Vương dầu có ngàn Vương Tử, cũng chẳng được đều xưng nối ngôi vua. Hàng Thanh Văn cũng vậy, dầu có trí tuệ mà chẳng được gọi là Phật .

Thưa Đại Đức! Như đĩa đốt ngọn đèn, nếu bằng vàng thì ánh sáng màu vàng, nếu bằng đồng thì ánh sáng màu đỏ. Màu sắc dầu khác mà ngọn đèn không có sai biệt. Pháp giới cũng vậy, chư Phật đốt lên thì trí quang vô biên, còn hàng Thanh Văn đốt lên thì trí quang hữu biên. Nhưng pháp giới tánh thiệt không sai biệt.

Thưa Đại Đức! Như Chuyển Luân Vương lúc vào thành ấp tất cả nhơn dân đầu hay biết. Còn người bạc đức lúc vào thành ấp cho đến người thân hậu còn chẳng hay biết. Lúc Như Lai Thế Tôn nhập pháp giới cũng như vậy, tất cả thiên nhơn thảy đều hay biết, che trùm tất cả ngoại đạo dị học hơn cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật. Còn người Thanh Văn lúc vào thành ấp, các Thanh Văn còn chẳng hay biết huống là người khác.

Thưa Đại Đức! Như trong túi có tiến sư tử rống, có tiếng kêu của các loại chim, tiếng người, tiếng bò, tiếng lừa, tiếng ngựa, âm vang tùy theo tiếng phát ra. Âm vang thiệt không có sai biệt mà tùy theo tiếng phát ra nên âm vang chẳng đồng.

Tam giải thoát môn của Như Lai và Thanh Văn cũng như vậy. Như Lai có thể phá tất cả ma chúng, thắng tất cả ngoại đạo tà kiến, hay biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, hay biết các loại sở hành của tất cả chúng sanh, hay điều các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, hay phát âm thanh chư Phật Thế Tôn. Người Thanh Văn dầu đồng pháp giới mà chẳng đồng làm các sự như vậy.

Thưa Đại Đức! Như cây mía, vị ngọt của nó dầu là một, mà sản xuất bạch thạch mật cho người phước đức, sản xuất hắc thạch mật cho người bạc đức.

Pháp giới nhứt vị cũng như vậy, Ðại Bồ Tát thì được vị đại trí cam lộ chẳng tạp vị Thanh Văn, vị Bích Chi Phật. Còn hàng Thanh Văn chỉ được vị trí hữu biên.

Thưa Đại Đức! Như Đại Thiên thế giới có nhiều đại hải làm lợi cho vô lượng vô biên chúng sanh, cũng có những con sông nhỏ lợi ích cho phần ít chúng sanh. Pháp giới cũng như vậy.

Thưa Đại Đức! Như nhật nguyệt tinh tú đều ở trên không, sáng của tinh tú không bằng nhựt nguyệt, tánh hư không ấy thiệt không có sai biệt.

Pháp giới cũng vậy, Như Lai và Thanh Văn dầu đều đi ở nơi ấy mà trí huệ quang minh thiệt chẳng đồng chẳng bằng nhau, nhưng pháp giới tánh vẫn không sai biệt.

Thưa Đại Đức! Như có hai người đồng học một nghề, một người khéo giỏi được nhiều lợi ích, một người vụng dở được lợi không bao nhiêu. Như Lai Thanh Văn và pháp giới cũng vậy.

Thưa Đại Đức! Như bông vải không có sai biệt. Do phương tiện khéo nên được y thượng giá, vì phương tiện vung nên được y hạ giá.

Pháp giới nhứt tánh cũng như vậy. Như Lai do dùng trí huệ phương tiện đại từ đại bi nghiệp nhơn duyên ấy nên được đại tịch tĩnh vô giá trí huệ. Hàng Thanh Văn được hạ trí huệ mà chẳng thanh tịnh.

Thưa Đại Đức! Như trong đại hải có La Hầu A Tu La Vương mà cũng có các loại chúng sanh khác, nhưng chỉ có A Tu La Vương là có thể đứng đến đáy biển, các loại khác thì không được. Pháp giới cũng vậy, Như Lai thì được cứu cánh trí huệ, còn Thanh Văn thì không được.

Thưa Đại Đức! Như đại địa sản xuất hoa ngàn cánh cũng sản xuất hoa bảy cánh, chư Thiên và thế nhơn thấy hoa ngàn cánh đều vui mừng. Như Lai Thanh Văn pháp giới cũng như vậy. Chư Thiên và thế nhơn thấy Phật đều vui mùng lòng ưa mến, hàng Thanh Văn chẳng được như vậy.

Thưa Đại Đức! Do những nghĩa như vậy, nên Như Lai trí huệ vô lượng vô biên, còn pháp giới tánh vẫn không sai biệt”.

Vô Úy Bồ Tát nói với Bửu Nữ rằng: “Này Bửu Nữ! Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy quyết định là thầy của cô, hay dùng diệu pháp điều phục nơi cô”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! Bất Khả Thuyết Bồ Tát không có chỗ điều phục, tại sao, Bồ Tát như vậy chẳng thấy tự chẳng thấy tha và chẳng thấy đây kia, như thế ấy thì dùng gì điều phục.

– Nầy pháp huynh! Nếu người chẳng thấy biết tất cả cảnh giới và tự cảnh giới, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Nếu có thể thấy biết tất cả pháp chẳng thấy có ngả và ngả sở, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Nếu người có thể siêng tu khổ hạnh, cũng khuyên người siêng tu khổ hạnh rồi mà chẳng sanh cao, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Như chư Bồ Tát vì chúng sanh nên ở sanh tử liền được giải thoát chẳng hiện Niết Bàn, người như vậy thì có thể điều phục, đây gọi là đệ nhứt thiệt nghĩa điều phục”.

Đức Phật nói: “Nầy Vô Úy! Bửu Nữ ấy chơn thiệt từ Bất Khả Thuyết Bồ Tát kia mà được điều phục. Vì điều phục nên vị lai sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề”.

Bửu Nữ bạch đức pháp rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Đại Bồ Tát thiệt không có điều phục. Nếu điều phục ấy tức là đại bi. Bi hay điều phục chẳng phải người ấy vậy.

Người Thanh Văn thì cần phải điều phục, tại sao, vì không có đại bi vậy.

Bạch Ðức Thế Tôn! Như trái trên cây am la, trái chín thì vị ngọt ngon người ta ưa thèm, còn nếu là trái sống thì vị đắng người chê bỏ. Trí huệ Như Lai từ đại bi sanh vì vậy mà tự điều chẳng do nơi người”.

Vô Úy Bồ Tát nói với Bửu nữ rằng: “Cô cũng có thể báo đáp ơn cho Bất Khả Thuyết Bồ Tát chẳng?”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! Nếu tôi biết ơn đâu được chẳng báo. Nếu có ai chẳng thể tu hành đạo Bồ Ðề, người như vậy thì chẳng thể báo”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Thế nào gọi là tu Bồ Ðề đạo?”.

Bửu Nữ nói: “Ba mươi hai nghiệp gọi là Bồ Ðề đạo. Những gì là ba mươi hai nghiệp? Đó là:

Trọn chẳng thối thất tâm Bồ Ðề, chẳng ham tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật, chí tâm tu hành không có siểm khúc, phàm chỗ tu hành không có chướng ngại, vì chúng sanh mà làm tâm không có nhàm hối, dầu hiện hành sanh tử mà lìa tâm tham sân, với các chúng sanh tâm luôn bình đẳng đều có thể hóa để điều phục họ, dùng tứ nhiếp pháp để nhiếp lấy họ, vì cho chúng sanh được vui mà tu từ tâm, vì cứu khổ chúng sanh mà tu đại bi, như thuyết mà hành, tinh tiến kiên cố, trọn chẳng khi dối tất cả chúng sanh, những trang nghiêm được tu vì trợ Bồ Ðề chẳng cầu tất cả sự vui thế gian, tâm chẳng tham trước thế gian lợi dưỡng, chẳng vì tự thân mà gây tạo các sự ác, chẳng tham thọ mạng, chẳng thấy lỗi người, tâm mình điều phục, tịnh ba loại giới, trang nghiêm tu tập nghiệp tướng hảo, thường nhớ xuất gia báo đáp nghiệp lành đời trước, thường thích tịnh tĩnh, học nhiều không phàm, trí huệ hay lợi ích thân mình thân người, phàm có thuyết pháp không có ý tưởng ăn uống, hay xả bỏ tất cả chẳng cầu quả báo, tinh nơi giới tụ, chẳng sanh kiêu mạn, trọn chẳng tự khen công đức của mình, vì người mà siêng tu nhẫn nhục, vì tịnh Phật độ nên siêng hành tinh tiến, vì biết phương tiện nên cầu Nhứt thiết trí, dứt hẳn tất cả phiền não tập khí, vì được thần thông để hộ trì chánh pháp, thân cận thiện hữu thiện tâm tư duy, xa lìa ma nghiệp như pháp mà trụ, được vô sanh diệt vi diệu trí huệ.

Nếu người chẳng thể hành những pháp như vậy, nên biết người ấy chẳng thể báo ơn, lại còn chẳng biết được ơn Như Lai.

Có hai hạng người quyết định chết chẳng trị chữa được rốt ráo chẳng thể biết ơn và báo ơn:

Một là hàng Thanh Văn và hai là hàng Duyên Giác.

– Nầy pháp huynh! Ví như có người sa vào hố sâu, người ấy chẳng thể tự lợi lợi tha. Hàng Thanh Văn và Duyên Giác cũng như vậy, sa vào hố giải thoát chẳng thể tự lợi và lợi tha”.

Lúc ấy Vô Úy Bồ Tát liền cởi thượng y cùa mình đang mặc để báo đáp ơn thuyết pháp của Bửu Nữ.

Bửu Nữ chẳng chịu nhận y ấy.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Ta vì pháp vậy, mong nhận lấy đó”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! pháp lìa nơi tham, vì vậy nên chẳng nên thuyết pháp mà thọ nhận, pháp không có lấy vì vậy nên chẳng nên lấy vật cúng dường, pháp không có tham vì vậy nên chẳng nên tham vật cúng dường, pháp vô ngã và ngã sở vì vậy nên chẳng nên đem vật ngã sở để cúng dường, pháp thanh tịnh vì vậy nên chẳng nên đem vật bất tịnh để cúng dường, pháp không có thân tâm vì vậy nên thân tâm làm là chẳng pải cúng dường vậy, pháp chẳng phải tâm ý thức nên tâm ý thức chẳng phải cúng dường vậy, pháp không kéo níu nên có kéo níu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng hữu vô vì vậy nên pháp hữu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng phải các hữu và vậy nên tướng hữu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng phải giác quán người có giác quán là chẳng phải cúng dường vậy, pháp không tăng giảm người có tăng giảm là chẳng phải cúng dường vậy, pháp không cao hạ người có caoi hạ là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng nói được chẳng nghe được không có văm tự, xả bỏ tất cả âm thanh lắng nghe, lìa xa thánh đạo vì vậy chẳng thể đem y cúng dường được, pháp không có cảnh giới chẳng phải nhãn cảnh giới nhẫn đến ý cảnh giới không có chỗ y trụ vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường, pháp tức là mười hai nhơn duyên chẳng phải thường chẳng phải đoạn vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường, pháp không chướng ngại, chẳng điên chẳng đảo, chẳng thể lường đo, không có ngã nhơn chúng sanh thọ mạng, bất sanh bất diệt bất xuất vô vi vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Đức Như Lai Thế Tôn cũng thọ pháp cúng dường như vậy”.

Bửu Nữ nói: “Đức Như Lai dầu thọ pháp cúng dường, như pháp giới tánh mà chẳng phân biệt”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Thế nào là phân biệt pháp giới?”.

Bửu Nữ nói: “Nếu nói pháp khác, cúng dường khác, người thọ khác, người thí khác, đây thì gọi là phân biệt pháp giới. Nếu chẳng phân biệt pháp và cúng dường chẳng phân biệt người thọ người thí, đây thì gọi là bất phân biệt pháp giới”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nếu pháp giới ấy không có phân biệt sao lại nói phân biệt pháp giới và bất phân biệt pháp giới?”.

Bửu Nữ nói: “Tánh pháp giới ấy dầu không có phân biệt, mà vì các chúng sanh tâm họ điên đảo sanh ra phân biệt. Như có món đồ nên gọi là có bể hư, nếu có tạo tác có thủ trước thì gọi là phá hư gọi là phân biệt. Như món đồ hư hoại mà hư không trong món đồ trọn chẳng bị hư hoại. Tánh pháp giới cũng như vậy”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Nếu người có thể thành tựu pháp ấy, người như vậy kham thọ sự cúng dường của nhơn thiên trong Đại Thiên thế giới”.

Đức Phật nói lời ấy xong, đại chúng mỗi người đều riêng cởi y Uất Đa La Tăng dâng lên Bửu Nữ.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Phàm có nói được ấy tức là pháp thế gian, còn chẳng nói được tức là xuất thế. Tuyên nói được ấy tức là ái tâm, chẳng nói được ấy tức là ly ái. Nói được ấy tức là thế gian hành, chẳng nói được ấy tức là xuất thế hành.

Bạch Ðức Thế Tôn! nghĩa xuất thế là không có tạo tác, không có tạo tác thì không tranh tụng. Không tranh tụng là pháp Sa Môn. Pháp Sa Môn là pháp xuất thế. Pháp xuất thế là không có tội lỗi. Không có tội lỗi là chẳng thủ chẳng sanh chẳng diệt. Chẳng thủ chẳng sanh chẳng diệt là xuất thế. Pháp xuất chẳng tuyên nói được chẳng hiển thị được. Do nghĩa nầy nên tất cả các pháp chẳng tuyên nói được”.

Lúc ấy trong đại chúng có một Thiên Tử tên Thắng Ý nói với Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Thưa Đại Sĩ! Nếu tất cả pháp chẳng tuyên nói được, sao chúng sanh được có ngôn thuyết?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Thiên Tử! Chừng Ngài có biết âm hưởng có ngôn thuyết chẳng?”.

Thắng Ý nói: “Thưa Đại Sĩ! Âm hưởng đều tùy theo nhơn duyên mà có”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nhơn của Am hưởng ấy định ở trong hay định ở ngoài ?”.

Thắng Ý nói: “Thưa Đại Sĩ! Nhơn của âm hưởng ấy chẳng định ở trong cũng chẳng định ở ngoài”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Thiên Tử! Vì chúng sanh cưỡng làm hai tướng nên có ngôn thuyết. Tánh của các pháp thiệt chẳng nói được”.

Thắng Ý Thiên Tử hỏi: “Nếu tất cả pháp chẳng nói được, sao Ðức Như Lai nói tám vạn bốn ngàn pháp môn khiến hàng Thanh Văn thọ trì đọc tụng?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Như Lai Thế Tôn thiệt không có chỗ nói. Không có chỗ nói tức là Như Lai.

– Nầy Thiên Tử! Ngài biết những gì là Như Lai chăng? Ngài toan chẳng cho là sắc thọ tưởng hành thức là Như Lai chăng? Ngài toan chẳng cho Phật là khứ lai hiện tại hữu vi vô vi ấm giới nhập là nhơn là quả nhiếp thuộc tam là hòa hiệp chăng? Ngài toan chẳng cho Phật là tưởng chẳng phải tưởng cũng tưởng cũng phi tưởng chẳng phải tưởng chẳng phải phi tưởng chăng?”.

Thắng Ý nói: “Chẳng phải vậy, thưa Đại Sĩ”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu tất cả như vậy chẳng phải là Phật thì thế nào nói được. Nếu là chẳng nói được sao lại nói rằng Ðức Như Lai Thế Tôn diễn nói tám vạn bốn ngàn pháp môn. Vì thế nên tám vạn bốn ngàn pháp môn thiệt chẳng nói được. Người Thanh Văn nghe thọ ấy cũng chẳng nói được. Chẳng nói được ấy là chánh nghĩa. Nghĩa nếu không có nói tức là chơn thiệt. Nếu là nói được thì là bất định. Nếu chẳng nói được thì là chứng được, nếu nói được thì chẳng thể chứng, tại sao, vì điên đảo vậy”.

Thắng Ý Thiên Tử bạch Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chỗ nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát ai sẽ tin đó?”.

Lúc ấy Bất Khả Thuyết Bồ Tát liền dùng thần thông lực hóa ra một Tỳ Kheo nói rằng: “Nay tôi thâm tín chỗ nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát. Tại sao? Vì tôi như Ðức Như Lai, cũng như pháp giới. Như Lai các uẩn chẳng nói được, tôi các uẩn cũng chẳng nói được. Như Lai giới nhập chẳng nói được, tôi giới nhập cũng chẳng nói được. Như Lai Bồ Ðề, tôi Bồ Ðề cũng vậy bình đẳng không có sai biệt. Như Lai biết rõ các chúng sanh giới, tôi cũng biết rõ các chúng sanh giới. Như Lai chuyển pháp luân vô thượng, tôi cũng chuyển pháp luân như vậy. Như Lai nhập vô thượng Niết Bàn, toi cũng nhập Niết Bàn như vậy”.

Thắng Ý Thiên Tử hỏi: “Nầy Tỳ Kheo! Phải chăng ông là ma tạo ra ư, mà tự nói rằng đồng với Như Lai?”.

Hóa Tỳ Kheo nói: “Nầy Thiên Tử! Nếu có người nói rằng tôi khác Phật khác. Nên biết người ấy là đệ tử ma.

Nếu người nói rằng lấy tôi bình đẳng nên quán pháp bình đẳng. Vì pháp bình đẳng nên chúng sanh bình đẳng. Vì chúng sanh bình đẳng nên Như Lai bình đẳng. Người như vậy là chơn thiệt biết có thể vượt quá ma giới”.

Lúc hóa Tỳ Kheo nói lời ấy, có năm trăm Tỳ Kheo được lậu tận giới thoát, tám ngàn Bồ Tát thành tựu pháp nhẫn liền đem hoa hương cúng dường hóa Tỳ Kheo.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Chư Đại Sĩ! Cớ chi cúng dường hóa Tỳ Kheo ấy?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chư Đại Sĩ! Các Ngài nay chẳng biết là Bất Khả Thuyết Bồ Tát hóa ra chẳng?”.

Chư Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ví như Ðức Phật lại hóa Như Lai. Có người cúng dường hóa Như Lai. Như vậy là cúng dường ai?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Người ấy tức là cúng dường Như Lai”.

Chư Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Người cúng dường hóa Tỳ Kheo nầy tức là cúng dường Bất Khả Thuyết Bồ Tát vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Chư Đại Sĩ! Đại Bồ Tát Bất Khả Thuyết ấy sắm sửa cúng dường gì để tha hồ cúng dường?”.

Chư Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Nếu có người trí không âm thanh hành không tên, không sắc, không tâm, không làm, không chỗ tuyên nói, không tự không tha, không pháp không phi pháp, không tinh không uế, cúng dường như vậy mới tha hồ cúng dường’.

Hóa Tỳ Kheo nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Nầy Đại Đức! Ý Ngài cho rằng nay tôi khác với Ngài chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Nầy Tỳ Kheo! Chẳng có khác, tại sao, Như Lai thường nói tất cả các pháp dường như ảo hóa. Như Lai như thuyết ta cũng như tín”.

Hóa Tỳ Kheo nói: “Nếu người có thể cúng dường Như Lai thì tức là cúng dường hóa, không có sai khác vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi Bất Khả Thuyết Bồ Tát: “Thưa Đại Sĩ! Ai nhập vào hóa Tỳ Kheo mà nói lời như vậy?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Đại Đức! Như tượng trong gương. Ai ở trong gương mà có hiện tượng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Không có ai ở trong gương cả, do vì nhơn duyên tứ đại thanh tịnh mà có tượng hiện”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Hóa cũng như vậy. Do vì pháp tánh thanh tịnh nên có thể nói lời như vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Nếu là như vậy, cớ sao tất cả chúng sanh chẳng thể tuyên nói như vậy?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Phía sau lưng gương chẳng rời lìa gương có chi tượng không hiện?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Do vì phía lưng gương tứ đại chẳng thanh tịnh vậy nên tượng không hiện”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Chúng sanh cũng vậy, vì chẳng thanh tịnh được pháp giới tánh nên chẳng tuyên nói được”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Lời và nghĩa trước sau của Ngài chẳng tương ưng nhau. Tại sao, vì trước đây Ngài nói tất cả pháp giới tánh tự thanh tịnh, nay sao Ngài lại nói pháp giới chẳng thanh tịnh?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Nếu chẳng như vậy, Tôn giả sao lại nhơn nơi A Thấp Tỳ Kheo mà được pháp nhãn tịnh?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi chỉ nhơn A Thấp Tỳ Kheo khai đạo trừ diệt khách phiền não nên gọi là pháp nhãn tịnh kỳ thiệt vô sở đắc. Như có người nói rằng tôi được hư không. Nói như vậy không đúng nghĩa, tại sao, vì hư không tánh thường tự thanh tịnh, nếu đã là thường thanh tịnh thì làm sao khả đắc, do mây mù che phủ nên người chẳng thấy, trừ mây mù rồi thì gọi là thấy. Tánh pháp giới cũng như vậy, nên tôi thiệt ra không có được pháp nhãn. Thưa Đại Sĩ! Nay sao Ngài lại nói những nghĩa chẳng tương ưng, đó là nói pháp giới tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh?” .

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Lời của Ngài nói với lời tôi nói đều là cảnh giới chư Phật Như Lai, chẳng phải chỗ thấy biết của chúng ta”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: Thưa Đại Sĩ! Nếu cho rằng lời nói như vậy là cảnh giới Phật, chẳng phải chỗ biết của tôi, sao lại còn nói tánh pháp giới không có phân biệt. Nếu có phân biệt thì nên biết pháp giới có vô lượng”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Pháp giới tánh nhứt, thiệt chẳng phải vô lượng”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như pháp giới tánh ấy là nhứt, sao lại nói rằng là Phật cảnh giới chẳng phải chỗ biết của tôi. Như pháp giới tánh ấy là nhứt, thì do cớ gì mà tất cả chúng sanh chẳng gọi là Như Lai?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Ngài muốn phân biệt chúng sanh và Như Lai có tướng khác chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như lời nói trước của Ngài, tôi chẳng muốn chúng sanh và Như Lai có tướng khác biệt”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ý Ngài định cho rằng có vô sinh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Có, đó là pháp giới vậy”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ý Ngài lại cho rằng có tà chánh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Chẳng có, khối tà chánh ất ức là điên đảo”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ngài cho rằng có pháp chẳng sanh sanh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chẳng có. Nếu là bất sanh thì cứu cánh bất sanh”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Ý Ngài cho rằng pháp bất sanh có phân biệt chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chẳng có. Thưa Đại Sĩ”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Như là chẳng có ấy, cớ sao lại nói tất cả chúng sanh chẳng phải Như Lai. Nếu là như vậy thì ai là chúng sanh ai là Như Lai?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi đã trước hiểu nghĩa như vậy, vì hiển thị trí huệ mà hỏi như vậy .

Thưa Đại Sĩ! Nếu ai chẳng hiểu ý của Ngài nói, các chúng sanh ấy sẽ đọa địa ngục, tại sao, vì sanh phỉ báng vậy”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Pháp như vậy không người nào có thể phỉ báng, không người hay thọ nhận. Tại sao, nếu có phỉ báng nhận thọ, thì nên biết người ấy cũng sẽ được pháp như vậy.

Thưa Tôn giả! Như đối với đại lực sĩ, những kẻ yếu kém chẳng thể sanh nghi. Pháp của tôi cũng vậy. Nếu người chẳng ở chỗ vô lượng chư Phật trồng thiện căn thì trọn chẳng thể nghi được, chẳng thể thọ trì được”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như tôi hiểu nghĩa lới nói của Ngài thì nếu có người hay tin thuận pháp ngũ như vậy hơn vô lượng kiếp hành đàn Ba la mật, thì Ba la mật, nhẫn Ba la mật, tiến Ba la mật, thiên Ba la mật, thế gian huệ Ba la mật”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Như lời Xá Lợi Phất nói, nếu ai tin hiểu những lời như vậy, thì nên biết người ấy đã ở nơi vô lượng a tăng kỳ kiếp tu hành sáu Ba la mật như vậy. Nếu người chẳng thể tin được lời nói ấy thì chẳng thể được Phật thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu người có thể tin thì được Phật thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề.

– Nầy Xá Lợi Phất! Ta nhớ thuở trước trong vô lượng kiếp tu lục Ba la mật, vì chẳng thể tin lới nói như vậy nên chẳng được thọ ký, chẳng thành Vô Thượng Bồ Ðề. Về sau ta tin rồi liền được thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề.

Vì thế nên biết rằng nếu người có thể tin hiểu lời nói ấy liền được thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Do phần gì mà được thọ ký thì nghĩa ấy chẳng đúng, tại sao, vì là diệt pháp vậy. Nếu là phần vị lai mà được thọ ký thì nghĩa ấy cũng chẳng đúng, tại sao, vì chưa sanh vậy. Nếu là phần hiện tại mà được thọ ký thì cũng chẳng đúng, tại sao, vì chẳng nói được vậy. Nếu ba phần không có thọ ký ấy, sao lại nói rằng Bồ Tát thọ ký”.

Đức Phật nói: “Nếu Ðại Bồ Tát tin bất khả thuyết, biết bất khả thuyết, nói bất khả thuyết, nơi bất khả thuyết chẳng sanh lòng kinh sợ, biết bất khả thuyết và sắc hai pháp ấy không có sai biệt, thọ tưởng hành thức, nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý, Phật Pháp Tăng Tam bữu, sanh tử giải thoát, pháp giới bất khả thuyết, những hai pháp ấy cũng đều không có sai biệt, đây gọi là Bồ Tát được nhẫn nhục phần, vô sanh phần, vô xuất phần, vô thủ phần, vô phần, vô hữu phần, vô tác phần, được đầy đủ thành tực những phần như vậy, nơi tất cả pháp chẳng sanh hai tướng hai tâm hai ý hai phần hai duyên.

Nếu có Bồ Tát có thể quán như vậy thì gọi là bất khứ bất lai bất trụ. Vì bất trụ nên không sở tác, vì không sở tác nên không nguyện cầu, vì không nguyện cầu nên chẳng đoạn chẳng thường, nếu không đoạn thường tức là trung đạo, nếu trung đạo tức là mười hai nhơn duyên, mười hai nhơn duyên không tác không cầu. Do vì nghĩa như vậy nên gọi là thậm thâm. Chẳng sanh mà sanh chẳng xuất mà xuất, do nghĩa nầy lại gọi là thậm thâm. Không có tác giả không có thọ giả, do nghĩa nầy lại gọi là thậm thâm.

Ví như ngọn lửa từ nhơn duyên lành, không có tác giả không có thọ giả. Lửa ấy tắt rồi không có chỗ đi không có chỗ đến. Tất cả các pháp cũng như vậy, không có tác giả không có thọ giả.

– Nầy Bất Khả Thuyết! Nếu Bồ Tát có thể biết được như vậy, nên biết người ấy được thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề”.

Lúc Phật nói pháp ấy, có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn. Được nhẫn rồi, chư Bồ Tát ấy thăng lên hư không cao bằng bảy cây đa la chắp tay cung kính nói kệ rằng:

Nếu hay quán sắc ấm phần nầy
Và bất khả thuyết không hai tướng
Người nầy liền được trí bình đẳng
Cũng như Phật trước đã chứng được
Quán bốn ấm thọ tưởng hành thức
Cũng không sắc ấm không có hai
Chơn thiệt biết rõ bất khả thuyết
Liền được thọ ký như Phật trước
Và tất cả pháp không hai tướng
Không tiếng không chữ không có tiết
Vì vậy các pháp bất khả thuyết
Bất khả thuyết phần tam thế phần
Tức là nhứt phần không sai biệt
Thiệt tánh chơn tướng đều bình đẳng
Quán như vậy là chơn Bồ Tát
Tham dục sân hận và ngu si
Không vô tướng nguyện đều bình đẳng
Sanh tử Niết Bàn không sai biệt
Phật Pháp Tăng cũng không có hai
Nghĩa của các pháp bất khả thuyết
Không có sanh diệt như hư không
Không tác không thọ như ngọn lửa
Có duyên thì sanh không duyên diệt
Diệt rồi không có chỗ đến đi
Tất cả các pháp cũng như vậy
Các pháp đều từ nhơn duyên sanh
Vì nhơn duyên dứt nên gọi diệt
Nếu các pháp bất sanh bất diệt
Cũng lại chẳng thường cũng chẳng đoạn
Tức là thậm thâm thập nhị duyên
Còn chẳng theo duyên mà xuất sanh
Vốn không có sanh mà nay sanh
Vốn không có xuất mà nay xuất
Không có tạo tác không thọ giả.
Không có các nhơn và quả báo
Cũng chẳng phải có chẳng phải không
Chẳng có thử bỉ hai thứ tướng
Cũng chẳng tại nội chẳng tại ngoại
Tức là thậm thâm thập nhị duyên
Pháp ấy vốn không mà nay có
Pháp có rồi sau trở lại không
Nếu là pháp có tam thế nhiếp
Tánh tướng nó như trên đã nói
Nếu là nội pháp trung ngoại không
Tánh của ngoại pháp nội trung không
Tất cả các pháp cũng như vậy
Đây là đệ nhứt chơn không nghĩa
Tất cả chúng sanh tâm bổn tánh
Thanh tịnh không nhơ như hư không
Phàm phu chẳng biết tâm tánh không
Nói bị khách phiền não ô nhiễm
Nếu khách phiền não làm tâm nhơ
Trọn chẳng sạch được như hờm bẩn
Vì khách phiền não che chướng tâm
Nói rằng phàm phu tâm bất tịnh
Như tâm tánh ấy là bổn tịnh
Lẽ ra phiền não khách che chướng
Vì vậy nên chẳng được giải thoát
Tâm chẳng sanh được thứ đệ tâm
Tâm chẳng thấy được thứ đệ tâm
Tất cả các tâm từ duyên sanh
Vì vậy thứ đệ tâm chẳng dứt
Có thể thấy biết tâm như vậy
Dường như hư không và tướng huyễn
Người ấy liền được tâm tự tại
Cũng hay thấy rõ thứ đệ tâm
Dường như ảo sư làm ảo tướng
Vô lượng thế nghiệp sư cũng vậy
Như tâm chúng sanh cũng như vậy
Biết rõ thì được tâm tự tại
Nếu người hay được nhẫn như vậy
Dường như ảo huyễn không nhơn duyên
Biết được như vậy chẳng sanh tham
Chẳng do nhơn duyên được giải thoát
Tất cả chúng sanh các tâm tánh
Như Lai nói là tam thế nhiếp
Dường như vật áo không chơn tánh
Tâm các chúng sanh cũng như vậy
Tâm hay biết rõ các chúng sanh
Chúng sanh cũng hay rõ nơi tâm
Tâm chẳng phải sắc chẳng thấy được
Như tâm chúng sanh cũng như vậy
Như chúng sanh tánh chư pháp tánh
Tánh pháp vô vi bất khả thuyết
Như Lai biết rõ chơn pháp tánh
Vì vậy gọi là vô ngại trí
Tất cả phàm phu chẳng thấy biết
Lưu chuyển trong vô lượng sanh tử
Bị vô minh che me chơn thiệt
Chẳng biết như vậy và pháp giới
Tánh của pháp giới như hư không
Tất cả thế gian chẳng nói được
Như Lai tu tập đại từ bi
Trong pháp không chữ mà diễn nói
Dường như thế gian sáu mùi vị
Riêng riêng đều chẳng tự hay biết
Chúng sanh dầu nói ấm giới nhập
Mà chẳng rõ biết tánh tướng nó
Chúng sanh hư không và ảo huyễn
Vì xa lìa tất cả điên đảo
Nên gọi đây là tịnh trí huệ
Như Lai biết rõ tất cả pháp
Không tác không thọ như cỏ cây
Nếu hay quán sát pháp như vậy
Người ấy liền được Vô sanh nhẫn
Nếu có vô lượng chư Bồ Tát
Chúng được Vô sanh nhẫn như vậy
Người ấy liền được vô lượng Phật
Thọ ký Bồ Ðề Vô Thượng đạo
Nếy hay buông bỏ nội ngoại vật
Nhẫn đến chẳng tiếc thân mạng mình
Hay điều tất cả các chúng sanh
Người ấy liền được Phật thọ ký
Nếu hay thanh tịnh các chúng sanh
Đã thanh tịnh rồi chẳng kiêu mạn
Nói các chúng sanh đều thanh tịnh
Do nhơn duyên ấy được thọ ký
Nếu biết các pháp niệm niệm diệt
Vì chúng sanh mà tu nhẫn nhục
Lại hay diễn nói chúng sanh nhẫn
Nhơn nơi nhẫn nầy được thọ ký
Xa lìa ác pháp siên tinh tiến
Tu tập thiện pháp chẳng thôi nghỉ
Lại hay diễn nói siêng tinh tiến
Nhơn tinh tiến mà được thọ ký
Tất cả các pháp bổn tánh tịnh
Bình đẳng không khác như hư không
Lại hay diễn nói bình đẳng ấy
Nhơm tam muội nầy được thọ ký
Nếu hay biết pháp bất khả thuyết
Lúc nói chẳng sanh lòng kinh sợ
Hay dùng phương tiện hóa chúng sanh
Do nơi trí nầy được thọ ký
Lúc bấy giờ Ma vương đem bốn binh chủng, dù là xa binh, mã binh, tượng binh và bộ binh đến chỗ Ðức Phật. Ma vương tự hóa thân làm tượng Tỳ Kheo nói với Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Nầy Đại Sĩ! Ma vương Ba Tuần nay đem bốn binh chủng đến chỗ Phật, nay Ngài muốn sắp đặt phương tiện gì?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu ông ấy đến đây tôi sẽ làm cho ổng phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Tỳ Kheo nói: “Nầy Đại Sĩ! Ma vương Ba Tuần ấy đều không có tâm lành làm sao khiến ổng phát tâm Bồ Ðề được?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Tôi sẽ điều phục khiến ổng được tâm lành, được tâm lành rồi do nhơn duyên ấy mà ổng phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Ta sẽ điều phục ổng thế nào? Ta sẽ ở cung Trời Tha Hoá Tự Tại kia làm chủ cảnh giới ấy, cung trời kia sẽ thuộc về ta. Đã thuộc về ta rồi ta sẽ tùy ý mà điều phục họ”.

Ma vương nghe lời ấy lòng rất lo sợ liền muốn lui về mà không thể được, tự nghĩ rằng nay đây ta đã chẳng bị trói lại chẳng thoát được, lại cũng chẳng thể hiện sức thần thông.

Lúc ấy ma vương liền nghe trong hư không có tiếng nói rằng đây là thần thông lực của Bất Khả Thuyết Bồ Tát.

Ma vương liền đến lễ lạy Bất Khả Thuyết Bồ Tát mà sám hối rằng: “Nay tôi bỏ lìa tất cả ma nghiệp”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Ba Tuần! Ai trói buột ông?”.

Ma vương nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi không có trói thả mà chẳng đi được”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Ba Tuần! Như nay ông chẳng trói chẳng thả mà chẳng thể đi được, tất cả chúng sanh cũng như vậy, chẳng trói chẳng thả mà chẳng thể đi được. Tại sao, vì bị vô minh ái v.v điên đảo trói buộc mà chẳng được giải thoát.

– Nầy Ba Tuần! Nay ông muốn phá hoại sự trói buộc thì ông phải mau phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Tất cả chúng sanh thành tựu mấy pháp thì có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Chúng sanh thành tựu mười sáu pháp thì có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Những gì là mười sáu pháp? Đó là:

Thường tu thượng tâm mài sáng các căn, siêng làm các thiện pháp trang nghiêm công đức, chí tâm trì giới chẳng sanh lòng hối nhàm. Tu tập đại bi thương xót chúng sanh, tin Phật Thế Tôn có đại từ bi, vì các chúng sanh thọ làm các điều khổ, hay phá các khổ não của chúng sanh, điều phục các căn, có đủ chánh niệm, tâm không kinh sợ, chẳng cầu các cõi, thích cầu Phật trí, chẳng thích Nhị thừa, thọ vui chẳng kiêu, thọ khổ chẳng hối, cung kính bực trí huệ, phá hoại kiêu mạn, biết ơn báo ơn, có đủ sức lực nơi thân hộ trì chánh pháp chẳng dứt Tam bữu. Đây là mười sáu pháp vậy.

– Nầy Ba Tuần! Nếu chúng sanh có đủ mười sáu pháp như vậy, nên biết rằng người ấy có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Ma vương nói: “Thưa Đại Sĩ! Nếu chúng sanh có đủ các pháp như vậy có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, nay tôi thiệt không có các pháp ấy thì làm sao phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề được”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Như trồng cây là vì bông trái hột. Lúc đầu đầu chưa có, nên biết về sau chắc sẽ được chẳng nghi.

Chúng sanh nếu hướng về Bồ Ðề tâm mà tu hành cũng lại như vậy, dầu chưa hiện hữu mà lần lần sẽ được mười sáu pháp ấy”.

Ma vương nói: “Lành thay lành thay! Thưa Đại Sĩ! Đúng như lời Ngài nói”.

Lúc nói pháp ấy, có ba vạn hai ngàn chư Thiên và thế nhơn phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào là hướng về Bồ Ðề tâm mà tu hành?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Có ba mươi hai pháp hướng về Bồ Ðề tâm mà được tăng trưởng.

Một là chí tâm. Hai là định tâm. Ba là tịnh tâm. Bốn là nguyện dục tâm. Năm là tâm chẳng phóng dật. Sáu là tu tập thiện pháp. Bảy là trang nghiêm xu hướng Vô Thượng Bồ Ðề. Tám là hay dùng tứ nhiếp pháp nhiếp lấy chúng sanh. Chín là thích là phương tiện. Mười là điều phục chúng sanh. Mười một là hay thành thực chúng sanh. Mười hai là có thể biết nhơn duyên. Mười ba là siêng tu tinh tiến. Mười bốn là thân cận thiện hữu. Mười lăm là có đủ tín tâm. Mười sáu là vì có tín tâm bèn sanh lòng hoan hỉ. Mười bảy là cúng dường cung kính Sư trưởng Hoà thượng người có đức. Mười tám là có thể săn sóc người bịnh khổ. Mười chín là có thể thiện tư duy. Hai mươi là như pháp mà trụ. Hai mươi mốt là vì hộ pháp mà chẳng tiếc thân mạng. Hai mươi hai là thành tựu tổng trì. Hai mươi ba là có đủ niệm tâm. Hai mươi bốn là hay nói thâm pháp. Hai mươi lăm là đầy đủ trí huệ. Hai mươi sáu là có đủ các lực. Hai mươi bảy là nguyện muốn Bồ Ðề. Hai mươi tám là chẳng bỏ chúng sanh. Hai mươi chín là tu tập tâm từ bi hỉ xã. Ba mươi là du nơi sanh tử mà chẳng sanh hối. Ba mươi mốt là vì thọ thân mà trang nghiêm trí huệ. Ba mươi hai là biết tất cả pháp chẳng tuyên nói được. Đây là ba mươi hai pháp hướng về Bồ Ðề tâm mà được tăng trưởng.

Bồ Tát có thể tăng trưởng những pháp nầy quyết được Vô Thượng Bồ Ðề.

– Nầy Ba Tuần! Ví như đêm mùa thu, mặt trăng đầu tháng tăng trưởng cũng sáng cũng tịnh. Chúng sanh chưa phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề có đủ ba mươi hai pháp cũng như vậy.

– Nầy Ba Tuần! Bồ Tát nếu có thể đủ ba mươi hai pháp như vậy thì được thân có sắc tướng đẹp, thường được nhơn thiên cúng dường, có thể bỏ tất cả chẳng cầu quả báo, phát đại thệ nguyện, thanh tịnh ba đời, trì giới hoàn toàn thanh tịnh chẳng lậu chẳng phá, tu tập nhẫn nhục, được pháp lành từ nội nghe, vo sanh pháp nhẫn trang nghiêm thiện pháp, thân tâm tịch tĩnh chẳng tham thiện căn, trọn chẳng tu tập ưa thèm các thiền, cũng chẳng tu tập duyên chúng sanh từ. Chỉ tu pháp duyên và vô duyên từ, tu tập đại bi, làm việc làm của người, biết ơn báo ơn chẳng bỏ chúng sanh, thích nghe chánh pháp như chỗ được nghe mà diễn nói. Lúc thuyết pháp không có ý tưởng tham lợi danh, hay điều tự và tha rời lìa tâm tham sân, dùng pháp tứ nhiếp để nhiếp thủ chúng sanh, tu hành hai thứ phước trí trang nghiêm tỳ bà xá na và xa ma tha, đầy đủ niệm tâm thanh tịnh các oai nghi, thành tựu được tứ vô ngại trí, thân khẩu ý ba nghiệp theo nơi trí huệ, tâm trí kiên cố không có thối chuyển, thường làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

– Nầy Ba Tuần! Ví các chúng sanh nhập vào Phật pháp nên hiển thị cácvăn tự âm thanh diễn thuyết. Trong đệ nhứt nghĩa đếu không có văn tự âm thanh diễn nói như vậy. Đây thì gọi là nhứt thiết pháp tánh. Nhứt thiết pháp tánh, tánh ấy chẳng nói được.

Ba Tuần hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Nếu tất cả pháp chẳng nói được ấy, làm sao Bồ Tát phát đại thệ nguyện hướng đến Bồ Ðề?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Ví như hư không tánh vô biên, trong ấy chừng có thể làm ao làm giếng được chăng?”.

Ba Tuần nói: “Chẳng được, Thưa Đại Sĩ!”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Nếu tất cả pháp tánh không có chẳng nói được ấy thì trọn chẳng thể chứng chẳng thể tuyên nói”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào gọi là phát Bồ Ðề tâm?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Biết rõ tham tánh thì gọi là phát tâm. Nếu biết rõ sân, si xan lẫn, tật đố, ám, nhập, giới, vô minh đến sanh lão tử khổ lớn, đây gọi là phát tâm”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Tất cả các pháp có những tánh gì?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Tất cả các pháp, vô xuất là tánh”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào là vô xuất?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Luận về vô xuất tức là không có dấu vết của ma. Dấu vết ma ấy tức là ngã và ngã sở. Lìa ngã và ngã sỡ thì gọi là vô xuất.

Giác quán nhơn duyên hành tưởng họp lấy, nói tưởng phi tưởng, sanh diệt thiện ác, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi, thế xuất thế, đây tức là dấu ma. Nếu không các điều ấy tức là vô xuất”.

Lúc nói pháp ấy, có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn.

Trong hư không phát ra tiếng nói: “Lành thay, lành thay, nầy Ba Tuần! Lúc nói pháp ấy có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn”.

Ma vương hỏi hư không: “Bồ Tát có đủ những pháp gì mà được Vô sanh nhẫn?”.

Tiếng trong hư không đáp rằng: “Người tu tập đầy đủ sáu Ba la mật thì được Vô sanh nhẫn”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Ngưỡng mong Như Lai vì chư Bồ Tát mà nói về bất khả thuyết”.

Đức Phật nói: “Nầy Bất Khả Thuyết! Nếu có Bồ Tát lúv hành Đàn Ba la mật, quán thân như ảo huyễn, quán thọ như mộng mơ, quán Bồ Ðề như hư không, lúc làm bố thí chẳng thấy một pháp, đây gọi là Đàn Ba la mật bất khả thuyết.

Nếu Bồ Tát quán giới và giới địa, hủy giới và hủy giới địa, quán các chúng sanh không có ngã tánh, quán chư pháp tánh, đây gọi là trì giới chẳng hủy phá giới, đủ giới rồi chẳng phát ba nhãn: một trì giới nhãn, hai phá giới nhãn, ba Bồ Tát nhãn, dầu trì giới mà chẳng cầu một pháp, chẳng thấy Bồ Ðề quá khứ vị lai hiện tại. Đây gọi là lúc hành Giới Ba la mật bất khả thuyết .

Nếu Bồ Tát quán các chúng sanh bất sanh bất xuất mà tu nhẫn nhục, quán Bồ Ðề chúng sanh và các pháp thảy đều không tịch, trong chúng sanh rỗng không chẳng có tâm giận mừng, cũng lại chẳng hay biết tướng một pháp oán thù mà tu nhẫn nhục, cũng lại chẳng biết xa lìa một pháp mà tu nhẫn nhục, đây gọi là Nhẫn Ba la mật bất khả thuyết.

Nếu Bồ Tát siêng tu hành tinh tiến trọn không thấy có thân khẩu ý ba nghiệp là sanh là diệt mà tu tinh tiến, chẳng hoại pháp giới, vì độ chúng sanh mà tu trang nghiêm hư không vô ngã chẳng sanh lầm loạn. Ví muốn đầy đủ tất cả Phật pháp mà hành trang nghiêm, nghe nói Phật pháp tức là không có pháp, trong sự ấy chẳng sanh lòng kinh sợ, thanh tịnh trang nghiêm má quán đó như hư không, cũng chẳng trang nghiêm chuyển chánh pháp luân, tại sao, vì tất cả các pháp chẳng nói được vậy, đây gọi là Tiến Ba la mật bất khả thuyết

Nếu Bồ Tát tu Thiền Ba la mật, tu rồi chẳng thấy quá khứ tâm tánh, tịnh bổn tánh rối chẳng thấy trụ xứ, cũng chẳng thấy tâm tham sân si, tâm thượng trung hạ tâm huệ vô tham vô sân vô si, cũng chẳng phân biệt, tại sao, vì như tánh tham sân si thì vô tham vô sân vô si cũng như vậy, quán như vậy rồi cũng nhập thiền định, cũng chẳng có thể bình đẳng, bình đẳng cũng chẳng có thể lấy pháp bất bình đẳng mà làm bình đẳng, cũng chẳng rõ biết ấm giới nhập, thiện ác, tịnh uế, hữu lậu vô lậu, thế gian xuất thế gian, sanh tử Niết Bàn các pháp đối trị, đây gọi là Thiền Ba la mật bất khả thuyết.

Thế nào gọi là chẳng thể tuyên nói Bát Nhã Ba la mật?

Nếu không có huệ hành, không có ngã ngã sở, không có chúng sanh thọ mạng sĩ phu, không có đoạn thường hữu vô các kiến chấp, không có Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, đây gọi là vô hành. Không có tranh tụng không có khứ không có lai đây gọi là tùy theo huệ hành. Rời lìa tối vô minh và ác tà kiến quán pháp như vậy tức là chơn thiệt quán.

– Nầy Bất Khả Thuyết! Lúc hỏa tai khởi lên đốt hết tất cả vô minh nhơn duyên chỉ trừ hư không. Lúc Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật chẳng nói được ấy cũng như vậy, không có nhơn duyên thấy tất cả pháp bổn tánh tận diệt, do phương tiện mà vì chúng sanh nói Niết Bàn, cũng biết chúng sanh không có danh tự do phương tiện nên tuyên nói danh tự, do huệ lực biết quá khứ vị lai nói sanh diệt, dầu biết không có thân tâm mà do phương tiện nên nói thân tâm, dầu biết các pháp chẳng thể tuyên nói mà vì chúng sanh nên phương tiện tuyên nói, dầu biết không có người thí kẻ thọ mà vì phương tiện nên nói bố thí nói thọ lãnh, dầu biết các pháp bổn tánh thanh tịnh mà vì phương tiện nên nói có cấm giới, dầu biết các pháp vốn không tánh sân mà vì phương tiện nên tu nhẫn nhục, dầu biết không có tu không có viễn ly mà vì phương tiện nên siêng tu tinh tiến, dầu biết các pháp bổn tánh tịch tĩnh mà vì phương tiện nên tu hành thiền định, dầu biết không có sanh tử Niết Bàn mà vì phương tiện nên tu tập trí huệ, dầu biết các pháp bổn tánh tự diệt mà vì phương tiện nói Niết Bàn tức là Bát Nhã. Luận về Bát Nhã ấy, không có chữ chẳng nói được, chẳng thể thấy được, chẳng thể nghe được, không có tâm ý thức, chẳng thủ chẳng xả. Chẳng phải ngã ngã sở. Chẳng phải có xứ sở, chẳng phải có hình chất quy củ, chẳng cao chẳng hạ, chẳng phải sắc chẳng phải thấy, chẳng phải đối đãi. Chẳng phải tạo tác, chẳng phải giác, chẳng phải tưởng, không có trụ xứ, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng phải sáng chẳng phải tối, chẳng phải hư không, chẳng phải nội chẳng phải ngoại, chẳng phải làm, chẳng phải có, chẳng phải mập chẳng phải gầy, chẳng phải tăng chẳng phải giãm, bổn tánh thanh tịnh chẳng phải tham sân si, chẳng phải cuồng loạn, không có biên tế, chẳng thể cân lường, đây gọi là Bát Nhã Ba la mật bất khả thuyết”.

Lúc nói pháp ấy, Ma vương Ba Tuần ở nơi trói buộc được mở thoát, lòng rất vui mừng liến nói rằng: “Như nay tôi nghe pháp bất khả thuyết mà được giải thoát. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nghe pháp ấy cũng sẽ như tôi ở trong điên đảo mà được giải thoát, tất cả chúng ma chẳng được tiện lợi”.

Lúc ấy trong đại hội có một vạn hai ngàn chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Bấy giờ Tôn giả A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chánh pháp như vậy gọi tên là gì và phụng trì thế nào?”.

Đức Phật nói: “Nầy A Nan! Kinh nầy gọi là Phương Đẳng Đại Tập, cũng gọi là Bất Khả Thuyết Pháp, cũng gọi là Nhập Nhứt Thiết Phật Pháp Đoạn Nhứt Thiết Phật Sở Hữu Danh Tự.

Nếu có người có thể đảnh đới thọ trì pháp như vậy thì có thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Lúc ấy trong hư không trỗi nhiều kỹ nhạc nhiều hương hoa cúng dường Bất Khả Thuyết Bồ Tát, Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách.

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Tông giả A Nan đại chúng Bồ Tát, Thanh Văn, Nhơn, Thiên đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

LVII. PHÁP HỘI BẤT KHẢ THUYẾT BỒ TÁT THỨ NĂM MƯƠI BẢY
(Hán Bộ Từ Quyển 144 Ðến Quyển 145)
Hán Dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy, tôi nghe một lúc Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ở tại Đại Bửu Phường Đình giữa hai cõi Dục giới và Sắc giới cùng chúng đại Tỳ Kheo câu hội. Vô lượng Ðại Bồ Tát từ mười phương Phật thế giới vân tập. Đại chúng vi nhiễu nghe Phật thuyết pháp thậm thâm vi diệu Đại Tập kinh điển.

Lúc bấy giờ trong đại hội có một Bồ Tát tên Bất Khả Thuyết từ chỗ ngồi đứng dậy chỉnh lại y phục trịch y vai hữu chưn Phật rồi quỳ dài chấp tay hướng lên Ðức Phật mà nói kệ rằng:

Trí tuệ vô ngại hành vô ngại
Như tánh hư không bất khả thuyết
Tam thế bình đẳng không giác quán
Nay tôi kính lễ đấng Vô Thượng
Quán pháp vô tướng thích tịch tĩnh.
Điều phục các căn xa lìa tướng
Rõ các pháp tướng không có hai
Nay tôi kính lễ đấng Pháp Vương
Quán chúng sanh tánh và pháp tánh.
Hai tánh như vậy không sai biệt
Tâm bình đẳng quán các chúng sanh
Khiến tôi dứt hẳn tất cả tánh
Bồ Ðề đã được vô sở đắc
Như tánh Bồ Ðề sắc cũng vậy
Vô tướng trang nghiêm trang nghiêm tướng
Nay tôi kính lễ đấng Vô Thượng
Tất cả pháp giới không giác quán
Phàm phu thấy pháp có tướng hành
Tánh của pháp giới chẳng phá hoại
Phật chơn thiệt biết nên tôi lễ
Như Lai thân ngiệp bất khả thuyết
Khẩu nghiệp ý nghiệp cũng như vậy
Tất cả pháp tánh và chúng sanh
Đấng Vô Thượng đều biết tỏ rõ
Như Lai trụ nơi bục chơn thiệt
Pháp được Phật nói không tiếng chữ
Chúng sanh thích nghe được lợi lớn
Vì thế Như Lai khó nghĩ bàn
Pháp được Phật nói không tướng mạo
Điều phục chúng sanh dứt các tướng
Khéo nói chúng sanh pháp tánh không
Vì thế tôi lạy đấng Vô Thượng
Nói kệ xong, Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chư Bồ Tát trong đại hội này đã đều thỉnh hỏi rồi. Nay tôi ở trong kinh Đại Tập nầy còn muốn hỏi chút ít, mong Ðức Như Lai thương xót hứa khả cho”

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay, nầy Bất Khả Thuyết! Cứ theo chỗ nghi mà hỏi, Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói”.

Được Phật hứa khả, Bất Khả Thuyết Bồ Tát liền nhập định ý. Do sức định ý khiến đại chúng ngồi đài báu lớn thăng lên hư không mưa rải các thứ hoa hương kỹ nhạc để cúng dường Ðức Phật, lại phát tiếng rằng: Đại Bồ Tát Bất Khả Thuyết nầy nay ở trong đại hội muốn hỏi đại sự.

Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chư Phật Bồ Ðề thanh tịnh tĩnh thanh tịnh vô cấu quang minh không tối chơn thiệt như vậy. Bồ Ðề tánh bình đẳng vi diệu thậm thâm không giác quán, xa lìa cấu nhiễm chẳng tuyên nói được, không chữ không câu không có âm thanh quảng đại vô lượng, không có biên tế rời lìa tất cả biên tế, chẳng tăng chẳng giãm, chẳng đến chẳng lui, không có dừng ở, không cao không bằng, không có không không có, kiên cố không hư hoại, không có ngã ngã sở, không có thủ không có xã, không rộng không hẹp, không có pháp không có chúng sanh, vô tận không cứu cánh tận, chẳng rỗng không tánh rỗng không, chẳng phải xứ chẳng phải chẳng xứ, chẳng phải tâm chẳng phải tác, chẳng phải sanh chẳng phải diệt, như địa thủy hỏa phong không có biên tế chẳng thể đo lường được, bình đẳng khắp có không có chướng ngại dường như hư không, chẳng phải nhãn thức giới cho đến chẳng phải ý thức giới, dứt tất cả cõi, chẳng ví dụ được lìa tất cả ví dụ vì như tất cả chư Phật chơn thiệt biết vậy. Chẳng phải chẳng là như, tại sao, vì tất cả chúng sanh thảy đều được vậy. Chẳng phải khác như, tại sao, vì tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng vậy. Tánh nó là có, tại sao, vì là tánh chơn thiệt vậy. Tánh nó là thiệt, tại sao, vì không có quá khứ tế, vị lai tế, hiện tại tế vậy. Không tác, không thọ, không sắc, không tâm, không có tưởng. Không có thọ, dứt tất cả thọ. Không có tưởng, dứt tưởng. Không có hành, dứt hành. Không có thức, dứt thức. Không có ấm nhập giới, dứt ấm nhập giới. Không có sơ trung hậu, lìa các ma nghiệp, không có lưu bố, là vô lậu, chẳng phải nhiếp, chẳng phải hành, chẳng phải dụng, không có tranh, không có tội, thường trụ tự tánh không có phân biệt, không sanh không có năng sanh, không diệt không có năng diệt, không có căn bổn, không thượng không hạ, không có y chỉ, không vuông không tròn, chẳng phải trí chẳng phải huệ cũng chẳng phải huệ hành, chẳng phải nhiếp thuộc thánh đấ, chẳng phải nhiếp thuộc sanh tử, không có đối trị, không có đủ công đức, xa lìa các tướng.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu những nghĩa như vậy là Bồ Ðề thì câu vô biên, câu vô giác, câu vô tham, câu vô tranh, câu kiên cố, câu bất hoại, câu bất động, câu bất tác, câu vô thân, câu vô sanh, câu bình đẳng, câu vô nhị, câu vô phân biệt, câu nhứt vị, câu nhứt sự, câu nhứt thừa. Câu vô tận, câu tam thế bình đẳng, câu phân biệt tam thế, câu không, câu vô tướng, câu vô nguyện, câu vô hành, câu tịch tĩnh, câu tánh, câu nhu, câu vô sanh, câu vô xuất, câu tận, câu vô y chỉ, câu pháp, câu thiệt tánh, câu tự thân tánh, câu vô thân, câu vô tác, câu vô tướng, câu vô tranh, câu vô đoạn, câu vô thường, câu thập nhị nhơn duyên, câu khả quan, câu định, câu thượng, câu thắng, câu vô tội, câu vô thượng, câu cứu cánh, câu tịnh, câu vô đảnh, câu vô thắng, câu vô đẳng, câu vô y, câu niệm, câu vô tương tợ, câu thắng nhứt thiết thế gian, câu vô cú, câu sở y của tất cả câu.

Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Ðề như vậy chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, chẳng phải sắc chẳng phải chẳng sắc, chẳng phải dài vắn vuông tròn, không có quy củ, chẳng nhiếp thuộc tam giới, chẳng phải đạo, chẳng phải cứu cánh, chẳng phải đi, chẳng phải đến, chẳng phải có xứ sở, chẳng phải thủ, chẳng phải xả, lìa tất cả phiền não không có sầu sợ, dứt tất cả hỷ, không chơn không ngụy, lìa tất cả nhập, không có ngã ngã sở, không có chúng sanh thọ mạng sĩ phu, vô lượng vô biên bất khả tư nghị, không có phần giới dường như hư không, tánh nó cứu cánh chẳng tuyên nói được. Thành tựu vô lượng pháp như vậy mới gọi là Bồ Ðề”.

Lúc nói pháp nầy, Đại Thiên thế giới cả đại địa chấn động sáu cách. Tất cả chư thiên cúng dường nhiều thứ hoa hương kỹ nhạc đồng nói:

Lành thay lành thay! Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát nói pháp rất tốt.

Lúc ấy trong đại hội có tám vạn bốn ngàn Bồ Tát được vô tận khí đà la ni, nhứt thiết pháp tự tại tam muội và vô ngại giải thoát pháp môn.

Nếu có ai tin được như vậy, thì người ấy cũng sẽ được pháp lợi như vậy.

Bất Khả Thuyết Ðại Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Giới Bồ Tát chẳng tuyên nói được, tại sao, vì bổn tánh của thân chẳng thể nói được vậy, vì thế nên thân giới chẳng thể tuyên nói. Bổn tánh của khẩu chẳng thể nói vì thế nên khẩu giới chẳng thể tuyên nói được. Bổn tánh của ý chẳng thể nói vì thế nên ý giới chẳng thể tuyên nói được.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu Bồ Tát lúc tu hành đạo Vô Thượng Bồ Ðề thủ hộ mười pháp lành cũng chẳng thể tuyên nói. Nếu đem mười thiện nghiệp khuyên dạy các chúng sanh, thì chúng sanh được khuyến hóa ấy cũng chẳng thể tuyên nói. Tu tập tâm từ bi hỉ xả cũng chẳng thể tuyên nói, tại sao, vì tu tập từ tâm quán không có chúng sanh, tu tập bi tâm vô tác vô thọ, tu tập hỉ tâm lìa kiêu mạn, tu tập xả tâm lìa hai tướng vậy.

Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu có Bồ Tát tu tập tứ vô lượng tâm như vậy tức là tu tập thamh tịnh phạm hạnh, trụ ở phạm đạo, là phạm phương tiện thắng tất cả phạm, thường được chư Phạm cúng dường, tại sao, vì thắng hơn tất cả các phạm hạnh vậy, vì chẳng tu chúng sanh duyên từ vậy, vì vhẳng tu chư pháp duyên bi vậy, vì chẳng tu nhị tướng duyên hỉ vậy, vì chẳng tu nội ngoại duyên xả vậy, vì lìa tất cả thế gian hành vậy, vì lìa bò các phạm hạnh thế gian vậy, vì thế nên thường được chư Phạm cúng dường.

Bạch Ðức Thế Tôn! Do nhơn duyên ấy nên giới Bồ Tát chẳng thể tuyên nói. Giới Bồ Tát ấy trọn không tự dối phỉnh cũng chẳng dối phỉnh Phật. Tại sao, vì tự tức là vô tánh, vô tánh tức là không có, không có tức là vô xuất, vô xuất tức là không có nhơn duyên. Không có nhơn duyên tức là không có chữ, không có chữ tức là chẳng thể tuyên nói. Nếu có Bồ Tát có thể học như vậy tức là chẳng tự dối phỉnh.

Thế nào gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật?

Đức Như Lai biết rõ tất cả các phi pháp và các chẳng phải phi pháp. Nếu là phi pháp và chẳng phải phi pháp tức là bình đẳng. Bình đẳng như vậy thì chẳng thể tuyên nói. Nếu Bồ Tát học như vậy thì gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật Như Lai.

Còn nữa, tự ấy là vô ngã và không có ngã sở. Tri ấy cũng vô ngã va không ngã sở. Nếu có thể tu tập học như vậy cũng là vô ngã và không ngã sở. Nếu có thể tư duy quán như vậy tức là chẳng tự dối phỉnh.

Như Lai ấy là có thể tùy thuận nơi như, tùy nơi nhu tức là tùy chúng sanh, tùy chúng sanh tức là tùy thuận tất cả pháp, tùy tất cả pháp tức là chẳng xuất chẳng diệt chẳng trụ pháp. Nếu pháp chẳng xuất chẳng diệt chẳng trụ tức là vô vi. Vì vậy nên nói pháp vô vi có ba tướng đó là không xuất không diệt và không trụ, do nghĩa như vậy nên gọi là vô vi. Vô vi tức là Thánh. Thánh gọi là không có oán. Vì Như Lai xa lìa tất cả nên gọi là Thánh. Oán ấy là nói vô minh, Như Lai xa lìa tất cả vô minh. Vì vậy nên chẳng bị tất cả oán thù xâm hại. Hàng phàm phu có đủ vô minh nên thường bị oán thù làm hại. Như Lai Thế Tôn hay quán thù oán giới và trí huệ giới, biết phiền não giới và tịch tĩnh giới, biết sanh tữ giới và Niết Bàn giới, biết chúng sanh giới và pháp giới, biết rõ ma giới và Phật giới, quán sắc giới và nhãn giới, nhĩ giới và thanh giới, thân giới và xúc giới, ý giới và pháp giới, biết vô minh giới và trí huệ giới, tất cả thảy đều bình đẳng, tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Danh sắc giới và trí danh sắc giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Biệt lục nhập giới và lục thần thông giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới. Xúc giới và quả giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Thọ giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Ai giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Thủ giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Hữu giới và diệt giới đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới, sanh giới và diệt giới thảy đều bình đẳng là Phật giới là bất khả thuyết giới. Lão tử giới và diệt giới đều bình đẳng tức là Phật giới là bất khả thuyết giới.

Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát nếu có thể quán như vậy thì liền được nhập vào tất cả các giới.

Bồ Tát nếu nhập vào các giới như vậy thì thấy người có tham chẳng sanh sân, thấy người dứt tham cũng chẳng sanh ái. Thấy người có sân chẳng sanh tâm sân, thấy người dứt sân chẳng sanh tâm ái. Thấy người có si chẳng sanh tâm sân, thấy người dứt si chẳng sanh tâm ái. Tại sao, vì Ðại Bồ Tát ở nơi những hai thứ như vậy đều biết tỏ rõ. Bồ Tát như vậy biết rõ va tụ. Bồ Tát học như vậy thì chẳng dối phỉnh Như Lai. Tại sao, vì biết các pháp sở học của Như Lai mà Bồ Tát nầy tùy thuận học theo vậy, thế nên Bồ Tát nầy chẳng dối Như Lai”.

Lúc ấy trong đại chúng có một Bồ Tát tên là Vô Sở Uy hỏi Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Thưa Đại sĩ! Đại Bồ Tát học thế nào gọi là dối phỉnh Như Lai?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu có Bồ Tát tự nói rằng tôi trì giới còn người kia phá giới, Bồ Tát nầy tức là dối phỉnh Như Lai.

Nếu nói rằng tôi là người bố thí còn kia thì xan tham, tôi tu nhẫn nhục còn kia thì sân hận, tôi thì tinh tiến còn kia thì giải đãi, tôi thì tu chánh định còn kia thì loạn động, tôi tu trí huệ còn kia thì ngu si, tôi là người trí túc thiểu dục thích tịch tĩnh dễ nuôi dễ đủ khất phục thực phấn tảo y chỉ có ba y, chẳng ở trong chúng đông người, học nhiều tịnh ngữ, lới nói dịu dàng chúng sanh thích thọ nhận, tôi có đủ niệm huệ, tịnh các oai nghi và các khẩu nghiệp, có đủ tứ nhiếp pháp từ bi hỉ xả chơn ngữ thiệt ngữ như lời mà trụ, tôi biết cảnh giới ma biết mình xa lìa, tôi thường có thể tu học sáu Ba la mật, hay khéo thuyết pháp, vì các chúng sanh mà phát thệ nguyện lớn, hay giáo hóa chúng sanh chẳng cho phóng dật.

Nếu nói những lời tự khen tài đức mình mà chê bai người khác như vậy, thì gọi là Bồ Tát phỉnh dối Như Lai.

Còn nữa, nếu Bồ Tát nói rằng tôi có thể quán sát các pháp như vậy, xa lìa, tu tập diệt. Đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai. Tại sao, vì chư Phật xuất thế và chẳng xuất thế pháp tánh thường trụ, vì thường trụ nên tất cả pháp giới chẳng thể thấy biết, chẳng thể xa lìa, chẳng thể tu diệt.

Nếu Bồ Tát nói ngã và ngã sở, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì tướng vô nhị vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi đã được chứng, tôi đã xa lìa, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì tánh thanh tịnh vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ niệm xứ, đây cũng là phỉng dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp không có niệm vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ chánh cần, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp bổn tánh ly vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có Tứ như ý túc, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai biết rõ tất cả pháp vô phân biệt vậy.

Nếu Bồ Tát nói tôi có đủ Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì Như Lai Thế Tôn tánh vô vi vậy.

Nếu Bồ Tát nói ngã khác đạo khác, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì thân tức là đạo vậy.

Nếu Bồ Tát nói vô minh khác với hữu ái, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì vô minh cùng với ái tức là trí huệ, tức là giải thoát vậy.

Nếu Bồ Tát nói ba độc khác ba môn giải thoát, đây cũng là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì không vô tướng và vô nguyên tức là tham, sân và si vậy.

Nếu Bồ Tát nói tứ đảo khác với tứ quả, đây cũng gọi là dối phỉnh Như Lai, tại sao, vì tứ đảo tức là tứ quả vậy.

Nếu Bồ Tát nói bát tà khác bát chánh, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì phá bát tà tu bát chánh vậy.

Nếu Bồ Tát nói chúng sanh cửu địa khác cửu thứ đệ định, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai, tại sao, vì không có hai tánh vậy.

Nếu Bồ Tát nói thập thiện khác mười pháp vô học, đây cũng gọi là phỉnh dối Như Lai,tại sao, vì tất cả pháp không có tu học vậy.

Bồ Tát nếu học các pháp như vậy thì gọi là phỉnh dối Như Lai.

Tất cả chúng sanh với một chúng sanh không có hai không có khác, tại sao, vì tánh vô ngã vậy.

Nếu nói một chúng sanh thì tất cả pháp không hai không khác. Nếu nói một pháp thì tất cả pháp giới không hai không khác. Một Phật Thế Tôn tất cả pháp giới không hai không khác. Nói một Phật giới tất cả Phật giới không hai không khác. Nói một phước điền tất cả phước điền không hai không khác. Tất cả phước điền với hư không, không hai không khác. Tất cả thánh nhơn xa lìa phiền não tất cả phàm phu không hai không khác. Tâm một chúng sanh bổn tánh thanh tịnh tâm tất cả chúng sanh không hai không khác. Bổn tánh thanh tịnh một giới tất cả giới, một nhập tất cả nhập, một chúng sanh hành tất cả chúng sanh hành không hai không khác.

Nếu Bồ Tát nói các pháp nhẫn đến không có một niệm tạm trụ, chẳng tạo một tội ác chẳng thủ trước thiện pháp, chẳng sanh kiêu mạn, trong bất khả đắc chẳng quan niệm có đắc, trong bất khả chúng chẳng quan niệm có chúng, biết sanh tử với Niết Bàn vô tác vô thọ, biết các phiền não không có căn bổn, không có sợ sanh tử. Tùy thuận giới giới, tâm giới, huệ giới. Xa lìa phiền não chẳng bỏ chúng sanh, tịnh Đà ba la mật. Không có giới nơi giới, tịnh Thi la ba la mật. Không có nhơn nơi nhơn và không có ngã, tịnh Nhẫn ba la mật. Không có tạo tác nơi tạo tác, tịnh Tinh tiến Ba la mật. Không có tịnh tĩnh nơi tịnh tĩnh, tịnh Thiền Ba la mật. Không có hành nơi hành, tịnh Bát Ba la mật. Vô tận vô sanh mà được nhẫn nhục, được tâm vô ký mà thọ ký biệt. Chẳng nhập vào chánh vị mà chẳng thối chuyển nhứt sanh bổ xứ, chẳng sanh cung trời Đâu Suất Đà, chẳng từ trời xuống ở thai mẹ,nơi tất cả pháp tâm vô sở trụ. Cũng chẳng tự nói ta đã vượt quá sanh lão bịnh tử, chẳng đi bảy bước, cũng chẳng chỉ trời chỉ đất nói ta là bực tôn vô thượng thế gian, chẳng ở trong cung cùng vui với thể nữ, chẳng tập các sự nghề nghiệp thế gian, thị hiện người già để phá tham thân, thị hiện người bịnh khổ để phá tham thọ, thị hiện người chết để phá tham dục và ngã ngã sở, thị hiện Sa Môn để khiến chúng sanh chẳng cầu báo Thích, Phạm, Nhơn, Thiên, mà siêng cầu pháp xuất thế vô thượng. Leo ra khỏi cung thành là thị hiện xuất ly tam giới hệ phược và thị hiện tâm bi. Ngó trước nhìn sau là thị hiện không có sân và ái. Ba mươi hai tướng trang nghiêm thân mình là vì chúng sanh mà thị hiện phước điền lành tốt. Cởi vương phục bỏ chuỗi ngọc khiến Xiển Đà dắt ngựa Kiều Trắc trở về là thị hiện xa lìa tất cả phiền não. Cạo bỏ tóc râu là hiển thị chẳng tham trước tất cả pháp. Nhận mặc ca sa là hiển thị điều phục chúng sanh. Theo bên các ông Uất Đà Già A la Lã hỏi học là hiển thị phá hoại tâm tự cao đại. Sáu năm khổ hạnh là để phá ngoại đạo. Nhận món ăn uống là hiển thị tuỳ thuận pháp thế gian. Nhận bó cỏ là hiển thị tri túc. Ngồi trên nệm cỏ là hiển thị phá kiêu mạn. Chư Thiên Long Thần tán thán ngưỡng vọng là hiển thị quả báo công đức trang nghiêm. Hàng phục ma oán là hiển thị sức dũng mãnh. Tay hữu chỉ đất là hiển thị phước lực. Đại địa chấn động là hiển thị báo ơn. Được đạo Vô Thượng Bồ Ðề là hiển thị biết rõ tất cả pháp tướng quán các pháp bình đẳng gọi đó là Phật. Trí huệ của Phật không gì hơn được do nghĩa ấy mà gọi là Như Lai. Tỏ rõ thấy biết pháp thiện pháp bất thiện gọi là Thiên Nhơn Sư. Chẳng ra ngoài các pháp gọi là chuyển pháp luân. Vì không có chuyển không có thuyết nên gọi là chuyển thuyết. Nhập không có nhập gọi là pháp. Nhập môn không có môn gọi là pháp môn. Tác không có tác gọi là pháp tác. Thiền không có thiền gọi là chánh thiền. Thoát không có thoát gọi là giải thoát. Tất cả các pháp tánh không có hệ không có phược, nếu là diệt pháp tức là quá khứ tức là bất sanh đây gọi là Phật. Xuất không có xuất tức gọi là Phật xuất.

Nếu Bồ Tát có thể học được như vậy thì gọi là chẳng dối phỉnh chư Phật Như Lai”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Bất Khả Thuyết khéo phân biệt nói Như Lai xuất thế. Nếu có ai tin được Phật xuất như vậy, người ấy chẳng thấy có tướng một pháp nhỏ. Người chẳng thấy ấy mới biết rõ được Như Lai xuất thế. Tại sao, vì xuất không có xuất tức là Phật xuất, không có tác giả, không có ái không ái giả, không có lậu không lậu giả, không có tranh, không có thấy, không có nhập, không có chuyển, không có sanh, không có diệt, không có Bồ Ðề, không có đấu, không có phỉnh, không có tâm ý thức, không có nhãn, không có hai, không có nhãn hành nhẫn đến ý hành, không có thyết không có giáo, đây gọi là Phật xuất”.

Vô úy Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Như lời Phật nói, Như Lai xuất thế và Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói Phật xuất ấy, ai sẽ nói đó?”.

Lúc ấy Bửu Nữ bảo Vô Úy rằng: “Nầy pháp huynh! Như Lai xuất thế bất khả tư nghị, khó trang nghiêm được, khó chứng đắc được. Nếu là người giải đãi tâm chẳng chơn chánh hư ngụy, siểm khúc, kiêu mạn, ưa sân hận, ganh ghét, xan tham, chẳng biết ơn nghĩa, thọ ơn chẳng báo, ba giới cấm chẳng thanh tịnh, tham trước ba cõi bị ba cấu uế làm ô nhiễm. Chẳng kính Tam bữu, chẳng tu ba môn giải thoát, ngang nguợc ác khẩu, thích nói lời vô nghĩa, chẳng biết tàm quí, vì lợi dưỡng mà bề ngoài hiện tế hạnh, tự phỉnh gạt người tham nơi cúng dường, các căn chẳng điều, thích cầu pháp Thanh Văn thừa, pháp Bích Chi Phật thừa, tâm chẳng chơn thiệt, ít học ngu si không nhớ hay quên, chẳng biết phương tiện, chẳng tu từ bi hỉ xả các tâm vô lượng, thường hành ma giới, tham trước ngã nhơn chúng sanh thọ mạng, nó là không có nhơn quả không có nghiệp hành duyên, tâm họ phóng dật ưa làm việc ác, bỏ lìa đầu đà, ưa làm thế pháp, tự khen thân mình mà khinh chê thân người, tham thân mạng sắc v.v năm thứ, ưa ngủ nghỉ, ưa nghe thế pháp, chẳng biết thời tiết, thân cận ác hữu, chẳng thể tu hành Tứ nhiếp pháp.

– Nầy Vô Úy pháp huynh! Người như vậy chẳng biết Phật xuất, chẳng tin Phật xuất”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Nay cô đã xa lìa được các ác pháp như vậy chẳng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Tôi đã xa lìa các ác pháp như vậy. Xa lìa thế nào? Như bất tham tế. Thế nào là bất tham? Như tham tế. Thế nào là tham tế? Như chơn thiệt tế. Thế nào là thiệt tế? Như ngã kiến tế. Thế nào là ngã kiến? Như quá khứ tế. Thế nào là quá khứ? Như vô minh tế. Thế nào là vô minh? Như tham ái tế. Thế nào là vô minh tế tham ái tế? Như trí huệ tế giải thoát tế. Thế nào là trí huệ tế giải thoát tế? Như ảo huyễn tế”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Ảo huyễn chẳng phải tâm chẳng phải ý, còn trí huệ giải thoát tức là tâm ý”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Tất cả chúng sanh tâm ý trí huệ giải thoát thảy đều như ảo huyễn cả”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Như lời nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát cô có tin được chăng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy Pháp huynh! Ngài Bất Khả Thuyết trọn không có nói. Như ngài ấy có nói thì chẳng phải là bất khả thuyết. Nếu Ngài bất khả thuyết mà có nói thì làm sao được gọi là Bất Khả Thuyết, lẽ ra nên gọi là thuyết. Vì Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói, thế nên gọi là Bất Khả Thuyết vậy.

Nếu Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói, tôi nay là nghe những gì, nếu không có nghe gì thì tin những gì ư!”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy thiệt có nói, nay có người chúng biết đó là đại chúng,. Tất cả đại chúng thảy đều được nghe Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy tuyên nói”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Trong đại chúng đây nếu có ai nói tôi nghe lời nói của Ngài Bất Khả Thuyết ấy nói thì là hư vọng, tại sao, vì Ngài Bất Khả Thuyết thiệt không có nói làm sao đại chúng lại nói là có nghe!”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Nay cô có tin lời Phật chăng?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Nếu có người thế gian không tin tức là Phật vậy, tại sao, vì tin ấy là tham dục sân hận. Như Lai không có tham dục sân hận thế nên không có tin. Nếu không có tin tức là không có chứng. Nầy pháp huynh! Không vô tướng vô nguyện chơn thiệt không có chứng, thế nên Như Lai cũng không có chứng.

– Nầy pháp huynh! Pháp giới thiệt tánh vô tác vô vi, các pháp hư không chơn thiệt không có chứng thế nên Như Lai cũng không có chứng”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Lấy gì là chứng ?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Nếu có người chẳng thấy vô lượng Phật pháp, người như vậy khả dĩ là chứng”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Các Tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên là chứng tin chăng ?”.

Bửu Nữ nói: “Nầy pháp huynh! Đúng như vậy, đúng như vậy, là chứng là tin, tại sao, vì giới của người Thanh Văn có biên tế, còn giới của Như Lai không có biên tế. Như giới, những định huệ giải thoát và giải thoát tri kiến cũng như vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói với Bửu Nữ rằng: “Nầy Bửu Nữ! Người Thanh Văn cũng có ba môn giải thoát, Ðức Như Lai cũng có ba môn giải thoát, nay cớ chi cô cho người Thanh Văn là chứng tin mà chẳng nói là Như Lai?”.

Bửu Nữ nói: “Thưa Đại Đức! Như ao A Nậu Đạt có nước tám vị mưa xuống Diêm Phù Đề. Mưa rồi tất cả cỏ cây lùm rừng đều được tăng trưởng. Nước mưa như vậy có sai biệt chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Không có sai biệt”.

Bửu Nữ nói: “Thưa Đại Đức! Như nước ao A Nâu Đạt vốn có một vị, mà người có đức dùng nước ấy thì có các thứ vị ngon ngọt, cón người bạc đức dùng nước ấy thì cảm thấy mùi vị không ngon.

Thưa Đại Đức! Ba môn giải thoát của Như Lai và hàng Thanh Văn cũng như vậy. Thế nên Ðức Như Lai và hàng Thanh Văn có sai biệt, mà pháp giới tánh thiệt không có sai biệt”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Bửu Nữ khéo có thể phân biệt tuyên nói nghĩa ấy”.

Lúc Bửu Nữ nói pháp ấy, trong trời và người có ba vạn ba ngàn pháp tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Bửu Nữ lại nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Thưa Tôn giả! Như đại hải, nước biển một vị, có nhiều châu báu, cũng có châu thủy tinh giá rẻ.

Pháp giới cũng vậy, dầu là bình đẳng mà chư Phật học đó thì được vô giá bữu, còn hàng Thanh Văn học đó thì được báu hạ giá.

Thưa Đại Đức! Như núi Tu Di, trên núi có chư Thiên hưởng nhiều khoái lạc, cũng có chư Thiên hưởng ít khoái lạc, mà núi Tu Di thiệt không có sai biệt.

Pháp giới cũng vậy, dầu không có sai biệt mà Như Lai ở nơi ấy thọ vô lượng lạc, còn hàng Thanh Văn ở nơi ấy hưởng vui hữu lượng.

Thưa Đại Đức! Như Chuyển Luân Vương dầu có ngàn Vương Tử, cũng chẳng được đều xưng nối ngôi vua. Hàng Thanh Văn cũng vậy, dầu có trí tuệ mà chẳng được gọi là Phật .

Thưa Đại Đức! Như đĩa đốt ngọn đèn, nếu bằng vàng thì ánh sáng màu vàng, nếu bằng đồng thì ánh sáng màu đỏ. Màu sắc dầu khác mà ngọn đèn không có sai biệt. Pháp giới cũng vậy, chư Phật đốt lên thì trí quang vô biên, còn hàng Thanh Văn đốt lên thì trí quang hữu biên. Nhưng pháp giới tánh thiệt không sai biệt.

Thưa Đại Đức! Như Chuyển Luân Vương lúc vào thành ấp tất cả nhơn dân đầu hay biết. Còn người bạc đức lúc vào thành ấp cho đến người thân hậu còn chẳng hay biết. Lúc Như Lai Thế Tôn nhập pháp giới cũng như vậy, tất cả thiên nhơn thảy đều hay biết, che trùm tất cả ngoại đạo dị học hơn cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật. Còn người Thanh Văn lúc vào thành ấp, các Thanh Văn còn chẳng hay biết huống là người khác.

Thưa Đại Đức! Như trong túi có tiến sư tử rống, có tiếng kêu của các loại chim, tiếng người, tiếng bò, tiếng lừa, tiếng ngựa, âm vang tùy theo tiếng phát ra. Âm vang thiệt không có sai biệt mà tùy theo tiếng phát ra nên âm vang chẳng đồng.

Tam giải thoát môn của Như Lai và Thanh Văn cũng như vậy. Như Lai có thể phá tất cả ma chúng, thắng tất cả ngoại đạo tà kiến, hay biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, hay biết các loại sở hành của tất cả chúng sanh, hay điều các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, hay phát âm thanh chư Phật Thế Tôn. Người Thanh Văn dầu đồng pháp giới mà chẳng đồng làm các sự như vậy.

Thưa Đại Đức! Như cây mía, vị ngọt của nó dầu là một, mà sản xuất bạch thạch mật cho người phước đức, sản xuất hắc thạch mật cho người bạc đức.

Pháp giới nhứt vị cũng như vậy, Ðại Bồ Tát thì được vị đại trí cam lộ chẳng tạp vị Thanh Văn, vị Bích Chi Phật. Còn hàng Thanh Văn chỉ được vị trí hữu biên.

Thưa Đại Đức! Như Đại Thiên thế giới có nhiều đại hải làm lợi cho vô lượng vô biên chúng sanh, cũng có những con sông nhỏ lợi ích cho phần ít chúng sanh. Pháp giới cũng như vậy.

Thưa Đại Đức! Như nhật nguyệt tinh tú đều ở trên không, sáng của tinh tú không bằng nhựt nguyệt, tánh hư không ấy thiệt không có sai biệt.

Pháp giới cũng vậy, Như Lai và Thanh Văn dầu đều đi ở nơi ấy mà trí huệ quang minh thiệt chẳng đồng chẳng bằng nhau, nhưng pháp giới tánh vẫn không sai biệt.

Thưa Đại Đức! Như có hai người đồng học một nghề, một người khéo giỏi được nhiều lợi ích, một người vụng dở được lợi không bao nhiêu. Như Lai Thanh Văn và pháp giới cũng vậy.

Thưa Đại Đức! Như bông vải không có sai biệt. Do phương tiện khéo nên được y thượng giá, vì phương tiện vung nên được y hạ giá.

Pháp giới nhứt tánh cũng như vậy. Như Lai do dùng trí huệ phương tiện đại từ đại bi nghiệp nhơn duyên ấy nên được đại tịch tĩnh vô giá trí huệ. Hàng Thanh Văn được hạ trí huệ mà chẳng thanh tịnh.

Thưa Đại Đức! Như trong đại hải có La Hầu A Tu La Vương mà cũng có các loại chúng sanh khác, nhưng chỉ có A Tu La Vương là có thể đứng đến đáy biển, các loại khác thì không được. Pháp giới cũng vậy, Như Lai thì được cứu cánh trí huệ, còn Thanh Văn thì không được.

Thưa Đại Đức! Như đại địa sản xuất hoa ngàn cánh cũng sản xuất hoa bảy cánh, chư Thiên và thế nhơn thấy hoa ngàn cánh đều vui mừng. Như Lai Thanh Văn pháp giới cũng như vậy. Chư Thiên và thế nhơn thấy Phật đều vui mùng lòng ưa mến, hàng Thanh Văn chẳng được như vậy.

Thưa Đại Đức! Do những nghĩa như vậy, nên Như Lai trí huệ vô lượng vô biên, còn pháp giới tánh vẫn không sai biệt”.

Vô Úy Bồ Tát nói với Bửu Nữ rằng: “Này Bửu Nữ! Bất Khả Thuyết Bồ Tát ấy quyết định là thầy của cô, hay dùng diệu pháp điều phục nơi cô”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! Bất Khả Thuyết Bồ Tát không có chỗ điều phục, tại sao, Bồ Tát như vậy chẳng thấy tự chẳng thấy tha và chẳng thấy đây kia, như thế ấy thì dùng gì điều phục.

– Nầy pháp huynh! Nếu người chẳng thấy biết tất cả cảnh giới và tự cảnh giới, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Nếu có thể thấy biết tất cả pháp chẳng thấy có ngả và ngả sở, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Nếu người có thể siêng tu khổ hạnh, cũng khuyên người siêng tu khổ hạnh rồi mà chẳng sanh cao, người như vậy thì có thể điều phục.

Còn nữa, nầy pháp huynh! Như chư Bồ Tát vì chúng sanh nên ở sanh tử liền được giải thoát chẳng hiện Niết Bàn, người như vậy thì có thể điều phục, đây gọi là đệ nhứt thiệt nghĩa điều phục”.

Đức Phật nói: “Nầy Vô Úy! Bửu Nữ ấy chơn thiệt từ Bất Khả Thuyết Bồ Tát kia mà được điều phục. Vì điều phục nên vị lai sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề”.

Bửu Nữ bạch đức pháp rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Đại Bồ Tát thiệt không có điều phục. Nếu điều phục ấy tức là đại bi. Bi hay điều phục chẳng phải người ấy vậy.

Người Thanh Văn thì cần phải điều phục, tại sao, vì không có đại bi vậy.

Bạch Ðức Thế Tôn! Như trái trên cây am la, trái chín thì vị ngọt ngon người ta ưa thèm, còn nếu là trái sống thì vị đắng người chê bỏ. Trí huệ Như Lai từ đại bi sanh vì vậy mà tự điều chẳng do nơi người”.

Vô Úy Bồ Tát nói với Bửu nữ rằng: “Cô cũng có thể báo đáp ơn cho Bất Khả Thuyết Bồ Tát chẳng?”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! Nếu tôi biết ơn đâu được chẳng báo. Nếu có ai chẳng thể tu hành đạo Bồ Ðề, người như vậy thì chẳng thể báo”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nầy Bửu Nữ! Thế nào gọi là tu Bồ Ðề đạo?”.

Bửu Nữ nói: “Ba mươi hai nghiệp gọi là Bồ Ðề đạo. Những gì là ba mươi hai nghiệp? Đó là:

Trọn chẳng thối thất tâm Bồ Ðề, chẳng ham tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật, chí tâm tu hành không có siểm khúc, phàm chỗ tu hành không có chướng ngại, vì chúng sanh mà làm tâm không có nhàm hối, dầu hiện hành sanh tử mà lìa tâm tham sân, với các chúng sanh tâm luôn bình đẳng đều có thể hóa để điều phục họ, dùng tứ nhiếp pháp để nhiếp lấy họ, vì cho chúng sanh được vui mà tu từ tâm, vì cứu khổ chúng sanh mà tu đại bi, như thuyết mà hành, tinh tiến kiên cố, trọn chẳng khi dối tất cả chúng sanh, những trang nghiêm được tu vì trợ Bồ Ðề chẳng cầu tất cả sự vui thế gian, tâm chẳng tham trước thế gian lợi dưỡng, chẳng vì tự thân mà gây tạo các sự ác, chẳng tham thọ mạng, chẳng thấy lỗi người, tâm mình điều phục, tịnh ba loại giới, trang nghiêm tu tập nghiệp tướng hảo, thường nhớ xuất gia báo đáp nghiệp lành đời trước, thường thích tịnh tĩnh, học nhiều không phàm, trí huệ hay lợi ích thân mình thân người, phàm có thuyết pháp không có ý tưởng ăn uống, hay xả bỏ tất cả chẳng cầu quả báo, tinh nơi giới tụ, chẳng sanh kiêu mạn, trọn chẳng tự khen công đức của mình, vì người mà siêng tu nhẫn nhục, vì tịnh Phật độ nên siêng hành tinh tiến, vì biết phương tiện nên cầu Nhứt thiết trí, dứt hẳn tất cả phiền não tập khí, vì được thần thông để hộ trì chánh pháp, thân cận thiện hữu thiện tâm tư duy, xa lìa ma nghiệp như pháp mà trụ, được vô sanh diệt vi diệu trí huệ.

Nếu người chẳng thể hành những pháp như vậy, nên biết người ấy chẳng thể báo ơn, lại còn chẳng biết được ơn Như Lai.

Có hai hạng người quyết định chết chẳng trị chữa được rốt ráo chẳng thể biết ơn và báo ơn:

Một là hàng Thanh Văn và hai là hàng Duyên Giác.

– Nầy pháp huynh! Ví như có người sa vào hố sâu, người ấy chẳng thể tự lợi lợi tha. Hàng Thanh Văn và Duyên Giác cũng như vậy, sa vào hố giải thoát chẳng thể tự lợi và lợi tha”.

Lúc ấy Vô Úy Bồ Tát liền cởi thượng y cùa mình đang mặc để báo đáp ơn thuyết pháp của Bửu Nữ.

Bửu Nữ chẳng chịu nhận y ấy.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Ta vì pháp vậy, mong nhận lấy đó”.

Bửu Nữ nói: “Thưa pháp huynh! pháp lìa nơi tham, vì vậy nên chẳng nên thuyết pháp mà thọ nhận, pháp không có lấy vì vậy nên chẳng nên lấy vật cúng dường, pháp không có tham vì vậy nên chẳng nên tham vật cúng dường, pháp vô ngã và ngã sở vì vậy nên chẳng nên đem vật ngã sở để cúng dường, pháp thanh tịnh vì vậy nên chẳng nên đem vật bất tịnh để cúng dường, pháp không có thân tâm vì vậy nên thân tâm làm là chẳng pải cúng dường vậy, pháp chẳng phải tâm ý thức nên tâm ý thức chẳng phải cúng dường vậy, pháp không kéo níu nên có kéo níu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng hữu vô vì vậy nên pháp hữu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng phải các hữu và vậy nên tướng hữu là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng phải giác quán người có giác quán là chẳng phải cúng dường vậy, pháp không tăng giảm người có tăng giảm là chẳng phải cúng dường vậy, pháp không cao hạ người có caoi hạ là chẳng phải cúng dường vậy, pháp chẳng nói được chẳng nghe được không có văm tự, xả bỏ tất cả âm thanh lắng nghe, lìa xa thánh đạo vì vậy chẳng thể đem y cúng dường được, pháp không có cảnh giới chẳng phải nhãn cảnh giới nhẫn đến ý cảnh giới không có chỗ y trụ vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường, pháp tức là mười hai nhơn duyên chẳng phải thường chẳng phải đoạn vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường, pháp không chướng ngại, chẳng điên chẳng đảo, chẳng thể lường đo, không có ngã nhơn chúng sanh thọ mạng, bất sanh bất diệt bất xuất vô vi vì vậy nên chẳng nên đem y cúng dường.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Nầy Bửu Nữ! Đức Như Lai Thế Tôn cũng thọ pháp cúng dường như vậy”.

Bửu Nữ nói: “Đức Như Lai dầu thọ pháp cúng dường, như pháp giới tánh mà chẳng phân biệt”.

Vô Úy Bồ Tát nói: “Thế nào là phân biệt pháp giới?”.

Bửu Nữ nói: “Nếu nói pháp khác, cúng dường khác, người thọ khác, người thí khác, đây thì gọi là phân biệt pháp giới. Nếu chẳng phân biệt pháp và cúng dường chẳng phân biệt người thọ người thí, đây thì gọi là bất phân biệt pháp giới”.

Vô Úy Bồ Tát hỏi: “Nếu pháp giới ấy không có phân biệt sao lại nói phân biệt pháp giới và bất phân biệt pháp giới?”.

Bửu Nữ nói: “Tánh pháp giới ấy dầu không có phân biệt, mà vì các chúng sanh tâm họ điên đảo sanh ra phân biệt. Như có món đồ nên gọi là có bể hư, nếu có tạo tác có thủ trước thì gọi là phá hư gọi là phân biệt. Như món đồ hư hoại mà hư không trong món đồ trọn chẳng bị hư hoại. Tánh pháp giới cũng như vậy”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Nếu người có thể thành tựu pháp ấy, người như vậy kham thọ sự cúng dường của nhơn thiên trong Đại Thiên thế giới”.

Đức Phật nói lời ấy xong, đại chúng mỗi người đều riêng cởi y Uất Đa La Tăng dâng lên Bửu Nữ.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Phàm có nói được ấy tức là pháp thế gian, còn chẳng nói được tức là xuất thế. Tuyên nói được ấy tức là ái tâm, chẳng nói được ấy tức là ly ái. Nói được ấy tức là thế gian hành, chẳng nói được ấy tức là xuất thế hành.

Bạch Ðức Thế Tôn! nghĩa xuất thế là không có tạo tác, không có tạo tác thì không tranh tụng. Không tranh tụng là pháp Sa Môn. Pháp Sa Môn là pháp xuất thế. Pháp xuất thế là không có tội lỗi. Không có tội lỗi là chẳng thủ chẳng sanh chẳng diệt. Chẳng thủ chẳng sanh chẳng diệt là xuất thế. Pháp xuất chẳng tuyên nói được chẳng hiển thị được. Do nghĩa nầy nên tất cả các pháp chẳng tuyên nói được”.

Lúc ấy trong đại chúng có một Thiên Tử tên Thắng Ý nói với Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Thưa Đại Sĩ! Nếu tất cả pháp chẳng tuyên nói được, sao chúng sanh được có ngôn thuyết?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Thiên Tử! Chừng Ngài có biết âm hưởng có ngôn thuyết chẳng?”.

Thắng Ý nói: “Thưa Đại Sĩ! Âm hưởng đều tùy theo nhơn duyên mà có”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nhơn của Am hưởng ấy định ở trong hay định ở ngoài ?”.

Thắng Ý nói: “Thưa Đại Sĩ! Nhơn của âm hưởng ấy chẳng định ở trong cũng chẳng định ở ngoài”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Thiên Tử! Vì chúng sanh cưỡng làm hai tướng nên có ngôn thuyết. Tánh của các pháp thiệt chẳng nói được”.

Thắng Ý Thiên Tử hỏi: “Nếu tất cả pháp chẳng nói được, sao Ðức Như Lai nói tám vạn bốn ngàn pháp môn khiến hàng Thanh Văn thọ trì đọc tụng?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Như Lai Thế Tôn thiệt không có chỗ nói. Không có chỗ nói tức là Như Lai.

– Nầy Thiên Tử! Ngài biết những gì là Như Lai chăng? Ngài toan chẳng cho là sắc thọ tưởng hành thức là Như Lai chăng? Ngài toan chẳng cho Phật là khứ lai hiện tại hữu vi vô vi ấm giới nhập là nhơn là quả nhiếp thuộc tam là hòa hiệp chăng? Ngài toan chẳng cho Phật là tưởng chẳng phải tưởng cũng tưởng cũng phi tưởng chẳng phải tưởng chẳng phải phi tưởng chăng?”.

Thắng Ý nói: “Chẳng phải vậy, thưa Đại Sĩ”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu tất cả như vậy chẳng phải là Phật thì thế nào nói được. Nếu là chẳng nói được sao lại nói rằng Ðức Như Lai Thế Tôn diễn nói tám vạn bốn ngàn pháp môn. Vì thế nên tám vạn bốn ngàn pháp môn thiệt chẳng nói được. Người Thanh Văn nghe thọ ấy cũng chẳng nói được. Chẳng nói được ấy là chánh nghĩa. Nghĩa nếu không có nói tức là chơn thiệt. Nếu là nói được thì là bất định. Nếu chẳng nói được thì là chứng được, nếu nói được thì chẳng thể chứng, tại sao, vì điên đảo vậy”.

Thắng Ý Thiên Tử bạch Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chỗ nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát ai sẽ tin đó?”.

Lúc ấy Bất Khả Thuyết Bồ Tát liền dùng thần thông lực hóa ra một Tỳ Kheo nói rằng: “Nay tôi thâm tín chỗ nói của Bất Khả Thuyết Bồ Tát. Tại sao? Vì tôi như Ðức Như Lai, cũng như pháp giới. Như Lai các uẩn chẳng nói được, tôi các uẩn cũng chẳng nói được. Như Lai giới nhập chẳng nói được, tôi giới nhập cũng chẳng nói được. Như Lai Bồ Ðề, tôi Bồ Ðề cũng vậy bình đẳng không có sai biệt. Như Lai biết rõ các chúng sanh giới, tôi cũng biết rõ các chúng sanh giới. Như Lai chuyển pháp luân vô thượng, tôi cũng chuyển pháp luân như vậy. Như Lai nhập vô thượng Niết Bàn, toi cũng nhập Niết Bàn như vậy”.

Thắng Ý Thiên Tử hỏi: “Nầy Tỳ Kheo! Phải chăng ông là ma tạo ra ư, mà tự nói rằng đồng với Như Lai?”.

Hóa Tỳ Kheo nói: “Nầy Thiên Tử! Nếu có người nói rằng tôi khác Phật khác. Nên biết người ấy là đệ tử ma.

Nếu người nói rằng lấy tôi bình đẳng nên quán pháp bình đẳng. Vì pháp bình đẳng nên chúng sanh bình đẳng. Vì chúng sanh bình đẳng nên Như Lai bình đẳng. Người như vậy là chơn thiệt biết có thể vượt quá ma giới”.

Lúc hóa Tỳ Kheo nói lời ấy, có năm trăm Tỳ Kheo được lậu tận giới thoát, tám ngàn Bồ Tát thành tựu pháp nhẫn liền đem hoa hương cúng dường hóa Tỳ Kheo.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Chư Đại Sĩ! Cớ chi cúng dường hóa Tỳ Kheo ấy?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chư Đại Sĩ! Các Ngài nay chẳng biết là Bất Khả Thuyết Bồ Tát hóa ra chẳng?”.

Chư Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ví như Ðức Phật lại hóa Như Lai. Có người cúng dường hóa Như Lai. Như vậy là cúng dường ai?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Người ấy tức là cúng dường Như Lai”.

Chư Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Người cúng dường hóa Tỳ Kheo nầy tức là cúng dường Bất Khả Thuyết Bồ Tát vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Chư Đại Sĩ! Đại Bồ Tát Bất Khả Thuyết ấy sắm sửa cúng dường gì để tha hồ cúng dường?”.

Chư Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Nếu có người trí không âm thanh hành không tên, không sắc, không tâm, không làm, không chỗ tuyên nói, không tự không tha, không pháp không phi pháp, không tinh không uế, cúng dường như vậy mới tha hồ cúng dường’.

Hóa Tỳ Kheo nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Nầy Đại Đức! Ý Ngài cho rằng nay tôi khác với Ngài chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Nầy Tỳ Kheo! Chẳng có khác, tại sao, Như Lai thường nói tất cả các pháp dường như ảo hóa. Như Lai như thuyết ta cũng như tín”.

Hóa Tỳ Kheo nói: “Nếu người có thể cúng dường Như Lai thì tức là cúng dường hóa, không có sai khác vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi Bất Khả Thuyết Bồ Tát: “Thưa Đại Sĩ! Ai nhập vào hóa Tỳ Kheo mà nói lời như vậy?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Đại Đức! Như tượng trong gương. Ai ở trong gương mà có hiện tượng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Không có ai ở trong gương cả, do vì nhơn duyên tứ đại thanh tịnh mà có tượng hiện”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Hóa cũng như vậy. Do vì pháp tánh thanh tịnh nên có thể nói lời như vậy”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Nếu là như vậy, cớ sao tất cả chúng sanh chẳng thể tuyên nói như vậy?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Phía sau lưng gương chẳng rời lìa gương có chi tượng không hiện?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Do vì phía lưng gương tứ đại chẳng thanh tịnh vậy nên tượng không hiện”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Chúng sanh cũng vậy, vì chẳng thanh tịnh được pháp giới tánh nên chẳng tuyên nói được”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Lời và nghĩa trước sau của Ngài chẳng tương ưng nhau. Tại sao, vì trước đây Ngài nói tất cả pháp giới tánh tự thanh tịnh, nay sao Ngài lại nói pháp giới chẳng thanh tịnh?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Nếu chẳng như vậy, Tôn giả sao lại nhơn nơi A Thấp Tỳ Kheo mà được pháp nhãn tịnh?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi chỉ nhơn A Thấp Tỳ Kheo khai đạo trừ diệt khách phiền não nên gọi là pháp nhãn tịnh kỳ thiệt vô sở đắc. Như có người nói rằng tôi được hư không. Nói như vậy không đúng nghĩa, tại sao, vì hư không tánh thường tự thanh tịnh, nếu đã là thường thanh tịnh thì làm sao khả đắc, do mây mù che phủ nên người chẳng thấy, trừ mây mù rồi thì gọi là thấy. Tánh pháp giới cũng như vậy, nên tôi thiệt ra không có được pháp nhãn. Thưa Đại Sĩ! Nay sao Ngài lại nói những nghĩa chẳng tương ưng, đó là nói pháp giới tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh?” .

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Lời của Ngài nói với lời tôi nói đều là cảnh giới chư Phật Như Lai, chẳng phải chỗ thấy biết của chúng ta”.

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: Thưa Đại Sĩ! Nếu cho rằng lời nói như vậy là cảnh giới Phật, chẳng phải chỗ biết của tôi, sao lại còn nói tánh pháp giới không có phân biệt. Nếu có phân biệt thì nên biết pháp giới có vô lượng”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Pháp giới tánh nhứt, thiệt chẳng phải vô lượng”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như pháp giới tánh ấy là nhứt, sao lại nói rằng là Phật cảnh giới chẳng phải chỗ biết của tôi. Như pháp giới tánh ấy là nhứt, thì do cớ gì mà tất cả chúng sanh chẳng gọi là Như Lai?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Ngài muốn phân biệt chúng sanh và Như Lai có tướng khác chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như lời nói trước của Ngài, tôi chẳng muốn chúng sanh và Như Lai có tướng khác biệt”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ý Ngài định cho rằng có vô sinh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Có, đó là pháp giới vậy”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ý Ngài lại cho rằng có tà chánh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Chẳng có, khối tà chánh ất ức là điên đảo”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Ngài cho rằng có pháp chẳng sanh sanh chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chẳng có. Nếu là bất sanh thì cứu cánh bất sanh”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Ý Ngài cho rằng pháp bất sanh có phân biệt chăng?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Chẳng có. Thưa Đại Sĩ”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Thưa Tôn giả! Như là chẳng có ấy, cớ sao lại nói tất cả chúng sanh chẳng phải Như Lai. Nếu là như vậy thì ai là chúng sanh ai là Như Lai?”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi đã trước hiểu nghĩa như vậy, vì hiển thị trí huệ mà hỏi như vậy .

Thưa Đại Sĩ! Nếu ai chẳng hiểu ý của Ngài nói, các chúng sanh ấy sẽ đọa địa ngục, tại sao, vì sanh phỉ báng vậy”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Thưa Tôn giả! Pháp như vậy không người nào có thể phỉ báng, không người hay thọ nhận. Tại sao, nếu có phỉ báng nhận thọ, thì nên biết người ấy cũng sẽ được pháp như vậy.

Thưa Tôn giả! Như đối với đại lực sĩ, những kẻ yếu kém chẳng thể sanh nghi. Pháp của tôi cũng vậy. Nếu người chẳng ở chỗ vô lượng chư Phật trồng thiện căn thì trọn chẳng thể nghi được, chẳng thể thọ trì được”.

Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Thưa Đại Sĩ! Như tôi hiểu nghĩa lới nói của Ngài thì nếu có người hay tin thuận pháp ngũ như vậy hơn vô lượng kiếp hành đàn Ba la mật, thì Ba la mật, nhẫn Ba la mật, tiến Ba la mật, thiên Ba la mật, thế gian huệ Ba la mật”.

Đức Phật nói: “Lành thay lành thay! Như lời Xá Lợi Phất nói, nếu ai tin hiểu những lời như vậy, thì nên biết người ấy đã ở nơi vô lượng a tăng kỳ kiếp tu hành sáu Ba la mật như vậy. Nếu người chẳng thể tin được lời nói ấy thì chẳng thể được Phật thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu người có thể tin thì được Phật thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề.

– Nầy Xá Lợi Phất! Ta nhớ thuở trước trong vô lượng kiếp tu lục Ba la mật, vì chẳng thể tin lới nói như vậy nên chẳng được thọ ký, chẳng thành Vô Thượng Bồ Ðề. Về sau ta tin rồi liền được thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề.

Vì thế nên biết rằng nếu người có thể tin hiểu lời nói ấy liền được thọ ký thành Vô Thượng Bồ Ðề”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Do phần gì mà được thọ ký thì nghĩa ấy chẳng đúng, tại sao, vì là diệt pháp vậy. Nếu là phần vị lai mà được thọ ký thì nghĩa ấy cũng chẳng đúng, tại sao, vì chưa sanh vậy. Nếu là phần hiện tại mà được thọ ký thì cũng chẳng đúng, tại sao, vì chẳng nói được vậy. Nếu ba phần không có thọ ký ấy, sao lại nói rằng Bồ Tát thọ ký”.

Đức Phật nói: “Nếu Ðại Bồ Tát tin bất khả thuyết, biết bất khả thuyết, nói bất khả thuyết, nơi bất khả thuyết chẳng sanh lòng kinh sợ, biết bất khả thuyết và sắc hai pháp ấy không có sai biệt, thọ tưởng hành thức, nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý, Phật Pháp Tăng Tam bữu, sanh tử giải thoát, pháp giới bất khả thuyết, những hai pháp ấy cũng đều không có sai biệt, đây gọi là Bồ Tát được nhẫn nhục phần, vô sanh phần, vô xuất phần, vô thủ phần, vô phần, vô hữu phần, vô tác phần, được đầy đủ thành tực những phần như vậy, nơi tất cả pháp chẳng sanh hai tướng hai tâm hai ý hai phần hai duyên.

Nếu có Bồ Tát có thể quán như vậy thì gọi là bất khứ bất lai bất trụ. Vì bất trụ nên không sở tác, vì không sở tác nên không nguyện cầu, vì không nguyện cầu nên chẳng đoạn chẳng thường, nếu không đoạn thường tức là trung đạo, nếu trung đạo tức là mười hai nhơn duyên, mười hai nhơn duyên không tác không cầu. Do vì nghĩa như vậy nên gọi là thậm thâm. Chẳng sanh mà sanh chẳng xuất mà xuất, do nghĩa nầy lại gọi là thậm thâm. Không có tác giả không có thọ giả, do nghĩa nầy lại gọi là thậm thâm.

Ví như ngọn lửa từ nhơn duyên lành, không có tác giả không có thọ giả. Lửa ấy tắt rồi không có chỗ đi không có chỗ đến. Tất cả các pháp cũng như vậy, không có tác giả không có thọ giả.

– Nầy Bất Khả Thuyết! Nếu Bồ Tát có thể biết được như vậy, nên biết người ấy được thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề”.

Lúc Phật nói pháp ấy, có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn. Được nhẫn rồi, chư Bồ Tát ấy thăng lên hư không cao bằng bảy cây đa la chắp tay cung kính nói kệ rằng:

Nếu hay quán sắc ấm phần nầy
Và bất khả thuyết không hai tướng
Người nầy liền được trí bình đẳng
Cũng như Phật trước đã chứng được
Quán bốn ấm thọ tưởng hành thức
Cũng không sắc ấm không có hai
Chơn thiệt biết rõ bất khả thuyết
Liền được thọ ký như Phật trước
Và tất cả pháp không hai tướng
Không tiếng không chữ không có tiết
Vì vậy các pháp bất khả thuyết
Bất khả thuyết phần tam thế phần
Tức là nhứt phần không sai biệt
Thiệt tánh chơn tướng đều bình đẳng
Quán như vậy là chơn Bồ Tát
Tham dục sân hận và ngu si
Không vô tướng nguyện đều bình đẳng
Sanh tử Niết Bàn không sai biệt
Phật Pháp Tăng cũng không có hai
Nghĩa của các pháp bất khả thuyết
Không có sanh diệt như hư không
Không tác không thọ như ngọn lửa
Có duyên thì sanh không duyên diệt
Diệt rồi không có chỗ đến đi
Tất cả các pháp cũng như vậy
Các pháp đều từ nhơn duyên sanh
Vì nhơn duyên dứt nên gọi diệt
Nếu các pháp bất sanh bất diệt
Cũng lại chẳng thường cũng chẳng đoạn
Tức là thậm thâm thập nhị duyên
Còn chẳng theo duyên mà xuất sanh
Vốn không có sanh mà nay sanh
Vốn không có xuất mà nay xuất
Không có tạo tác không thọ giả.
Không có các nhơn và quả báo
Cũng chẳng phải có chẳng phải không
Chẳng có thử bỉ hai thứ tướng
Cũng chẳng tại nội chẳng tại ngoại
Tức là thậm thâm thập nhị duyên
Pháp ấy vốn không mà nay có
Pháp có rồi sau trở lại không
Nếu là pháp có tam thế nhiếp
Tánh tướng nó như trên đã nói
Nếu là nội pháp trung ngoại không
Tánh của ngoại pháp nội trung không
Tất cả các pháp cũng như vậy
Đây là đệ nhứt chơn không nghĩa
Tất cả chúng sanh tâm bổn tánh
Thanh tịnh không nhơ như hư không
Phàm phu chẳng biết tâm tánh không
Nói bị khách phiền não ô nhiễm
Nếu khách phiền não làm tâm nhơ
Trọn chẳng sạch được như hờm bẩn
Vì khách phiền não che chướng tâm
Nói rằng phàm phu tâm bất tịnh
Như tâm tánh ấy là bổn tịnh
Lẽ ra phiền não khách che chướng
Vì vậy nên chẳng được giải thoát
Tâm chẳng sanh được thứ đệ tâm
Tâm chẳng thấy được thứ đệ tâm
Tất cả các tâm từ duyên sanh
Vì vậy thứ đệ tâm chẳng dứt
Có thể thấy biết tâm như vậy
Dường như hư không và tướng huyễn
Người ấy liền được tâm tự tại
Cũng hay thấy rõ thứ đệ tâm
Dường như ảo sư làm ảo tướng
Vô lượng thế nghiệp sư cũng vậy
Như tâm chúng sanh cũng như vậy
Biết rõ thì được tâm tự tại
Nếu người hay được nhẫn như vậy
Dường như ảo huyễn không nhơn duyên
Biết được như vậy chẳng sanh tham
Chẳng do nhơn duyên được giải thoát
Tất cả chúng sanh các tâm tánh
Như Lai nói là tam thế nhiếp
Dường như vật áo không chơn tánh
Tâm các chúng sanh cũng như vậy
Tâm hay biết rõ các chúng sanh
Chúng sanh cũng hay rõ nơi tâm
Tâm chẳng phải sắc chẳng thấy được
Như tâm chúng sanh cũng như vậy
Như chúng sanh tánh chư pháp tánh
Tánh pháp vô vi bất khả thuyết
Như Lai biết rõ chơn pháp tánh
Vì vậy gọi là vô ngại trí
Tất cả phàm phu chẳng thấy biết
Lưu chuyển trong vô lượng sanh tử
Bị vô minh che me chơn thiệt
Chẳng biết như vậy và pháp giới
Tánh của pháp giới như hư không
Tất cả thế gian chẳng nói được
Như Lai tu tập đại từ bi
Trong pháp không chữ mà diễn nói
Dường như thế gian sáu mùi vị
Riêng riêng đều chẳng tự hay biết
Chúng sanh dầu nói ấm giới nhập
Mà chẳng rõ biết tánh tướng nó
Chúng sanh hư không và ảo huyễn
Vì xa lìa tất cả điên đảo
Nên gọi đây là tịnh trí huệ
Như Lai biết rõ tất cả pháp
Không tác không thọ như cỏ cây
Nếu hay quán sát pháp như vậy
Người ấy liền được Vô sanh nhẫn
Nếu có vô lượng chư Bồ Tát
Chúng được Vô sanh nhẫn như vậy
Người ấy liền được vô lượng Phật
Thọ ký Bồ Ðề Vô Thượng đạo
Nếy hay buông bỏ nội ngoại vật
Nhẫn đến chẳng tiếc thân mạng mình
Hay điều tất cả các chúng sanh
Người ấy liền được Phật thọ ký
Nếu hay thanh tịnh các chúng sanh
Đã thanh tịnh rồi chẳng kiêu mạn
Nói các chúng sanh đều thanh tịnh
Do nhơn duyên ấy được thọ ký
Nếu biết các pháp niệm niệm diệt
Vì chúng sanh mà tu nhẫn nhục
Lại hay diễn nói chúng sanh nhẫn
Nhơn nơi nhẫn nầy được thọ ký
Xa lìa ác pháp siên tinh tiến
Tu tập thiện pháp chẳng thôi nghỉ
Lại hay diễn nói siêng tinh tiến
Nhơn tinh tiến mà được thọ ký
Tất cả các pháp bổn tánh tịnh
Bình đẳng không khác như hư không
Lại hay diễn nói bình đẳng ấy
Nhơm tam muội nầy được thọ ký
Nếu hay biết pháp bất khả thuyết
Lúc nói chẳng sanh lòng kinh sợ
Hay dùng phương tiện hóa chúng sanh
Do nơi trí nầy được thọ ký
Lúc bấy giờ Ma vương đem bốn binh chủng, dù là xa binh, mã binh, tượng binh và bộ binh đến chỗ Ðức Phật. Ma vương tự hóa thân làm tượng Tỳ Kheo nói với Bất Khả Thuyết Bồ Tát rằng: “Nầy Đại Sĩ! Ma vương Ba Tuần nay đem bốn binh chủng đến chỗ Phật, nay Ngài muốn sắp đặt phương tiện gì?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nếu ông ấy đến đây tôi sẽ làm cho ổng phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Tỳ Kheo nói: “Nầy Đại Sĩ! Ma vương Ba Tuần ấy đều không có tâm lành làm sao khiến ổng phát tâm Bồ Ðề được?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Tôi sẽ điều phục khiến ổng được tâm lành, được tâm lành rồi do nhơn duyên ấy mà ổng phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Ta sẽ điều phục ổng thế nào? Ta sẽ ở cung Trời Tha Hoá Tự Tại kia làm chủ cảnh giới ấy, cung trời kia sẽ thuộc về ta. Đã thuộc về ta rồi ta sẽ tùy ý mà điều phục họ”.

Ma vương nghe lời ấy lòng rất lo sợ liền muốn lui về mà không thể được, tự nghĩ rằng nay đây ta đã chẳng bị trói lại chẳng thoát được, lại cũng chẳng thể hiện sức thần thông.

Lúc ấy ma vương liền nghe trong hư không có tiếng nói rằng đây là thần thông lực của Bất Khả Thuyết Bồ Tát.

Ma vương liền đến lễ lạy Bất Khả Thuyết Bồ Tát mà sám hối rằng: “Nay tôi bỏ lìa tất cả ma nghiệp”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Ba Tuần! Ai trói buột ông?”.

Ma vương nói: “Thưa Đại Sĩ! Tôi không có trói thả mà chẳng đi được”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát hỏi: “Nầy Ba Tuần! Như nay ông chẳng trói chẳng thả mà chẳng thể đi được, tất cả chúng sanh cũng như vậy, chẳng trói chẳng thả mà chẳng thể đi được. Tại sao, vì bị vô minh ái v.v điên đảo trói buộc mà chẳng được giải thoát.

– Nầy Ba Tuần! Nay ông muốn phá hoại sự trói buộc thì ông phải mau phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Tất cả chúng sanh thành tựu mấy pháp thì có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Chúng sanh thành tựu mười sáu pháp thì có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Những gì là mười sáu pháp? Đó là:

Thường tu thượng tâm mài sáng các căn, siêng làm các thiện pháp trang nghiêm công đức, chí tâm trì giới chẳng sanh lòng hối nhàm. Tu tập đại bi thương xót chúng sanh, tin Phật Thế Tôn có đại từ bi, vì các chúng sanh thọ làm các điều khổ, hay phá các khổ não của chúng sanh, điều phục các căn, có đủ chánh niệm, tâm không kinh sợ, chẳng cầu các cõi, thích cầu Phật trí, chẳng thích Nhị thừa, thọ vui chẳng kiêu, thọ khổ chẳng hối, cung kính bực trí huệ, phá hoại kiêu mạn, biết ơn báo ơn, có đủ sức lực nơi thân hộ trì chánh pháp chẳng dứt Tam bữu. Đây là mười sáu pháp vậy.

– Nầy Ba Tuần! Nếu chúng sanh có đủ mười sáu pháp như vậy, nên biết rằng người ấy có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề”.

Ma vương nói: “Thưa Đại Sĩ! Nếu chúng sanh có đủ các pháp như vậy có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, nay tôi thiệt không có các pháp ấy thì làm sao phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề được”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Như trồng cây là vì bông trái hột. Lúc đầu đầu chưa có, nên biết về sau chắc sẽ được chẳng nghi.

Chúng sanh nếu hướng về Bồ Ðề tâm mà tu hành cũng lại như vậy, dầu chưa hiện hữu mà lần lần sẽ được mười sáu pháp ấy”.

Ma vương nói: “Lành thay lành thay! Thưa Đại Sĩ! Đúng như lời Ngài nói”.

Lúc nói pháp ấy, có ba vạn hai ngàn chư Thiên và thế nhơn phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào là hướng về Bồ Ðề tâm mà tu hành?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Có ba mươi hai pháp hướng về Bồ Ðề tâm mà được tăng trưởng.

Một là chí tâm. Hai là định tâm. Ba là tịnh tâm. Bốn là nguyện dục tâm. Năm là tâm chẳng phóng dật. Sáu là tu tập thiện pháp. Bảy là trang nghiêm xu hướng Vô Thượng Bồ Ðề. Tám là hay dùng tứ nhiếp pháp nhiếp lấy chúng sanh. Chín là thích là phương tiện. Mười là điều phục chúng sanh. Mười một là hay thành thực chúng sanh. Mười hai là có thể biết nhơn duyên. Mười ba là siêng tu tinh tiến. Mười bốn là thân cận thiện hữu. Mười lăm là có đủ tín tâm. Mười sáu là vì có tín tâm bèn sanh lòng hoan hỉ. Mười bảy là cúng dường cung kính Sư trưởng Hoà thượng người có đức. Mười tám là có thể săn sóc người bịnh khổ. Mười chín là có thể thiện tư duy. Hai mươi là như pháp mà trụ. Hai mươi mốt là vì hộ pháp mà chẳng tiếc thân mạng. Hai mươi hai là thành tựu tổng trì. Hai mươi ba là có đủ niệm tâm. Hai mươi bốn là hay nói thâm pháp. Hai mươi lăm là đầy đủ trí huệ. Hai mươi sáu là có đủ các lực. Hai mươi bảy là nguyện muốn Bồ Ðề. Hai mươi tám là chẳng bỏ chúng sanh. Hai mươi chín là tu tập tâm từ bi hỉ xã. Ba mươi là du nơi sanh tử mà chẳng sanh hối. Ba mươi mốt là vì thọ thân mà trang nghiêm trí huệ. Ba mươi hai là biết tất cả pháp chẳng tuyên nói được. Đây là ba mươi hai pháp hướng về Bồ Ðề tâm mà được tăng trưởng.

Bồ Tát có thể tăng trưởng những pháp nầy quyết được Vô Thượng Bồ Ðề.

– Nầy Ba Tuần! Ví như đêm mùa thu, mặt trăng đầu tháng tăng trưởng cũng sáng cũng tịnh. Chúng sanh chưa phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề có đủ ba mươi hai pháp cũng như vậy.

– Nầy Ba Tuần! Bồ Tát nếu có thể đủ ba mươi hai pháp như vậy thì được thân có sắc tướng đẹp, thường được nhơn thiên cúng dường, có thể bỏ tất cả chẳng cầu quả báo, phát đại thệ nguyện, thanh tịnh ba đời, trì giới hoàn toàn thanh tịnh chẳng lậu chẳng phá, tu tập nhẫn nhục, được pháp lành từ nội nghe, vo sanh pháp nhẫn trang nghiêm thiện pháp, thân tâm tịch tĩnh chẳng tham thiện căn, trọn chẳng tu tập ưa thèm các thiền, cũng chẳng tu tập duyên chúng sanh từ. Chỉ tu pháp duyên và vô duyên từ, tu tập đại bi, làm việc làm của người, biết ơn báo ơn chẳng bỏ chúng sanh, thích nghe chánh pháp như chỗ được nghe mà diễn nói. Lúc thuyết pháp không có ý tưởng tham lợi danh, hay điều tự và tha rời lìa tâm tham sân, dùng pháp tứ nhiếp để nhiếp thủ chúng sanh, tu hành hai thứ phước trí trang nghiêm tỳ bà xá na và xa ma tha, đầy đủ niệm tâm thanh tịnh các oai nghi, thành tựu được tứ vô ngại trí, thân khẩu ý ba nghiệp theo nơi trí huệ, tâm trí kiên cố không có thối chuyển, thường làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

– Nầy Ba Tuần! Ví các chúng sanh nhập vào Phật pháp nên hiển thị cácvăn tự âm thanh diễn thuyết. Trong đệ nhứt nghĩa đếu không có văn tự âm thanh diễn nói như vậy. Đây thì gọi là nhứt thiết pháp tánh. Nhứt thiết pháp tánh, tánh ấy chẳng nói được.

Ba Tuần hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Nếu tất cả pháp chẳng nói được ấy, làm sao Bồ Tát phát đại thệ nguyện hướng đến Bồ Ðề?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Ví như hư không tánh vô biên, trong ấy chừng có thể làm ao làm giếng được chăng?”.

Ba Tuần nói: “Chẳng được, Thưa Đại Sĩ!”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Nếu tất cả pháp tánh không có chẳng nói được ấy thì trọn chẳng thể chứng chẳng thể tuyên nói”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào gọi là phát Bồ Ðề tâm?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Biết rõ tham tánh thì gọi là phát tâm. Nếu biết rõ sân, si xan lẫn, tật đố, ám, nhập, giới, vô minh đến sanh lão tử khổ lớn, đây gọi là phát tâm”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Tất cả các pháp có những tánh gì?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Tất cả các pháp, vô xuất là tánh”.

Ma vương hỏi: “Thưa Đại Sĩ! Thế nào là vô xuất?”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát nói: “Nầy Ba Tuần! Luận về vô xuất tức là không có dấu vết của ma. Dấu vết ma ấy tức là ngã và ngã sở. Lìa ngã và ngã sỡ thì gọi là vô xuất.

Giác quán nhơn duyên hành tưởng họp lấy, nói tưởng phi tưởng, sanh diệt thiện ác, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi, thế xuất thế, đây tức là dấu ma. Nếu không các điều ấy tức là vô xuất”.

Lúc nói pháp ấy, có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn.

Trong hư không phát ra tiếng nói: “Lành thay, lành thay, nầy Ba Tuần! Lúc nói pháp ấy có tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn”.

Ma vương hỏi hư không: “Bồ Tát có đủ những pháp gì mà được Vô sanh nhẫn?”.

Tiếng trong hư không đáp rằng: “Người tu tập đầy đủ sáu Ba la mật thì được Vô sanh nhẫn”.

Bất Khả Thuyết Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Ngưỡng mong Như Lai vì chư Bồ Tát mà nói về bất khả thuyết”.

Đức Phật nói: “Nầy Bất Khả Thuyết! Nếu có Bồ Tát lúv hành Đàn Ba la mật, quán thân như ảo huyễn, quán thọ như mộng mơ, quán Bồ Ðề như hư không, lúc làm bố thí chẳng thấy một pháp, đây gọi là Đàn Ba la mật bất khả thuyết.

Nếu Bồ Tát quán giới và giới địa, hủy giới và hủy giới địa, quán các chúng sanh không có ngã tánh, quán chư pháp tánh, đây gọi là trì giới chẳng hủy phá giới, đủ giới rồi chẳng phát ba nhãn: một trì giới nhãn, hai phá giới nhãn, ba Bồ Tát nhãn, dầu trì giới mà chẳng cầu một pháp, chẳng thấy Bồ Ðề quá khứ vị lai hiện tại. Đây gọi là lúc hành Giới Ba la mật bất khả thuyết .

Nếu Bồ Tát quán các chúng sanh bất sanh bất xuất mà tu nhẫn nhục, quán Bồ Ðề chúng sanh và các pháp thảy đều không tịch, trong chúng sanh rỗng không chẳng có tâm giận mừng, cũng lại chẳng hay biết tướng một pháp oán thù mà tu nhẫn nhục, cũng lại chẳng biết xa lìa một pháp mà tu nhẫn nhục, đây gọi là Nhẫn Ba la mật bất khả thuyết.

Nếu Bồ Tát siêng tu hành tinh tiến trọn không thấy có thân khẩu ý ba nghiệp là sanh là diệt mà tu tinh tiến, chẳng hoại pháp giới, vì độ chúng sanh mà tu trang nghiêm hư không vô ngã chẳng sanh lầm loạn. Ví muốn đầy đủ tất cả Phật pháp mà hành trang nghiêm, nghe nói Phật pháp tức là không có pháp, trong sự ấy chẳng sanh lòng kinh sợ, thanh tịnh trang nghiêm má quán đó như hư không, cũng chẳng trang nghiêm chuyển chánh pháp luân, tại sao, vì tất cả các pháp chẳng nói được vậy, đây gọi là Tiến Ba la mật bất khả thuyết

Nếu Bồ Tát tu Thiền Ba la mật, tu rồi chẳng thấy quá khứ tâm tánh, tịnh bổn tánh rối chẳng thấy trụ xứ, cũng chẳng thấy tâm tham sân si, tâm thượng trung hạ tâm huệ vô tham vô sân vô si, cũng chẳng phân biệt, tại sao, vì như tánh tham sân si thì vô tham vô sân vô si cũng như vậy, quán như vậy rồi cũng nhập thiền định, cũng chẳng có thể bình đẳng, bình đẳng cũng chẳng có thể lấy pháp bất bình đẳng mà làm bình đẳng, cũng chẳng rõ biết ấm giới nhập, thiện ác, tịnh uế, hữu lậu vô lậu, thế gian xuất thế gian, sanh tử Niết Bàn các pháp đối trị, đây gọi là Thiền Ba la mật bất khả thuyết.

Thế nào gọi là chẳng thể tuyên nói Bát Nhã Ba la mật?

Nếu không có huệ hành, không có ngã ngã sở, không có chúng sanh thọ mạng sĩ phu, không có đoạn thường hữu vô các kiến chấp, không có Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, đây gọi là vô hành. Không có tranh tụng không có khứ không có lai đây gọi là tùy theo huệ hành. Rời lìa tối vô minh và ác tà kiến quán pháp như vậy tức là chơn thiệt quán.

– Nầy Bất Khả Thuyết! Lúc hỏa tai khởi lên đốt hết tất cả vô minh nhơn duyên chỉ trừ hư không. Lúc Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật chẳng nói được ấy cũng như vậy, không có nhơn duyên thấy tất cả pháp bổn tánh tận diệt, do phương tiện mà vì chúng sanh nói Niết Bàn, cũng biết chúng sanh không có danh tự do phương tiện nên tuyên nói danh tự, do huệ lực biết quá khứ vị lai nói sanh diệt, dầu biết không có thân tâm mà do phương tiện nên nói thân tâm, dầu biết các pháp chẳng thể tuyên nói mà vì chúng sanh nên phương tiện tuyên nói, dầu biết không có người thí kẻ thọ mà vì phương tiện nên nói bố thí nói thọ lãnh, dầu biết các pháp bổn tánh thanh tịnh mà vì phương tiện nên nói có cấm giới, dầu biết các pháp vốn không tánh sân mà vì phương tiện nên tu nhẫn nhục, dầu biết không có tu không có viễn ly mà vì phương tiện nên siêng tu tinh tiến, dầu biết các pháp bổn tánh tịch tĩnh mà vì phương tiện nên tu hành thiền định, dầu biết không có sanh tử Niết Bàn mà vì phương tiện nên tu tập trí huệ, dầu biết các pháp bổn tánh tự diệt mà vì phương tiện nói Niết Bàn tức là Bát Nhã. Luận về Bát Nhã ấy, không có chữ chẳng nói được, chẳng thể thấy được, chẳng thể nghe được, không có tâm ý thức, chẳng thủ chẳng xả. Chẳng phải ngã ngã sở. Chẳng phải có xứ sở, chẳng phải có hình chất quy củ, chẳng cao chẳng hạ, chẳng phải sắc chẳng phải thấy, chẳng phải đối đãi. Chẳng phải tạo tác, chẳng phải giác, chẳng phải tưởng, không có trụ xứ, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng phải sáng chẳng phải tối, chẳng phải hư không, chẳng phải nội chẳng phải ngoại, chẳng phải làm, chẳng phải có, chẳng phải mập chẳng phải gầy, chẳng phải tăng chẳng phải giãm, bổn tánh thanh tịnh chẳng phải tham sân si, chẳng phải cuồng loạn, không có biên tế, chẳng thể cân lường, đây gọi là Bát Nhã Ba la mật bất khả thuyết”.

Lúc nói pháp ấy, Ma vương Ba Tuần ở nơi trói buộc được mở thoát, lòng rất vui mừng liến nói rằng: “Như nay tôi nghe pháp bất khả thuyết mà được giải thoát. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nghe pháp ấy cũng sẽ như tôi ở trong điên đảo mà được giải thoát, tất cả chúng ma chẳng được tiện lợi”.

Lúc ấy trong đại hội có một vạn hai ngàn chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.

Bấy giờ Tôn giả A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Chánh pháp như vậy gọi tên là gì và phụng trì thế nào?”.

Đức Phật nói: “Nầy A Nan! Kinh nầy gọi là Phương Đẳng Đại Tập, cũng gọi là Bất Khả Thuyết Pháp, cũng gọi là Nhập Nhứt Thiết Phật Pháp Đoạn Nhứt Thiết Phật Sở Hữu Danh Tự.

Nếu có người có thể đảnh đới thọ trì pháp như vậy thì có thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Lúc ấy trong hư không trỗi nhiều kỹ nhạc nhiều hương hoa cúng dường Bất Khả Thuyết Bồ Tát, Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách.

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Tông giả A Nan đại chúng Bồ Tát, Thanh Văn, Nhơn, Thiên đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.