Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya

Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya

Trương Văn Chiến 34

Chương XVII
Phẩm Bốn Mười Bài Kệ

-ooOoo-

  1. Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Điều này cha muốn hỏi Ves-san …,

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên, về việc giáo giới vua Kosala.

Bấy giờ vị vua này đến nghe thuyết pháp và bậc Đạo Sư bảo vua như sau:

– Thưa Đại vương, một vị vua phải cai trị vương quốc chân chánh, vì bất cứ khi nào các quân vương bất chánh thì quần thần cũng bất chánh theo.

Và khi giáo giới vua theo Chánh đạo như đã kể trong Chương Bốn, Ngài nêu ra những khổ đau liên hệ đến việc theo ác đạo, hoặc hạnh phúc liên hệ đến việc từ bỏ ác đạo và trình bày đầy đủ chi tiết nỗi bất hạnh phát sinh từ dục lạc, vừa so sánh dục lạc với cơn mộng hoặc đại loại như thế, Ngài vừa bảo:

– Trong trường hợp những người ở đời này:

Không bạc tiền mua chuộc được Tử thần,

Không từ tâm làm lắng dịu Ma quân,

Không ai thắng trong chiến trường Thần chết,

Vì tất cả đều có ngày tiêu diệt.

Và khi bước sang thế giới bên kia, trừ các thiện nghiệp công đức của riêng mình, con người không có một nương tựa vững chắc nào khác, vì vậy con người cần phải từ bỏ các mối quan hệ hạ liệt, và vì thanh danh của mình, con người không được buông lung phóng dật, mà phải tinh cần thực hành giới luật chân chánh, giống như các vị vua ngày xưa, trước khi Đức Phật ra đời, đã an trú vào lời dạy của các bậc trí, cai trị đúng pháp và lúc từ trần đạt đến cõi thiên.

Và theo lời thỉnh cầu của vua, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại không có con kế vị, và lời vua cầu xin vương tử hoặc công chúa đều không được đáp ứng. Bấy giờ một hôm vua cùng đám quần thần hộ tống đông đảo đến ngự viên, và sau khi du hí nữa ngày trong vùng ấy, ngài bảo trải sàng tọa cho ngài nằm dưới gốc cây Sàla vương giả. Sau một giấc ngủ trưa ngắn, ngài thức dậy và nhìn lên cây Sàla, ngài thấy một tổ chim trên đó. Vừa chợt thấy nó, một ước muốn chiếm tổ chim kia nảy sinh trong lòng, ngài truyền gọi một vị hầu cận đến bảo:

– Hãy trèo lên cây xem thử có gì trong tổ không?

Người ấy trèo lên, thấy có ba quả trứng trong đó, liền trình vua. Ngài phán:

– Vậy khanh hãy cẩn thận đừng thổi hơi vào chúng. Ngài bảo.

Rồi trãi một ít vải trong một cái hộp, ngài dặn người ấy đi xuống nhẹ nhàng, và đặt trứng vào trong đó.

Khi trứng đã được đưa xuống xong, ngài cầm hộp đến hỏi đám cận thần xem các trứng này thuộc giống chim gì. Họ đáp:

– Chúng thần không biết, song đám thợ săn sẽ biết.

Vua truyền gọi các thợ săn đến hỏi. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, một trứng chim cú, một trứng khác là chim may nha và trứng thứ ba là chim anh vũ hét.

– Có ba loại trứng khác nhau trong một tổ chim ư?

– Tâu Đại vương, phải, khi không có gì đáng lo ngại thì vật gì được khéo sắp đặt sẽ không hư hoại được.

Vua đẹp ý bảo:

– Chúng nhất định sẽ là các con trẫm.

Rồi giao ba quả trứng cho ba vị quan trong triều chăm sóc, ngài bảo:

– Đây sẽ là các con trẫm. Các khanh hãy cẩn thận chăm nom chúng và khi nào chim non nở ra khỏi vỏ, hãy báo tin cho trẫm.

Ba vị chăm sóc trứng rất chu đáo. Trước tiên trứng chim cú được ấp nở và vị quan đầu đi tìm một người thợ săn bảo:

– Hãy xem chim non này thuộc giống gì, nó là chim trống hay mái.

Khi kẻ ấy xem xét xong, tuyên bố đó là chim trống, vị quan đến trình vua:

– Tâu Đại vương, một vương nhi đã ra đời.

Vua hài lòng, ban thưởng ông nhiều vàng bạc và bảo:

– Hãy chăm sóc các con trẫm cẩn thận và đặt tên nó là Vessantara.

Rồi ngài bảo ông ra về. Ông làm những việc được giao.

Sau đó vài hôm, trứng chim Maynah được ấp nở, vị quan thứ hai cũng vậy, sau khi bảo một thợ săn xem xét nó và nghe đó là chim mái, liền đi tâu trình vua một công chúa ra đời. Vua đẹp ý ban thưởng nhiều vàng bạc và bảo:

– Hãy chăm nom con gái trẫm thật cẩn thận và đặt tên nó là Kundalini.

Ngài lại bảo ông ra về. Ông cũng làm những việc được dặn.

Sau đó vài hôm nữa, trứng chim anh vũ được ấp nở và vị quan thứ ba, sau khi được người thợ săn xem xét kỹ, nói đó là chim trống, liền đi tâu vua một vương tử mới ra đời. Vua hoan hỷ ban thưởng rộng rãi và bảo:

– Hãy làm lễ tôn vinh vương tử của trẫm thật long trọng và đặt tên nó là Jambuka.

Rồi ngài bảo ông ra về. Ông làm theo lời dặn.

Ba con chim này lớn lên trong nhà ba vị quan ấy giữa mọi lễ nghi thích hợp với hoàng gia. Vua thường gọi chúng là “con trai trẫm”, “con gái trẫm”.

Các triều thần thường nói đùa với nhau:

– Hãy xem chúa thượng làm kia: ngài cứ đi quanh nói chuyện về bầy chim như các con của ngài vậy.

Vua suy nghĩ: “Quần thần nầy không biết mức độ trí tuệ của các con ta. Ta muốn chứng tỏ việc nầy cho họ thấy.”

Vì thế ngài truyền một vị cận thần đến bảo Vessantara:

– Phụ vương muốn hỏi vương tử một câu. Vậy khi nào ngài có thể đến hỏi được?

Vị ấy đến chào Vessantara và đưa lời vua truyền. Vessatanra mời vị quan chăm sóc mình đến và nói:

– Họ bảo phụ vương ta muốn hỏi ta một câu. Khi ngài đến, chúng ta phải bày tỏ tất cả lòng tôn kính đối với ngài.

Và chim hỏi thêm:

– Vậy khi nào phụ vương có thể đến?

Vị quan đáp:

– Xin mời Đại vương đến vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay.

Vessatara nghe vậy liền bảo:

– Xin mời phụ vương đến vào ngày thứ bảy kể từ nay.

Cùng với những lời này, chim bảo ông ra về. Ông đi đến trình vua. Vào ngày thứ bảy, vua truyền đánh trống khắp kinh thành và đi đến nhà vương nhi của ngài đang cư ngụ.

Vessatara tiếp đãi phụ vương vô cùng cung kính và tỏ ra hết lòng quý trọng ngài cả đám nô tỳ và gia nhân. Sau khi vua ngự yến tiệc tại nhà Vessatara và thọ hưởng mọi sự chiêu đãi trọng thể, ngài ra về cung thất của ngài.

Sau đó ngài truyền dựng một cái đình lớn trong sân chầu và truyền đánh trống khắp kinh thành báo tin xong, ngài ngự vào cái đình nguy nga lộng lẫy được quần thần đông đảo vây quanh, rồi bảo một vị quan đưa Vessatara đến yết kiến ngài. Vị ấy đặt Vessantara lên một kim đôn. Con chim đậu lên lòng phụ vương và chơi với ngài, xong bay qua đậu lên kim đôn ấy.

Rồi giữa đám quần thần, vua ngâm vần kệ đầu hỏi chim về phận sự quân vương:

  1. Điều nầy cha muốn hỏi Ves-san,
    Cầu chúc cho con yêuđược lạc an:
    Với một vị vua mong trị nước,
    Sống sao tốt đẹp nhất trần gian?

Vessantara không trả lời trực tiếp câu hỏi trên, mà khiển trách vua cha về tính buông lung phóng dật, và ngâm vần kệ thứ hai:

  1. Kam-sa, chúa tể xứ Kà-si,
    Phóng dật buông lungđã lắm khi,
    Thúc dục con, dùđầy nhiệt huyết,
    Phải luôn tỏ nhiệt huyết tràn trề.

Chim khiển trách vua qua vần kệ này và bảo:

– Tâu Đại vương, một vị vua phải cai trị đất nước đúng Chánh pháp và tuân thủ ba chân lý này.

Rồi chim ngâm các vần kệ nói về phận sự quân vương:

  1. Trước hết vị vua phải vứtđi,
    Mọi điều giả dối, giận, khinh khi,
    Phải làm những việc cần hànhđộng,
    Nếu chẳng làm xong, sẽ lỗi thề.

    4. Nếu trước kia đi lạc hướng tà,
    Vì tham sân hướng dẫn đường vua,
    Rõ ràng phải sống ăn năn tội,
    Luyện tập để đừng phạm lỗi xưa.

    5. Khi vua trị nước quá buông lung,
    Đối với thanh danh, chẳng thật chân,
    Mọi sự phồn vinh đều biến mất,
    Chỉ còn ô nhục với hôn quân.

    6. Thần nữ Cát tường với Vận may,
    Khi con hỏi, đã đáp như vầy:
    “Chúng ta thích hạng người can đảm,
    Nghị lực, thoát ly tật đố này”.

    7. Rủi ro luôn phá hoại phồn vinh,
    Thích những người làm các ác hành,
    Những kẻ nhẫn tâm đầy độc ác,
    Trong tâm ganh tỵ cứ dần sinh.

    8. Thân thiết mọi người, tấu Đại vương,
    Để cho mọi sự được an toàn,
    Tránh xa Vận rủi, song làm chỗ,
    An trú Vận may thật vững vàng.

    9. Con người tốt số lại can trường,
    Ngự trị Kà-si, chính phụ vương,
    Tiêu diệt địch quân từ gốc ngọn,
    Hiển nhiên sẽ đạt đại vinh quang.

    10. Thiên chủ Ska-ka mãi ngắm trông,
    Tấm lòng can đảm ở phàm nhân,
    Vì ngài giữ vững lòng can đảm,
    Nhận thức đó là chính thiện lương.

    11. Thác-bà, Thiên chúng lẫn loài người.
    Ca ngợi minh quân ấy hết lời,
    Các bậc thần linh đều ủng hộ
    Tán dương nhiệt huyết lẫn anh tài.

    12. Nỗ lực làm bao việc chánh chân,
    Dù ai phỉ báng, chẳng buông lung,
    Chuyên tâm tinh tấn làm điều thiện,
    Phóng dật chẳng mong đạt phước phần.

    13. Đây là phận sự của quân vương,
    Dạy bảo phụ vương bước đúng đường,
    Đủ đạt phước phần cho thiện hữu
    Hoặc mang sầu não đến cừu nhân.

Như thế chim Vessantara đã khiển trách vua phóng dật trong một vần kệ, rồi ngâm mười một vần kệ nữa để trả lời câu hỏi của vua với vẻ kỳ diệu của một vị Phật. Tâm quần chúng tràn đầy thích thú lẫn kinh ngạc chưa từng có và vô số tiếng reo tán thán vang dậy.

Vua xúc động với niềm hân hoan liền hỏi quần thần phải làm gì cho vương tử vì đã nói như vậy. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, vương tử phải được phong chức đại tướng quân.

– Tốt lắm, trẫm ban cho vương tử chức đại tướng. Ngài phán.

Và Ngài bổ nhiệm Vessantara vào chức vụ còn trống ấy.

Từ đó về sau, ở địa vị, vương tử thực hành mọi ước của phụ vương. Đến đây chấm chuyện về câu hỏi chim Vessantara.

*

Sau vài ngày nữa, cũng như trước kia, vua gởi thông điệp đến Kundalinì, và vào ngày thứ bảy, ngài ngự đến thăm chim con rồi trở về cung, ngự giữa ngôi đình và truyền đưa Kundalinì đến yết kiến ngài. Khi chim này đã đậu trên kim đôn, ngài ngâm vần kệ hỏi chim về phận sự quân vương:

  1. Kun-da-li, áiđiểu hoàng gia,
    Con hãyđáp câu hỏi của cha:
    Kẻ muốn lên ngôi vua trị nước,
    Sống sao tốt nhất cõi người ta?

Khi vua cha hỏi chim về phận sự của một quốc vương như thế, chim con đáp.

– Tâu phụ vương, con chắc phụ vương muốn thử con vì nghĩ rằng: “Nữ nhi có thể bảo ta việc gì nào?”. Vậy con xin đáp lời phụ vương bằng cách đặt mọi phận sự quân vương vào đúng hai phương châm.

Và chim ngâm các vần kệ sau:

  1. Vấnđề được đặt, hỡi thân bằng,
    Trong cặp phương châm thật rõ ràng:
    Gìn giữ những gì ta phảiđạt,
    Tránh xa những việc chẳng nên làm.

    16. Quốc sư hãy chọn các hiền nhân,
    Thấy lợi ích vua thật rõ ràng,
    Không phóng đãng và không phí phạm,
    Thoát ly cờ bạc, rượu say nồng.

    17. Người vậy hộ phòng vua chánh chân,
    Nhiệt tình bảo vệ các kho tàng,
    Như người điều ngự vương xa ấy,
    Lèo lái giang sơn đến phú cường.

    18. Luôn trị thần dân thật khéo khôn,
    Giữ gìn đúng đắn các kho lương,
    Đừng giao kẻ khác cho vay mượn,
    Phải tự mình làm đúng kỷ cương.

    19. Những ích lợi hay việc hại mình,
    Đại vương phải biết thật phân minh,
    Phải chê trách kẻ mang lầm lỗi,
    Khen thưởng những người thật xứng danh.

    20. Và chính bản thân, tấu Đại vương,
    Dạy thần dân mọi nẻo hiền lương,
    Kẻo e quốc độ cùng tài sản,
    Phải hóa mồi quan lại ác gian.

    21. Canh phòng hành động của vua quan,
    Cẩn thận, đừng nên quá vội vàng,
    Vì kẻ ngu làm không nghĩ ngợi,
    Về sau chắc chắn sống ăn năn.

    22. Ta chẳng bao giờ được hận sân,
    Vì chưng sân hận vỡ tràn lan,
    Liền đem nguy hại cho vua chúa,
    Đánh bại người kiêu mạn nhất trần.

    23. Phải biết chắc rằng bậc Đại vương,
    Đừng đưa dân chúng bước sai đường,
    E rằng tất cả người nam nữ,
    Sa đọa vào trong biển khổ buồn.

    24. Khi vua dứt bỏ mọi lo toan,
    Dục lạc là nguồn sống bản thân,
    Tài sản, kho tàng đều mất hết,
    Chỉ còn ô nhục với hôn quân.

    25. Đây là nhiệm vụ của quân vương
    Chỉ dạy phụ vương bước đúng đường,
    Thực hiện chuyên tâm toàn thiện nghiệp,
    Chống điều quá độ, thói hoang toàng,
    Hộ phòng giới hạnh, vì lầm lỗi
    Luôn dẫn đến đau khổ đoạn trường.

Như vậy Kundalinì cũng dạy phận sự quân vương trong mười một vần kệ. Vua thích thú hỏi quần thần:

– Phải ban thưởng gì cho ái nữ của trẫm vì đã nói như vậy?

– Tâu Đại vương, ban chức thủ ngân khố.

Và ngài chỉ định Kundalinì vào địa vị còn trống ấy. Từ đó chim này giữ chức vụ trên và làm việc cho vua.

Đến đây chấm dứt chuyện về câu hỏi chim Kundalinì.

*

Sau chừng vài ngày, cũng như trước kia, vua truyền sứ giả đến gặp bậc trí điểu Jambuka, rồi khi ngài đến viếng nhà con vào ngày thứ bảy và đã được chiêu đãi trọng thể tại đó, ngài trở về cung và cũng như trên, ngài ngự vào bảo tọa giữa đình. Một vị triều thần đặt bậc trí điểu Jambuka trên một kim đôn rồi đến mang kim đôn lên đầu mình.

Chim anh vũ thông thái ngồi trong lòng phụ vương, chơi với ngài rồi sau cùng đậu trên kim đôn ấy. Khi đó vua ngâm vần kệ hỏi chim:

  1. Chúng tađã hỏiđủ hoàng huynh,
    Công chúa Kun-da-li đẹp xinh,
    Đến lượt Jam-bu-ka hãy nói,
    Cho cha biết lực tối cao minh.

Như vậy vua, trong lúc đặt vấn đề với bậc Đại Sĩ, đã không hỏi theo cách vua đã hỏi hai chim kia, mà hỏi theo một cách đặc biệt. Lúc ấy con chim thông thái bảo ngài:

– Tốt lắm, tâu phụ vương, xin hãy lắng nghe kỹ, con sẽ trình phụ vương tất cả.

Rồi giống như một người đặt chiếc túi đựng một ngàn đồng tiền vào một bàn tay mở rộng, chim bắt đầu thuyết giảng phận sự của quân vương:

  1. Giữa bao người vĩđại trên trần,
    Năm lực này, ta thấy rõ ràng:
    Sức mạnh tứ chi là thấp nhất,
    Kế là quyền lực của kim ngân.

    28. Thứ ba là lực của lời khuyên,
    Giai cấp hiển nhiênđệ tứ quyền,
    Tất cả điều này, người có trí,
    Sẽ đều công bố thật đương nhiên.

    29. Lực tối ưu trong các lực này,
    Khả năng trí tuệ chính là đây,
    Nhờ vào uy lực này, người trí,
    Thành tựu phần mình tốt đẹp thay.

    30. Ví thử quốc gia đại phú cường,
    Rơi vào tay của một ngu nhân,
    Một người khác sẽ dùng cường bạo,
    Chiếm nước, gây bao nỗi oán hờn.

    31. Dù quân vương quý tộc cao sang,
    Phận sự chính là ngự trị dân,
    Vua ấy quả là rất khó sống,
    Nếu vua chứng tỏ trí ngu đần.

    32. Trí tuệ xét xem các việc làm,
    Làm cho danh vọng mãi tăng dần,
    Người nào trí tuệ đầy thông thái,
    Vẫn thấy vui dù gặp khổ buồn.

    33. Không ai sống phóng dật buông lung,
    Lại có thể nào đạt trí thông,
    Nhưng phải theo lời khuyên bậc trí,
    Nếu không, sẽ mãi mãi ngu đần.

    34. Ai dậy sớm, luôn giữ đúng thời,
    Chuyên tâm không mỏi mệt, vui tươi,
    Làm bao phận sự đang mời gọi,
    Chắc chắn thành công ở giữa đời.

    35. Ai hướng tâm vào việc tổn thương,
    Hoặc hành động với trí buông lung,
    Việc gì kẻ ấy hòng theo đuổi,
    Cũng chẳng thể nào đạt ước mong.

    36. Song ai không mỏi mệt, chuyên cần,
    Theo đuổi đường đời thật chánh chân,
    Chắc chắn sẽ đạt thành trọn vẹn,
    Bất kỳ công việc họ đang làm.

    37-38. Hộ phòng bảo vệ các kho tàng,
    Là tạo nguồn tài lợi lớn dần,
    Đây chính những điều con ước muốn,
    Phụ vương hãy tạc dạ ghi lòng;
    Vì do ác nghiệp, người ngu trí,
    Cũng giống như nhà lau sậy rỗng không,
    Sụp đổ tan tành trong chốc lát,
    Đằng sau để lại cảnh tiêu vong.

Như vậy qua các vấn đề này, Bồ-tát ca ngợi năm uy lực, vừa tán dương uy lực của trí tuệ, như người dùng lời nói gõ vào mặt trăng, ngài khuyến giáo vua trong mười một vần kệ.

  1. Với song thân, hỡiđấng Anh quân,
    Phận sự thi hành thật chánh chân,
    Như vậy, sống theođời chánh trực,
    Đại vương sẽ đến cõi thiên đường.

Sau khi ngâm các vần kệ về nếp sống chân chánh, Bồ-tát lại ngâm vần kệ kết thúc để khuyến giáo vua thêm nữa:

  1. Đây là phận sự của quân vương,
    Dạy bảo phụ vương bướcđúng đường,
    Theo trí tuệ và luôn hạnh phúc,
    Hiểu điều chân lý thật hoàn toàn.

Như vậy bậc Đại Sĩ đã thuyết Pháp với tất cả vẻ kỳ diệu của một vị Phật, chẳng khác nào đem dải Thiên hà từ trời xuống. Quần thần tỏ ra vô cùng kính trọng ngài và vô số tiếng hò reo tán thán vang dậy. Vua hân hoan hỏi đám quốc sư:

– Làm sao để vương tử của trẫm, bậc trí điểu Jambuka với chiếc mỏ như quả hồng đào tươi mát, được phần thưởng vì đã nói như thế?

– Tâu Đại vương, xin ban chức thống soái.

– Thế thì trẫm sẽ ban cho con trẫm chức vụ ấy.

Vua phán rồi chỉ định vương nhi vào chức vụ còn trống ấy. Từ đó về sau, ở địa vị thống soái, ngài thi hành các mệnh lệnh của phụ vương.

Cả ba chim con đều được tôn vinh trọng thể và cả ba đã khuyến giáo các vấn đề thế sự cũng như thánh sự. Vua an trú vào lời giáo giới của bậc Đại Sĩ, chuyên bố thí làm các thiện sự khác, nên được sinh làm thiên giới.

Sau khi cử hành tang lễ của vua, quần thần nói với ba con chim con:

– Tâu Chúa công Jambu, tiên vương đã ra lệnh giương chiếc lọng hoàng gia lên che Chúa công.

Bậc Đại Sĩ đáp:

– Ta không cần vương quốc, các vị hãy chuyên tâm tỉnh giác lo việc trị nước.

Sau khi an trú quốc dân vào giới đức, ngài bảo:

– Hãy thực hành công lý.

Rồi ngài truyền đem cách xử án công bằng khắc vào một tấm bảng vàng, và biến mất vào rừng.

Lời giáo huấn của ngài đã tiếp tục có hiệu lực trong bốn mươi ngàn năm.

*

Bậc Đạo Sư giảng Pháp thoại này làm phương tiện giáo giới vua và nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy, vua là Ànanda (A-nan), Kundalinì là Uppalavannà (Liên Hoa Sắc), Vessantara là Sàriputta (Xá Lợi Phất) và chim Jambuka chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyệnđại nhân thiện xạ Sarabhanga (Tiền thân Sarabhanga)

Vòng vàng, xiêm áo thật cao sang …,

Câu chuyện này bậc Đạo Sư trong lúc trú tại Trúc Lâm về sự diệt độ của Tôn giả Trưởng lão Mahàmoggallàna (Đại Mục Kiền Liên).

Còn về phần Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất), sau khi được Đức Như Lai chấp thuận trong thời Ngài trú tại tịnh xá Kỳ Viên, Tôn giả liền đi đến làng Nàla và nhập diệt tại đó, ngay chính trong phòng xưa kia Tôn giả sinh ra đời. Bậc Đạo Sư nghe tin Tôn giả này nhập diệt liền đến thành Ràjagaha (Vương Xá), trú tại Veluvana (Trúc Lâm). Lúc ấy có một Trưởng lão trú ở đó, ngay trên sườn núi Isigili (chư Thánh sơn) tại Hắc Thạch động. Tôn giả này khi đắc Thánh quả, nhờ thần thông có thể lên trời hay xuống địa ngục.

Trên thiên giới, Tôn giả này thấy một vị đệ tử của đức Phật thọ hưởng đại quyền lực; còn trong hạ giới, Tôn giả lại thấy đệ tử của đám ngoại đạo tà giáo chịu đau khổ kinh hồn, nên khi trở về cõi nhân gian, Tôn giả kể cho mọi người nghe chuyện trên một cõi thiên kia, có một Tỷ kheo này hay Tỷ kheo ni nọ được tái sinh thọ hưởng vinh quang cao trọng, còn trong những kẻ theo ngoại đạo tà giáo lại có người thác sinh vào địa ngục hay các đọa xứ đầy đau khổ khác.

Dân chúng hoan hỷ lời dạy của Tôn giả này, bác bỏ lời tà thuyết ngoại đạo. Họ bày tỏ sự tôn kính trọng đại đối với các đệ tử của đức Phật, còn lòng kính trọng đối với các ngoại đạo sư giảm dần. Bọn ấy sinh lòng căm hận vị Trưởng lão này, bảo nhau:

– Bao lâu lão này còn sống, là còn nhiều chia rẽ giữa đám tín đồ của ta. Lòng tôn trọng đối với ta mất dần. Vậy ta phải giết lão đi mới được.

Họ liền đưa một ngàn đồng tiền cho tên cướp thường canh giữ các ẩn sĩ để giết vị này đi, gã liền quyết tâm giết vị Trưởng lão, nên đi đến Hắc Thạch Sơn cùng với đồng bọn đông đảo, vị Trưởng lão khi thấy gã đến liền dùng thần lực bay lên không biến mất. Tên cướp không thấy vị Trưởng lão hôm ấy, đành trở về nhà rồi lại đến trong sáu ngày liền, song vị Trưởng lão vẫn dùng thần thông biến mất dạng như trước.

Vào ngày thứ bảy, một tiền nghiệp do Tôn giả gây ra trong một đời trước, mang theo hậu quả lâu dài ở đời sau, giờ đây đang có cơ duyên xuất hiện để gây tai họa.

Chuyện kể rằng, một thưở xa xưa, vì nghe theo lời vợ mình xúi giục, vị này tìm cách làm cho cha mẹ mình chết đi, đã đem xe chở cha mẹ mình vào rừng, giả vờ như bị bọn cướp tấn công rồi đánh đập song thân. Do tuổi già mắt kém không thấy mọi vật rõ ràng, hai vị không nhận ra chính con mình, cứ tưởng có bọn cướp thật, liền kêu lên:

– Con ơi, bọn cướp đang giết mẹ cha, vậy con hãy trốn đi.

Rồi họ chỉ than khóc vì con mình thôi.

Vị này liền nghĩ: “Dù cha mẹ ta bị ta đánh đập, hai vị chỉ vì ta mà than khóc đó thôi. Ta thật đã làm một việc đáng sĩ nhục”. Vì thế ông an ủi mẹ cha, giả vờ bảo bọn cướp đã bị đánh đuổi đi rồi, và vỗ về tay chân cha mẹ, bảo:

– Xin song thân chớ sợ, bọn cướp trốn cả rồi.

Sau đó ông đem cha mẹ về nhà.

Hạnh nghiệp này mãi từ lâu không tìm được cơ duyên, nhưng vẫn đợi thời, như lòng ngọn lửa ấp ủ dưới tro tàn, bùng dậy bắt lấy Tôn giả này khi tái sinh lần cuối, nên vị Trưởng lão mang nghiệp quá đã chín muồi ấy không thể nào bay lên không được nữa. Thần thông của Tôn giả này ngày xưa đã có lần nhiếp phục Nanda cùng Upananda hai Long vương và làm rung chuyển cả tối thắng điện Vejayanta ở Thiên cung, giờ đây vì chịu nghiệp quả phải suy yếu đi. Thế là tên cướp đập nát xương Tôn giả ra, bắt chịu thứ cực hình gọi là “rơm và bột”, rồi tưởng vị này đã chết, nên cùng đồng bọn bỏ đi.

Nhưng khi Trưởng lão này tỉnh lại liền dùng định lực bao phủ thân mình như đắp y bay lên không trở về yết kiến bậc Đạo Sư, đảnh lễ Ngài và thưa:

– Bạch Thế Tôn! Thọ mạng của con đã tận, con sắp tịch diệt.

Rồi được bậc Đạo Sư chấp thuận. Tôn giả nhập diệt ngay tại chỗ. Vào lúc ấy, sáu cõi thiên giới cùng nổi lên chấn động, chư thiên đồng nhau khóc:

– Đạo Sư của chúng ta đã tịch diệt!

Thiên chúng liền đem hương liệu, tràng hoa ngát mùi hương thiên giới cũng gỗ đủ loại đến và dàn hỏa táng được dựng lên bằng gỗ chiên đàn cùng chín mươi chín bảo vật.

Bậc Đạo Sư bảo Tăng chúng đặt kim thân Tôn giả này vào địa điểm hành lễ, trong lúc Ngài đứng ngay cạnh đó, và suốt trong khoảng một dặm đường quanh dàn hỏa táng, hoa trời rơi xuống như mưa sa, chư Thiên và loài người cũng đứng chen lấn nhau, dự Thánh lễ suốt bảy ngày. Bậc Đạo Sư bảo lượm xá lợi đầy đủ, và dựng đền thờ trong ngôi nhà có gác nhọn tại Trúc Lâm.

Vào lúc ấy trong Chánh pháp đường, Tăng chúng đưa đề tài chuyện ấy ra, bảo nhau:

– Thưa các Hiền hữu, Tôn giả Xá lợi phất vì không diệt độ trong khi yết kiến Như Lai, nên không được hưởng lễ nghi trọng thể từ bàn tay đức Phật, còn Tôn giả Mục Kiền Liên, vì diệt độ cạnh bậc Đạo Sư nên đã được vinh dự cao cả như thế.

Bậc Đạo Sư đến nơi, hỏi các Tỷ kheo đang ngồi đàm luận vấn đề gì, và khi được biết, Ngài bảo:

– Này các Tỷ kheo, không phải chỉ bây giờ, mà cả ngày xưa nữa Mục Kiền Liên cũng nhận được đủ vinh dự từ bàn tay Ta.

Nói xong Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát nhập mẫu thai phu nhân, vị quốc sư của hoàng gia. Sau mười tháng, Ngài sinh ra đời một sáng sớm kia. Lúc ấy một loạt đủ loại binh khí ở kinh thành Ba-la-nại sáng rực trong khoảng mười hai dặm đường. Vị quốc sư ấy, vào hôm hài nhi ra đời, bước ra khỏi cửa nhìn lên trời để tiên đoán số mạng của con và biết rằng hài nhi sinh ra theo một sự kết hợp các vì sao ở thiên giới, về sau chắc chắn sẽ làm thủ lạnh thiện xạ toàn cõi Diêm-phủ -đề.

Vì thế ông vội đi thật sớm đến hoàng cung vấn an vua. Khi vua phán:

– Này Đạo sư, làm sao trẫm an khang được, hôm nay một loạt vũ khí sáng rực lên trong cung.

Ông tâu:

– Xin Đại vương chớ sợ, không những chỉ trong cung mà khắp kinh thành đều thấy ánh sáng của binh khí. Đó là do một hài nhi ra đời trong nhà chúng thần.

– Này Đạo sư, việc ra đời của một hài nhi trong những cơ duyên như thế sẽ đem lại hậu quả gì?

– Tâu Đại vương, không hề gì cả, nhưng sau này hài nhi ấy là thủ lĩnh các thiện xạ trong cõi Diêm-phủ-đề.

– Tốt lành thay, này Đạo sư, hãy khéo chăm sóc hài nhi và khi nó lớn lên, hãy đem nó đến trình diện trẫm.

Nói xong, vua ra lệnh ban một ngàn đồng tiền để nuôi dưỡng hài nhi. Vị quốc sư nhận lãnh đem về nhà.

Vào ngày đặt tên hài nhi, ông gọi hài nhi là Jotipàla (Hộ Minh) vì có ánh sáng của đám binh khí trong lúc hài nhi ra đời.

Hài nhi được nuôi dưỡng rất sang trọng và đến năm mười sáu tuổi, chàng có dung sắc tuyệt hảo. Thân phụ chàng thấy tướng mạo khác thường như vậy liền bảo:

– Này con, con hãy đi đến thành Takkàsilà, và thọ giáo mọi môn học từ một vị danh sư tiếng tăm lẫy lừng thế giới.

Chàng tuân lệnh, đem theo học phí, giã từ song thân rồi lên đường đến đó. Chàng dâng lên một ngàn đồng tiền, làm lễ nhập học rồi bắt đầu thọ giáo, chỉ trong vòng bảy ngày đã đạt đến tuyệt đích.

Vị tôn sư kia hoan hỷ tặng chàng một bảo kiếm của mình, một chiếc cung sừng dê, và một bao đựng tên, cả hai được buộc vào nhau thật khéo, một áo giáp của ông cùng một chiếc mão, rồi bảo chàng:

– Này con Jotipàla yêu quí, ta đã già, vậy con hãy tập luyện đám môn đồ này.

Vị này lại trao cho chàng năm trăm môn đồ.

Bồ-tát nhận lãnh mọi vật xong, tạ từ sư phụ, trở về Ba-la-nại để thăm viếng song thân. Thân phụ nhìn thấy chàng cung kính đứng trước mặt liền hỏi:

– Này con đã học xong chưa?

– Thưa cha, đã.

Nghe chàng trả lời thế, người cha liền vào cung, và trình vua:

– Tâu Đại vương, con trai của tiểu thần đã học hành xong, bây giờ phải làm gì nữa?

– Đạo sư hãy đem chàng vào chầu Thiên tử.

– Tâu Đại vương, xin ban bổng lộc thế nào?

– Cứ ban cho chàng mỗi ngày một ngàn đồng tiền.

Vị quốc sư tuân lệnh ngay trở về nhà gọi con trai ra bảo:

– Này con, con phải vào chầu đức vua.

Từ đó mỗi ngày chàng hưởng một ngàn đồng tiền, và lo phụng sự nhà vua.

Các quan cận thần lộ vẻ bất mãn:

– Chúng ta không thấy Jotipàla làm gì cả, thế mà hưởng một ngàn đồng tiền mỗi ngày, ta muốn xem chàng có biệt tài gì.

Vua nghe họ nói thế liền nói với quốc sư. Ông tâu:

– Tâu Đại vương, xin vâng lệnh.

Rồi ông trở về nhà nói chuyện với con trai.

– Thưa thân phụ, thế thì tốt quá, vào ngày thứ bảy kể từ nay, con sẽ xin trình diễn tài nghệ, xin đức vua triệu tập tất cả xạ thủ trong nước về đây.

Vị quốc sư đi vào cung, tâu vua mọi chuyện chàng nói. Vua truyền lệnh đánh trống khắc kinh thành triệu tập các xạ thủ, khi họ đến đông đủ tính được tất cả là sáu mươi ngàn người. Vua nghe họ đã tề tựu, liền phán:

– Dân chúng khắp kinh thành hãy đến chứng kiến tài nghệ của Jotipàla.

Sau khi cho trống truyền tin ra, ngài ban lệnh chuẩn bị sân chầu, rồi được đám tùy tùng đông đảo theo hầu, ngài ngự lên bảo tọa nguy nga; vừa khi triệu tập mọi xạ thủ xong, ngài cho vời Jotipàla. Dưới lớp y trong, chàng mang cung, bao tên, áo giáp và mão, những vật đã được vị sư phụ tặng chàng trước kia. Chàng lại bảo mang thanh kiếm cho chàng và đến yết kiến vua trong bộ thường phục của chàng, rồi cung kính đứng sang một bên.

Các xạ thủ kia suy nghĩ: “Người ta đồn Jotipàla đến đây cho chúng ta thấy biệt tài của chàng, nhưng chàng đến mà không mang kiếm chứng tỏ chàng muốn nhận kiếm từ tay ta”. Thế rồi họ lại thỏa thuận với nhau sẽ không trao kiếm cho chàng. Vua bảo Jotipàla:

– Hãy cho ta thấy tài nghệ của khanh.

Thế là chàng tung ra một tấm màn giống túp lều quanh chàng, rồi đứng vào trong đó, cởi áo khoác ra, nịt áo giáp trong, xong mang áo giáp ngoài và buộc mão lên đầu. Sau đó, chàng lại giương sợi dây màn san hô trên chiếc cung sừng dê, buộc bao tên sau lưng và thanh kiếm bên sườn trái, chàng xoay tít mũi tên có đầu nhọn đính kim cương trên móng tay chàng, tung bức màn ra và xuất hiện như một vị Long vương vọt lên từ lòng đất với trang phục huy hoàng rực rỡ và đứng đãnh lễ vua.

Quần chúng thầy chàng liền nhảy lên reo hò vỗ tay vang dội. Vua bảo:

– Này Jotipàla, hãy trình diễn tài nghệ của khanh.

Chàng đáp:

– Tâu Đại vương, trong đám xạ thủ này có những người bắn nhanh như chớp, chẻ được cả sợi tóc hay bắn vào một tiếng động mà không cần nhìn thấy, hoặc làm gãy một mũi tên đang rơi. Xin triệu bốn vị đó đến đây.

Vua liền triệu họ ngay.

Bậc Đại Sĩ dựng rạp trên một khoảng đất vuông trong sân chầu bốn góc chàng để bốn xạ thủ ấy đứng, mỗi vị được phát cho ba mươi ngàn mũi tên, bảo người đưa tận tay mỗi vị, còn chính chàng cầm mũi tên có gắn đầu kim cương ấy, đứng giữa rạp nói lớn:

– Tâu Đại vương, xin cho bốn xạ thủ này bắn tên đâm vào tiểu thần. Tiểu thần sẽ gạt hết tên bắn ấy ra ngoài.

Vua ra lệnh cho họ làm như vậy. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, chúng thần bắn tên nhanh như chớp, lại chẻ được cả sợi tóc hay bắn vào tiếng nói mà không cần nhìn thấy, hoặc bắn gãy mũi tên đang rơi, còn Jotipàla chỉ là chàng trai mới lớn, chúng thần không muốn bắn chàng.

Bậc Đại Sĩ bảo:

– Nếu các Ngài bắn được ta thì cứ bắn.

-Đồng ý.

Họ bảo và đồng loạt bắn tên.

Bậc Đại Sĩ gạt chúng tới tấp bằng mũi tên sắt của chàng, bằng đủ cách làm chúng rớt xuống đất, rồi xoay một vòng quanh chúng, chàng chất chúng lên thành một kho đầy tên xếp ăn khớp với nhau, cán khớp với cán, chuôi với chuôi, lông chim với lông chim, cho đến mọi mũi tên của đám xạ thủ được dùng hết cả, chàng thấy vậy mà không muốn đụng vào kho tên kia, chàng liền nhảy lên không đến trước vua.

Dân chúng reo hò vang dậy, la hét nhảy múa vỗ tay, ném cả áo quần đồ trang sức thành một đống của cải châu báu có một trăm mười tám triệu đồng. Lúc ấy vua hỏi:

-Này Jotibàla, khanh gọi xảo thuật này là gì?

-Tâu Đại vương, đó là cách đỡ tên.

-Có nhiều người biết cách ấy chăng?

-Tâu Đại vương, không có ai ngoài tiểu thần trong toàn cõi Diêm-phù-đề.

-Khanh hãy biểu diễn xảo thuật khác đi.

-Tâu Đại vương, bốn xạ thủ kia đứng bốn góc không đâm trúng tiểu thần được. Song nếu họ cứ đứng bốn góc ấy, thần sẽ đâm trúng cả bọn họ chỉ bằng một mũi tên thôi.

Bốn xạ thủ kia không dám đứng đó nữa, vì thế bậc Đại Sĩ dụng bốn cây chuối ở bốn góc, buộc mỗi sợi chỉ đó tía trên phần gắn lông chim của mũi tên rồi chàng bắn mũi tên, nhắm vào một cây chuối. Mủi tên đâm vào cây chuối xong qua đến cây thứ hai, cây thứ ba, thứ tư rồi trở lại cây đầu tiên mà nó đã xuyên thủng lần trước xong, trở về trong tay vị xạ thủ; đồng thời các cây chuối đứng vòng quanh theo sợi chỉ đỏ. Dân chúng lại vang hò reo dậy.

Vua hỏi:

-Xảo thuật này gọi là gì, Jotibàta hiền hữu?

-Tâu Đại vương, đó vòng tròn bị xuyên thủng.

-Thế khanh trổ thêm tài nghệ nữa đi.

Bậc Đại Sĩ liền trình diễn các kiểu bắn tên hình gậy, hình dây thừng, hình bện tóc, và biểu diễn các xảo thuật khác gọi là: bắn tên hình cái đài cao, tên hình ngôi đình, tên hình bức tường, tên hình cầu thang, tên hình hồ nước, và bắn tên hình hoa sen nở khiến chúng rơi rào rào như mưa sa.

Như vậy, chàng biểu diễn mười hai tài nghệ vô song và làm gãy bảy vật lớn vô địch. Chàng đâm thủng một tấm ván gỗ sung dày hai tấc, một tấm gỗ asana dày một tấc, một dĩa đồng dày năm phân, một dĩa sắt dày hai phân, và sau khi đâm thủng một trăm tấm ván ghép vào nhau, lần lượt chàng bắn mũi tên vào phía trước vào các toa xe đựng đầy rơm, cát và ván gỗ, rồi làm cho tên xuyên qua ngã sau; rồi lại bắn phía sau các toa xe, và làm cho tên xuyên qua phía trước.

Chàng bắn mũi tên xuyên qua một khoảng độ hai trăm mét dưới nước và hơn bốn trăm mét trên đất liền, chàng lại chẽ sợi tóc ở cách khoảng một trăm mét, ngay dấu hiệu đầu tiên nó vừa lay động theo gió. Khi chàng biểu diễn mọi kỳ công về tài nghệ này xong, mặt trời vừa lặn.

Lúc ấy, vua hứa ban cho chàng chức tổng lãnh binh và bảo:

– Này Jotipàla, nay đã tối rồi, ngày mai khanh sẽ nhận vinh dự làm đại tướng quân. Hãy đi trang điểm râu ria lại và tắm gội.

Cùng ngày ấy, vua ban cho chàng một trăm ngàn đồng tiền để chi tiêu. Bậc Đại Sĩ đáp:

– Tâu Đại vương, tiểu thần không cần tiền.

Rồi chàng ban một trăm tám mươi triệu đồng tiền ấy cho các vị lãnh chúa và các tùy tùng đi tắm, sau khi đã tô điểm râu tóc, và mặc xiêm y với đủ loại trang sức, chàng thưởng thức cao lương mỹ vị xong, chàng đến nằm nghỉ trên vương tọa, ngủ được hai canh, đến canh cuối cùng chàng thức giấc ngối xếp bằng trên vương tọa, suy nghĩ đến phần khởi đầu, phần giữa và phần cuối việc phô diễn kỳ công về tài nghệ của chàng.

Chàng nghĩ thầm: “Tài nghệ của ta hiển nhiên khởi đầu là chết chóc, phần giữa là thọ hưởng ái dục và cuối cùng là tái sinh vào địa ngục; vì hủy diệt mạng sống và buông lung phóng dật trong việc thọ hưởng dục lạc tội lỗi sẽ đưa đến tái sinh vào địa ngục. Vua ban ta chức đại tướng quân, và uy quyền cao trọng sẽ về tay ta. Ta sẽ có vợ con; nhưng nếu các dục lạc cứ tăng mãi thì thật khó thoát được dục tham. Ta muốn một mình xuất thế đi vào rừng, ta sống đời tu hành khổ hạnh là đúng lắm rồi”.

Bậc Đại Sĩ đứng lên khỏi vương tọa, và không cho ai biết cả, ngài bước xuống từ thượng lầu, ra đường bằng cửa hậu vào rừng một mình, đến một nơi trên bờ sông Godhàvari, gần rừng Kavittha, rộng chừng ba dặm.

Sakka (Đế Thích) Thiên chủ nghe tin ngài xuất gia liền triệu sứ thần Vissakamma đến và bảo:

– Này Hiền hữu, Jotipàla đã xuất gia, và một hội chúng đông đảo sẽ hầu ngài. Vậy hãy dựng am ẩn sĩ bên bờ sông Godhàvari, trong rừng Kavittha và cung cấp đủ vật dụng cần thiết cho đời sống tu hành.

Thiên sứ Vissa kamma tuân lệnh.

Còn bậc Đại Sĩ khi đến nơi, thấy con đường vừa cho một người đi bộ, nghĩ thầm: “Chắc đây là nơi dành cho các vị khổ hạnh trú thân”, rồi đi theo con đường đó, ngài không gặp ai, liền bước vào lều cỏ, chợt thấy vật dụng dành cho đời ẩn sĩ, ngài tự bảo: “Chắc Đế Thích Thiên chủ biết ta đã xuất gia”, rồi cỡi áo khoác, ngài đắp thượng y và hạ y bằng vỏ dà, khoác tấm da hươu lên một bên vai. Ngài buộc các cuộn tóc, khoác lên vai ba giạ thóc, cầm gậy khất sĩ, bước ra khỏi am, leo lên thềm đi đi lại lại.

Như vậy, ngài đã làm vinh quang ngôi rừng bằng vẻ cao đẹp của đời khổ hạnh và sau khi thực hành pháp môn thiền định Kàsina xong, vào ngày thứ bảy kể từ khi xuất gia, ngài chuyên tâm tu tập tám Thiền chứng và năm Thắng trí theo hạnh độc cư, chỉ dùng các thức ăn gì ngài kiếm được và củ quả rừng.

Cha mẹ, thân bằng, bà con quyến thuộc ngài không thấy ngài đâu, đi tìm khắp nơi, lòng buồn phiền thất vọng. Sau đó một sơn nhân đã từng gặp và nhận ra bậc Đại Sĩ trong vùng am thất Kavittha kia, liền đi báo với song thân ngài và họ tâu trình vua. Vua phán:

– Này ta đi thăm chàng ngay.

Rồi cùng với song thân chàng và một đám tùy tùng theo hầu, vua đến bờ sông Goghàvarì theo con đường mà sơn nhân ấy đã chỉ dẫn.

Bồ-tát đến bờ sông, ngồi trên không thuyết Pháp cho hội chúng nghe, sau đó dẫn hội chúng về am, ngài cũng ngồi trên không, giảng rõ cho họ nỗi đau khổ vì tham đắm dục lạc, rồi dạy họ Chánh pháp. Tất cả cùng với vua xuất gia tu hành.

Bồ-tát vẫn tiếp tục sống ở đó cùng hội chúng tu hành chung quanh ngài. Tin ngài ẩn cư tại đó lan rộng khắp cõi Diêm-phù-đề. Vua chúa cùng đám quần thần đến đó sẵn sàng theo lệnh ngài và hội chúng dần dần lên đến hàng người. Hễ ai nghĩ đến tham dục, hay muốn hại người khác, bậc Đại Sĩ liền đi đến, ngồi trên không và thuyết pháp cho người ấy cùng dạy Pháp môn thiền Kàsina.

Bảy đại đệ tử của ngài là Sàlissara, Mendissara, Pabbata, Kàladevala, Kisavaccha, Anusissa va Nàrada. Các vị này nhờ tuân hành lời thuyết giáo của ngài, đều đạt Thiền chứng và đắc Thắng trí viên mãn. Dần dần vùng thảo am Kavittha trở nên đông đúc, không còn chỗ cho các vị ẩn sĩ sống nữa. Bậc Đạo Sĩ liền bảo Sàlissara:

– Này Sàlissara, nơi này không đủ cho các ẩn sĩ ở. Vậy hiền hữu đi cùng hội chúng này đến ẩn cư gần thị trấn Lambacùlaka thuộc thành trì của vua Candapajjota.

Vị này tuân lệnh ấy, đem theo hội chúng hàng ngàn người đến cư trú ở đó. Nhưng nhiều người vẫn đến gia nhập hội chúng khổ hạnh kia, nên thảo am lại đông dần như trước. Bồ-tát nói với Mendissara:

– Trên biên giới xứ Suratha có dòng sông Satodikà, bạn hãy đem chúng ẩn sĩ này đến cư trú trên bờ sông ấy.

Và ngài bảo vị ấy ra đi. Cũng cách ấy, lần thứ ba, ngài gọi Pabbata đến bảo:

– Trong đại lâm có núi Anjana, bạn hãy đến an trú tại đó.

Lần thứ tư, ngài gọi Kàladevala đến bảo:

– Phía nam quốc độ Avanti là núi Ghanasela, bạn hãy đến an trú gần đó.

Dần dần thảo am tại Kavittha lại đông đảo dù đã có năm hội chúng ẩn sĩ đi đến cư trú năm vùng khác nhau, tính được mấy ngàn người. Rồi Kisavaccha xin phép bậc Đại Sĩ đến cư trú trong ngự viên gần vị tổng tướng quân, tại kinh thành Kimbhavatì, trong quốc độ của vua Dandaki, ẩn sĩ Narada cư trú trong địa phận chính của dãy núi Aranjara, còn Anusissa ở lại cùng bậc Đạo Sĩ.

Vào thời ấy, vua Dandaki thất sủng một cung phi mà trước kia vua rất quý trọng, nên trong lúc buồn phiền, nàng đi ngao du đến ngự viên kia, khi thấy ẩn sĩ Kisavaccha, nàng liền nghĩ: “Chắc hẳn đây là kẻ mang vận xui. Ta phải vứt bỏ tội lỗi của ta trên người của kẻ này rồi đi tắm rửa”. Trước hết nàng cầm chiếc tăm xỉa răng rồi nhổ ra một đống nước bọt ngay trên nắm tóc bện lại của vị ẩn sĩ kia, nàng còn ném que tăm trên đầu vị này, rồi đi tắm.

Còn vua nhớ đến nàng, lại cho nàng phục chức như củ. Trong lúc lòng say sưa cuồng nhiệt, nàng kết luận rằng nàng phục hồi vinh dự ấy là do vứt bỏ được tội lỗi của mình trên con người xui xẻo kia. Không lâu sau đó, vua lại cách chức của vị tế sư hoàng gia, lão này cũng đi hỏi nàng cung phi kia, nhờ cách gì nàng được phục chức. Nàng kể lại đó là nhờ nàng vứt bỏ tội lỗi trên con người xui xẻo ở trong ngự viên.

Lão quốc sư cũng đi vứt bỏ tội lỗi của mình theo cách ấy, và cũng được vua phục chức như củ. Thời ấy dần dần có loạn ở biên giới, lão quốc sư đem một đoàn quân đi đánh trận. Lão quốc sư đang cuồng nhiệt hân hoan kia tâu vua:

– Tâu Đại vương, Đại vương muốn thắng hay bại?

Vua bảo:

– Thắng.

Lão liền nói:

– Thế thì có người xui xẻo đang trú ngụ trong ngự viên, xin Đại vương đem tội lỗi đến vứt lên đầu gã ấy.

Vua tán thành ý kiến ấy, phán:

– Đám binh sĩ cùng đi với trẫm đến ngự viên vứt bỏ tội lỗi lên con người xui xẻo kia.

Khi đến nơi, trước tiên vua ngậm chiếc tăm rồi nhổ nước bọt và thả chiếc tăm rơi trên đám tóc bện chặt của vị ẩn sĩ, sau đó còn làm được ướt đầu ngài, cả đám quân lính cũng làm theo như vậy.

Khi vua đi rồi, vị tổng tướng quân đến, thấy vị ẩn sĩ, liền lấy que tăm ra khỏi đám tóc và tắm gội vị này thật sạch sẽ, xong lại hỏi:

– Đức vua sau này sẽ ra sao?

– Thưa ngài, tâm ta không sân hận gì, nhưng chư Thần phẩn nộ nên vào ngày thứ bảy kể từ ngày nay, quốc độ của ngài sẽ tan tành, ngài nên nhanh chân tẩu thoát đi nơi khác.

Vị tướng quân vô cùng kinh hãi, về tâu ūa. Vua không tin, vì thế vị tướng quân đem vợ con trốn sang quốc độ khác. Bậc Đạo sư Sarabhanga (tức Bồ-tát Jotipàla ở đầu câu chuyện) nghe tin ấy, liền báo hai ẩn sĩ trẽ tuối đến mang Kisavaccha trên chiếc cáng bay về trên không. Còn vua đánh trận xong, đem đám phản loạn làm tù binh trở về thành.

Vào lúc vua trở về, trước hết chư thần làm mưa xuống, khi các xác chết được cơn mưa lũ cuốn trôi đi hết, lại có trận mưa hoa trời trên đỉnh cát trắng tinh khiết, trên hoa trời có mưa tiền nhỏ rơi xuống, sau đó có mưa tiền lớn, tiếp theo là trận mưa đầy châu báu cõi trời.

Dân chúng hân hoan lượm báu vật bằng vàng ròng. Sau đó rơi xuống trên người trần một trận mưa đủ loại binh khí, dân chúng bị phân thây tan tành. Kế đến là trận mưa than hồng nóng bỏng trên người họ, và trên các đám lửa cao như núi ấy rơi xuống một trận mưa cát mịn tràn ngập một khoảng rộng chừng sáu mươi cubit (01 cubit = 45cm). Một phần quốc độ rộng sáu mươi dặm bị tàn phá tan tành và tin trận hủy diệt này loan ra khắp toàn cõi Diêm-phù-đề.

Các lãnh chúa trong các xứ chư hầu, ba vị vua Kalinga, Atthaka và Bhìmaratha nghĩ thầm: “Ngày xưa, ở Ba-la-nại, vua xứ Kàsi là Kalàbu đã phạm tội với ẩn sĩ Khantivàdì, truyện kể rằng vua ấy bị nuốt vào lòng đất; cũng vậy vua Nàlikìra đem các ẩn sĩ cho chó ăn thịt; vua Ajjuna có ngàn cánh tay đã phạm tội với trị giá Angìrasa nên cũng chết cách như trên; nay vua Dandaki phạm tội với trí giả Kisavaccha, nên tương truyền cũng bị tan tành quốc độ, hủy diệt hết thảy. Chúng ta không biết các vị vua ấy tái sinh cõi nào; không ai trừ ngài Sarabhanga. Đạo sư của chúng ta có thể nói về điều này. Vậy chúng ta hãy đi hỏi ngài”.

Rồi cả hai ba vị vua theo lễ nghi trọng thể ngự đi hỏi chuyện này. Nhưng dù cả ba vị vua đã nghe tin đồn như vậy như kia, cũng không biết thực hư ra sao, mỗi vị cứ tưởng rằng chỉ riêng mình lên đường, nên khi không còn cách xa Goghàvari mấy, cả ba vị vua gặp nhau, cũng bước xuống các vương xa và ngự lên một chiếc vương xa duy nhất để cùng lên đường đến bờ sông Godhàvari.

Vào lúc ấy, Đế Thích Thiên chủ ngự trên ngai hoàng cẩm thạch, xem xét bảy vấn đề và tự nhủ thầm: “Ngoại trừ ngài Sarabhanga, bậc Đạo sư, không có ai trên trần thế hay thiên giới có thể giải đáp các vấn đề trên. Vậy ta hãy đi hỏi ngài. Ba vị vua kia đã đi đến bờ sông Godhàvari để hỏi ngài Sarabhanga, bậc Đạo sư. Ta cũng sẽ đến hỏi ngài vấn đề ba vị kia hỏi.

Sau đó được chư thiên của hai thiên giới hộ tống, ngài giáng trần. Ngay hôm ấy, ẩn sĩ Kisavaccha từ trần, nên lúc cử hành tang lễ, vô số hội chúng ẩn sĩ cư trú nhiều nơi khác nhau, đến dựng dàn hỏa táng bằng gỗ thiên đàn để hỏa thiêu ngài, và quanh chỗ hỏa thiêu khoảng chừng năm dặm, hoa trời rơi xuống như mưa.

Bậc Đại Sĩ, sau khi xem xét việc cất giữ phần di cốt của vị đệ tử xong, liền vào am cùng các ẩn sĩ theo hầu, và ngồi xuống. Khi các vua đến bờ sông, có tiếng nhạc quân hành trổi. Bậc Đại Sĩ nghe vậy, bảo ẩn sĩ Anusissa:

– Ông hãy ra xem nhạc ấy có ý nghĩa gì?

Rồi cầm bình nước uống, ẩn sĩ đến đó, khi thấy ba vị vua, ngài ngâm vần kệ đầu để thăm hỏi:

  1. Vòng vàng, xiêm áo thật cao sang,
    Chư vịđeo gươm nạm bảo trân,
    Trân trọng kính chào chưđại tướng
    Danh gì, cho biết, giữa trần gian?

Nghe lời ngài, ba vị vua liền xuống xe đảnh lễ ngài. Trong ba vị, có vua Atthaka lên tiếng đáp lời ngài qua vần kệ thứ hai:

  1. Bhi-ma, danhđế Ka-lin-ga,
    Cùng trẫm, At-tha, chính hiệu ta,
    Yết kiến chư hiền nhân khổ hạnh,
    Đến đây tham vấn, đủ ba vua.

Nhà ẩn sĩ bảo ba vị vua:

– Thế thì tâu Đại vương, các ngài đã đến tận nơi các ngài muốn, sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, các ngài vào am, đảnh lễ hội chúng ẩn sĩ rồi đem vấn đề ra hỏi bậc Đạo sư.

Như vậy ngài chuyện trò thân mật cùng ba vị vua, rồi tung lên bình nước và lau hết những giọt nước rớt ra ngoài, ngài nhìn lên thấy Đế Thích Thiên chủ, được chư thiên hộ tống đông đảo, đang giáng trần ngự trên lưng Thiên tượng Eravana, nhà ẩn sĩ liền đối thoại với Thiên chủ qua vần kệ thứ ba:

  1. Ngài ngự trên cao, giữa cõi trời,
    Như vầng trăng tỏa ánh vàng soi,
    Đại Thiên thần, dám xin ngài dạy,
    Danh tiếng ngài sao ở cõiđời.

Nghe thế, Đế Thích Thiên chủ đáp vần kệ thứ tư:

  1. Su-ja, danh tiếng ở trên trời
    Tên gọi Ma-gha ở cõiđời,
    Thiên chủ hôm nay vừa giáng thế
    Thăm hiền nhân khổ hạnh bao người.

Lúc ấy ẩn sĩ Anusissa nói với ngài:

– Tâu Thiên chủ, xin ngài hãy theo chúng thần.

Rồi cầm bình nước, vị ẩn sĩ vào am, cất bình nước xong, liền đến báo tin cho bậc Đại Sĩ biết có ba vị vua cùng Thiên chủ giang lâm để hỏi ngài một số vấn đề. Lúc ấy hội chúng ẩn sĩ vây quanh Đạo sư Sarabhanga đang tọa giữa một khoảng rộng có rào che. Ba vị vua đến đảnh lễ chúng ẩn sĩ, rồi ngài ngồi xuống một bên. Còn Đế Thích Thiên chủ giáng hạ đến gần hội chúng chắp tay vái chào và tán thán hội chúng này qua vần kệ thứ năm:

  1. Chư hiền danh vọngđã lừng vang
    Uy lực thần cao cả sẵn sàng,
    Hoan hỷ ta chào mừng Thánh chúng
    Trí tài siêu việtđám người phàm.

Đế Thích Thiên chủ chào hội chúng như vậy xong liền ngồi riêng ra để tránh khỏi sáu cố tật lúc ngồi. Sau đó ẩn sĩ thấy ngài ngồi phía dưới hội chúng liền ngâm vần kệ thứ sáu:

  1. Thân thể của ngài lão Thánh nhân
    Bốc mùi hôi hám khắp không gian,
    Sak-ka Thiên chủ liền lùi bước
    Tránh các mùi chư Thánh nực nồng.

Nghe nói vậy Đế Thích Thiên chủ đáp vần kệ khác:

  1. Dù các Thánh nhân tuổiđã già
    Gây mùi xúc phạm mũi người ta,
    Nhiễm ô luồng khíđưa hương ngát,
    Ta vẫn yêu mùi Thánh bốc ra
    Hơn các tràng hoa thơm rực rỡ;
    Chư Thiên chẳng ghét chuyện kia mà.

Nói vậy xong, ngài thêm:

– Này Tôn giả Anusissa, ta gắng công đến đây để hỏi một số vấn đề, xin hãy cho phép ta làm việc ấy.

Nghe lời Đế Thích Thiên chủ, ẩn sĩ Anusissa liền đứng dậy cho phép ngài xong, vị ẩn sĩ này liền ngâm hai vần kệ với hội chúng ẩn sĩ:

  1. Su-ja phu tướng. Ma-gha-va, (*)
    Thí chủ lừng danh, chúa quỷ ma,
    Dẹp lủ yêu tinh, Thiênđế ấy,
    Ước ao được hỏi chuyện cùng ta.

    9. Aiđây trong các bậc hiền nhân
    Giải đáp vấn đề thật khó khăn
    Cho cả ba vua đang trị nước
    Và Sak-ka, chúa tể Thiên thần?

(*) Sujampati và Maghava: danh hiệu của Sakka – Thiên chủ.

Nghe vậy cả hội chúng ẩn sĩ đều bảo:

– Này Hiền giả Anusissa, bạn nói chẳng khác nào bạn không thấy quả đất bạn đang ở; ngòai trừ bậc Đạo sư Sarabhanga của chúng ta, còn ai xứng đáng để trả lời các vấn đề kia nữa?

Nói xong, các vị ấy liền ngâm vần kệ khác:

  1. Sa-ra-bha Thánh giả, chân hiền
    Thanh tịnh, thoát ly mọi trược phiền,
    Pháp tử, tinh thông trì giới luật,
    Giải trừ nghi hoặc của nhân thiên.

Nói xong hội chúng bảo ẩn sĩ Anusissa:

– Thưa Hiền giả, xin Hiền giả nhân danh Thánh chúng đến đảnh lễ bậc Đạo sư và tìm cơ hội thưa với ngài về vấn đề Đế Thích Thiên chủ đặt ra.

Vị này chấp thuận ngay rồi tìm được cơ hội, liền ngâm vần kệ khác nữa:

  1. Thánh chúng mong cầu bậcĐạo sư
    Kon-dan-na, xóa sạch nghi ngờ:
    Chủ đề nàyđược nhiều người bảo
    Đè nặng các hiền trí lão gia.

Bậc Đại Sĩ liền chấp thuận và ngâm vần kệ sau:

  1. Cho phép ngườiđem hỏi chuyện gì
    Thực lòng người vẫn ước mong nghe,
    Đời này,đời kế, ta đều biết,
    Trí chẳng nghi nan mọi vấn đề.

Sau khi được bậc Đại Sĩ cho phép, Thiên chủ ra vấn đề ngài chuẩn bị hỏi.

*

Bậc Đạo sư ngâm kệ làm sáng tỏ sự việc này:

  1. Thiên chủ tìm Chân lý pháp trần,
    Đến chư Hiền giả lượng khoan hồng,
    Để ngài học nhữngđiều mong biết,
    Và bắtđầu tham vấn mọi phần.

    14. Cái gì ta phải diệt hoàn toàn
    Mà chẳng bao giờ hối tiếc không,
    Và cái gì ta cần vứt bỏ
    Mà người hiền thiện thảy đồng lòng?
    Lời ai ta phải cần kham nhẫn
    Cho dẫu là thô lỗ tận cùng,
    Đây chính là điều ta ước muốn
    Kon-na Thánh giả nói cho thông.

*

Bậc Đại Sĩ ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Sân hận là tâm phải diệt trừ
    Mà ta chẳng hối tiếc bao giờ,
    Giả nhân, giả nghĩa cần quăng bỏ,
    Được tán đồng ngay bởi bậc từ.
    Ta phải nhịn lời từ mọi phía
    Dù lời thô lỗ thật vô bờ,
    Lòng kham nhẫn ấy, hiền nhân bảo,
    Đệ nhất ngôi cao quả thật là.

Thiên chủ:

  1. Những lời thô ác của hai người
    Ta phải kiên tâm chịuđựng hoài:
    Là bậc trên, người cùngđẳng cấp;
    Song làm sao nhẫn nhịn bao lời
    Của người thấp kém hơn ta nữa,
    Là việc ta mong học hỏi ngài.

Bậc Đại Sĩ:

  1. Lời ác thô từ các bậc trên,
    Ta thường kham nhẫn bởi lòng kiêng,
    Hoặc không tranh cãi ngườiđồng đẳng;
    Song nhịn lời thô kẻ thấp hèn
    Là chính viên lòng thành nhẫn nhục,
    Như lời hiền Thánh vẫn thường khuyên.

Các vần kệ trên đây là những lời đối đáp giữa hai vị. Khi ngài nói xong, Đế Thích Thiên chủ bảo bậc Đại Sĩ:

– Thưa Thánh giả, trong phần đầu ngài bảo: “Nhẫn nhịn lời thô lỗ của mọi người, đó là lòng kiên nhẫn tối thượng”, song nay ngài lại bảo: “Nhẫn nhịn lời thô lỗ của kẻ dưới, người ta nói, đây mới là lòng kiên nhẫn tối thượng”; lời nói sau không ăn khớp với lời nói đầu tiên của ngài.

Lúc ấy bậc Đại Sĩ nói với Thiên chủ:

– Thưa Thiên chủ, lời sau cùng này của ta dành cho một người nhẫn nhịn lối nói thô lỗ của một kẻ mà người ấy biết là thấp kém hơn mình, còn lời nói đầu tiên của ta là do khi chỉ nhìn bề ngoài, ta không thể biết chắc hoàn cảnh của người khác có thấp kém hơn ta hay không.

Rồi để nêu rõ thật khó khăn khi chỉ nhìn bề ngoài mà phân biệt người thấp kém hay cao sang, trừ phi là phải qua tiếp xúc thân mật, ngài liền ngâm kệ:

  1. Khó nhìn hào nhoáng vẻ bề ngoài
    Màđoán hơn, thường hay giả dạng
    Tồi tàn xuất hiện ở trongđời.
    Vậy thì, bạn hỡi, ta khuyên nhủ
    Hãy nhịn lời thô của mọi người.

Khi nghe điều này, Đế Thích Thiên chủ đầy lòng tín thành, cầu xin ngài:

– Thưa Tôn giả, xin Tôn giả thuyết giảng cho chúng ta biết lợi lạc của lòng nhẫn nhục này.

Bậc Đại Sĩ liền ngâm kệ:

  1. Sức mạnh quân vươngđến bực nào
    Cũng không thắng lợi chốn binhđao
    Bằng hiền nhân tạo nhờ kham nhẫn:
    Đại nhẫn xóa tan mọi hận cừu.

Khi bậc Đại Sĩ đã thuyết giảng các công đức do nhẫn nhục tạo nên như vậy xong, các vị vua suy nghĩ: Đế Thích Thiên chủ hỏi vấn đề của riêng ngài, mà lại không để cho chúng ta có cơ hội hỏi vấn đề của chúng ta”.

Biết được ước vọng của các vua ấy, Thiên chủ để riêng bốn vấn đề ngài đã chuẩn bị trước đây qua một bên, và khi đưa ra mối hoài nghi của các vị vua kia, Thiên chủ ngâm kệ này:

  1. Lời ngàiđang dạy thậtêm tai,
    Song muốn nghe thêm một chuyện này:
    Xin hỏi phận Dan-da chúa tể
    Cùng ba tòng phạm lỗi lầm gây,
    Cõi nào phải tái sinh đày đọa,
    Vì phá Thánh hiền thế giới đây.

Bậc Đại Sĩ ngâm năm vần kệ giải đáp các vấn đề trên:

  1. Thưở nọ tan tành cả quốc gia,
    Vì làm ô nhục Thánh Ki-sa
    Dan-da ngã xuống Ku-kuđịa
    Tràn ngập than hừng hóa bụi tro.

    22. Nà-liđầy hoảng hốt rơi vào
    Địa ngục trong nanh vuốt chó ngao,
    Vì nhạo báng hiền nhân, đạo sĩ,
    Pháp sư chẳng phạm lỗi lầm nào.

    23. Cũng vậy Aj-ju-na giết ngay
    Thánh nhân thanh tịnh, luyện tu dày,
    An-gi, nên bị xô đầu xuống
    Hành hạ thân trong chốn đọa đày.

    24. Ka-là-bu cháy tại Diêm cung
    Giữa khổ đau thê thảm, hãi hùng,
    Vì đã hại hiền nhân đức hạnh
    “Bậc thầy nhẫn nhục” tiếng vang lừng.

    25. Người trí nghe xong các chuyện trên
    Về miền địa ngục khổ triền miên,
    Chẳng hề hại Đạo Sư hiền trí,
    Nhờ Chánh nghiệp, sau đạt cõi thiên.

Khi bậc Đại Sĩ đã nêu rõ các cõi mà bốn vị vua kia phải thác sinh về, ba vị vua này giải tỏa được hết mối nghi ngờ. Rồi Đế Thích Thiên chủ ngâm vần kệ để nêu lên bốn vấn đề của ngài:

  1. Lời ngàiđáng quý trọngêm tai
    Song muốn nghe thêm một chuyện này:
    Ai được người đời xem “đức độ”?
    Thế nhân gọi “trí giả” là ai?
    Người trần xem kẻ nào “thành tín”,
    Ai kẻ vận may chẳng bỏ rơi?

    Bậc Đại Sĩ liền ngâm bốn vần kệ trả lời:
  2. Khẩu, hành chứng tỏ tựđiều thân,
    Tư tưởng tránh xa mọi lỗi lầm,
    Chẳng dối gian nhằm đích hạ liệt,
    Được xem “đức độ” giữa nhân quần.

    28. Giải đáp vấn đề, trí tuệ thâm,
    Không làmđiều ác độc, vô lương,
    Lời hay đúng lúc đem khuyên nhủ,
    Được mọi người xem đúng “trí nhân”.

    29. Biết ơn vì đã nhận ân lành,
    Làm nhẹ buồn đau với nhiệt tình,
    Chứng tỏ bạn hiền lòng vững chắc,
    Mọi người ca ngợi “kẻ tâm thành”.

    30. Kẻ nào tài khéo đủ trong tay,
    Chân thật, dịu dàng, rộng lượng thay,
    Ái ngữ, ân cần, người cảm phục,
    Vận may chẳng bỏ kẻ như vầy.

Bậc Đại Sĩ trả lời bốn vấn đề trên như vậy, chẳng khác nào làm vầng trăng hiện lên bầu trời. Sau đó là những câu hỏi đáp khác nữa:

Thiên chủ:

  1. Lời ngàiđáng thán phụcêm tai,
    Ao ước nghe thêm một chuyện này
    Đức hạnh, vận may, hiền trí thiện,
    Cái nào tối thắng giữa trần ai?

    32. Người thiện xem hiền trí tối cao,
    Như trăng che khuất các vì sao,
    Đức hạnh, hiền lương cùng vận tốt,
    Rõ ràng bậc trí phải theo mau.

    33. Lời người thân ái thật êm tai,
    Mong ước nghe thêm một chuyện này:
    Muốn đạt thành tâm minh trí tuệ,
    Đường nào hành động phải theo hoài?
    Đâu là trí đạo xin cho biết
    Nhờ việc nào người có trí ngay?

Bậc Đại Sĩ:

  1. Kết bạn người uyên bác lão thành,
    Nhờ tham vấn, học trí thông minh,
    Phải nghe theo các lời khuyên tốt,
    Vì vậy con người trí tuệ sinh!

    35. Bậc trí nhìn tham dục giác quan
    Thấyđầy bệnh khổ, lắm vô thường,
    Giữa tham, ưu não gây kinh hãi,
    An tịnh, hiền nhân dạ chẳng màng.

    36. Vậyđiều phục ác nghiệp, ly tham,
    Tu tập từ bi vô lượng tâm,
    Với mọi hữu tình đều quý mến,
    Tâm thanh tịnh, đến Phạm thiên cung.

Trong khi bậc Đại Sĩ thuyết giảng như vậy về các tội lỗi do tham dục gây ra, ba vị vua cùng với đám quân sĩ đều đoạn trừ tham dục nhờ lấy đức tính từ bi để đối trị. Bậc Đại Sĩ biết được việc này, liền ngâm kệ tán thán cả ba vị vua:

  1. Nhờ thần lực nên chúa Bhi-ma
    Cùng với ngài, này chúa At-tha,
    Đại đế Ka-lin-ga hiển hách,
    Đến đây các vị đủ luôn ba,
    Xưa làm nô lệ cho tham dục,
    Nayđược tự do giải thoát ra.

Nghe vậy cả ba vị Đại vương ngâm kệ tán thán bậc Đại Sĩ :

  1. Chính ngài là bậc tha tâm thông,
    Nhờ vậy, từ vuađến đạo quân
    Giải thoát khỏi vòng vây dục vọng,
    Xin ngài ban bố một hồng ân
    Chúng ta quả thậtđều mong ước
    Đạt đến niềm an lạc Thánh nhân.

Sau đó bậc Đại Sĩ ngâm vần kệ khác để ban cho các vị đặc ân này:

39 Ta ban điều các vị mong cầu
Để các vị xa ác dục mau,
Hoan hỷ vô biên, tâm thấm đượm,
Đạt thành cực lạc ước về sau.
Nghe vậy các vị ngâm kệ tán đồng:
40. Mọi việc làm theo lệnh của ngài,
Những gì ngài nghĩ tối ưu thôi,
Để tâm thấm đượm vô biên hỷ
Đạt đến lạc an dạ ước hoài.

Sau đó bậc Đại Sĩ ban lệnh truyền đại giới cho đám quân sĩ của ba vị vua và bảo hội chúng khổ hạnh ra về qua vần kệ này:

  1. Vinh dự thayĐã viếng Ki-sa,
    Giờđây chư vị hãy về nhà,
    Hỡi chư hiền Thánh danh lừng lẫy,
    Hãy trú an trong tịnh lạc kia,
    Niềm hỷ lạc trong đời Thánh hạnh
    Chính là Cực lạc tối cao xa.

Các Thánh nhân này tán đồng ý kiến của ngài bằng cách cung kính đảnh lễ ngài, rồi bay lên hư không trở về cư trú của mình. Còn Đế Thích Thiên chủ từ chổ ngồi chắp tay đảnh lễ bậc Đại Sĩ chẳng khác nào tôn kính vầng nhật, rồi cùng hội chúng ra về.

*

Thấy vậy, bậc Đại Sĩ ngâm các vần kệ sau:

  1. Nghe thuyết toàn Chân lý tối cao
    Bởi hiền nhân giọngđiệu thanh tao,
    Chư Thiên trở lại miền thiên giới,
    An lạc, ân tình thắm thiết sao!

    43. Lời lẽ Thánh hiền dạy lọt tai,
    Mangđầy ý nghĩa, giọng thanh bai,
    Ai tinh cần tập trung tâm trí
    Tầm tứ chuyên đề, sẽ thấy ngay:
    Đường nhập tịnh theo từng cấp bực,
    Thoát ly Thần Chết độc quyền oai.

Bậc Đạo Sư đã thuyết giáo như vậy đưa đến quả A-la-hán tối thượng và bảo:

– Không phải chỉ ngày nay, mà ngay cả ngày xưa nữa, cũng có trận mưa hoa trời nhân dịp lễ hỏa táng Thánh thể của Mục-kiền-liên.

Rồi Ngài giảng bày các Thánh đế và nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy Salissara là Sàriputta (Xá-lợi-phất), Mendissara là kassapa (Ca-diếp), Pabbata là Anuruddha (A-na-luật-đà), Devala là Kaccàyana (Ca-chiên-diên),Anussisa là ànanda, Kisavaccha là Kolita (tức Mục-kiền-liên), Sarabhanga là Bồ-tát, các ông phải hiểu Tiền thân này như vậy.

-ooOoo-

  1. Chuyện thiên nữ Alambusà (Tiền thân Alambusà)

Thiên chủ In-dra, đấng vạn năng…,

Câu chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về việc một Tỷ-kheo bị mê hoặc bởi người của thời kỳ phóng dật trước kia.

Toàn thể đề tài câu chuyện được kể lại đầy đủ trong Tiền thân Indriya số 432. Lúc ấy giờ bậc Đại

Sư hỏi vị Tỷ-kheo:

– Này Tỷ-kheo, có thật ông sinh tâm bất mãn chăng?

– Thưa vâng. Bạch Thế Tôn, quả đúng vậy.

– Do ai gây nên?

– Bạch Thế Tôn, do người vợ cũ của con ngày trước.

-Này Tỷ-kheo, nữ nhân này đã làm hại ông, chính vì kẻ đó mà trước kia ông đã mất Thiền lực, và phải nằm liệt suốt ba năm ròng trong trạng thái tán loạn tâm trí, đến khi hồi tỉnh, ông đã than khóc thảm thiết. Nói xong Ngài kể cho vị này câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa dưới triều vua Brahmadatta ở Ba-la-nại, Bồ-tát tái sinh vào một gia đình Bà-la-môn ở quốc độ Kàsi. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài thông thạo mọi môn học thuật và sau đó ngài xuất gia vào rừng sống bằng củ quả rừng. Lúc bấy giờ, một con nai cái sống trong vùng thảo am của vị Bà La Môn này, ăn cỏ và uống nước suối có hòa lẫn tinh dịch của ngài, rồi lại sinh lòng say mê ngài đến độ nó mang thai và từ đó đến trú luôn ở nơi gần nhà của ẩn sĩ.

Bậc Đại Sĩ xem xét kỹ vấn đề và biết được sự thật của trường hợp trên. Về sau, nai cái sinh một nam nhi, và bậc Đại Sĩ chăm sóc hài nhi ấy với tình phụ tử. Hài nhi được đặt tên là Isisinga.

Khi chàng trai đến tuổi trưởng thành, ngài cho chàng thọ giới tu hành và khi ngài đã già, ngài dẫn chàng đến rừng Nàri và căn dặn :

– Này con yêu quý, ngay trong vùng Tuyết Sơn này có nhiều nữ nhân tươi đẹp như hoa, chúng thường đem tai họa tàn khốc cho những ai rơi vào uy lực của chúng; vậy con đừng để cho chúng chinh phục.

Chẳng bao lâu sau đó, ngài tử trần và sinh lên Phạm thiên giới. Còn ẩn sĩ Isisinga trong lúc tham thiền nhập định, an trú tại vùng Tuyết Sơn kia làm một nhà đại khổ hạnh khắc nghiệt, hành hạ xác thân đủ mặt.Vì uy lực công đức của ẩn sĩ này, cung của Đế Thích Thiên chủ xem xét tìm ra nguyên nhân và suy nghĩ: “Người này sẽ hạ ta xuống khỏi ngôi vị Thiên chủ, vậy ta quyết sai một Thiên nữ đi phá hoại công đức của vị này”.

Sau khi quan sát toàn thế giới chư Thiên, giữa đám hai mươi lăm triệu nàng thị nữ cõi trời, ngài thấy ngoại trừ Thiên nữ Alambusà, không có ai xứng hợp với công việc này hơn cả. Ngài liền triệu nàng đến, và ban lệnh cho nàng phải đi phá hoại công đức của Thánh nhân thanh tịnh kia.

*

Để giải thích vấn đề này, bác Đạo Sư ngâm vần kệ đầu:

  1. Thiên chủ In-dra (*),đấng vạn năng,
    Xưa kia đã giết Va-tra thần,
    Triệu nàng Thiên nữ vào cungđiện
    Vì biết nàng mưu chước lẫy lừng.

    2. “Thiên nữ A-lam”, Đế Thích truyền:
    “Ở trên hội chúng của chư Thiên
    Bảo nàng đến gặp I-si nọ
    Quyến rũ chàng say đắm mối duyên”.

(*) Indra và Vàsava: danh hiệu của Sakka

Đế Thích chủ phán bảo Alambusà:

– Nàng hãy tìm gặp Isisinga, dùng uy lực của nàng chinh phục chàng và phá hủy công đức của chàng.

Rồi ngài ngâm vần kệ:

  1. Hãy theo cám dỗ sát bên chàng
    Vì chính chàng là bậc Thánh nhân,
    Trong lúcđi tìm nguồn Cực lạc,
    Lại còn chiến thắng cả Thiên hoàng.

Nghe nói vậy, nàng Alambusà đáp hai vần kệ:

  1. Giữa bao Thiên nữ, tấu Thiên hoàng,
    Sao chỉ riêng nhìnđến tiện nhan,
    Và bảo phận hènđi quyến rũ
    Thánh nhân đe dọa chiếc ngai vàng?

    5. Vườn Nan-da, cực lạc thần tiên,
    Có biết bao Thiên nữ diệu huyền,
    Đến lượt một nàng trong đám ấy,
    Xin giao việc đáng rủa nguyền trên.

Tiếp theo Đế Thích Thiên chủ ngâm ba vần kệ:

  1. Nàng nóiđúng thay, ở Lạc viên
    Nan-da-na, trẫm biết vườn tiên
    Nhiều Thiên nữ diễm kều dung sắc
    Sánh kịp nàng, thườngđược ngắm xem.

    7. Nhưng này, hỡi tuyệt thế tiên nương,
    Chẳng có ai dùng kế mỹ nhơn
    Điêu luyện như nàng, hàng quyến rũ
    Thánh nhân bằng mọi cách điên cuồng.

    8. Vậy nàng quả thật đóa hoa khôi,
    Hãy bước lên đường, tố nữ ôi,
    Dùng lực thần kia là mỹ sắc
    Buộc hiền nhân nọ phục oai trời.

Nghe lời này, nàng Alambusà ngâm hai vần kệ:

  1. Phận hèn sẽ quyết, tấu Thiên hoàng,
    Tiến bước lênđường phụng mệnh ban
    Song vẫn lo âu phần thiếp dám
    Liều mình hại bậc Thánh nghiêm trang.

    10. Bởi vì lắm kẻđáng thương thay,
    (Thiếp sợ run vì ý nghĩ này:)
    Làm hại Thánh hiền, nên phải đọa,
    Ăn năn ngục tối khổ đau đầy.

    11. Thiên nữ A-lam nói vậy xong,
    Khởi hành, nàng lướt tóc như phong,
    Đi lôi cuốn tịnh nhân lừng lẫy
    Vào các hạnh vi bất tịnh nhân.

    12. Đến cánh rừng kia nữa dặm sâu,
    Thắm tươi đỏ rực các chùm dâu,
    I-si trú ẩn trong rừng ấy,
    Nàng biến mình đi chẳng thấy đâu.

    13. Tảng sáng tinh mơm chớm nắng đào,
    Trước khi vầng nhật hiện lên cao,
    Nàng Thiên nữ đến gần hiền giả,
    Đang quét thảo am sạch biết bao!

Các vần kệ này phát xuất từ Trí tuệ Tối thắng.

Lúc ấy, vị khổ hạnh ngâm kệ hỏi nàng:

  1. Aiđó như tia chớp sáng ngời,
    Rõ ràng như thể ánh sao mai,
    Đôi tay đeo ngọc, hoa tai điểm,
    Lấp lánh từ xa rực cả trời?

    15. Như phấn chiên-đàn, tỏa ngát hương,
    Huy hoàng chẳng khác ánh chiêu dương,
    Yêu kiều vóc liễu thanh thanh dáng.
    Tuyệt sắc cho aiđược ngắm nàng,

    16. Dịu dàng, trong trắng với lưng thon,
    Nhún nhẩy nhịp nhàng nhón gót son,
    Yểu điệu thân nàng bao diễm lệ,
    Làm ta say đắm cả tâm hồn!

    17. Cặp đùi nàng giống chiếc vòi voi,
    Dài thẳng thon dần thật mảnh mai,
    Mông của nàng êm đềm xúc cảm
    Tròn như mặt gỗ để chơi bài.

    18. Rốn nàng để lộ đám lông mềm,
    Ta tưởng chừng tơ các ngó sen
    Từ phía xa xa nhìn chỉ thấy
    Tựa hồ đầy dược thủy đen huyền!

    19. Đôi vú sữa như nửa quả bầu,
    Căng phồng, khoe cả cặp hình cầu,
    Săn dòn, cho dẫu không cây chống,
    Chúng thật hoàn toàn chẳng dựa đâu!

    20. Môi lưỡi nàng đều đỏ thắm tươi
    Thật là quý tướng hiếm hoi ôi!
    Cổ dài như thể linh dương núi,
    Lại vẽ thêm ba ngấn rạch ròi!

    21. Răng nàng dùng chút gỗ lau chùi.
    Trong sạch, luôn luôn giữ sáng ngời,
    Lấp lánh cả hàm trên lẫn dưới
    Chiếu đầy tia sáng, trắng tinh khôi!

    22. Đôi mắt nàng bầu dục dáng hình
    Khi nhìn, bao vẻ đẹp đa tình,
    Khác nào đôi trái dâu đen láy,
    Tô điểm màu đo đỏ mép vành.

    23. Bím tóc mướt trơn, chẳng quá dài,
    Kết thành từng cuốn, gọn nhất đời,
    Điểm vàng đầu mút, mùi thơm ngát
    Dầu phấn đàn hương quý tuyệt vời!

    24. Giữa mọi người theo nghiệp bán mua,
    Nuôi bầy gia súc hoặc cày bừa,
    Giữa bao hiền thánh đầy uy lực,
    Nguyện sống đời thanh tịnh ẩn cư.

    25. Trong muôn loài giữa cõi trần gian,
    Ta chẳng thấy ai sánh kịp nàng,
    Thân phụ là ai, cùng quý tánh,
    Ta mong nàng thổ lộ cho tường.

Trong lúc vị ẩn sĩ tán tụng nàng Alambusa từ bàn chân lên đến đỉnh đầu, không sót đường tơ kẻ tóc nào, nàng vẫn giữ lời yên lặng và khi nghe chàng nói lời lẽ dài dòng như vậy, nàng nhận thấy tâm trạng của chàng dao động biết dường nào, liền ngâm kệ này:

  1. Vạn phúc trời banđến bạn lành,
    Thời gian, Ca-diếp hỡi, trôi nhanh,
    Sao chàng mãi hỏi chi vơ vẩn,
    Chẳng phảiđôi ta chỉ một mình?

    27. Hãy vào am thất, chốn tu hành,
    Chụp lấy ngay cơ hội chứng minh
    Ngàn thú giao hoan này khét tiếng
    Giữa người sùng báo đạo si tình.

Nói vậy xong, Thiên nữ Alambusà nghĩ thầm: “Nếu ta cứ đứng yên, chàng sẽ không đến gần cho ta được dịp quyển rũ chàng, vậy ta phải làm như thế sắp bỏ chạy”.

Rồi dùng mỹ nhân kế để làm dao động quyết tâm của vị ẩn sĩ, nàng bỏ chạy về hướng ban nãy nàng đã xuất hiện để đến gần chàng.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Nói xong Thiên nữ Lam-bu-sà
    Vội vã tạ từ cất bước xa
    Danh sĩ I-si, hòng quyến rũ
    Thánh nhân vướng phải nghiệp dâm tà.

*

Vị ẩn sĩ thấy nàng bỏ đi, liền kêu lên:

– Nàng đã đi rồi.

Và chàng nhanh nhẹn chận lối nàng, trong khi nàng đang chầm chậm bước ra, rồi lấy tay nắm tóc nàng lại.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Như gió, Thánh nhân lướt vội vàng
    Cố ngăn nàng chạy trốn xa chàng,
    Hăng say đeo đuổi theo Thiên nữ,
    Chụp lấyđầu, lôi mái tóc nàng.

    30. Chính tại nơi chàngđứng lặng yên,
    Hằng nga ôm chặt giữa tay tiên,
    Tức thì công hạnh chàng tiêu hết
    Trước lực thần mê hoặc đảo điên!

    31. Tư niệm nàng bay đến Ngọc cung
    Tại Nan-da Thượng uyển muôn trùng,
    Ngọc hoàng hiểu rõ điều nàng ước,
    Phái vội thiên xa lấp lánh vàng.

    32. Trang hoàng giăng trải đủ yên cương,
    Tô điểm cân đai phủ mấy tầng,
    Tại đó, Thánh nhân nằm khuất phục
    Trong tay Thiên nữ lắm ngày trường!

    33. Ba năm ròng rã lướt qua đầu
    Chẳng khác nào, giây lát bóng câu,
    Cho đến phút sau cùng, Thánh giả
    Trở mình thức khỏi cánh tay mầu!

    34. Cây xanh chàng thấy khắp nơi nơi,
    Và chiếc bệ thờ cạnh đó thôi,
    Thăm thẳm ngàn cây vang vọng mãi
    Tiếng sơn ca lảnh lót ngân dài.

    35. Nhìn quanh, chàng nức nở đau thương,
    Nhỏ lệ đắng cay phận tủi hờn:
    “Ta chẳng cầu kinh, dâng lễ vật
    Nơi đây chẳng cúng tế đăng đàn.

    36.Ta trú rừng hoang vắng, độc thân,
    Nào ai người cám dỗ mình chăng?
    Ai dùng tà hạnh làm tiêu tán
    Tất cả lương tâm với trí năng,
    Chẳng khác con thuyền đấy báu vật
    Bị chìm đắm giữa chốn trùng dương?”

Nghe vậy, Alambusà nghĩ thầm: “Nếu ta không nói rõ, ắt chàng sẽ nguyền rủa ta, vậy ta phải nói cho chàng hay”. Rồi nàng hiện hình ra đứng bên cạnh chàng ngâm kệ:

  1. Thiên chủ Sak-ka phảiđến đây,
    Nguyện làm tỳ nữ phục tuân ngài;
    Dù vô tình thiếp không hay biết,
    Đã hại người trong cực lạc này.

Nghe nàng nói vậy, chàng liền nhớ lại lời cha dạy, rồi than khóc về việc chàng đã bị phá tan hết công hạnh chỉ vì bất tuân lời cha, và ngâm kệ:

  1. Thân phụ ta, Ca-diếpĐại nhân,
    Trí hiền khuyên nhủ trẻ buông lung:
    “Nữ nhân cũng giống hoa senđẹp,
    Thận trọng, thiện nam, trước lực thần!”

    39. Đề phòng nữ sắc mê hồn,
    Hiểm họa đâu đây chực kế gần.
    Do vậy, lòng nhân từ thúc đẩy
    Nghiêm đường khuyên nhủ trẻ phòng thân.

    40. Phóng dật, ta cam chịu bỏ qua
    Những lời thông tuệ của cha già,
    Than ôi, đơn độc, ta đau đớn,
    Nay sống rừng hoang, dạ xót xa!

    41. Đời cũ, ta nguyền rủa lắm thay,
    Vâng lời cha dạy kể từ đây,
    Thà đành vong mạng còn hơn phải
    Trở lại đường xưa lối cũ này.

Sau đó, chàng từ bỏ dục lạc, và tham thiền nhập định. Còn Alambusà thấy rõ công đức tu tập của chàng biết rằng chàng đã đạt Thiền chứng, liền hoảng sợ cầu xin chàng tha tội.

*

Bậc Đạo Sư ngâm hai vần kệ làm sáng tỏ vấn đề này:

  1. Bỗng chốc A-lam hiểu rõ ràng
    Lực chàng kiênđịnh, thật can tràng,
    Vội quỳđảnh lễ hiền nhân ấy,
    Lập tức nàng ôm lấy gót chàng.

    43. “Xin dẹp lôi đình, đấng Thánh minh,
    Thiếp đã gây một chuyện tày đình,
    Khi chư Thiên cõi trời vinh hiển
    Rúng động kinh hoàng nghe đại danh”.

*

Sau đó, chàng để Thiên nữ ra đi và bảo:

– Này Thiên nữ, ta tha tội cho nàng, thôi nàng hãy đi nơi nào tùy ý.

Rồi chàng ngâm kệ:

  1. Tam thập tam Thiên, hưởng phước lành
    Cùng Và-sa (*), chúa tể quần sinh,
    Và nàng Thiên nữ, xin từ giã,
    Nàngđược tự do thỏa nguyện mình.

(*) Indra và Vàsava: danh hiệu của Sakka

Từ tạ chàng xong, nàng trở về thiên giới trong chiếc xe vàng ấy.

*

Bậc Đạo Sư ngâm ba vần kệ làm sáng tỏ vấn đề này:

  1. Ôm lấyđôi chân bậc trí nhân
    Đi về phía hữu, diễu quanh vòng,
    Chắp tay, dángđiệu cầu tha tội,
    Nàng hiện hình đi khỏi mắt chàng.

    46. Nàng Thiên nữ lại cỡi xe vàng,
    Lộng lẫy yên cương được điểm trang,
    Mọi vẻ huy hoàng khăn ngọc phủ,
    Nàng phi nhanh đến cõi thiên đàng.

    47. Như đuốc hồng hay chớp lóe ngang,
    Nàng du hành vượt thẳng trời quang,
    Sak-ka Thiên chủ hân hoan phán:
    “Chẳng ước nguyện nào trẫm chẳng ban”.

Khi nhận được điều ước do ngài ban, nàng ngâm vần kệ kết thúc:

  1. Ví dầuĐế Thích, chúa chư Thiên
    Ban thiếpđiều tâm ước nguyện riêng:
    “Xin chẳng bao giờ còn cám dỗ
    Thánh nhân nào phá bỏ lời nguyền”.

*

Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thọai dành cho vị Tỷ kheo kia và giảng giải cho các Thánh Đế cùng nhận diện Tiền thân: – Khi cac Thánh Đế kết thúc, vị Tỷ kheo ấy đắc Sơ quả Dự lưu:

– Lúc bấy giờ Alambusà chính là người vợ trong những ngày phóng dật cũ, Isisinga là vị Tỷ kheo thối thất này và bậc đại Thánh, cha chàng, chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyện long vương Samkhapàla (Tiền thân Samkhapàla)

Dáng điệu thanh tao, tướng đẹp xinh…,

Câu chuyện này được bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, liên quan đến các phận sự trong những ngày trai giới (Bố-tát giới).

Lúc bấy giờ, nhân dịp này bậc Đạo Sư tán thán một số cư sĩ hành trì trai giới và bảo:

– Các hiền nhân ngày xưa đã từ bỏ cảnh giới huy hoàng của Long vương (Nàga) và hành trì trai giới.

Rồi theo lời thỉnh cầu của các Tỷ kheo, Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa một vị vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) cai trị thành Ràjagaha (Vương Xá). Thời bấy giờ, Bồ-tát sinh làm vương tử của Chánh hậu, được đặt tên là Duyyodhana. khi đến tuổi trưởng thành, ngài thông đạt các môn học thuật tại Takkasilà và trở về triều thăm vua cha, phụ vương liền truyền ngôi cho ngài và xuất gia tu hành tại ngự viên.

Cứ ba lần trong ngày, Bồ-tát đến yến kiến phụ vương thời bấy giờ được tôn kính và cung phụng trọng thể. Việc này gây trở ngại khiến vua cha không thể thực hành ngay cả những pháp môn làm phát khởi Thiền định, nên ngài suy nghĩ: “Ta đang hưởng đầy lợi dưỡng cùng với sự tôn sùng tột bực, nếu ta còn ở đây thì không thể nào đoạn trừ tham dục được. Vậy ta đừng nói gì với hoàng nhi cả, cứ việc bỏ đi nơi khác”.

Thế là không nói gì với một ai, ngài rời ngự viên và vượt qua biên giới của quốc độ Ma-kiệt-đà, ngài dựng một lều lá trong quốc độ Mahimsaka, gần núi Candaka, bên dòng sông Kannapenà uốn khúc, là nơi nó bắt nguồn từ hồ Samkhapàla. Ngài an trú tại nơi đó đến khi thành tựu các pháp môn làm phát khởi Thiền định, ngài tu tập các Thắng trí, và chỉ thọ thực những gì ngài kiếm được. Một vị Long vương loài Rồng Nàga, có danh hiệu Samkhapàla, sinh trưởng từ dòng sông Kannapennà cùng hội chúng đông đảo loài Rồng, thỉnh thoảng đến yết kiến vị ẩn sĩ này, nên ngài thuyết pháp cho Long vương.

Lúc bấy giờ vương tử nóng lòng gặp cha mà không biết hiện ngài ở đâu, nên thân hành đi tìm. Khi biết được nơi ngài đang cư ngụ như thế, vua cùng đám tùy tùng đông đảo đến yết kiến ngài.

Sau khi dừng lại ở một đoạn đường ngăn cách nơi ấy, vua cùng một số cận thần đi về phía lều ẩn sĩ. Lúc ấy Long vương Samkhapàla đang cùng đám tùy tùng nghe thuyết pháp, nhưng khi thấy vua đến gần, liền đứng dậy vái chào bậc trí giả rồi từ tạ ra về.

Vua vái chào phụ vương và sau các nghi lễ thông thường của đôi bên trao đổi xong, vua hỏi:

– Bạch Tôn giả, vị vua nào vừa yết kiến Tôn giả?

– Này vương nhi, đó là Long vương Samkhapàla.

Vương tử liền mong ước viếng thăm cảnh giới Nàga vì vẻ huy hoàng vĩ đại ở đó. Khi ở lại cùng cha vài ngày, ngài cung cấp phụ vương đủ thực phẩm như thường lệ rồi trở về thành.

Nơi đó, ngài đã cho xây Bố thí đường tại bốn cổng thành, nhờ công đức bố thí ấy, ngài đã gây chấn động khắp cõi Diêm-phù-đề. Vì ước nguyện lên cảnh giới Rồng Nàga, ngài luôn hành trì giới luật và giữ các phận sự trong ngày trai giới nên khi mạng chung, ngài tái sinh vào cảnh giới Rồng Nàga làm Long vương Samkhapàla.

Dần dần qua thời gian, ngài đâm chán cảnh huy hoàng này, nên từ khi ước nguyện tái sinh làm người, ngài lại hành trì các ngày trai giới; nhưng ở trong cảnh giới Rồng Nàga, việc hành trì giới luật không có kết quả gì, giới đức của ngài lại bị hao tổn.

Từ đó, ngài lìa bỏ cảnh giới Nàga và đến một nơi không xa dòng sông Kannapennà ấy, cuộn mình quanh tổ kiến giữa đường cái và đường mòn, ngài quyết tâm giữa ngày trai giới và thực hành giới đức. Và ngài bảo:

– Kẻ nào cần da thịt ta thì cứ lấy hết đi.

Và như vậy theo hạnh bố thí, ngài hy sinh thân mình, nằm trên tổ kiến, an nghỉ tại đó trong các ngày mười bốn và rằm giữa tháng, cứ hai tuần ngài trở về cảnh giới Nàga.

Một ngày kia, khi ngài đang nằm đó, thực hành giới luật xong, có một đám mười sáu nam nhân từ làng bên cạnh, thèm ăn thịt nên lang thang vào rừng, cầm vũ khí trong tay. Khi trở về chẳng kiếm được thú vật gì, chúng thấy ngài nằm trên tổ kiến liền nghĩ: “Hôm nay ta chẳng bắt được một con tắc kè nhỏ nào nữa, vậy ta phải giết rắn chúa này mà ăn thịt”.

Nhưng vì sợ thân mình ngài quá to lớn, dù chúng có bắt được ngài, ngài cũng sẽ thoát ra, nên chúng nghĩ rằng phải đâm ngài bằng các cây cọc ngay khi ngài đang nằm cuộn mình ở đó và sau khi gây thương tích cho ngài như vậy, chúng sẽ bắt ngài đi. Thế là chúng cầm cọc tiến đến gần ngài.

Lúc bấy giờ Bồ-tát biến hình to lớn như chiếc thuyền rộng cực kỳ xinh đẹp tựa vòng hoa lài đặt trên mặt đất, đôi mắt như quả Gunja, chiếc đầu như đóa hoa Jayasumana.

Khi nghe tiếng chân của mười sáu người kia, ngài ngẩng đầu lên từ thân thể cuộn tròn, mở to đôi mắt rực lửa nhìn cả bọn đi đến cầm cả cọc trong tay. Ngài suy nghĩ: “Hôm nay ước nguyện của ta sẽ thành tựu trong lúc ta nằm ở đây, vậy ta phải nhất tâm cao độ và hy sinh thân mạng ta cho bọn chúng, khi chúng lấy dao đâm ta, gây thương tích đầy mình mẩy ta, ta cũng không được mở mắt ra căm hận nhìn chúng”. Rồi để giữ vững quyết tâm này vì sợ phạm giới luật, ngài dấu đầu vào giữa đám mào và nằm yên. Bọn người kia đến gần ngài nắm ấy đuôi kéo lê đi trên mặt đất. Sau đó lại thả ngài xuống, chúng dùng cọc nhọn đâm vào tám chỗ trên thân ngài rồi lấy gậy tre màu đen, gai nhọn đủ thứ đâm vào các vết thương đang nứt nẻ, xong lại tiến bước, lôi ngài theo bằng dây thừng buộc vào tám chỗ ấy.

Bậc Đại Sĩ từ lúc bị thương tích bởi cọc nhọn kia, chẳng hề mở mắt hay căm hận nhìn chúng, song khi ngài bị kéo lê đi bằng tám sợi dây ấy, đầu ngài chúc xuống, đập vào đất. Vì thế khi chúng thấy đầu ngài rủ xuống, chúng đặt ngài trên con đường dốc cao, đâm qua mũi ngài một chiếc cọc mỏng, nhấc đầu ngài lên, luồn sợi dây vào mũi, và sau khi buộc đầu dây xong, chúng lại nhấc đầu ngài tiếp tục kéo đi.

Vừa lúc ấy một vị điền chủ tên gọi là Alàra ở trong thành Mithila thuộc quốc độ Videha, đang ngồi trong một cỗ xe sang trọng du hành cùng năm trăm cỗ xe nữa, trông thấy bọn ác nhân đang cố lôi Bồ-tát trên đường, liền cho cả mười sáu người trong bọn chúng mỗi người một con bò, một nắm tiền vàng, đầy đủ y phục bên trong lẫn bên ngoài, lại cho vợ con chúng đồ kim hoàn để đeo, xong bảo chúng thả ngài ra.

Bồ-tát liền trở về cung điện Nàga, lập tức đem theo đám tùy tùng đông đảo, đến gặp Alàra, và sau khi tán dương cảnh đẹp của Long cung Nàga, ngài đem ông về đó.

Ngài ban tặng đại vinh hoa phú quý cho ông, cùng với ba trăm Long nữ và mời thọ hưởng đủ lạc thú thiên giới. Alàra sống một năm tròn tại cung thất Nàga hưởng mọi thiên lạc xong, liền bảo Long vương:

– Này hiền hữu, ta muốn trở thành ẩn sĩ tu hành.

Rồi đem theo đủ mọi thứ cần dùng cho đời ẩn sĩ, ông rời Long cung Nàga đi đến vùng Tuyết Sơn tu hành, an trú tại đó một thời gian dài. Dần dần, ngài tiếp tục ra đi đến gần thành Ba-la-nại và an trú trong ngự viên.

Hôm sau ngài vào thành đi khất thực, tiến vào cung. Vua Ba-la-nại thấy diện mạo ngài quả thật uy nghi liền cho gọi ngài vào yết kiến, đặt ngài lên chiếc bảo tọa đặc biệt và ban đủ cao lương mỹ vị. Còn vua ngồi trên chiếc bảo tọa thắp hơn, đảnh lễ ngài xong, lại đàm đạo với ngài, vua ngâm vần kệ đầu:

  1. Dángđiệu thanh tao, tướng đẹp xinh,
    Chắc con dòng thế phiệt trâm anh,
    Niềm vui thế tục sao rời bỏ,
    Khoác áo tu, theo luật Thánh hành?

Các vần kệ sau đây là những lời đối đáp xen kẽ giữa vị ẩn sĩ khổ hạnh và vua:

Ẩn sĩ Alàra:

2.Tâu Chúa công, ta nhớ rõ rành
Cung Long vương nọ, dáng oai linh,
Quả lành phát xuất từ thanh tịnh,
Nên nguyện khoác áo Thánh hành.

Đức vua:

  1. Chẳng mối hãi kinh hoặc dục, sân
    Khiến hiền nhân phải bỏ lời chân:
    Nói cho ta rõđiều mong biết,
    Tịnh tín tâm ta phát triển dần.

Ẩn sĩ Alàra:

  1. TâuĐại vương, trong bước hải hồ,
    Trênđường ta thấy lũ côn đồ
    Đang lôi Rồng lớn, dây xiềng trói,
    Chiến thắng
     cười vui trở lại nhà.

    5. Chúa thượng, ta liền đến hét to:
    – Kinh hoàng, ta sửng sốt không ngờ
    “Các ngài, lôi quái long đâu đó,
    Ác đàng, làm gì nó nữa được?”

Ác đảng:

  1. Rồng lớn ngàiđang thấy trói vầy
    Dị hình, cho thực phẩm tađây
    A-là-ra, chẳng còn mơ ước
    Hưởng món ngon hơn mỹ vị này.

    7. Từ đây ta vụt thẳng về nhà
    Mỗi đứa dùng dao xẻ thịt ra,
    Thưởng thức thịt ngon, vì phải biết,
    Từ thủ rồng rắn chính nhà ta.

Alàra:

  1. Vì Rồng này mới bắt trong rừng
    Đang bị kéo về nấu món ăn,
    Ta tặng mỗi bò cho một vị,
    Các ngài thả nó khỏi dây chăng?

Ác đảng:

  1. Thịt bò nghe quả thật bùi tai,
    Rồng rắn ê hề thịt bấy nay,
    Lời ấy, A-là, ta chấp thuận,
    Từđây, tình bạn sẽ lâu dài.

Alàra:

10 Chúng thả ngài ra khỏi sợi dây
Buộc xuyên qua lỗ mũi căng thay,
Chúa Rồng thoát được vòng tù tội
Hướng mặt về đông, nghỉ lát giây.

11. Vẫn nhìn đông, đã sẵn sàng bay,
Quay lại ngắm ta, mắt lệ đầy,
Trong lúc ta nhìn theo hướng ấy,
Như người cầu nguyện chắp đôi tay:

12. “Nhanh chân chạy trốn, hỡi thân bằng,
E lại sa vào lũ địch nhân,
Tránh bọn bạo tàn, dù thoáng thấy,
Nếu không, ắt phải họa vào thân”.

13. Ngài vội đến hồ nước đẹp trong,
Đôi bờ lau sậy lẫn đào hồng,
Trong lòng hoan hỷ, không còn sợ,
Lặn xuống vực sâu thẳm mịt mùng.

14. Vừa khi biến mất, vị Long vương
Hiển lộ thần thông thực rõ ràng,
Thái độ ân cần, đầy tin cẩn,
Lời tri ân cảm động can tràng.

Long vương:

  1. Ngài thân thiết vượtđấng sinh thành,
    Đã cứuđời ta, bạn chí tình
    Đến tận tay xương, nhờ chính bạn
    Niềm hoan lạc trước được hồi sinh,
    A-là, ngài viếng nơi ta ngự,
    Cung điện đầy kho thực phẩm lành.
    Chẳng khác In-dra thành thượng giới,
    Ma-sak-ka, xứ sở lừng danh.

– Tâu Đại vương, sau khi nói xong những lời này, Long vương còn ca tụng thêm cảnh giới của ngài qua các vần kệ:

Long vương:

  1. Quốcđộ ta bao cảnh tuyệt vời
    Dưới chân cỏ mướt phủ xanh tươi
    chẳng vươn cát bụi trênđường lộ,
    chốn ấy, ly sầu, hưởng lạc thôi.

    17. Sân bằng, tường ngọc bích bao quanh,
    Xoài đẹp sum suê tứ diện thành,
    Chùm trái chín muồi khoe sắc thắm,
    Bốn mùa thay đổi suốt năm lành.

    18. Giữa rừng xoài ấy, điện bằng vàng
    Ngài ngắm, then cài bạc chắn ngang,
    Rực rỡ cung đình kia nổi bật
    Hơn làn chớp lóe giữa không gian.

    19. Tô điểm bảo châu, đẹp dị thường
    Biết bao tranh vẽ quý trang hoàng,
    Bầy tiên phục sức xa hoa quá,
    Trước ngực đong đưa chuỗi hạt vàng.

Alàra:

  1. Sam-khađại đế ngự lên mau
    Lầu thượng, quyền uy thật tối cao
    Được dựng lên ngàn hàng cột trụ,
    Ấy cung hoàng hậuđược ngài giao.

    21. Nhanh nhẹn một tiên nữ giữa bầy,
    Cầm viên ngọc báu ở trong tay
    Ngọc lam quý hóa đầy thần lực,
    Tự ý mời ta một chiếc ngai.

    22. Rồng chúa nắm tay dẫn đến nơi
    Sừng sững cao sang, một chiếc ngai:
    “Xin ngài an tọa, ta ngồi cạnh
    Như đấng sinh thành, thắm thiết thay!”.

    23. Thêm một nàng theo kịp lệnh ngài
    Đến cùng bình nước ở trong tay,
    Rửa chân, hầu hạ ta chu đáo
    Như chánh hậu chầu Long đế đây.

    24. Thêm nàng tiên nữa thật nhanh chân
    Dâng chén vàng cơm thập cẩm ngon
    Gia vị thơm nồng càng cám dỗ
    Kẻ thèm ăn mỹ vị cao lương.

    25. Trỗi nhạc lên- vì chàng hiểu rằng
    Đó là ý chúa – Chúng hằng mong
    Chiếm lòng ta, cũng như Long đề
    Đem thù thần tiên để tấn công.

Rồi vị chúa rồng đến gần ta ngăm thêm vần kệ:

  1. Ba trăm tỷ thiếp, hỡi A-là,
    Trẫm có sẵnđây cả ấy mà,
    Tất cảđều lưng thon yểu điệu,
    Yêu kiều dung sắc vượt liên hoa,
    Kìa xem! Chúng chỉ chiều tôn ý,
    Xin nhận lời ban tặng của ta.

Alàra nói tiếp:

  1. Một năm thiên lạc hưởng trànđầy,
    Ta hỏi Long vương một chuyện này:
    “Saođược tiên cung làm nội thất,
    Làm sao cung điện đến phần ngài?

    28. Tiên cảnh này thành tựu ngẫu nhiên,
    Được ngài xây? Tặng vật chư Thiên?
    Long vương xin nói điều chân thật,
    Sao đến an nhàn ở cảnh tiên?

Sau đây là các vấn kệ đối đáp nhau giữa đôi bên:

Long vương:

  1. Chẳng phải tình cờ, chẳng tự nhiên,
    Chẳng do ta tạo, hoặc chư Thiên,
    Chính nhờ thiện nghiệp ta, ngài biết,
    Nhờđức hạnh, ta hưởng cảnh tiên.

Alàra:

  1. Hạnh nguyện gì,đâu Thánh đạo cao,
    Đức gì tích trữ phước ngày sau?
    Long vương, xin nói, ta mong biết
    Ngài huởng tiên cung bởi cách nào?

Long vương:

  1. Ta nguyện lời kia, sống trọnđời
    Tu nhân tích đức góp gom hoài,
    Cung này, nhờđó, sau cùng hưởng,
    Thực phẩm tràn đầy chứa khắp nơi.

Alàra:

  1. Cuộcđời dù sáng rực bao ngày,
    Vũ khúc, hoan ca chẳng kéo dài,
    Kẻ yếu hại ngài vìđại lực,
    Lũ hèn làm dũng sĩ xa bay:
    Răng thần sao đấu không cân sức,
    Ngài chịu thua bầy hạ tiện vầy?

    35. Ngài chịu đau vì quá hãi hùng?
    Do đâu nọc độc đã tiêu vong?
    Sao ngài thần lực đầy răng ấy,
    Mà phải chịu đau bởi ác nhân?

Long vương:

  1. Ta chẳng thua vì quá hãi hùng,
    Chẳng ai làmđại lực tiêu vong,
    Mọi người thừa nhận bao côngđức
    Như biển bờ cao, chẳng ngập tràn.

    37. Ngày trai mỗi tháng giữ hai lần,
    Chính buổi kia ngăn chặn bước đàng,
    Mười sáu chàng trai, tay nắm đủ
    Dây thừng, thòng lọng cực kỳ sang.

    38. Bọn ác nhân đâm thủng mũi ta
    Xuyên dây thừng ấy, kéo ta qua,
    Đớn đau, ta chịu, ôi đành phận,
    Giữ Thánh nhật cho khỏi phạm mà.

Alàra:

  1. Thấy trênđường vắng, trải giăng dài
    Hìnhđẹp, khổng lồ, đại lực oai:
    “Bậc trí hiển vinh”, ta thét lớn,
    “Sao nguyền đời khổ hạnh, thưa ngài?”

Long vương:

  1. Ta chẳng cầu con, chẳng ước giàu,
    Chẳng mong thọ mạngđược dài lâu,
    Song trên nhân thế ta mong sống
    Nỗ lực anh hùngđạt đích cao.

Alàra:

  1. Tóc râu chải chuốt, dáng oai hùng,
    Phục sức hoàng y, mắt lửa bừng,
    Đỏ thắm chiên-đàn, ngài rực rỡ
    Xa xa, nào khác Nhạc thiên thần.

    42. Hưởng bao ân huệ lộc trời cho,
    Đầy đủ mọi điều dạ ước mơ,
    Ta hỏi Long vương, xin nói thật,
    Cõi người sao lại muốn an cư?

Long vương:

  1. Khôngđâu trừ thế giới người đời
    Thanh tịnh, điều thân được thấy rồi,
    Chỉ sống giữa đời người thế tục
    Đọan trừ sinh tử kiếp sau thôi.

Alàra:

  1. Dù hưởngđầy hoan lạc dị thường,
    Cùng Long vương sống suốt năm trường,
    Giờ ta vĩnh biệt, ra đi mãu,
    Không ở nữa, vì xa cố hương.

Long vương:

  1. Thê nhi trẫm với lũ cung nhân
    Được luyện hầu ngài, lệnh phục tuân,
    Chắc chẳng kẻ nào gây xúc phạm,
    Vì ngài, trẫm thấy rất thương thân.

Alàra:

  1. Đủ mặt mẹ cha thắm thiết tình,
    Hân hoan tràn ngập cả giađình,
    Còn nhiều người quý yêu con trẻ,
    Song lạc tối cao giữa chúng sinh
    Ta được thấy đây, Long đế hỡi,
    Vì ngài đầy thắm thiết bên mình.

Long vương:

  1. Bảo châu trẫm cóđiểm hồng vân
    Đem đại phú cho kẻ thiếu phần,
    Nhận lấy về nhà, khi phú quý,
    Xinđưa trả ngọc lại Long quân.

Ẩn sĩ sau khi nói xong những lời này, liền tiếp tục như sau:

– Tâu Đại vương, sau đó ta đáp lời Long vương: “Tâu Đại đế, ta không mang giàu sang, ta chỉ muốn xuất gia tu hành”.

Sau khi xin ban đủ mọi vật cần thiết cho đời sống tu hành ẩn sĩ, ta từ giã cảnh giới Nàga cùng với Long vương, và khi đã mời ngài trở lui về, phần ta vào vùng Tuyết Sơn tu tập.

Nói xong, ẩn sĩ này lại thuyết giáo cho vua Ba-la-nại và ngâm thêm hai vần kệ :

  1. Dục tham trần thế thoáng qua nhanh
    Chẳng phục tuân quy luật trưởng thành,
    Thấy khổ phát sinh từ ái dục,
    Tín tâm dẫn bướcđến tu hành.

    49. Người tàn như trái rụng, tiêu vong,
    Già trẻ, muôn loài rã mục thân,
    Ta chỉ trú an trong Thánh hạnh,
    Tối ưu là Thực thể thuần chân.

Nghe lời này, vua ngâm kệ đáp lời:

  1. Bậc hiền có trí tuệ uyên thâm,
    Chư vị tu Thiềnđịnh chú tâm
    Đề mục tối cao, mà tất cả
    Chúng ta phải luyện tập tinh cần;
    Nghe lời ngài dạy, cùng Longđế,
    Trẫm thực hành toàn nghiệp thiện chân.

Vị ẩn sĩ muốn khuyến khích tinh tấn lực của vua, liền ngâm kệ kết thúc:

  1. Bậc hīền, có trí tuệ uyên thâm,
    Chư vị tu thiềnđịnh chú tâm
    Đề mục tối cao, mà tất cả
    Chúng ta phải luyện tập tinh cần;
    Nghe lời ta dạy, cùng Longđế,
    Chúa thượng thực hành nghiệp thiện chân.

Vị này thuyết giáo như vậy với vua và sau khi ở lại đó bốn tháng mùa mưa, liền trở về Tuyết Sơn sống và tu tập Tứ Vô lượng tâm đến khi mạng chung, được tái sinh Phạm thiên giới.

Còn vua Samkhapàla. trong suốt quãng đời còn lại, chuyên tâm hành trì các ngày trai giới, bố thí, cùng nhiều thiện sự khác, nên sau khi mạng chung, ngài đi theo nghiệp của mình.

*

Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư nhận diện tiền thân:

Thời bấy giờ, vị vua cha trở thành ẩn sĩ khổ hạnh chính là Kassapa (Ca-diếp), vua Ba-la-nại là Ànanda (A-nan), ẩn sĩ Alàra là Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Long vương Samkhapàla chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyện tiểu Sutasoma (Tiền thân Culla-Sutasoma)

Hiền hữu, thần dân thụ họp đây..,

Câu chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về sự tu tập viên mãn hạnh xuất gia của Ngài.

Phần đầu câu chuyện tương ưng với phần đầu của Tiền thân Mahànàrada Kassapa số 544, tập VII.

*

Ngày xưa tại thành Bà-la-nại, ngày nay là kinh thành Sudassana, có vua Brahmadatta trị vì. Chánh hậu của ngài sinh ra Bồ-tát. Khuôn mặt ngài sáng rực như trăng rằm, vì thế ngài được đặt tên Somakumàra (Nguyệt Cung Vương tử). Khi ngài đến tuổi trưởng thành, vì ngài thích uống nước trái cây Soma và hay có thói quen tưới rượu lễ vào đó nên ngài được mệnh danh Sutasoma (người làm rượu Soma).

Đến tuổi khôn lớn, ngài được truyền dạy các môn học thuật tại Takkasilà và khi trở về nhà, ngài được vua cha ban chiếc lọng trắng. Ngài trị vì quốc độ rất đúng pháp, cai quản cả một lãnh thổ rộng lớn cùng mười sáu ngàn cung tần, với nàng Candadevi làm chánh hậu. Dần dần hoàng gia càng thêm đông đúc, ngài đâm nhàm chán với cuộc sống gia đình nên lui vào rừng, mong ước thọ trì giới luật tu hành. Một ngày kia, ngài triệu người hớt tóc vào phán bảo:

– Khi nào khanh thấy sợi tóc bạc trên đầu trẫm, khanh phải nói cho trẫm biết.

Người hớt tóc tuân lệnh, sau đó thấy một sợi tóc bạc, liền tâu với ngài ngay. Vua bảo:

– Vậy khanh hãy nhổ ra và đưa cho trẫm.

Ngừơi hớt tóc lấy cái nhíp vàng nhổ ra và đặt vào tay ngài. Bậc Đại Sĩ thấy sợi tóc bạc, kêu to:

– Thân ta sắp bị tuổi già tàn phá.

Rồi ngài kinh hoảng cầm sợi tóc bạc bước xuống lầu, ngự lên ngai đặt trước thần dân.

Sau đó, ngài triệu tám mươi ngàn triều thần do vị đại tướng cầm đầu và sáu mươi ngàn Bà-la-môn do vị tế sư của triều đình lãnh đạo, cùng nhiều cận thần và dân chúng đến bảo:

– Tóc bạc đã xuất hiện trên đầu trẫm, trẫm đã già rồi, các khanh phải biết rằng trẫm muốn thành ẩn sĩ.

Rồi ngài ngâm vần kệ đầu:

  1. Hiền hữu, thần dân tụ tậpđây,
    Quân sư tin cẩn, hãy nghe vầy:
    Giờđầu tóc bạc ta dần hiện,
    Ta muốn trở thành ẩn sĩ ngay.

Nghe vậy, mỗi người trong đám kia đều thất vọng ngâm vần kệ này:

  1. Bất xứng lời kiađã thốt ra,
    Mũi tên Hoàng thượng thấu tim ta:
    Bảy trăm cung nữ, tâu Hoàng thượng,
    Sẽ thế nào khi chúa xuất gia?

Tiếp theo, bậc Đại Sĩ ngâm vần kệ thứ ba:

  1. Kẻ khác sẽ khuyên chúng hết buồn,
    Chúngđều kiều diễm, tuổi thanh xuân,
    Còn ta hướngđích lên thiên giới,
    Nên muốn làm tu sĩ ẩn thân.

Các vị quân sư không thể nào đáp lời vua được liền đi yết kiến Thái hậu và trình câu chuyện với bà. Thái hậu liền vội vã đi đến hỏi vua:

– Này vương nhi, quần thần bảo rằng vương nhi muốn làm ẩn sĩ, có đúng chăng?

Bà lại ngâm hai vần kệ:

Than ôi! Ngày bất hạnh như vầy,
Ngày được vương nhi gọi mẹ đây:
Vì quá vô tình nhìn lệ thảm,
Con đành làm ẩn sĩ từ nay.

5. Bạc phận, than ôi, quả đúng thời
Sơ-ma yêu quí đã chào đời!
Vô tình trước lệ sầu cay đắng
Con quyết tu hành, vương tử ôi!

Trong khi Thái hậu than khóc như vậy, Bồ-tát không thốt lên lời nào. Thái hậu vẫn ngồi một mình khóc lóc mãi. Sau đó quần thần tâu với phụ hoàng. Ngài đi đến ngâm kệ sau:

  1. Pháp nàođây hướng dẫn vương nhi
    Mong ước rời vương quốv biệt ly,
    Bỏ mặc lão thânđời quạnh quẻ,
    Ẩn am tìm đến để tu trì?

Nghe vậy, bậc Đại Sĩ liền trấn an ngài. Phụ vương lại bảo:

– Này vương nhi Sutasoma, cho dù con không thương tiếc gì đến song thân nữa, con vẫn còn nhiều vương tử, công chúa lắm. Chúng không thể nào sống thiều con được. Vậy đợi đến khi chúng trưởng thành rồi vương nhi hãy xuất gia tu hành có được chăng?

Rồi ngài ngâm vần kệ thứ bảy:

  1. Vương nhi nhiều ấu tử, e rằng:
    Hết thảy cònđang độ búp măng,
    Đến lúc vương nhi vừa vắng bóng
    Nỗi buồn nào sánh chúng hay chăng?

Nghe lời này, bậc Đại Sĩ đáp vần kệ:

  1. Quả thật, thần nhi có lắm con,
    Chúng cònđang độ tuổi măng non,
    Dù bao năm sống gần bên chúng,
    Con phải giờđây vĩnh biệt luôn.

Thế là bậc Đại Sĩ thuyết Pháp cho phụ vương và khi nghe ngài thuyết Pháp, vua cha bình tâm lại, rồi quần thần thông báo cho bảy trăm cung phi. Họ từ trên thượng lầu bước xuống yết kiến ngài, ôm lấy chân ngài và ngâm vần kệ:

Lòng ngài chắc phải vỡ vì buồn,
Hoặc giả ngài không biết xót thương,
Nên ước nguyện theo đời ẩn sĩ,
Để cung tần khóc nỗi cô đơn!

Bậc Đại Sĩ nghe họ khóc than như vậy trong lúc họ ngã mình dưới chân ngài và gào thét, liền ngâm thêm một vần kệ:

  1. Lòng ta không thể vỡ vì buồn
    Dẫn thấyđau vầy, cũng xót thương,
    Song việc tu hành tađã quyết
    Để ta hưởng cực lạc thiên đường.

Sau khi, quần thần trình lên chánh cung hoàng hậu. Bà đang mang thai nặng nhọc vì ngày sinh cận kề, bà liền đến gần bậc Đại Sĩ, đảnh lễ ngài và kính cẩn đứng qua một bên rồi ngâm ba vần kệ:

  1. Than ôi! bất hạnh chính là ngày
    Thiếpđược xe duyên Chúa thượngđây,
    Vì quá vô tình nhìn lệ thảm,
    Đại vương quyết chí xuất gia ngay.

    12. Bạc phận, than ôi, đó chính ngày
    Cùng So-ma kết tóc xe dây,
    Vì chàng để mặc ai sầu chết,
    Quyết chí theo đời ẩn sĩ đây.

    13. Mãn nguyệt khai hoa đã kế gần,
    Mong chàng ở lại, hỡi vương quân,
    Khi con sinh hạ, ngày sầu thảm
    Thiếp biết từ đây mất Chúa công.

Đến lượt bậc Đại Sĩ ngâm vần kệ đáp:

  1. Mãn nguyệt khai hoađã tới hồi,
    Ta chờđến lúc trẻ ra đời,
    Rồi ta từ giả ngay vương tử,
    Xuất thế, ta thành ẩn sĩ thôi!

Nghe ngài nói vậy, bà không thể nào kiềm chế nỗi sầu thảm được nữa, liền lấy hai tay ôm ngực, bảo ngài:

– Tâu Chúa thượng, từ nay cảnh vinh quang của đôi ta không còn nữa.

Rồi lau dòng lệ xong, bà lại than khóc thảm thiết.

Bậc Đại Sĩ ngâm kệ an ủi bà:

  1. Vương hậu mắt huyền hoa mượt mà,
    Xin nàngđừng khóc nữa vì ta,
    Nguyệt Nga, lên thượng lầu an nghỉ,
    Ta sẽđi, lòng chẳng thiết tha!

Không thể nào chịu đựng nổi lời nói của ngài được nữa, bà vội bước lên thượng lầu ngồi khóc một mình. Lúc ấy vị thái tử của Bồ-tát thấy vậy, hỏi bà:

– Tại sao mẫu hậu ngồi khóc ở đây?

Và chàng ngâm kệ này hỏi mẹ:

  1. Mẫu hậu có ai khiến mẹ buồn,
    Cớ sao mẹ khóc, lại nhìn con?
    Ai trong hoàng tộc lòng vôđạo,
    Vì mẹ, conđành giết sạch luôn.

Hoàng hậu liền ngâm vần kệ đáp:

  1. Không ai dám hạiđến người kia,
    Người khiến ta sầu khổ não nề,
    Vì chính phụ vương conđã nói:
    “Ta không đoái tưởng, sẽ ra đi”.

Nghe lời mẹ, thái tử nói:

– Tâu mẫu hậu, sao mẫu hậu lại nói thế? Nếu quả vậy thì chúng con thật bơ bơ.

Chàng liền than khóc và ngâm kệ:

  1. Có lần ta dạo khắp hoa viên
    Nhìn lũ voi giaođấu trận tiền,
    Vì thử phụ vương thành ẩn sĩ
    Ta làm gì, hỡi kẻ vô duyên?

Sau đó, một vị vương tử vừa lên bảy, thấy anh và mẹ đang khóc, liền đến gần mẹ hỏi:

– Mẫu hậu và hoàng huynh ơi, cớ sao lại than khóc?

Và khi nghe duyên cớ, cậu bé bảo:

– Thôi được, đừng khóc nữa, con sẽ không để phụ vương xuất gia đâu.

Rồi vương tử an ủi hai vị, xong cùng nhũ mẫu bước xuống khỏi thượng lầu, đến yết kiến phụ vương và thưa:

– Tâu phụ vương, thần nhi nghe nói phụ vương sắp rời bỏ chúng con mà xuất gia, mặc dù chúng con không muốn, vậy con không chịu để phụ vương đi tu đâu.

Rồi ôm chặt lấy cổ vua cha, vương tử ngâm vần kệ:

  1. Mẫu hậuđang ngồi khóc nỉ non,
    Vương huynh cũng muốn giữ cha thương,
    Con ôm vương phụ bằng tay vậy,
    Chẳngđể cha đi trái ý con.

Bậc Đại Sĩ liền suy nghĩ: “Thằng bé này thật là mối nguy hiểm cho ta, ta làm thế nào để thoát được nó đây?”. Rồi nhìn người nhũ mẫu, ngài bảo:

– Này hiền nhũ mẫu, hãy nhìn viên ngọc trang sức này, ta cho ngươi đấy, chỉ việc đem đứa bé này đi nơi khác, đừng để nó cản trở ta.

Vì ngài không thể tránh được cậu bé đang nắm chặt lấy tay ngài, ngài hứa ban thưởng cho nhũ mẫu ấy và ngâm kệ:

  1. Gắng nuôi vương tử lớn lên dần,
    Đem trẻ vui đùa chốn khác hơn,
    E trẻ phá tan niềm hỷ lạc,
    Cản chân ta vộiđến thiênđường.

Nhủ mẫu nhận món quà thưởng và dỗ dành cậu bé rồi dẫn đi nơi khác, bà vừa than khóc vừa ngâm kệ:

  1. Vì ta từ khước hạt minh châu,
    Ta chẳng màng chi – sẽ thế nào?
    Vì Chúa thượng ta làm ẩn sĩ
    Bảo châu còn có nghĩa gìđâu?

Lúc ấy vị đại tướng của ngài suy nghĩ: “Chắc đức vua tưởng ngài chỉ có rất ít bảo vật trong cung thôi. Vậy ta sẽ cho ngài biết có vô số kể”. Vì thế vị này đứng lên đảnh lễ vua và ngâm kệ:

  1. Đại vương đầy ắp mọi kho tàng,
    Chúa thượng tạo nênđại phú cường,
    Toàn cõi thế gian đều khuất phục,
    Chớ làm ẩn sĩ, sống thư nhàn.

Nghe vậy, bậc Đại Sĩ đáp vần kệ:

  1. Kho tàngđầy ắp các kim ngân,
    Ta đã tạo nênđại phú cường,
    Toàn cõi thế gian đều khuất phục,
    Nay làm ẩn sĩ, bỏ phàm trần!

Khi ấy một vị đại phú thương vừa đi đến, có tên là Kulavaddhana, nghe lời liền đứng lại, đảnh lễ vua và ngâm kệ:

  1. Đại vương, thần tột đỉnh giàu sang,
    Chẳngđếm làm sao xiết bạc vàng,
    Xin ngắm hạ thần dâng tất cả,
    đứng làm ẩn sĩ, sống thư nhàn!

Nghe lời này, bậc Đại Sĩ đáp vần kệ:

  1. Này hỡi Ku-la, vẫn biết rằng
    Khanh mong dâng hiến cả kho tàng
    Song ta hướng dịch về thiên giới
    Nên khước từ nhân giới dục tham.

Bậc Đại Sĩ thuyết Pháp như vậy cho dân chúng rồi bước lên thượng lầu của Cung Vạn Hoa, ngài đứng trên tầng thứ bảy, cắt búi tóc và bảo:

– Bây giờ ta không là gì nữa đối với các ngươi, vậy các ngươi hãy chọn một vị vua khác đi.Cùng với những lời này, ngài ném búi tóc của ngài, khăn đội đầu, cùng các bảo vật khác xuống giữa đám quân thần dân chúng. Quần thần cầm lấy búi tóc, lăn lóc trên mặt đất, kêu gào thảm thiết, rồi một đám bụi từ nơi ấy tung lên cao, dân chúng đứng lùi lại nhìn theo bảo nhau:

– Có lẽ đức vua đã cắt búi tóc và ném xuống cùng khăn đội đầu đủ cả vào đám dân chúng, cho nên mới có đám bụi tung lên gần cung điện.

Rồi họ khóc than ngâm kệ:

  1. Nhìnđám bụi kia chợt tỏa cao
    Gần hoàng cungđại Vạn Hoa Lầu,
    Chắc rằng Minh đế lừng danh vọng
    Đã cắt tóc ngài với bảo đao!

Còn bậc Đại Sĩ truyền gọi một quân hầu tìm đủ vật dụng cần thiết của một ẩn sĩ đem đến cho ngài, lại bảo người thợ hớt tóc cạo sạch râu tóc ngài, ném chiếc hòang bào rực rỡ xuống bảo tọa, ngài cắt bỏ mọi dải lụa màu, đắp lên người những miếng vải nối lại màu vàng, buộc cái chén đất lên đầu vai trái, rồi cầm chiếc gậy hành khất trong tay, ngài đi lui đi đi tới trên thượng lầu, sau đó bước xuống lầu đi ra đường, song không ai nhận ra ngài khi ngài đi xuông cả.

Còn bảy trăm cung tần bước lên thượng lầu không tìm thấy ngài, mà chỉ thấy đống xiêm y của ngài; liền bước xuống bảo mười sáu ngàn cung phi khác:

– Đại đế Sutasoma, Chúa thượng tôn quý của ta đã trở thành ẩn sĩ rồi.

Và họ than khóc bước ra. Vừa lúc ấy dân chúng hay tin ngài đã làm ẩn sĩ, cả kinh thành chấn động hẳn lên, dân chúng bảo nhau:

– Người ta bảo đức vua đã trở thành ẩn sĩ rồi.

Họ đều tụ tập tại cung môn, kêu lên:

– Chúa thượng chắc đang ở một nơi nào đó.

Rồi họ đổ xô ra khắp nơi ngài thường lui tới, song không tìm được ngài, họ đi lang thang đây đó vừa than khóc, vừa ngâm kệ:

  1. Nàyđây, cung điện, tháp lầu vàng,
    Lủng lẳng vòng hoa tỏa ngát hương,
    Rộn rịp bao cung tần mỹ nữ,
    Ngày xưa Chúa thượng ngự du thường.

    34. Giăng mắc vòng hoa, dát ngọc vàng,
    Ta nhìn cungđiện nóc cao sang
    là nơi hoàng tộc chầu bên cạnh,
    Đại đế kiêu hùng bước dọc ngang.

    35. Đây vườn thương uyển rực muôn hoa,
    Thay đổi quanh năm với các mùa,
    Rộn rịp bao cung tần mũ nữ,
    Ngày xưa Chúa thượng ngự loan xa.

    36. Hồ kia phủ khắp đám sen xanh.
    Nơi chốn chim muông đến lượn quanh,
    Tất cả hoàng gia chầu cạnh đó,
    Ngày xưa Chúa thượng vẫn du hành.

Cứ thế dân chúng vừa đi khắp nơi vừa than khóc rồi trở lại sân chầu, họ ngâm kệ:

  1. Thật buồn thay Chúa thượng So-ma
    Đã bỏ ngai vàngđể xuất gia,
    Mặc chiếc hoàng y, ngài rảo bước
    Như voiđơn độc lạc đường xa.

Rồi họ ra đi, bỏ hết nhà cửa đồ đạc, dắt theo con cái đi tìm Bồ-tát và cha mẹ, cháu chắt họ cùng đi theo với mười sáu ngàn cung phi ca múa. Cả kinh thành như bãi sa mạc vì dân chúng đi theo nhau cả. Bồ-tát và dân chúng chiếm cứ một vùng mười hai dặm về núi Tuyết Sơn.

Lúc ấy Đế Thích Thiên chủ, chú tâm đến Đại sự Xuất thế của ngài, liền bảo Vissakamma:

– Này hiền hữu Vissakamma, vua Sutasoma đã từ bỏ thế tục. Ngài phải có nơi ẩn cư, vì dân chúng tụ tập quanh ngài đông lắm.

Ngài lại triệu vị này đến bảo:

– Hãy đi dựng am thất ẩn sĩ dài mười ba dặm, rộng năm dặm trên bờ sông Hằng ở vùng núi Tuyết Sơn.

Vị này tuân lệnh, cung cấp các lều ẩn sĩ đầy đủ mọi vật dụng cần thiết và lại làm một con đường dẫn đến đó, rồi trở về thiên giới.

Bậc ĐạI sĩ theo đường này đến vùng am tranh, sau khi ngài thọ đại giới, ngài lại truyền giới cho đám dân chúng, dần dần đa số được thọ giới nên khu vực mười ba dặm này đông đảo người tu. Lúc bấy gờ, việc Vissakamma xây am ẩn sĩ ra sao, đại chúng được truyền giới như thế nào, vùng am thất của Bồ-tát được sắp đặt ra sao, đều được hiểu theo như kiểu trong Tiền thân Hatthipàla số 509, Tập V. Ở đây, nếu có một dục tưởng hay tà kiến nào khởi lên trong tâm bất cứ người nào, bậc Đại Sĩ liền đến gần người đó ở trên không, ngồi kiết già giữa không gian và thuyết pháp qua hai vần kệ :

  1. Quênđi chuyện ái dục ngày xưa
    Khi vẻ mặt người vẫn cợtđùa,
    Kẻo sợ kinh thành hoan lạc ấy
    Làm bừng dục vọng, phải tiêu ma.

    39. Thoát người tham đắm, tự điều thân,
    Thiện ý ngày, đêm với thế nhân,
    Ngươi sẽ hưởng ngôi nhà thượng giới,
    Nơi người hành thiện đến chung phần.

Hội chúng Thánh nhân này hành trì lời giáo huấn của ngài, nên được tái sinh lên Phạm thiên giới, câu chuyện được kể giống hệt như trong Tiền thân Hatthipàla.

*

Sau khi bậc Đạo Sư chấm dứt thời Pháp thọai, Ngài bảo:

– Này các Tỷ kheo, không phải chỉ bây giờ, mà cả ngày xưa nữa, Như Lai đã làm Đại sự Xuất thế.

Và Ngài nhận diện Tiền thân:

– Lúc bấy giờ, song thân là vương phụ và mẫu hậu trong triều đình, Candà là mẹ Ràhula (La-hầu-la), Thái tử là Sàriputta (Xá-lợi-phất), tiểu vương tử là Ràhula, nhũ mẫu là Khujjutarà, vị phú thương Kulavaddhana là Kassapa (Ca-diếp), vị đại tướng là Moggallàna (Mục-kiền-liên), hoàng đệ Somadatta là Ànanda (A-nan) và vua Surasoma chính là Ta.

-ooOoo-

Chương XVIII
Phẩm Năm Mươi Bài Kệ

-ooOoo-

  1. Chuyện công chúa Nalinikà (Tiền thân Nalinikà)

Nhìn kia! Mặt đất cháy khô cằn…,

Câu chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, về việc một Tỳ kheo bị người vợ của thời kỳ phóng dật cũ cám dỗ.

Khi kể chuyện này, Ngài hỏi vị Tỳ kheo vì ai ông đã lạc đường. Ông đáp:

– Vì người vợ cũ.

Bậc Đại Sư bảo:

– Quả vậy, này Tỳ kheo, nữ nhân ấy đã làm hại ông. Ngày xưa chính vì nàng ấy mà ông đã sa đọa mất hết Thiền lực và bị sụp đổ hoàn toàn.

Nói xong, Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì Bà-la-nại, Bồ-tát tái sinh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có ở phương Bắc. Khi ngài khôn lớn, và đã được huấn luyện đủ môn học thuật, ngài xuất gia làm ẩn sĩ. Sau khi đạt được thần lực nhờ tu tập Thiền định, ngài vào trú ẩn tại Tuyết Sơn.

Giống như câu chuyện được kể trong Tiền thân Alambusà (số 523), một con nai cái đã thụ thai vì ngài và hạ sinh một nam tử được đặt tên là Isisinga. Khi cậu bé lớn khôn, cha cậu truyền giới cho cậu và dạy cậu đủ mọi pháp môn dẫn đến Thiền định.

Nhờ pháp môn này chẳng bao lâu chàng đạt được thần lực và hưởng thú cực lạc trong miền Tuyết Sơn, rồi nhờ pháp khổ hạnh, chàng trở thành một bậc Hiền trí chuyên tu khổ hạnh đến độ cung của Sakka (Đế Thích) Thiên chủ bị rúng động vì đức độ của chàng.

Thiên chủ suy xét, tìm ra nguyên nhân liền suy nghĩ: “Ta phải tìm cách phá tan công hạnh vị này”. Trong khoảng ba năm liền, trời ngưng đổ mưa xuống quốc độ Kàsi, xứ sở này thành khô cằn nứt nẻ, không một vụ mùa nào kết quả cả. Dân chúng bị nạn đói bức bách liền tụ tập trước sân chầu và oán trách vua.

Đứng trước cửa sổ mở rộng vua hỏi họ có việc gì. Dân chúng tâu:

– Tâu Thánh thượng, trong ba năm liền, mưa trên trời không rơi xuống, cả nước bị khô cháy, dân chúng vô cùng khổ sở, xin Thánh thượng hãy cầu trời mưa.

Vua thề nguyền giữ đức độ, hành trì ngày trai giới, nhưng vẫn không có mưa xuống.

Rồi chính vào lúc nữa đêm, Thiên chủ Đế Thích giáng hạ tại hoàng cung, chiều sáng lòa khắp vùng vừa đứng trên không. Vua thấy ngài liền hỏi:

– Ngài là ai?

Ngài đáp:

– Ta là Đế Thích Thiên chủ.

– Tại sao ngài giáng thế?

– Này Đại vương, mưa có rơi trên quốc độ của ngài chăng?

– Không có mưa rơi.

– Thế ngài có biết tại sao chăng?

– Trẫm không biết.

– Trên vùng Tuyết Sơn, này Đại vương, có một ẩn sĩ tên là Isisinga, Vị này hành trì khổ hạnh hết sức khắc nghiệt, khi trời sắp mưa, ông giận dữ nhìn lên trời khiến mưa ngưng lại.

– Vậy phải làm sao đây?

– Nếu công hạnh vị này sụp đổ thì mưa sẽ rơi xuống.

– Nhưng ai có thể chiến thắng đức độ của vị ấy?

– Này Đại vương, công chúa Nalinikà của ngài có thể làm được việc này. Xin hãy triệu nàng đến đây và bảo nàng đến nơi đó phá tan công hạnh của vị ẩn sĩ kia.

Sau khi khuyên bảo vua như thế xong, Đế Thích Thiên chủ trở về cõi của ngài. Ngày hôm sau, vua hội ý với quần thần và triệu công chúa đến bảo nàng qua vần kệ đầu:

  1. Nhìn kia mặtđất cháy khô cằn,
    Quốc độ chìm trong cảnh lụi tàn,
    Con hỡi, Na-li,đi đến đó,
    Khiến La-môn nọ phải quy hàng.

Nghe lời này, nàng đáp vần kệ thứ hai:

  1. Làm sao con chịuđược gian nan,
    Khi giữa bầy voi lạc bước đàng
    Trong chốn rừng xanh xa vắng ấy,
    Làm sao cất bướcđược bình an?

Vua cha lại ngâm hai vần kệ:

  1. Con hỡi,đi về mỹ lạc cung,
    Rồi từ đấy phải vội rời chân
    Lên xe gỗđược trang hoàng khéo,
    Ngự giá công nương tiến thẳng đường.

    4. Chiến mã tượng, cùng với bộ binh
    Chỉnh tề hàng ngũ hãy bao quanh,
    Với mê hồn sắc con cần kíp
    Khiến đạo nhân kia quy lụy mình.

Như vậy, vì muốn bảo vể quốc độ, vua đã nói với công chúa những việc không nên nói bằng lời như trên. Còn nàng sẵn sàng tuân theo lệnh cha. Thế là sau khi cung cấp cho nàng đủ mọi thứ cần thiết, bảo nàng lên đường cùng đám cận thần kia.

Họ đi đến gần biên giới và sau khi đóng trại ở đó, họ truyền đưa công chúa đi theo con đường do các sơn nhân chỉ dẫn. Rạng ngày hôm sau, họ vào đến vùng Tuyết Sơn, tiến sát vùng ẩn am ấy. Ngay lúc bấy giờ, Bồ-tát để con trai ở lại thảo am, còn ngài đã vào rừng hái quả dại. Các sơn nhân đến gần vùng thảo am, đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ, vừa chỉ lều cho Nalinikà vừa ngâm kệ:

  1. Nổi bật với hàng chuỗi lá xanh,
    Giữa Bhur-ja khóm lắm cây cành,
    Nhìn xem, lều của I-siđấy,
    Xinh đẹp hiện ra một mái tranh.

    6. Chắc rằng lắm khói ở đằng kia
    Phát xuất từ trong lửa tỏa ra
    Được ấp ủ nhờ tay bậc trí
    Nổi danh thần lực thật cao xa.

Đúng lúc Bồ-tát đã đi vào rừng, đám cận thần của vua đã vào bay vây vùng ẩn cư ấy và canh chừng kỹ, họ cho công chúa giả dạng một ẩn sĩ khỗ hạnh, khoát lên mình nàng đủ y trong y ngoài bằng võ cây đẹp có tô điểm mọi thứ trang sức, rồi bảo nàng cầm một quả cầu được vẽ màu, buột vào một sợi dây và đưa nàng vào vùng am tranh kia, còn chính họ đứng canh bên ngoài. Thế là vừa chơi quả cầu, nàng vừa tiến vao am thất ấy.

Lúc bấy giờ, Isisinga đang ngồi trên trường kỷ đặt tại cửa lều, thoạt trông thấy nàng tiến đến, chàng kinh hoảng đứng dậy chạy trốn vào trong. Nàng cứ tiến gần cửa lều và tiếp tục chơi quả cầu.

Bậc Đại Sĩ ngâm ba vần kệ đễ làm sáng tỏ việt này:

  1. Tôđiểm bảo châu, tiến lại gần,
    Một nàng kiều nữ sáng huy hoàng,
    I-si tội nghiệp liền kinh hoảng
    Vội bước vào am, chốn ẩn thân.

    8. Lúcđứng trước thềm của đạo quân,
    Công nương đùa với quả cầu tròn,
    Thân hình diễm lệ nàng phô diển
    Lồ lộ hiện ra trước mắt chàng.

    9. Chàng thấy nàng đùa thế thật hay,
    Tứ trong, chàng vội phóng ra ngay,
    Vụt nhanh từ túp lều tranh ấy
    Chàng thốt ra lời lẽ thế này:

    10. “Quả cây gì đó,dám thưa ngài?
    Dù có tung xa tít tận trời,
    Cũng sẽ quay về ngài như vậy,
    Chẳng bao giờ quả bặt tăm hơi?

Nàng đáp vần kệ này, tả cho chàng biết về cây kia:

  1. Đỉnh Hương sơn nọ, chính quê nhà,
    Vốn tự hào khoe chốn tệ gia
    Có thật nhiều cây sinh quả ấy,
    Dù tung cao vút tận trời xa
    Vẫn còn trở lại tay lần nữa,
    Chẳng có bao giờ lạc mất ta.

Nàng nối dối như vậy, nhưng chàng tin nàng ngay, Và cứ tưởng đấy là một vị tu khổ hạnh, nên chàng ân cần chào đón nàng và nhâm vần kệ này:

  1. Xin vào an tọa, hỡi hiền nhân,
    Nhận thứcăn và nước rửa chân,
    An nghỉđây, cùng nhau thọ dụng
    Chùm dâu, khoai ấy sẵn lòng dâng.

Chàng trai trẻ thanh tân này chưa từng thấy nữ nhân bao giờ cả, nên chàng bị lung lạc liền tin ngay câu chuyện lạ thường nàng vừa kể cho chàng nghe; rồi công hạnh của chàng bị đánh bại vì các trò quyến rũ của nàng và Thiền lực của chàng tiêu tan cả. Sau khi chơi đùa với nàng đến độ mệt mỏi, cuối cùng chàng đứng xuống hồ tắm rửa và khi đã hết cơn mệt, chàng trở vế ngồi trong lều, vẫn còn tưởng là một ẩn sĩ, một lần nữa chàng hỏi nàng ở nơi đâu và ngâm kệ này:

  1. Ngàiđãđến đây bởi lối nào?
    Hẳn ngài thích ở núi ngàn cao?
    Đói lòng ăn trái sim, khoai sắn,
    Song thú săn mồi tránh được sao?

Tiếp theo, Nalinikà đáp bốn vần kệ:

  1. Hướng Bắc vùngđây, suối Thái Hòa
    Chảy xuôi từ dãy Tuyết Sơn ra,
    Trên bờ, thắng cảnh ôi kỳ thú,
    Nhìn thấy ẩn am ấy của ta.

    15.Đây xoài, Ti-lak với sà la,
    Nở rộ hoa kèn với quế hoa,
    Khúc hát yên tỉnh văng vẳng lại,
    Thưa ngài nơi ấy thấy nhà ta.

    16. Ta đoán chà là, củ sắn khoai,
    Nhìn đây đủ loại trái cây tươi,
    Một nơi vui, đẹp và thơm ngát,
    Đã lọt phần ta chiếm hết rồi!

    17. Mọi thứ mơ, dâu, đậu mọc tràn ,
    Ngọt ngào tươi đẹp ngát hương lan,
    Song ta sợ lũ cường gian đến
    Sẽ phá nhà ta, chốn lạc an.

Chàng ẩn sĩ nghe nói vậy, muốn cầm chân nàng lại cho tới khi thân phụ chàng về, liền ngâm kệ này:

  1. Thân phụđi tìm quả thật xa,
    Mặt trời khuất bóng, sẽ về nhà,
    Khi người trở lại từ rừng ấy,
    Ta sẽ cùngđi viếng đại gia.

Lúc ấy nàng suy nghĩ: “Chàng trai này sinh trưởng trong rừng nên không biết ta là nữ nhân, chứ cha chàng sẽ biết ngay điều đó khi vừa thấy ta, và sẽ hỏi ta có việc gì mà đến đây, ngài sẽ đánh vỡ đầu ta với cái đòn gánh của ngài. Thôi, chắc ta phải chạy trốn trước khi ngài trở về, vì mục đích ta đến đây đã hoàn thành”. Rồi dặn chàng cách tìm đường đi đến nhà nàng, nàng ngâm thêm một vần kệ nữa:

  1. Ôi! Ta ngại chẳng ở lâu hơn,
    Song tại nơi này, lắm Thánh nhân,
    Xin hỏi một ngàiđưa đúng lối,
    Hân hoan ngài hướng dẫn lênđường.

Khi nàng nghĩ ra một kế để thoát thân như vậy, nàng liền rời vùng thảo am, và bảo chàng cứ ở lại nơi này, trong lúc chàng khao khát nhìn theo, nàng trở về gặp các triều thần theo đúng con đường nàng đã đến trước kia, rồi họ đưa nàng về trại và vượt quan nhiều trạm đường, họ đã đến thành Bà-la-nại.

Ngay hôm ấy, Đế Thích Thiên chủ đẹp ý đến độ ngài làm mưa rơi xuống trên khắp quốc độ này.

Nhưng cũng ngay khi nàng từ giã ẩn sĩ Isisinga, chàng bỗng dưng nổi cơn sốt khắp toàn thân và chàng run rẩy bước vào trong lều đắp thêm y ngoài bằng vỏ cây, rồi nằm xuống rên rĩ.

Buổi chiều thân phụ chàng về, không thấy chàng, liền tự hỏi: “Con ta đi đâu rồi?”. ngài vội đặt đòn gánh, bước vào trong am và khi thấy chàng nằm đó liền hỏi:

– Này con thân, con đau gì vậy?

Và vừa xoa bóp lưng con, ngài vừa ngâm các vần kệ:

  1. Bổ củi không, nước chẳng gánh về,
    Lửa khôngđốt sáng, nói ta nghe,
    Này con sao trẻ người non dạ,
    Mơ mộng suốt ngày mãi thế kia?

    21. Củi rừng vẫn chẻ tự xưa nay,
    Lửađốt, đem nồi nấu đặt ngay,
    Sắp sẵn tọa sàng rồi lấy nước,
    Con làm bổn phận thật vui vầy.

    22. Nay củi không, mà nước cũng không,
    Lửa không; thức nấu kiếm hoài công,
    Sao con chẳng đón mừng cha nữa,
    Con mất gì? Sao phải nhọc lòng?

Nghe cha hỏi, chàng liền ngâm các vần kệ giải đáp việc này:

  1. Cha hỡi, hôm nay một thiếu niên,
    Xinh trai, sang trọng, dáng ưa nhìn,
    Chàng không thấp quá, không cao quá,
    Làn tócđen sao tựa hạt huyền!

    24. Chàng trẻ không râu, má mịn màng,
    Sáng ngời trên cổ, ngọc trang hoàng,
    Đôi gò bồngđảo phô kiều diễm
    Sáng tựa kim cầu rực ánh quang.

    25. Mặt chàng tuyệt đẹp, mỗi bên tai
    Có một vành khuyên lủng lẳng cài,
    Chiếc mạng trên đầu chàng tỏa sáng
    Hào quang, khi chuyển nhẹ đôi hài.

    26. Chàng trẻ còn mang đủ bội hoàn
    Đỏ, xanh trên áo, tóc tai chàng,
    Chàng đi mỗi buớc đều rung nhạc,
    Ríu rít như chim gặp nước tràn.

    27. Chẳng áo vỏ cây, dáng đạo nhân,
    Chẳng dây đai cỏ, thắt vào thân,
    Lung linh xiêm áo ôm đùi sát,
    Như chớp sáng lòe giữa khoảng không.

    28. Quả cây gì buộc cạnh sườn ai
    Mềm mại, không nhành, chẳng có gai
    Bên áo kết vào, buông lủng lẳng
    Chạm vào nhau lách tách rung hoài.

    29. Tóc đầu chàng kết đẹp phi thường
    Cuộn tóc hàng trăm, tỏa ngát hương,
    Đôi mái tóc này chàng rẽ giữa,
    Tóc con cũng ước chải như chàng!

    30. Tình cờ chàng thả tóc buông dây,
    Bao vẻ yêu kiều giữ gió bay,
    Sực nức lều ta miền thảo dã
    Như mùi sen thoảng gió lung lay!

    31. Người của chàng xinh, ngắm mỏi mòn,
    Thân chàng cao thật khác thân con,
    Bay mùi thoang thoảng cùng nơi chốn
    Như khóm hoa hè nở ngát hương.

    32. Trái chàng sáng đẹp có nhiều màu,
    Trên đất, dù chàng ném thật cao,
    Nó cũng về nơi chàng đứng mãi,
    Trái gì, con muốn hỏi cha nào.

    33. Răng chàng đều đặn, trắng trong ngần,
    Mọi vẻ yêu kiều sánh bảo trân,
    Chàng hé đôi môi: ôi quyến rũ!
    Thức chàng ăn khác củ, rau rừng!

    34. Tiếng nói chàng êm dịu, rõ, trong,
    Vào tai âm, hưởng tận trong lòng
    Xuyên vào tim, thật du dương điệu,
    Giai khúc sơn ca chẳng sánh bằng!

    35. Giọng kia dịu xuống, lắng thâm trầm,
    Con chắc dành ngâm tụng chú thần,
    Tuy thế chàng ân cần quyến luyến,
    Cùng chàng, con ước kết thân bằng.

    36. Cánh tay chàng ấm, sáng kim ngân
    Như chớp bao lần cuộn lấy thân,
    Được phủ lông tơ mềm, các ngón
    Như san hô đỏ ửng, tròn dần.

    37. Tứ chi mềm dịu, tóc buông lơi,
    Các móng tay tô đỏ, thật dài,
    Với cánh tay mềm ôm siết chặt,
    Trai xinh tạo khoái lạc cho đời!

    38. Tay ngà như lụa chiếu huỳnh quang
    Như tấm gương vàng phản ánh dương,
    Chạm nhẹ làm con bừng rúng động
    Chàng đi, lòng đốt nóng như rang.

    39. Tọa sàng bằng lá kết, giày vò
    Chứng kiến đùa vui, trẻ lắm trò,
    Rồi đến hồ kia con tắm mát,
    Xong thèm nghỉ mệt ở trong nhà.

    41. Thánh kinh, con chẳng đọc nay mai,
    Chẳng đốt lửa thiêng tế lễ đài,
    Con sẽ nhịn ăn dâu, củ, đậu,
    Đến khi con gặp lại chàng trai!

    42. Phụ thân, cho biết, hẳn am tường,
    Nơi chốn đạo nhân ỡ cõi trần,
    Con muốn phi thân ngay đến đó,
    Bằng không, con chết tại tiền đường!

    43. Nghe rừng chàng nói rực tươi hoa,
    Nhộn suốt ngày chim ríu rít ca,
    Con muốn phi thân nhanh đến đó,
    Bằng không, con chết ngay tại đây mà!

Bậc Đại Sĩ nghe chàng trai nói lảm nhảm như vậy, thì hiểu ngay chàng đã đánh mất công hạnh vì một nữ nhân nào đó, nên ngài ngâm sáu vần kệ để giáo huấn con mình:

  1. Ngôi nhà xưa của các hiền nhân
    Ở giữa rừng này ngập ánh quang,
    Nơi ẩn của chư Thần, Thánh nữ,
    Chẳng hề cảm thấy mất an toàn.

    45. Tình bạn phát sinh, sẽ diệt vong;
    Mọi người yêu mếnđám thân nhân,
    Song kẻ đáng thương nào có biết
    Nhờ ai, có gốc rễ, tình thân.

    46-47. Tình bạn kết nhờ gặp gỡ luôn,
    Đoạn giao, tình bạn phải tiêu vong.
    Nếu con nhìn lại chàng trai ấy
    Như trước, cùng trò chuyện thiết thân,
    Như lụt cuốn trôi thóc lúa chín,
    Công năng đức hạnh bại vong dần.

    48. Ma quỷ thường đi khắp thế gian,
    Thiên hình giả dạng! Hãy coi chừng!
    Hiền nhân chẳng kết giao cùng chúng,
    Công hạnh tan hoang nếu chúng gần!

Nghe những lời cha dạy, chàng trai suy nghĩ: “Cha ta bảo nàng ấy là một con quỷ cái!”. Sau đó chàng xin cha tha lỗi và nói:

– Thưa thân phụ, xin hãy tha tội cho con, con sẽ không rời nơi này đâu.

Cha chàng liền an ủi chàng, ngài bảo:

– Này con thân, con hãy tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Và ngài thuyết giảng cho chàng pháp môn chứng đắc Tứ Vô lượng tâm này.

Từ đó chàng trai thực hành theo lời dạy bảo trên và tu tập Thiền định như trước.

*

Khi đã chấm dứt Pháp thoại, bậc Đạo Sư thuyết giảng các Thánh đế, và nhận diện Tiền thân: – Vào lúc kết thúc các Thánh đế, vị Tỷ-kheo thối thất đã được an trú vào Sơ quả Dự lưu:

– Thời ấy, người vợ trong những ngày phóng dật cũ của kẻ này là Nalinikà, Tỷ kheo thối thất là Isisinga và Ta chính là người cha.

-ooOoo-

  1. Chuyện kỹ nữ Ummadantì (Tiền thân Ummadantì)

Kia nhà ai đó, hỡi Su-nan?…,

Câu chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) về một Tỷ-kheo thối thất.

Chuyện rằng, một ngày kia, trong khi đi quanh thành Savatthi (Xá-vệ) để khất thực, ông chợt trông thấy một nữ nhân tuyệt sắc, với xiêm y diễm lệ, liền sinh lòng mê mẫn nàng ấy. Khi trở về Tịnh xá, ông không thể nào xua tan hình bóng nàng khỏi tâm tư. Từ lúc ấy, như thể trúng mũi tên độc của dục tình, ông mắc bệnh tương tư, gầy gò như chú nai rừng, gân xanh nổi khắp mình mẩy và mong manh như cành liễu rũ.

Ông không tìm thấy an lạc trong bất cứ pháp nào của tứ oai nghi, cũng không ham thích trầm tư, nhưng một khi xao lãng phận sự đối với vị Giáo thọ, ông xao lãng luôn cả việc học hỏi, suy tư và tham thiền nhập định. Các bạn đồng Phạm hạnh bảo:

– Này Hiền giả, trước đây bạn an tịnh và tự tại trong tứ oai nghi, sao giờ đây không như vậy nữa. Vì cớ gì?

Ông đáp:

– Này các Hiền giả, ta chẳng còn ham thích gì nữa.

Tăng chúng khuyên ông giữ an lạc và bảo:

– Sinh ra làm Đức Phật thật khó lắm thay; được nghe Chánh pháp và làm người là chuyện cũng khó vậy. Song trước đây Hiền giả đã được điều này, và vì mong ước đoạn trừ phiền não, bạn đã mặc thân nhân khóc lóc, và trở thành người tu hành sống đời sống ẩn sĩ. Tai sao nay Hiền giả lại rơi vào vòng tham dục? Những tham dục xấu xa này rất thông thường đối với mọi chúng sinh si ám, từ loài sâu bọ trở lên, những tham dục này có gốc ở sắc pháp hữu vi, vì thế chúng rất đáng nhàm chán, tham dục đầy phiền não, khổ ưu ở đây lại tăng trưởng nhiều hơn nữa. Tham dục giống như xương khô, như miếng thịt. Tham dục như bó đuốc làm bằng cỏ khô hay lửa than hồng. Tham dục tan biến như cơn mơ hay của nợ, hoặc như trái cây. Tham dục làm đau đớn như mũi giáo nhọn hay chiếc đầu rắn. Thế mà Hiền giả thật vậy, sau khi đã thọ trì Giáo pháp sáng ngời như thế này và xuất gia tu tập, giờ đây lại rơi vào vòng tham dục tai hại kia.

Khi thấy những lời khuyến giáo của Tăng chúng không làm ông hiểu được ý nghĩa, Tăng chúng đưa ông đến yết kiến Đức Thế Tôn tại Chánh pháp đường. Đức Thế Tôn hỏi:

– Này các Tỷ-kheo, tại sao các ông đem người này lại đây dù người đó không muốn?

Tăng chúng đáp:

– Hội chúng bảo rằng vĩ Tỷ-kheo này thối thất.

Bậc Đạo Sư hỏi xem có đúng chăng, khi nghe ông thú nhận quả đúng, Ngài bảo:

– Này Tỷ-kheo, các bậc trí nhân ngày xưa, dù đang trị vì một quốc độ, vậy mà hễ khi nào tham dục khởi lên trong tâm cũng phải bị chi phối một thời gian, nhưng rồi đã cố điều phục nhưng tâm tư tán loạn ấy và không còn phạm vào tà hạnh bất xứng nữa.

Nói xong Ngài kể một câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa trong kinh thành Aritthapura của quốc độ dân Sivi, có vị vua trị vì mệnh danh là Sivi. Bồ-tát sinh ra làm con của Chánh hậu và được đặt tên là vương tử Sivi. Vị đại tướng trong triều cũng sinh con trai đặt tên là Ahipàraka. Hai thiếu nhi lớn lên trở thành thân hữu, khi được mười sáu tuổi, hai vị đến thành Takkasilà học tập thành tài xong liền trở về nhà. Vua giao vương quốc cho vương tử, tân vương này phong bạn Ahipàraka làm đại tướng và cai trị rất đúng pháp.

Trong kinh thành có một phú thương tên gọi Tiritavaccha, gia sản đến tám trăm triệu đồng, sinh được một con gái rất yêu kiều diễm lệ, thân nàng có đủ mọi tướng tốt của phúc phận mai sau, đến ngày lễ đặt tên, nàng được gọi là Ummadantì (Người làm điên đảo say mê). Khi đến mười sáu tuổi, nàng đẹp như tiên nữ với một dung sắc siêu phàm.

Mọi phàm nhân chiêm ngưỡng nàng đều không thể nào chế ngự được lòng mình, và đều say mê nàng như thể say rượu nồng và mất hẳn tính tự chủ, vì thế thân phụ nàng đến yết kiến vua và tâu:

– Tâu Thánh thượng, nhà hạ thần có một nữ báu thật xứng đáng tiến cung hầu hạ Thánh thượng, xin hãy triệu các tiên tri vào, những vị này biết cách xem quý tướng trên thân người, để các vị ấy thử xét đoán nàng xong, xin Thánh thượng cứ tuyển dụng nàng tùy thích.

Vua chấp thận cho triệu các vị Bà-la-môn. Rồi họ đến nhà phú thương ấy, được tiếp đón rất trọng thể linh đình và dự tiệc bánh sữa. Vào lúc ấy Ummadantì ra tiếp kiến quan khách với xiêm y lộng lẫy. Thoạt trông thấy nàng, họ đều mất hết tự chủ, chẳng khác nào bị say rượu mạnh, họ quên mất rằng đang ăn tiệc dở dang. Có người cầm chiếc bánh lên, nghĩ mình sẽ ăn bánh, lại đặt bánh lên đầu! Có người để rớt bánh trên hông, có người lại ném bánh vào tường. Mọi người đều như mất trí.

Nàng thấy bọn họ như vậy, liền bảo:

-Thế mà họ bảo ta rằng các người này đến đây để xem xét các đặc điểm của ta.

Nàng ra lệnh nắm gáy cả bọn ném ra ngoài đường. Họ rất bực tức trở về cung với lòng uất hận Ummadantì và trình:

-Tâu Thánh Thượng, nữ nhân này không xứng với Thánh Thượng, đó là một tay phù thủy.

Vua nghĩ thầm: “Họ bảo ta nàng ấy là một phù thủy”.

Vì thế vua không triệu nàng vào.

Nghe được việc ấy, nàng bảo:

-Ta không được vua tuyển vào làm vương hậu vì họ bảo ta là phù thủy, như vậy bọn phù thủy đều giống ta. Được lắm, nếu ta có dịp vào yết kiếm vua, ta sẽ biết cách hành động.

Nàng lại sinh lòng thù oán vua.

Sau đó cha nàng đem gả nàng cho Ahipàraka, và nàng rất được vị phu quân yêu quí say mê. Nguyên nhân gì khiến nàng thành diễm lệ như vậy? Đó là nhờ một chiếc áo đỏ. Ngày xưa đã có một đời nàng sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở Ba-la-nại. Vào một ngày lễ, nàng trông thấy một vài nữ nhân cao quý phục sức lộng lẫy trong những chiếc y rực rỡ nhuộm màu hoa cúc đỏ thắm đang vui đùa, nàng nói với cha mẹ là nàng cũng muốn mặc áo như vậy và chơi đùa.

Họ bèn bảo:

-Này con, nhà ta nghèo lắm, làm sao kiếm ra áo ấy cho con được?

Nàng đáp:

-Vậy thì cha mẹ hãy cho con đi làm kiếm tiền ở một gia đình giàu có, khi nào họ biết đến công lao của con, họ sẽ thưởng con một chiếc áo.

-Được.

Cha mẹ chấp thuận. Nàng liền đến một gia chủ xin làm việc phục dịch để lấy một chiếc áo đỏ, họ bảo:

-Sau khi làm việc cho ba năm, ta sẽ trả công cho nàng một chiếc áo.

Nàng bằng lòng ngay, bắt đầu làm cho họ. Trước khi mãn hạn ba năm, họ đã thưởng công nàng một chiếc áo nhuộm màu hoa cúc đỏ thật dày cùng với một chiếc xiêm khác và đưa nàng ra về, họ bảo:

-Hãy đi tìm các bạn nàng và sau khi tắm gội xong, hãy mặc các xiêm y này.

Thế là nàng cùng đám bạn ra đi tắm dưới sông, để chiếc áo đỏ trên bờ. Lúc ấy, một vị đệ tử của Đức Phật Kassapa(Ca-diếp), vừa bị cướp mất y, đang mặc những mảnh lá cây dùng làm y trong và y ngoài, đang đi đến chỗ này.

Thấy vị này, nàng nghĩ:

-Vị Thánh nhân này chắc bị cướp mất y. Ngày xưa ta cũng vậy, vì không có ai cho y nên thật khó kiếm ra một chiếc.

Nàng liền quyết định chia chiếc y làm đôi, cho vị này một nửa, vì vậy nàng bước lên bờ mặc chiếc áo cũ vào xong bảo:

-Xin Thánh giả nán lại.

Nàng đảnh lễ vị Tỷ-kheo và xé chiếc y làm đôi, tặng vị kia một nửa.

Sau đó vị này đứng nghiêng một bên trong một nơi kín đáo, ném chiếc y bằng lá cây ra, lấy một mảnh áo làm y trong và mảnh kia làm y ngoài, rồi bước ra giữa khoảng không, cả người chói rực lên nhờ màu sắc huy hoàng của chiếc áo, như thể vầng dương mới xuất hiện.

Thấy vậy nàng suy nghĩ: “Vị Thánh nhân này trước đây trông chẳng sáng chói, thế mà bây giờ ngài rực rỡ như vầng dương mới xuất hiện. Thôi để ta cúng dường ngài thêm cái này nữa”.

Nàng liền cúng nửa áo kia và phát nguyện:

-Thưa Thánh giả, con xin nguyện kiếp sau sẽ được sắc đẹp tuyệt trần, hễ ai thấy con đều không tự chủ được, và không nữ nhân nào đẹp hơn con cả.

Vị Tỷ-kheo cảm tạ nàng và ra đi, sau một kiếp luân hồi trong Thiên giới, nàng tái sinh vào thành Aritthapura và diễm lệ như đã được tả trên đây.

Lúc bấy giờ trong kinh thành dân chúng mở hội Kattika,vào ngày rầm trăng tròn tháng mười âm lịch, họ trang hoàng cả kinh thành.

Khi Ahipàraka ra đi đến trạm canh phòng, chàng dặn dò nàng:

– Phu nhân Ummadantì, hôm nay là ngày hội Kattika, đức vua dự đám rước linh đình khắp kinh thành, trước tiên sẽ đến trước cửa nhà ta. Vậy phu nhân đừng lộ diện e ngài thấy phu nhân, sẽ không chế ngự được tâm tư ngài.

Trong lúc chàng từ giã nàng, nàng đáp:

– Thiếp xin lưu tâm việc ấy.

Vừa khi chàng đi khuất, nàng liền ra lệnh nữ tỳ phải báo cho nàng biết ngay khi vua tới cổng nhà nàng. Thế rồi vào lúc mặt trời lặn, mặt trăng hiện lên, đèn đuốc sáng rực khắp kinh thành vừa được trang hoàng như thể một kinh thành của chư Thiên, đức vua phục sức vô cùng lộng lẫy, ngự trên vương xa thật đẹp do các tuần mã kéo, cùng đám quần thần theo hầu, đi vòng quanh kinh thành với vẻ uy nghi cao cả, trước tiên ngài đến thăm cửa nhà Ahipàraka.

Lúc bấy giờ ngôi dinh thự này đứng trong bức tường bao quanh màu son đỏ thắm với các cổng cao và tháp canh được trang hoàng rất sang trọng rực rỡ. Vừa khi ấy nữ tỳ đưa tin hoàng thượng giáng lâm, nàng Ummadantì ra lệnh đem đến một giỏ hoa, nàng lại đứng gần bên cửa sổ ném hoa xuống khắp mình vua với tất cả dáng điệu mê hồn của một Thiên thần.

Thoạt nhìn lên thấy nàng, vua như ngây ngất điên cuồng và không thể nào tự chủ được tâm trí, nên ngài không còn nhận ra nơi đây là tư thất của đại tướng quân Ahipàraka. Vì vậy ngài ngâm hai vần kệ hỏi người quản xa:

  1. Kia, nhà aiđó, hỡi Su-nan,
    Bao bọc thành cao tỏa ánh vàng?
    Bảo vật này như sao sáng rực,
    Hay thiều quang chiếuđỉnh cao san?

    2. Chắc nàng con gái chốn khuê môn,
    Chính chủ nhà? Hay vợ cậu tôn?
    Chỉ một lời, mau cho trẫm biết,
    Có chồng, hay chửa được cầu hôn?

    Người quản xa đáp lời vua qua hai vần kệ:

  2. Chuyện ấy,Đại vương hỏi hạ thần
    Đôi bên cha mẹ, thảy am tường;
    Chồng nàng tận tụy ngàyđêm vẫn
    Phụng sự quân vương đủ mọi đường.

    4. Đại thần này chính của Anh quân,
    Phú quý vinh hoa hưởng trọn phần,
    Mệnh phụ A-li lừng lẫy ấy,
    Lọt lòng được gọi Um-ma-dan.

Nghe vậy, vua ngâm kệ tán tụng tên nàng:

  1. Trời hỡi! Tên kia thật bất tường,
    Song thân nàngđãđặt cho nàng,
    Um-ma, từ lúc nàng nhìn trẫm,
    Trẫm bỗng hóa ra kẻ dại cuồng!

Trông thấy vua dao động như thế, nàng vội đóng cửa sổ lại và đi thẳng vào khuê phòng. Còn vua, từ lúc trông thấy nàng, chẳng còn thiết gì đến việc đi dự đám rước linh đình quanh kinh thành nữa. Ngài bảo người quản xa:

– Này hiền hữu Sunanda, hãy dừng xe lại. Ðám hội này không hợp với ta nữa, nó chỉ hợp với Ahipàraka, đại tướng quân của ta thôi. Ngai vàng cũng xứng đáng với vị ấy hơn ta. Và khi vương xa dừng lại, ngài ngự lên hoàng cung vào nằm nghỉ trên long sàng và nói huyên thuyên mê mẩn:

  1. Ngọc nữ mắt nai thật dịu hiền,
    Trăng rằm vằng vặc mới vừa lên,
    Ngắm nàng trong áo bồ câu trắng,
    Ta tưởngđôi vầng nguyệt hiện tiền!

    7. Thu ba gợn sóng mắt long lanh
    Quyến rũ hồn như sét ái tình,
    Nào khác yêu tinh trênđỉnh núi,
    Dáng yêu kiều chiếm trọn tim mình!

    8. Tố nga huyền bí, thật cao vời,
    Bảo ngọc lung linh dưới mỗi tai,
    Mình chỉ khoác xiêm y độc nhất,
    Rụt rè như vẻ một con nai.

    9. Các móng tô son, cuốn tóc mây,
    Chiên- đàn tỏa ngát, dịu đôi tay
    Búp măng duyên dáng, ôi kiều nữ,
    Ðến thuở nào cười với trẫm đây

    10. Bao giờ thục nữ có lưng thon,
    Trước ngực phô trương món bội hoàn,
    Ðôi cánh tay mềm ôm trẫm chặt
    Khác nào cát lũy bám cây rừng?

    11. Nàng điểm chấm son sáng rực lên,
    Ngực tròn, ngọc nữ trắng như sen,
    Bao giờ trao nụ hôn cho trẫm,
    Như rượu nồng đưa đến bợm ghiền!

    12. Nàng đứng kia, ta chợt thấy nàng
    Cực kỳ diễm lệ trước long nhan,
    Không còn tự chủ lòng ta nữa,
    Hồn vía quẳng đâu, trí biến tan!

    13. Khi ta chiêm ngưỡng dáng Um-ma,
    Sáng rực đôi tai điểm ngọc hoa,
    Như kẻ bị đền tiền phạt nặng,
    Ngày đêm chẳng chợp mắt phần ta!

    14. Nếu được trời ban, trẫm ước nguyền:
    Trẫm làm đại tướng một hai đêm,
    Hưởng đời cùng với Um-ma ấy,
    Ðể tướng A-hi trị nước liền.

Sau đó các vị cận thần nói với tướng Ahipàraka:

– Thưa Chủ tướng, đức Thánh thượng đang lúc dự đám rước linh đình khắp kinh thành, đã đi đến cửa dinh ngài rồi trở về cung ngay.

Ahipàraka liền về nhà hỏi Ummadanti xem nàng có xuất hiện trước mắt vua không.

Nàng bảo:

– Thưa phu quân, có một lão bụng bự, răng hô đứng trên vương xa đến đây. Tiện thiếp không biết là đức vua hay vương tử, nhưng nghe bảo đó cũng là một vị vương gia nào đó, nên tiện thiếp đang lúc đứng trên cửa sổ liền ném hoa xuống người ấy. Sau đó người ấy liền quay xe bỏ đi mất.

Nghe nói vậy, chàng bảo:

– Thôi nàng đã hại ta tàn đời rồi!

Sáng sớm hôm sau lên đến cung vua, chàng đứng trước cửa vương thất và nghe vua đang nói huyên thuyên về nàng Ummadantì, chàng suy nghĩ: “Ðức vua đang si tình Ummadantì, nếu không chiếm được nàng, ngài sẽ chết mất, vậy bổn phận ta là phải cứu sống ngài, nếu ta làm việc ấy mà không gây tội lỗi cho ngài hoặc cho ta”.

Thế là chàng trở về nhà, gọi một tên gia nô bạo gan đến và bảo:

– Này hiền hữu, ở chốn kia có một gốc cây thân rỗng, trong ấy là đền thờ thần. Hiền hữu đừng cho ai biết cả, đợi lúc sẩm tối hãy đến ngồi trong bộng cây ấy. Ta sẽ đến đó cúng lễ dâng thần thánh và sẽ cầu nguyện như vầy: “Tâu Thiên vương, đức vua của chúng thần, trong lúc đám rước đang diễn hành, ngài đã không dự vào lại về cung thất nằm nói lảm nhảm không đâu; chúng thần chẳng hiểu cớ gì. Ðức vua đã từng làm đại ân nhân của chư thần, hằng năm đã chi tiêu vào việc cúng tế cả ngàn đồng tiền vàng. Xin Thiên vương cho biết tại sao đức vua lại nói nhảm như vậy và xin ban cho chúng thần một điều ước để cứu mạng ngài”, ta sẽ khấn như vậy và hiền hữu hãy nhớ lập lại những lời này: “Này Ðại tướng, đức vua chẳng bệnh tật gì cả, song ngài đang si tình phu nhân Ummadanti đấy. Nếu ngài chiếm được nàng, ngài sẽ sống, bằng không, e ngài phải chết. Nếu Ðại tướng muốn cho ngài sống, thì hãy dâng nàng Ummadanti cho ngài”. Hiền hữu nhớ nói như vậy.

Sau khi dặn dò gã ấy xong, chàng bảo gã ra đi. Thế là hôm sau, người gia nô đến ngồi trong bộng cây kia và khi vị đại tướng đến nơi cầu khấn, gã ấy đọc lại đủ điều đã đã học trên. Ðại tướng bảo:

– Tốt lắm.

Rồi đảnh lễ vị thần xong, đại tướng đến kể chuyện với các vị đại thần của vua; sau đó vào cung, gõ cửa cung thất của vua.

Vua đã hồi tỉnh và hỏi ai đó.

– Tâu Thánh thượng, chính hạ thần là Ahipàraka.

Rồi chàng mở cửa cung thất, bước vào làm lễ triều kiến vua và ngâm vần kệ:

  1. Quỳ trướcđền thiêng, tấu Ðại vương,
    Thần nghe quỷ nói chuyện phi thường:
    – “Um-ma mê hoặc lòng kim thượng”-
    Mong chúa thỏa tâm nguyện tuyển nàng!

Vua liền hỏi:

– Này hiền hữu Ahipàraka, ngay các vị thần Dạ xoa cũng biết trẫm đang nói ngông cuồng vì say mê nàng Ummadanti đấy ư?

– Tâu Thánh thượng, quả vậy.

Vua nghĩ thầm: “Việc hèn hạ xấu xa kia của trẫm đã bị khắp thế gian biết cả rồi”. Và ngài cảm thấy hổ thẹn khôn cùng. Vừa khi lấy lại được lòng chân chính, vững vàng, ngài ngâm vần kệ sau:

  1. Phước trời chẳng hưởng, trẫmđành sa,
    Thế giớiđều hay đại tội ta,
    Phải biết, lòng khanh đầy khổ não,
    Nếu khanh chẳng gặp lại Um-ma
    .

Các vần kệ sau đây là do hai vị đối đáp xen kẽ:

Ðại tướng:

  1. Trừ Ðại vương cùng với hạ thần,
    Việc kia, ai biết giữa trần gian?
    Um-ma, tặng vật xin dâng chúa,
    Phỉ nguyện, rồiđem trả lại nàng.

Quân vương:

  1. Kẻ ác nghĩ:?Không một thế nhân
    Hẳn từng chứng kiến tội ta làm?.
    Song toàn việc ấy,đều hay biết
    Bởi các Thánh nhân lẫn quỷ thần.

    19. Dù khanh có bảo: “Chẳng yêu nàng?,
    Ðiều ấy, ai tin giữa thế gian?
    Phải biết, lòng khanhđầy khổ não,
    Nếu khanh chăng gặp lại phu nhâ
    n.

Ðại tướng:

  1. Nàng quý yêu như mạng sống mình
    Thực là vợ thắm thiết bao tình,
    Song hoàng thượngđến Um-ma gấp,
    Như hổ, sư về thạch động nhanh.

Quân vương:

  1. Bậc trí, dùđau khổ ngập tràn
    Cũng không bỏ việc tạo bình an,
    Kẻ ngu dùđắm chìm hoan lạc
    Tội lỗi thế kia, chẳng dám làm!

Ðại tướng:

  1. Tâu Ðại vương là dưỡng phụ thân,
    Là Thiênđế, chúa tể thần dân,
    Thê nhi, xin hiến làm nô lệ,
    Thánh thượng Si-vi hãyđẹp lòng!

Quân vương:

  1. Kẻ làm hại bạn chẳngăn năn,
    Bảo: “Chính đây là chúa vạn năng?,
    Chỉ nửa đời thôi, e khó sống,
    Thánh thần thấy vậy, chẳng bằng lòng.

Ðại tướng:

  1. Nếu chánh nhân thâu nhận lễ dâng
    Do người tình nguyện, tấu Minh quân,
    Vậy ngườiđem tặng cùng người nhận
    Làm việc thành công, quả vạn toàn.

Quân vương:

  1. Dù khanh có bảo: “Chẳng yêu nàng?,
    Ðiều ấy ai tin giữa thế gian?
    Phải biết, lòng khanhđầy khổ não,
    Ví khanh chẳng gặp lại phu nhân.

Ðại tướng:

  1. Nàng thiết thân như mạng sống thần,
    Thật nàng là vợ quý vô ngần,
    Um-ma, tặng vật, xin dâng hiến,
    Thỏa nguyện, rồiđem trả lại nàng.

Quân vương:

  1. Làm mình khỏi khổ, hại cho người,
    Kẻ khác mất vui, dạ vẫn tươi,
    Chẳng cảm niềmđau người khác khổ
    Như mình, chẳng biết chánh chân rồi!

Ðại tướng:

  1. Nàng quý nhưđời sống,Ðại vương,
    Thật nàng được ái luyến khôn lường,
    Thần dâng bảo vật, không hoài của,
    Như vậy, người cho đã hưởng phần
    .

Quân vương:

  1. Ta có thể làm hại bản thân
    Vì thèm dục lạc của phàm nhân,
    Song ta quyết chăng bao giờ dám
    Làm hạiđiêu tàn bậc chánh chân.

Ðại tướng:

  1. Ví thử Minh quân phải khước từ
    Chỉ vì nàng, vợ hạ thần ư?
    Từ nay giải phóng nàng, từ biệt,
    Xin triệu nô tỳ vời chiếu thư!

Quân vương:

  1. Ví dùđại tướng hại thân mình,
    Lìa bỏ phu nhân chẳng tội tình,
    E phải chịu bao lời khiển trách,
    Chẳng hề ai nóiđúng công bình.

Ðại tướng:

  1. Mặc lời khiển trách, mặc than phiền,
    Ðể mặc lời bình phẩm, ngợi khen,
    Trút xuống hạ thần như ý muốn,
    Trước tiên ước chúa thỏa tâm nguyền!

Quân vương:

  1. Kẻ không màngđến việc khen, chê,
    Chỉ trích, tuyên dương, chẳng sá gì,
    Tài sản, vinh quangđều biến mất,
    Như cơn lũ rút, đất khô đi.

Ðại tướng:

  1. Bất cứ lạc hay khổ nảy sinh,
    Vượt qua ngay, hoặc não lòng mình,
    Thần xinđón nhận dù ưu, hỷ,
    Nhưđất khoan dung cả dữ, lành.

Quân vương:

  1. Ta chẳng muốn người khác khổđau,
    Làm càn, cho bạn phải ưu sầu,
    Gánh sầu mang nặng, mình riêng chịu,
    Chân chánh, không làm vướng bận nhau.

Ðại tướng:

  1. Thiện hành dẫn dắt tới thiênđường,
    Xin chớ cản chân, tấuÐại vương,
    Tặng vật Um-ma, thần cống hiến
    Như vua ban thưởng bậc Sa-môn.

Quân vương:

  1. Khanhđối cùng ta thật chí thành
    Khanh và hiền nội, bạn chân tình;
    Ðạo nhân, thần thánhđều chê trách
    Nguyền rủa, ta mang mãi nặng mình.

Ðại tướng:

  1. Thần chắc dân quêđến thị dân
    Chẳng hề than chúa thiếu công bằng,
    Vì Um-ma, chính thần dâng hiến,
    Thỏa nguyện, rồiđem trả lại thần.

Quân vương:

  1. Khanh cùng trẫm quả thật ân cần,
    Khanh với phu nhân chính bạn vàng,
    Chánh nghiệp thiện nhân vang vọng khắp,
    Chánh hành khó vượt, tựa triều dâng.

Ðại tướng:

  1. Tâu Chúa công, ban thưởng hạ thần
    Những gì thần ước,đại ân nhân,
    Xin hoàn gấp bảy quà thần tặng,
    Xin nhận Um-ma, của biếu không.

Quân vương:

  1. Tri kỷ A-hi, quả thật tình,
    Theođường chân chánh tự xuân xanh,
    Ðâu còn ai nữa trong nhân thế
    Nỗ lực cho tađược tốt lành?

Ðại tướng:

  1. Tấu Minh quân, hiển hách vô song,
    Thông hiểu chánh hành,đại trí nhân,
    Vạn tuế Pháp vương, đầy chánh hạnh,
    Tránh đường tà, dạy bảo cho thần.

Quân vương:

  1. Ðếnđây,Ðại tướng A-hi-pà,
    Hãy lắng nghe lời nói của ta,
    Ta sẽ dạy thanh toàn chánh đạo
    Thực hành bởi các thiện nhân xưa:

    44. Vua cầu Chánh pháp, được ân trời,
    Bậc trí tối ưu giữa mọi người,
    Không phản bạn lành là thiện hảo,
    Tránh đường tà, cực lạc cao vời!

    45. Dưới quyền đức độ của minh quân
    Như bóng cây che nắng trú thân,
    Tất cả thần dân đều lạc nghiệp,
    Hưởng đời phú quý mãi gia tăng.

    46. Việc ác, nào ta có tán đồng,
    Dù là vô ý vẫn sai lầm:
    Ngu si là tội ta khinh ghét,
    Nghe ví dụ này, khắc tận tâm.

    47. Bò già đi lạc giữa dòng sông,
    Cả đám bò con lạc bước luôn,
    Vậy nếu trưởng đoàn đi lạc lối,
    Mục tiêu hạ liệt lại đưa đường,
    Cả đoàn thấp kém, liền theo gót,
    Cả nước than thời loạn nhiễu nhương.

    48. Song nếu bò cha lái đúng dòng,
    Ðoàn bò thẳng tiếp bước sau lưng;
    Vậy khi tướng lãnh theo chân chánh,
    Dân chúng sẽ cùng tránh bất công,
    Thanh tịnh an bình liền phát khởi
    Khắp miền cương thổ với non sông.

    49. Ví dầu trẫm được cả trần gian
    Cũng chẳng làm sao, hỡi Tướng quân,
    Trẫm chẳng thể nào gây ác nghiệp
    Mà mong đạt đến cõi thiên đàng.

    50. Nhũng gì quý giá giữa nhân gian,
    Nô lệ, bò trâu với bạc vàng,
    Thuấn mã, xiêm y, kho của cải,
    Ngọc châu sáng rực, gỗ chiên-đàn,
    Mọi nơi nhật nguyệt ngày đêm chiếu,
    Ðổi lấy bất công cũng chẳng màng,
    Trẫm vốn Si-vi dòng quý tộc,
    Người cai trị chính đáng công bằng!

    51. Làm cha, lãnh đạo, giữ giang sơn,
    Trẫm bảo tồn quyền lợi nước non,
    Trẫm quyết trị dân theo Chánh đạo,
    Chẳng còn ai lệ thuộc riêng phần.

*

Ðại tướng:

  1. Luật pháp Ðại vương thật tốt lành!
    Mong ngài ngự trị hưởng trường sinh!
    Dẫnđường đưa nước nhà an lạc,
    Cường thịnh nhờ ngàiđại trí minh!

    53. Hân hoan tràn ngập chúng thần dân,
    Vì Ðại vuơng chân chánh nhiệt tâm,
    Các bạo chúa nào quên Chánh đạo
    Từ nay ắt phải mất ngai vàng.

    54. Với xuân huyên là đấng song thân,
    Xin thực hành chân chánh, Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo,
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đường.

    55. Với hoàng nam, chánh hậu, cung tần,
    Xin thực hành chân chánh Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo,
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đường.

    56. Với bao bằng hữu, đám triều thần,
    Xin thực hành chân chánh, Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo,
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đường.

    57. Trong chinh chiến hoặc bước hành trình,
    Xin Ðại vương chân chính thực hành,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đình.

    58. Nơi thôn dã hoặc chốn kinh thành,
    Xin Ðại vương chân chánh thực hành,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đình.

    59. Mọi miền quốc độ, khắp giang sơn,
    Xin thực hành chân chánh, Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đường.

    60. Với La-môn, các bậc Sa-môn,
    Xin thực hành chân chánh, Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đường.

    61. Với loài súc vật, các chim muông,
    Xin thực hành chân chánh, Ðại vương,
    Nhờ tiến bước lên theo Chánh đạo,
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên dường.

    62. Thực hành chân chánh, tấu quân vương,
    Do đấy, nguồn ân phước tưới tràn,
    Nhờ tiến bước theo đời Chánh hạnh,
    Ðại vương sẽ đạt đến thiên đàng.

    63. Chính nhờ tỉnh giác, tấu Quân vương,
    Thiện đạo tiến lên vững bước luôn,
    Giáo sĩ, chư Thiên và Ðế Thích
    Từ xưa đã đạt đến thiên đường.

Khi vua đã nghe đại tướng Ahipàraka của ngài thuyết giảng Chánh pháp như vậy xong, ngài đoạn trừ hết lòng tham đắm đối với nàng Ummadantì.

*

Sau khi chấm dứt Pháp thoại, bậc Ðạo Sư thuyết giảng các Thánh đế và nhận diện Tiền thân: vào đoạn kết thúc các Thánh đế, vị Tỷ-kheo kia đã được an trú vào Sơ quả Dự Lưu.

– Thời bấy giờ, Ànanda là người lái xe Sunanda, Sàriputta (Xá-lợi-phất) là tướng Ahipàraka, Uppalavannà (Liên Hoa Sắc) là nàng Ummadantì, các đệ tử của đức Phật là đám triều thần và Ta chính là vua Sivi.

-ooOoo-

  1. Chuyện hiền giảđại Bồ đề(Tiền thân Mahà-Bodhi)

Ý nghĩa gì chăng những vật này …,

Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, về sự Viên mãn của Trí tuệ Tối thắng.

Hoàn cảnh câu chuyện sẽ được kể trong Tiền thân số 546. Mahà Ummagga, Tập VII. Vào dịp này, bậc Ðạo Sư bảo:

– Không phải chỉ bây giờ mà cả xưa kia nữa, Như Lai cũng đã sáng suốt đánh bại mọi kẻ tranh chấp biện luận.

Cùng với các lời nói này, Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa trong triều vua Brahmadatta, Bồ-tát được sinh tại Ba-la-nại trong vương quốc Kàsi vào một gia đình Bà-la-môn miền Bắc có thế lực, của cải lên đến tám trăm triệu, cha mẹ đặt tên ngài Nam tử Bodhi (Ðại trí). Khi ngài lớn khôn, ngài được dạy đủ các môn học thuật tại Takkasilà, rồi trở về nhà ngài sống trong sự săn sóc nuông chiều của gia đình.

Dần dần ngài đoạn trừ mọi ác dục thế gian và lui về sống ở vùng Tuyết Sơn, bắt đầu cuộc đời tu hành của một du sĩ khất thực. Ngài ở đó một thời gian thật lâu, ăn toàn củ và trái rừng. Vào mùa mưa ngài hạ sơn đi khất thực dần dần đến gần thành Ba-la-nại.

Tại đấy ngài trú ngụ trong vườn ngự uyển, hôm sau ngài đi vào kinh thành khất thực, vời tư cách của một vị khất sĩ, ngài đến gần hoàng môn. Vua đứng bên cửa sổ trông thấy ngài, và rất hoan hỷ trước dáng điệu thanh thản của ngài, liền mời ngài vào cung và ngồi trên vương tọa.

Sau một hồi đàm đạo thân hữu, vua được nghe ngài thuyết Pháp rồi tiếp đãi cúng dường ngài đủ thứ cao lương mỹ vị. Bậc Ðại Sĩ nhận vật thực và suy nghĩ: “Thật ra vương triều này đầy hận thù và cừu địch. Ta không biết ai sẽ giải thoát cho ta khỏi nỗi lo sợ đang khởi lên trong lòng ta”.

Vừa nhìn thấy con chó săn màu hung được vua cưng quý đang đứng gần đó, ngài lấy một miếng thịt tỏ vẻ muốn cho con chó. Vua thấy thế liền truyền đem dĩa của con chó lại và bảo ngài lấy thức ăn cho con chó. Bậc Ðại Sĩ tuân lệnh và cũng vừa chấm dứt buổi ăn.

Vua xin ngài chấp nhận việc xây một túp lều tranh cho ngài trong ngự viên của hoàng thành, truyền ban tặng ngài đủ vật dụng của một ẩn sĩ, và mời ngài an trú tại đó. Mỗi ngày hai ba lần, vua đến thăm, tỏ lòng cung kính đối với ngài. Ðến giờ cơm, bậc Ðại Sĩ liên tục được ngồi vào vương tọa thọ dụng các thức ngự thiện cùng với vua. Cứ thế mười hai năm liền trôi qua.

Lúc bấy giờ, vua có năm vị cố vấn đã dạy ngài các thế pháp cũng như thánh sự. Một vị trong số đó không chấp nhận thuyết Nghiệp nhân. Một vị khác tin rằng mọi việc đều do một Ðấng tối cao sắp đặt. Một vị thứ ba chủ trương thuyết Tiền nghiệp. Vị thứ tư tin vào sự Ðoạn diệt sau khi chết. Vị thứ năm chủ trương thuyết Giai cấp Sát-đế-lỵ. Vị không chấp nhận Nghiệp nhân dạy dân chúng rằng con người trong thế gian này sẽ được thanh tịnh hóa nhờ luân hồi. Vị tin vào hành động của Ðấng tối cao dạy rằng thế giới này do vị tối cao ấy sáng tạo. Vị tin vào kết quả của Tiền nghiệp dạy rằng mọi ưu lạc ở đời này là kết quả của một nghiệp quá khứ. Vị tin vào thuyết Ðoạn diệt dạy rằng không ai ở đời này tái sinh vào một thế giới khác, vì thế giới này sẽ bị đoạn diệt. Vị chủ trương thuyết Sát-đế-lỵ dạy rằng quyền lợi của cá nhân mình phải được thỏa mãn cho dù phải giết cả cha mẹ mình.

Năm vị này được vua chỉ định ngồi xử án trong triều và vì tham muốn của hối lộ, họ đã tước đoạt tài sản của những người chủ nhân chính đáng. Một ngày kia, có một kẻ bị sạp nghiệp vì một vụ xử án sai lầm, thấy bậc Ðại Sĩ đi vào cung khất thực liền đảnh lễ và than thở vào tai ngài:

Thưa Tôn giả, tại sao ngài thọ thực trong cung điện, mà lại thờ ơ trước những việc do những vị phán quan cầm cân nẩy mực của Thánh thượng đang làm tan gia bại sản mọi người vì muốn ăn hối lộ? Ngay bây giờ đây năm vị kia nhận của hối lộ từ tay một người vu cáo nên đã tước đoạt hết tài sản của tôi một cách vô lý.

Nghe vậy, bậc Ðại Sĩ động lòng thương hại, đi vào triều xử bản án lại cho đúng và trả quyền tài sản cho người kia. Dân chúng đồng tình hoan nghênh ngài nhiệt liệt.

Vua nghe tiếng ồn ào liền hỏi có việc gì, khi nghe nói vậy, vừa lúc bậc Ðại Sĩ dùng cơm xong, đến ngồi cạnh ngài và hỏi:

– Này Tôn giả, có thực là ngài vừa xử án như dân chúng đồn chăng?

– Tâu Ðại vương, quả vậy.

Vua bảo:

– Nếu ngài xử án, ngài sẽ đem lợi lạc cho dân chúng, vậy từ nay ngài cần phải xử án.

Ngài đáp:

– Chúng thần là những kẻ tu khổ hạnh, việc này không phải là việc của chúng thần.

– Này Tôn giả, ngài phải làm việc đó vì từ tâm đối với dân, ngài không cần xử án suốt ngày, mà chỉ khi nào ngài từ vườn ngự uyển đến đây thì hãy đến công đường từ sáng tinh sương để xử bốn vụ án; rồi trở về ngự viên, sau khi thọ dụng thức ăn xong, lại xử bốn vụ nữa, như vậy dân chúng sẽ được lợi lạc.

Sau khi nghe nài nỉ nhiều lần, ngài nhận lời và từ đó xử án như vậy.

Những kẻ lừa đảo không còn cơ hội làm ăn nữa, các vị cố vấn kia không nhận hối lộ được, lâm vào cảnh khốn đốn, nghĩ thầm: “Từ khi có gã khất thực Bodhi bắt đầu xử án, chúng ta chẳng được gì cả”. Bọn họ gọi ngài là thù địch của vua và bảo nhau:

– Này, chúng ta phải vu cáo nó và làm cho nó chết đi.

Họ liền đến yết kiến vua và tâu:

– Tâu Ðại vương, gã khất thực Bodhi muốn làm hại Ðại vương.

Vua không tin họ và phán:

– Không đâu, ngài là bậc thiện nhân uyên bác, ngài không làm thế được.

Họ lại bảo:

– Tâu Ðại vương, dân chúng đều là người của gã cả, chỉ có năm chúng thần là không ở trong tay gã thôi. Nếu Ðại vương không tin chúng thần, thì lần sau khi gã đến đây, xin Ðại vương để ý đến đám tùy tùng của gã.

Vua ưng thuận, khi đứng bên cửa sổ nhìn ngài đi đến, vua thấy đám người thưa kiện theo sau ẩn sĩ Bodhi mà ngài không biết, vua tưởng đó là tùy tùng của ngài, liền có thành kiến với ngài ngay, nên triệu tập đám quốc sư vào hỏi:

– Ta phải làm sao đây?

Chúng đáp:

– Xin Ðại vương ra lệnh bắt gã lại.

Vua đáp:

– Nếu ta không thấy gã vi phạm lỗi lầm nào hiển nhiên, làm sao ta bắt gã được?

– Vậy thì xin Đại vương giảm bớt ân huệ thường dành cho gã, khi gã thấy vinh dự sa sút, là một khất sĩ khôn ngoan, gã sẽ tự ý bỏ đi không hé răng điều gì với ai đâu.

Vua chấp thuận lời đề nghị ấy và dần dần giảm bớt mọi sự tôn trọng đối với ngài. Ngày đầu tiên sau đó bọn họ mời ngài ngồi trên một tọa sàng không có nệm. Ngài nhận thấy thế hiểu ngay là đám kia đã vu cáo ngài với vua, nên khi trở về ngự viên, ngài định ra đi ngay hôm đó, song ngài lại suy nghĩ: “Khi nào biết chắc chắn ta sẽ ra đi”, nên ngài không bỏ đi.

Ngày hôm sau khi ngài ngồi vào tọa sàng không nệm lót, quân hầu dâng ngự thiện dành cho vua cùng nhiều thực phẩm khác, và đem cho ngài thực phẩm trộn lẫn cả hai thứ trên.

Ngày thứ ba quân hầu không để ngài đến gần bệ rồng mà đặt ngài ngồi ở đầu bệ, rồi chúng đem đến ngài các thức ăn trộn chung lại. Ngài nhận lấy và trở về ngự viên tự làm thức ăn cho mình tại đó.

Ngày thứ tư họ đặt ngài trên hiên nhà phía dưới và đem cho ngài cháo bột gạo, ngài cũng đem về ngự viên tự dọn thức ăn lấy. Vua bảo:

– Mặc dù mọi vinh quang dành cho gã đã giảm sút, khất sĩ đại trí vẫn không bỏ đi. Vậy ta phải làm sao đây?

– Tâu Ðại vương – Họ bảo – không phải gã đến đây để khất thực mà vì gã muốn tranh quyền bá chủ. Nếu gã đến đây để khất thực thì gã đã bỏ đi ngay hôm đầu tiên gã bị coi khinh.

– Vậy ta phải làm gì đây?

– Xin Ðại vương truyền lệnh giết gã ngày mai.

Vua đáp:

– Ðược lắm.

Vua trao kiếm vào tay các vị kia, vừa bảo:

– Ngày mai khi gã đến đứng trong cửa, hãy chặt đầu gã và phanh thây gã ra, chẳng cần nói gì với ai cả, cứ ném xác gã vào đống phân, rồi tắm rửa và trở về đây.

Bọn họ sẵn sàng tuân lệnh ngay và tâu:

– Ngày mai chúng thần xin đến làm như thế.

Sau khi sắp đặt công việc với nhau, họ trở về tư thất. Còn vua sau buổi ăn tối nằm trên vương tọa nhớ lại mọi công đức của bậc Ðại Sĩ, nỗi ưu phiền đột nhiên kéo đến trong tâm, mồ hôi đổ ra khắp thân thể và không thể nào nằm yên trên giường, vua cứ trằn trọc mãi.

Lúc bấy giờ chánh hậu nằm bên cạnh vua, song vua chẳng thốt ra một lời nào với bà. Vì vậy bà hỏi vua:

– Tâu Thánh thượng, tại sao Thánh thượng không nói gì với thần thiếp? Thần thiếp có làm điều gì xúc phạm đến Thánh thượng chăng?

Không đâu ái hậu – Vua bảo – nhưng chúng bảo khất sĩ Bodhi trở thành kẻ thù địch của ta rồi, nên ta đã ra lệnh cho năm vị cố vấn ngày mai phải giết gã đi, giết xong phải phanh thây gã mà vứt vào đống phân. Nhưng trong suốt mười năm trường gã đã giảng dạy ta biết bao chân lý. Trước đây ta không hề thấy gã có một điều xúc phạm mảy may nào mà chỉ vì do sự xúi giục của kẻ khác, ta đã ra lệnh giết gã đi, vì thế ta rất ưu phiền.

Lúc ấy bà vội an ủi vua:

– Tâu Thánh thượng, nếu gã là kẻ thù của ta, tại sao Thánh thượng lại buồn rầu khi giết gã? Phải giữ gìn thánh thể an khang, dù cho kẻ thù phải giết đi chính là vương tử của Thánh thượng. Xin Thánh thượng đừng bận tâm làm gì.

Lời bà khiến vua an tâm và ngủ thiếp đi. Vào lúc ấy con chó săn màu hung được cưng quý kia nghe được câu chuyện nghĩ thầm: “Ngày mai ta phải dùng sức mạnh của ta để cứu người này”.

Thế là sáng sớm hôm sau, con chó từ hiên nhà đi xuống cửa lớn đặt đầu trên bực thềm, canh chừng con đường từ đó bậc Ðại Sĩ đi đến. Nhưng năm vị quốc sư cầm kiếm trong tay đã đến từ tảng sáng và đứng bên trong cửa lớn.

Ẩn sĩ Bodhi thấy đúng giờ, từ ngự viên đi đến cửa cung. Lúc ấy, con chó thấy ngài liền há miệng nhe bốn răng thật lớn ra và suy nghĩ: “Thưa Tôn giả, tại sao Tôn giả không đi khất thực nơi khác ở cõi Diêm-phù-đề? Ðức vua đã sắp đặt cho năm quốc sư cầm kiếm đứng bên trong cửa chực giết ngài. Xin đừng đến cam phận chịu chết, mà phải nhanh chân tẩu thoát”. Rồi nó sủa lớn tiếng.

Nhờ biết rõ ý nghĩa mọi thứ âm thanh nên ẩn sĩ Bodhi hiểu có chuyện chẳng lành, liền trở về ngự viên thu dọn mọi vật cần thiết để lên đường.

Nhưng vua đứng bên cửa sổ, thấy ngài không đến, liền nghĩ: “Nếu người này là kẻ thù của ta thì gã sẽ trở về ngự viên thu thập mọi lực lượng để sẵn sàng hành động. Còn nếu không, chắc chắn gã sẽ lấy mọi thứ cần dùng và chuẩn bị ra đi. Ta muốn đi xem gã sắp làm gì”.

Khi đến ngự viên, vua thấy bậc Ðại Sĩ bước ra khỏi am tranh cùng mọi vật dụng cần thiết đặt ở cuối lối đi trong am thất, sắp sửa lên đường, vua đảnh lễ ngài rồi đứng qua một bên và ngâm vần kệ đầu tiên:

  1. Có nghĩa gì chăng các vật này,
    Lọng, giầy, y, gậy lại cầm tay?
    Thượng y, bình bát, cùng dao quắm,
    Ta muốn hiểu ra cớ sự vầy,
    Ðến xứ sở nào xa cách lắm,
    Sao ngài nóng vội bỏđi ngay?

Nghe vậy, bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Ta chắc vua không hiểu mình đã làm gì. Ta muốn cho vua biết”. Ngài liền ngâm hai vần kệ này:

  1. Tâu Ðại vương, hơn một thập niên,
    Hạ thần an trú chốn hoa viên,
    Từ nay về trước, chưa hề thấy
    Con chó này cất tiếng sủa lên.

    3. Hôm nay chó nọ lại nhe răng
    Trắng nhởn, kiêu căng thật dữ dằn,
    Vìđã nghe ngài cùng chánh hậu,
    Báo cho thần biết, sủa vang rần!

Lúc ấy vua đành nhận tội, và ngâm vần kệ thứ tư xin ngài tha thứ:

  1. Tội ấy của ta thậtđúng phần,
    Ðích tađà nhắm giết Tôn nhân,
    Song nay ân huệ ban lần nữa,
    Mong ước Tôn nhân hãy nán chân.

Nghe lời trên, bậc Ðại Sĩ đáp:

– Tâu Ðại vương, các bậc trí không ở cùng với một người chẳng nhìn thấy sự việc chính mắt mình, mà lại nghe theo lời chỉ dẫn của kẻ khác.

Nói xong, ngài vạch rõ cách xử thế sai lầm của vua như sau:

  1. Thực phẩm ngày xưa sạch, trắng ngần,
    Kế theo màu sắc tạp nham dần,
    Ðến nayđã hóa thành nâu sẫm,
    Chính lúc này ta phải rút chân.

    6. Buổiđầu tọa thực ở trên ngai,
    Kế đó cầu thang, cuối bệ dài,
    Trước lúc ta chờ dài cổ họng,
    Ta đành tử giã chốn này thôi.

    7. Ngài chớ mến yêu bạn bất trung:
    Khác gì đâu cái giếng khô cùn,
    Dù đào sâu đến bao nhiêu mẫu,
    Dòng nước tuôn ra cũng đục bùn.

    8. Phải lo kết nghĩa bạn trung can,
    Hãy tránh xa liền bạn bất nhân,
    Như kẻ khát đi tìm suối nước,
    Bạn vàng trung tín phải theo gần.

    9. Lưu luyến bạn thân luyến ái ngài,
    Ðem tình ngài đáp lại tình ai,
    Kẻ ruồng bỏ bạn vàng trung tín
    Ðược kể là người đốn mạt thôi.

    10. Kẻ chẳng luyến lưu bạn thủy chung,
    Chẳng đem tình đáp lại tình thân,
    Giữa đời là kẻ đê hèn nhất,
    Ðịa vị không hơn lũ khỉ rừng.

    11. Gặp gỡ quá nhiều cũng xấu xa,
    Khác nào chẳng gặp gỡ bao giờ.
    Hỏi xin ân huệ nào nhanh quá
    Cũng khiến tình thân hóa nhạt nhòa!

    12. Viếng bạn, song đừng đến viếng luôn,
    Cũng không nấn ná bước dừng chân,
    Ðúng thời, ta mới cầu ân huệ,
    Nhờ thế tình thân chẳng lụi dần.

    13. Ai cứ kéo dài cuộc trú chân,
    Thấy thường bằng hữu hóa cừu nhân;
    Trước khi ta mất tình bằng hữu,
    Xin giã biệt ngay, tiến bước đường.

Vua bảo:

  1. Dù trẫm chắp tay khẩn thiết nài,
    Ngài không muốnđể lọt vào tai,
    Chẳng dành lời nói cho quần chúng
    Tha thiết cầu ânđức của ngài,
    Trẫm khát khao ngài ban tối huệ
    Xin về đây viếng trẫm nay mai.

Bồ-tát đáp:

  1. Nếu không gì giánđoạn dòngđời,
    Ví thử ngài, ta, Ðại đế ôi!
    Còn sống, hỡi người-nuôi-quốc-độ,
    Ta bay về lại chốn này thôi,
    Rồi ta còn dịp lành tương kiến
    Trong lúc ngày đêm lờ lững trôi.

Bậc Ðại Sĩ nói thế xong còn thuyết giáo cho vua, ngài bảo:

– Xin Ðại vương hãy luôn tỉnh giác.

Sau khi rời ngự viên và đi một vòng khất thực trong khu phố của ngài, ngài rời thành Ba-la-nại và dần dần đi đến một chỗ trong vùng Tuyết Sơn, trú tại đó một thời gian rồi ngài hạ sơn, đến trú trong một khu rừng gần một thôn làng vùng biên địa.

Khi ngài vừa ra đi, các cố vấn lại ngồi xử án, bóc lột dân chúng và suy nghĩ: “Nếu gã Ðại Bồ-đề khất sĩ trở lại đây, ta sẽ mất kế sinh sống, vậy ta phải làm gì để ngăn cản gã ấy trở lại?”. Rồi họ nghĩ đến điều này: “Những người như vậy không thể rời vật mà họ lưu luyến; vậy vật gì làm gã lưu luyến đây?”. Khi thấy chắc chắn đó phải là bà chánh hậu của vua, họ suy nghĩ: “Ðây là lý do khiến gã ấy trở về đây. Ta phải nhanh tay với bọn họ và khiến bà ta phải chết”.

Họ liền nói lại điều này với vua:

– Tâu Ðại vương, hôm nay có một lời đồn đại lan khắp kinh thành.

– Ðồn đại việc gì?

– Khất sĩ Ðại Bồ-đề và chánh hậu vẫn gửi tin tức cho nhau.

– Với mục đích gì?

– Dân chúng bảo, vị ấy nhắn tin với Chánh hậu như vầy: “Lệnh bà có đủ khả năng giết đức vua và trao chiếc long trắng cho ta chăng?”. Chánh hậu nhắn lại vị kia: “Việc giết vua đúng là trọng trách của ta, vậy ngài phải đến đây gấp”.

Bọn họ cứ nói đi nói lại mãi điều này cho đến khi vua tin đó là sự thật liền hỏi:

– Vậy phải làm gì bây giờ?

Họ bảo:

– Ta phải giết chánh hậu đi.

Rồi không cần tìm hiểu sự thật của chuyện này ra sao, vua phán:

– Vậy thì giết chánh hậu đi, rồi phanh thây bà ném vào đống phân.

Họ tuân lệnh ngay, và tin hoàng hậu chết chấn động khắp kinh thành.

Lúc ấy bốn vương tử bảo nhau:

– Mẫu hậu ta dù vô tội, đã bị hành hình do lệnh người này.

Và bọn họ trở thành cừu địch của vua. Và vua vô cùng kinh hãi. Bậc Ðại Sĩ lúc ấy đã hay tin sự việc xảy ra liền suy nghĩ: “Lúc này không có ai ngoài ta có thể làm dịu lòng các vương tử này và khuyên họ tha tội phụ vương, ta sẽ về cứu mạng vua và giải thoát các vương tử khỏi mục đích tội lỗi của họ”.

Vì thế ngày hôm sau, ngài đi vào ngôi làng ở biên địa, sau khi ăn thịt khỉ do dân làng cúng dường, ngài xin miếng da khỉ đem về phơi khô trong am tranh cho đến khi hết mùi hôi rồi làm thành y trong, y ngoài và khoác lên vai. Tại sao ngài làm thế, ngài có thể bảo:

– Nó rất hữu ích vào ta.

Khoác tấm da lên, ngài đi dần vào thành Ba-la-nại, tiến lại gần các vương tử, và bảo họ:

– Giết phụ thân là một việc ác khủng khiếp, các vương tử không nên làm vậy; làm người không ai thoát khỏi mạng vong chết chóc. Ta phải đến đây để hòa giải các vị; khi ta nhắn tin, chư vị phải đến gặp ta.

Sau khi khích lệ các vương tử xong, ngài đi vào ngự viên trong kinh thành, ngồi trên phiến đá trải miếng da khỉ lên trên.

Khi người giữ vườn thấy thế, liền vội phi báo cho vua. Vua nghe xong lòng đầy hoan hỷ, bảo năm vị cố vấn cùng đi với vua đến đảnh lễ bậc Ðại Sĩ, rồi ngồi xuống để chuyện trò vui vẻ cùng ngài.

Bậc Ðại Sĩ chẳng hề đáp lễ thân mật gì cả, cứ tiếp tục vuốt tấm da khỉ. Vua hỏi:

– Này Tôn giả, tại sao không nói một lời nào với trẫm lại cứ vuốt tấm da, vậy nó ích lợi cho ngài hơn trẫm chăng?

– Tâu Ðại vương, chính thế, con khỉ này thật hữu dụng bậc nhất cho bần đạo, khi bần đạo đi đây đó, thường ngồi trên lưng nói. Nó mang bình nước cho bần đạo, nó quét sạch chỗ ở của bần đạo. Nó làm đủ mọi việc lặt vặt cho bần đạo, vì tính khờ khạo của nó, bần đạo đã ăn thịt nó, lấy da phơi khô rồi trải ra, nằm lên trên; thật nó rất ích lợi cho bần đạo.

Ngài nói vậy để đánh tan luận điệu của đám tà đạo kia, gán mọi việc làm của một con khỉ vào tấm da khỉ và với mục đích này, ngài đã nói như trên.

Từ việc khoác tấm da khỉ, ngài bảo:

– Khi bần đạo đi đây đó thường ngồi trên lưng khỉ.

Từ việc đắp da lên vai và mang bình nước, ngài bảo:

– Nó mang bình nước.

Từ việc quét nhà bằng tấm da, ngài bảo:

– Nó quét nhà.

Khi ngài nằm, lưng ngài đụng vào tấm da, khi ngài bước lên tấm da, bàn chân ngài đụng vào nó, ngài bảo:

– Nó làm đủ mọi việc cho bần đạo.

Khi ngài đói lòng, ngài đã ăn thịt nó, nay ngài bảo:

– Nó khờ khạo như thế nên bần đạo đã ăn thịt nói rồi.

Nghe vậy, các quốc sư suy nghĩ: “Người này mang tội sát sinh. Hãy xem hành vi của ẩn sĩ này; gã bảo gã giết con khỉ, ăn thịt nó rồi đi khắp nơi mang theo da khỉ”, họ vỗ tay cười chê ngài.

Bậc Ðại Sĩ thấy họ làm như vậy tự bảo: “Bọn này không biết ta đến đây với tấm da này để đánh bại các tà thuyết của chúng. Ta không bảo cho chúng biết đâu”. Khi nói chuyện với kẻ không chấp nhận nghiệp nhân, ngài hỏi:

– Tại sao Tôn giả khiển trách ta?

– Vì ngài đã phạm tội phản bạn và sát sinh.

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ bảo:

– Nếu người ta tin vào Tôn giả và giáo lý của, rồi hành động theo đó, thì còn gây tội lỗi nào nữa?

Rồi để đánh bại tà thuyết của lão, ngài nói:

  1. Nếu thuyết ngài cho “thiện, ác hành”
    Ðều do duyên cớ tự nhiên sinh,
    Thì trong các việc làm vô ý,
    Tội lỗi làm sao thấy chỗ mình?

    17. Nếu lý thuyết này ngài chủ trương,
    Vàđây là Giáo pháp như chân,
    Thì hành vi của ta làđúng
    Khi giết khỉ kia để hưởng phần.

    18. Song nếu ngài trông thấy rõ ràng
    Ðây là lý thuyết thật sai lầm,
    Thì ngài sẽ chẳng bao giờ nữa
    Khiển trách việc ta với luận đàm
    .

Bậc Ðại Sĩ đã chỉ trích lão như vậy khiến lão phải im lặng. Vua cảm thấy buồn bực ngồi xuống; còn bậc Ðại Sĩ, sau khi đánh bại tà thuyết của lão ấy, lại nói với kẻ tin rằng mọi việc đều do một Ðấng tối cao tạo ra, ngài bảo:

– Này Tôn giả, tại sao ngài khiển trách ta khi ngài thực sự tin vào lý thuyết cho rằng mọi vật đều do một Ðấng tối cao tạo nên?

Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Nếu có Chúa trờiđủ vạn năng
    Cho người thiện, ác, lạc, ưu tràn,
    Ðấng kia quả thật mangđầy tội,
    Người theo ý chúa, chỉ chuyên làm.

    20. Nếu lý thuyết này ngài chủ trương,
    Và đây là Giáo pháp như chân,
    Thì hành vi của ta là đúng
    Khi giết khỉ kia để hưởng phần.

    21. Song nếu ngài trông thấy rõ ràng
    Ðây là lý thuyết thật sai lầm,
    Thì ngài sẽ chẳng bao giờ nữa
    Khiển trách việc ta với luận đàm.

Như vậy, chẳng khác nào một người đánh ngã cây xoài bằng chính cái gậy chặt ra từ cây xoài ấy, ngài đã đánh bại người tin vào hành động của một Ðấng tối cao bằng chính lý thuyết của lão ta; rồi ngài lại nói với người tin vào các nghiệp quá khứ, ngài bảo:

– Này Tôn giả, tại sao ngài chê trách ta khi ngài tin vào lý thuyết cho rằng các nghiệp đã có sẵn trong quá khứ?

Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Lạc, ưu, khởi tự nghiệp duyên xưa,
    Khỉ ấy nayđền tội đã qua,
    Mỗi nghiệp ta làmđều trả nợ,
    Vậy thì tội lỗi ở đâu ra?

    23. Nếu lý thuyết này ngài chủ trương,
    Và đây là Giáo pháp như chân,
    Thì hành vi của ta là đúng
    Khi giết khỉ kia để hưởng phần.

    24. Song nếu ngài trông thấy rõ ràng
    Ðây là lý thuyết thật sai lầm,
    Thì ngài sẽ chẳng bao giờ nữa
    Khiển trách việc ta với luận đàm.

Sau khi bác bỏ tà thuyết của người này, ngài quay lại kẻ tin vào thuyết đoạn diệt và bảo:

– Này Tôn giả, ngài chủ trương là không có thưởng phạt, mọi chúng sinh đều phải đoạn diệt ở đời này và không ai tái sinh vào đời sau. Vậy tại sao ngài lại trách ta?

Và ngài ngâm kệ bác bỏ kẻ ấy:

25-26. Tứ đại họp thành mỗi loại sinh,
Mạng chung, mọi bộ phận tan tành,
Mất đi, người chết còn đâu nữa,
Người sống vẫn theo cuộc sống mình,
Ví thử thế gian đều hủy diệt,
Người ngu, bậc trí thảy đi nhanh,
Chẳng ai tội lỗi đầy ô uế
Giữa cõi trần gian đã hoại hình.

27. Nếu lý thuyết này ngài chủ trương,
Và đây là Giáo pháp như chân,
Thì hành vi của ta là đúng
Khi giết khỉ kia để hưởng phần.

28. Song nếu ngài trông thấy rõ ràng
Ðây là lý thuyết thật sai lầm,
Thì ngài sẽ chẳng bao giờ nữa
Khiển trách việc ta với luận đàm.

Như thế ngài bác bỏ tà thuyết của kẻ này nữa và tiếp theo với kẻ chủ trương thuyết Sát-đế-lỵ, ngài bảo:

– Này Tôn giả, ngài chủ trương là con người phải phục vụ quyền lợi riêng của mình dù phải giết cha mẹ mình đi nữa. Nếu ngài đi truyền bá thuyết này, tại sao ngài còn trách ta?

Và ngài ngâm vần kệ này:

  1. Sát-đế-lỵ kia vẫn bảo rằng:
    – Lũ ngu lại tưởng chúng khôn ngoan-
    Mẹ cha cũng giết, tùy cơ hội,
    Anh chị, vợ con, nếu có cần.

Như vậy ngài đã chống lại quan điểm của kẻ kia và nêu ra quan điểm của ngài:

  1. Bóng mát ta ngồi xuống nghỉ chân,
    Cành cây ta chặtđứt lìa thân,
    Tội kia bội nghĩa vong ơnđấy,
    Bằng hữu dối gian, hãy ghét căm.

    31. Song nếu do cơ hội nảy sinh,
    Thì ta chặt gốc, rễ cây cành,
    Vì cần phục vụ nhu cầu đó,
    Nên giết khỉ kia cũng hợp tình.

    32. Nếu lý thuyết này ngài chủ trương,
    Và đây là Giáo pháp như chân,
    Thì hành vi của ta là đúng
    Khi giết khỉ kia để hưởng phần.

    33. Song nếu ngài trông thấy rõ ràng
    Ðây là lý thuyết thật sai lầm,
    Thì ngài sẽ chẳng bao giờ nữa
    Khiển trách việc ta với luận đàm.

Như vậy ngài đã bác bỏ luận thuyết của người này nữa; lúc bấy giờ cả năm vị tà sư ngoại đạo kia đều câm lặng, bối rối. Ngài lại bảo vua:

– Tâu Ðại vương, những kẻ mà Ðại vương đang thân cận đó là những tên đại đạo tặc đang cướp bóc toàn quốc độ của Đại vương. Ôi! Đại vương thật ngu si quá, một người thân cận với những kẻ ác như thế kia sẽ phải gặp đại khổ não trong đời này lẫn đời sau.

Nói vậy xong, ngài dạy vua Chánh pháp :

  1. Người này quả quyết:”Chẳng nguyên nhân”.
    Kẻ khác:”Có trời,Đấng chí tôn”.
    Kẻ nói:”Nghiệp này do nghiệp trước”.
    Người thì:” Thế giới thảy tiêu vong”.

    35. Sát-đế-lỵ cùng ngoạiđạo sư,
    Tưởng mình có trí, cả bầy ngu,
    Ác nhân gây tội, khuyên làm ác,
    Truyền bá ác hành, tạo khổ ưu.

Rồi ngài giảng rộng bài thuyết Pháp bằng các ví dụ chứng minh:

  1. Sóiđội lốt cừu một thuở xưa,
    Đến gần chuồng nọ chẳng ai ngờ
    Giết đàn cừu hoảng hồn kinh vía,
    Xông tớiđồng xanh chạy thẳng giò!

    37. Cũng vậy, Sa-môn hoặc đạo nhân
    Thường dùng chiếc áo gạt lương dân,
    Kẻ nằm trên đất, mình dơ bẩn,
    Chồm hổm người ngồi, kẻ nhịn ăn.

    38-39. Bọn thì không uống, bọn thì ăn
    Theo luật, tạo ra vẻ thánh thần,
    Bọn chúng đều là phường bất thiện,
    Người ngu lại tưởng chúng hiền nhân.
    Bọn này không những gây bao tội,
    Chúng lại khuyên người khác lỗi lầm.
    Truyền bá ác hành luôn tạo quả
    Khổ đau và hoạn nạn muôn phần.

    40. Bảo rằng: “Mọi vật chẳng nguồn căn”,
    Chúng phủ nhận luôn mọi nghiệp nhân,
    Xem nhẹ nghiệp mình cùng kẻ khác
    Như là huyễn hoặc, hỡi vương quân.

    41. Bọn chúng đều là lũ bất lương,
    Người ngu lại tưởng chúng hiền nhân,
    Chúng gây tội lỗi, còn khuyên ác,
    Truyền bá ác hành, tạo khổ thân.

    42. Nếu chẳng nghiệp nhân ở chốn nào,
    Cũng không có thiện, ác hành, sao
    Vua thường tuyển thợ đầy tài khéo
    Ðể hưởng lợi nhờ kỷ xảo cao?

    43. Vậy cũng chính vì có nghiệp nhân
    Thiện hành, ác nghiệp có thông thường,
    Nên vua chúa tuyển người tài khéo
    Ðể hưởng lợi nhiều bởi kỹ năng.

    44. Ví thử trăm năm chẳng có mưa,
    Tuyết sương chẳng rớt đúng theo mùa
    Ở trong thế giới suy tàn cả
    Dân chúng diệt vong chẳng kẻ chừa.

    45. Song có mưa rơi, với tuyết sương,
    Bốn mùa thay đổi luật thông thường
    Làm cho thóc lúa dần dần chín,
    Ðất nước trải bao thế kỷ trường.

    46. Bò già đi lạc giữa dòng sông,
    Cả đám bò con lạc hướng luôn,
    Vậy trưởng đoàn theo đường hiểm trở,
    Ðưa bầy thuộc hạ đến đường cùng,
    Và toàn quốc độ đều ân hận,
    Thời đại buông lung phóng dật tràn.

    47. Kẻ hái trái còn quá nhỏ nhoi
    Trước khi trái ấy chín cho muồi,
    Chính là hủy hoại bao mầm hạt,
    Chẳng thể biết đâu quả ngọt bùi.

    48. Cũng vậy người nào tri quốc dân
    Bằng nền cai trị chẳng công bằng,
    Chẳng hề thưởng thức bao mùi ngọt
    Phát xuất từ đường lối chánh chân.

    49. Nhưng kẻ nào hay để trái tươi
    Trên cây, khi trái chín cho muồi,
    Là người giữ được bao mầm hạt,
    Biết hưởng trái ngon ngọt tuyệt vời.

    50. Cũng vậy, người nào trị quốc dân
    Bằng đường chân chánh giữ giang sơn,
    Trái cây công lý bao ngon ngọt,
    Có thể hưởng cho thật vẹn tròn.

    51. Quốc vương cai quản cả giang san
    Dùng bạo quyền trị nước bất công,
    Phải chịu mất đi nhiều thảo mộc
    Dù cho đất kết quả bao phần.

    52. Nếu vua làm hại đám thần dân,
    Có đủ tài sinh lợi bán buôn,
    Khi lợi tức kia đà giảm sút,
    Kho tàng vua cũng cạn vơi dần.

    53. Nếu vua quấy nhiễu đám hùng anh
    Có tài điều khiển việc đao binh,
    Ðội quân sẽ giã từ vua ấy
    Và tước của vua mọi bạo hành.

    54. Nếu làm sai, với Thánh hiền nhân
    Vua ấy về sau hưởng xứng phần,
    Dù quý tộc mà gây tội lỗi,
    Cũng đều phải mất cảnh thiên đàng.

    55. Nếu hôn quân giết một vương phi
    Dầu chẳng hề gây tội lỗi gì,
    Vua liền bị khổ đau xâu xé
    Bởi các con cùng địa ngục kia.

    56. Hãy xử công bằng với quốc dân,
    Ân cần tử tế với toàn quân,
    Với thê nhi hãy đầy thân ái,
    Ðể các hiền nhân an trú chân.

    57. Vị vua như vậy, hỡi Vương quân,
    Giải thoát được bao nỗi hận sân,
    Chẳng khác In-dra, Thiên chủ ấy,
    Tạo nên khiếp phục giữa quần thần.

Bậc Ðại Sĩ, sau khi giảng Chánh pháp cho vua xong, liền triệu bốn vương tử lại và dạy bảo họ, giải thích cho họ hiểu hành động của vua, rồi ngài nói:

– Hãy xin vua cha tha tội.

Sau khi thuyết phục vua tha thứ cho họ, ngài bảo:

– Tâu Ðại vương, từ nay xin Ðại vương đừng nghe lời các kẻ vu cáo mà không cân nhắc thực hư, cũng đừng phạm các tội bạo hành tương tự như thế nữa; còn các vương tử, xin đừng phản bội vua cha.

Như vậy, ngài đã thuyết giáo cho tất cả hoàng tộc. Lúc ấy, vua bảo:

– Thưa Tôn giả, chính vì những kẻ này mà trẫm phạm tội với ngài cùng hoàng hậu, chính vì nghe lời chúng mà trẫm gây tội ác, trẫm muốn xử tử chúng luôn cả năm tên.

– Xin Ðại vương đừng làm vậy.

– Thế thì trẫm sẽ ra lệnh chặt tay chân chúng đi.

– Xin cũng đừng làm việc đó.

Vua ưng thuận bảo:

– Thôi cũng được.

Rồi vua tước bỏ mọi tài sản của họ và hạ nhục họ bằng nhiều cách như: buộc tóc họ thành năm chòm, xiềng họ lại và rảy phân bò lên người họ rồi đuổi ra khỏi nước.

Còn Bồ-tát sau khi ở lại vài ngày nữa để thuyết giáo vua, khuyên vua phải tỉnh giác đề phòng xong lại ra đi lên vùng Tuyết Sơn tu tập thần thông phát xuất từ Thiền định, và suốt đời ngài thực hành Tứ Vô lượng tâm nên được tái sinh vào Phạm thiên giới.

*

Bậc Ðạo Sư chấm dứt Pháp thoại và bảo:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ, mà cả ngày xưa nữa, Như Lai đã có đại trí đánh bại mọi kẻ tranh luận.

Rồi ngài nhân diện Tiền thân:

– Thời bấy giờ, năm vị tà sư đó là: Puràna Kassapa, Makkhali Gosala, Pakudha Kaccàna, Ajita Kesa-kambali, Nigantha Nàthaputta, con chó màu hung là Ànanda, và khất sĩ Ðại Bồ-đề chính là Ta.

-ooOoo-

Chương XIX
Phẩm Sáu Mươi Bài Kệ

-ooOoo-

  1. Chuyện Hiền giả Sonaka (Tiền thân Sonaka)

Một ngàn đồng trẫm tặng cho người …,

Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể lại trong lúc Ngài ngụ tại Kỳ Viên, về Ðại Sự Xuất thế viên mãn của Ngài.

Vào dịp này, bậc Chánh Giác ngồi ở Chánh pháp đường giữa các Tỷ-kheo trong lúc Tăng chúng đang tán thán công hạnh viên mãn của việc Ngài xuất thế, Ngài bảo:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, Như Lai đã thật sự thoát tục và làm Ðại sự Xuất thế.

Nói xong Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa vua Magadha (Ma-kiệt-đà) cai trị tại thành Rajàgaha (Vương Xá). Bồ-tát sinh làm con Chánh hậu, vào ngày đặt tên, hoàng gia gọi ngài là vương tử Arindama. Chính ngày ngài ra đời, một cậu trai khác cũng ra đời tại nhà vị quốc sư, được cha mẹ đặt tên là Sonaka.

Hai cậu bé lớn lên khi đến tuổi khôn lớn đều cực kỳ xinh đẹp lạ thường, hình dáng thật khó phân biệt nhau; họ cùng đến Takkasilà, sau khi luyện tập xong đủ các học thuật, họ ra đi với ý định học các nghề thực dụng và xem các tập tục địa phương, dần dần đi du hành đến tận Ba-la-nại.

Tại đó họ cư ngụ trong ngự viên và hôm sau đi vào kinh thành; chính ngày hôm ấy, một số người dự định cúng dường thực phẩm cho các vị Bà-la-môn, đem ra món cháo và sắp đặt ghế sẵn, khi trông thấy hai vị nam tử này đến gần, liền mời họ vào nhà ngồi trên các ghế đã soạn ra. Trên ghế dành cho Bồ-tát có trải tấm vải trắng, còn ghế dành cho Sonaka trải tấm thảm len đỏ.

Khi thấy điềm ấy, Sonaka hiểu ngay là ngày hôm ấy Arindama, bạn chàng sẽ lên ngôi vua tại Ba-la-nại và phong cho chàng chức đại tướng. Sau khi ăn xong, hai vị cùng trở về ngự viên. Lúc bấy giờ đã đến ngày thứ bảy từ khi vua Ba-la-nại băng hà, hoàng gia không có người kế vị. Vì thế các quân sư cùng hoàng tộc sau khi tắm rửa đầu mình xong, tụ tập nhau lại và bảo:

– Các người hãy đến nhà người xứng đáng lên ngôi vua.

Họ bắt đầu đánh xe hoa ra đi.

Khi rời thành, xe đi dần đến ngự viên và dừng tại cổng ngự viên, sẵn sàng đợi một người bước lên xe. Bồ-tát đang nằm nghỉ với y ngoài đắp quanh đầu, trên phiến đá dành cho vua, trong khi nam tử Sonaka ngồi bên cạnh. Khi nghe tiếng nhạc cụ, Sonaka nghĩ thầm: “Ðây là xe hoa đến đón Arindama, hôm nay ngài sẽ lên ngôi vua và phong ta chức đại tướng. Song thật ra ta không muốn trị dân; khi ngài đi rồi, ta sẽ rời thế tục và làm ẩn sĩ khổ hạnh.

Thế rồi ngài đứng ẩn mình sang một bên. Vị quốc sư đi vào ngự viên thấy bậc Ðại Sĩ nằm đó, liền ra lệnh thổi kèn lên. Bậc Ðại Sĩ thức dậy quay mình nằm thêm một lát rồi ngồi xếp chân trên phiến đá. Lúc ấy vị quốc sư giơ tay ra cầu khẩn ngài:

– Tâu Ðại vương, quốc độ này thuộc quyền ngài.

– Sao thế, không có kẻ thừa kế ngai vàng ư?

– Quả vậy, tâu Ðại vương.

– Thế thì được. Ngài bảo.

Họ liền làm lễ quán đảnh (rảy nước thánh trên đầu) cho ngài lên ngôi vua ngay tại đó. Rồi để ngài lên xe hoa xong, họ rước ngài vào thành cùng đám tùy tùng rầm rộ. Sau lễ rước ngài thật trọng thể quanh kinh thành, ngài đi lên hoàng cung, trong cảnh đại huy hoàng vinh quang ấy, ngài quên bẳn người bạn trẻ Sonaka.

Nhưng khi vua đi rồi, Sonaka trở lại ngồi trên phiến đá, và chính một ngọn lá úa của cây Sà la lìa cành rơi trước mặt ngài, khiến ngài trông thấy, liền kêu lên:

– Thân ta rồi cũng bị hư hoại như chiếc lá này!

Và khi chứng đạt được Thắng trí nhờ Ngài quán sát tính vô thường của các pháp, Ngài đắc quả vị Ðộc Giác Phật và ngay lúc ấy những đặc tính của con người thế tục trong ngài biến mất đi, và những dấu hiệu của một bậc chân tu hiện rõ ra, Ngài bảo:

– Ta không còn tái sinh vào đời sau nữa.

Trong khi thốt lên ý nguyện này, Ngài khởi hành tiến về hang Nandamùla.

Còn bậc Ðại Sĩ, sau bốn mươi năm trôi qua, chợt nhớ đến Sonaka và nói:

– Sonaka nay ở đâu trên đời này?

Dần dần mỗi khi nhớ lại thân bằng, vua không thấy ai báo cho ngài biết: “Hạ thần có thấy vị ấy, hạ thần có nghe nói đến vị ấy”.

Khi lên ngồi xếp bằng trên ngai vàng đặt trên chiếc bệ nguy nga có đám nhạc công và vũ nữ ca kịch vây quanh, tận hưởng cảnh vinh hoa phú quí ấy, vua bảo:

Bất kỳ ai nghe được có người nói Sonaka đang ở nơi này nơi nọ và báo tin cho trẫm, trẫm hứa sẽ ban tặng một trăm đồng tiền; còn ai thấy chàng tận mắt và báo cho trẫm, trẫm hứa tặng một ngàn đồng tiền.

Rồi để làm cho lời cảm khái này được linh động thêm thành một bài ca, ngài ngâm kệ đầu:

Một ngàn đồng trẫm tặng cho người
Trông thấy thân bằng, bạn trẫm chơi,
Tặng một trăm đồng cho kẻ khác
Biết So-na ấy chút tăm hơi.

Lúc ấy một vũ nữ bắt được điệu hát từ miệng vua, liền hát lên khúc ca ấy rồi dần dần một người khác, rồi một người nữa hát lên cho đến khi khắp cả hậu cung cho rằng đó là điệu hát được vua ưa chuộng, nên đồng hát lên.

Dần dần dân chúng khắp thị thành đến thôn quê đều hát bài ấy và chính vua cũng thường hát bài ấy. Sau năm mươi năm, vua đã sinh hạ nhiều vương tử và công chúa, vị thái tử tên là Dighàvu.

Vào lúc ấy vị Độc Giác Phật nghĩ thầm: “Vua Arindama rất nóng lòng gặp lại ta. Vậy ta muốn đi giải thích cho ngài hiểu nỗi khổ đau của tham dục và công đức của việc xuất gia, ta sẽ chỉ cho ngài con đường tu hành ẩn sĩ”.

Rồi nhờ thần lực, Ngài đến đó ngay và an tọa trong ngự viên. Lúc bấy giờ một đứa bé lên bảy để tóc năm chòm, được mẹ sai đến đây vừa lượm củi khô vừa hát đi hát lại bài ấy. Ngài Sonaka gọi cậu bé lại và hỏi:

– Này con, sao con cứ hát mãi bài ấy mà chẳng hề hát bài nào khác, con không biết bài nào khác hay sao?

– Thưa Tôn giả, con biết nhiều bài khác, nhưng bài này đức vua yêu thích lắm, vì thế con cứ hát hoài.

– Thế có ai hát điệp khúc của bài này không?

– Thưa Tôn giả, không.

– Vậy ta muốn dạy con một điệp khúc rồi con đi về hát cho đức vua nghe.

– Thưa vâng.

Thế là Ngài dạy câu bé điệp khúc “Một ngàn đồng” và cả đoạn sau, đến khi cậu bé hát thật thông thạo, Ngài để cậu bé về và bảo:

– Này con, con hãy đi về hát điệp khúc này trước đức vua, ngài sẽ ban cho con nhiều quyền thế. Con cần gì phải lượm củi khô nữa? Thôi hãy đi về hết sức nhanh lên.

– Thế thì tốt lắm.

Cậu bé đáp sau khi đã thông thạo khúc hát, liền từ tạ Tôn giả Sonaka:

– Thưa Tôn giả, xin Ngài ngồi lại đây cho đến khi con thỉnh đức vua đến.

Nói xong, cậu vội vàng chạy thật nhanh về gặp mẹ và bảo:

– Mẹ hãy tắm rửa cho con và mặc áo quần vào thật đẹp, hôm nay mẹ con ta sẽ thoát cảnh nghèo hèn.

Sau khi cậu đã tắm rửa, ăn mặc lịch sự xong, cậu đến cửa cung bảo:

– Này ông lão canh cổng, xin hãy đi trình Ðại vương biết: “Có một cậu bé đến đây, đang đứng ở cửa, chuẩn bị ca một bài dâng lên Thánh thượng”.

Người giữ cổng vội phi báo với vua. Vua triệu cậu bé vào yết kiến và bảo:

– Này hiền hữu muốn hát đối cùng trẫm chăng?

– Tâu Ðại vương, đúng thế.

– Vậy thì hát đi.

– Tâu Ðại vương, con không muốn hát ở đây, mà con muốn xin cho tiếng trống đánh lên khắp kinh thành báo hiệu dân chúng tụ tập tại đây, con mong muốn hát trước mặt dân chúng.

Vua ra lệnh làm như vậy, rồi ngự giữa bảo tọa dưới một ngôi đình thật lộng lẫy và dành một chỗ ngồi xứng đáng cho cậu bé, ngài bảo:

– Bây giờ hãy hát đi.

Cậu bé đáp:

– Tâu Ðại vương, xin Ðại vương hát trước rồi con sẽ xin hát điệp khúc của bài đó.

Vua liền hát trước tiên vần kệ này:

  1. Một ngànđồng trẫm tặng cho người
    Trông thấy thân bằng, bạn trẫm chơi,
    Tặng một trăm đồng cho kẻ khác
    Biết So-na ấy chút tăm hơi.

*

Lúc ấy bậc Ðạo Sư, muốn làm sáng tỏ việc cậu bé còn để tóc năm chòm này ca điệp khúc do vua khởi xướng; và với Trí tuệ Tối thắng Ngài ngâm hai vần kệ:

  1. Rồi cậu bé kia bỗng nói rằng:
    – Trênđầu cònđể tóc năm chòm –
    “Ngàn đồng xin tặng cho con thấy,
    Và đã nghe xin tặng một trăm,
    Con sẽ đưa tin Tôn giả ấy
    Bạn thân ngày trước của Minh quân
    .

*

Các vần kệ sau đây, được hiểu theo tương quan diễn tiến của câu chuyện:

Ðức vua:

  1. Thành thị, thôn quê, quốcđộ gì
    Mà con lê mãi bước chânđi,
    Thấy đâu hiền hữu So-na ấy,
    Con hãy vui lòng nói trẫm nghe?

Tiểu nhi:

  1. Trong quốcđộ này, chính ngự viên,
    Nhiều Sà la lớn mọcđua chen
    Xanh tươi cành lá, thân cao vút,
    Phong cảnh đẹp sao trước mắt nhìn.

    5. Cành lá giao nhau, kết thật dày,
    Vươn lên trời tựa các vầng mây,
    So-na nằm dưới gốc, thiền định,
    Ly dục, tâm an, thanh tịnh đầy.

Bậc Ðạo Sư:

6 – 7 . Vua liền khởi sự quyết lên đàng,
Rẽ lối tiến ngay, thực vội vàng
Ðến chốn So-na-ka trú ngụ,
Quẩn quanh vườn ngự rộng thênh thang,
Thân bằng, ngài thấy đà ly dục,
Thánh hạnh an nhiên hỷ lạc tràn.

Vua không đảnh lễ ngài, mà chỉ ngồi xuống một bên, và bởi lẽ bản thân vua đã đắm mình vào ác dục, nên cứ tưởng vị cố bằng hữu này là một kẻ khốn khổ bần hàn lắm, liền ngâm kệ bảo bạn:

  1. Trọcđầu, mất cả mẹ cùng cha,
    Trẫm thấy người kia khoác áo dà,
    Kẻ khó tu hànhđang nhập định,
    Trải mình đây, dưới gốc Sà-la.

    9. Nghe thế, So-na-ka bảo rằng:
    “Chẳng là khốn khổ, tấu Vương quân,
    Kẻ nào biết rõ trong hành động
    Luôn hướng về điều phải, lẽ chân”.

    10. Khốn hèn là kẻ bỏ điều chân,
    Và lại thực hành chuyện bất nhân,
    Với kẻ ác kia, ngài phải biết,
    Khổ đau mạt vận để dành phần.

Ngài đã khiển trách Bồ-tát như vậy, còn vua giả vờ không biết mình bị khiển trách, cứ làm vẻ thân hữu trò chuyện cùng Ngài, nêu rõ danh tánh, gia tộc qua vần kệ:

  1. Vua Kà-si nọ chính là ta,
    Ta mệnh danh là A-rin-da,
    Từ lúcđến đây, thưa Thánh giả,
    Có điều chi đáng để phiền hà?

Vị Ðộc Giác Phật liền đáp:

– Không chỉ khi an trú nơi đây, mà bất cứ ở nơi nào khác, ta cũng không gặp điều gì phiền phức cả.

Rồi Ngài bắt đầu ngâm kệ nêu lên các niềm phước lạc của bậc tu hành:

  1. Một kẻ xuất gia chẳng bạc tiền,
    Ðược bao phước lạc, kểđầu tiên,
    Trong bình hay vựa, không tồn trừ,
    Chỉ muốn vật thừa, sống thản nhiên.

    13-14. Phước lạc tiếp theo,đáng tán đồng:
    Vị này thọ thực chẳng sai lầm,
    Thứ ba, hạnh phúc hằng ngày được
    Thọ thực an vui, chẳng mếch lòng.

    15-16. Phước lạc thứ tư, chốn đến đi,
    Thong dong chẳng biết luyến lưu gì,
    Thứ năm ví thử thành kia cháy,
    Người chẳng thiệt thòi, chẳng mất chi.

    17. Thứ sáu là điều hạnh phúc đây,
    Người tu tính để phận riêng tây:
    Ví dù quốc độ điêu tàn cả,
    Người ấy chẳng hề thiệt mảy may.

    18. Thứ bảy là điều hạnh phúc kia:
    Vì chưng nghèo khó chẳng còn gì,
    Dù bầy cướp chận đường vây hãm,
    Cừu địch dù bao kẻ hiểm nguy,
    Bình bát, hoàng y, người Phạm hạnh
    Bình an vẫn cứ bước chân đi.

    19. Còn đây là hạnh phúc sau cùng:
    Vị ấy lang thang khắp mọi vùng,
    Không cửa không nhà, và khốn khó,
    Lên đường chẳng luyến tiếc băn khoăn.

Như thế vị Ðộc Giác Phật Sonaka đã nêu lên tám phước lạc của một tu sĩ, rồi hơn thế nữa, Ngài có thể kể cả trăm cả ngàn vô lượng phước lạc, nhưng vì vua đang tham đắm dục lạc nên vội ngắt ngang lời Ngài, bảo:

– Trẫm không màng các phước lạc của đời tu hành kia.

Và để làm sáng tỏ việc mình mê đắm dục lạc ra sao, vua ngâm kệ:

20-21. Phước lạc ngài ca, trẫm chẳng màng,
Trẫm truy tầm lạc thú trần gian
Nhân, thiên lạc, trẫm đều yêu thích
Ðạt cả hai ngay, hãy chỉ đàng.

Vị Ðộc Giác Phật liền đáp lời:

  1. Ai cử tham lam muốn hưởng tràn
    Biết bao dục lạc cõi trần gian,
    Tạo nên ác nghiệp trongđời sống,
    Sau phải tái sinh cõi khổ buồn.

    23. Bỏ ái dục kia lại phía sau,
    Suốtđời vô úy tiến lên mau,
    Tham thiền đạt đến tâm thanh tịnh
    Chẳng phải luân hồi cõi khổ đau.

    24. Ta nói Ðại vương ví dụ này,
    A-rin-da hãy lắng nghe đây:
    Những người hiền trí nhờ lời dụ,
    Ý nghĩa cao siêu sẽ hiểu ngay.

    25. Trên sông Hằng sóng thủy triều dâng
    Kìa chú quạ ngu thấy cuốn phăng
    Một xác vật gì to quái lạ,
    Tự nhủ thầm khi nó nổi gần:

    26. “Vật kia tìm được lớn lao thay,
    Ôi thật là kho thực phẩm đầy
    Ðể tận hưởng bao niềm khoái
    Ðây ta sẽ ở suốt đêm ngày”.

    27. Như thế thịt voi, quạ cứ ăn,
    Uống thêm nước mát tự sông Hằng
    Trong khi trôi nổi, không hề thấy
    Rừng miếu thoáng qua giấc mộng vàng

    28. Cứ vậy buông lung chú quạ trôi
    Ðắm mình trên xác chết tanh hôi,
    Sông Hằng cuốn chú lao đầu thẳng
    Vào chốn hiểm nguy của biển khơi.

    29. Song lúc thức ăn đã cạn đi,
    Ôi, chim tội nghiệp cố bay về,
    Ðông Tây, Nam, Bắc nào đâu hướng,
    Chẳng thấy đất đai, biển bốn bề!

    30. Xa giũa trùng dương, đã mệt phờ,
    Trước khi chú quạ đến bên bờ,
    Giữa muôn vàn hiểm nguy trên biển,
    Ngã xuống, không bay nữa bấy giờ.

    31. Nơi chú chim kia khốn khổ rơi,
    Cả đàn sấu, thủy quái đang bơi
    Chung quanh, vội đến và xâu xé,
    Tan xác run run của quạ mồi.

    32. Cũng vậy, Ðại vương với những người
    Tham lam tìm lạc thú kia hoài,
    Tưởng mình có trí như chim quạ,
    Cho đến khi lìa bỏ cuộc đời.

    33. Ví dụ ta bày tỏ thật chân,
    Ðại vương hãy thận trọng quan tâm,
    Danh thơm có được hay danh xấu,
    Tùy thuộc hành vi của Ðại quân.

*

Như vậy nhờ ví dụ kia, Ngài đã khuyến giáo vua và để cho vua ghi nhớ mãi điều này, Ngài ngâm kệ:

  1. Vì từ tâm nói một hai lần,
    Nhắc nhởđôi lời để hộ thân,
    Song chớ nhắc đi nhắc lại mãi,
    Giống gia nô trước chủ nhân ông!

    35. Với trí vô biên, bậc Ðại nhân,
    So-na Giác giả dạy vương quân
    Vừa xong, Ngài thẳngđàng bay biến
    Trong khoảng không gian rộng mịt mùng.

Ðây là vần kệ phát xuất tứ Trí tuệ Tối thắng của đức Phật.

*

Bồ-tát đứng ngắm Ngài bay qua không gian trong lúc còn nhìn thấy hình bóng Ngài, song khi Ngài đã khuất dạng, Bồ-tát vô cùng xúc động nghĩ thầm: “Người Bà-la-môn này thuộc dòng giống thấp kém thế, mà sau khi phủi bụi bặm trên bàn chân lên đầu ta, một người xuất thân từ quý tộc được kế tục từ đời này qua đời khác, đã biến mất trong bầu trời; vậy hôm nay ta phải giã tứ thế gian và thành người tu khổ hạnh ngay”. Trong niềm ước mong làm ẩn sĩ, và rời quốc độ, ngài ngâm hai vần kệ:

  1. Các quản xa nayđược lệnh ban
    Ði tìmđâu được đấng minh hoàng?
    Trẫm không muốn ngự trên ngai nữa,
    Trẫm giã từ ngay chiếc miện vàng.

    37. Ta chết ngày mai, ai có hay
    Trẫm mong thọ giới tự hôm nay,
    Sợ rằng như quạ kia ngu dại,
    Ác dục cuốn lôi, trẫm đọa đày.

Nghe vua muốn thoái vị như vậy, các quốc sư tâu:

  1. Ðại vương có Thái tử Dì-ghà
    Vương tửđẹp tươi quả thật là,
    Quánđảnh suy tôn lên bảo tọa
    Sẽ làm Ðại đế của triều ta.

Tiếp theo đây, khởi đầu bằng vần kệ do vua ngâm, các câu sau tuần tự được hiểu theo diễn tiến câu chuyện:

  1. Mau triệu Dì-ghà-vuđến đây,
    Hoàng nhi này thật tốt tươi thay,
    Sắc phong quánđảnh lên vương vị,
    Ấy chính là vua quốc độ này.

    40. Khi quần thần dẫn đến Digha
    Chúa tể tương lai của nước nhà,
    Vương phụ bảo cùng hoàng thái tử,
    Con yêu độc nhất quả chàng là.

Phụ vương:

  1. Thôn làng sáu vạn ấy ngày xưa
    Trẫmđã phán rằng:”Chính của ta”,
    Hãy nhận chúngđi, này Thái tử,
    Từ nay trẫm giã biệt sơn hà.

    42. Ngày mai ta chết, có ai hay?
    Trẫm muốn hôm nay thọ giới ngay,
    Vì sợ ngu si như chú quạ
    Ðắm mê ác dục, trẫm sa lầy.

    43. Kìa xem! Vương tượng sáu mươi ngàn
    Ðược điểm tô bao vẻ rỡ ràng,
    Với đủ cân đai vàng chói lọi
    Trang hoàng bảo vật sáng huy hoàng.

    44. Quản tượng ngồi lên cỡi mỗi con,
    Tay cầm giáo có móc câu tròn,
    Nhận đi, Thái tử, cha ban tặng
    Con, kẻ lên ngôi trị nước non.

    45. Ngày mai ta chết, có ai hay?
    Trẫm muốn hôm nay thọ giới ngay,
    Vì sợ ngu si như chú quạ
    Ðắm mê ác dục, trẫm sa lầy.

    46. Kìa xem, vương mã sáu mươi ngàn!
    Tô điểm yên cương sáng rỡ ràng,
    Tuấn mã Sindh đều dòng giống quý,
    Bộ binh hùng hậu cả quân đoàn.

    47. Chúng đều mang quản mã oai hùng
    Ðầy đủ trong tay với kiếm, cung,
    Thái tử nhận đi, cha tặng cả
    Cho con, người ngự trị toàn dân.

    48. Ngày mai ta chết, có ai hay?
    Trẫm muốn hôm nay thọ giới
    Vì sợ ngu si như chú quạ
    Ðắm mê ác dục, trẫm sa lầy.

    49. Vương xa sáu vạn đủ yên cương,
    Cờ xí tung bay ngập bốn phương
    Da cọp, da beo bao phủ khắp,
    Kìa xem quang cảnh thật huy hoàng!

    50. Quản xa điều ngự, giáp bào mang,
    Cung tiễn cầm tay, thảy vũ trang,
    Thái tử nhận đi, cha tặng cả
    Vì con, người ngự trí giang san.

    51. Ta chết ngày mai, ai có hay?
    Trẫm mong thọ giới tự hôm nay,
    Sợ rằng như quạ kia ngu dại,
    Ác dục đắm mê, trẫm đọa đày.

    52. Sáu vạn bò tơ sắc đỏ hồng,
    Cùng đàn bò đực ở bên lưng,
    Nhận đi, Thái tử, cha ban tặng
    Vì chính con cai trị quốc dân.

    53. Ngày mai ta chết, có ai hay?
    Trẫm muốn hôm nay thọ giới ngay,
    Vì sợ ngu si như chú quạ
    Ðắm mê ác dục, trẫm sa lầy.

    54. Sáu vạn cung phi đẹp nõn nà
    Ðứng kia xiêm áo thật xa hoa,
    Ðầy tay vòng ngọc, hoa tai điểm,
    Cha tặng con, người trị quốc gia.

    55. Ta chết ngày mai, ai có hay?
    Trẫm mong thọ giới tự hôm nay,
    Sợ rằng như quạ kia ngu dại,
    Ác dục đắm mê, trẫm đọa đày.

Thái tử:

  1. Chúng bảo con: “Vương mẫu mất rồi”
    Ðáng thương ai tử nọ! Than ôi!
    Làm sao con sống không vương phụ,
    Conđã lìa sinh thú ởđời.

    57. Như ở sau lưng, sát với cha,
    Voi con thường thấy kế voi già,
    Xuyên đèo, xuyên núi hay rừng rậm,
    Bằng phẳng, gồ ghề, cũng vượt qua.

    58. Bình bát trong tay, con bước sau,
    Theo cha dẫn lối bất kỳ đâu,
    Cha không thấy gánh con làm nặng,
    Hay phải nuôi con khó nhọc nào
    .

Phụ vương:

  1. Như thương nhân, chủ các con tàu,
    Kiếm lợi dù cho với giá nào,
    Thường bị cuốn trôi vào vực xoáy,
    Cả thuyền, thủy thủ, thảy tiêu hao.

    60. Sợ rằng ta gặp bước gian nan,
    Con trẻ gây phiền lụy cảnđàng,
    Làm lễ phong vương trong bảođiện,
    Cho con hưởng lạc thú trần gian.

    61. Cả bầy cung nữ vuốt ve chàng
    Ngời chói đôi tay với ngọc vàng,
    Như Ðế Thích cùng bầy thị nữ
    Từ đây chàng sẽ được hân hoan.

    62. Họ rước Di-ghà, Thái tử này
    Vào cung điện, chốn lạc hoan đầy,
    Vừa nhìn vương tử, đoàn thanh nữ
    Kiều diễm, liền thưa gửi giải bày:

    63. -“Chàng là ai? Nhạc sĩ, Thiên thần,
    Hay Ðế Thích danh tiếng lẫy lừng,
    Bố thí của tiền khắp thị trấn,
    Xin cho tiện thiếp biết danh xưng?.

    64. “Ta không Nhạc sĩ, chẳng Thiên thần,
    Chẳng Ðế Thích danh tiếng lẫy lừng,
    Vua xứ Kà-si, ta kế vị,
    Di-ghà Thái tử, ấy danh xưng,
    Hãy yêu ta nhé và an lạc,
    Ta sắc vương phi đủ mọi nàng!

    65. Rồi với Di-ghà, vị chúa công,
    Các nàng kiều nữ lại thưa rằng:
    “Thượng hoàng tìm chỗ nào an trú,
    Và kể tử nay sẽ ẩn thân?”.

Thái tử:

  1. – “Phụ vươngđã tránh chốn bùn nhơ,
    Ngàiđã bình an ở đất khô,
    Thoát khỏi chông gai rừng rậm rạp,
    Cuối cùng ngài đã thấy đường to.

    67. Còn ta mới cất bước lên đường
    Dẫn đến nơi đầy rẫy khổ buồn,
    Qua đám chông gai, rừng rậm rạp
    Tiến lên tìm số phận kinh hoàng”.

Cung phi:

68.- “Cung nghênh Thánh thượng đến hoàng cung,
Như hổ tìm con ở động hang,
Thánh thượng từ đây lên ngự trị,
Chánh chân thừa kế chiếc ngai vàng”.

*

Nói xong cả đoàn cung nữ cùng đánh nhạc cụ vang lừng và biểu diễn đủ loại ca múa, cảnh vinh quang huy hoàng tuyệt diệu đến độ Thái tử say mê quên hết mọi sự về phụ vương.

Nhưng sau đó chàng cai trị đúng Chánh pháp, rồi đi theo nghiệp của mình. Còn Bồ-tát tu tập Thiền định làm phát khởi Thắng trí và khi mạng chung, ngài sinh lên cõi Phạm thiên.

*

Bậc Ðạo Sư chấm dứt Pháp thoại và bảo:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà ngay cả ngày xưa nữa, Như Lai cũng đã làm Ðại sự Xuất thế.

Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:

Vào thời ấy, vị Ðộc Giác Phật chứng đắc Niết Bàn, vương tử là Ràhula (La-hầu-la) và vua Arindama chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyện hiền giả Samkicca (Tiền thân Samkicca)

Vừa thấy Brahmà, bậc Ðế vương…,

Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể lại trong khi trú vườn xoài của Jivaka, về việc mưu sát phụ vương vua Ajàtasattu (A-xà-thế). Theo sự xúi giục của Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa), vua ấy đã nhờ vị này sát hại phụ vương.

Nhưng khi bệnh tật tràn lan trong đám giáo hội ly khai tiếp theo sau sự chia rẽ trong Tăng chúng, Ðề-bà-đạt-đa quyết đính ra đi và xin đức Như Lai thứ tội trong lúc đi đường đến Sàvatthi (Xá-vệ), trên một chiếc cáng, vị này bị nuốt vào lòng đất ngay tại cổng Kỳ Viên. Khi được tin trên, vua A-xà-thế suy nghĩ: “Vì Ðề bà-đạt-đa thù nghịch với đức Thế Tôn nên phải bị mất xác vào lòng đất và đọa vào địa ngục Avìci (A-tỳ). Vì lão ấy mà ta đã can tội giết hại phụ vương thánh thiện, vị vua của công lý, chắc chắn ta cũng sẽ bị nuốt vào lòng đất”.

Vì thế vua kinh hoàng đến độ không còn hứng thú an hưởng cảnh vương giả trong triều đình và trong khi tưởng rằng chỉ nằm nghỉ ngơi chốc lát, vua đã ngủ thiếp dần, rồi thấy mình dường như rơi vào một cảnh giới toàn bằng sắt dày chín dặm, bị đâm bằng cọc sắt nhọn và bầy chó xâu xé, chúng cứ nhe răng dọa nạt ông, làm ông kêu lớn và giựt mình tỉnh dậy.

Vì vậy vào ngày lễ hội Rằm trăng tròn tháng Mười, khi được đám đông quần thần vây quanh, ông nghĩ đến cảnh vinh quang của mình, lại thấy cảnh vinh quang của phụ vương còn vượt xa hơn mình nữa, mà chỉ vì Ðề-bà-đạt-đa, ông đã giết một vị vua chân chính như vậy, trong khi nghĩ đến điều này, một cơn sốt nổi lên khắp thân thể, mồ hôi đổ ra như tắm.

Rồi ông xem xét ai có thể xua tan nỗi sợ hãi này khỏi lòng mình, ông kết luận là ngoại trừ đấng Thập Lực (danh hiệu của đức Phật), không còn ai nữa, ông suy nghĩ: “Ta đã có tội lớn đối với đức Như Lai, vậy ai có thể đem ta đến yết kiến đức Thế Tôn? 

Và xem ra không còn ai ngoài Jìvaka, ông tìm cách mời vị này cùng đi đến yết kiến đức Phật.

Vua thốt ra một tiếng kêu vui mừng:

– Này Hiền khanh, đêm nay trăng sáng đẹp quá – Vua bảo – hôm nay ta muốn đi cúng dường đảnh lễ một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, có nên chăng?

Khi nghe các công đức của Puràna và các vị Đạo Sư khác được các đệ tử của họ tán thán, vua không quan tâm mà chỉ hỏi lại Jìvaka, và khi nghe vị này kể các công đức của Như Lai cùng kêu lên:

– Xin Thánh thượng, hãy đi đảnh lễ đấng Thế Tôn.

Vua ra lệnh cho các tượng xa chuẩn bi đi đến vườn xoài của Jìvaka.

Khi đến gần đức Như Lai, vua đảnh lễ và được đức Phật thân ái đáp lễ lại, vua hỏi đức Phật về công quả của việc tu hành trong đời này, và sau khi nghe được bài thuyết Pháp êm dịu về vấn đề này từ đức Như Lai, cuối cùng vua xin làm đệ tử đức Phật, và ra về sau khi đã được hòa hợp với đức Phật.

Từ đó thực hành bố thí và trì giới, vua thường kề cận đức Như Lai, nghe Ngài thuyết Pháp êm dịu và nhờ thân cận bậc thiện hữu tri thức, nỗi lo sợ giảm bớt và cảm giác kinh hoàng của ông dần dần biến mất, ông đã được an tâm trở lại và hân hoan tu tập Tứ Nhiếp pháp.

Một ngày kia, Tăng chúng bắt đầu bàn luận tại Chánh pháp đường, bảo nhau:

– Này các Hiền giả, sau khi giết phụ vương, vua A-xà-thế quá kinh hoàng không còn muốn hưởng cảnh vương giả nữa, cứ luôn luôn bị cảm giác khổ đau trong mọi hành động. Sau đó vua tìm đến đức Như Lai, và nhờ thân cận với bậc thiện hữu, vua đã quên mất hết mọi nỗi lo âu và an hưởng vinh hoa hạnh phúc của đời vương giả.

Bậc Đạo Sư đi đến và hỏi:

– Này các Tỷ-kheo, các ông đang bàn luận vấn đề gì?

Và khi nghe các vị ấy nói vấn đề kia, Ngài bảo:

– Không phải chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, người này sau khi giết cha mình, đã nhờ ta mà phục hồi sự thanh thản tâm trí.

Rồi Ngài kể câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa tại thành Ba-la-nại, vua Brahmadatta sinh được một con trai, đó là vương tử Brahmadatta. Vào thời ấy Bồ-tát được sinh vào nhà của vị quốc sư. Ngày ngài ra đời, họ đặt tên ngài là cậu Samkicca. Hai hài nhi cùng lớn lên trong cung vua nên trở thành đôi bạn chí thân. Khi hai vị đến tuổi khôn lớn, và sau khi đã hoàn tất mọi môn học tại Takkasilà, liền trở về nhà, vua phong cho con làm phó vương và Bồ-tát vẫn sống chung cùng bạn.

Một ngày kia khi vua cha du ngoạn tại lạc viên, phó vương nhìn thấy cảnh đại vinh quang của ngài, sinh lòng ao ước và nghĩ thầm: “Phụ vương còn mạnh khoẻ hơn một vị vương huynh, nếu ta đợi chờ vua cha chết thì ta già nua khi lên ngôi báu. Lúc ấy ta được giang sơn thì có lợi gì? Ta muốn giết cha và làm vua ngay”.

Chàng liền nói với Bồ-tát về dự định sẽ làm gì, Bồ-tát phản đối dự tính đó, và bảo:

– Này hiền hữu, giết cha là một tội trọng. Chuyện ấy sẽ đưa đường đến địa ngục, xin ngài đừng làm việc ấy, xin đừng giết đức vua.

Song phó vương cứ nhắc đi nhắc lại chuyện ấy, và bị bạn thân phản đối đến lần thứ ba. Phó vương liền vấn kế bọn hầu cận, bọn chúng đồng ý, và lập mưu giết vua cha. Nhưng Bồ-tát nghe tin này, nghĩ thầm: “Ta không muốn thân cận với hạng người như thế”. Rồi không kịp từ giã song thân, ngài trốn đi bằng cửa hậu, và sống cảnh ẩn dật trong vùng Tuyết Sơn. Tại đó, ngài theo đời khổ hạnh và chứng đắc các Thắng trí phát xuất từ Thiền định, chỉ nuôi thân bằng các thứ củ quả rừng.

Còn vương tử, khi bạn bỏ đi rồi, đã mưu giết phụ vương và tận hưởng cảnh vinh quang.

Nghe tin nam tử Samkicca xuất gia tu hành, nhiều thiện gia nam tử cũng rời bỏ thế tục và xin thọ giới với ngài để sống đời khổ hạnh. Ngài sống tại đó với hội chúng đông đảo các vị khổ hạnh kia, và tất cả đều đạt các Thiền chứng.

Phần vua, sau khi giết cha và hưởng thọ dục lạc đời đế vương một thời gian ngắn, lại thấy lo sợ và bất an như thể một người đã thấy rõ hình phạt mình trong địa ngục.

Lúc ấy vua nhớ đến Bồ-tát, liền nghĩ: “Bạn ta đã cố ngăn cản ta, bảo rằng giết cha là một việc kinh hoàng, song đã không thuyết phục được ta, nên đã bỏ đi để khỏi vướng lụy; nếu trước kia có bạn ta ở đây, ắt hẳn đã không để ta phạm tội giết cha và đã cứu ta thoát được nỗi kinh hoàng này. Không biết bây giờ bạn ta ở đâu? Nếu ta biết được chàng ở đâu, ta sẽ cho mời chàng về. Ai có thể cho ta biết nơi chàng ở chăng?”.

Tứ đó ở trong hậu cung cũng như ngoài triều đình, vua vẫn thường tán dương Bồ-tát. Một thời gian lâu sau đó, khi đã sống ở Tuyết Sơn cả năm mươi năm, Bồ-tát nghĩ thầm: “Vua đang nhớ đến ta. Ta phải đi tìm bạn và thuyết Pháp để bạn ta khỏi lo sợ”.

Thế là được năm trăm vị khổ hạnh theo hầu, ngài bay qua không gian rồi hạ xuống hoa viên Dàyapassa, và ngài an tọa trên phiến đá, với các hiền nhân vây quanh.

Người giữ vườn thấy ngài , liền hỏi:

– Thưa Thánh giả, vị nào là bậc Thượng thủ của hội chúng hiền nhân này?

Khi được biết đó là Hiền giả Samkicca, và lão cũng nhận ra ngài, liền thưa:

– Thưa Tôn giả, xin ngài ở nán lại đây cho đến khi tôi đi thỉnh hoàng thượng đến. Hoàng thượng đang nóng lòng gặp ngài.

Đảnh lễ ngài xong, lão vội đến cung tâu trình về việc ngài trở về. Vua đến thăm ngài, và sau cung kính đảnh lễ theo đúng phép xã giao xong, liền đưa ra vấn đề hỏi ngài.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ việc này:

  1. Vừa thấy Brah-ma-datđại vương,
    Ngôi cao chiếm chệ thật huy hoàng,
    Lão tâu: “Chúa thượng, thân bằng cũ
    Chúa thượng vẫn thường dạ luyến thương

    2. Tôn giả Sam-cađã đến đây,
    Giữa hiền nhân, nổi tiếng vai thầy
    Đại vương, xin vội lên đường sớm,
    Chớ chậm tìm thăm bậc Thánh này.

    3. Vua ngự lên xa giá vội vàng,
    Sẵn sàng theo lệnh của vua ban,
    Triều thần bạn hữu vây quanh đủ,
    Tìm kiếm Thánh nhân, tiến thẳng đàng.

    4. Cả năm biểu tượng của vương gia
    Ví chúa Kà-si vội bỏ ra,
    Lọng, quạt đuôi trâu rừng, mão niệm,
    Đôi hài, bảo kiếm cũng trao qua.

    5. Rồi vua ngự xuống khỏi vương xa,
    Cởi hết bào y rực sáng lòa,
    Đi đến Da-ya-pa ngự uyển
    Là nơi an tọa Thánh Sam-ca.

    6. Và vua vội vã tiến lên gần,
    Đảnh lễ trang nghiêm, lại hỏi thăm
    Nhắc lại hàn huyên câu chuyện cũ
    Cùng nhau trao đổi đã bao lần.

    7. Cạnh bạn, vua an tọa một bên,
    Đến khi dịp tốt bắt đầu lên,
    Hỏi câu liên hệ bao điều ác,
    Vua vội nêu ra với bạn hiền:

    8. “Sam-ca, bậc thượng thủ hiền nhân,
    Đại trí nhân, nay trẫm vấn an
    Tỉnh tọa Dà-ya-pa ngự uyển
    Bao điều trẫm muốn hỏi thân bằng.

    9. Ra sao kẻ ác lúc tử trần,
    Cảnh giới nào đâu phải thọ thân ~
    Trẫm đã đi sai đường chánh đạo,
    Trẫm mong lời giải của hiền nhân.

Bậc Đạo Sư nói thêm để làm sáng tỏ việc này:

  1. Như vậy Sam-ca bảoĐại vương
    Trị Kà-si quốcđộ giang sơn,
    Tại Dà-ya ngự viên, an tọa,
    “Đại đế, lắng nghe sẽ tỏ tường”.

    11.Ví thử ngài đưa lối chỉ đường
    Cho người đi lạc bước vô phương,
    Người kia theo đúng lời khuyên nhủ,
    Chẳng gặp chông gai cản bước chân.

    12. Nếu kẻ kia đi lạc nẻo tà,
    Nếu ngài dẫn dắt đúng đường ra,
    Kẻ kia tuân thủ lời khuyên nhủ,
    Sẽ thoát ra bao cảnh khổ mà.

*

Ngài đã khuyến giáo vua như vậy, và hơn nữa ngài còn dạy vua Pháp lành:

13-14. Đường cái khác nào lẽ chánh chân,
Còn đường tắt chỉ nẻo tà gian,
Chánh chân đưa lối lên thiên giới,
Ác dẫn người vào địa ngục môn.

15. Kẻ nào phạm giới, hỡi quân vương,
Và sống đời bất chánh bất lương,
Số phận nào chờ trong địa ngục
Mệnh chung, nghe rõ sẽ am tường:

16. Sañ-ji-va, Kà-la-sut-ta,
Ro-ru-va tiểu và đại,
San-ghà-ta, Đại A-vì-ci,
Ta-pa-na, Pa-tà-pa-na,

17. Tám địa ngục kia tiếng lẫy lừng
Khiến cho người thất đảm kinh hoàng,
Thoát thân từ đó đều vô vọng,
Các ngục Us-sa(l) được kể rằng:
Con số tăng hơn mười sáu nữa,
Đều là ngục cỡ nhỏ từng phần.

18. Lửa cháy, hành hình các tội nhân
Thảy đều tạo ác nghiệp vô ngần,
Kinh hồn, hoảng hốt, đầy đau đớn,
Khổ não, hãi hùng ngập bốn phương.

19. Bốn phía đều xây cửa bốn tầng,
Chia từng khoảng cách thật cân phân,
Mái vòm bằng sắt trên che phủ,
Tường sắt lại còn bọc lấy thân.

20. Nền sắt này xây mới vững sao
Vì không lửa dữ đốt tan nào,
Dù xa trăm dặm chung quanh đó,
Cũng thấy oai thần tỏa vút cao.

21. Ai làm thương tổn các hiền nhân,
Hoặc xúc phạm gì bậc thiện chân,
Rơi thẳng vào ngay miền địa ngục
Chẳng còn cơ hội để vươn thân.

22. Thân thể tả tơi, cảnh hãi hùng
Khác nào cá nướng, lửa đang nồng,
Cũng vì ác nghiệp bao năm cũ
Đày xuống ngục kia phải nướng thân.

23. Thiêu hủy tứ chi lửa bỏng sôi,
Hành hình làm hoảng sợ con mồi,
Dù mong giải thoát ra ngoài ngục,
Cũng chẳng tìm đâu lối thoát rồi.

24. Chạy tới chạy lui kiếm lối đi,
Đông, Tây, Nam, Bắc chẳng mong gì,
Vì chư thần đó ngăn đường lối,
Họ cố tìm đường có ích chi.

25. Hàng ngàn năm số phận đau thương,
Chúng sống trong miền địa ngục môn,
Với cánh tay dài vương tới mãi
Khóc than nỗi khổ ngập tâm hồn.

26. Cũng như rắn độc giết con mồi
Nổi giận hung tàn nếu bị khơi,
Phải tránh tổn thương cho Thánh giả,
Những người nguyền khổ hạnh trong đời.

27. Tộc trưởng Ke-ka(2) Aj-ju-na,
Tan tành vì hại Go-ta-ma,
Dù ngàn tay, vóc người cường tráng
Thiện xạ lẫy lừng một thuở xưa.

28. Dan-da-ki phỉ báng Ki-sa(3),
Ngài chẳng tội tình, chẳng xấu xa,
Như chặt cọ dừa từ gốc rễ,
Hoàn toàn hủy diệt thế kia mà.

29. Mej-jha vì bậc trí Tan-ga(4)
Phải rớt từ trên bảo tọa kia,
Đất nước trở thành hoang phế địa,
Chúa tôi đều phải hóa ra ma.

30. Dân chúng Vish-nu tộc tấn công
Di-pà-ya(5) ấy Hắc hiền nhân
Cùng tộc An-dha(6) tìm địa ngục,
Giết nhau dùng dáo trượng tranh hùng.

31. Bị mắc lời nguyền của trí nhân,
Cec-ca xưa bước giữa không trung,
Tương truyền bị nuối vào lòng đất
Biến mất vào ngày đã định phần.

32. Kẻ ngu bướng bỉnh chẳng khi nào
Được tán đồng từ bậc trí cao,
Song các thiện nhân đầy chánh nghĩa
Khó lòng nói chuyện dối gian nào.

33. Kẻ nào nằm sẵn để chờ mong
Bắt lấy hiền nhân với trí nhân,
Sẽ bị cuốn chìm vào địa ngục,
Vì mưu kế độc phải ăn năn.

34. Kẻ nào lòng phản bội hung tàn
Xông đến đành càn lão Thánh nhân,
Sẽ giống gốc cây dừa chết héo,
Chẳng con thừa kế, phải tàn dần.

35. Kẻ nào dám giết đại hiền nhân,
Hoặc bậc tu hành sống chánh chân,
Sẽ đọa Kà-la-sut địa ngục
Cực hình phải chịu lắm ngày ròng.

36. Còn nếu Ma-ga, một ác vương
Muốn làm điên đảo cả giang sơn,
Mạng chung, vào ngục Ta-pa ấy
Phải chịu nhiều đau khổ đoạn trường.

37. Trăm ngàn năm sống đọa đày thân
Như cách chư Thiên tính tháng năm,
Mặc áo làm bằng cây lửa đỏ,
Giữa đau thương địa ngục muôn phần.

38. Lửa phun lên rực sáng nơi nơi,
Tung tóe từ thân thể tả tơi,
Chân cẳng, tóc râu cùng tất cả
Chỉ dùng nuôi ngọn lửa làm mồi.

39. Trong lúc thân kia cháy thật nhanh
Khổ đau hành hạ đến tan tành,
Như voi bị quất bằng cây nhọn,
Kẻ khốn rống lên hết sức mình.

40. Có kẻ tham sân lại giết cha,
Ấy người hèn hạ, đại gian tà,
Chịu nhiều thống khổ trong hầm lửa
Ở ngục Kà-la-sut mãi mà.

41. Trong chảo sắt sôi đến lột da,
Bị đâm tên sắt đến mù lòa,
Ăn phân, kẻ giết nhằm thân phụ,
Nước muối chìm thân, chuộc tội xưa.

42. Quỷ sứ đặt trong miệng kẻ này
– Vì e nó ngậm chặt hàm ngay –
Một hòn sắt nóng nung cho đỏ,
Hoặc một lưỡi cày với sợi dây,
Rồi buộc lấy mồm cho thật chặt,
Thả vào trong vũng nước bùn lầy.

43. Kên kên, diều quạ, cả đen, nâu,
Chim mỏ sắt kia thật đủ màu,
Phanh lưỡi nó ra từng mảnh nhỏ,
Run run từng miếng, máu tuôn trào.

44. Bay đi, bầy quỷ lại bay về
Đánh đập kẻ đầy khốn khổ kia,
Vào ngực cháy, chân tay gãy nát,
Chúng hành người, độc ác say mê.

45. Cả bầy quỷ sứ thật hân hoan,
Song nỗi khổ đau lại ngập tràn
Những kẻ đọa đày trong ngục ấy,
Vì đời phạm tội giết nghiêm đường.

46. Còn nếu kẻ nào giết mẫu thân
Đọa ngay vào ngục Dạ- ma quân,
Để đền tội phạm hành vi ác,
Nhận quả báo kia thật xứng phần.

47-48. Quỷ dữ nắm người giết mẫu thân
Dùng cày sắt rộng ủi mạnh vào lưng,
Tạo thành những luống cày sâu rộng,
Máu tựa đồng tan chảy cả dòng
Từ các vết thương, và chúng lấy
Làm nguôi cơn khát bỏng tù nhân.

49-50. Hồ máu đỏ kia nó ngập mình,
Hít mùi xác chết hoặc bùn tanh,
Bầy sâu khủng khiếp dùng mồm sắt
Xuyên suốt da người chịu cực hình,
Xâu xé thịt kia nhai ngấu nghiến,
Hút ngay máu đỏ thật ngon lành.

51-52. Ngục sâu trăm dặm, ngập chìm thân,
Trăm dặm quanh đầy xác thối nồng,
Bởi chính mùi hôi, ôi! Tội nghiệp,
Xưa dù mắt sáng, cũng mờ dần.

53. Vượt qua ngục thất Khu-ra-dhà(7),
Tù ngục tối tăm, khó vượt qua,
Những kẻ phá thai, sao thoát được
Dòng sông khủng khiếp Ve-ta-ra(8).

54. Cây vải có gai sắt thật dài,
Chừng vài ba tấc, miệng người đời
Tương truyền trên cả đôi bờ ấy
Lơ lững giường đen tối của ngài.

55. Tất cả bọc trong khối lửa hồng
Vươn lên sừng sững tựa trời trồng
Cháy bùng rực rỡ như cây tháp
Cao cả dặm đường giữa cõi không

56-57. Trên lửa gai nung, ngục hiện ra:
Gian phu, dâm phụ, bọn gian tà
Roi da vụt xuống, đầu lăn lóc,
Hỗn loạn quay cuồng chạy trốn xa,
Tơi tả tứ chi nhừ nát cả,
Chúng nằm thức đợi suốt đêm qua.

58-59. Tảng sáng, vào Nồi Sắt ẩn thân
To như núi, ngập nước bừng bừng,
Ngu si vây bọc như y quấn,
Bọn ác nhân kia sáng tối ròng,
Vì ác nghiệp gây từ kiếp trước,
Nay đền nợ cũ xứng cân phần.

60. Người vợ được mua với bạc vàng
Đem lòng coi rẻ đức lang quân,
Hoặc nhìn khinh bỉ người thân thích,
Lưỡi bị móc ra, thống khổ tràn.

61. Thấy lưỡi căng đầy đám bọ sâu,
Kêu than chẳng thể được đâu nào,
Âm thầm phải gánh bao hình phạt
Trong ngục Ta-pa chịu khổ đau.

62-63. Kẻ giết heo cừu, bọn thợ săn,
Chài ngư, trộm cướp, lũ tà nhân,
Xem hành vi thiện là hèn kém,
Bị đánh bằng dùi sắt, kiếm cung,
Nhào xuống, cả bầy người khát máu
Bị tên, giáo đuổi, ngã vào dòng.

64. Thợ rèn làm hại suốt ngày đêm
Dùng gậy sắt kia để luyện rèn,
Chỉ sống bằng đồ ăn bẩn thỉu
Nhả ra bởi các kẻ đê hèn.

65. Diều quạ, kên kên, với chó rừng
Hàm nhe toàn sắt sẵn sàng luôn
Vồ ngay kẻ khốn đang lăn lộn,
Nuốt sống vào mồm quá hám ăn!

66. Ai dùng thú dữ giết hươu nai,
Hoặc giết chim bằng các bẫy mồi,
Tội lỗi đầy thân chìm đọa xứ,
Ăn năn ngày tháng khổ đau dài.

Ghi chú: (1) Ussada; (2) Kekakà; (3) Kisavaccha; (4) Màtanga; (5) Dipàyana; (6) Andhaka; (7) Khuradhàra; (8) Vetaranì

Như vậy, ngài đã miêu tả các địa ngục trên và bây giờ vừa mở một chỗ trên mặt đất, ngài vừa chỉ vua thấy thiên giới, vừa bảo:

  1. Nhờ tíchđức trên cõi thế gian
    Từ xưa người thiệnđến thiên đàng,
    Chư Thiên, Phạm chúng, kìa Thiên chủ,
    Đạt quả công năng chín vẹn toàn.

    68. Ta bảo ngài cai trị chánh chân
    Suốt trong quốc độ, hỡi Quân vương,
    Đạt thành phước đức nhờ công chánh,
    Hối tiếc về sau chẳng phải mang.

Nghe xong bài thuyết giáo của bậc Đại Sĩ, vua bình tâm lại, còn Bồ-tát sau khi ở đó một thời gian nữa, liền trở về nơi an trú của mình.

*

Đến đây, bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và bảo:

– Không chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, vua ấy cũng đã được ta làm cho an tâm.

Và Ngài nhận diện Tiền thân:

– Vào thời bấy giờ, vua Ajàtasattu (A-xà-thế) là nhà vua kia, các đệ tử đức Phật là hội chúng của vị khổ hạnh, và Ta chính là Hiền giả Samkicca.

-ooOoo-

Chương XX
Phẩm Bảy Mươi Bài Kệ

-ooOoo-

  1. ChuyệnĐại ĐếKusa (Tiền thân Kusa)

Quốc độ này hoan lạc ngập tràn . . .,

Đây là câu chuyện bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) về một Tỷ-kheo thối thất.

Chuyện kể rằng vị ấy thuộc dòng quý tộc, sống ở Sàvatthi (Xá-vệ), vì nhiệt tâm tin vào Chánh pháp nên ông xuất gia tu tập.

Một ngày kia, ông vào thành Sàvatthi để khất thực, lại gặp một nữ nhân xinh đẹp liền đem lòng say mê ngay khi mới thấy nàng. Bị tham dục chi phối, ông sống trong đau khổ, cứ để lông tóc, móng tay chân mọc dài ra, mặc các y trong lẫn y ngoài đều dơ bẩn, và héo mòn dần đến độ xanh xao khác nào cây liễu rũ với các đường gân nổi lên khắp mình mẩy.

Cũng giống như trên thiên giới, khi một vị Thiên tử nào sắp đọa khỏi kiếp sống Thiên thần, thường để lộ ra năm dấu hiệu quen thuộc, đó là: Các vòng hoa của vị ấy mang héo dần, xiêm y dơ bẩn, thân thể trở nên xấu xí, mồ hôi ở nách đổ ra và vị ấy không còn thấy lạc thú gì trong Thiên cung nữa.

Trường hợp các Tỷ-kheo ở thế gian cũng vậy; khi thối thất tín tâm trong Chánh pháp, có năm dấu hiệu tương tự hiện ra: hoa tín tâm héo úa, y chân chánh dơ bẩn, do bất mãn và các hậu quả của cái danh bất thiện mà thân thể các vị ấy trở nên xấu xí dần, mồ hôi bất tịnh cứ tuôn ra đầm đìa khiến họ không còn thấy lạc thú gì trong đời độc cư dưới gốc cây rừng nữa.

Đó là những dấu hiệu đã xuất hiện ở vị này. Vì thế Tăng chúng đưa ông đến yết kiến bậc Đạo Sư, và thưa:

– Bạch Thế Tôn, kẻ này đang thối thất.

Bậc Đạo Sư hỏi có đúng không, và khi nghe ông thú nhận là đúng, Ngài bảo:

– Này Tỷ-kheo, đừng làm nô lệ cho tham dục. Đây là một ác nữ nhân, ông hãy chế ngự dục tham của ông đối với kẻ ấy, hãy hân hoan trong Chánh pháp. Chính vì mê say một nữ nhân, mà các bậc hiền trí ngày xưa, mặc dù có đủ uy lực phi thường, cũng đã mất hết quyền năng và phải chịu khốn đốn đến suy tàn.

Nói vậy xong, Ngài kể một câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa tại quốc độ Malla, trong kinh thành Kusàvati, vua Okkàka cai trị rất chân chánh. Đứng đầu mười sáu ngàn phi tần của ngài là Chánh hậu Silavatì. Bấy giờ bà không sinh con cái gì nên dân chúng trong kinh đô cùng các triều thần tụ họp tại cửa cung, than vãn rằng quốc độ này sẽ bị diệt vong.

Vua mở cửa sổ ra phán hỏi:

– Trong triều đại trẫm, không có ai làm điều gì bất công trái đạo. Tại sao các ngươi trách móc trẫm?

Họ đáp:

– Tâu Đại vương, quả đúng vậy, không ai làm gì trái đạo lý cả, nhưng Đại vương không có hoàng nam để nối dõi; một kẻ ngoại bang sẽ chiếm lấy vương quốc và hủy diệt đất nước này. Vậy xin Đại vương hãy cầu tự để có hoàng nam trị nước cho đúng pháp.

– Thế khi muốn cầu tự, trẫm phải làm gì?

– Trước tiên, xin Đại vương hãy truyền đưa ra đường một đám cung nữ ca múa hạ đẳng suốt trong một tuần lễ, xem đó như một lễ cúng tế thần, rồi nếu có một nàng nào sinh được con trai thì tốt lắm. Nếu không thì xin hãy đưa một đám nữ nhạc trung lưu và cuối cùng là đám nữ nhạc thượng hạng. Chắc hẳn giữa đám đông như thế sẽ có một nàng đầy đủ đức độ để sinh con trai.

Vua liền làm theo lời họ khuyên ngài, và cứ đến mỗi ngày thứ bảy trong tuần, ngài hỏi thăm đám người ấy trở về cung, sau khi đã hưởng thú vui chơi thỏa thích, xem có nàng nào thọ thai chưa. Và khi tất cả bọn họ đáp:

– Tâu Hoàng thượng, không có ai.

Bấy giờ vua thất vọng kêu lên:

– Ta chẳng có được hoàng nhi nào cả.

Dân chúng trong kinh thành lại trách móc vua như trước. Vua bảo:

– Tại sao các ngươi lại trách trẫm, theo lời các ngươi thỉnh cầu, nhiều đám nữ nhân đã được đưa ra trình diễn ngoài đường, nhưng không nàng nào thọ thai cả. Vậy trẫm phải làm sao bây giờ?

Họ đáp:

– Tâu Hoàng thượng, chắc hẳn đám nữ nhân này đều vô hạnh và thiếu đức cả. Chúng không đủ công đức để sinh con trai. Song vì chúng chưa thọ thai, vậy hoàng thượng đừng nản lòng, Chánh hậu Silavatì là một nữ nhân đầy đủ đức hạnh; xin hãy đưa chánh hậu ra đường, lệnh bà sẽ sinh hoàng nam.

Vua vui lòng chấp thuận, truyền lệnh đánh trống công bố rằng vào ngày thứ bảy kể từ hôm ấy, dân chúng phải tề tựu lại và vua sẽ đưa Chánh hậu Silavatì ra đường làm tế lễ. Rồi vào ngày thứ bảy, vua truyền lệnh trang điểm chánh hậu thật lộng lẫy và rước bà từ cung ra đường phố biểu diễn.

Do uy lực công đức của bà, cung thất của Sakka (Đế Thích) Thiên chủ nóng dần lên. Thiên chủ Sakka xem xét việc này có ý nghĩa gì, và nhận thấy Chánh hậu đang khao khát một hoàng nam, liền suy nghĩ:

– Ta phải ban cho chánh hậu một hoàng nam.

Rồi trong khi tìm hiểu xem có vị nào trên thiên giới xứng đáng làm con bà không, Thiên chủ chợt trông thấy Bồ-tát.

Truyện kể rằng, vào thời ấy, sau khi đã hưởng hết thọ mạng ở cõi trời Ba mươi ba, ngài (Bồ-tát) ước mong được tái sinh ở một cảnh giới cao hơn. Sakka Thiên chủ đền gần cửa cung ngài, triệu ngài ra bảo:

– Này Hiền giả, ngài sẽ phải đến cõi nhân gian, và thọ sinh làm hoàng nam của Chánh hậu vua Okkaka.

Rồi Thiên chủ lại mời được một Thiên tử khác đến và bảo:

– Hiền giả cũng sẽ làm hoàng nam của Chánh hậu.

Và muốn rằng không có một nam nhân nào được phép làm tổn hại đức hạnh của chánh hậu, nên Sakka Thiên chủ giả dạng làm một lão Bà-la-môn, đi đến cửa cung.

Đám dân chúng, sau khi tắm rửa trang điểm cho mình xong, mỗi người đều thầm mong trong trí là sẽ chiếm được hoàng hậu nên tề tựu ngay tại hoàng môn, nhưng khi thấy Sakka Thiên chủ họ cười ầm lên, hỏi ngài tại sao đến đây. Thiên chủ bảo:

– Tại sao lại trách lão? Thân lão già rồi, song dục tình vẫn không giảm xuống, nên lão đến đây với hy vọng đem được hoàng hậu về với lão, giả sử lão chiếm được bà.

Cùng với những lời này, Thiên chủ dùng thần lực tiến lên phía trước cả đám người ấy, và vì công đức của ngài tỏa ra, không ai có thể đứng trước mặt ngài được, và ngay lúc chánh hậu mới bước ra khỏi cung, được trang điểm cực kỳ rực rỡ uy nghi, ngài liền nắm lấy tay bà và đưa đi mất.

Thế rồi đám người kia đứng trơ ra đó mạ lỵ ngài, bảo:

– Thật là nhục nhã, một lão Bà-la-môn đã biến đi mất cùng một bà hoàng hậu dung sắc tuyệt thế. Lão cũng chẳng biết chuyện gì là cân xứng với lão nữa.

Chánh hậu cũng suy nghĩ: “Một ông già đang bắt ta đi mất đây”, bà cũng nổi giận và lại cảm thấy ghê tởm.

Còn vua đứng ở cửa sổ mở rộng, nhìn ra xem ai sẽ cướp được hoàng hậu mang đi, và chợt thấy đó là ai rồi, thì ngài hết sức bất bình.

Khi Sakka Thiên chủ vừa cùng bà thoát ra khỏi cổng thành, ngài liền dùng thần lực hóa hiện ra một ngôi nhà ngay gần đó, cửa đã mở sẵn cùng với một bó củi khô. Bà hỏi:

– Chỗ ở của lão đây chăng?

– Tâu lệnh bà phải, trước kia lão ở đây chỉ một mình, nay có cả đôi ta. Lão sẽ đi quanh đây kiếm ít gạo về trong lúc ấy xin lệnh bà nằm nghỉ trên đống củi này.

Nói vậy xong, ngài vỗ nhẹ trên người bà, khiến bà rúng động vì sự tiếp xúc với Thiên chủ, rồi ngài đặt bà nằm xuống đó, ngài vừa đụng vào người bà là bà thiếp đi ngay. Sau đó, ngài dùng thần lực siêu phàm đưa bà lên cõi trời Ba mươi ba và đặt bà xuống trên thiên tọa trong một cung điện lộng lẫy nguy nga.

Vào ngày thứ bảy, ngay khi vừa thức giấc, bà ngắm cảnh huy hoàng này và hiểu rằng đây không phải là một Bà-la-môn, mà chắc hẳn là chính Sakka Thiên chủ. Vào lúc này Sakka Thiên chủ đang ngự trên bảo tọa dưới cây San hô, được đoàn Thiên nữ ca múa vây quanh.

Bà liền bước ra khỏi thiên sàng, đi đến gần đảnh lễ Thiên chủ và kính cẩn đứng một bên. Sau đó Thiên chủ bảo:

– Ta ban cho bà một điều ước; hãy chọn đi.

– Vậy xin Thiên chủ ban cho thần thiếp một hoàng nam.

– Này hoàng hậu, không chỉ một mà thôi đâu. Ta sẽ ban hai vương tử cho bà. Một người thông minh trí tuệ nhưng xấu xí, người kia đẹp tướng song lại ngu đần, bà muốn có đứa con nào trước?

– Xin đứa con thông minh trước. Bà đáp.

– Được lắm. Ngài bảo.

Rồi đưa cho bà một cọng cỏ Kusa (Cát tường), một chiếc thiên y cùng với gỗ chiên-đàn, một đóa thiên hoa San hô và cây đàn Kokanada màu đỏ cánh sen.

Xong xuôi ngài đưa bà trở lại mội cung của hoàng gia, đặt bà nằm xuống trên cùng một vương sàng với vua và chỉ lấy ngón tay ngài đụng vào người của bà là ngay lúc ấy Bồ-tát nhập mẫu thai, còn Thiên chủ lập tức trở về cõi của ngài ngay. Bà hoàng hậu hiền đức biết rằng bà đã thọ thai.

Lát sau vua tỉnh giấc thấy bà, liền hỏi ai đã đem bà đi.

– Tâu Thánh thượng, chính Sakka Thiên chủ.

– Kia chính mắt trẫm thấy một lão già Bà-la-môn mang khanh đi mất, tại sao khanh muốn đánh lừa trẫm?

– Tâu Thánh thượng, xin hãy tin thần thiếp, chính Sakka Thiên chủ đã đưa thiếp lên thiên giới.

– Trẫm không tin khanh đâu.

Lúc ấy bà đưa vua xem cọng cỏ Kusa mà Thiên chủ đã tặng bà và nói:

– Bây giờ xin Thánh thượng tin lời thần thiếp.

Vua nghĩ thầm: “Cỏ Kusa hái được khắp nơi”, nên ngài vẫn không tin bà. Bà liền đưa cho vua xem các Thiên y của bà. Thấy vậy ngài tin bà và bảo:

– Này ái hậu, nếu Thiên chủ đem khanh đi thì khanh đã có thai chưa?

– Tâu Thánh thượng, thần thiếp đã có thai.

Vua rất hoan hỷ và truyền cử hành lễ mừng thai phụ.

Mười tháng sau, bà hạ sinh một hoàng nam, triều đình không đặt tên gì khác ngoài tên ngọn cỏ Kusa. Vào thời gian vương tử Kusa biết chạy một mình, bà lại có thai một Thiên tử thứ hai, họ đặt tên là Jayampati. Hai vương tử được nuôi dưỡng theo cung cách cao sang trọng vọng.

Bồ-tát thật vô cùng thông minh, không cần học với thầy nào cả, mà tự khả năng ngài đã tài giỏi thành thạo mọi môn học thuật.

Vì vậy khi ngài được mười sáu tuổi, vua nóng lòng trao quốc độ cho ngài, liền bảo chánh hậu:

– Này ái hậu, khi trao vương quyền cho vương nhi, ta sẽ cử hành lễ thật trọng thể, ta muốn nhìn thấy vương nhi được an vị trên ngai vàng khi ta còn sống. Nếu có công chúa ở xứ nào trong cõi Diêm-phù-đề mà ái hậu yêu mến, thì khi rước nàng ấy về đây, ta sẽ phong cho nàng làm chánh hậu của vương nhi. Vậy hãy thăm dò xem vương nhi có yêu mến công chúa xứ nào chăng?

Bà ưng thuận ngay và cho một cung nữ đệ trình vấn đề lên thái tử để biết ý kiến ngài. Nàng ấy đến trình vương tử mọi việc.

Nghe nói vậy, bậc Đại Sĩ liền suy nghĩ: “Ta không được tốt tướng, hễ một công chúa diễm lệ nào dù được rước về đây làm tân nương của ta thì khi thấy mặt ta cũng sẽ nói: “Mình sẽ phải làm gì với một người chồng xấu xí như thế này”; rồi nàng ấy trốn đi và chúng ta chỉ thêm mang nhục. Vậy ta còn phải cần gì cuộc sống gia đình thế tục nữa? Ta muốn phụng dưỡng song thân lúc còn sống và khi song thân từ trần, ta quyết xuất gia làm ẩn sĩ”. Vì thế ngài đáp:

– Ta có cần gì quốc độ ngai vàng hay yến tiệc hội hè đâu? Khi song thân ta từ trần, ta quyết xuất gia tu hành.

Nàng cung nữ ấy trở về và kể lại với chánh hậu chuyện ngài vừa nói.

Vua rất buồn bực; sau vài ngày lại gửi một chiếu chỉ khác, nhưng vương tử vẫn không chịu nghe theo. Sau ba lần từ chối lời đề nghị của vua cha; đến lần thứ tư ngài suy nghĩ: “Quyết liệt phản đối mẹ cha mãi là điều không hợp lý, nên ta muốn bày một mưu kế gì đó”.

Rồi ngài triệu người thợ vàng trưởng đoàn vào, đưa cho gã một số vàng và bảo gã làm bức tượng một nữ nhân. Khi gã đi rồi, ngài lấy thêm vàng và chính tay ngài nặn hình một nữ nhân.

Thật vậy, mục đích của chư Phật bao giờ cũng được thành tựu. Bức tượng tuyệt đẹp vượt ngoài mọi lời lẽ con người miêu tả nó. Sau đó, bậc Đại Sĩ truyền đem xiêm y khoác cho tượng ấy và đặt trong cung thất.

Khi thấy bức tượng do người thợ vàng trưởng đoàn đem vào, ngài chê bai, và bảo:

– Ngươi hãy đi tìm xem bức tượng đặt trong hoàng cung.

Gã thợ ấy bước vào, thấy bức tượng lên suy nghĩ: “Chắc đây phải là một Thiên nữ đến hưởng lạc thú cùng với vương tử”.

Gã bỏ đi ra khỏi phòng mà không dám đưa tay ra về phía bức tượng ấy, rồi gã nói:

– Tâu điện hạ, trong cung ngài có một Thiên nữ cao quý của chư Thiên, hạ thần không dám đến gần.

Ngài bảo:

– Hiền hữu, hãy đi đem bức tượng vàng ấy về đây.

Được bảo đến lần thứ hai, gã mới đi mang bức tượng về.

Hoàng tử ra lệnh đem bức tượng do người thợ vàng đúc đặt vào trong cung thất bằng vàng; còn bức tượng do ngài nặn thì được trang hoàng thật đẹp đặt lên một chiếc xe, đem đệ trình mẫu hậu và bảo:

– Khi nào con tìm ra được một nữ nhân như thế này, con xin lấy nàng làm vợ.

Mẫu hậu triệu các quốc sư vào bảo:

– Này các hiền khanh, vương tử có đầy đủ công đức do Sakka Thiên chủ ban cho ta, chàng phải tìm được một công chúa xứng đáng với chàng. Vậy các khanh hãy đem bức tượng này đặt vào vương xa phủ kín, đi khắp cõi Diêm-phù-đề, hễ thấy công chúa của vua nào giống bức tượng thì hãy trao tượng cho vua ấy và bảo: “Quốc vương Okkàka sẽ làm hôn lễ với công chúa của Đại vương”. Rồi hãy thu xếp ngày trở về nước.

– Thật tốt lành thay.

Họ đáp xong cầm bức tượng ra đi cùng một đoàn tùy tùng đông đảo. Trong cuộc hành trình ấy, dù đến kinh thành nào vào lúc hoàng hôn, đoàn người ấy cũng tụ tập lại rồi sau khi trang hoàng xiêm y, vòng hoa, nữ trang cho bức tượng, họ đặt tượng lên chiếc loan xa đưa ra bến tắm, còn chính họ trở lui, đứng bên vệ đường nghe ngóng người qua lại có bàn tán gì chăng.

Dân chúng thấy bức tượng vàng, bảo nhau:

– Bức tượng này chỉ là một nữ nhân cũng thật vô cùng diễm lệ, chẳng khác một vị Thiên nữ. Tại sao nàng đến đây, nàng từ đâu lại? Trong kinh thành này của ta, không có ai sánh bằng nàng được.

Sau khi tán dương sắc đẹp của tượng vàng, họ lại đi đường họ.

Các quốc sư bảo:

– Nếu có một cô gái nào như thế ở đây, dân chúng sẽ bảo: “Bức tượng này giống công chúa nọ, hoặc tiểu thư kia”; chắc tại đây không có cô gái nào như vậy cả.

Họ liền đem bức tượng ra đi đến kinh thành khác; trên bước giang hồ vô định, họ đến kinh thành Sàgala ở quốc độ Madda.

Lúc bấy giờ vua Madda có bảy công chúa đẹp dị thường như bầy tiên trên trời. Công chúa lớn nhất tên là Pabhàvatì (Quang Huy), thân nàng chiếu tỏa ra các tia sáng như thể ánh bình minh. Khi trời tối, trong phòng loan của nàng rộng chừng bốn cubit (1 cubit = 45 cm) không cần thắp đèn, cả căn phòng cũng sáng rực lên.

Lúc bấy giờ, nàng có một bà nhũ mẫu lưng gù, sau khi đã bưng cơm lên hầu Pabhàvatì, lại muốn gội đầu cho nàng vào lúc trời sẩm tối, bà ra đi múc nước cùng với tám nữ tỳ, mỗi người mang một bình đựng nước đến bến tắm, chợt thấy bức tượng, bà tưởng đó là Pabhàvatì liền kêu lên:

– Cô bé này tệ thật, cứ giả vờ muốn gội đầu và bảo ta đi múc nước, lại lẻn đi trước chúng ta, ra đứng ngoài đường kia kìa.

Đang lúc giận dữ, bà kêu lên:

– Tệ quá, nàng làm nhục gia phong, nàng ra đứng kia, trước cả bọn ta nữa. Nếu đức vua biết được, chúng ta sẽ chết mất.

Nói xong, bà đánh vào má bức tượng, làm một khoảng lớn bằng lòng bàn tay bà bị nứt ra. Khi thấy đó là một bức tượng vàng, bà bật cười đến bảo các nữ tỳ:

– Hãy đến xem ta đã làm gì kìa. Ta tưởng đó là dưỡng nữ của ta, nên ta đánh nó, bức tượng kia thật có đáng gì nếu đem so với con gái ta? Ta chỉ làm đau tay ta mà thôi.

Thế là các sứ giả của vua chạy ngay nắm lấy bà bảo:

– Đây là chuyện gì bà bảo cho ta biết, con gái bà đẹp hơn tượng này sao?

– Ta muốn nói đến Pabhàvatì, công chúa của vua Madda, giá trị của tượng này không bằng một phần mười sáu của nàng ấy.

Họ vui mừng trong dạ, tìm lối vào cung nhờ người trình vua rằng sứ giả của vua Okkàka đang đứng ở cung môn.

Vua đứng dậy từ bảo tọa, ra lệnh cho họ vào chầu. Khi vào, họ đảnh lễ vua và tâu:

– Tâu Đại vương, bổn vương xin gửi lời hỏi thăm ngọc thể có được khang an chăng?

Họ được tiếp đón nồng hậu và khi được hỏi tại sao đến đây, họ đáp:

– Bổn vương của chúng thần có một hoàng nam, vương tử Kusa rất dũng cảm, đức vua muốn trao quốc độ cho con nên sai chúng thần đến xin Đại vương gá duyên công chúa Pabhàvatì cho chàng và nhận bức tượng vàng này làm sính lễ.

Nói xong, họ dâng lên tượng vàng ấy. Vua rất đẹp ý, nghĩ rằng được kết thân với một dòng vua cao quý như vậy thật là vạn phúc. Các sứ giả lại tâu:

– Tâu Đại vương, chúng thần không dám chậm trễ ở nán lại đây, chúng thần phải về trình đức vua là chúng thần đã đi cầu hôn công chúa được rồi, ngài sẽ đến đón dâu sau.

Vua chấp thuận, tiếp đãi họ rất nồng hậu, sau đó để họ ra về. Họ về cung trình lại mọi việc lên đức vua và hoàng hậu. Vua cùng đám tùy tùng đông đảo khởi hành từ Kusàvati dần dần theo thời gian đi đến kinh thành Sàgala.

Vua Madda thân hành đón rước ngài vào thành tiếp đãi rất trọng thể. Hoàng hậu Sìlavati là một nữ nhân thông thái, liền suy nghĩ: “Do nguyên nhân gì mà có việc này?”.

Sau một hai ngày, bà bảo vua:

– Chúng ta đang mong được gặp tân nương.

Vua chấp thuận truyền triệu công chúa vào. Nàng Pabhàvati được phục sức cực kỳ lộng lẫy và đám cung nữ theo hầu bước ra đảnh lễ mẫu hậu tương lai.

Vừa trông thấy nàng, chánh hậu liền suy nghĩ: “Công chúa này tuyệt đẹp, còn con ta lại xấu xí, nếu nàng thấy con ta, nàng sẽ không ở dù chỉ một ngày, và sẽ trốn đi ngay. Vậy ta phải bày mưu mới được”.

Bà liền nói với vua Madda:

– Tân nương thực là đẹp đôi với hoàng nhi ta. Tuy thế hoàng tộc ta có một tục lệ cổ truyền, nếu nàng tuân theo luật đó, chúng ta sẽ rước nàng về làm hoàng phi.

– Đó là tục lệ gì?

– Trong dòng họ ta, người vợ không được phép nhìn chồng ban ngày cho đến bao giờ nàng thọ thai. Nếu nàng chịu làm theo đúng như vậy, chúng ta sẽ đón nàng về.

Vua hỏi công chúa:

– Này con yêu quý, con có làm thế được chăng?

– Tâu phụ vương, được. Nàng đáp.

Sau đó, vua Okkàka đem nhiều sính lễ tặng vua Madda và rước nàng cùng ra đi, vua Madda tiễn đưa công chúa về nhà chồng cùng với một đoàn hộ tống thật đông đảo. Còn vua Okkàka, khi vừa tới thành Kusàvati, liền ban lệnh cho kinh thành trang hoàng thật lộng lẫy, tất cả tù nhân đều được thả ra, và sau khi làm lễ quán đảnh cho tân vương cùng sắc phong nàng Pabhàvati làm chánh hậu, ngài truyền đánh trống loan báo triều đại vua Kusa ra đời.

Tất cả các vua toàn cõi Diêm-phù-đề có công chúa đều gửi đến triều cống vua Kusa hoặc có vương tử thì gửi đến làm cận thần để mong bầu bạn với ngài.

Bồ-tát lại có cả đoàn nữ nhạc đông đảo và trị dân thật oai phong lẫm liệt. Tuy vậy ngài không được phép nhìn Pabhàvatì ban ngày, nàng cũng không được nhìn ngài, chỉ ban đêm ngài mới được tự do đi lại với nàng.

Vào thời ấy, thân thể của nàng Pabhàvatì tỏa sáng lạ thường, song Bồ-tát phải rời hậu cung khi trời còn tối. Vài ngày sau, ngài thưa với mẫu hậu rằng ngài muốn nhìn thấy Pabhàvatì vào ban ngày. Bà từ chối , bảo ngài:

– Con không nên ước muốn việc đó, phải đợi đến bao giờ nàng có thai đã.

Ngài van xin mẹ nhiều lần, vì thế bà bảo:

– Thôi được, con hãy đến chuồng voi đứng đó giả làm người quản tượng. Mẹ sẽ đem nàng lại đó, con sẽ tha hồ ngắm nàng, nhưng hãy cẩn thận đừng để nàng biết con.

Ngài thỏa thuận đi đến chuồng voi, mẫu hậu truyền làm lễ hội voi và bảo Pabhàvatì:

– Này con, ta hãy cùng đi xem bầy voi của đức phu quân con.

Khi đem nàng lại đó, bà chỉ cho nàng tên của voi này, voi nọ; trong lúc Pabhàvatì đi sau lưng mẫu hậu, vua ném vào lưng nàng một cục phân voi. Nàng tức giận bảo:

– Ta sẽ bảo đức vua chặt đầu ngươi.

Nói xong, nàng lại càu nhàu với mẫu hậu khiến bà phải dỗ dành nàng bằng cách xoa lưng nàng.

Lần thứ hai vua mong muốn nhìn thấy hoàng hậu, lại giả dạng làm người giữ ngựa trong chuồng ngựa, cũng như lần trước, ngài ném cục phân ngựa vào mình nàng và khi nàng bực tức, mẫu hậu lại dỗ dành nàng.

Một ngày kia Pabhàvatì tâu với mẫu hậu là nàng mong muốn nhìn thấy bậc Đại Sĩ Bà từ chối lời thỉnh cầu của nàng và bảo:

– Thôi con đừng ước muốn như vậy nữa.

Nàng lại cứ nài nỉ bà mãi, cuối cùng bà bảo:

– Thôi được, ngày mai hoàng nhi sẽ làm đám rước trọng thể khắp kinh thành. Con cứ mở cửa sổ mà nhìn.

Nói xong, hôm sau, bà ra lệnh cho kinh thành trang hoàng rực rỡ, rồi truyền cho hoàng tử Jayampati mặc hoàng bào, cỡi voi cử hành lễ khải hoàn rất trọng thể khắp kinh thành.

Mẫu hậu cùng đứng nơi cửa sổ với nàng Pabhàvatì, bảo nàng:

– Con hãy xem cảnh huy hoàng của đức phu quân con.

Nàng bảo:

– Con đã được một đấng vương quân thật xứng đôi vừa lứa với con.

Lòng nàng vô cùng hoan hỷ. Song cũng ngày đó bậc Đại Sĩ giả dạng làm người quản tượng, ngồi sau vương tử Jayampati, khi nhìn thấy Pabhàvatì cho thỏa lòng ao ước, ngài vui thích đưa tay làm bộ điệu trêu ghẹo nàng.

Khi con voi đi qua, mẫu hậu hỏi nàng có nhìn thấy đức vua chăng, nàng bảo:

– Tâu mẫu hậu, có thấy, song sau lưng đức vua là người quản tượng rất thô lỗ đã lấy tay làm điệu bộ trêu con; tại sao chúng lại để một người xấu xí, có dáng xui xẻo như vậy ngồi sau đức vua chứ?

– Con ạ, chúng muốn sau đức vua phải có người cận vệ.

Nàng suy nghĩ: ‘‘Người quản tượng này thật to gan, không tỏ lòng kính trọng đức vua tí nào, hay đó chính là vua Kusa? Chắc chắn vì đức vua xấu xí nên họ không muốn cho ta thấy mặt ngài”.

Thế là nàng rỉ tai bà nhủ mẫu lưng gù của nàng:

– Này nhũ mẫu, lập tức đi ra xem thử đức vua ngồi trước hay sau.

– Làm thế nào ta biết được điều đó?

– Nếu là đức vua thì ngài sẽ bước xuống voi trước, nhũ mẫu sẽ biết được nhờ dấu hiệu này.

Bà vú đi ra đứng xa xa nhìn thấy bậc Đại Sĩ bước xuống voi trước, và sau đó là vương tử Jayampati. Bậc Đại Sĩ nhìn quanh, hết phía này đến phía kia, nhợt trông thấy bà lão gù lưng, biết ngay tại sao bà ta đã đến, liền triệu bà ta lại và nghiêm khắc bảo bà ấy không được tiết lộ bí mật của ngài, rồi cho bà ta về.

Bà vú về và bảo hoàng hậu:

– Vị ngồi phía trước đã xuống voi trước tiên.

Và Pabhàvatì tin bà ta ngay.

Một lần nữa, vua muốn thấy mặt nàng và cầu xin mẫu hậu sắp đặt việc ấy. Bà không thể từ chối ngài và bảo:

– Thôi được rồi , con hãy vào ngự viên.

Ngài vào đó giấu mình trong hồ sen đến tận cổ, đứng dưới nước lấy lá sen che đầu và hoa sen che mặt. Và mẫu hậu đem Pabhàvati vào ngự viên lức sẩm tối bảo nàng:

– Này con hãy nhìn cây này, chim kia, nai nọ…

Như thế bà dụ nàng đi mãi cho đến khi nàng tới gần bờ hồ sen.

Khi nàng nhìn thấy hồ phủ đầy năm loại hoa sen, nàng muốn tắm, liền bước xuống mé nước cùng các cung nữ. Trong lúc vui đùa nàng thấy hoa sen kia, liền đưa tay ra hái. Lúc đó vua rẽ lá sen ra, nắm lấy tay nàng bảo:

– Ta là vua Kusa.

Vừa thấy mặt ngài, nàng hét to:

– Kìa con quỷ đang chụp lấy ta.

Rồi nàng ngất đi ngay, vì thế vua thả tay nàng ra.

Khi tỉnh lại, nàng nghĩ thầm: “Chúng bảo vua Kusa đã nắm lấy tay ta, ngài chính là người đã ném vào ta một cục phân voi trong chuồng voi, rồi một cục phân ngựa trong chuồng ngựa, cũng chính là người ngồi sau lưng voi và trêu ghẹo ta. Ta còn làm gì nữa với một người chồng xấu xa dị dạng như vậy? Nếu ta sống thì ta phải lấy người chồng khác mà thôi”.

Thế là nàng triệu tập các quan đại thần đã hộ giá nàng đến đây, và bảo họ:

– Hãy chuẩn bị loan xa. Ngay hôm nay ta phải đào tẩu.

Họ liền tâu chuyện này cùng đức vua. Ngài nghĩ thầm: “Nếu nàng không trốn được, lòng nàng sẽ đau khổ tan nát; thôi để nàng đi, với tài năng của chính mình, rồi đây ta sẽ đưa nàng trở lại”.

Thế là ngài cho phép nàng ra đi, nàng liền về ngay kinh thành vua cha nàng. Lúc ấy bậc Đại Sĩ đi từ ngự viên về thành và bước lên cung điện nguy nga của ngài.

Thật ra chính là do kết quả một lời nguyền của nàng trong một đời trước mà nàng không ưng thuận Bồ-tát và cũng vì một nghiệp quá khứ của ngài mà ngài phải chịu xấu xí như thế.

Chuyện kể rằng ngày xưa tại ngoại ô thành Ba-la-nại, ở tại phố trên phố dưới, một gia đình nọ có hai con trai và một gia đình kia có một con gái. Bồ-tát là cậu em trong hai anh em kia, rồi cô gái kết duyên với người anh. Còn cậu em không có gia thất, nên vẫn sống chung với anh.

Một ngày kia, nhà này nướng loại bánh hảo hạng, trong lúc Bồ-tát còn ở trong rừng, nên họ để dành cho ngài một chiếc, rồi chia bánh ra ăn hết. Lúc bấy giờ một vị Độc Giác Phật đến khất thực ở nhà ấy. Người chị dâu của Bồ-tát nghĩ rằng nàng sẽ nướng một chiếc bánh khác cho cậu em, nên đem chiếc bánh để dành phần cậu đưa cho vị Độc Giác Phật.

Ngay lúc ấy cậu trở về từ khu rừng, nàng bảo:

– Này chú em, đừng giận tôi đã đưa phần của chú cho vị Độc Giác Phật rồi.

Cậu em đáp:

– Chị đã ăn hết phần mình rồi lại đem cho phần ta đi, còn bảo sẽ làm cái bánh khác cho ta đấy!

Cậu liền giận dữ bước ra lấy lại chiếc bánh từ bình bát của vị khất sĩ.

Nàng vội trở về nhà mẹ mình lấy một bơ tươi mới tan, có màu như hoa Champac (hoa Sứ) đổ đầy vào bình bát ấy, nó liền tỏa ra một làn ánh sáng. Thấy vậy nàng cầu nguyện:

– Lạy Thánh giả, ước gì khi con tái sinh, thân thể con sẽ phát ra một luồng ánh sáng, con sẽ được xinh đẹp và không bao giờ ở chung nhà với kẻ đê tiện này nữa.

Vì kết quả lời nguyền ngày xưa này, nàng không muốn gặp lại cậu nữa. Và Bồ-tát khi thả chiếc bánh lại vào bình bát, đã khấn:

– Lạy Thánh giả, dù nàng ở cách xa trăm dặm, cũng xin cho con có đủ uy lực bắt nàng về làm vợ.

Vì cậu đã giận dữ lấy chiếc bánh, nên kết quả của nghiệp quá khứ ấy là cậu bị tái sinh rất xấu xí.

Phần vua Kusa vô cùng đau khổ khi Pabhàvatì bỏ ngài ra đi, đến độ các cung phi khác, dù đã phụng sự ngài đủ mọi cách, ngài cũng không còn lòng dạ nào ngó ngàng đến họ; toàn cung điện ngài thiếu mất Pabhàvatì trông thật vô cùng hiu quạnh. Sau đó ngài nghĩ thầm: “Lúc này chắc nàng đã về đến thành Sàvala”; và ngay sáng ngày hôm sau ngài tìm đến mẹ, và thưa:

– Tâu mẫu hậu, con sẽ đi tìm Pabhàvatì về đây. Xin mẫu hậu trị vì quốc độ thay con.

Và ngài ngâm vần kệ đầu:

  1. Đất nước này hoan lạc ngập tràn
    Ngọc vàng châu báu, vật trang hoàng,
    Thay con, mẫu hậu lên cai trị,
    Con sẽ rađi để kiếm nàng
    .

Khi nghe ngài nói vậy, mẫu hậu bảo:

– Này vương nhi, con phải thật hết sức tỉnh giác, nữ nhân là giống có tâm bất tịnh.

Sau đó, bà đổ đầy thực phẩm cao lương vào chiếc bát vàng và bảo:

– Vương nhi để dành lương thực lúc đi đường.

Rồi bà từ giã ngài. Cầm lấy bát thức ăn ấy xong, ngài đảnh lễ mẫu hậu rất cung kính rồi nói to:

– Nếu con còn sống, con sẽ có ngày gặp mẹ.

Và ngài trở về cung thất của mình.

Ngài trang bị năm thứ vũ khí cho mình, đặt một ngàn đồng tiền vào túi xách xong cầm cái bát thức ăn, chiếc đàn Kokanada và rời kinh thành. Ngài là người lực lưỡng, nên đến giữa trưa, ngài đã đi được năm mươi dặm đường. Sau khi ăn xong, còn nửa ngày ngài đi thêm năm mươi dặm đường nữa, vì thế chỉ trong vòng một ngày ngài đã đi được cả trăm dặm đường.

Chiều tối ngài tắm rửa và vào kinh thành Sàgala. Khi ngài vừa đến nơi thì do uy lực đức độ của ngài, nên Pabhàvati không thể nằm yên trên vương sàng mà phải bước xuống nằm trên sàn nhà. Bồ-tát lúc ấy đã mệt lã vì cuộc hành trình, khi ngài đang lang thang trên đường ngài gặp một người đàn bà mời vào nhà nghỉ ngơi. Sau khi rửa chân xong, bà ấy mời ngài đi ngủ.

Lúc ngài đang ngủ, bà ấy lo dọn cơm cho ngài, rồi thúc ngài dậy ăn cơm, ngài vô cùng đẹp ý nên đã cho bà ấy luôn cả ngàn đồng tiền và cái bát vàng. Để lại chỗ đó luôn cả năm loại vũ khí, ngài bảo:

– Ta cần phải đi vài chỗ nữa.

Khi cầm cây đàn lên, ngài đi đến chuồng voi và gọi các người quản tượng:

– Hãy cho ta ở đây và ta sẽ chơi nhạc để các anh nghe.

Họ đồng ý. Ngài liền đi ra ngoài, và nằm xuống. Khi đã hết mệt mỏi, ngài đứng dậy mở đàn ra, vừa hát vừa nghĩ: “Dân chúng trong kinh thành sẽ nghe tiếng đàn”.

Trong lúc Pabhàvati nằm trên sàn nhà, nàng nghe tiếng hát và suy nghĩ: “Tiếng đàn này không thể của ai khác ngoài vua ấy”, nàng biết chắc vua Kusa đã đến đây chỉ vì nàng. Vua Madda cũng nghe tiếng đàn, liền nghĩ thầm: “Gã kia chơi đàn thật du dương. Ngày mai ta sẽ gọi gã vào cho làm nhạc công”. Còn Bồ-tát suy nghĩ: “Ta không thể nào thấy Pabhàvatì nếu ta ở đây, chỗ này không phải dành cho ta”.

Sáng hôm sau, ngài dậy thật sớm, ăn điểm tâm trong nhà trọ xong, ngài bỏ đàn, và đi đến người thợ gốm của vua xin làm thợ học việc. Một ngày kia, sau khi đổ đất sét vào đầy nhà, ngài hỏi người kia xem ngài có thể làm một số bình đất được chăng, người thợ gốm đáp:

– Được lắm.

Ngài liền đặt cục đất lên bánh xe quay tròn. Khi đã quay được rồi, bánh xe quay nhanh đến giữa trưa.

Sau khi làm đủ mọi loại bình đất lớn nhỏ, ngài bắt đầu làm một chiếc đặc biệt cho Pabhàvatì có nhiều hình vẽ trên đó. Thật vậy, mục đích của chư Phật bao giờ cũng thành tựu. Ngài quyết định chỉ một mình Pabhàvatì được thấy các hình vẽ này thôi. Khi ngài phơi khô và nung các bình xong, ngôi nhà đầy cả đồ gốm.

Người thợ gốm ấy đem nhiều mẫu hàng đến cung vua. Vua thấy đồ gốm liền hỏi ai đã làm ra chúng.

– Tâu Đại vương, chính hạ thần.

– Trẫm chắc không phải ngươi làm được, vậy thì ai làm?

– Tâu Đại vương, người thợ học việc của hạ thần.

– Không thể là thợ của ngươi được, phải thầy của ngươi mới đúng. Ngươi hãy học nghề với người ấy. Từ nay hãy để người ấy làm bình gốm cho các công chúa của trẫm.

Vua ban cho gã một ngàn đồng tiền và bảo:

– Hãy trao tiền này cho người ấy, và đưa các bình nhỏ đến các công chúa.

Gã cầm các bình nhỏ đến trao các công chúa, và thưa:

– Những thứ này làm riêng để các công nương chơi.

Các công chúa đều có mặt để nhận quà tặng.

Sau đó, người thợ gốm trao cho Pabhàvatì cái bình mà bậc Đại Sĩ đã làm riêng cho nàng. Khi cầm lên, nàng nhận ra ngay hình vẽ nàng và nhũ mẫu lưng gù, và biết đó là công trình bằng tay của không ai khác ngoài vua Kusa, nàng tức giận bảo:

– Ta không cần cái này, đem cho ai muốn lấy nó đi.

Các công chúa kia thấy nàng giận dữ đều cười bảo:

– Đại tỷ tưởng đó là công trình của vua Kusa, chính người thợ gốm làm nó chứ có phải vua ấy đâu, hãy nhận đi.

Nàng không bảo cho các em biết vị vua ấy đã đến đây và làm đồ gốm.

Còn người thợ gốm trao ngàn đồng vàng ấy cho Bồ-tát, và bảo:

– Này con, đức vua rất hài lòng vì con. Từ nay con phải làm đồ gốm cho các công chúa, còn ta sẽ đem chúng đến tặng các nàng.

Ngài suy nghĩ: “Mặc dù ta ở đây, ta cũng không thể thấy Pabhàvati được”. Ngài liền trả tiền lại người thợ gốm và đi đến nhà người đan giỏ cho vua.

Sau khi trở thành thợ học việc với người này, ngài làm một chiếc quạt bằng lá thốt nốt cho Pabhàvatì, trên đó ngài vẽ một chiếc lọng trắng (biểu tượng của vương quyền), và lấy đề tài một phòng đại tiệc có nhiều hình người trong ấy, ngài vẽ hình Pabhàvatì đang đứng giữa.

Người thợ đan giỏ đem những thứ thủ công do vua Kusa làm đến cung điện. Vua thấy, hỏi ai làm chúng như trước và ban một ngàn tiền vàng cho người này, rồi bảo:

– Hãy trao những mẫu đồ đan lát này cho các công chúa.

Ngài lại trao chiếc quạt đặc biệt dành cho Pabhàvatì. Lần này cũng vậy, không ai nhận ra các hình vẽ; song Pabhàvatì, khi thấy chúng, liền hiểu ngay công trình của vua Kusa, và bảo:

– Hãy đưa thứ này cho ai thích nó thì lấy đi.

Rồi nàng giận dữ ném xuống đất.

Các công chúa kia lại cười nàng. Còn người thợ đan giỏ đem tiền về trao cho Bồ-tát. Ngài nghĩ rằng nơi này cũng không phải chỗ dành cho ngài ở được, nên ngài trả tiền lại cho người đan giỏ rồi đi đến gặp người giữ ngự viên của vua và trở thành thợ học việc.

Trong khi làm đủ loại vòng hoa, ngài làm một vòng đặc biệt dành cho Pabhàvati, nổi bật với nhiều hình dáng khác nhau. Người giữ vườn lại đem đến cung điện.

Khi vua thấy, bèn hỏi ai làm các kiểu vòng hoa này.

– Tâu Đại vương, chính hạ thần.

– Ta chắc ngươi không thể làm được, vậy ai?

– Muôn tâu, chính chú thợ học việc của hạ thần.

– Kẻ này không thể là thợ của nhà ngươi mà phải là tay thầy. Ngươi hãy học nghề với người này, từ nay người này phải kết vòng hoa cho các công chúa và trao cho gã ngàn đồng vàng này.

Khi ban tiền cho người thợ, vua phán:

– Hãy đem các vòng hoa đến dâng lên các công chúa của trẫm.

Còn người giừ vườn lại dâng lên Pabhàvati vòng hoa mà Bồ-tát đã làm riêng tặng nàng. Ở đây nữa, nàng lại thấy giữa các hình ảnh khác nhau, có cả hình nàng và vua, nàng lại nhận ra đó là công trình mỹ nghệ của vua Kusa, nên nàng giận dữ ném xuống đất.

Các công chúa em nàng cũng cười nhạo nàng như trước. Người làm vườn đem ngàn đồng tiền về trao cho Bồ-tát và kể hết mọi sự tình đã xảy ra. Ngài suy nghĩ: “Chỗ này cũng không phải của ta”. Ngài trả lại tiền cho người làm vườn rồi đi làm thợ học việc với hỏa đầu quân của vua.

Một ngày kia, người đầu bếp đem đủ loại cao lương mỹ vị đến dâng vua, vào trao cho Bồ-tát một miếng thịt để nấu cho phần ngài. Ngài nấu thịt tuyệt khéo, đến độ mùi thơm bay khắp kinh thành. Vua ngửi mùi thơm, hỏi thử xem người đầu bếp còn nấu thêm món thịt gì trong bếp chăng.

– Tâu Đại vương, không. Song hạ thần có trao cho người thợ học việc một miếng thịt xương đề nấu, chắc đó là mùi thịt mà Đại vương vừa ngửi.

Vua truyền đem món thịt ấy đến và đặt một miếng lên đầu lưỡi, lập tức nó làm bừng dậy và rúng động cả bảy ngàn vị giác! Vua say mê lạc thú được thưởng thức các cao lương nên trao cho người đầu bếp một ngàn đồng tiền và phán:

– Từ nay ngươi phải đem ngự thiện dâng lên trẫm và các công chúa do thợ học viện của ngươi nấu, ngươi đem phần của trẫm đến dâng trẫm, còn thợ học việc của ngươi thì đem dâng phần các công chúa.

Người thợ về kể lại mọi sự; nghe thế ngài suy nghĩ: “Nay ước vọng của ta đã thành tựu. Ta sẽ gặp được Pabhàvatì rồi”. Lòng đầy hân hoan, ngài trao ngàn đồng tiền cho người đầu bếp và hôm sau ngài nấu các món ăn để dâng vua, còn chính ngài đi lên nội cung, nơi Pabhàvatì đang cư ngụ, gánh theo một gánh thức ăn cho các công chúa.

Pabhàvatì thấy ngài đi lên với gánh nặng như vậy liền suy nghĩ: “Ngài đang làm công việc của kẻ gia nô phục dịch thật không xứng đáng với ngài tý nào. Song nếu ta để yên, ngài sẽ tưởng ta đồng ý như vậy, rồi không chịu đi nơi khác, cứ ở tại đây mà nhìn ta chằm chặp. Ta phải lập tức nhục mạ phỉ báng ngài và đuổi ngài đi, không cho ngài ở lại đây phút nào nữa!”.

Thế là nàng mở hé cửa ra, để một tay trên cánh cửa, tay kia đè lên then cửa và ngâm vần kệ nhì:

  1. Ku-sa, ngài phải chịu ngàyđêm
    Mang gánh nặng này thực chẳng nên,
    Đất nước Ku-sa, mau trở lại,
    Dị hình, ta chẳng chút ưa nhìn!

Ngài liền suy nghĩ: “Ta đã nghe được lời Pabhàvati nói rồi”. Lòng mừng khấp khởi, ngài vội ngâm ba vần kệ:

  1. Pab-hà, sayđắm bởi dung nhan,
    Đất nước ta đâu thiết ngó ngàng,
    Mỹ quốc Mạch-đa, niềm lạc thú,
    Bỏ ngai, ta sống để tìm nàng!

    4. Quang Huy kiều nữ, mắt mơ màng,
    Sao chiếm lòng ta đến dại cuồng?
    Hiểu rõ giang sơn là đất mẹ,
    Điên rồ phiêu bạt khắp mười phương!

    5. Mình khoác tấm da rực sáng ngời,
    Vòng lưng đai quấn ánh vàng tươi,
    Tình nàng, kiều nữ, ta khao khát,
    Ta chẳng màng ngôi báu ở đời!

Khi ngài đã nói vậy xong, nàng suy nghĩ: “Ta phỉ báng ngài chỉ vì muốn làm cho ngài uất hận trong lòng; song ngài lại cố dùng lời lẽ hòa dịu với ta. Giả sử ngài bảo: <Ta là vua Kusa>, và bắt lấy ta, thì có ai cản ngài được? E rồi có kẻ nghe lọt được câu chuyện giữa ta và ngài nói đây”.

Thế là nàng vội đóng cửa lại và cài then kỹ bên trong. Còn ngài cầm đòn gánh lên và đem thức ăn đến các công chúa kia. Pabhàvatì bảo nữ tỳ lưng gù đem cho nàng các món ăn do vua Kusa nấu. Bà vú đem lại và bảo:

– Công chúa ăn đi nào.

Pabhàvatì nói:

– Ta không muốn ăn những thức ăn do vua ấy nấu đâu. Bà hãy ăn rồi đi lấy thức ăn của bà nấu cho ta và đem lại đây. Song đừng nói cho ai biết vua Kusa đã đến rồi đấy nhé.

Bà vú lưng gù từ đó đem về ăn phần thức ăn của công chúa, và đưa cho nàng phần thức ăn của bà ta. Cũng từ đó vua Kusa không thể nào thấy nàng được lại suy nghĩ: “Ta không biết Pabhà có thương yêu ta chút nào chăng, ta muốn thử xem nàng ra sao”.

Thế là sau khi đưa thức ăn đến dâng các công chúa kia, ngài lại gánh thức ăn lên vai, bước ra đạp chân xuống sàn nhà cạnh cửa khuê phòng của Pabhàvatì, làm cho các dĩa thức ăn đụng nhau kêu loảng xoảng, rồi ngài vừa hét lên vừa ngã nhào xuống đất mê man bất tỉnh giữa đống đồ đạc.

Khi nghe tiếng ngài kêu lớn, nàng mở cửa phòng ra nhìn, thấy ngài ngã quỵ dưới sức nặng của gánh đồ ngài đang mang đi, nàng thầm nghĩ: “Đây là vị Đại vương ngự trị toàn cõi Diêm-phù-đề, thế mà vì ta, ngài đã chịu bao khổ sở ngày đêm; bởi trước kia ngài được nâng niu chiều chuộng kỹ lưỡng nên nay đã ngã nhào do gánh nặng thức ăn mà ngài đang mang đây. Thôi để ta xem ngài còn sống không’’.

Rồi bước ra khỏi phòng, nàng nghễnh cổ lên nhìn vào mồm ngài xem hơi thở ra sao. Ngài phì nước bọt ra đầy miệng làm văng cả lên người nàng. Nàng vội rút lui về phòng, và phỉ báng ngài, khi nàng đứng bên cửa hé mở, nàng ngâm kệ sau:

  1. Rủi thay phận kẻ mãi mong cầu
    Thấy bị chối từ mọi ước ao,
    NhưĐại vương, theo đòi thắm thiết
    Tình kia chẳngđáp được đâu nào!

Nhưng vì ngài đang si tình nàng đến độ điên cuồng, nên dù ngài bị nàng phỉ báng, mạ ly đến đâu đi nữa, ngài vẫn không tỏ vẻ oán hận mà chỉ ngâm kệ này:

  1. Ai chiếmđược người dạ luyến thương,
    Dù tìnhđáp lại hoặc đơn phương,
    Chỉ thành công ấy làm khâm phục,
    Thất bại là bi thảm đoạn trường!

Trong khi ngài nói như vậy, nàng vẫn không động lòng thương, còn đáp lại với giọng cương quyết như để xua đuổi ngài đi bằng vần kệ sau:

  1. Theođuổi nữ nhi chẳng thuận lòng
    Khác nàođào đá tảng trên đồng,
    Lưỡi cày bằng gỗ giòn mau gẫy,
    Hay đón gió bằng chiếc lưới không!

Nghe thế, vua ngâm tiếp ba vần kệ nữa:

  1. Nhưđá trơ trơ, quả dạ nàng,
    Bề ngoài hiền dịu tuyệt trần gian!
    Không lời thăm hỏi dù tađến
    Theo đuổi tình ai vạn dặm đàng!

    10 Nàng cứ cau mày lúc ngắm ta,
    Sa sầm dáng điệu, chúa kiêu xa,
    Còn ta, chỉ một tên đầu bếp
    Trong chốn cung đình xứ Mạch-đa.

    11. Hoàng phi, ví thử xót thương người,
    Hạ cố ban ta một nụ cười,
    Ta chẳng còn làm đầu bếp nữa:
    Ku-sa chúa tể ngự trên đời!

Nghe ngài nói vậy, nàng nghĩ thầm: “Ông vua này thật cứ nói dai dẳng đến cùng. Ta phải tìm mưu nói dối để đuổi ngài đi nơi khác”. Nàng liền ngâm kệ này:

  1. Nếu thầy tướng số nói không sai,
    Thì chính tiên triđúng thế này:
    “Nàng bị chặt ra thành bảy mảnh,
    Khi nàng lấy chúa Cát Tườngđây.

Nghe vậy vua cãi lại ngay:

– Này ái hậu, ta cũng đã hỏi ý các thầy tướng số ở xứ ta và họ tiên đoán chẳng ai có thể làm phu quân của ái hậu trừ vị chúa công có giọng như sư tử, là Đại đế Kusa, và theo trí hiểu biết của ta, ta cũng thấy những điều trên như vậy.

Ngài lại ngâm vần kệ khác:

  1. Nếu thầy tướng số khác cùng ta
    Nói những lời chân thật, quả là:
    Nàng chẳng tôn ai làm chúa tể
    Của nàng, trừĐại đế Ku-sa!

Nghe ngài nói vậy, nàng tự bảo: ‘Ta không thể làm nhục ngài được! Vậy dù ngài chịu rời bỏ đi hay không thì có nghĩa lý gì đối với ta”. Nàng liền đóng cửa lại để khỏi ló đầu ra nữa. Ngài đành gánh đồ đạc lên ra đi.

Tứ ngày ấy, ngài không còn trông thấy nàng nữa và ngài trở nên vô cùng chán nản với công việc bếp núc của ngài. Khi ăn điểm tâm xong, ngài phải chẻ củi, rửa bát dĩa, gánh nước rồi nằm nghỉ ngơi trên đống thóc. Ngài dậy thật sớm lo nấu cháo, rồi đem thức ăn đi phục dịch, và ngài chịu đựng mọi sự hành hạ thân xác này chỉ vì quá si tình nàng Pabhàvatì.

Một ngày kia, ngài thấy bà vú lưng gù đi ngang qua cửa bếp, liền chào bàVì sợ Pabhàvatì, bà vú không dám đến gần ngài, chỉ làm ra vẻ đang vội vàng lắm. Thế là ngài chạy ngang đến gần bà ta, bảo:

– Này bà già gù?

Bà vú quay lại hỏi:

– Ai đấy nhỉ? Già này chẳng dám nghe những gì ngài nói đâu!

Ngài liền bảo:

– Cả hai chủ tớ ngươi thật quá ngang bướng! Dù ta ở gần các người lâu nay, ta cũng chẳng nghe già nói gì về ngọc thể của nàng cả.

Bà gù đáp:

– Thế ngài có quà gì cho già này chăng?

Ngài vội đáp:

– Giả sử ta cho ngươi quà, ngươi có gắng sức làm sao Pabhàvatì nguôi lòng và cho ta gặp mặt nàng chăng?

Nghe bà vú ưng thuận, ngài bảo:

– Nếu ngươi làm được việc ấy, ta sẽ chữa cho lưng gù của ngươi thẳng lên, rồi tặng ngươi một vòng vàng đeo cổ.

Rồi để dụ bà vú, ngài ngâm năm vần kệ:

  1. Chuỗi vàng ta sẽ tặng cho già,
    Khiđến Ku-sa, xứ sở nhà,
    Ví thử Pa-bhà thân yểuđiệu
    Rủ lòng hạ cố đoái nhìn ta!

    15. Chuỗi vàng ta sẽ tặng cho già,
    Khi đến Ku-sa, xử sở nhà,
    Ví thử Pa-bhà, nàng thục nữ,
    Rủ lòng hạ cố nói cùng ta!

    16. Chuỗi vàng ta sẽ tặng cho già,
    Khi đến Ku-sa, xử sở nhà,
    Ví thử Pa-bhà, nàng thục nữ,
    Rủ lòng cười hé nụ cùng ta!

    17. Chuỗi vàng ta sẽ tặng cho già,
    Khi đến Ku-sa, đất nước nhà,
    Ví thử Pa-bha thân yểu diệu,
    Sẽ tươi cười diện kiến cùng ta!

    18. Chuỗi vàng ta sẽ tặng cho già,
    Khi đến Ku-sa, đất nước nhà,
    Ví thử Pa-bhà nàng thục nữ,
    Đưa tay âu yếm đặt vào ta!

Nghe lời ngài, bà vú bảo:

– Thôi xin Đại vương đi cho rồi, chỉ trong vài ngày nữa thôi, già này sẽ đưa nàng đặt vào tay Đại vương! Đại vương sẽ thấy già này đắc lực ra sao.

Nói vậy xong, bà già quyết định hành động ngay; vừa đi đến gặp Pabhàvati, bà làm bộ lau chùi phòng nàng thật sạch, không còn sót một chút bụi nào, rồi cởi đôi hài của nàng ra, bà quét dọn cả phòng nàng.

Sau đó, bà già đặt một chiếc ghế cao cho bà ở ngay bực cửa (để giữ kỹ phía ngoài cửa), rồi trải nệm trên một chiếc ghế thấp cho nàng, bà bảo:

– Này công chúa yêu ơi, để già bắt chấy trên đầu nàng nhé!

Bà đặt nàng ngồi đó, kê đầu vào lòng bà, xoa nhẹ cho nàng một lát rồi bảo:

– Ô kìa, ta bắt được nhiều chấy quá?

Bà già bắt được vài con chấy trên đầu bà, đặt lên đầu công chúa, rồi nói về bậc Đại Sĩ với lời lẽ yêu thương, bà ca ngợi ngài qua vần kệ này:

  1. Công nương này chẳng thấy lòng vui
    Nhìn chúa Ku-sa chút nữa rồi,
    Dù chẳng thiếu gì, ngài phục dịch
    Kiếm tiền như nấu bếp tôiđòi.

Pabhàvatì liền nổi giận với bà gù ngay. Thế là bà vú già nắm cổ nàng đẩy vào phòng, còn bà đứng phía ngoài đóng cửa lại, đứng sát vào sợi dây thừng kéo cửa. Pabhàvatì không thể tới gần chụp bà vú được, phải đứng sát cửa và mắng nhiếc bà vú qua vần kệ khác:

  1. Mụ già nô lệ lưng gù vầy
    Sao dám buông lời quái dị thay!
    Xứngđáng được ta truyền cắt lưỡi
    Bằng thanh kiếm ngọt nhất đời này!

Bà già gù cứ đứng sát như vậy vào sợi dây thừng buông thả xuống và bảo:

– Này, nàng chỉ là người vô dụng, lại đối xử tàn tệ thế kia, chứ sắc đẹp của nàng có ích lợi cho ai chăng?

Nói xong, bà già cao giọng nêu rõ mọi công đức của Bồ-tát, vừa thét to bằng giọng khàn khàn của một người lưng gù qua mười ba vần kệ sau:

  1. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy gắng làm cho ngàiđẹp ý,
    Vinh quang ngài vĩđại cao vời!

    22. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Triều ngài hưng thịnh nhất trên đời.

    23. Pab-hà hởi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Quyền uy ngài vĩ đại trên đời.

    24. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Quyền ngài cai trị rộng khắp nơi.

    25. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Ngài là vị Đại đế hùng oai.

    26. Pab-hà hỡi, chờ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Giọng của ngài như sư tử hống,
    Hãy làm toại ý đẹp lòng ngài.

    27. Pab-hà hỡi, chờ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Giọng ngài trong trẻo vút ngân dài.

    28. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý,
    Giọng ngài trầm lắng tận lòng ai!

    29. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý
    Giọng ngài êm dịu quá, nàng ôi!

    30. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy cố làm cho ngài đẹp ý
    Giọng ngài như mật rót vào tai!

    31. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy gắng làm cho ngài mãn nguyện,
    Vì ngài có cả một trăm tài.

    32. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy gắng làm cho ngài mãn nguyện
    Ngài, vua Sát-đế-lỵ anh tài!

    33. Pab-hà hỡi, chớ quý yêu người
    Vì dáng bề ngoài, hảo tướng thôi.
    Hãy gắng làm cho ngài đẹp ý,
    Ku-sa Đại đế, chính là ngài!

Nghe bà vú nói vậy, Pabhàvatì đe dọa:

– Này mụ già gù lưng ơi, sao mụ la to thế kia? Nếu ta chụp được mụ thì ta sẽ cho mụ biết tay ta là chủ đấy nhé.

Bà vú đáp:

– Lâu nay già vị tình nàng nên đã không tâu trình phụ vương về việc vua Kusa đến đây. Được rồi, hôm nay già sẽ đi trình đức vua cha.

Bà ta cũng cất cao giọng để hăm he nàng. Vì sợ có người nghe lọt chuyện này, nên nàng đành hoà dịu với bà già gù lưng ấy.

Thế là Bồ-tát không còn cách nào nhìn thấy nàng được nữa; sau bảy tháng ròng rã, ngài đâm chán ngán cảnh giường thô cơm hẩm, ngài suy nghĩ: “Ta cần gì nàng nữa chứ? Sau bảy tháng ở đây, ta chẳng còn cách nào được giáp mặt nàng, nàng thật quá nhẫn tâm tàn ác. Thôi ta quyết đi về thăm song thân ta mà thôi”.

Vào lúc ấy Sakka Thiên chủ xem xét vấn đề này và nhận thấy vua Kusa đã bất mãn đến độ nào rồi, nên ngài suy nghĩ: “Sau bảy tháng vua Kusa không còn biết làm sao gặp mặt Pabhàvatì, ta cố tìm cách gì để giúp ngài thấy được nàng”.

Sau đó, Sakka Thiên chủ sai các Thiên sứ đi yết kiến bảy vị quốc vương khác làm như thể vừa từ kinh đô vua xứ Madda đến và tâu:

– Nàng Pabhàvatì đã rời bỏ vua Kusa và trở về nhà phụ vương nàng. Vậy xin Đại vương hãy đến cầu hôn nàng gấp.

Cứ mỗi quốc vương, Thiên chủ đều gửi riêng một thông điệp như vậy.

Mỗi vị vua kia đều đi đến kinh thành cùng một đoàn tùy tùng đông đảo, và đều không biết lý do đến đây của các vua khác. Các vị liền hỏi nhau:

– Tại sao Đại vương đến đây?

Và khi khám phá được các sự việc đang diễn tiến ra sao, các vua ấy đều nổi giận và bảo:

– Quốc vương này có ý muốn gả một nàng công chúa cho cả bảy chúng ta ư? Hãy nhìn xem lão đối xử tồi tệ mức nào. Lão nhạo báng chúng ta khi bảo: “Hãy cưới nàng làm vương hậu’’. Vậy lão phải gả Pabhàvatì cho cả bảy chúng ta hoặc là phải chiến đấu với chúng ta mà thôi.

Các vua ấy liền gửi thông điệp cho vua Madda về việc này và bao vây kinh thành.

Khi nghe thông điệp, vua Madda lo ngại và hỏi ý kiến quần thần:

– Ta phải làm sao đây?

Quần thần đáp:

– Tâu Chúa thượng, bảy vua này đến đây tìm công chúa Pabhàvatì. Nếu Chúa thượng từ khước việc gả nàng, các vị ấy sẽ phá thành xông vào kinh đô, rồi sau khi tiêu diệt chúng ta xong, họ sẽ chiếm vương quốc của Chúa thượng. Vậy, trong khi thành chưa bị phá vỡ, ta hãy trao công chúa Pabhàvatì cho họ.

Rồi quần thần ngâm kệ này:

  1. Như thể bầy voi trận vẻ vang
    Dàn binh sừng sững, giáp bào mang,
    Trước khi chúng dẫm tan thành lũy,
    Xin chúa mau mau gửi cống nàng!

Vua nghe vậy liền phán:

– Ví thử trẫm trao Pabhàvatì cho bất cứ một vua nào, thì đám vua kia sẽ giao chiến với trẫm. Vậy không thể nào gả nàng cho bất cứ một ai cả. Sau khi bỏ rơi vị chúa tể tối cao của toàn cõi Diêm-phù-đề, nàng phải lãnh lấy phần thưởng do việc nàng trở về nhà. Trẫm sẽ giết nàng và phân thây làm bảy mảnh để tặng cho bảy vị vua này mỗi người một phần.

Nói xong vua ngâm kệ khác:

  1. Chặt Pa-bhà bảy khúc cho cân,
    Ấy chính lời nguyền của trẫm ban
    Cho bảy vua kia, người một mảnh,
    Những ngườiđến giết phụ vương nàng!

Lời nói này của vua được truyền vang khắp cung điện. Các tỳ nữ của Pabhàvatì đến bảo nàng:

– Người ta đồn rằng Chúa thượng sẽ truyền chặt công chúa ra bảy mảnh rồi gửi cho bảy vị vua ấy?

Nàng kinh hồn bạt vía, vùng đứng lên từ chỗ ngồi, rồi được các cô em gái hộ tống đến cung thất của mẫu hậu.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ để giải thích vấn đề:

  1. Diễm lệ, dù da nhuốm sắcđen,
    Bà hoàng vụt cất bước chân lên
    Trướcđoàn thị nữ theo hầu cận
    Mình khoác lụa tơ, tiếng khóc rền.

*

Nàng bước vào yết kiến mẫu hậu, đảnh lễ bà xong liền cất lời than vãn:

  1. Mặt phấnđiểm trang, này soi gương sáng
    Khéo gắn khung ngà, quyến rũ, giờđây
    Bao nét trắng trong biểu lộ thơ ngây
    Sắp bị các vua quăng nằm rừng vắng.

    38. Làn tóc đen huyền cuộn tròn duyên dáng
    Thật dịu mềm, ngào ngạt tỏa chiên-đàn,
    Kền kền tìm, dù che kín rừng hoang
    Dùng móng vuốt xé tan, tung theo gió.

    39. Đôi tay, đầu ngón sơn màu đồng đỏ,
    Tẩm trầm hương sực nức mịn lông măng,
    Chặt vứt rừng hoang bởi chúa kiêu căng,
    Loài sói chụp tha về hang dấu kín.

    40. Đầu vú tròn như chà là muồi chín,
    Ngàt đàn hương người đốn ở Kà-si,
    Sơn cẩu đến gần, chắc sẽ kéo đi,
    Như đứa trẻ ôm ghì bầu sữa mẹ.

    41. Đôi mông đầy, dáng căng tròn, mạnh khỏe,
    Quấn quanh vòng đai rực rỡ vàng ròng,
    Chặt vứt rừng hoang bởi chúa kiêu hùng,
    Loài sói chụp tha về nơi muốn dấu.

    42. Mãnh thú săn mồi: sài lang, sơn cẩu,
    Hễ một khi chúng ăn thịt Pa-bhà,
    Không thể nào còn phải chịu chết già.

    43. Nếu các võ vương đến tử viễn xứ,
    Chặt tấm thân này của nàng thục nữ ,
    Xin lấy xương con, đốt với lửa nồng,
    Ở một nơi nào xa lánh bụi hồng.

    44. Rồi mẹ lập một vườn hoa gần đó,
    Mẹ trồng khóm Ka-ni-kà-ra nhỏ,
    Khi đông tàn, cây ấy sẽ đơm hoa,
    Và mẹ ôi, khi mẹ nhớ con thơ,
    Mẹ hãy chỉ vào hoa mà kể lể:
    “Ái nữ Pa-bhà ngày xưa là thế…”

Như vậy, nàng quá kinh hoàng vì sợ chết nên cứ than khóc nỉ non với mẹ nàng. Còn vua Madda ra lệnh cho đao phủ đến, đem theo cái rìu và tấm thớt. Việc đao phủ sắp đến được đồn vang động khắp hoàng cung, mẫu hậu nghe tin lão đến, liền vùng dậy khỏi chiếc bảo tọa của bà, và đi vào yết kiến vua, lòng tràn ngập đau buồn.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Khi nhìn tấm thớt với gươm trần
    Đãđặt trong vòng tử tội nhân,
    Mẫu hậu như Thiên thầnđứng dậy,
    Vội đi tìm gặp đấng vương quân.

*

Rồi mẫu hậu ngâm kệ sau:

  1. Với gươm này, chúa tể Mạch-đa
    Sẽ giết nàng công chúa nõn nà,
    Rồi gửi tấm thân nàng, mỗi mảnh
    Mỗi vua cừuđịch để làm quà.

Vua cố trấn an bà và phán:

– Này ái hậu nói gì thế này? Công chúa của ái hậu đã từ bỏ vị Đại đế của toàn cõi Diêm-phù-đề chỉ vì duyên cớ vua ấy xấu xí, và cam phận chịu chết nên vội trở về nhà trước khi dấu chân nàng được xóa sạch trên con đường nàng đã đi qua. Vậy thì nay nàng phải gặt hái lấy hậu quả của lòng ganh tị do sắc đẹp của nàng gây ra đó thôi.

Sau khi nghe vua nói, mẫu hậu đến gặp con gái và than thở như vầy:

  1. Con chẳng nghe lời nói của ta
    Đã khuyên con phậnđẹp duyên ưa,
    Nay thân con phải vương màu máu,
    Con sẽ chìm vào cõi Dạ-ma.

    48. Số phận kia ta phải gánh mang
    Hoặc chung cùng gặp lắm bi thương,
    Vì làm ngơ trước lời khuyên tốt,
    Bỏ các lời răn của bạn vàng.

    49. Ví thử hôm nay con sánh vai
    Cùng hoàng tử dũng cảm anh tài,
    Đại vương trang điểm toàn vàng ngọc,
    Sinh trưởng Ku-sa xứ sở ngài,
    Thì hẳn bạn bè không hộ tống
    Conđành mau bước xuống tuyền đài.

    50. Khi trống đánh, vương tượng thét vang,
    Trong cung đình, giữa chốn trần gian,
    Còn nơi nào nữa ta tìm thấy
    Hạnh phúc cao hơn được hởi nàng?

    51. Khi bầy ngựa hí, các ca nhân
    Rền rĩ điệu buồn với chúa công,
    Lạc thú như vầy trong bảo điện
    Còn gì đâu để sánh ngang bằng?

    52. Khi tiếng sơn ca hòa tiếng công
    Cò kêu, hạc sếu gọi lừng vang,
    Như vầy cực lạc sao tìm được
    Nơi khác hay chăng, mẹ hỏi nàng?

Sau khi trò chuyện với nàng như vậy qua các vần kệ này, mẫu hậu suy nghĩ: “Giá bây giờ có vua Kusa ở đây, thì ngài sẽ đuổi bảy vua kia cao chạy xa bay và sau khi giải thoát con gái ta khỏi chịu khổ hình, lại sẽ đem nàng đi về nước”. Rồi bà ngâm kệ:

  1. Nay ởđâu người dẫm nát tan
    Nước thù và chiến thắng cừu nhân?
    Ku-sa cao thượngđầy mưu trí
    Sẽ cứu nhà ta khỏi đoạn trường!

Lúc ấy Pabhàvatì suy nghĩ: “Mẫu hậu không đủ lời lẽ để tán dương vua Kusa. Ta sẽ cho mẹ ta biết ngài đang ở đây làm hết mọi việc của một kẻ đầu bếp”, và nàng ngâm kệ này:

  1. Bậc chiến thắng tiêu diệt kẻ thù,
    Kìa trông! Ngàiđãđến bây giờ!
    Ku-sa cao thượng đầy mưu trí
    Sẽ giết cừu nhân cứu liễu bồ!

Mẫu hậu liền suy nghĩ: “Chắc con ta quá kinh hoàng vì sợ chết nên nói lảm nhảm đây’’, rồi bà ngâm kệ:

  1. Phải chăng con đã hóađiên rồ,
    Như kẻ si cuồng nói vẩn vơ?
    Ví thử Ku-sađà trở lại,
    Thì sao con chẳng nói cùng ta?

Nghe nói lời này, Pabhàvatì suy nghĩ: “Mẹ ta không tin lời ta. Bà chẳng biết là ngài đã trở về và đang sống tại đây từ bảy tháng nay. Ta muốn chỉ cho mẹ thấy việc này”. Thế là nàng vừa dắt tay mẹ vừa mở cửa sổ, dang tay chỉ về phía ngài và ngâm kệ:

  1. Mẹ trông! Kẻ nấu bếpđằng kia
    Đai quấn ngang lưng thật chỉnh tề,
    Đang cúi rửa nồi niêu, bát dĩa,
    Nơi bầy công chúa ngự phòng khuê.

Chuyện kể rằng lúc bấy giờ vua Kusa nghĩ thầm: “Hôm nay tâm nguyện của ta sẽ thành tựu. Thực vậy Pabhàvatì đang kinh hoàng vì sợ chết, nên sẽ báo tin ta đang ở đây. Vậy ta phải rửa bát dĩa và đem cất hết”. Rồi ngài đi lấy nước về và bắt đầu rửa bát. Lúc ấy mẹ nàng mắng nhiếc nàng qua vần kệ:

  1. Con hạ tiện dòng dõi phải chăng?
    Đường đường là một vị công nương
    Hạ mình yêu lấy tên nô lệ
    Điếm nhục Mạch-đa tận tủy xương!

Còn Pabhàvatì suy nghĩ: “Chắc mẹ ta không biết rằng chỉ vì ta mà ngài đã sống khổ như thể này bấy lâu nay”. Và nàng ngâm kệ nữa:

  1. Hạ tiện, conđâu phải giống dòng!
    Con thề chẳngđiếm nhục hoàng tông,
    May thay, ngài chẳng là nô lệ,
    Ngài kế vị Ok-ka Đại vương.

Bấy giờ nàng nói tiếp để tán tụng uy danh ngài:

  1. Hai vạn Sa-môn vẫn cúng dường,
    Chính là Thái tử Ok-kà vương,
    Con thề, ngài chẳng là nô lệ,
    Người mẹ thấyđang đứng dưới tường.

    60. Ngài thắng cânđai hai vạn voi,
    Con thề, ngài chẳng phải nô tài,
    Ngài là vương tử Ok-kà đế,
    Người mẹ thấy đang đứng đó rồi!

    61. Ngài thắng cương hai vạn ngựa nòi,
    Con thề, ngài chẳng phải tôi đòi,
    Ok-kà vương tử là ngài đó,
    Người mẹ thấy đang đứng giữa trời!

    62. Ngài vẫn cầm cương hai vạn xe,
    Ngài không nô lệ, đấy con thề,
    Ngài là vương tử Ok-kà đế,
    Người mẹ thấy đang đứng dưới kia.

    63. Hoàng ngưu hai vạn, vẫn cầm cương,
    Ngài chẳng là nô lệ, tiện dân,
    Mà chính Ok-kà-ka Thái tử,
    Là người mẹ thấy đứng bên đường.

    64. Ngài lấy sữa tươi hai vạn bò,
    Con thề, ngài chẳng phải gia nô,
    Mà là Thái tử Ok-kà đế,
    Người mẹ thấy đang đứng dưới nhà.

Như thế là cảnh huy hoàng của bậc Đại Sĩ đã được nàng tán dương qua sáu vần kệ. Lúc ấy mẫu hậu suy nghĩ: “Con ta nói một cách chắc chắn đầy tin tưởng. Hẳn là đúng vậy”, nên bà tin lời nàng và đem kể cho vua nghe đầu đuôi câu chuyện. Vua vội vã đến gặp Pabhàvatì và hỏi:

– Có thật là vua Kusa đã đến đây như chuyện chúng đồn chăng?

– Tâu phụ vương, quả đúng vậy. Đã bảy tháng nay ngài làm hỏa đầu quân cho các công chúa.

Vua cha không tin lời nàng, liền chất vấn bà già lưng gù và khi nghe bà kể mọi việc trong chuyện này, vua quở trách con gái qua vần kệ này:

  1. Như thể voi kia giả ểnh ương,
    Đến đây Thái tử đại hùng cường,
    Con sai lầm quá và khờ dại,
    Dấu chuyện, song thân chẳng tỏ tường.

Vua đã quở trách công chúa như vậy xong, vội vã đi tìm vua Kusa và sau các lễ nghi chào hỏi thông thường giữa hai vị, vua nhìn nhận sự xúc phạm của mình và ngâm kệ này:

  1. Vì trẫm không nhìn thấyđược ngay
    Đại vương giả dạng đến như vầy,
    Toàn gia trẫm trót làm sai phạm,
    Đành phận xin tha thứ lỗi này!

Nghe lời này, bậc Đại Sĩ suy nghĩ: “Nếu ta nói nặng lời với vua cha thì lòng ngài sẽ đau đớn nát tan ngay. Nên ta muốn nói lời an ủi vỗ về ngài thôi”; rồi vừa đứng giữa đống bát dĩa, ngài vừa ngâm kệ:

  1. Hỏađầu quân, muốn đóng tròn vai,
    Mình chínhđã làm việc trái sai,
    Ví thử thân này, ngài chẳng biết,
    Yên tâm, lỗi ấy chẳng do ngài!

Sau khi vua cha được nghe những lời ân cần như vậy, liền trở về cung triệu Pabhàvatì đến, bảo nàng đi thỉnh cầu vua Kusa thứ lỗi, và ngài ngâm kệ:

  1. Mau lên, cô bé quá khù khờ
    Cầu khẩnĐại vương thứ tội cho,
    Mong ước ngài nguôi cơn thịnh nộ,
    Vui lòng cứu lấy mạngđào tơ!

Nghe lời vua cha dạy như vậy, nàng liền được cả đoàn công chúa và cung nữ hộ tống đi đến gặp ngài. Đúng ngay lúc ngài đang đứng trong bộ áo quần nô dịch, thấy nàng tiến về phía mình, ngài nghĩ thầm: “Hôm nay ta quyết đánh tan lòng kiêu mạn của Pabhàvatì và khiến nàng phải nằm mọp dưới chân ta trong đám bùn”. Rồi ngài đổ xuống đất hết cả thùng nước mà ngài đã đem đến đó, dẫm chân lên một khoảng rộng bằng cái sàn nhà đập lúa, làm thành một đám bùn. Nàng vừa bước tới liền trượt té dưới chân ngài, phải nằm phủ phục trong đám bùn mà xin ngài thứ tội.

*

Bậc Đạo sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề này:

  1. Pa-bhà trong dángđiệu Thiên thần
    Vâng lệnh truyền kia của phụ vương,
    Đầu cúi xuống, tay ôm chặt lấy
    Đôi chân của chúa tể hùng cường.

*

Rồi nàng ngâm các vần kệ sau:

  1. Chuỗi ngàyđêm thiếp sống xa ngài,
    Hoàng thượng, giờđây đã hết rồi,
    Nhìn thiếp cúi hôn chân Chúa thượng,
    Xin đừng thịnh nộ nữa, ngài ôi!

    71. Thần thiếp giờ xin hứa với ngài,
    Nếu ngài hạ cố để vào tai,
    Chẳng bao giờ lại vì sao nữa
    Thiếp dám làm sai phạm đến trời!

    72. Song nếu lời xin bị khước từ,
    Phụ vương liền giết mạng con thơ,
    Gửi đi từng mảnh thân tan tác
    Khắp các địch vương để tặng quà!

Nghe vậy, vua nghĩ thầm: “Nếu ta bảo nàng: Việc này nàng phải tự lo liệu đấy chứ’, chắc tim nàng phải tan nát mất. Thôi ta chỉ muốn nói lời lẽ an ủi nàng”. Và ngài ngâm các vần kệ đáp lời:

  1. Ta nguyền vâng lệnh của nàng ban,
    Đem hết tâm can để cứu nàng,
    Ta chẳng thấy lòng hờn giận nữa,
    Quang Huy ngọc nữ, chớ kinh hoàng!

    74. Này nghe ta nói, hỡi công nương,
    Ta cũng trao lời hứa thật chơn:
    Ta sẽ không làm gì xúc phạm
    Chẳng bao giờ nữa, với nàng thương!

    75. Ta phải chịu bao nỗi muộn phiền
    Vì yêu nàng quá, hỡi người tiên!
    Ta nguyền giết hết bầy vua chúa,
    Cùng với nàng, ta lạiđẹp duyên!

Vua Kusa lúc ấy tràn đầy niềm tự hào của một bậc đế vương khi thấy nàng như thể một thị nữ của Sakka Thiên chủ đang hầu hạ ngài, ngài nghĩ thầm: “Trong lúc ta còn sống đây, còn kẻ nào dám đến cướp mất tân giai nhân của ta được chứ?”. Và ngài liền vùng dậy giữa sân hoàng cung, bảo:

– Toàn dân kinh thành này hãy nghe lệnh truyền báo hiệu ta ngự đến đây.

Rồi ngài nhảy múa, reo hò, và vỗ tay kêu lớn:

– Nay ta muốn bắt sống chúng, hãy bảo quân hầu đem bầy ngựa đến thắng vào các cỗ xe của ta.

Rồi ngài ngâm vần kệ sau:

  1. Đi mau, thắng tuấn mã nhu thuần
    Vào các cỗ xe khéođiểm trang,
    Rồi hãy nhìn ta anh dũng tiến
    Đánh cho tan tác bọn cừu nhân.

Bấy giờ ngài từ giã Pabhàvatì và bảo:

– Việc đi tội các quốc thù của nàng là trách nhiệm của ta. Còn ái khanh hãy đi tắm rửa, điểm trang rồi lên cung của mình mà nghỉ.

Phần vua Madda gửi các quan cố vấn đến làm vệ sĩ danh dự cho ngài.

Quân thị vệ buông màn quanh ngài ngay tại cửa bếp và đem bọn thợ hớt tóc đến chăm sóc ngài. Khí râu mép của tóc ngài đã được tô điểm, và gội đầu xong xuôi, ngài được phục sức đầy đủ mọi vẻ lộng lẫy cùng với đám tùy tùng vây quanh, ngài bảo:

– Ta muốn bước lên cung điện.

Vừa nhìn quanh tứ phương, ngài vỗ tay, hễ ngài nhìn tới nơi nào là mặt đất nơi ấy rung chuyển, và ngài thét lớn:

– Này hãy xem uy lực của ta vĩ đại biết dường nào!

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề này:

  1. Công nương nộiđiện chúa Mad-da,
    Chiêm ngưỡng ngàiđang đứng phía xa
    Chẳng khác mãnh sư chồm đứng dậy,
    Đôi tay đấm giữa khoảng bao la.

*

Sau đó vua Madda đưa đến cho ngài một con voi đã được luyện thuần thục có thể giữ vững bình thản khi bị tấn công, và voi ấy được trang hoàng thật rực rỡ. Vua Kusa ngự lên lưng voi với chiếc lọng trắng che đầu ngài, và ra lệnh đem Pabhàvatì đến đó, đặt nàng lên ngồi sau lưng ngài xong, ngài rời kính thành bằng Đông môn, được cả đoàn đầy đủ bốn đạo quân hộ tống, và ngay khi thấy các lực lượng của quân thù, ngài thét lớn:

– Ta là vua Kusa, kẻ nào khôn hồn muốn sống hãy nằm móp xuống sát đất?

Rồi ngài rống lên ba lần tiếng hống sư tử và hoàn toàn đánh bại đám địch quân.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề này:

  1. Ngự mình voi, bà hoàng ngồi sau chúa,
    Vua Ku-sa lâm trận, giọng vang rền,

    79. Muôn loài nghe sư tử rống gầm lên,
    Địch vương thảy bàng hoàng, vùng tán loạn.

    80. Vệ sĩ, bộ binh, pháo, xa, mã, tượng
    Nghe tiếng Ku-sa, rủ liệt hãi hùng,
    Chúng rã rời và tháo chạyđường cùng.

    81.Đế Thích ngắm chiến trường, lòng hoan hỷ
    Tặng hoàng đế Ku-sa viên ngọc quí
    Ve-ro-can là mỹ hiệu bảo trân.

    82. Chiến thắng rồi, vua nhận lấy ngọc thần,
    Ngất nghểu ngự mình voi, về thị trấn
    Của Mạch-đa, các địch vương bắt sống

    83. Bị gông xiềng, đem đến trước phụ vương:
    — “Xin Chúa công hãy ngắm các cừu nhân
    Nay nằm đó, tùy nghi quyền sinh sát,

    84. Chúng chiến bại đầy đắng cay chua chát,
    Nay Chúa công tàn sát cứ thỏa lòng,
    Hay thả ra lần nữa hưởng hồng ân”.

*

Quốc vương đáp:

  1. Cácđịch vương này thuộc về Thiên tử,
    Nào phải quyền ta; tùy ngài xử sự,
    Chỉ ngài là Chúa tể của thần dân,
    Xin giếtđi hoặc thả chúng thoát thân

Khi nghe nói vậy, bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Ta còn làm gì được với đám người này một khi chúng chết cả rồi? Không nên để cho chúng mất công đến đây mà chẳng được kết quả gì. Pabhàvatì còn có bảy cô em gái đều là công chúa của vua Madda, ta muốn cho chúng kết duyên với bảy vương tử này”. Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Bảy nàng công chúa tựa tiên nga
    Tuyệt thế giai nhânđẹp mắt ta,
    Gả các nàng cho vua bảy nước
    Để làm phò mã của vương gia.

Quốc vương đáp:

  1. Ngự ngôi tối thượng, trước toàn dân,
    Quyếtđịnh ngài nay phải vẹn tròn,
    Xin gả công nương theo thánh ý,
    Ngài là Chúa tể của quần thần.

Thế rồi quốc vương truyền lệnh trang điểm các công chúa thật đẹp và cử hành lễ vu qui cho mỗi nàng được kết duyên với một vua kia.

*

Bậc Đạo Sư ngâm năm vần kệ đề làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Ku-sa sư tử hống vang rền
    Đem Mạch-đa công chúa kết duyên
    Cả bảy nàng ban phần bảy vị,
    Anh hùng sánh với gái thuyền quyên.

    89. Hoan hỷđón bao nỗi ước mơ
    Từ bàn tay Chúa tể Ku-sa,
    Bảy vương tử nọ liền hồi giá
    Trở lại triều vua mỗi nước nhà.

    90. Cầm lấy bảo châu tỏa sáng bừng,
    Xa giá Ku-sa trở lại cung
    Rước về ngọc nữ Pa-bhà ấy,
    Hoàngđế Ku-sa, bậc đại hùng.

    91. Cùng ngự vào trong một bảo xa,
    Sánh đôi vương giả trở về nhà,
    Chẳng ai sáng chói hơn người khác,
    Vì cả hai đồng đẹp tuyệt mà!

    92. Mẹ hiền ra đón rước hoàng nhi,
    Từ đó quân vương với ái thê
    Hạnh phúc lứa đôi cùng tận hưởng,
    Nước nhà hưng thinh, lạc tràn trề.

*

Khi bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại này, Ngài thuyết giảng các Thánh đế và nhận diện Tiền thân: – Vào lúc kết thúc các Thánh đế, vị Tỷ-kheo thối thất đã chứng Sơ quả Dự Lưu:

– Thời bấy giờ phụ vương và mẫu hậu là song thân trong hoàng gia ngày nay, vương đệ là Ànanda, bà nhũ mẫu gù lưng là Khujjutarà, nàng Pabhàvatì là thân mẫu của Ràhula, và Đại đế Kusa chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyện hai hiền giả Sona – Nanda (Tiền thân Sona – Nanda)

Nhạc thần, Thiên tử, phải ngài chăng?…,

Chuyện này do bậc Đạo Sư kể trong lúc đang trú tại Kỳ Viên, về một Tỷ-kheo phụng dưỡng mẹ mình.

Hoàn cảnh đưa đến chuyện này cũng tương tự như trong Tiền thân Sàma (số 540, tập VII). Nhưng vào dịp này, bậc Đạo Sư bảo:

– Này các Tỷ-kheo, chớ xúc phạm Tỷ-kheo này. Các bậc hiền trí đời xưa, dù được thỉnh cầu thống trị toàn cõi (Diêm-phù-đề), cũng đã từ chối việc ấy và phụng dưỡng song thân.

Nói vậy xong, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Một thuở nọ, thành Ba-la-nại được mệnh danh là Brahmavadhana. Thời ấy, vua Manoja trị vì ở đó, và một Bà-la-môn kia có thế lực và giàu sang, với tài sản lên đến tám trăm triệu đồng, nhưng không có con thừa kế. Bà vợ Bà-la-môn ấy vâng lời chồng đi cầu tự.

Lúc ấy Bồ-tát từ giã Phạm thiên giới và nhập mẫu thai bà; vào ngày sinh, ngài được gọi tên Sona nam tử. Vào thời ấu nhi đã biết chạy một mình, một vị Thiên khác từ giã Phạm thiên giới và cũng nhập mẫu thai bà. Lúc ra đời, vị ấy được gọi là Nanda nam tử.

Ngay khi hai nam tử đã được dạy đủ các Thánh điển Vệ đà và thông thạo mọi môn học thuật, vị Bà-la-môn nhìn thấy hai con trai mình đầy đủ hảo tướng biết bao, liền bảo vợ:

– Này phu nhân, chúng ta cần sắp đặt việc hôn nhân cho nam tử Sona.

Bà vợ chấp thuận ngay và thông báo việc này cho con trai. Chàng đáp:

– Con sống đời gia đình thế này là vừa đủ rồi. Bao lâu cha mẹ còn sống, con muốn phụng dưỡng cha mẹ; đến khi cha mẹ qua đời, con muốn lui về vùng Tuyết Sơn và thành người tu khổ hạnh.

Bà mẹ kể chuyện này với vị Bà-la-môn và khi họ nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng không thuyết phục được con, liền bảo Nanda:

– Này con yêu, con hãy yên bề gia thất.

Chàng đáp:

– Con không muốn lượm những vật mà anh con đã vứt bỏ như thể một cục đờm. Con cũng nguyện khi cha mẹ từ trần, con cùng anh con gia nhập hội chúng khổ hạnh.

Song thân suy nghĩ: “Nếu các con ta, dù còn thanh xuân, đã từ bỏ mọi dục lạc thân xác thì chúng ta lại càng phải sống đời khổ hạnh”. Và hai vị bảo:

– Này con yêu, sao lại nói chuyện làm người tu khổ hạnh sau khi cha mẹ qua đời? Cả nhà ta đều muốn cùng phát nguyện xuất gia.

Khi trình vua về mục đích của mình, họ quyết định phân phát tất cả tài sản theo cách bố thí, giải phóng các gia nhân nô tỳ và đem tặng những tài sản xứng đáng thích hợp với đám thân quyến, rồi sau đó cả bốn vị khởi hành từ kinh thành Brahmavadhana đến lập thảo am trong vùng Tuyết Sơn ở một khu rừng đầy an lạc, cạnh một hồ nước được phủ năm loại sen, các vị sống đời khổ hạnh.

Hai anh em đồng săn sóc cha mẹ. Từ sáng sớm, hai vị đưa tăm xỉa răng và nước súc miệng cho song thân. Hai vị lại quét dọn cả am thất, đem nước uống, dâu rừng ngọt ngào để cha mẹ ăn, nước nóng, nước lạnh để tắm, kết tóc cha mẹ thành từng búi, xoa dầu thơm vào chân cùng phục dịch mọi việc tương tự.

Thời gian cứ trôi qua như thế, hiền giả Nanda suy nghĩ: “Ta sẽ dâng đầy đủ mọi loại trái cây làm thức ăn cho cha mẹ”. Thế là bất cứ loại trái cây nào hái được tại chỗ ấy ngày hôm trước và hôm trước đó nữa vị ấy đều đem dâng cha mẹ sáng sớm hôm sau. Hai vị dùng trái cây xong liền súc miệng và giữ giới kiêng ăn.

Còn hiền giả Sona đi thật xa để hái trái chín ngọt về dâng cha mẹ. Hai vị liền bảo:

– Này con yêu, chúng ta đã ăn từ sáng các thứ em con mang về và bây giờ chúng ta đang kiêng ăn nên không cần thứ trái cây này nữa.

Vì thế các thứ trái cây của ngài không được dùng và phải bỏ phí cả. Ngày hôm sau và sau đó nữa cũng vậy.

Và thế là do chứng đắc Năm Thắng trí, ngài đã du hành thật xa để đem trái cây về, nhưng song thân từ chối phần ấy. Sau đó bậc Đại Sĩ suy nghĩ: “Cha mẹ ta giờ đây rất yếu ớt, và Nanda lại đem về toàn trái cây chưa chín hoặc mới chín cho cha mẹ ăn. Nếu thế này mãi, cha mẹ sẽ không sống lâu. Ta quyết ngăn cản em ta làm việc này”. Vì vậy ngài bảo em:

– Này Nanda, từ nay về sau, khi em đem trái cây, em phải đợi đến lúc ta về, và hai chúng ta đều muốn dâng cha mẹ các thức ăn cùng một lần.

Mặc dù đã được bảo vậy, Nanda vẫn muốn làm công đức riêng một mình, nên không quan tâm lời anh dặn. Bậc Đại Sĩ suy nghĩ: “Nanda hành động không đúng khi bất tuân lời ta. Ta muốn đuổi nó đi xa”.

Rồi nghĩ rằng tự ngài muốn chăm sóc cha mẹ, ngài bảo:

– Này Nanda, em đã bỏ qua lời răn dạy và không lưu tâm đến lời nói của bậc trí. Ta là huynh trưởng. Cha mẹ thuộc về trách nhiệm của ta. Ta muốn chỉ mình ta săn sóc cha mẹ. Em không thể ở đây được nữa. Hãy đi nơi khác.

Rồi ngài búng các ngón tay vào mặt em. Sau khi bị đuổi như vậy, Nanda không thể nào ở lại trước mặt anh nữa, liền đến từ giã cha mẹ và thưa hết mọi việc xảy ra.

Sau đó lui về an thất riêng, ông chú tâm Thiền định và ngay hôm ấy, ông phát khởi Năm Thắng trí và Tám Thiền chứng. Ông suy nghĩ: “Ta có thể đi tìm loại cát quý từ chân núi Sineru (Tu-di) về rải khắp thảo am của anh ta và xin anh ta thứ lỗi; và nếu anh ta chưa hồi tâm, ta sẽ đi tìm nước hồ Anottata về xin anh ta thứ lỗi; và nếu anh ta cũng chưa hồi tâm bằng cách ấy, giả sử vì chư Thiên, anh ta không tha thứ cho ta, thì ta sẽ đem Tứ Thiên vương và Thiên chủ Sakka ra xin anh ta thứ lỗi; và nếu anh ta cũng chưa hồi tâm, ta sẽ mang vị đại đế Manoja của toàn cõi Diêm-phù-đề, cùng các vương hầu khác ra xin anh ta thứ lỗi. Làm như vậy, danh tiếng về đức hạnh của anh ta sẽ vang dậy cả khắp Diêm-phù-đề, và sẽ sáng ngời mọi nơi như đôi vầng nhật nguyệt”.

Lúc bấy giờ, nhờ thần lực, ông bay xuống kinh thành Brahmavaddhana đến trước cung môn của vua và dâng sớ lên tâu vua:

– Có một vị khổ hạnh muốn yết kiến Đại vương.

Vua phán:

– Một vị khổ hạnh muốn gặp ta làm gì chứ? Chắc vị ấy đến khất thực.

Vua truyền bảo đem cơm cho ông, nhưng ông không dùng chút nào. Rồi vua bảo cho gạo, y phục và các loại củ khoai, môn, nhưng ông cũng không muốn gì cả. Cuối cùng vua gửi một sứ giả đi hỏi tại sao ông đến, ông đáp sứ giả:

– Bần đạo đến để hầu hạ đức vua.

Khi nghe vậy, vua gửi lời nhắn lại:

– Ta thiếu gì nô tỳ, bảo vị ấy hãy làm phận sự của một ẩn sĩ khổ hạnh.

Nghe vầy, ông nói:

– Nhờ thần lực riêng, bần đạo sẽ được quyền thống trị toàn cõi Diêm-phù-đề, và xin dâng tất cả lên Đại vương của các vị.

Vua nghe vậy liền suy nghĩ: “Quả thật các vị khổ hạnh rất thông thái. Chắc chắn các vị ấy biết được vài mưu thần”.

Sau đó vua triệu ông vào yết kiến, mời ông ngồi lên bảo tọa, kính lễ và hỏi:

– Thưa Thánh giả, chúng tâu với trẫm rằng ngài sẽ được quyền thống trị toàn cõi Diêm-phủ-đề và muốn ban quyền ấy cho trẫm phải chăng?

– Tâu Đại vương, quả vậy.

– Làm thế nào Thánh giả đạt được việc ấy?

– Tâu Đại vương, không cần đổ một giọt máu của ai cả, dầu là một giọt vừa đủ cho con ruồi tý hon hút được, cũng không cần tiêu phí kho báu của Đại vương, chỉ cần nhờ thần lực của riêng mình, bần đạo sẽ chiếm quyền thống trị và dâng hết lên Đại vương. Chỉ cần ngay lập tức không chút trì hoãn, Đại vương phải khởi hành ngay hôm nay.

Vua tin lời ấy và khởi hành ngay với một đạo quân hộ tống. Nếu đạo quân gặp trời nóng, hiền giả Nanda dùng lực thần tạo bóng cây khiến cho trời mát. Nếu trời mưa, ông không để cho mưa rơi xuống đạo quân. Ông ngăn cản luồng gió oi nồng. Ông phá bỏ gai góc trên đường đi cùng các thứ hiểm nguy khác. Ông làm cho con đường bằng phẳng như vòng tròn dùng trong pháp môn thiền Kasina, rồi trải một tấm da, ông ngồi kiết-già trên không và cứ thế tiến dần phía trước đạo quân.

Theo cách này, trước tiên ông cùng đạo quân trên đến vương quốc Kosala, đóng trại gần kinh thành, gửi sớ lên vua Kosala hoặc bảo tham chiến hoặc đầu hàng trước uy lực của ông. Vua nổi trận lôi đình, quát:

– Thế thì trẫm không phải là quốc vương hay sao? Trẫm sẽ chinh phạt các ngươi.

Vua dẫn đầu bốn đạo quân và hai phe lâm trận. Hiền giả Nanda trải tấm da hươu ra ngồi giữa hai đạo quân, dùng tấm da bắt hết mọi mũi tên do hai phe chiến đấu bắn ra, nên không có một ai trong quân đội nào bị thương vì trúng tên cả. Đến khi tất cả số tên của họ đều dùng hết, hai đạo quân đứng ngẩn ngơ không còn biết nương tựa vào đâu nữa.

Rồi Hiền giả Nanda đến yết kiến vua Kosala và trấn an vua:

– Tâu Đại vương, xin đừng lo âu tuyệt vọng, không có nguy cơ nào đe dọa Đại vương cả. Vương quốc vẫn thuộc về Đại vương. Chỉ cần Đại vương thần phục vua Manoja thôi.

Vua tin lời hiền giả nói và thỏa thuận điều ấy. Sau đó dẫn vua ấy đến yết kiến vua Manoja, hiền giả Nanda thưa:

– Tâu Đại vương, quốc vương Kosala xin thần phục Đại vương. Hãy để yên quốc độ ấy như cũ.

Vua Manoja sẵn sàng chấp thuận và nhận sự quy phục ấy. Vua cùng hai đạo quân tiến đến quốc độ Anga và chiếm Anga, sau đó chiếm Magadha trong quốc độ có tên ấy và nhờ các phương cách này, vua trở thành bá chủ của mọi quốc vương toàn cõi Diêm-phù-đề, rồi được chư hầu hộ tống đi thẳng đến thành Brahmavaddhana.

Bấy giờ, vua chiếm được mọi quốc độ từ các vua này trong bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Từ mỗi kinh thành, vua truyền đem đủ thức ăn loại cứng, loại mềm và mời một trăm lẻ một quốc vương nâng chén rượu khải hoàn suốt bảy ngày đại lễ hội.

Hiền giả Nanda suy nghĩ: “Ta không muốn xuất hiện trước mặt vua cho đến khi ngài đã hưởng mọi lạc thú của vương quyền thống trị trong bảy ngày”.

Rồi khi đi khất thực trong xứ Bắc Kuru, Hiền giả an trú suốt bảy ngày ở Tuyết Sơn, ngay cửa vào Kim Động.

Phần hoàng đế Manoja, vào ngày thứ bảy, sau khi ngắm cảnh đại vinh quang quyền lực của mình, tự nghĩ: “Cảnh huy hoàng này không phải do cha mẹ ta hay người khác trao tặng. Nó xuất phát từ ẩn sĩ Nanda và rõ ràng đã bảy ngày trôi qua từ khi ta thấy ngài. Không biết nay vị hiền hữu đã ban ta cảnh huy hoàng này đang ở đâu trên đời này?”. Và vua nhớ đến hiền giả Nanda.

Còn Hiền giả Nanda khi biết vua đang nhớ mình, liền xuất hiện trước vua trên không. Vua suy nghĩ: “Ta không biết vị khổ hạnh này là người phàm hay thần thánh. Nếu là người phàm, ta sẽ dâng ngài quyền thống trị khắp cõi Diêm-phù-đề. Còn nếu ngài là thần thánh, ta sẽ bày tỏ lòng tôn kính xứng đáng với ngài.

Và để thử vị ấy, vua ngâm vần kệ đầu:

  1. Nhạc thần, Thiên tử, phải ngài chăng,
    Hay ngẫu nhiên ta gặp Ngọc hoàng,
    Hoặc một người thần thông quảngđại,
    Ngự bao thành trị thật vinh quang.
    Nay ta ao ước ngài cho biết
    Quý tánh phương danh thật rõ ràng.

Nghe lời vua, Hiền giả Nanda ngâm vần kệ thứ hai nêu rõ thân thế mình:

  1. Ta chẳng Thiên nhân, hoặc Nhạc thần,
    Cũng không Thiên chủ hoặc quân vương.
    Ta là ngườiđủ thần thông lực,
    Sự thật nay ta đã tỏ tường
    .

Vua nghe vậy, nghĩ thầm: “Ngài bảo ngài là một người; như vậy ngài đã làm nhiều công đức cho ta lắm. Ta sẽ tỏ bày sự tôn kính tối cao với ngài để ngài đẹp ý”. Và vua đáp lời:

  1. Côngđức ngài ban bố chúng tôi
    Làm sao nói hếtđược nên lời,
    Giữa dòng mưa lũ tuôn ồ ạt,
    Chẳng có trên đầu một giọt rơi.

    4. Bóng mát ngài làm cho chúng ta
    Khi luồng gió đốt cháy bay qua;
    Khỏi làn tên ác, ngài bao phủ
    Giữa biết bao cừu địch quốc gia.

    5. Thật nhiều quốc độ lạc an tràn
    Ngài bảo tôn ta Đại đế vương,
    Hơn cả một trăm vị lãnh chúa
    Trở thành tuân phục lệnh ta ban.

    6. Những gì ngài chọn giữa kho tàng
    Hoan hỷ ta trao nhượng sẵn sàng:
    Xe thắng đàn voi hay tuấn mã,
    Cung tần xiêm áo đẹp trang hoàng,
    Vương cung mỹ lệ nào ngài thích
    Đều sẽ trở thành của Đại nhân.

    7. Nếu muốn ngự cung Ma-kiệt-đà,
    Hoặc là quốc độ xứ An-ga
    A-van-ti, trẫm vui lòng nhượng,
    Hoặc đến trị dân As-sa-ka.

    8. Dẫu ngài muốn một nửa giang sơn,
    Trẫm nhượng với tâm hỷ lạc tràn,
    Chỉ nói một lời điều ước muốn,
    Tức thì vật ấy của hiền nhơn.

Nghe vậy, Hiền giả Nanda ngâm vần kệ giải thích ước nguyện của mình:

  1. Vương quốc ta nào có ước ao,
    Kinh thành, lãnh dịa chẳng mong cầu,
    Cũng không tìm kiếm nhiều tài sản
    Từ chính bàn tayĐại đế đâu.

Vị ấy nói tiếp:

– Nhưng nếu Đại vương có lòng ưu ái ta, xin hãy làm theo lời thỉnh cầu của ta về việc duy nhất này:

10-11. Dưới quyền ngài, ngụ lão song thân
Hưởng cảnh am tranh ở núi rừng,
Ta chẳng được làm gì phước đức
Với song thân ấy lão hiền nhân.
Nếu ngài nói hộ điều ta muốn,
Hiền giả So-na hết hận sân.

Vua liền bảo vị ấy:

  1. Hoan hỷ, ta xin sẽ vẹn tròn
    Lệnh ngài, hỡi vị Bà-la-môn,
    Song ai là kẻ ta cần chọn
    Để tiến hành ngay lệnhĐại nhơn?

Hiền giả Nanda đáp:

  1. Hơn trăm phú hộ, Bà-la-môn,
    Võ tướng oai quyền, danh vọng vang,
    Đại đế Ma-no-ja, đủ số
    Làm ta thỏa nguyện ước hoàn toàn.

Vua lại bảo:

  1. Thắng ngay tượng, mã vào vương xa,
    Từ trụ, càng xe, vẫy ngọn cờ
    Theo gió, tađi tìm ẩn sĩ
    Trú nơi xa vắng, Ko-si-ya.

*

  1. Hộ giá theo hầu, bốnđạo binh,
    Đại vương tiến bước để đăng trình
    Đi tìm chốn thảo am tươiđẹp
    Ẩn sĩ trú an với hạnh lành.

Các vần kệ này xuất phát từ Trí tuệ Tối thắng.

*

Bấy giờ vào ngày ấy, vua đến vùng thảo am, Hiền giả Sona suy nghĩ: “Lúc này đã hơn bảy năm, bảy tháng, bảy ngày từ lúc tiểu đệ ta ra đi khỏi nhà. Bây giờ em ta đang ở đâu?”

Rồi dùng thiên nhãn, ngài nhìn thấy em, liền tự bảo: “Em ta đang đến đây với một trăm lẻ một vị vua và một đoàn hộ tống gồm hai mươi bốn đạo quân để xin ta thứ lỗi. Các vua này cùng đoàn tùy tùng đã chứng kiến nhiều thần thông do em ta biến hóa, và vì không biết gì về thần lực của ta, nên họ bảo: “Vị ẩn sĩ giả mạo này quá tự cao về thần lực của mình và tự sánh mình với vị chúa tể của chúng ta”. Do lời kiêu mạn này, họ sẽ đọa vào địa ngục. Vậy ta sẽ cho họ xem một điển hình về phép thần thông của ta”.

Rồi đặt đòn gánh giữa không khí, chẳng chạm vào vai ngài một khoảng chừng bốn phân, cứ thế ngài du hành giữa khoảng bao la, bay ngang gần vua, để đi lấy nước từ hồ Anotatta.

Nhưng khi Hiền giả Nanda thấy ngài đến, lại không có can đảm lộ diện, mà lập tức biến mất ngay nơi vị ấy đang ngồi, và tẩu thoát đi ẩn mình trong vùng Tuyết Sơn. Tuy thế, khi vua Manoja thấy Hiền giả Sona đến gần trong dáng điệu uy nghi của bậc tu hành, liền ngâm kệ này hỏi:

  1. Aiđi tìm nước giữa không gian,
    Với bước chân kia thật nhịp nhàng,
    Đòn gánh cách xa chừng một tấc
    Chẳng hềđụng chạm tới mình vàng?

    Khi nghe nói vậy, bậc Đại Sĩ liền đáp hai vần kệ:
    17. So-na đạo sĩ chẳng bao giờ
    Đi lạc ra ngoài luật ẩn cư,
    Phụng dưỡng song thân ta sớm tối,
    Ngày đêm không mỏi mệt ưu tư.

    18. Khoai sắn, chùm dâu, ấy thức ăn
    Trong rừng ta kiếm để đem dâng,
    Đời đời ghi nhớ ơn hai vị
    Xưa đã cho ta hưởng phước phần.

Nghe lời này, vua muốn bầu bạn với ngài, liền ngâm vần kệ khác:

  1. Ta mongđến tận chốn am tranh
    Đạo sĩ Ko-si-ya ẩn mình,
    Hiền giả So-na xin chỉ lối
    Đưa ta đến tịnh thất an lành
    .

Lúc ấy bậc Đại Sĩ dùng thần lực vạch ra một con đường mòn đưa đến thảo am và ngâm vần kệ này:

  1. Đây lối Đại vương hãy nhờ rành:
    Đằng xa khóm lá. đậm màu xanh
    Giữa lùm mun mọc như rừng nhỏ,
    Nơi ấy thảo am sẽ hiện hình.

*

  1. Như vậy bậc Hiền tríđại hùng,
    Chỉđường cho các vị vương quân,
    Xong ngài vội vã về am thất,
    Lần nữa du hành giữa cõi không.

    22. Kế đó quét xong chốn thảo am,
    Đi tìm nơi ẩn dật nghiêm đường,
    Ngài vừa thức lão hiền nhân dậy,
    Vừa tặng dâng cha một tọa sàng.

    23. Ngài nói: “Thánh nhân hãy đến ngay,
    Con xin cha tọa lạc nơi này,
    Các vua quý tộc danh lừng lẫy
    Sắp ngự giá qua giữa lối này.

    24. Như vậy sao khi vị lão niên
    Nghe con đòi hiện diện cầu xin,
    Vội vàng chân bước từ am thất
    An tọa ở bên cạnh cửa tiền.

Các vần kệ này phát xuất từ Trí tuệ Tối Thắng.

*

Phần Hiền giả Nanda đi yết kiến vua ngay khi Bồ-tát vừa đến am thất, vừa đem nước về từ hồ Anotatta, rồi Hiền giả Nanda cắm trại không xa am thất ấy.

Sau đó vua tắm rửa và phục sức vô cùng lộng lẫy, liền được một trăm lẻ một tiểu vương hộ tống, vị Đại vương cùng Hiền giả Nanda bước vào am thất trong cảnh huy hoàng trọng thể và cầu khẩn Bồ-tát tha thứ cho hiền đệ của ngài.

Lúc ấy phụ thân của Bồ-tát thấy vị Đại vương ngự đến gần, liền hỏi Bồ-tát và ngài giải thích vấn đề với cha.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ việc này:

  1. Thấy vuađứng đó đại vinh quang
    Được hộ tống quanh bởi tiểu vương,
    Bậc lão hiền nhân liền cất tiếng
    Hỏi thăm con trẻ chuyện trênđường:

    26. “Ai đến đây trong tiếng rộn ràng
    Tù và, trống lớn nhỏ lừng vang,
    Âm thanh làm các vua hoan hỷ,
    Ai đến đây ca khúc khải hoàn?

    27. Ai đây đang đến thật huy hoàng,
    Khăn quấn đầu cao dệt sợi vàng,
    Như chớp sáng ngời, cung tiễn đủ,
    Anh hùng trẻ tuổi thật can tràng?

    28. Ai đây đang đến thật vinh quang,
    Nét mặt vui tươi tỏa ánh vàng
    Như đám lửa tàn, cành phượng vĩ
    Sáng ngời đang cháy ở lò than?

    29. Ai đến đây cùng chiếc lọng cao
    Được giương lên thật khéo làm sao,
    Lọng che với gọng sườn tô điểm
    Xua ánh nắng gay gắt chói vào?

    30. Ai kia xòe quạt để phòng thân,
    Quạt kết lông đuôi trâu chúa rừng,
    Như một vị hiền nhân trí giả
    Cỡi lưng voi nọ dáng oai phong?

    31. Ai đang đến rực rỡ, huy hoàng,
    Các lọng giương cao trắng vẹn toàn,
    Tuấn mã giáp bào dòng quý tộc
    Vây quanh phải trái thật hiên ngang?

    32. Ai kia đang đến tận nơi đây,
    Được cả hơn trăm lãnh chúa này
    Hộ tống một đoàn vua quý tộc,
    Sau lưng và trước mặt như vầy?

    33. Các vương xa với một đàn voi
    Đám bộ binh cùng với đám ngựa nòi,
    Ai đến với oai nghi chiến dấu,
    Bốn đoàn quân bố trận kia rồi?

    34. Ai đến cùng tất cả đạo quân
    Theo sau hộ giá rộng mênh mông
    Không hề gián đoạn, dài vô tận,
    Như sóng đại dương vỗ chập chùng?

    35. “Ma-no đại đế, với Nan-da,
    Ngự giá đến đây viếng, hỡi cha,
    Như thể In-dra Thiên chủ ấy
    Đến đây thăm chốn ẩn am ta.

    36. Hộ tống ngài đang đến cả đoàn
    Sẵn sàng tuân lệnh, thật hùng cường,
    Không hề gián đoạn, dài vô tận,
    Như sóng chập chùng giữa đại dương”.

Đạo Sư lại ngâm:

  1. Lụa tối cao sang, khoác cẩm bào,
    Dầu trầm hương ngátđiểm tô vào,
    Các vua nàyđến gần hai vị
    Thánh giả, dáng cung kính khẩn cầu.

Sau đó vua Manoja kính lễ xong, ngồi xuống một bên, vừa trao đổi những lời chào hỏi ân cần, vừa ngâm đôi vần kệ:

  1. Trẫm vẫn tin rằng các Thánh nhân
    Sốngđời thịnh vượng lẫn an khang,
    Kiếm nhiều mễ cốc cùng rau trái
    Phong phú khắp nơi chốn trú an.

    39. Hẳn các ngài không bị bọ rầy,
    Loài bò sát quấy nhiễu lâu nay,
    Các ngài tránhđược bao phiền lụy
    Do thú săn mồi ở chốn đây?

Các vần kệ sau đây do hai bên đối đáp nhau:

Ẩn sĩ:

  1. Xin cám ơn ngài, hỡiĐại vương,
    Chúng ta luôn thịnh vượng, an khương,
    Kiếm nhiều mễ cốc cùng rau quả
    Phong phú khắp nơi chốn náu nương.

    41. Bầnđạo cũng không bị bọ rầy,
    Loài bò sát quấy nhiễu lâu nay,
    Chúng ta tránh được bao phiền lụy
    Do thú săn mồi đến chốn đây.

    42. Các loại cây cao vẫn mọc đầy
    Cho người ẩn sĩ sống như vầy,
    Cũng không bệnh tật gây tai hại
    Từng thấy xảy ra ở chốn này.

    43. Bần đạo xin nghênh tiếp Đại vương,
    Dịp may nào chỉ lối đưa đường,
    Trông ngài hùng hậu, vinh quang quá,
    Sứ mệnh gì mang, hãy tỏ tường?

    44. Tin-dook, pi-yal, các lá cây,
    Ka-su-ma chín ngọt ngào thay
    Như đường mật, kính dâng ngài ngự
    Thứ tuyệt hảo nhà có sẵn đây.

    45. Và nước mát này ở động sâu
    Ẩn mình trong một ngọn đồi cao,
    Đại vương, xin kính dâng bình nước
    Ngài ngự cho lòng thỏa khát khao.

Đại vương:

  1. Trẫmđây cùng tất cả vị vua
    Xin nhận quà ngài tặng chúng ta,
    Song hãy lắng nghe lời sắp nói
    Của hiền hữu, Trí giả Nan-da.

    47. Chúng ta tất cả bước theo hầu
    Hiền giả Nan-dađến khẩn cầu
    Ngài chiếu cố nghe người khốn khổ
    Van xin quy lụy đáp ơn sâu.

Nghe nói vậy, hiền giả Nanda đứng dậy từ chỗ ngồi, vừa định lễ cha mẹ và huynh trưởng, vừa ngâm kệ đàm đạo với đoàn tùy tùng của mình:

  1. Xin cả toàn dân, lẻ một trăm,
    Những người danh vọng Bà-la-môn,
    Các vua Sát-ly dòng cao quý
    Sáng chói với tên tuổi lẫy lừng,
    Cùng với Ma-no-jaĐại đế,
    Thảy đều công nhận việc cầu ân.

    49. Dạ-xoa Thần ở thảo am này,
    Các vịđang quy tụ ở đây,
    Lão, ấu các sơn thần, thổ địa,
    Lắng nghe ta nói chuyện như vầy.

    50. Tiểu nhi xin kính lễ song thân,
    Kế đến xin thưa bậc Thánh nhân,
    Tiểu đệ là em đây thuở trước
    Ngài xem có mặt tựa tay chân.

    51. Làm sao phụng dưỡng lão song thân
    Ấy chính em cầu nguyện đặc ân,
    Xin Thánh nhân thôi đừng cản trở
    Cho em làm Thánh sự riêng phần.

    52. Ân cần phụng dưỡng cả song thân
    Trước đã được làm bởi Thánh nhân,
    Người thiện tán đồng bao thiện sự,
    Sao phiên tiểu đệ chẳng nhường phần?
    Do vầy em đạt nhiều công đức,
    Đạo lộ lên thiên giới sẵn sàng.

    53. Nhiều người khác biết rõ nơi đây
    Đạo lộ dành cho phận sự này,
    Ấy chính con đường lên thượng giới,
    Xin Hiền nhân nhận thức như vầy.

    54. Song bậc Thánh nhân đã cản ngăn
    Em làm thiện sự thế này chăng?
    Khi em mong muốn nhờ công đức
    Đem lại song thân trọn lạc an
    .

Khi được Nanda nói như vầy, bậc Đại Sĩ bảo:

– Các vị đã nghe những lời Nanda phải nói ra; giờ đây hãy nghe ta.

Và ngài ngâm các vần kệ sau:

  1. Các vị theo hầu tiểuđệ ta
    Hãy nghe ta nói lượt bây giờ:
    Kẻ nàođối xử đầy khinh bỉ
    Nhũng bậc tiền nhân của mẹ cha,
    Phạm tội ác cùng chư trưởng lão,
    Tái sinh địa ngục đốt tiêu ma.

    56. Song kẻ tinh thông đạo Thánh nhân,
    Con dường chân lý hiểu tinh tường,
    Giữ gìn giới luật và công hạnh,
    Quyết sẽ chẳng sa cảnh khổ buồn.

    57. Anh em cùng các bậc thân sinh,
    Tất cả do dây kết hợp thành,
    Nhiệm vụ suốt đời luôn đặt nặng
    Trên vai của vị trưởng hiền huynh.

    58. Làm trưởng huynh, thiên chức nặng sao
    Hân hoan ta gánh vác đi đầu
    Như thuyền trưởng hộ phòng thuyền nọ,
    Chân lý ta không hề lãng xao.

Khi nghe lời này, tất cả các vua đều vô cùng hoan hỷ và nói:

– Hôm nay chúng ta đều biết được rằng toàn thể gia đình là trách nhiệm đặt lên người huynh trưởng.

Rồi các vị rời bỏ Hiền giả Nanda và vừa chú tâm hướng về bậc Đại Sĩ, vừa ngâm hai vần kệ tán dương ngài:

  1. Tri kiến tìm ra tựa lửa bừng
    Sáng ngời chiếu rọi giữađêm trường,
    Cũng như Thánh giả Ko-si ấy
    Hiển lộ cho ta lý chánh chân.

    60. Như nhật thần kia chiếu ánh quang
    Sáng ngời khắp mặt biển mênh mang
    Phố bày hình thể bao sinh vật,
    Dù chúng xấu xa hoặc thiện lương,
    Cũng vậy Ko-si-ya Thánh giả
    Hiển bày chân lý với quân vương.

Như vậy là mặc dù từ lâu các vua chúa đã tin tưởng vào Hiền giả Nanda vì chứng kiến các kỳ tích thần thông của vị ấy, tuy thế bậc Đại Sĩ nhờ uy lực tri kiến đã phá hủy lòng tin của họ, khiến họ phải chấp nhận lời ngài và do vậy tất cả đều trở thành những người hầu cận tuân phục ngài nhất ở đời.

Lúc ấy Hiền giả Nanda suy nghĩ: “Đại huynh ta là một bậc trí giả tinh thông am tường kinh điển. Ngài đã chinh phục các vị vua này và đưa họ về phía ngài. Ngoài ngài ra, ta không có nơi nương tựa nào khác. Ta chỉ còn biết khẩn cầu ngài thôi”.

Thế rồi ông ngâm vần kệ này:

  1. Huynh chẳng lưu tâm dáng khẩn cầu,
    Cũng không dang rộng cánh tayđâu,
    Em mong làm kẻ hèn nô lệ
    Đợi lệnh huynh ban, vội đến chầu.

Dĩ nhiên bậc Đại Sĩ không cảm thấy hờn giận hay oán thù đối với Nanda, nhưng ngài đã hành động như một cách khiển trách em để hạ bớt lòng kiêu mạn của vị ấy khi phát biểu tự cao thái quá như vậy. Nhưng bây giờ khi nghe những lời em nói ra, ngài vô cùng hoan hỷ và muốn ban ân huệ cho em, ngài bảo:

– Nay ta tha thứ hiền đệ rồi và sẽ cho phép hiền đệ chăm sóc cha mẹ.

Và ngài ngâm kệ nêu rõ đức tính của hiền đệ:

  1. Em thông Chính pháp, hỡi Nan-da,
    Nhu các Thánh nhânđã dạy mà:
    Duy nhất quý cao là thiện sự,
    Em làmđẹp ý thỏa lòng ta.

    63. Mẹ cha xứng đáng được tôn thờ,
    Em hãy nghe điều ta nói ra:
    Nhiệm vụ phần em lo gánh vác
    Mà không cảm thấy nặng bao giờ.

    64. Mẹ cha ta bảo dưỡng lâu nay
    Cũng để cầu mong hạnh phúc vầy,
    Đến lượt Nan-da nay đã tới
    Cầu xin khúm núm phụng thờ đây.

    65. Vị nào trong nhị Thánh nhân hiền
    Mong muốn Nan-da phụng dưỡng riêng,
    Xin nói một lời, và tiểu đệ
    Phải theo hầu vị ấy ưu tiên
    .

Lúc ấy mẹ ngài từ chỗ ngồi đứng dậy và bảo:

– Sona thân yêu, em con đã vắng nhà lâu nay. Bây giờ rốt cuộc nó đã trở về, ta không đích thân hỏi thăm nó vì chúng ta đều nương tựa vào con cả. Song nếu con cho phép, bây giờ ta xin được ôm lấy nam tử thánh thiện này trong tay và hôn lên trán nó.

Rồi bà ngâm kệ này nêu rõ ý của bà:

  1. So-na, cha mẹ dựa conđây,
    Nếu được con cho phép việc này,
    Mẹ sẽ ôm vào lòng của mẹ
    Nan-da thánh thiện quý cao vầy.

Sau đó bậc Đại Sĩ nói với mẹ:

– Này mẹ yêu quý, con cho phép mẹ rồi, mẹ hãy đi ôm lấy Nanda, con trai mẹ rồi ngửi tóc và hôn đầu nó để xoa dịu nỗi sầu trong lòng mẹ.

Thế là bà đi đến Hiền giả Nanda và ôm choàng lấy con trước toàn thể hội chúng và ngửi tóc, hôn đầu con, làm tiêu tan mọi nỗi khổ trong lòng bà, và ngâm kệ nói chuyện với bậc Đại Sĩ:

  1. Giống như cây yếu ớt bồ-đề
    Rung động vì cơn gió nặng bề,
    Cũng vậy, tim ta vui rộn rã
    Thấy Nan-dađãđược quay về.

    68 . Dường như ta thấy lại Nan-da
    Cũng chẳng khác nào một giấc mơ,
    Hóa dại, vui mừng ta hét lớn:
    “Nan-da nay trở lại cùng ta!”

    69. Song nếu khi tàn giấc ngủ mê,
    Thấy Nan-da ấy đã ra đi,
    Tâm ta sẽ chịu bao giày xéo
    Do nỗi buồn đau quá não nề.

    70. Trở lại hôm nay với mẹ cha,
    Nan-da rốt cuộc đã về nhà,
    Thân yêu với mẹ cha đồng đẳng,
    Nó tạo ngôi nhà với chúng ta.

    71. Dù nghiêm đường quý mến Nan-da,
    Hãy để em con ở tự do,
    Con phục vụ nhu cầu lão phụ,
    Nan-da cần trọn nghĩa cùng ta.

Bậc Đại Sĩ chấp thuận lời mẹ và nói:

– Con mong được như vậy.

Và ngài khuyến giáo em:

– Này Nanda, em đã lãnh phận sự của người anh cả, quả thật mẫu thân chính là đại ân nhân của ta. Em hãy thận trọng chăm nom mẹ.

Ngài lại ngâm hai vần kệ tán thán công đức của mẹ hiền:

  1. Là nơi nương tựa thật ân cần,
    Mẹđã nuôi ta với sữa nguồn,
    Mẹ chính làđường lên thượng giới,
    Mẹ thương hiền đệ nhất trên trần.

    73. Mẹ đã chăm lo bảo dưỡng ta,
    Mẹ nhiều ân huệ phát ban ra,
    Mẹ là đường dẫn lên thiên giới,
    Và mẹ yêu hiền đệ nhất nhà
    .

Như vậy bậc Đại Sĩ đã nêu lên công đức của mẹ qua hai vần kệ, và khi mẹ ngài đã về chỗ ngồi một lần nữa, ngài bảo:

– Này Nanda, em có một bà mẹ đã chịu đựng nhiều gian lao khó vượt qua. Cả hai ta đã được mẹ nuôi nấng rất nhọc nhằn. Này em hãy thận trọng chăm sóc mẹ và không được đưa thứ dâu chua cho mẹ ăn nữa.

Và để làm sáng tỏ cho hội chúng thấy rõ những công việc cực kỳ gian khổ được dành cho số phận bà mẹ, ngài ngâm kệ:

  1. Cầu nguyện khát khao mộtđứa con,
    Mẹ quỳ trước mỗi một đền thần,
    Bốn mùa thayđổi thường quan sát,
    Khảo cứu thiên văn thật tận tường.

    75. Hoài thai theo với khoảng thời gian,
    Mẹ thấy lòng mong đợi dịu dàng,
    Thoáng chốc hài nhi vô ý thức
    Bắt đầu quen biết một thân bằng.

    76. Suốt khoảng thai kỳ ngót một năm,
    Mẹ chăm chút kỹ một kho tàng,
    Rồi sau sinh hạ con yêu quý,
    Ngày ấy vui lòng tiếng “mẹ” mang.

    77. Với bầu sữa, mẹ hát ru con,
    Xoa dịu hài nhi khóc nỉ non,
    Ấp ủ trong vòng tay ấm áp,
    Nỗi đau của trẻ được xua tan.

    78. Trông nom trẻ tội nghiệp thơ ngây,
    Sợ nắng gió làm hại trẻ đây,
    Được gọi vú nuôi, thôi cũng được,
    Nâng niu con trẻ cứ như vầy.

    79. Tài vật nào cha mẹ có đây,
    Mẹ dành cho trẻ để sau này,
    Bà suy: “Cũng có ngày con hỡi,
    Gia sản may ra đến tận tay”.

    80. “Hãy làm này nọ, bé yêu ơi”,
    Bà mẹ lo âu gọi thế hoài,
    Khi trẻ thành người trai lực lưỡng,
    Mẹ còn kêu khóc, thở than dài.
    Nó liều lĩnh dám đi tìm gặp
    Vợ láng giềng nhân lúc tối trời.
    Mẹ giận dữ la rầy cáu kỉnh:
    “Sao không trở lại lúc ban mai?”

    81. Nếu được nuôi đầy khổ nhọc vầy,
    Mà người xao lãng mẹ hiền này,
    Chơi trò gian dối, thì ta hỏi,
    Còn đợi gì ngoài ngục đọa đày?

    82. Nếu được nuôi đầy khổ nhọc vầy,
    Mà người xao lãng phụ thân này,
    Chơi trò gian dối, thì ta hỏi,
    Còn đợi gì ngoài ngục đọa đày?

    83. Kẻ nào tài sản quá mê say,
    Tài sản mất đi cũng có ngày,
    Còn kẻ thờ ơ xao lãng mẹ,
    Hối hận vì tai hại đắng cay.

    84. Kẻ nào tài sản quá mê say,
    Tài sản mất đi cũng có ngày,
    Còn kẻ thờ ơ thân phụ nó,
    Hối hận vì tai hại đắng cay.

    85. An vui nhàn nhã, với cười đùa,
    Giải trí, là tài sản tại gia
    Của kẻ chăm lo đầy tận tụy
    Mẫu thân khi tuổi tác già nua.

    86. An vui nhàn nhã, với cười đùa,
    Giải trí, là tài sản tại gia
    Của kẻ chăm lo đầy tận tụy
    Phụ thân khi tuổi tác già nua.

    87. Quà tặng cùng lời nói dễ thương,
    Ân cần phục vụ cạnh song đường,
    Nhiệt tình tâm trí luôn bình đẳng
    Bày tỏ đúng thời, đúng chốn luôn.

    88. Những đức tính này đối thế nhân,
    Giống như mấu trục bánh xe lăn,
    Nếu không có chúng, thì tên mẹ
    Sẽ phải cầu xin với các con.

    89. Từ mẫu cũng như nghiêm phụ ta
    Phải đều được kính trọng tôn thờ,
    Hiền nhân tán thán người nào có
    Những đức tính này tỏ lộ ra.

    90. Song thân như vậy đáng tuyên dương,
    Giữ địa vị cao cả khác thường,
    Được gọi “Phạm thiên” do cổ đức,
    Uy danh hai vị lớn khôn lường.

    91. Song thân hiền phải được tôn vinh
    Xứng đáng từ con cái của mình,
    Người dưỡng mẹ cha theo chánh hạnh
    Là người có trí tuệ thông minh.

    92. Đem dâng thức uống với đồ ăn
    Sàng tọa và y phục xứng phần,
    Phải tắm mẹ cha, dầu tẩm ướt,
    Rửa cho sạch sẽ cả đôi chân.

    93. Bậc trí tán dương các việc trên,
    Làm con phụng sự mẹ cha hiền,
    Hân hoan tràn ngập trên trần thế,
    Thân hoại, an vui hưởng cõi thiên.

Như vậy bậc Đại Sĩ chấm dứt Pháp thoại khác nào làm cho núi Sineru (Tu-di) rung chuyển. Nghe ngài nói, tất cả các quốc vương cùng đoàn tùy tùng đến trở thành những kẻ mộ đạo. Vì vậy sau đó an trú hội chúng vào Ngũ giới và khuyến giáo họ tính cần bố thí cùng các đức tính tương tự, ngài bảo họ ra về.

Sau khi cai trị quốc độ một cách chân chánh, vào cuối đời tất cả các vua ấy đều đi lên cộng trú với chư Thiên.

Hai Hiền giả Sona và Nanda suốt đời sống phụng sự cha mẹ và về sau được sinh Phạm thiên giới.

*

Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại, Ngài tuyên thuyết các Thánh Đế và nhận diện Tiền thân.

Lúc kết thúc các Thánh Đế, vị Tỷ-kheo phụng dưỡng mẹ được an trú vào Sơ quả Dự lưu:

– Thời ấy, song thân là phụ mẫu trong hoàng gia, Hiền giả Nanda là Ànanda, vua Manoja là Sàriputta, một trăm lẻ một vị vua là tám mươi đại Trưởng lão và một số vị khác, hai mươi bốn đạo quân là đệ tử đức Phật, còn Hiền giả Sona chính là Ta.

-ooOoo-

Chương XXI
Phẩm Tám Mươi Bài Kệ

-ooOoo-

  1. Chuyện tiểu Thiên nga (Tiền thân Cullahamsa)

Bầy chim không để ý gì ta…,

Đây là chuyện do bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Trúc Lâm về cách Tôn giả Ànanda đã hy sinh tính mạng.

Khi những người thiện xạ được mua chuộc để sát hại đức Như Lai và người đầu tiên được Devadatta (Đề-bà-đạt-da) phái đi làm việc này đã trở về, y nói:

– Bạch Tôn giả, con không thể đoạt mạng sống của đức Thế Tôn, vì Ngài có đủ đại thần thông lực.

Devadatta đáp:

– Thôi được, ông không cần phải sát hại Sa-môn Gotama. Ta sẽ đích thân đoạt mạng sống của vị ấy.

Thế rồi trong khi đức Như Lai đang đi dạo dưới bóng mát ngã về tây của núi Gijjhakùta (Linh Thứu), Devadatta trèo lên đỉnh núi và ném xuống một tảng đá lớn như thể từ chiếc máy lăn đá bắn ra và tự nhủ: “Với tảng đá này, ta sẽ giết Sa-môn Gotama”. Song hai đỉnh núi giao nhau chặn lấy tảng đá và một mảnh vụn văng ra đụng vào chân của đức Thế Tôn làm chảy máu, và gây đau nhức dữ dội.

Y sĩ Jìvaka lấy dao cắt rộng miệng vết thương ở chân đức Như Lai, để máu độc chảy ra và cắt bỏ chỗ thịt sưng rồi xoa thuốc vào vết thương cho lành.

Bậc Đạo Sư đi lại như trước, với các vị đại đệ tử hầu cận quanh Ngài, trong mọi dáng điệu uy nghi của một vị Phật. Vì thế, khi thấy Ngài, Devadatta nghĩ thầm: “Quả thật không có một kẻ phàm phu nào chiêm ngưỡng dung sắc tối thắng của kim thân Sa-môn Gotama lại dám tời gần vị ấy, ngoại trừ vương tượng Nàlàgiri là một mãnh thú hung dữ chẳng biết gì về các công đức của Phật, Pháp, Tăng. Nó sẽ tiêu diệt Sa-môn này”.

Thế là ông liền đi kể chuyện này với vua. Vua sẵn sàng đồng ý với đề nghị này và triệu người quản tượng vào bảo:

– Này khanh, ngày mai khanh phải làm cho Nàlàgiri say rượu đến độ điên cuồng, và lúc tảng sáng thả nó ra đường phố mà Sa-môn Gotama đi qua.

Devadatta hỏi người quản tượng ngày thường con voi này uống bao nhiêu rượu men và khi y đáp: “Tám vò”, ông bảo:

– Ngày mai hãy cho nó uống mười sáu vò rồi thả nó ra về phía con đường Sa-môn Gotama đi qua.

– Được lắm -Người quản tượng đáp.

Vua truyền đánh trống khắp kinh thành và công bố:

– Ngày mai Nàlàgiri sẽ say rượu mạnh đến điên cuồng và được thả lỏng trong kinh thành. Dân chúng trong thành phải làm mọi việc cần làm vào sáng sớm, và sau đó không ai được liều lĩnh ra đường phố.

Devadatta từ cung vua xuống tận chuồng voi và bảo đám quản tượng:

– Này ta bảo cho các ông biết, chúng ta có thể hạ nhục một người từ địa vị cao sang xuống địa vị thấp hèn và nâng một người từ địa vị thấp hèn lên địa vị cao sang. Nếu các ông muốn danh giá, thì sáng sớm ngày mai hãy cho Nàlàgiri uống mười sáu vò rượu mạnh, và đúng lúc Sa-môn Gotama đi đến lối ấy, hãy đâm con voi kia với các gậy nhọn, nó sẽ phá chuồng nổi điên, ông hãy đuổi nó ra về phía con đường Sa-môn Gotama thường đi qua và thế là tiêu diệt vị ấy.

Bọn chúng sẵn sàng làm như vậy. Tiếng đồn vang dậy khắp kinh thành. Các đệ tử tại gia thân cận Phật, Pháp, Tăng nghe tin ấy liền đến gần bậc Đạo Sư và thưa:

– Bạch Thế Tôn, Devadatta đã âm mưu với vua, ngày mai sẽ cho thả con voi Nàlàgiri ra đường mà Thế Tôn đi qua. Xin Thế Tôn ngày mai đừng vào thành khất thực, mà cứ ở lại đây. Chúng con sẽ cúng dường thực phẩm ngay tại tinh xá lên Tăng chúng với đức Phật đứng đầu.

Đức Phật không nói thẳng: “Ngày mai Ta sẽ không vào thành khất thực”, mà Ngài đáp:

– Ngày mai ta sẽ thị hiện thần thông để nhiếp phục Nàlàgiri và đánh bại tà đạo. Và vì không đi khất thực trong thành Vương Xá, ta sẽ rời thành cùng một số Tỷ-kheo hộ tống đi thẳng đến Veluvana (Trúc Lâm), rồi dân chúng ở Vương Xá sẽ đến đó mang theo nhiều bình bát thực phẩm và ngày mai họ sẽ cúng dường bữa ăn tại trai đường của tinh xá ấy.

Bằng cách này, bậc Đạo Sư đã chấp thuận lời thỉnh cầu của họ. 

Khi được tin đức Như Lai đã tán đồng nguyện vọng của họ, họ ra đi từ kinh thành, mang theo nhiều bình bát thực phẩm và bảo nhau:

– Chúng ta sẽ cúng dường lễ vật ngay tại tinh xá ấy.

Còn bậc Đạo Sư thuyết Pháp vào canh một, giải đáp các vấn đề khó khăn vào canh giữa và phần đầu canh cuối, Ngài nằm nghiêng về phía hữu như dáng sư tử, giữa canh cuối Ngài an trú trong Thánh quả, và sau cùng khi Ngài nhập định đại bi vì nhân loại khổ đau, Ngài quán sát mọi người quyến thuộc của Ngài đã đủ cơ duyên thuần thục để được giáo hóa, và nhận thấy rằng do kết quả việc nhiếp phục con voi Nàlàgiri, tám mươi bốn ngàn người sẽ được thông hiểu Pháp.

Rạng ngày hôm sau, khi đã phục vụ mọi nhu cầu thân thể, Ngài nói với Tôn giả Ànanda:

– Này Ànanda, hôm nay hãy bảo tất cả Tỷ-kheo trong mười tám tinh xá quanh thành Vương Xá đến hộ tống Ta vào trong thành ấy.

Tôn giả tuân lệnh và tất cả Tăng chúng tập hợp tại Trúc Lâm.

Bậc Đạo Sư được Tăng chúng đông đảo hộ tống đi vào Vương Xá và bọn quản tượng tiến hành công việc theo lệnh truyền, còn quần chúng tụ họp thành nhiều đám. Những người mộ đạo nghĩ thầm: “Hôm nay sẽ có cuộc đại chiến giữa đức Phật là vương tượng với con voi của thế giới phàm tục này. Chúng ta sẽ chứng kiến đức Phật đánh bại Nàlàgiri nhờ thần lực vô song của Ngài”, và họ trèo lên đứng trên các lầu thượng và mái nhà cùng nóc nhà.

Còn các đám tà đạo không tin tưởng lại suy nghĩ: “Nàlàgiri là một con dã thú hung hãn, không biết gì về công đức của chư Phật. Hôm nay nó sẽ dẫm nát hình thể vinh quang của Sa-môn Gotama và khiến vị ấy phải chết. Hôm nay ta sẽ trừ khử địch thủ của ta rồi”.

Họ cũng đứng trên các thượng lầu và các chỗ cao khác.

Còn con voi, khi nhìn thấy đức Thế Tôn đến gần, đã làm mọi người kinh hoàng bằng cách phá sập nhà cửa, giương vòi ra nghiền nát xe cộ, tai vểnh, đuôi dựng ngược hùng hổ chạy như một ngọn núi sừng sững lao về phía đức Thế Tôn.

Khi thấy nó, Tăng chúng thưa với đức Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Nàlàgiri là một dã thú hung hãn, là tên sát nhân, đang tiến đến đường này. Thật ra nó chẳng biết gì đến công đức của chư Phật. Xin đức Thế Tôn, bậc Thiện Thệ hãy lùi bước.

– Này các Tỷ-hheo, đừng sợ, Ta có đủ uy lực nhiếp phục Nàlàgiri.

Sau đó Tôn giả Sàriputta thỉnh cầu đức Phật:

– Bạch Thế Tôn, khi nào có việc gì phải phụng sự phụ thân, thì đó là trách nhiệm đặt lên vai con trưởng. Con xin nguyện nhiếp phục con vật này.

Bậc Đạo Sư lại bảo:

– Này Sàriputta, uy lực của đức Phật là một việc, còn uy lực của các đệ tử là một việc khác.

Ngài từ chối lời đề nghị của Tôn giả và bảo:

– Ông phải ở lại đây.

Đây cũng là lời thỉnh cầu của tám mươi vị Trưởng lão nhưng Ngài từ chối tất cả. Lúc ấy Tôn giả Ànanda vì lòng ái kính bậc Đạo Sư nồng nhiệt nên không thể chấp nhận việc này và kêu lớn:

– Hãy để con voi này giết con trước tiên.

Rồi Tôn giả đứng ngay trước bậc Đạo Sư, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đức Như Lai. Vì thế bậc Đạo Sư bảo vị ấy:

– Này Ànanda, đi ra ngay, đừng đứng trước mặt Ta.

Vị Trưởng lão đáp:

– Bạch Thế Tôn, con voi này rất hung bạo và man rợ, đó là một tên sát nhân, giống như ngọn lửa ở đầu cái vòng. Xin để nó giết con trước rồi sau đó mới đến gần đức Thế Tôn.

Và mặc dù đã được bảo đến lần thứ ba, vị Trưởng lão này vẫn đứng yên tại chỗ và không đi lui. Lúc ấy đức Thế Tôn dùng thần lực đẩy vị ấy ra sau và đưa Tôn giả vào giữa Tăng chúng. Ngay lúc này một phụ nữ chợt trông thấy Nàlàgiri, quá kinh hoảng vì sợ chết, liền chạy làm rơi đứa con mà bà đang bế bên hông xuống giữa khoảng đức Như Lai và con voi rồi vội thoát thân.

Con voi đuổi theo bà, chợt đến gần đứa bé đang khóc lớn. Bậc Đạo Sư gây xúc động với lòng từ bi được trải rộng rất đặc biệt, vừa cất giọng dịu ngọt như tiếng của Phạm thiên vừa gọi con voi Nàlàgiri:

– Này Nàlàgiri, những kẻ đã làm voi điên cuồng với mười sáu vò rượu mạnh không để cho voi tấn công kẻ nào khác, mà chúng làm vậy vì nghĩ rằng voi sẽ tấn công Ta. Đừng nhọc công chạy quanh không mục đích, mà hãy đến đây.

Khi nghe giọng nói của bậc Đạo Sư, con voi mở mắt và nhìn dáng uy nghi của đức Thế Tôn, liền xúc động mãnh liệt và nhờ thần lực của đức Phật, công hiệu độc hại của rượu mạnh tan biến mất.

Vừa hạ vòi và vẫy tai, nó vừa đi đến quỳ xuống dưới chân đức Như Lai. Lúc ấy bậc Đạo Sư bảo nó:

– Này Nàlàgiri, ngươi là một con voi hung dữ ta là vương tượng đã thành Phật. Từ nay ngươi đừng hung dữ và man rợ nữa, đừng sát nhân, mà hãy tu tập tâm từ.

Nói vậy xong, Ngài đưa tay phải ra vỗ về trán voi và thuyết Pháp qua các vần kệ này:

Nếu voi dám đánh Chúa voi này,
Voi sẽ khóc than kiếp đọa đày,
Đánh Chúa voi này, ngươi phải chịu
Đọa vào khổ cảnh kiếp sau hoài.
Từ bỏ buông lung với dại cuồng,
Kẻ ngu không đạt đến thiên đường,
Nếu mong thiên lạc trong đời kế
Voi phải lo làm việc thiện lương.

Toàn thân con voi được thấm nhuần niềm hoan hỷ, và giá như nó chẳng phải là loài vật bốn chân, thì nó đã đắc Sơ quả Dự Lưu. Dân chúng chiêm ngưỡng phép thần thông này, liền reo hò vang dậy và búng ngón tay dòn dã.

Trong niềm hân hoan, họ tung lên đủ mọi trang sức phủ khắp mình voi. Từ đó Nàlàgiri được mệnh danh là Dhanapàlaka (Tài Hộ: giữ kho báu).

Bấy giờ vào dịp gặp gỡ voi Tài Hộ này, tám vạn bốn ngàn chúng sinh được uống vị ngọt của Pháp Bất tử. Và bậc Đạo Sư đã an trú voi Tài Hộ vào Ngũ giời. Nó vừa dùng vòi hất bụi bặm từ chân đức Thế Tôn rải lên đầu nó, vừa cúi mình đi lui, rồi đứng đảnh lễ đấng Thập lực cho đến khi Ngài khuất dạng, sau đó nó quay về chuồng voi.

Từ đó về sau, nó hoàn toàn thuần thục và không hại ai cả. Bấy giờ ý nguyện của bậc Đạo Sư đã thành tựu, nên Ngài quyết định rằng kho báu ấy vẫn là tài sản của những người đã ném nó lên con voi, Ngài suy nghĩ: “Hôm nay Ta đã thực hiện một đại thần thông. Nếu Ta đi khất thực trong kình thành này thì không thích hợp”.

Thế là sau khi đánh bại đám tà đạo, Ngài được các Tỷ-kheo hộ tống đi ra kinh thành như một vị tướng lãnh chiến thắng và tiến thẳng về phía Trúc Lâm. Dân chúng đem theo một số cơm nước và thức ăn loại cứng đi vào tinh xá rồi cử hành đại lễ cúng dường.

Chiều hôm ấy, trong lúc ngồi đông đủ tại Chánh Pháp đường, Tăng chúng bắt đầu thảo luận, bảo nhau:

– Tôn giả Ànanda đã thành tựu một việc hy hữu khi sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu đức Như Lai. Vừa trông thấy Nàlàgiri, mặc dù đã bị bậc Đạo Sư bảo ba lần không được ở lại đó, Tôn giả vẫn không chịu đi ra. Này các Hiền giả, quả thật Trưởng lão ấy đã làm một việc hy hữu.

Bậc Đạo Sư suy nghĩ: “Câu chuyện này xoay quanh vấn đề đức hạnh của Ànanda, Ta phải hiện diện ở đó mới được”.

Ngài liền bước ra khỏi Hương phòng vừa đến hỏi hội chúng:

– Này các Tỷ-kheo, các ông đang bàn vấn đề gì trong lúc ngồi tại đây?

Và khi Tăng chúng đáp: Về vấn đề như vầy như vầy. . .,

Ngài bảo:

– Không phải chỉ bây giờ, mà ngày xưa nữa, ngay khi còn ở hình hài súc sinh, Ànanda cũng đã hy sinh tính mạng vì Ta.

Nói vậy xong, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa, trong quốc độ Mahimsaka ở kinh thành Sakula, có vị vua mệnh danh Sakula cai trị vương quốc theo Chánh pháp. Thời ấy, không xa kinh thành, có một người bẫy chim ở trong ngôi làng của dân bẫy chim, kiếm sống bằng nghề đánh bẫy chim và đem ra phố bán. Gần kinh thành là một hồ sen tên là Mànusiya, chu vi mười hai dặm, phủ đầy năm loại hoa sen. Một đàn chim đủ loại thường đến đó và người thợ kia tha hồ đặt bẫy. Bấy giờ chúa loài Thiên nga là Dhatarattha có đám tùy tùng gồm chín mươi sáu ngàn Thiên nga an trú trong Kim Động trên núi Cittakùta và vị đại tướng của đàn là Sumukha (Sư-mục-kha).

Một ngày kia, một đàn Thiên nga màu vàng óng ả bay đến hồ Manusiya và sau khi gặm chồi sen thỏa thích trong vùng đất phong phú thực phẩm này, chúng bay về ngọn núi Cittakùta mỹ lệ kia và trình báo với chúa chim Dhatarattha:

– Tâu Đại vương, có hồ sen tên là Mànusiya, một vùng đất thực phẩm phong phú nằm giữa nơi cư trú của loài người. Chúng thần muốn đến nơi đó ăn uống.

Chúa chim đáp:

– Những nơi cứ trú của loài người đầy nguy hiểm. Đừng để chuyện này lôi cuốn các bạn.

Sau đó mặc dù không ưng thuận đi, ngài vẫn bị chúng nài nỉ mãi, liền bảo:

– Nếu các bạn thích chuyện ấy thì chúng ta sẽ đi.

Rồi cùng với đám hầu cận, ngài bay đến đó. Vừa đáp xuống từ trên không, ngài đã đặt chân vào dây thòng lọng ngay đúng lúc ngài chạm mặt đất. Thế là dây ấy siết chân ngài như thể cái kẹp sắt và giữ chân ngài thật chặt.

Lúc ấy ngài nghĩ cách phá cái bẫy liền giật mạnh nó, trước tiên da chân rách ra, kế đó thịt bị xé ra và cuối cùng dây gân đứt, đến khi cái bẫy chạm tới xương, máu tuôn xối xả gây đau nhức dữ dội . Ngài suy nghĩ: “Nếu ta thốt tiếng kêu bị bắt, đồng loại ta sẽ hốt hoảng và nếu không được ăn gì chúng sẽ nhịn đói bay về và do kiệt sức, chúng sẽ rơi xuống nước”.

Vì vậy ngài chịu đau cho đến khi đám thân thuộc đã ăn uống no nê và vui đùa theo kiểu thiên nga, ngài cất tiếng kêu của con chim bị nạn. Nghe vậy, cả bầy Thiên nga kinh hoảng sợ chết liền bay về phía núi Cittakùta.

Ngay khi chúng đã khuất dạng, Sumukha đại tướng loại Thiên nga, suy nghĩ: “Có thể đây là một việc khủng khiếp đã xảy ra với Đại vương chăng? Ta muốn tìm xem sao”.

Rồi bay hết tốc lực mà vẫn không nhìn thấy bậc Đại Sĩ trong phần của đoàn quân Thiên nga đang bay về, chim ấy đi tìm ngài ở đoàn chim lớn, và cũng không thấy ngài đâu cả nó tự bảo: “Chắc chắn có việc gì ghê gớm xảy ra rồi”. Khi quay lại nó liền thấy bậc Đại Sĩ bị mắc bẫy, thân đầy máu đang chịu đau đớn vô cùng và đang nằm trên đám bùn. Chim ấy hạ cánh xuống đậu trên mặt đất, vừa cố sức an ủi bậc Đại Sĩ, vừa nói:

– Xin Đại vương chớ sợ, thần sẽ giải cứu Đại vương khỏi cái bẫy dù phải hy sinh tính mạng mình.

Lúc ấy, muốn thử lòng chim bạn, bậc Đại Sĩ ngâm vần kệ đầu:

  1. Bầy chim khôngđể ý gì ta,
    Vội vã chúng bay biến thật xa,
    Chim bị giam tìmđâu bạn hữu?
    Bay ngay, đừng ở nán đây mà
    .

Tiếp theo đây là các vần kệ đối đáp nhau:

Đại tướng:

  1. Dù cóđi hay ở vời ngài,
    Ngày kia thần cũng phải lìađời,
    Thần theo ngài thuở còn vinh hiển,
    Lúc khổ đau không thể bước rời.

    3. Hoặc thần phải chết với quân vương,
    Hoặc sống đời hiu quạnh đoạn trường,
    Thà chết ngay đây thì thật tốt
    Còn hơn sống để khóc bi thương.

    4. Bỏ ngài không đúng nghĩa quân thần,
    Khi ở trong tình cảnh đáng buồn,
    Thần sẽ rất hài lòng mãn nguyện
    Cùng ngài chung số phận phong trần.

Nga vương:

  1. Số phận nào cho chim bị giam,
    Ngoại trừ dây nướng thịt hung tàn,
    Tự do, trí vẫn còn suy nghĩ,
    Sao có thểđành chịu bỏ thân?

    6. Có lợi gì khanh hoặc với ta
    Từđây, khanh xét thấy, Thiên nga,
    Lợi gì quyến thuộc ta còn sống
    Nếu cả hai ta phải chết mà?

    7. Kim Nga, nghĩa cử của hiền khanh
    Sẽ bị màn đêm phủ thật nhanh,
    Hành động hy sinh này biểu lộ
    Đức gì nếu đặt dưới bình minh?

Đại tướng:

  1. Ngài không thấy, hỡi Thiên nga vương,
    Hạnh phúc theo sau việc Chánh chân?
    Chánh nghĩađược tôn sùng xứngđáng
    Dạy cho người thực chất hiền lương.

    9. Thấy Chân chánh, tất cả việc lành
    Có thể từ Chân chánh phát sinh,
    Vì đã quý yêu ngài thắm thiết,
    Thần hân hoan phóng xả thân mình.

    10. Nếu biết điều Chân chánh, chúng ta
    Không hề bỏ bạn lúc sa cơ,
    Cho dù phải cứu mình đi nữa,
    Bậc trí khuyên đây Chánh nghĩa mà.

Nga vương:

  1. Chánh nghĩa của khanhđã thực hành,
    Trong khi ta nhận thấy chân tình,
    Đi ngay, nếu thật khanh mong muốn
    Làm việc mà ta rất tán thành.

    12. Có lẽ các dây thuởđã qua
    Buộc ràng quyến thuộc dưới quyền ta
    Kịp thời chuyển đến khanh sau đó
    Với trí, tài điều khiển vượt xa.

    13. Trong khi đôi bạn quý cao này
    Trao đổi tâm tư tuyệt diệu vầy,
    Hãy ngắm, gã săn chim táo bạo
    Hiện ra trước mắt chúa tôi đây
    Khác gì Thần chết đang đi đến
    Trước kẻ liệt giường khốn khổ thay.

    14. Đôi bạn thấy kia một kẻ thù
    Nên lòng lo sợ, nặng ưu tư,
    Lặng yên đậu đó không di chuyển
    Khi gã đến gần tự nẻo xa.

    15. Thấy bầy ngỗng nọ đã bay tung
    Đây đó, biến dần giữa cõi không,
    Nơi chốn đôi chim cao thượng đậu,
    Cừu nhân vội vã tiến lên gần.

    16. Trong lúc gã đang vội bước chân,
    Đến nơi định mệnh đã dành phần,
    Thợ săn rung động vì tư tưởng,
    Kêu lớn: “Bầy chim bị bắt không?”

    17. Gã thấy một chim trong bẫy giăng,
    Và con chim nọ gã nhìn sang
    Chăm lo chim bạn đang tù hãm,
    Còn nó không xiềng xích buộc ràng.

    18. Hoang mang trí óc lẫn hoài nghi,
    Gã ngắm đôi chim cao thượng kia,
    Khôn lớn cả đôi, cùng đẹp mã,
    Gã liền cất tiếng, giọng từ bi:

Thợ săn:

  1. Đành rằng chim bị bắt trong dây
    Không thể bao giờ cất cánh bay,
    Ngươi vẫn tự do và lớn mạnh,
    Sao ngươi quyết ở với chim này?

    20. Với ngươi, chim có họ hàng gì,
    Khi cảđàn kia đã trốn di,
    Dầu được tự do, ngươi ở lại,
    Bên chim bị bắt một mình kia?

Đại tướng:

  1. Hỡi cừu nhân củađám Thiên nga,
    Ngài chính quân vương, vốn bạn mà,
    Thân thiết nhưđời ta chẳng khác,
    Ồ không, ta chẳng muốn bao giờ
    Bỏ ngài trong lúc ngài lâm nạn.
    Cho đến khi Thần chết gọi ta.

Thợ săn:

  1. Chim này không phát hiện hay sao
    Chiếc bẫy người giăng kín thế nào?
    Phận sự của anh hùng tướng lãnh
    Làđề phòng hiểm họa gian lao
    .

Đại tướng:

  1. Khi người sắp gặp bước suy tàn,
    Giờ Tử thầnđang tiến lại gần,
    Dù bạnđến kề bên chiếc bẫy,
    Cũng không thấy bẫy sập dây giăng!

Thợ săn:

  1. Bẫy dùđủ loại, hỡi chim Thần,
    Đôi lúc đặt ra chỉ uổng công,
    Đến phút cuối cùng dođịnh mệnh
    Con người bị bẫy kín, thương vong.

Như vậy là nhờ đối thoại với gã bẫy chim mà đại tướng Thiên nga đã xoa dịu lòng gã, và chim ấy ngâm vần kệ xin gã tha mạng cho bậc Đại Sĩ:

  1. Có phảiđây là kết quả lành
    Do lời thân thiện với tôn huynh
    Xin người tha mạngđôi ta với,
    Ta được tự do giải thoát nhanh.

Người bẫy chim say mê giọng đối đáp dịu ngọt của Sumukha, liền ngâm kệ:

  1. Này chim, ngươi chẳng bị giam mình,

Hãy chạy đi, mau chạy thật nhanh,
Ta chẳng muốn thân ngươi đổ máu,
Bình an, hãy sống chuỗi ngày xanh.

Tiếp theo sau chim Sumukha ngâm bốn vần kệ:

  1. Ta không tha thiết sống riêng ta,
    Nếu bạn tađây phải chết mà,
    Xin hãy vui lòng tha vị ấy,
    Thịt ta thay thế chúa Thiên nga.

    28. Chúng ta về tuổi tác tươngđồng,
    Cùng cỡ rộng dài các cẳng chân,
    Không mất gì, dù người đổi lấy
    Mạng ta thay thế mạng quân vương.

    29. Hãy xét xem ta với cách này,
    Thỏa lòng thèm muốn với ta đây,
    Trước tiên hãy buộc ta vào bẫy,
    Rồi để chúa chim giải thoát ngay.

    30. Do đó người thành tựu ước mong,
    Và ta đạt nguyện vọng trong lòng,
    Thiên nga, Tôn giả đều hòa hợp
    Trong lúc đời trôi mãi chẳng dừng.

Vậy là nhờ nghe giảng Pháp lành, tim người thợ săn dịu lại, như thể vải được nhúng dầu và gã giao bậc Đại Sĩ cho chim ấy, khác nào giao nô lệ cho chủ nhân, rồi ngâm kệ:

  1. Xin làm chứng, các bậc hiền nhân
    Nô lệ, họ hàng, các bạn thân,
    Do chính một mình ngươi cứu giúp
    Chúa chimđượcgiải thoát giam cầm.

    32. Ít ai có được một thân bằng
    Như chính ngươi đang thật sẵn sàng
    Chia xẻ cùng nhau chung số phận
    Khi chim chúa gặp bẫy vong thân.

    33. Vậy chúa chim này, ta thả ra
    Bạn ngươi, theo gót cũng bay xa,
    Mau lên, giữađám chim thân thuộc
    Ngươi sẽ như sao chiếu sáng lòa.

Nói vậy xong, người đánh bẫy kia với từ tâm đến gần bậc Đại Sĩ và cắt các sợi dây ra, ôm ngài trong tay, đưa ngài ra khỏi nước và đặt ngài trên đám cỏ xanh tươi bên bờ hồ, rồi hết sức dịu dàng, gã nhẹ tay nới lỏng chiếc bẫy đã trói chân ngài rồi ném nó ra xa.

Sau đó, phát sinh tình thương mến mãnh liệt đối với bậc Đại Sĩ, với tâm lòng tràn ngập niềm thân ái, gã lấy nước rửa máu ở vết thương của ngài và chùi sạch sẽ. Do năng lực của từ tâm ấy, vết thương ở chân Bồ-tát khép lại dần, gân nối liền gân, thịt liền thịt, da liền da. Da non hiện ra và lông tơ mọc phủ lên đó.

Bồ-tát vẫn giống hệt như trước kia chân không hề bị sa bẫy bao giờ và an toàn theo tư thế bình thường hoan hỷ. Lúc ấy Sumukha chiêm ngưỡng bậc Đại Sĩ hạnh phúc như vậy, tất cả đều do hành động của mình, trong niềm vui tràn trề, nó ca tụng người bẫy chim.

*

Bậc Đạo Sư ngâm vần kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Hoan hỷ nhìn chim chúa thoát thân
    Ngỗng làm vinh dựđấng minh quân,
    Và êm tai kẻ làm ân phước,
    Bằng những lời hayđẹp nhất trần:

    35. “Lạp hộ, cùng thân quyến cả nhà,
    Mong chư vị hạnh phúc chan hòa
    Như ta hạnh phúc khi nhìn thấy
    Chim chúa Thiên nga được thả ra”.

Sau khi tán thán người bẫy chim như vậy, tướng quân Sumukha nói với Bồ-tát:

– Tâu Chúa thượng, người này đã cống hiến chúng ta một công đức thật vĩ đại: ví thử y không nghe lời chúng ta, y có thể được đại phú hoặc bằng cách luyện tập chúng ta cho thuần để nuôi làm trò tiêu khiển và đem dâng các vị Đại vương nào đó hoặc giết chúng ta để bán làm thức ăn. Song y đã nghe theo lời ta mà hoàn toàn không quan tâm đến kế sinh nhai của y. Vậy ta hãy đưa y vào yết kiến quốc vương và làm cho y được hạnh phúc suốt đời.

Bậc Đại Sĩ chấp thuận việc này ngay.

Sau khi vừa đàm luận với bậc Đại Sĩ bằng ngôn ngữ riêng của loài chim xong, tướng quân Sumukha nói với kẻ bẫy chim bằng tiếng người và hỏi:

– Này hiền hữu, tại sao hiền hữu đặt bẫy?

Để kiếm lợi – Gã đáp.

Sumukha bảo:

– Nếu vậy thì hiền hữu hãy đưa chúng ta vào thành trình diện với đức vua, ta sẽ thuyết phục đức vua ban phú quý cho hiền hữu.

Và chim ấy ngâm các vần kệ:

  1. Nhanh lên, ta sẽ dạy cho người
    Phương cách tìm ra thật lắm lời,
    Khi thấyđại danh chim ngỗng chúa,
    Chẳng mang tỳ vết nhỏ nhất đời.

    37. Mau đem ta đến chốn triều đường,
    Thân thể bình anđược vẹn toàn,
    Đứng ở mỗi đầu, không trói buộc,
    Phía trên đòn gánh của người mang.

    38. Rồi người hãy nói: “Tấu Minh quân,
    Thần đến mang theo cặp ngỗng hồng,
    Một chủ tướng đầu đàn ngỗng ấy,
    Còn chim kia chính Thiên nga vương”.

    39. Chúa tể loài người ấy ngắm xem
    Thiên nga vương giả, sẽ bừng lên
    Bao niềm hoan hỷ và sung sướng,
    Sẽ tặng người vô số bạc tiền.

Khi chim ấy nói xong, người bẫy chim đáp:

– Xin các vị đừng mong muốn yết kiến đức vua nữa. Vua chúa quả thật tâm tính hay thay đổi: họ sẽ bắt giữ các vị để làm trò tiêu khiển hoặc giết chết các vị đấy.

Sumukha đáp:

– Này hiền hữu, đừng sợ gì cả. Ta đã thuyết Pháp làm dịu lòng một kẻ độc ác như bạn và đã khiến bạn quy phục ta, dù người là một kẻ bẫy chim với bàn tay vấy máu đỏ. Còn các vua chúa thật ra đầy nhân từ và trí tuệ, là những người có thể phân biệt lời lẽ thiện ác. Vậy hãy mau đưa chúng ta vào yết kiến đức vua của hiền hữu.

Người bẫy chim nói:

– Thôi được, xin các vị chớ giận tôi Nếu việc này làm các vị thật sự thích thú, thì tôi sẽ đưa các vị đến yết kiến vua.

Thế rồi gã đưa đôi chim lên đòn gánh của gã và đi đến triều đình xin bệ kiến vua. Khi được vua hỏi chuyện, người bẫy chim công bố mọi sự kiện của trường hợp này.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Vội làm khi gã mới nghe xong
    Việc các chim mong tận cõi lòng,
    Đem cặp hồng nga vào bệ kiến,
    Bình an, thân thể mạnh hoàn toàn,
    Đậu kia, chẳng có gì ràng buộc,
    Trên mỗiđầu đòn gánh gã mang.

    41. Rồi người ấy nói: “Tấu Minh quân
    Thầnđến mang theo cặp ngỗng hồng,
    Một chủ tướng đầu đàn ngỗng ấy,
    Còn chim kia chính Thiên nga vương .

    42. “Kìa, những chim này mạnh biết bao,
    Trở thành mồi bẫy của ngươi sao,
    Sao ngươi bò tới gần bên chúng
    Chẳng khiến chúng kinh hãi tẩu đào?”

    43. “Trong ao hồ, khải tấu Minh quân,
    Xin hãy ngắm xem bẫy lưới giăng,
    Trong mọi chốn loài chim trú ẩn,
    Bẫy thường được đặt tạo thương vong.

    44. Chính trong một bẫy kín như vầy
    Thần đã bắt chim chúa ngỗng này,
    Chim bạn tự do ngồi kế cận
    Và mong cầu chúa thoát tù đày.

    45. Chim này làm phận sự hơn xa
    Thành tựu phàm nhân đạt đến mà,
    Cương quyết tập trung toàn nỗ lực
    Làm cho chim chúa được buông tha.

    46. Chim đằng kia muốn chịu hy sinh,
    Xứng đáng hưởng thêm cuộc sống mình,
    Ví thử chúa chim này được sống,
    Chúa chim đã được bạn tôn vinh.

    47. Nghe những lời chim ấy giải bày,
    Tiểu thần liền đạt phước ân ngay,
    Hân hoan giải phóng chim tù tội,
    Ra lệnh đôi chim cất cánh bay.

    48. Hoan hỷ nhìn chim chúa thoát thân,
    Ngỗng làm vinh dự đấng minh quân,
    Và êm tai kẻ làm ân phước
    Bằng những lời hay đẹp nhất trần:

    49. “Lạp hộ, cùng thân quyến họ hàng,
    Mong chư vị hạnh phúc muôn vàn
    Như ta hạnh phúc khi nhìn thấy
    Chúa chim Thiên nga được thoát nạn,

    50. Nhanh lên, ta sẽ dạy cho người
    Phương cách tìm ra thật lắm lời,
    Khi thấy đại danh chim ngỗng chúa
    Chẳng mang tỳ vết nhỏ nhất đời.

    51. Mau đem ta đến chốn triều đường,
    Thân thể bình an được vẹn toàn,
    Đứng ở mỗi đầu, không trói buộc,
    Phía trên đòn gánh của người mang.

    52. Rồi người hãy nói: “Tấu Minh quân,
    Thần đến mang theo cặp ngỗng hồng,
    Một chủ tướng đầu đàn ngỗng ấy,
    Còn chim kia chính Thiên nga vương”.

    53. Chúa tể loài người ấy ngắm xem
    Thiên nga vương giả, sẽ bừng lên
    Bao niềm hoan hỷ và sung sướng,
    Sẽ tặng người vô số bạc tiền .

    54. Do vậy, theo lời chim bảo ban
    Thần đưa đôi ngỗng đến triều đường,
    Mặc dù chúng tự do tìm kiếm
    Nơi trú bình an ở núi ngàn.

    55. Chim kia có số phận như vầy,
    Dù thật chánh chân đến thế này
    Có thể chuyển lay lòng trắc ẩn
    Thợ săn hung bạo tựa thần đây.

    56. Thiên nga này, khải tấu Minh quân,
    Tặng vật tiểu thần đến hiến dâng,
    Giữa những chốn người săn đặt bẫy,
    Hiếm khi tìm được vật ngang bằng.

Như vậy, gã đứng đó tán dương những đức hạnh của Sumukha. Sau đó vua Sakula tặng ngỗng chúa một bảo tọa cao sang và Sumukha một kim đôn quý giá. Khi đôi chim đã an tọa, vua mới dùng bắp rang, mật ong, mật mía và các món tương tự đựng trong các chén dĩa bằng vàng. Khi đôi chim đã ăn xong, vua chấp hai tay thỉnh cầu bậc Đại Sĩ thuyết Pháp rồi ngồi xuống một kim đôn nữa.

Theo lời thỉnh cầu ấy, chúa Thiên nga đàm đạo đầy hứng thú với vua.

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ mọi việc:

  1. Giờđây nhìn thấyđấng quân vương
    An tọa kim đôn sáng rỡ ràng,
    Chim ngỗng dùng âm thanh dịu ngọt
    Làm êm tai chúa tể trần gian
    .

Thiên nga:

  1. “Đại vương, ngọc thể có khang an,
    Vạn sự Đại vương thảy vẹn toàn,
    Quý quốc hẳn làđang thịnh vượng,
    Được ngài cai trị thật công bằng?”

Quân vương:

  1. Nga vương, trẫm vẫnđược khang an,
    Vạn sự trẫm đây được vẹn toàn,
    Bổn quốc hiện giờ rất thịnh vượng,
    Hưởng nền cai trị thật công bằng.

Thiên nga:

  1. Ngài có triều thần thật chánh chân,
    Biết khuyên nhủ chúa, chẳng sai lầm,
    Nếu cần, họ sẵn sàng liều chết
    Vì chánh nghĩa và danh chúa công?

Quân vương:

  1. Trẫm có triều thần thật chánh chân,
    Biết khuyên nhủ trẫm, chẳng sai lầm,
    Nếu cần, họ sẵn sàng liều chết
    Vì chánh nghĩa và danh quả nhân.

Thiên nga:

  1. Phải chăng hoàng hậu cũng chung dòng,
    Lời lẽ ôn nhu, biết phục tòng,
    Diễm lệ, nhiều con, danh tiếng tốt,
    Vâng chiều mọi Thánh ý Minh quân?

Quân vương:

  1. Trẫm nay có chánh hậu chung dòng,
    Lời lẽ ôn nhu biết phục tòng,
    Diễm lệ, nhiều con, danh tiếng tốt,
    Vâng chiều mọi ý trẫm cầu mong.

Khi Bồ-tát đã chấm dứt những lời chào hỏi thân hữu xong, vua lại đàm đạo cùng ngài:

Quân vương:

  1. Khi vận rủi kiađưa đẩy ngài,
    Đến cừu nhân tối hiểm trênđời,
    Khi ngài gặp phải tay người ấy,
    Ngài đã chịu bao thống khổ rồi?

    65. Gã kia có chạy, gậy trong tay
    Đánh đập các ngài, nói trẫm hay?
    Với những con người gian ác ấy
    Trẫm thường nghe nói cách như vầy.

Thiên nga:

  1. Ta không hề gặp bước gian nan
    Trong lúc lòng ta vẫn nhớ ơn
    Kẻ ấy chẳng bao giờđối xử
    Với ta như những bọn cừu nhơn.

    67. Người bẫy chim run rẫy, ngạc nhiên,
    Cầu mong hỏi chuyện củađôi chim,
    Và Sư-mục, tướng quân khôn nhất,
    Đã trả lời ngay kẻ ấy liền.

    68. Nghe những lời chim tuớng giải bày
    Người kia liền đạt phước ân ngay,
    Hân hoan giải thoát ta từ bẫy,
    Ra lệnh đôi ta cất cánh bay.

    69. Tâu Đại vương, Sư-mục ước mong
    Đến đây và yết kiến long nhan,
    Nghĩ rằng người bẫy chim thân hữu
    Sẽ kiếm ra vô số bạc vàng
    .

Quân vương:

  1. Cung nghênh các vị,đúng hoàn toàn,
    Trẫm thật hân hoan gặp bạn vàng,
    Hiền hữu bẫy chim rồi sẽ nhận
    Thỏa lòng mọi tặng vật trần gian
    .

Nói vậy xong, vua nhìn thẳng một vị cận thần và khi vị ấy hỏi:

– Tâu Đại vương, xin cho biết Thánh ý.

Vua đáp:

– Khanh hãy đưa người bẫy chim này đi tỉa gọn râu tóc và sau khi gã được tắm rửa, xoa dầu thơm, hãy cho gã phục sức xiêm y lộng lẫy và đưa gã lại đây.

Khi việc này đã xong và người bẫy chim được dẫn đến, vua ban ân cho gã một ngôi làng hằng năm sinh lợi một trăm ngàn đồng tiền và thêm một ngôi nhà đứng ở vị trí giáp hai mặt đường, một cỗ xe lộng lẫy và cả kho vàng ròng.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Quân vương rộng lượngđã truyền ban
    Người bẫy chim vô số bạc vàng,
    Sauđó hồng nga cất tiếng nói
    Âm thanh mê mẩn cả tâm can
    .

*

Sau đó bậc Đại Sĩ thuyết Pháp cho vua, và khi nghe ngài giảng giải, vua sinh tâm hoan hỷ, mong muốn bày tỏ dấu hiệu kính trọng đối với vị Pháp sư, vua liền tặng ngài chiếc lọng trắng, vừa dâng lên ngài cả quốc độ vừa ngâm các vần kệ này:

  1. Những gì trẫm có,đúng công bằng
    Những vật trẫm đòi hỏi chánh chân,
    Sẽ chuyển qua quyền ngài thọ hưởng,
    Nếu ngài nêu nguyện ước trong tâm.

    73. Dẫu ngàiđem bố thí ban ân,
    Hoặc sử dụng, hay muốn hưởng phần,
    Trẫm nhượng quyền hành cùng tất cả,
    Và giao ngài cả chiếc ngai vàng.

Bậc Đại Sĩ liền trao trả chiếc lọng trắng mà vua đã tặng ngài. Rồi vua suy nghĩ: “Ta đã nghe Pháp do vị chúa hồng nga thuyết giảng, song vị tướng quân Sumukha này được gã bẫy chim tán tụng nhiệt liệt là nói năng dịu ngọt như mật rót vào tai, vậy ta cũng muốn nghe chim ấy thuyết Pháp”. Thế là vua ngâm vần kệ khác để đàm đạo với chim ấy:

  1. Trí hiền Sư-mục thật tinh thông,
    Ví thử nói ra tự nguyện lòng
    Chỉ một hai lời thôi cũngđủ
    Trẫm đây hạnh phúc bội muôn phần.

Sau đó Sumukha đáp:

  1. Xin tâu Chúa thượng, trước Minh quân,
    Đúng phép, tôi không dám nói năng
    Dù chỉ mộtđôi lời nhỏ mọn,
    Khác nào vương tử của Long thần.

    76. Vì chúa hồng nga hiện diệnđây,
    Và ngài Đại đế tối cao vầy,
    Có quyền đòi hỏi đầy chân chánh
    Niềm kính trọng tôi phải tỏ bày.

    77. Thần tôi hèn mọn, tấu Quân vương,
    Nên chẳng dám can thiệp luận bàn,
    Khi nhị Đại vương đang nghị sự
    Bao điều quan trọng giữa triều đường.

Vua nghe chim ấy nói, lòng đầy hoan hỷ phán bảo:

– Người bẫy chim nhiệt liệt ca tụng tướng quân, chắc chắn không thể có được ai khác như khanh cả, quả thật khanh là vị thuyết Pháp êm dịu làm sao!

Vua ngâm các vần kệ này:

  1. Người bẫy chim ca tụng nhiệt tình
    Chim này trí tuệ, tuyệt thông minh,
    Tinh khôn như vậyđâu tìm thấy
    Ở kẻ trí chưađược học hành.

    79. Trong đám chim cao quý trẫm xem
    Chim này vô địch giữa đàn em,
    Tối cao đức tính chim đầy đủ
    Đệ nhất hữu tình vượt hẳn lên.

    80. Hình dáng thanh cao, giọng ngọt ngào
    Khiến lòng mê mẩn biết dường nào,
    Ước mong của trẫm là hai vị
    Ở mãi bên mình thỏa ước.

Sau đó bậc Đại Sĩ ngâm kệ ca tụng vua:

  1. Ngàiđối đãiđây với chúng thần
    Như người đối với đại thân bằng,
    Này đây Chúa thượng vừa ban phát
    Hèn mọn đội chim hưởng phước ân.

    82. Song đàn chim quyến thuộc kêu than
    Xa vắng lâu ngày đã bặt tăm,
    Và có nhiều chim đầy khổ não
    Vì không còn thấy bóng Nga vương.

    83. Vậy để xua tan nỗi khổ này,
    Đại vương, xin thả chúng thần ngay,
    Cúi xin Chúa thượng nay cho phép
    Gặp lại thân bằng, cất cánh bay.

    84. Hôm nay hạnh ngộ đấng Quân vương,
    Thần thấy tâm hoan hỷ ngập tràn,
    Thần chắc từ nay toàn bạn hữu
    Chẳng còn duyên cớ để kinh hoàng.

Khi ngài nói vậy xong, vua mới chịu để hai vị giã từ. Bậc Đại Sĩ lại thuyết giảng với vua về nỗi khổ đau theo liền Ngũ ác dục và niềm hạnh phúc đi theo công đức, rồi ngài khích lệ vua:

– Xin Đại vương giữ giới luật và trị dân chân chánh cùng thu phục nhân tâm với Tứ Nhiếp pháp (Bốn pháp hòa hợp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự)

Sau đó ngài khởi hành về núi Cittakùta.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Như vầy với chúa tể loài người,
    Chim chúa Dha-tađãđáp lời,
    Sau đó tìm thân bằng quyến thuộc,
    Tung đôi cánh mạnh nhất lên trời.

    86. Nhìn chủ tướng chim được vạn an
    Trở về từ cõi chết nhân gian,
    Đàn chim vỗ cánh kêu ầm ĩ
    Chào đón chúa chim lại họp đàn.

    87. Vây quanh chúa tể chúng tôn sùng,
    Tin tưởng, giờ đây đám ngỗng hồng
    Kính cẩn nghiêng mình chào chúa tể
    Hân hoan vì chúa được an thân.

Trong khi hộ tống chim chúa, bầy Thiên nga hỏi ngài:

– Tâu Chúa thượng, làm thế nào ngài thoát nạn?

Bậc Đại Sĩ thuật cho chúng nghe ngài được giải thoát nhờ Sumukha giúp đỡ, và nói về hành động của vua Sakula cùng người bẫy chim.

Nghe vậy cả bầy Thiên nga hân hoan ca ngợi tất cả các vị:

-Vạn tuế tướng quân Sumukha của đàn Thiên nga, và Đại vương Sakula cùng chú bẫy chim. Cầu mong các vị an lạc hạnh phúc lâu dài.

Bậc Đạo Sư ngâm vần kệ cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Ai có từ tâm ắtđạt thành
    Việc gì các vị ấy thi hành,
    Như Thiên nga trở về bằng hữu
    Lần nữađôi chim được trọn lành
    .

*

Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và bảo:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, Ànanda cũng đã hy sinh tính mạng vì Ta.

Và Ngài nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy, Channa (Xa-nặc) là người bẫy chim, Sàriputta (Xá-lợi-phất)là nhà vua, Ànanda (A-nan) là Sumukha, các đệ tử đức Phật là chín mươi ngàn Thiên nga, và Ta chính là chúa Thiên nga.

-ooOoo-

  1. Chuyệnđại Thiên nga (Tiền thân Mahàhamsa)

Kìa đám hồng nga cất cánh bay…,

Chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Trúc Lâm, về việc Trưởng lão Ànanda hy sinh tính mạng.

Phần duyên khởi cũng giống hệt như chuyện đã có nhưng vào dịp này, trong lúc bậc Đạo Sư kể chuyện quá khứ, đã tường thuật cổ tích sau đây.

*

Ngày xưa ở thành Ba-la-nại, một vị quốc vương mệnh danh Samyama có vị chánh hậu tên là Khemà (Thái Hòa). Thời ấy, Bồ-tát cùng đám tùy tùng chín mươi ngàn thiên nga trú trên đỉnh núi Cittakùta.

Một ngày kia vào lúc tảng sáng, hoàng hậu Khemà thấy chiêm bao: một bầy thiên nga màu vàng ánh đến đậu trên ngai vua và thuyết Pháp với giọng ngọt ngào. Trong khi hoàng hậu đang lắng tai nghe và tán thán mà chưa được trọn bài thuyết giảng, thì bình minh đã đến, bầy thiên nga liền chấm dứt Pháp thoại và bay qua cửa sổ mở rộng Hoàng hậu vội vàng thức dậy kêu to:

– Bắt lấy chúng, bắt lấy bầy thiên nga trước khi chúng thoát thân.

Và trong lúc vừa dang rộng cánh tay, bà tỉnh dậy. Nghe lời bà, đám cung nữ thưa:

– Tâu lệnh bà, bầy thiên nga ở đâu?

Và chúng cười khúc khích.

Lúc ấy, hoàng hậu biết đó chỉ là giấc mơ, và nghĩ thầm: “Ta không thể thấy một vật không có thật: chắc chắn có loài kim nga trên đời này, song nếu ta tâu đức vua: “Thiếp mong muốn nghe loài kim nga thuyết Pháp” , ngài sẽ bảo: “Ta chưa từng thấy giống kim nga nào cả, làm gì có chuyện chim kim nga thuyết Pháp”. Và ngài sẽ không quan tâm đến vấn đề đó. Song nếu ta tâu: “Thần thiếp có niềm ao ước ấy trong lúc mang thai”, ngài sẽ cho tìm chúng mọi cách và thế là ta được thỏa tâm nguyện”.

Vì vậy, vừa giả bệnh, vừa dặn dò các cung nữ xong, bà đi nằm. Khi vua đã ngự lên ngai mà không thấy bà đến yết kiến như thường lệ, liền hỏi hoàng hậu Khemà ở đâu và khi nghe bà bị bệnh, vua đến thăm bà, vừa ngồi một bên giường bà, vừa vuốt lưng và hỏi thăm bệnh tình của bà. Bà đáp:

– Tâu Chúa thượng, thần thiếp chẳng bệnh gì cả, song thiếp chợt có những mềm ao ước của một thai phụ.

– Này ái khanh, cứ nói đi, ái khanh muốn gì, trẫm sẽ tìm được cho ái khanh ngay.

– Tâu Chúa thượng, thiếp ao ước nghe chim kim nga thuyết Pháp trong lúc chim ấy ngự trên ngai vàng, có chiếc lọng che trên đầu, và thiếp mong dâng lên chim ấy nhiều tràng hoa thơm cùng các lễ vật khác để tỏ lòng cung kính tán thán của thiếp. Nếu thiếp đạt được điều này thì quý biết bao, nếu không, thiếp chẳng muốn sống nữa.

Vua liền an ủi bà và bảo:

– Nếu có vật ấy trên thế giới này thì ái khanh sẽ được toại nguyện, chớ lo buồn.

Rồi ra khỏi cung thất của hoàng hậu, vua tham vấn các vị đại thần và phán:

– Này các khanh, hãy lưu ý: hoàng hậu Khemà bảo: “Nếu thiếp nghe được chim kim nga thuyết Pháp thì thiếp sẽ sống, nếu không, thiếp sẽ chết”. Vậy hãy cho trẫm biết, có loài chim kim nga nào chăng?

Triều thần đáp:

– Tâu Chúa thượng, chúng thần chưa từng nghe hoặc thấy loài ấy.

– Thế ai biết được chuyện này?

– Tâu Chúa thượng, các Bà-la-môn.

Vua liền triệu tập các Bà-la-môn đến và hỏi:

– Có chuyện nào như việc loài chim kim nga thuyết Pháp chăng?

– Tâu Đại vương, cóTheo truyền thuyết của chúng thần, các loài cá, cua, rùa, nai, công và thiên nga đều có sắc vàng ánh. Trong số ấy, người ta bảo dòng giống Thiên nga Dhatarattha rất tinh khôn thông thái. Cộng thêm loài người nữa là bảy loài sinh vật có màu vàng ròng.

Vua vô cùng hoan hỷ, hỏi:

– Vậy loài hồng nga thông thái này cư ngụ ở đâu?

– Tâu Đại vương, chúng thần không biết.

– Thế thì ai biết chứ?

– Bọn bẫy chim – Họ đáp.

Vua liền tập hợp tất cả dân bẫy chim từ khắp nước về, và hỏi họ:

– Này các hiền hữu, các chim kim nga thuộc dòng giống Dhatarattha cư trú ở đâu?

Một người bẫy chim đáp:

– Tâu Đại vương, theo truyền thuyết từ đời nọ sang đời kia, người ta bảo chúng cư trú trong dãy Tuyết Sơn, trên đỉnh Cittakùta.

– Vậy khanh có biết làm cách nào bắt được chúng chăng?

– Tâu Đại vương, thần không biết.

Vua liền triệu tập các Bà-la-môn thông thái, sau khi cho họ biết có loài chim kim nga trên đỉnh Cittakùta, vua hỏi họ có cách nào để bẫy chúng chăng. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, cần gì chúng thần phải bắt chim? Chúng thần sẽ bày mưu kế đưa chim về gần kinh thành và bắt chúng.

– Mưu kế gì vậy?

– Tâu Đại vương, về phía bắc kinh thành, xin Đại vương ra lệnh đào một cái hồ rộng ba dặm, một địa điểm thật an toàn, chứa đầy nước, trồng đủ loại ngũ cốc cùng năm loại hoa sen phủ mặt hồ. Rồi giao hồ cho một người bẫy chim thiện xảo chăm sóc, không cho phép ai đến gần hồ, và phân công nhiều người canh giữ bốn góc, rao truyền cho dân chúng biết đây là hồ bảo tồn chim muông. Khi nghe vậy, mọi loài chim sẽ đến đó. Sau đó các chim kim nga này nghe bọn chúng bảo nhau hồ này thật an toàn, tức nhiên sẽ đến thăm hồ và Đại vương sẽ bảo lấy thòng lọng bẫy chúng.

Vua nghe vậy, liền bảo đào hồ như họ miêu tả ở vùng họ nói, rồi triệu một người bẫy chim thiện xảo đến, ban cho gã một ngàn đồng tiền và phán:

– Từ nay ngươi hãy bỏ nghề cũ, trẫm sẽ cấp dưỡng vợ con gia đình ngươi. Cẩn thận canh giữ hồ bình an này và buộc mọi người phải tránh xa hồ, truyền rao khắp bốn phương rằng đây là hồ bảo tồn chim muông, hễ có loài chim nào lai vãng nơi đây đều là của trẫm, và khi loài chim kim nga đến, ngươi sẽ được vinh hoa phú quý.

Cùng với những lời khích lệ này, vua giao gã chăm nom hồ bảo tồn. Từ ngày ấy, gã bẫy chim làm đúng như vua truyền canh giữ nơi ấy và do gã bảo vệ hồ bơi được bình an, sẽ dần dần được mệnh danh là người bẫy chim Khemà (Bình An).

Từ đấy, mọi loài chim đến đậu nơi ấy, và vì chúng truyền tin cho nhau rằng hồ này bình an ổn định, nên nhiều loài thiên nga bay đến. Trước hết là loài thiên nga màu cỏ xanh, rồi nhờ chứng loan báo, kế đó là loài hoàng nga, và theo cách này giống thiên nga đỏ tía, thiên nga trắng và thiên nga Paka lần lượt đến.

Khi chúng đến, Khemà trình vua như vầy:

– Tâu Đại vương, năm loài thiên nga đã đến, và chúng vẫn đang tiếp tục ăn uống hồ này. Giờ đây thiên nga Paka đã đến, chỉ vài ngày nữa là loài kim nga sẽ đến. Xin Đại vương chớ lo âu nữa.

Vua nghe vậy liền truyền đánh trống lệnh công bố khắp kinh thành rằng không ai được phép đến nơi kia, bất cứ kẻ nào bất tuân sẽ chịu hình phạt chặt tay chân và tịch thu gia sản, nên từ đó không ai dám đến đó nữa.

Bấy giờ, thiên nga Paka cư trú không xa đỉnh Cittakùta trong Kim Động. Loài chim này có sức mạnh phi thường và cũng giống như thiên nga dòng họ Dhatarattha, màu sắc thân của chúng rất đặc sắc, còn con gái của Thiên nga vương Paka lại có màu vàng ánh. Vì thế vua cha nghĩ rằng nàng xứng đôi với Thiên nga vương Dhatarattha và gả nàng cho vua chim kia. Nàng rất được vua chim sủng ái, nhờ vậy hai dòng họ thiên nga này trở nên thân thiết nhau.

Một hôm bầy thiên nga hầu cận Bồ-tát hỏi thiên nga Paka:

– Các bạn tìm thức ăn ở đâu bây giờ?

– Chúng tôi đang kiếm ăn gần Ba-la-nại, trong một vùng nước an toàn, nhưng còn các bạn bay tận đâu?

– Đến nơi như vầy, như vầy – Chúng đáp.

– Sao các bạn không đến hồ bảo tồn chim muông? Đó là một cái hồ tuyệt đẹp, đủ các loài chim, được năm loại sen bao phủ, rất nhiều loại ngũ cốc và quả cây, cùng nhiều đàn ong đủ loại bay lượn vo ve. Tại bốn phía đều có người canh giữ công bố hồ được vĩnh viễn tránh khỏi hiểm nguy. Không ai được phép đến gần, lại càng không có việc hại nhau đâu.

Theo cách này, chúng cứ ca tụng hồ bình an mãi. Khi nghe chuyện thiên nga Paka nói, chúng trình với Sumukha (Sư-mục-kha).

– Bầy chim kia bảo chúng thần ở gần Ba-la-nại có một hồ bình an như vầy, dòng họ Paka vẫn thường đi ăn tại đóXin tướng công tâu với Đại vương Dhatarattha và nếu ngài cho phép chúng thần, thì chúng thần cũng sẽ kiếm mồi tại đó.

Sumukha trình với chúa chim, ngài suy nghĩ: “Loài người quả thật đầy mưu thần chước quỷ. Chắc chắn phải có lý do gì đây. Từ xưa tới nay không hề có hồ như vậy. Chắc hẳn bây giờ hồ đã được xây để bắt chúng ta”. Ngài liền bảo Sumukha:

– Khanh đừng tán thành việc đi đến hồ kia. Hồ này chẳng được họ xây bằng thiện ý đâu; mà nó được xây để bắt chúng ta đó. Chắc chắn loài người đầy ác tâm và mưu mô xảo quyệt. Hãy ở lại chỗ các khanh thường kiếm mồi.

Lần thứ hai bầy kim nga thưa với tướng Sumukha rằng chúng rất nóng lòng đi đến hồ Bình An và vị ấy lại trình nguyện vọng của chúng lên chúa chim. Bậc Đại Sĩ suy nghĩ: “Không nên để quyến thuộc ta bất mãn vì ta. Vậy chúng ta cùng đến đó”.

Vì vậy được chín mươi ngàn thiên nga hộ tống, ngài bay đến đó và gặm chồi non, vui đùa theo cung cách loài thiên nga xong rồi bay về núi Cittakùta.

Sau khi bầy chim đã ăn uống và giã từ, gã bẫy chim Khemaka đi trình vua Ba-la-nại việc chim đã đến. Vua vô cùng hoan hỷ phán:

– Này hiền hữu Khemaka, hãy gắng bắt lấy một hai thiên nga, rồi ta sẽ ban thưởng vinh hoa phú quý cho khanh.

Cùng với các lời này, vua ban bổng lộc cho gã và bảo gã ra về.

Khi trở lại hồ, người bẫy chim ngồi giấu mình trong cái thùng rỗng và ngắm các hoạt động của bầy thiên nga. Các vị Bồ-tát quả thật đã thoát ly tham dục. Vì thế bậc Đại Sĩ bắt đầu từ nơi đã hạ cánh xuống, bước đi ăn lúa một cách chừng mực từ tốn. Còn các chim kia đều bay nhảy kiếm mồi khắp nơi. Do vậy, người bẫy chim suy nghĩ: “Thiên nga này đã thoát ly tham dục: đây chính là con chim ta phải bắt lấy”.

Ngày hôm sau trước khi bầy thiên nga hạ cánh xuống hồ, gã đến một nơi gần đó giấu mình trong cái thùng rỗng, ngồi yên tại đó nhìn qua khe hở của thùng. Lúc ấy bậc Đại Sĩ được chín mươi ngàn Thiên nga hộ tống đáp xuống nơi ngài đã đến hôm trước, và đậu ngay tại chỗ ăn hôm qua, tiếp tục gặm lúa.

Người bẫy chim nhìn qua khe hở của thùng, chú ý ngay vẻ đẹp phi thường của chim này, và suy nghĩ: “Chim này lớn bằng cỗ xe, lông vàng ánh và cổ lại có ba khoang đỏ. Ba khoang này chạy từ cổ xuống dọc theo phần giữa bụng, trong khi ba khoang khác chạy xuống nổi rõ trên lưng, toàn thân tỏa sáng như một khối vàng ròng treo trên sợi dây làm bằng chỉ đỏ. Đây chắc hẳn là chim chúa và chính là con chim ta quyết bắt lấy”.

Còn chúa Thiên nga, sau khi ăn lúa trên đồng ruộng xong, lại vui đùa trong vũng nước và sau đó được đàn chim hộ tống trở về núi Cittakùta. Suốt sáu ngày liền, ngài kiếm mồi theo kiểu ấy.

Vào ngày thứ bảy, Khemakha kết một sợi dây lớn bằng lông ngựa đen và buộc dây thòng lọng trên cây sào, rồi vì biết chúa Thiên nga sẽ đáp xuống ngày mai vào chỗ cũ, gã đặt cây sào có buộc cái bẫy ở trên vào trong vũng nước.

Hôm sau, chúa Thiên nga hạ cánh xuống liền bị mắc chân vào bẫy, nó kẹp chặt chân chim như sợi dây sắt siết mạnh. Chim chúa muốn phá bẫy nên kéo lê nó đi và lấy hết sức đạp mạnh vào bẫy. Trước tiên chỗ da vàng ánh bị bầm dập, kế đó thịt màu đỏ thắm bị rách, rồi gân đứt lìa, cuối cùng đáng lẽ chân chim đã bị gãy, song nghĩ rằng thân thể tàn tật không xứng đáng với một chúa chim, nên chim không chống cự nữa. Trong khi các chỗ đau bắt đầu nhức nhối, chim suy nghĩ: “Nếu ta thốt tiếng kêu cứu quyến thuộc ta sẽ hoảng hốt và dù chưa ăn no đủ, chúng cũng sẽ chạy trốn, thì e còn đói lòng, chúng sẽ rơi xuống nước”.

Vì thế cố chịu đựng nỗi đau, chim đứng yên trong gọng kìm của chiếc bẫy, giả vờ ăn lúa. Nhưng khi đàn chim đã no nê rồi, và đang chơi đùa theo kiểu cách thiên nga, chim chúa liền thốt tiếng kêu bị nạn.

Bầy thiên nga nghe vậy bay bổng lên đi mất, như đã được tả trước đáy. Tướng quân Sumukha cũng xem xét mọi việc như đã kể, rồi bay đi tìm quanh quẩn mà không thấy bậc Đại Sĩ trong ba đàn thiên nga lớn kia, liền suy nghĩ: “Chắc hẳn đây là một chuyện khủng khiếp đã xảy ra với đức vua” và vị ấy liền quay về nói:

– Tâu Chúa thượng, xin đừng sợ, thần sẽ giải cứu Chúa thượng dù phải hy sinh tánh mạng của thần.

Rồi vừa đáp xuống vũng bùn, chim ấy an ủi vỗ về bậc Đại Sĩ. Bậc Đại Sĩ suy nghĩ: “Chín mươi ngàn thiên nga đã bỏ ta bay đi mất, chỉ còn chim này một mình trở lại đây. Ta không biết khi người bẫy chim đến, Sumukha cũng sẽ bỏ ta mà bay đi không”. Rồi để thử lòng chim kia, ngài dựa mình đầy máu vào chiếc sào buộc cái bẫy, và ngâm ba vần kệ:

  1. Kìađám hồng nga cất cánh bay,
    Cả bầy hốt hoảng hãi kinhđầy,
    Đi ngay, Sư-mục-kha vàng ánh,
    Khanh muốn gì chăng ở chốn này?

    2. Họ hàng ta đã bỏ rơi ta,
    Bọn chúng đều cao chạy vút xa,
    Đào tẩu ngay, không hề nghĩ ngợi,
    Sao khanh đơn độc ở đây mà?

    3. Thiên nga cao thượng, hãy bay về,
    Tù tội làm sao có bạn bè?
    Lúc được tự do, Sư-mục hỡi,
    Bay đi, đừng bỏ dịp may kề!

Nghe vậy, Sumukha nghĩ thầm: “Thiên nga vương này không biết bản tính ta; ngài tưởng ta chỉ là thứ bạn nói lời xu nịnh. Ta sẽ tỏ cho ngài thấy ta yêu quý ngài biết bao”, rồi chim ấy ngâm bốn vần kệ:

  1. Không, thần sẽ chẳng bỏ Nga vương,
    Khiđến gần tai họa thảm thương,
    Song ở lại đây, thần đã quyết
    Bên ngài, dù sống chết không màng.

    5. Không, thần sẽ bỏ Nga vương,
    Khiđến gần tai họa thảm thương,
    Chẳng dự vào hành vi hạ liệt
    Với bầy chim nọ, chẳng theo gương.

    6. Thần đồng tâm hiệp ý cùng ngài,
    Đồng bạn vui chơi thuở thiếu thời,
    Giữa đám quần thần, tâu Chúa thượng,
    Nổi danh là thủ lãnh hùng oai.

    7. Khi về với quyến thuộc thân bằng
    Thần biết làm sao để nói năng,
    Ví thử bỏ ngài cho số phận,
    Vô tình bay bổng thật nhanh chân?
    Không, thà chịu chết hơn là sống
    Khi phải đóng vai hạ liệt thần.

Khi Sumukha đã ngâm bốn vần kệ như giọng sư tử rống, bậc Đại Sĩ lên tiếng nêu rõ đức độ của bạn:

  1. Bản tính khanh, Sư-mục Tướng quân,
    Vẫn thường an trú lý Như chân,
    Không bao giờ bỏ rơi vua chúa,
    Thân hữu, hãy tìm cách thoát thân.

    9. Khi ta nhìn thấy mặt Hiền khanh,
    Trong trí ta không khỏi hãi kinh,
    Dù cảnh ngộ buồn, khanh cũng sẽ
    Tìmđường giải cứu bạn thân mình.

Trong lúc đôi chim đang đàm luận như vậy, người bẫy chim đứng trên bờ hồ thấy bầy thiên nga bay rẽ ra thành ba đàn và không biết việc này có ý nghĩa gì, gã chợt nhìn đến nơi gã đã đặt bẫy và thấy Bồ-tát dựa mình vào cây gậy có cột thòng lọng. Vô cùng mừng rỡ, gã buộc thắt lưng lại cầm gậy vội vàng đến gần và đứng trước đôi chim, như ngọn lửa ở đầu chiếc vòng, đầu gã vươn cao trên đôi chim và gót chân chôn chặt dưới bùn.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng rõ vấn đề:

  1. Đôi chim cao thượng đã trao nhau
    Tư tưởng như vầy thật quý cao,
    Hãy ngắm kẻ săn chim táo bạo
    Tay cầm chiếc gậy, bước chân mau.

    11. Thấy gãđến gần, Sư-mục-kha
    Đứng lên ngay trước chúa Thiên nga,
    Hiên ngang khích lệ quân vương ấy
    Đầy nỗi lo trong bước sẩy sa.

    12. “Nga vương cao quý, chớ kinh hoàng,
    Kinh hãi chẳng là cách Đại vương,
    Với lẽ công bằng, thần nỗ lực
    Khẩn cầu với lý luận khôn ngoan
    Bằng hành động hết lòng can đảm
    Lần nữa Chúa công được thoát nàn.

Sumuakha an ủi bậc Đại Sĩ như vầy, rồi vừa đi đến bên người bẫy chim, vừa dùng tiếng người thật êm dịu hỏi:

– Này Hiền hữu, danh tánh của bạn là gì?

Y đáp:

– Này Chúa loài kim nga, ta có tên là Khemaka.

Sumukha đáp:

– Này Hiền hữu, đừng tưởng rằng chỉ một thiên nga tầm thường đã bị bắt vào bẫy lông ngựa của hiền hữu: đó chính là Chúa công Dhatarattha, lãnh tụ của chín mươi ngàn thiên nga đang bị mắc bẫy. Ngài thật là hiền trí, đức hạnh, và đang sẵn sàng hòa giải. Ta sẽ làm bất cứ việc gì mà ngài phải làm cho hiền hữu. Ta cũng có sắc vàng ánh và ta muốn hy sinh thân mạng mình vì ngài. Nếu hiền hữu muốn nhổ lông ngài, xin hãy nhổ lông ta; hoặc nếu hiền hữu muốn làm việc gì khác với da, thịt, gân, xương ngài, xin cứ lấy ra từ thân ta. Hơn nữa, giả sử hiền hữu muốn luyện ngài thành chim thuần, xin hãy luyện ta, bán ta lúc còn sống; hoặc nếu muốn kiếm tiền, xin hãy bán ta, chứ đừng giết ngài, vì ngài là bậc đầy đủ trí tuệ và đức hạnh như thế. Nếu hiền hữu muốn giết ngài, hiền hữu sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi địa ngục hoặc đọa xứ khổ cảnh tương tự.

Sau khi đe dọa kẻ bẫy chim bằng nỗi kinh hoàng địa ngục, khiến y phải nghe lời khuyến dụ êm tai của mình, Sumukha lại đến gần đứng cạnh Bồ-tát, và an ủi ngài .

Gã bẫy chim nghe lời ấy, suy nghĩ: “Chỉ là một con chim như thế, nó lại có thể làm được những gì loài người không thể làm được. Vì loài người không chung thủy trong tình bằng hữu. Ôi đấy thật là một chim thần, đầy trí tuệ và biện tài”. Toàn thân gã rung động với nỗi hoan lạc kỳ diệu, tóc gã dựng đứng vì kinh ngạc, gã làm rơi chiếc gậy và chấp hai tay lên trước trán, như người kính lễ mặt trời, gã đứng đó tuyên dương công hạnh của Sumukha.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Người săn chim nọ đã nghe lời
    Chim ấy nói ra với biện tài,
    Tóc dựngđứng lên, tay chấp lại,
    Tôn sùng kính lễ trước chim trời.

    14. Chưađược nghe hay thấy trước giờ
    Chim dùng tiếng nói của người ta,
    Và bằng giọng lưỡi chim tuyên thuyết
    Chân lý tối cao quả thật là.

    15. Với ngươi; chim có họ hàng gì,
    Khi cả đàn cùng chạy trốn đi,
    Dù được tự do, ngươi ở lại
    Bên chim bị bắt một mình kia?

Khi nghe người bẫy chim độc ác hỏi câu này, Sumukha suy nghĩ: “Kẻ ấy đã động lòng, ta muốn bày tỏ cho y thấy đức tính của ta để y hồi tâm thêm nữa” Và chim ngâm kệ:

  1. Hỡi cừu nhân củađám thiên nga,
    Ngài chúa công, tađại tướng mà,
    Ta chẳng bỏ ngài cho số phận,
    Bình an đào thoát một mình ta.

    17. Đừng để Thiên nga chúa đại hùng
    Nơi đây phải chết thật đơn thân,
    Bên ngài, hạnh phúc ta tìm thấy,
    Ta được ngài như đáng chúa công
    .

Khi nghe lời thuyết giáo dịu dàng về cách nhận lãnh trách nhiệm của chim kia, người bẫy chim tràn ngập hân hoan và lông tóc dựng đứng vì kinh ngạc, suy nghĩ: “Giả sử ta giết Thiên nga chúa đầy đủ đạo hạnh và mọi đức tính này, ta sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi bốn khổ hình. Vậy cứ để vua Ba-la-nại muốn làm gì ta cũng mặc, ta sẽ trao chim mắc bẫy này như quà biếu không cho Sumukha và thả chim đi”.

Gã liền ngâm kệ:

  1. Ngươi kínhĐiểu vương, cao quý thay,
    Vì ngươi vẫn sống vời chim này,
    Hãy bay về chốn ngươi chung sống,
    Ta thả tự do hiền chúa ngay.

Nói vậy xong, người bẫy chim đầy thiện ý đến gần bậc Đại Sĩ uốn cây sào xuống, đặt chim chúa trên bùn, và lại nhấc sào ra khỏi thòng lọng. Sau đó gã kéo chim ra khỏi hồ, vừa đặt chim trên đám cỏ Kusa non, gã vừa nhẹ tay tháo chiếc bẫy đã kẹp chân chim. Lòng gã rạt rào tình thân mến bậc Đại Sĩ , và với từ tâm, gã lấy nước rửa sạch máu rồi chùi đi chùi lại nhiều lần.

Nhờ uy lực của từ tâm ấy, gân dính liền gân, thịt liền thịt, da liền da, chân chim lại lành như trước, chẳng còn gì khác với chân kia, và Bồ-tát ngồi đó hân hoan thư thái như xưa.

Sumukha thấy chim chúa hạnh phúc dường nào nhờ hành động của mình, nên vô cùng hoan hỷ nghĩ thầm: “Người này đã đem lại lợi ích cho ta, nhưng ta chưa làm gì cho y cả. Nếu y bắt ta cho các triều thần và giao ta cho họ, y sẽ được một số tiền lớn, và nếu y bắt ta cho chính y, y sẽ bán ra rồi thu lợi lớn. Ta muốn hỏi y đôi điều”. Như vậy do lòng mong ước làm ích lợi cho gã, chim ngâm kệ hỏi:

  1. Nếu vì mụcđích của riêng tây,
    Ôngđã bắt ta, đặt bẫy này,
    Ta được tự do ông trả lại,
    Lòng không lo lắng, nghĩ suy đầy.

    20. Song bằng không, quả thật to gan,
    Người bẫy chim tha mạng điểu vương
    Mà chẳng vì ân vua phép nước,
    Hiển nhiên trộm cướp chẳng gì hơn.

Người bẫy chim nghe vậy bảo:

– Ta không bắt chim cho ta đâu, ta được vua Samyama ở Ba-la-nại sai làm.

Rồi gã kể cho chim nghe toàn thể câu chuyện, từ lúc đầu hoàng hậu nằm mộng cho đến khi vua nghe có loài thiên nga đến, và phán: “Này hiền hữu Khemaka, hãy cố bắt một hai thiên nga, rồi trẫm sẽ ban đại phú quý cho khanh”, và cấp lương thực cho gã lên đường.

Khi nghe vậy, Sumukha suy nghĩ: “Người bẫy chim này không kể gì đến kế sinh nhai của riêng mình, khi thả chúng ta ra là gây khó khăn cho y, song nếu từ đây, ta trở về Cittakùta, thì trí tuệ siêu phàm của điểu vương Dhatarattha cũng như hành động vì tình bằng hữu của ta đều không được biểu lộ, người bẫy chim cũng sẽ không hưởng đại phú quý, nhà vua cũng không được an trú vào Ngũ giới và ước nguyện của hoàng hậu cũng không thành tựu”. Vì thế, chim ấy đáp:

– Này hiền hữu, nếu quả thật như vậy, thì ông không thể để cho chúng ta đi. Hãy đưa chúng ta đến yết kiến vua và ngài sẽ đối xử với chúng ta tùy thích.

Chim ấy lại ngâm vần kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Ông là tôi tớ của quân vương,
    Ý nguyện ngài, ông phải vẹn toàn,
    Tùy thích vua Sa-myađịnh đoạt
    Với ta, đối xử hợp tâm can.

Nghe vầy, người bẫy chim nói:

– Thưa các ngài, các vị không nên mong ước diện kiến đức vua. Vua chúa quả thật là những người vô cùng nguy hiểm. Họ sẽ luyện các vị thành chim thuần thuần tính hoặc giết đi.

Sumukha liền đáp:

– Này hiền hữu bẫy chim, đừng bận lòng vì chúng ta. Nhờ thuyết Pháp, ta đã khiến cho một người độc ác như ông phát khởi từ tâm. Vậy sao ta không làm việc này với vua? Vua chúa đủ trí tuệ để hiểu lời chân thiện. Hãy mau đưa ta đến yết kiến vua. Ông đừng đem chúng ta đi như đôi chim mắc bẫy, mà hãy đặt ta vào chiếc lồng hoa và đưa đi như vậy. Hãy làm chiếc lồng lớn phủ sen trắng cho điểu vương Dhatarattha và lồng nhỏ hơn phủ sen đỏ cho ta, đặt ngài phía trước, ta phía sau, hơi thấp hơn một chút, rồi khẩn cấp đưa ta đi yết kiến vua.

Khi nghe lời Sumukha, người bẫy chim suy nghĩ: “Sumukha đến yết kiến đức vua chắc hẳn mong ta được đại vinh hiển”. Lòng vô cùng hoan hỷ, gã làm đôi lồng bằng các cành liễu mềm phủ hoa sen, xong liền lên đường cùng với đôi chim theo cách miêu tả.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ để làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Người săn chim nắm cả hai tay
    Trong lúc được nghe nói thế này,
    Liềnđặt vào lồngđôi ngỗng đỏ
    Sắc da vàng ánh đẹp như vầy.

    23. Bộ lông ngời sáng, chúa Thiên nga
    Càng đẹp mắt trông, với Mục-kha,
    Yên ổn trong lồng người đặt bẫy
    Cầm lên cùng với ngỗng đi ra.

*

Ngay khi người bẫy chim lên đường cùng với đôi ngỗng, chim chúa Dhatarattha chợt nhớ đến vương hậu của mình là công chúa của Thiên nga vương Paka, do lòng tham ái chi phối, chim chúa than thở như vầy với Sumukha.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Nga vương vừa mớiđược mang ra,
    Liền nói như vầy vời Mục-kha:
    “Vương hậu diễm kiều đầy quý tướng
    Bây giờ đang khổ não vì ta.
    Nếu nàng nghe nói rằng ta chết,
    Ta sợđời nàng cũng phải sa.

    25. Như cò hương khóc bạn tình lang,
    Đơn độc bên bờ vắng đại dương,
    Rực rỡ, Su-he (*) da óng ả
    Sẽ còn thương tiếc mãi quân vương.

(*) Suhemà: tên hoàng hậu Thiên nga

*

Nghe vầy, Sumukha suy nghĩ: “Thiên nga này, dù luôn sẵn sàng khuyến giáo kẻ khác, lại bị tham dục chi phối, tất cả chỉ vì chim mái, nên cứ lảm nhảm như nước đang sôi sùng sục, hoặc chẳng khác tiếng bầy chim từ bến bờ vụt lên rồi sà xuống mổ lúa trên ruộng! Hay ta phải cố dùng trí tuệ nêu rõ cho ngài thấy những thói xấu của nữ giới và làm ngài tỉnh táo lại chăng?”, và chim này ngâm kệ:

  1. Thiên nga vĩđại, trí vô song,
    Lãnhđạo anh minh của giống dòng,
    Sao phải ưu phiền vì nữ giới,
    Tỏ bày bao nhược điểm trong lòng.

    27. Như gió mang đi đủ thứ mùi
    Dù là thơm ngát hoặc tanh hôi,
    Tham lam như trẻ thành mù quáng
    Ăn thức còn tươi hoặc chín rồi.

    28. Không xét suy chân chánh việc làm
    Mê mờ, ngài chẳng thấy trên đàng
    Việc gì cần tránh, gì làm được,
    Trong lúc sa cơ, gặp hiểm nàn.

    29. Hóa dại, ngài ca tụng má hồng
    Có đầy vẻ diễm lệ say lòng;
    Tầm thường, tuy vậy, là đa số,
    Chẳng khác trà đình của túy ông.

    30. Ưu phiền, bệnh tật với tai ương,
    Như xích xiềng, gông, cực bạo tàn,
    Ảo ảnh, dối gian và cạm bẫy
    Tử thần cất kín tận tâm can.
    Nữ nhân đều thế, ai tin chúng
    Hạ liệt quả là nhất thế gian!

Lúc ấy chúa chim Dhatarattha đang say mê nữ giới, liền bảo:

– Hiền hữu không biết các đức tính của phái nữ, nhưng các bậc hiền trí biết rõ, nữ giới không đáng bị chỉ trích đâu.

Rồi ngài giải thích qua các vần kệ:

  1. Bậc trí nhìn chân lý rõ rành,
    Còn ai khiển trách, dám phê bình?
    Nữ nhân sinh ở trong trần thế
    Để hưởng đặc quyền với đại danh.

    32. Nhi nữ sinh ra để cợt đùa,
    Tình yêu lạc thúđược ban cho,
    Hạt mầm nảy nở trong nhi nữ,
    Nguồn gốc đời ta được hộ phò,
    Từđó nam nhân bừng nhịp thở,
    Khó lòng khinh thị đám quần thoa.

    33. Riêng khanh, Sư-mục, có tinh thông
    Cung cách dung nghi đám má hồng,
    Xúc động hãi kinh, khanh có thấy
    Trí này sáng suốt muộn màng không?

    34. Khi một nam nhân gặp bất an,
    Giữa tai biến, chịu đựng can cường,
    Trong cơn khủng hoảng bao hiền trí
    Cố sức cho ta được thoát nàn.

    35. Quân vương muốn gặp bậc anh hùng
    Để có người khuyên nhủ hộ phòng
    Chống nỗi kinh hoàng do nghịch cảnh,
    Giải bày thích đáng, cứu nguy vong.

    36. Ta mong đầu bếp của hoàng gia
    Đừng nướng thân ta đã xác xơ,
    Như trái cây tre thường giết mẹ
    Bộ lông vàng cũng giết đời ta.

    37. Tự do, khanh chẳng muốn bay đi,
    Tự nguyện giam cầm để cứu nguy,
    Giờ phút hiểm nghèo, đừng nói nữa,
    Hãy hoàn thành sứ mạng nam nhi.

Bằng cách tán tụng nữ giới, bậc Đại Sĩ đã làm cho Sumukha phải im lặng, nhưng khi thấy vị ấy buồn bực biết bao, giờ đây ngài muốn hòa giải với bạn, liền ngâm kệ này:

  1. Gắng sức làm sao thậtđúng thời,
    Với công bằng biện hộ như lời,
    Anh hùng hànhđộng, xin hiền hữu
    Đem lại cho ta cả cuộc đời
    .

Lúc ấy Sumukha suy nghĩ: “Ngài hết sức kinh hãi vì sợ chết; ngài không biết uy lực của ta. Sau khi yết kiến vua Ba-la-nại và đàm đạo đôi điều với vua, ta sẽ biết cách hành động. Lúc này ta muốn an ủi đại vương của ta”, và vị ấy ngâm vần kệ:

  1. Nga vương cao quý, chờ kinh hoàng,
    Kinh hãi chẳng là cáchĐại vương,
    Với lẽ công bằng, thần nỗ lực
    Khẩn cầu vời lý luận khôn ngoan,
    Bằng hànhđộng hết lòng can đảm
    Lần nữa chúa công được thoát nàn.

Trong lúc hai vị đang nói chuyện với nhau bằng tiếng chim như vậy, người bẫy chim chẳng hiểu lời nào chim nói cả, cứ mang đôi chim trên đôi gánh đi vào thành Ba-la-nại, gã được một đám đông theo sau vì tràn đầy thích thú kinh ngạc trước cảnh kỳ dị kia, họ đưa hai tay lên trời với dáng điệu nguyện cầu. Khi đến hoàng môn, người bẫy chim nhờ trình vua về việc gã đến chầu.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Người săn chim đến cổng hoàng gia,
    Tiến lại gần cùng gánh nặng kia,
    “Trình tấuĐại vương, thần yết kiến,
    Thưa rằng đây chính hiệu hồng nga”.
    Người canh cổngđi vào trình y đã đến. Vua vô cùng hoan hỷ, phán:

– Cho phép y vào chầu tức thì.

Rồi được một đám triều thần vây quanh, vua ngự lên ngai vàng có lọng trắng che trên đầu, thấy Khemaka bước lên bệ với gánh nặng trên vai, vừa khi nhìn đôi Thiên nga sắc vàng óng ả, vua phán:

– Ước nguyện của ta đã thành tựu.

Rồi vua truyền lệnh cho quần thần làm mọi việc xứng đáng đền đáp lại người bẫy chim.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Nhìn thấyđôi chim dáng Thánh thần,
    Trànđầy quý tướng đẹp vô ngần,
    Vua Sa-mya ấy liền lên tiếng
    Cùng với lời trao đám cận thần:

    42. “Ban gã săn chim thức uống ăn,
    Loại mềm, y phục đẹp oai hùng,
    Vàng ròng cả khối màu hồng đỏ
    Ban thật nhiều như dạ ước mong”
    .

*

Lòng vô cùng hân hoan, vua muốn bày tỏ nỗi thích thú của mình liền phán:

– Hãy đi trang điểm cho người bẫy chim rồi đưa y đến đây.

Thế là đám triều thần đưa gã ra khỏi cung, truyền tỉa râu tóc gã, sau khi y đã tắm rửa, xoa đầu thơm và mặc y phục lộng lẫy, họ đưa y vào yết kiến vua. Lúc đó vua ban cho y hai thôn làng hưởng lợi tức hàng năm một trăm ngàn đồng tiền, một cỗ xe do bầy ngựa thuần chủng kéo, một ngôi nhà rộng rãi đầy đủ tiện nghi cùng đại phú quý vinh hiển.

Khi nhận được đại danh vọng như vậy, người bẫy chim tâu trình để giải thích những việc y đã làm:

– Tâu Đại vương, thần không dâng Đại vương loại thiên nga bình thường đâu; đây chính là chúa tể của cả đàn chín mươi ngàn thiên nga, mệnh danh Dhatarattha và đây là đại tướng Sumukha.

Sau đó, vua hỏi:

– Này hiền hữu, làm sao khanh bắt được đôi chim ấy?

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Đại vương nhìn thấy kẻđi săn,
    Đẹp ý hân hoan, mới phán rằng:
    “Hồ ấy, Khe-ma, đàn ngỗng đến
    Hàng ngàn con để kiếm đồ ăn.

    44. Giữa cả đàn chim một giống dòng,
    Làm sao khanh cố sức thi công
    Chọn ra chim chúa này kiều diễm,
    Và bắt Thiên nga vẫn sống chăng?”

    Người săn chim đáp lời vua:
    45. Bảy ngày ròng rã, dạ âu lo
    Thần đã hoài công đánh dấu hồ,
    Tìm vết Thiên nga này tuyệt đẹp,
    Ẩn mình trong một cái lu to.

    46. Hôm nay thần thấy bãi chim ăn
    Mà chính Thiên nga đã đến gần;
    Lập tức chỗ kia thần đặt bẫy,
    Thiên nga phút chốc bị sa chân.

Khi nghe vậy, vua suy nghĩ: “Kẻ này lúc đứng ở cổng chỉ kể chuyện chim chúa Dhatarattha bay đến, và bây giờ y cũng chỉ nói về chim này thôi. Thế việc này có ý nghĩa gì?”. Và vua ngâm vần kệ:

  1. Thợ săn trình chỉ một chim thôi,
    Nhưng trẫm thấyđầy đủ cả đôi,
    Nhầm lẫn gì chăng, khanh đến tặng
    Trẫm đây thêm một chú chim trời?

Lúc ấy người bẫy chim đáp:

– Tâu Đại vương, không có gì thay đổi trong ý định của thần, và thần cũng không muốn dâng Thiên nga thứ hai này cho ai cả. Hơn nữa, thần chỉ bắt được một con trong bầy thôi.

Rồi y nói tiếp để giải thích:

  1. Thiên nga có những sọc vàng hồng
    Tất cảđều vòng xuống dưới thân,
    Đã bị bắt vào trong chiếc bẫy,
    Thần dângđây đúng lệnh Minh quân.

    49. Chim tuyệt đẹp này được tự do
    Vẫn ngồi bên cạnh bạn sa cơ,
    Dùng lời lẽ thế nhân êm dịu
    Cố sức làm cho bạn khỏi lo.

Theo cách này y tuyên dương đức hạnh của Sumukha:

– Ngay khi biết Thiên nga Dhatarattha bị bắt, chim ấy ở lại an ủi bạn và khi thần đến gần, nó liền bay đến gặp thần, đứng giữa không gian vừa đàm luận vui vẻ với thần bằng tiếng người, vừa nói rõ mọi đức hạnh của chim Dhatarattha. Và sau khi đã làm cho lòng thần dịu lại như vậy, nó liền đến đứng trước bạn mình lần nữa. Tâu Đại vương, khi nghe tài hùng biện của Sumukha, thần đã được cảm hóa và thả chim Dhatarattha. Do vậy, việc thả chim Dhatarattha khỏi bẫy và việc thần đến đây với đôi ngỗng này đều nhờ công Sumukha cả.

Khi nghe vậy, vua nóng lòng nghe Sumukha thuyết giáo, và trong khi người bẫy chim vẫn đang cung kính đảnh lễ vua, thì mặt trời vừa lặn, đèn đuốc được thắp sáng, một đám tướng lãnh và nhiều người khác tụ họp lại. Hoàng hậu Khemà được đoàn nữ nhạc hộ tống đến ngự bên phải vua; ngay lúc ấy vua muốn thuyết phục Sumukha cất tiếng nói, liền ngâm kệ:

  1. Sao ngươi im tiếng, hỡi Thiên nga,
    Tađoán phải chăng bởi sợ ta,
    Đến trước quân vương, ngươi diện kiến,
    Mà sao chẳng thốt một lời ra?

Nghe vậy, Sumukha đáp để chứng tỏ mình không sợ gì cả:

  1. Ta chẳng sợ gì, tấuĐại vương,
    Khi trao lời giữa chốn triều đường,
    Nếu cơ hội tốt nàođi đến,
    Ta quyết sẽ không tránh luận bàn.

Nghe vậy, vua mong ước làm chim ấy nói nhiều hơn, liền ngâm kệ chê bai vị tướng chim:

  1. Chẳng bầy xạ thủ mặc quân bào,
    Chẳng mão, chẳng da bảo hộ nào,
    Không có tùy tùng người hoặc ngựa,
    Cũng không xa, pháođể theo hầu.

    53. Chẳng thấy vàngđâu, chẳng thị thành,
    Chẳng lâu đài tráng lệ quang vinh,
    Tháp canh không có, phòng xâm phạm
    Với lũy hào bao bọc bản doanh
    Do tướng Mục-kha xây dựng vậy,
    Không gì đáng sợ ở bên mình.

Khi vua dùng cách này hỏi chim tại sao không kinh hãi, Sumukha liền đáp kệ:

  1. Chẳng ai bảo vệ, hoặc quân canh,
    Chẳng muốn kim ngân hoặc thị thành,
    Giữa chốn không gian, ta kiếm lối
    Vân du khắp cả cõi trời xanh.

    55. Nếu ngài an trú lý Như chân,
    Ta ước mong tuyến thuyết,Đại vương,
    Bài học giúp cho ngài lợi lạc,
    Bằng lời tinh tế lại khôn ngoan.

    56. Song nếuĐại vương chỉ dối gian,
    Một người tâm tính thật tồi tàn,
    Lời người đặt bẫy này hùng biện
    Chẳng ích gì cầu khẩn Đại vương.

Nghe vậy, vua liền đáp:

– Tại sao ngươi dám bảo trẫm lừa dối tồi tàn? Thế trẫm đã làm gì chăng?

Sumukha liền đáp:

– Vậy Đại vương hãy nghe đây.

Và chim nói như sau:

  1. Nghe lời các vị Bà-la-môn,
    Ngài dựng hồ lạc lẫy lừng,
    Vàđã truyền rao khắp thập hướng:
    An toànđây chỗ của chim muông.

    58. Trong chốn hồ này thật tịnh thanh,
    Các dòng nước phẳng lặng, trong xanh,
    Chim muông thấy thức ăn phong phú
    Sống cuộc đời an ổn trọn lành.

    59. Nghe tiếng đồn này vọng thật xa,
    Chúng ta thăm cảnh đẹp hoàng gia,
    Than ôi! Mắc bẫy, ta tìm thấy
    Lời hứa Quân vương hóa phỉnh phờ.

    60. Song lời dối trá khéo bao che
    Hành động tham lam tội lỗi kia
    Chẳng tái sinh thiên, người thế tục,
    Thẳng đường địa ngục sẽ đưa về.

Như vậy ngay giữa đám triều thần, chim đã làm vua phải hổ thẹn. Sau đó vua phán:

– Này Sumukha, trẫm không bắt ngươi để giết và ăn thịt đâu; song nghe tiếng ngươi thông tuệ biết bao, nên trẫm muốn tận tai nghe ngươi hùng biện đấy thôi.

Rồi vua ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Mục-kha, trẫm chẳng phạm sai lầm,
    Trẫm chẳng bắt chim bởi dục tâm,
    Đây chính nguyên nhân gây việc ấy:
    Danh ngươi thông tuệ, trí cao thâm.

    62. “Nơiđây chắc hẳn chúng nêu ra
    Chân thật, những lời ích lợi ta”,
    Nên kẻ bẫy chim, ta hạ lệnh,
    Đem ngươi về đó, hỡi Thiên nga.

Nghe thế , Sumukha đáp:

– Tâu Đại vương, ngài đã hành động sai lầm.

Và chim ngâm các vần kệ sau:

  1. Ta chẳng thể tuyên thuyết thật chân,
    Khi ta kinh hãi chết kề gần,
    Cũng không hít thở hơi từ giã
    Hấp hối phút giây của tử thần.

    64. Ai muốn lấy chimđể bẫy mồi,
    Săn mồi bằng thú dữ tìm tòi,
    Pháp sưđánh bẫy bằng bài giảng,
    Kẻ ấy không sao khỏi đọa rồi.

    65. Ai buông lời lẽ thật cao sang,
    Dự định hành vi hạ liệt tràn,
    Thì ở đời này, đời kế nữa,
    Sa từ hạnh phúc đều đau buồn.

    66. Đừng say sưa quá phút vinh quang,
    Cũng chớ khổ đau lúc hiểm nàn,
    Hãy sửa lỗi lầm thành tốt đẹp,
    Hết lòng phấn đấu trước tai ương.

    67. Bậc trí đến khi cuối cuộc đời,
    Đã nhìn thấy đích tử thần rồi,
    Sống trên trần đúng đường chân chánh,
    Theo hướng đi lên đến cõi trời.

    68. Nghe những lời này, giữ chánh chân,
    Mau mau giải phóng, hỡi Minh quân,
    Dha-ta-ra ấy là chim chúa
    Tuyệt thế Thiên nga giữa cả đàn.

Nghe vậy, vua phán:

  1. Mau hãyđi tìm nước rửa chân,
    Đem vàođây cả chiếc kim đôn,
    Hãy nhìn trẫm thả từ lồng ấy
    Tối thượng Thiên nga ở cõi trần.

    70. Cùng bậc anh hùng đại tướng quân,
    Thật là tài giỏi lại tinh thông,
    Dầu khi hoạn nạn hay vinh hiển
    Đều dạy thiết thân với chúa công.

    71. Bậc chân chánh ấy xứng uy danh
    Theo bước chúa công suốt lộ trình,
    Vì đã sẵn sàng trang bị đủ
    Với vua chia xẻ tử cùng sinh.

Nghe lời vua phán, quan hầu đem bảo tọa đến mời đôi chim. Hai vị đậu ở đó rửa chân với nước hoa và xoa dầu thơm đã được lọc cả trăm lần.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Chim chúa ngự trên một chiếc ngai,
    Tám chân ngời chói,đặc vàng thoi
    Bên ngoài có lụa Kà-si phủ,
    Quang cảnh này trông thật tuyệt vời.

    73. Sư-mục ngồi bên cạnhĐiểu vương,
    Tướng công trung tín lại can cường,
    Ở trên bảo tọa trùm da hổ,
    Tất cả đều nguyên cả khối vàng.

    74. Nhiều chúa Kà-si đựng chén vàng
    Chọn đầy thực phẩm đủ cao lương,
    Mang vào mời cặp Thiên nga ấy
    Tặng vật cúng dâng của Đại vương.

*

Khi thực phẩm được đem thiết đãi hai vị như thế, vua Kàsi muốn đích thân đón tiếp hai vị, liền tự tay lấy chén vàng mời khách, hai vị thưởng thức mật ong, gạo rang và uống rượu đường. Sau đó Bậc Đại Sĩ nhận thấy cung cách vua thiết đãi thật ân cần như vậy liền đàm đạo thân mật với vua.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Nghĩ thầm? “Lễ vật thật cao sang
    Chúa tể Kà-siđã cúng dường,
    Thông hiểu triều nghi nên ngỗng chúa
    Như vầy cất tiếng hỏi quân vương.

Thiên nga:

  1. “Đại vương, ngọc thể có khang an,
    Vạn sự Đại vương thảy vẹn toàn,
    Quý quốc hẳn làđang thịnh vượng,
    Được ngài cai trị thật công bằng?”

Quân vương:

  1. Nga vương, trẫm vẫnđược khang an,
    Vạn sự trẫm đây được vẹn toàn,
    Bổn quốc hiện giờ rất thịnh vượng,
    Hưởng nền cai trị thật công bằng.

Thiên nga:

  1. Ngài có triều thần thật chánh chân,
    Biết khuyên nhủ chúa, chẳng sai lầm,
    Nếu cần, họ sẵn sàng liều chết
    Vì chánh nghĩa và danh chúa công?

Quân vương:

  1. Trẫm có triều thần thật chánh chân,
    Biết khuyên nhủ trẫm, chẳng sai lầm,
    Nếu cần, họ sẵn sàng liều chết
    Vì chánh nghĩa và danh quả nhân.

Thiên nga:

  1. Phải chăng hoàng hậu cũng chung dòng,
    Lời lẽ ôn nhu, biết phục tòng,
    Diễm lệ, nhiều con, danh tiếng tốt,
    Vâng chìu mọi Thánh ý Minh quân?

Quân vương.

  1. Trẫm nay có chánh hậu chung dòng,
    Lời lẽ ôn nhu, biết phục tòng,
    Diễm lệ, nhiều con, danh tiếng tốt,
    Vâng chìu mọi ý trẫm cầu mong.

Thiên nga:

  1. Và nay quốcđộ lạc an chăng,
    Thoát được bao đàn áp bạo tàn,
    Chẳng chịuđộc tài, chuyên chế trị,
    Hưởng nền cai trị thật công bằng?

Quân vương:

  1. Ngày nay vương quốc trẫm bình an
    Thoátđược bao đàn áp bạo tàn,
    Chẳng chịuđộc tài, chuyên chế trị,
    Hưởng nền cai trị thật công bằng.

Thiên nga:

  1. Có xua ácđảng khỏi giang san
    Đưa các thiện nhân đến vẻ vang,
    Ngài có tránh xađiều chánh trực,
    Hoặc theo đường lối bọn tà gian?

Quân vương:

  1. Trẫm xua ácđảng khỏi giang san,
    Đưa các thiện nhân đến vẻ vang,
    Trẫm quyết tránh xa bao ác hạnh,
    Và theođường lối bậc hiền lương.

Thiên nga:

  1. Đại vương có thấy quãngđời mình
    Đã vụt trôi qua thật quá nhanh,
    Hãy mãi say sưa vì vọng tưởng
    Nhìn thấy đời sau chẳng hãi kinh?

Quân vương:

  1. Thiên nga, trẫm thấy quãngđời mình
    Đã vụt trôi qua thật quá nhanh,
    Nên vẫn hành trì Mười giới hạnh
    Chẳng hề kinh hãi cõi lai sinh.

    88. Bố thí,ăn năn, trí chánh chân,
    Ôn nhu, hiền dịu, chuộng bình an,
    Từ bi, nhẫn nhục, đầy thân ái,
    Đạo đức không ô nhiễm bụi trần.

    89. Những điều đức hạnh tận tâm can
    Vững chắc vươn lên, thấy rõ ràng,
    Từ đó nảy sinh nguồn hạnh phúc,
    Hân hoan cho trẫm quý muôn vàn.

    90. Song dù Sư-mục chẳng hề hay
    Tội ác trẫm đâu có phạm này,
    Vẫn cứ vô tình tuôn xối xả
    Những lời thô lỗ, giọng nồng cay.

    91. Ta chẳng biết chi các việc này,
    Chim kia đổ trách nhiệm lầm đây,
    Nói năng thô lỗ. Nên ta nghĩ:
    Trí tuệ yếu non đã hiển bày.

Khi nghe vậy, Sumukha suy nghĩ: “Vị vua đức hạnh này đang phẫn nộ vì ta đã khiển trách ngài. Rồi ta sẽ xin ngài tha thứ’’. Rồi chim ấy ngâm kệ:

  1. Thầnđã lỗi lầm vớiĐại vương,
    Nói năng bừa bãi thật điên cuồng,
    Song khi chim chúa này lâm nạn,
    Lòng của hạ thần tựa nát tan.

    93. Như đất chứa đầy mọi chúng sinh,
    Như người cha đối với con mình,
    Đại vương, xin rộng lòng tha thứ
    Lỗi chúng thần đây phạm đã đành.

Lúc ấy, vua liền nâng chim lên, ôm vào lòng và đặt chim trên một kim đôn, vua chấp nhận lời thú nhận lỗi lầm kia và phán:

  1. Trẫm cám ơn Sư-mục tướng quân,
    Khanh không hề dấu tính chơn thuần,
    Khanh làm nhụt chí ta cương quyết
    Trẫm thấy khanh cương trực, thật chân.

Cùng với những lời này, vua hết sức hoan hỷ về bài thuyết Pháp của Bậc Đại Sĩ và lời lẽ cương trực của Sumukha, liền suy nghĩ: “Khi ta hoan hỷ, ta phải hành động để bày tỏ mềm hoan hỷ của ta”.

Rồi muốn nhường cảnh vinh hiển của mình cho đôi chim, vua phán:

  1. Những gì châu báu với kim, ngân,
    Bảo vật, ngọc trai, hoặc ngọc hồng
    Ở tại Kà-si thành của trẫm,
    Trữ trong kho báu chốn hoàng cung.

    96.Đồng, sắt, vỏ sò, với ngọc trai,
    Bảo châu vô số,đám ngà voi
    Gỗ chiên-đàn quý màu vàng ánh,
    Y phục cao sang, da hổ, nai,
    Tất cả kho tàng, quyền trị nước,
    Trẫm xin ban tặng hết cho ngài.

Cùng với những lời trên, vua làm vinh dự đôi chim bằng chiếc lọng trắng vào trao vương quốc cho đôi chim.

Sau đó Bậc Đại Sĩ ngâm kệ đàm đạo với vua:

  1. Ngài muốn làm vinh dự chúng thần,
    Xin hãy vui lòng, tấuĐại quân,
    LàmĐạo sư cho thần học hỏi
    Mười điều vương pháp để an dân.

    98. Rồi nếu chúng thần được Đại vương
    Chuẩn phê đồng ý, lạc an tràn,
    Chúng thần xin phép ngài từ biệt,
    Và trở về thăm viếng họ hàng.

Vua cho phép đôi chim ra đi, và trong khi Bồ-tát còn đang thuyết Pháp, mặt trời đã mọc.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Kà-si chúa tể, suốtđêm thâu,
    Chìmđắm trong tư tưởng thật sâu,
    Sau đó vua bằng lòng chấp thuận
    Theo lời vương điểu ấy yêu cầu.

*

Khi đã được vua cho phép từ giã, Bồ-tát lại nói:

– Xin Đại vương tỉnh giác và trị nước chân chánh.

Và ngài an trú vua vào Ngũ giới.

Vua ban hai vị bắp rang với mật ong và nước đường trong dĩa vàng, khi hai vị đã dùng bữa ăn xong, vua cung kính dâng hai vị các hoa thơm và nhiều lễ vật khác, rồi tự tay nâng Bồ-tát lên trong chiếc lồng vàng, và hoàng hậu Khemà nâng Sumukha lên. Khi mặt trời mới mọc vua và hoàng hậu mở cửa sổ và nói:

– Xin các Tôn giả hãy ra đi.

Rồi hai vị tháo lồng thả đôi chim ra.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Cũng vừa lúc ấy mặt trời lên,
    Ngày tỏa sáng dần mất bóngđêm,
    Phút chốcđôi chim vừa khuất bóng
    Trong vùng sâu thẳm của thanh thiên.

*

Bậc Đại Sĩ là một trong đôi chim bay ra khỏi lồng vàng đứng trên không và bảo:

– Xin Đại vương chớ lo âu, phải luôn tỉnh giáo và an trú vào giáo Pháp của ta.

Ngài an ủi vua như vậy rồi cùng Sumukha bay về thẳng núi Citakùta. Chín mươi ngàn thiên nga kia cất cánh bay ra khỏi Kim Động tụ tập trên cao nguyên và khi thấy hai vị đến, chúng ra nghênh tiếp và hộ tống hai vị về nhà. Như vậy hai vị được cả đoàn quyến thuộc đưa về tận cao nguyên Cittakùta.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Nhìn chủ tướng chimđược vạn an
    Trở về từ cõi chết nhân gian.,
    Đàn chim vỗ cánh kêu ầm ĩ
    Chàođón chúa chim lại họp đàn.

    102. Vây quanh chúa tể chúng tôn sùng,
    Tin tưởng, giờ đây đám ngỗng hồng
    Kính cẩn nghiêng mình chào chúa tể,
    Hân hoan vì chúa được an thân.

*

Trong khi hộ tống chúa chim, bầy thiên nga hỏi ngài:

– Tâu Đại vương, làm thế nào ngài thoát nạn?

Bậc Đại Sĩ kể cho chúng nghe ngài thoát nạn nhờ Sumukha giúp đỡ, và các hành động của vua Samyama cùng triều thần.

Nghe vậy, bầy thiên nga hân hoan ca ngợi các vị:

– Vạn tuế Đại tướng Sumukha của chúng ta, vạn tuế Đại vương và người bẫy chim. Cầu mong các vị được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ và sáng tỏ vấn đề:

  1. Ai có từ tâm ắtđạt thành .
    Việc gì các vị ấy thi hành,
    Như Thiên nga trở về bằng hữu
    Lần nữađôi chim được trọn lành.

Chuyện này đã được kể đầy đủ trong số 533. Tiền thân Cullahamsa.

*

Đến đây, bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và nhận diện Tiền thân:

– Vào thời ấy, người bẫy chim là Channa (Xa-nặc), Hoàng hậu Khemà là Tỷ-kheo-ni Khemà (Thái Hòa), vua là Sàriputta (Xá-lợi-phất), đoàn tùy tùng của vua là các đệ tử Phật, Sumukha là Ànanda (A-nan) và Chúa Thiên nga chính là Ta.

-ooOoo-

  1. Chuyện thực phẩm Thiên giới (Tiền thân Sudhàbhojana)

Ta không phải kẻ bán buôn rong…,

Chuyện này được bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) liên hệ đến một Tỷ-kheo có tâm bố thí hào phóng.

Tương truyền vị ấy là một người thuộc dòng dõi quý tộc ở tại Sàvathi (Xá-vệ) sau khi nghe bậc Đạo Sư thuyết Pháp, đã xin quy y và sống đời tu hành. Khi đã viên mãn mọi giới đức và đầy đủ các đạo hạnh của người xuất gia có lòng tràn ngập thân ái đối với các bạn đồng tu, mỗi ngày ba lần ông nhiệt tâm phụng sự Phật, Pháp, Tăng và tỏ ra gương mẫu trong đức hạnh và chuyên cần bố thí.

Muốn thành tựu giới bổn về tình thân ái, bất cứ vật gì vị ấy nhận được, ông đều bố thí cả, bao lâu còn người nhận, cho đến khi ông chẳng còn gì để ăn. Tính hào phóng và tình thân ái của ông được đồn đại khắp Tăng chúng. Vì vậy một hôm, câu chuyện bắt đầu trong Chánh pháp đường, về một Tỷ-kheo có tâm hào phóng và chuyện bố thí đến độ dù ông chỉ nhận được nước uống vừa đủ trong lòng bàn tay, ông cũng đem cho các bạn đồng tu với tâm ly tham. Ý nguyện của vị ấy chẳng khác gì một vị Bồ-tát.

Với thiên nhĩ thông, bậc Đạo Sư nghe được chuyện Tăng chúng đang nói, liền bước ra khỏi Hương phòng của Ngài, đến gần và hỏi Tăng chúng đang bàn luận gì. Khi các vị đáp chuyện như vầy như vầy Ngài bảo:

– Này các Tỷ-kheo, ngày xưa, vị Tỷ-kheo này không hề hào phóng, trái lại ông keo kiệt đến độ không thể cho một giọt dầu trên ngọn cỏ. Vì vậy, ta đã giáo hóa ông khiến ông biết hy sinh bản thân và bằng cách tán thán các công đức bố thí, Ta đã an trú ông vào hạnh bố thí. Cho nên khi nhận được nước chỉ vừa đủ trong lòng bàn tay, ông cũng nói: “Ta không muốn uống một giọt nào mà không cho bớt đôi chút”. Rồi ông nhận được một điều ước ta ban cho, và kết quả việc bố thí kia là ông có tâm hào phóng và chuyên bố thí.

Cùng với những lời này, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, có một gia chủ giàu tiền đến tám trăm triệu đồng và vua ban cho ông chức giữ Ngân khố. Được vua ban vinh hiển như thế và được dân chúng vô cùng trọng vọng, một hôm ông suy xét về cảnh thịnh vượng của đời mình, liền suy nghĩ: “Cảnh vinh quang này ta đạt được không phải do lười biếng hay các ác nghiệp trong đời trước, mà là do thành tựu các công đức; vậy ta cần phải lo liệu cuộc sống tương lai thật vững chắc”.

Vì thế ông đến yết kiến vua và thưa;

– Tâu Đại vương, trong nhà hạ thần có kho báu trị giá tám trăm triệu đồng, xin Đại vương nhận lấy từ hạ thần.

Vua đáp:

Trẫm không cần tài sản của khanh, Trẫm đã có nhiều tài sản rồi, vậy cứ lấy của cải làm việc gì tùy thích.

Ông thưa:

– Tâu Đại vương, hạ thần có thể đem tiền để bố thí chăng?

Vua phán:

– Cứ làm như khanh muốn.

Ông liền ra lệnh xây sáu bố thí đường mỗi ngôi ở mỗi cổng thành, một ngôi ở giữa thành phố, và một ngôi ở cổng nhà mình, rồi mỗi ngày đem chi tiêu sáu trăm ngàn đồng tiền, ông bắt đầu làm đại sự bố thí; trong lúc sinh thời, ông chuyên bố thí và dạy bảo các con:

– Hãy cố chăm lo để đừng gián đoạn truyền thống bố thí này của cha.

Đến lúc mạng chung, ông tái sinh làm Sakka Thiên chủ (Đế Thích).

Con trai ông cũng bố thí như vậy và tái sinh làm Canda (Nguyệt thần), con của Canda là Suriya (Nhật thần), con của Suriya là Màtali (Quản xa thần) và con của Màtali là Pañcasikha (Ngũ kế Nhạc thần).

Bấy giờ con trai của Pañcasikha, cháu thứ sáu trong dòng ấy, là người Thủ kho tên là Maccharikosiya (Triệu phú keo kiệt) vẫn còn cả tám trăm triệu nhưng ông nghĩ: “Tổ tiên ta thật khờ dại. Các vị ấy đã ném bỏ tài sản do công khó góp nhặt, còn ta sẽ giữ gìn kho báu. Ta quyết không cho ma nào một xu nhỏ”.

Ông liền phá hủy và đốt rụi các bố thí đường rồi trở thành kẻ keo kiệt kinh niên. Vì thế đám hành khất tụ tập trước cổng nhà ông chìa tay ra và kêu lớn:

– Thưa Đại quan thủ kho, xin ngài đừng bỏ tục cổ truyền của tổ tiên, mà ngài hãy bố thí.

Khi nghe vậy, dân chúng khiển trách ông, và bảo:

– Vị triệu phú biển lận này đã bỏ truyền thống gia đình.

Ông hổ thẹn, bảo canh giữ để ngăn đám hành khất đứng ở cổng nhà ông, vì thế họ vô cùng khốn đốn cơ cực, không còn để mắt vào cổng ấy nữa. Từ đó, ông tiếp tục cuốn tiền lại để cất, chứ không hưởng thụ phần mình cũng không chia với vợ con.

Ông sống bằng cơm gạo đỏ, dọn với tương chua, mặc áo quần vải thô, chỉ gồm toàn sợi lấy từ rễ và thân cây dâu, che đầu bằng dù lá đi chiếc xe cũ ọp ẹp do đôi bò tồi tàn kéo. Như vậy tất cả tiền bạc của con người độc ác này chẳng khác gì con chó nhặt được quả dừa.

Một hôm, khi sắp vào chầu vua, ông nghĩ nên đưa vị Phó thủ kho đi cùng, và khi đến gần nhà vị kia, ông thấy vị Phó thủ kho đang ngồi giữa vợ con ăn cháo gạo với đường mịn, nấu với bơ tươi. Khi thấy Maccharikosiya, vị ấy đứng dậy bảo:

– Xin mời Đại quan thủ kho vào ngồi trên tọa sàng này và ăn cháo gạo cùng tiểu đệ.

Vừa trông thấy cháo gạo, miệng ông đã chảy nước miếng và muốn ăn ngay, nhưng ông chợt suy nghĩ: “Nếu ta ăn một chút cháo, thì khi vị Phó thủ kho đến nhà, ta phải đáp lại lòng hiếu khách của y và như vậy là sẽ tiêu phí tiền của. Ta những muốn ăn đâu”.

Sau đó bị nài ép mãi, ông vẫn từ chối, bảo:

– Ta đã ăn rồi, ta no lắm.

Song suốt buổi vị Phó thủ kho ăn cháo, ông cứ ngồi nhìn và chảy nước miếng, rồi khi xong bữa, ông cùng vị ấy vào cung.

Khi về nhà, lòng ông tràn ngập nỗi thèm ăn cháo gạo, nhưng lại nghĩ: “Nếu ta nói ta muốn ăn cháo gạo, nhiều người cũng sẽ muốn ăn theo và sẽ tiêu phí một số gạo giã trắng. Thôi ta chẳng muốn nói một lời với ai”.

Vì thế suốt đêm ngày, ông cứ miên man suy nghĩ không gì khác ngoài cháo, nhưng vì sợ tốn tiền nên không nói với ai mà chỉ giữ cơn thèm trong lòng. Tuy thế không thể nào chịu đựng mãi được chuyện ấy, ông dần trở nên xanh xao, và do sợ tiêu phí của cải, ông không nói thèm ăn với ai và dần dần ông kiệt sức phải nằm liệt giường.

Lúc ấy, vợ ông đến thăm, lấy tay vỗ vào lưng ông và hỏi:

– Phu quân có bệnh chăng?

Ông kêu to:

– Bà bệnh ấy chứ, ta khỏe lắm mà!

– Phu quân xanh xao lắm. Phu quân có điều gì lo nghĩ? Đức vua không đẹp ý hay các con đối xử bất kính với chàng? Hay chàng thèm muốn vật gì chăng?

– Phải, ta đang thèm muốn.

– Phu quân nói cho thiếp biết với.

– Bà có giữ kín miệng được chăng?

– Được lắm, thiếp sẽ giữ kín mọi điều thèm muốn cần được giữ kín.

Nhưng dù vậy, do sợ tiêu phí của cải, ông không có can đảm nói với vợ, sau bị bà thúc giục mãi, ông đáp:

– Này bà, hôm kia ta thấy vị Phó thủ kho ăn cháo gạo nấu với đường mịn, bơ tươi và mật ong, từ đấy, ta cứ thèm ăn loại cháo như vậy.

– Thiếp sẽ nấu cháo gạo cho cả dân thành phố Ba-la-nại ăn mà.

Lúc ấy, ông cảm thấy như bị ai đánh cái gậy vào đầu, ông nổi cơn thịnh nộ với vợ và nói:

– Ta dư biết bà giàu có lắm. Nếu ở nhà bà thì bà tha hồ nấu cháo và cho cả thành phố ăn.

– Được thiếp sẽ nấu vừa đủ cho dân cả một khu phố ăn thôi.

– Bà có liên hệ gì với chúng cơ chứ? Mặc chúng ăn thứ gì chúng có.

– Thế thì thiếp sẽ nấu đủ cho bảy gia đình chọn rải rác đâu đó.

– Chúng là gì của bà vậy?

– Thế thì thiếp chỉ nấu cho gia nhân trong nhà này thôi.

– Chúng là gì của bà vậy?

– Thế thì thiếp chỉ nấu cho gia đình ta thôi.

– Chúng là gì của bà vậy?

– Thế thì thiếp chỉ nấu cho phu quân và thiếp thôi.

– Ôi kìa, bà là ai chớ? Trường hợp bà cũng không được đâu.

– Vậy thiếp chỉ nấu cho một mình phu quân thôi.

– Xin bà đừng nấu cho ta. Nếu bà nấu trong nhà, nhiều người sẽ thấy. Chỉ cần cho ta một đấu gạo giã trắng, một góc tư lít sữa, một cân đường, một hũ mật ong, và một cái nồi, ta sẽ đi vào rừng nấu cháo và ăn.

Bà vợ làm như vậy, bảo một gia nô đem tất cả những thứ ấy và ông ra lệnh gia nô đến đứng ở nơi kia. Sau đó bảo gia nô đi khuất, một mình ông trùm kín người giả dạng đi đến đó và cạnh bờ sông dưới một góc cây, ông bảo làm cái lò, đem củi và nước cho ông rồi dặn kẻ gia nô:

– Đi ra đứng ở đường kia, nếu chú thấy ai, hãy ra hiệu cho ta, và khi ta gọi, chú hãy đến.

Bảo tên gia nô đi xong, ông nhóm lửa và nấu cháo. Lúc ấy Sakka Thiên chủ đang chiêm ngưỡng kinh thành tráng lệ của chư Thiên, rộng mười ngàn dặm, con đường lát vàng dài sáu mươi dặm, Tối thắng điện Vejayanta cao một ngàn dặm, Thiện pháp đường bao quát năm trăm dặm, chiếc ngai hoàng thạch rộng sáu mươi dặm, chiếc lọng trắng với cành hoa vàng chu vi năm dặm, và bản thân ngài được một đoàn tùy tùng thật huy hoàng gồm hai mươi lăm triệu Thiên nữ.

Vừa chiêm ngưỡng mọi cảnh vinh quang này, ngài vừa suy nghĩ: “Ta đã có khả năng làm gì để đạt đến vinh quang này?”. Rồi với thiên nhãn, ngài thấy hạnh bố thí mà ngài đã tạo nên trong thời làm quan Đại thủ kho tại Ba-la-nại, và ngài suy nghĩ: “Thế nay các con cháu ta tái sinh cõi nào?”, vừa xem xét vấn đề ấy ngài vừa nói: “Con trai Canda của ta tái sinh làm Thiên tử, và con trai nó là Suriya”. Khi để ý đến việc tái sinh của tất cả con cháu, ngài kêu lên: “Thế số phận con trai của Pañcasikha thì sao? Quan sát kỹ, ngài thấy truyền thống dòng dõi đã bị phá hủy, và ý tưởng này chợt đến với ngài: “Tên hà tiện độc ác này chẳng hưởng tài sản cũng chẳng cho ai cả. Truyền thống gia tộc đã bị nó phá hoại. Khi chết, nó sẽ tái sinh địa ngục. Bằng cách thuyết giáo cho nó và tái lập truyền thống gia đình, ta sẽ chỉ cho nó con đường tái sinh thiên giới”.

Vì thế ngài triệu tập Canda và các vị kia rồi bảo:

– Này, ta sẽ giáng trần: truyền thống gia đình ta đã bị Maccharikosiya phá hủy, các bố thí đường đã bị đốt sạch và nó chẳng hưởng thụ tài sản cũng chẳng cho ai cả, song giờ đây nó đang thèm ăn cháo gạo và suy nghĩ: “Nếu nấu cháo trong nhà, thì cháo phải được đem cho người khác”, nên nó vào rừng và nấu cháo một mình. Chúng ta sẽ đi giáo hóa nó và dạy nó hiểu kết quả của bố thí. Song nếu tất cả chúng ta đồng thời xin nó cho cháo gạo, nó sẽ ngã lăn đùng ra chết tại chỗ. Vậy ta sẽ đi trước và khi ta đã xin nó cháo rồi ngồi xuống, các khanh hãy đến, lần lượt từng vị giả dạng Bà-la-môn xin cháo.

Nói vậy xong, chính ngài giả dạng một Bà-la-môn đến gần người triệu phú và kêu to:

– Này, đường nào đi đến Ba-la-nại?

Maccharikosiya đáp:

– Lão có mất trí không đấy? Lão không biết cả con đường đến Ba-la-nại ư? Tại sao lão đến đường này? Hãy từ đây mà đi ra.

Sakka giả vờ không nghe ông nói, cứ tiến gần ông, hỏi ông nói gì. Thế rồi ông hét lên:

– Này, Bà-la-môn điếc đặc kia, ta bảo tại sao lão đến đường này? Hãy đi ra đường kia.

Sakka đáp lại:

– Tại sao ông hét to thế? Ta thấy đây có khói và lửa, cháo gạo lại đang sôi, chắc là dịp thiết đãi các Bà-la-môn đấy mà. Khi các Bà-la-môn được mời ăn, ta cũng muốn hưởng đôi chút. Tại sao ông xua ta đi?

– Ở đây chẳng đãi tiệc Bà-la-môn nào cả. Lão hãy cút đi.

– Thế tại sao ông nổi giận như vậy? Khi ông dùng bữa, tôi muốn xin một chút.

Ông đáp:

– Ta chẳng muốn cho lão dù chỉ một miếng cháo. Món ăn hiếm hoi này chỉ vừa đủ nuôi sống ta thôi, và đây cũng do ta đi xin. Lão hãy đi kiếm đồ ăn nơi khác.

Ông nói vậy là muốn nhắc đến việc đã xin vợ phần gạo ấy. Và ông ngâm kệ:

  1. Ta không phải kẻ bán buôn rong,
    Không của cho vay hoặc biếu không,
    Chút cháo thí này rất khó kiếm,
    Chẳng vừa dọnđủ cả ta, ông!

Nghe vậy, Sakka Thiên chủ đáp:

– Ta cũng sẽ lấy giọng ngọt như mật ngâm kệ đáp lễ ông đây, hãy lắng nghe ta.

Rồi ông cố ngăn ngài và bảo:

– Ta không muốn nghe kệ của lão.

Thiên chủ Sakka vẫn ngâm đôi vần kệ:

  1. Của ít cũng nên bố thí mà,
    Của vừa cũng phải lấy cho vừa,
    Của nhiều càng phải cho nhiều nữa,
    Không thí, vấnđề chẳng đặt ra.

    3. Ko-si, ta nói mộtđôi lời:
    Bố thí của ông một chút thôi,
    Ông chớ một mình ăn thực phẩm,
    Ăn riêng chẳng hưởng lạc cao vời,
    Chính nhờ bố thí, ông thăng tiến
    Đạo lộ thanh cao đến cõi trời.

Khi nghe lời ngài, ông đáp:

– Này Bà-la-môn, đây là một lời nói nhân từ của lão, thôi để khi cháo chín, lão sẽ được ăn một chút. Hãy ngồi xuống đây.

Sakka ngồi xuống một bên. Khi ngài vừa ngồi, Canda theo cách này đến gần và bắt đầu nói chuyện như thế, dù Maccharikosiya cố ngăn chặn, vị này vẫn ngâm đôi vần kệ:

  1. Nào có ích chi lễ tế thần,
    Hoài công ước vọng ở trong tâm,
    Nếu ôngăn cháo và không muốn
    Cho thực kháchđây một ít phần.

    5. Ko-si, ta nói một đôi lời:
    Bố thí của ông một chút thôi,
    Ông chớ một mình ăn thực phẩm
    Ăn riêng chẳng hưởng lạc cao vời,
    Chính nhờ bố thí, ông thăng tiến
    Đạo lộ thanh cao đến cõi trời.

Khi nghe lời vị ấy, kẻ hà tiện miễn cưỡng bảo:

– Thôi được, hãy ngồi xuống, ông cũng sẽ được một ít cháo.

Vị ấy liền đến ngồi cạnh Sakka. Sau đó Suriya cũng theo cách trên đến gần và bắt đầu nói chuyện theo cách trên, mặc dù kẻ hà tiện cố ngăn chặn, vị ấy vẫn ngâm đôi vần kệ:

  1. Chân thật ông dâng lễ tế thần,
    Chẳng hoài công ước nguyện trong tâm,
    Nếu ông không một mìnhăn cháo,
    Mà biếu kháchđây một ít phần.

    7. Ko-si, ta nói một đôi lời:
    Bố thí của ông một chút thôi,
    Ông chớ một mình ăn thực phẩm,
    Ăn riêng chẳng hưởng lạc cao vời,
    Chính nhờ bố thí, ông thăng tiến
    Đạo lộ thanh cao đến cõi trời.

Nghe lời này, kẻ hà tiện lại càng thêm miễn cưỡng bảo:

– Thôi được, cứ ngồi xuống và lão sẽ được một ít cháo.

Suriya đến ngồi cạnh Canda. Sau đó Màtali theo cách trên cũng đến gần và bắt đầu nói chuyện, mặc dù kẻ hà tiện cố ngăn chặn, vị này vẫn ngâm hai vần kệ:

  1. Hồ, lạch Ga-yà chảy xiết dòng,
    Aiđem dâng lễ cúng chư thần,
    Đến Tim-ba hoặc Do-na ấy
    Sóng nước trôi nhanh lớp chập chùng,
    Hưởng kết quả do dâng lễ vật,
    Đạt thành ước nguyện ở trong lòng,
    Nếu không ngồi một mìnhăn cháo,
    Mà biếu khách đây một ít phần.

    9. Ko-si, ta nói một đôi lời:
    Bố thí của ông một chút thôi,
    Ông chớ một mình ăn thực phẩm,
    Ăn riêng chẳng hưởng lạc cao vời,
    Chính nhờ bố thí, ông thăng tiến
    Đạo lộ thanh cao đến cõi trời.

Nghe lời này, ông bối rối như thể có đỉnh núi đè nặng lên, ông miễn cưỡng nói:

– Thôi được, cứ ngồi xuống, lão sẽ được một ít.

Màtali đến ngồi cạnh Suriya. Sau đó Pañcasikha cũng theo cách trên đến gần và bắt đầu nói chuyện, dù kẻ hà tiện cố ngăn chặn, vị này vẫn ngâm đôi vần kệ:

  1. Như cá thamăn vội nuốt mau
    Miếng mồi buộc ở chiếc cần câu,
    Người ngồi riêng biệt vàăn cháo
    Khi có khách này kế cận sao?

    11. Ko-si, ta nói một đôi lời:
    Bố thí của ông một chút thôi,
    Ông chớ một mình ăn thực phẩm,
    Ăn riêng chẳng hưởng lạc cao vời,
    Chính nhờ bố thí, ông thăng tiến
    Đạo lộ thanh cao đến cõi trời.

Maccharikosiya nghe vậy, gắng gượng một cách mệt nhọc, rên to lên:

– Thôi được, cứ ngồi xuống, lão sẽ được ăn một chút.

Pañcasikha liền đến ngồi cạnh Màtali. Khi năm vị Bà-la-môn đều an tọa, cháo cũng đã chín. Kosiya nhấc cháo ra khỏi lò, bảo các vị Bà-la-môn đem lá tới. Vẫn ngồi tại chỗ, năm vị vươn tay ra đưa các ngọn lá cây leo hái từ Tuyết Sơn. Kosiya thấy vậy bảo:

– Ta không thể cho cháo vào các ngọn lá to như thế của các vị đâu. Hãy lấy lá cây keo hay các cây tương tự.

Các vị đi lượm lá ấy, mỗi lá lớn bằng cái mộc của chiến sĩ. Ông lấy muỗng múc một ít cháo cho tất cả các vị. Vào lúc ông đã múc xong cho vị cuối cùng, vẫn còn nhiều cháo trong nồi. Sau khi mời các vị Bà-la-môn xong, chính ông ngồi xuống cầm cái nồi.

Ngay lúc ấy, Pañcasikha đứng lên, biến hình thành con chó đến đứng trước các vị và tiểu tiện. Mỗi vị Bà-la-môn đều lấy một ngọn lá che cháo. Một giọt nước tiểu của chó rơi vào lưng bàn tay của Kosiya. Các vị Bà-la-môn lấy nước trong bình ra trộn với cháo giả vờ ăn. Kosiya nói:

– Cho ta một chút nước, rửa tay xong ta mới ăn cháo.

Các vị bảo:

– Hãy đi kiếm nước cho mình và rửa tay.

– Ta đã cho các vị cháo thì nay hãy cho ta một chút nước.

– Chúng ta không làm việc trao đổi thí vật.

– Thế thì giữ dùm ta nồi cháo, khi rửa tay xong, ta sẽ trở về.

Và ông xuống bờ sông. Lúc ấy con chó tiểu tiện đầy nồi. Kosiya thấy chó tiểu tiện liền lấy gậy lớn và đến gần hăm dọa nó. Bấy giờ con chó biến thành con ngựa thuần chủng và trong khi nó đuổi theo ông, nó biến hóa đủ màu. Khi thì chó màu đen, khi thì trắng, khi thì vàng, khi thì lốm đốm. Dáng nó khi thì cao, khi thì thấp. Nó hiện ra đủ hình dáng khác nhau như vậy và rượt theo Kosiya khiến ông sợ chết khiếp, chạy đến gần các Bà-la-môn trong khi các vị bay lên đứng trên không. Khi thấy thần lực các vị, ông ngâm kệ:

  1. Các ngài Thánh giả Bà-la-môn
    Đang đứng trên cao giữa cõi không,
    Con chó các ngài sao lạ vậy
    Thay hìnhđổi dạng cả ngàn lần,
    Dầu là chỉ một mình con chó,
    Các vị là ai, nói thật chân.

    Nghe vậy, Sakka Thiên chủđáp:
    13. Kìa! Can-da với Su-ri-ya,
    Và nọ, Mà-ta-li quản xa,
    Thiên chủ là ta đây, Đế Thích
    Ở trên Thiên giới Ba-mươi ba,
    Pañ-ca-si chính là Thần nhạc
    Ngũ Kế đuổi ngươi chạy đấy mà.

*

Và Sakka ngâm kệ ca ngợi danh vọng của Pañcasikha:

  1. Trống to, trống nhỏ thảy vang lừng
    Đánh thức thần dây khỏi giấc nồng,
    Khi tỉnh, nhạc hân hoan trổi khúc
    Làm tim chàng rộn rã vui mừng.

Nghe lời ngài, Kosiya hỏi:

– Nhờ hành động gì, con người đạt vinh quang thiên giới đến như vậy?

– Những người không thực hành bố thí, những kẻ tạo ác nghiệp và keo kiệt không thể lên thiên giới, mà tái sinh địa ngục.

Sakka ngâm kệ nêu rõ điều này:

  1. Sinh ra keo kiệt, kẻ xan tham
    Khinh bỉ Bà-la-môn,đạo nhân,
    Khi chết, bỏ thân phàm tục ấy,
    Phải vàođịa ngục trú thân tàn.

Và ngài ngâm các kệ sau để chứng tỏ những người hiền trí theo chánh hạnh sẽ đạt thiên giới:

  1. Kiên trì chánh hạnh,đạt thiênđàng,
    Bố thí, điền thân, tránh lỗi lầm,
    Khi chết, bỏ thân phàm tục ấy,
    Sẽ lên thiên giới sống bình an.

Sau đó, Sakka lại bảo:

– Này Kosiya, chúng ta không đến đây để xin ăn cháo đây nhưng vì lòng thương xót ngươi mà chúng ta đến.

Và ngài ngâm kệ nêu rõ việc ấy cho y:

  1. Dù trongđời trước có thân tình,
    Ngươi hận sân, keo kiệt, ác hành,
    Nên chính vì ngươi, ta giáng thế,
    Ngăn ngươi khỏi địa ngục lai sinh.

Nghe vậy, Kosiya suy nghĩ: “Các ngài nói các ngài có thiện chí đối với ta, muốn ta khỏi đọa đày địa ngục và an trú vào Thiên giới, và ông vô cùng hoan hỷ ngâm kệ:

  1. Như vầy ngài thuyết giảng cho ta,
    Chắc chắn ngài mong lợi lạc mà,
    Ta sẽ theo lời ngài khuyến giáo,
    Như ta hiểuđược ý sâu xa.

    19. Từ nay ta bỏ thói xan tham,
    Kiêng kỵ việc hung ác bạo tàn,
    Bố thí gia tài, cho tất cả,
    Dù là chén nước cũng chia phần.

    20. Sak-ka, bố thí mãi như vầy,
    Tài sản nhà ta giảm sút ngay,
    Ta quyết sẽ tu hành xuất thế,
    Tham dục loại nào cũng chạy bay
    .

Sau khi cảm hóa Kosiya, Sakka Thiên chủ lại dạy ông các quả báo của hạnh bố thí, làm cho ông biết hy sinh quên mình, và nhờ thuyết Pháp, ngài đã an trú ông vào Ngũ giới xong, liền cùng các vị Thiên hầu cận trở về trời.

Phần Kosiya cũng vào thành Ba-la-nại, sau khi xin phép vua, ông bảo gia nhân đi lấy tất cả nồi chảo mà họ có được, đổ đầy vàng bạc từ kho báu đem cho hành khất. Bấy giở, ông khởi hành từ vùng Tuyết Sơn bên phía hữu, và ở một nơi giữa sông Hằng và một hồ thiên nhiên, ông xây một am thất bằng lá, trở thành ẩn sĩ khổ hạnh sống toàn củ quả rừng. Vị ẩn sĩ sống ở đó một thời gian cho đến tuổi già.

Thời ấy Sakka Thiên chủ có bốn ái nữ: Hy Vọng, Tín Thành, Vinh Quang và Danh Dự. Các nàng đem theo nhiều tràng hoa trời thơm ngát đến hồ Anotatta, chơi đùa trong nước, và sau khi đã thỏa thích ở đó, lại an tọa trên đỉnh Manosilà.

Ngay lúc ấy, ẩn sĩ Bà-la-môn Nàrada lên cung đình cõi trời Ba mươi ba nghỉ ngơi tránh cơn nắng gắt ban ngày, và dựng một chỗ an trú ngay dưới khóm cây Cittakùta trong Thiên lạc Viên Nandana. Cầm một đóa san hô trong tay để làm lọng che nắng, ông về Kim Động, nơi ông an trú trên đỉnh Manosilà. Các Thiên nữ thấy đóa hoa trong tay ông liền xin ông cho hoa.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Trênđỉnh Hương Sơn, chúa núi rừng,
    Sak-ka ái nữ, các tiên nương
    Hân hoan nhìn Thánh nhân lừng lẫy,
    Bướcđến cầm hoa đẹp dị thường.

    22. Cành hoa trong sáng ngát mùi hương
    Xứng với Thiên tiên, các Thánh thần,
    Chẳng quỷ ma hay người thế tục
    Dám đòi hoa quý giá vô ngần.

    23. Tín Thành, Hy Vọng, với Vinh Quang,
    Danh Dự, màu da sáng tựa vàng
    Giữa các tiên nương là tuyệt sắc,
    Đứng lên nói với Bà-la-môn:

    24. Cho đóa san hô, hỡi Thánh nhân,
    Nếu cho hoa ấy thuộc oai thần,
    Chúng con kính lễ như Thiên chủ,
    Ngài sẽ được ban mọi phước phần.

    25. Na-ra-da thấy chúng mong cầu
    Liền khởi ngay tranh chấp lớn lao:
    – Ta chẳng cần hoa, ai muốn được,
    Phải là vương hậu các nàng bầu.

Bốn Thiên nữ nghe vậy liền ngâm kệ:

  1. Nà-ra-da, tối thượng là ngài,
    Ngài muốn ban ai ước nguyện này,
    Aiđược ngài ban quà tặng ấy
    Sẽ là tiênđẹp nhất trong bầy!

Nàrada nghe vậy liền bảo:

  1. Tiên nương, lời ấy chẳng như chân,
    Tu hành nào dấy cuộc tranh phân?
    Hãy tìm lập tức ngài Tiên chúa,
    Sẽ biết ai dung sắc tuyệt trần
    .

*

Lúc ấy bậc Đạo Sư ngâm kệ này:

  1. Kiêu ngạo về sắcđẹp, phát cuồng,
    Nóng lòng vì bậc trí tinh khôn,
    Chúngđi đến Sak-ka Thiên chủ
    Để biết ai xinh đẹp nhất đàn.

*

Các nàng vừa đứng, vừa hỏi câu này:

  1. Bầy tiên hăm hở vội đi tìm,
    Đế Thích đầy tôn trọng, phán liền:
    “Tất cả tiên nươngđều tuyệt sắc
    Vậy ai phá hoại sự bình yên?” .
    Nghe ngài hỏi vậy, các nàngđáp:

    30. Nà-ra-da, bậc đại hiền nhân
    Nhẹ bước du hành giữa cõi không,
    Chân lý uyên thâm, chuyên chánh hạnh,
    Như vấy, đã nói ở Hương Sơn:
    “Hãy tìm Thiên chủ Sak-ka ấy
    Để biết ai ưu, liệt giữa đàn”.

Nghe thế, Sakka Thiên chủ suy nghĩ: “Nếu ta bảo ai trong bốn ái nữ của ta đức hạnh vượt lên các nàng kia, chúng sẽ nổi giận. Trường hợp này ta không thể quyết định được. Ta sẽ đưa chúng đến Kosiya, vị ẩn sĩ tại Tuyết Sơn, vị ấy phải quyết định vấn đề này cho chúng”. Vì thế ngài bảo:

– Ta không thể quyết định trường hợp các con được. Trên vùng Tuyết Sơn có vị ẩn sĩ tên là Kosiya. Ta muốn gửi một chén tiên thực tặng vị ấy. Vị ấy chẳng ăn gì mà không chia cho kẻ khác, và trong lúc cho, vị ấy biểu lộ sự xét đoán bằng cách tặng kẻ nào đức hạnh. Ai trong các con nhận được thực phẩm từ tay vị kia là nàng tiên tối thắng giữa cả đàn.

Vừa nói vậy, ngài vừa ngâm kệ:

  1. Hiền nhân trú ở khóm rừng xa,
    Chẳngđụng thức ăn chưa phát ra;
    Vừa tặng quà, Ko-si xétđoán
    Ai là đệ nhất đám tiên nga.

Rồi ngài triệu tập Màtali và bảo vị ấy đi đến ẩn sĩ kia; khi truyền lệnh, ngài ngâm kệ sau:

  1. Trên sườn núi Tuyết, chỗ Hằng Hà
    Xuôi phía Nam, hiền Thánh ẩn cư;
    Tiên thực, Mà-ta-li,đến tặng,
    Ngàiđang thiếu ẩm thực đây mà
    .

*

Lúc ấy bậc Đạo Sư ngâm kệ:

  1. Mà-ta-li nhận lệnh trời ban,
    Lái chiếc thiên xa ngựa cả ngàn,
    Thoắtđứng dấu mình am ẩn sĩ,
    Và dâng tiên thực tặng hiền nhân.

*

Kosiya nhận lấy và ngay khi đang đứng, ông ngâm hai vần kệ:

  1. Khi lửa tếđàn, lãođốt lên
    Ngợi ca vầng nhật đuổi đêm đen,
    Sak-ka ngự trị trên Thiên giới,
    Ai khác? – trao tay thực phẩm tiên.

    35. Như hạt ngọc trai, trắng tuyệt trần,
    Ngát hương, thanh tịnh, đẹp vô ngần,
    Mắt ta từ trước chưa hề thấy
    Ai đặt vào tay thực phẩm thần?

Màtali liền đáp:

  1. Tađến, Sak-ka hạ lệnh truyền,
    Vội vàng mang thực phẩm thần tiên,
    Cao lương thượng vị,đừng lo sợ,
    Xin hãy ăn đi, hỡi bậc hiền,
    Ngài thấy Mà-ta-li trước mắt,
    Quản xa thần ở cõi chư Thiên.

    37. Do thọ dụng đây thực phẩm thần,
    Mười hai ác nghiệp thảy tiêu dần:
    Đói cơm, khát nước, buồn, đau, mệt,
    Nóng, lạnh, đấu tranh, với hận sân,
    Lười biếng, nộ cuồng, mồm phỉ báng,
    Mời ngài tiên thực, chớ phân vân.

Nghe vậy, Kosiya ngâm kệ giải thích rằng ông đã có lời phát nguyện xưa:

38a. Ăn một mình, ta thấy thật sai,
Nên xưa ta đã nguyện thành lời:
Ta không đụng đến thức ăn nữa,
Nếu chẳng cho ai bớt một vài.

b. Ăn một mình không được tán thành
Bởi người có trí tuệ cao minh,
Ai không san sẻ cho người khác,
Hạnh phúc làm sao đến với mình?

Khi Màtali hỏi vị này:

– Thưa Thánh giả, ngài thấy điều gì sai trái khi ăn mà chẳng chia phần cho kẻ khác, nên ngài phát nguyện này?

Ông đáp:

  1. Những người nào phạm tội tà dâm,
    Hoặc bọn người tàn sát nữ nhân,
    Phỉ báng, rủa nguyền bao Thánh giả,
    Hoặc người phản bội các thân bằng,
    Hoặc tồi tệ nhất: người keo kiệt,
    Ta chẳng hề mong xếp hạng chung;
    Nước uống cho dù là một giọt,
    Ta khôngđụng nếu chẳng chia phần.

    40. Vật ta đem tặng mãi tuôn tràn
    Cùng khắp nam nhân lẫn nữ nhân,
    Bậc trí sẽ tuyên dương những kẻ
    Phát ban của cảiđể thi ân;
    Những ai hào phóng trên trần giới
    Và tránh xan tham đủ mọi đàng
    Sẽ được mọi người đồng tán thán,
    Quý yêu như thiện hữu, chân nhân.

Nghe nói vậy, Màtali xuất hiện nguyên hình trước vị này! Vừa lúc ấy, bốn Thiên nữ đứng ở bốn phương: Vinh Quang ở phía Đông, Hy Vọng ở phía Nam, Tín Thành ở phía Tây, và Danh Vọng ở phía Bắc.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Cả bốn tiên nương sắc tựa vàng,
    Tên là Hy Vọng với Vinh Quang,
    Tín Thành, Danh Dự, tuân Thiên mệnh,
    Bướcđến Ko-si-ya ẩn am.

    42. Thiên nữ hình dung rực lửa hồng,
    Mỗi phươngđến đứng một cô nàng,
    Trước Ma-ta quản xa Thiên tử,
    Bậc trí vui mừng vội hỏi han:

    43. “Là ai, Thiên nữ tựa sao mai,
    Chiếu sáng trời Đông khắp mọi nơi,
    Mình khoác xiêm y vàng chói lọi,
    Tên gì cho biết, gái nhà trời?”

    44. “Vinh Quang, bạn quý của người đời,
    Ta bảo vệ người trong sạch thôi,
    Ta đến đây mong cầu thực phẩm,
    Xin làm toại nguyện, Thánh nhân ôi!

    45. Ta ban hạnh phúc đến người nào
    Ta muốn tâm cầu thỏa ước ao,
    Tên gọi Vinh Quang, thưa Thánh giả,
    Xin đem tiên thực tặng ta nào!

Nghe vầy, Kosiya đáp:

  1. Những người tài,đức, lại tinh thông,
    Xuất chúng mọi điều trí ước mong,
    Song bởi thiếu nàng nên thất bại;
    Việc này, ta trách ác phần nàng.

    47. Kẻ kia tham dục lại chây lười,
    Dị tướng, con dòng hạ liệt thôi,
    Songđược nàng ban cho phú quý,
    Khiến người quý tộc hóa nô tài.

    48. Ta thấy nàng hư dối, độn đần,
    Cuốn lôi bọn ngốc, thật liều thân,
    Lại còn đánh bại bao người trí;
    Không có quyền đòi nước, tọa sàng,
    Nói gì thực phẩm thần tiên ấy,
    Đi gấp, ta không chút thích nàng!

Thế là nàng tiên liền biến mất ngay lập tức. Sau đó ông nói chuyện với nàng Hy Vọng:

  1. Nàng là ai, hỡi tiên nga,
    Trong sáng, hàm răng trắng mượt mà,
    Sáng chói vòng vàng, khuyên lấp lánh,
    Xiêm y rực rỡ gợn thu ba,
    Đầu cài thoađỏ như màu lửa
    Được đốt bằng chùm cỏ Ku-sa?

    50. Trông nàng như một chị nai rừng
    Chạm nhẹ mũi tên của thợ săn,
    Thơ thẩn mắt nhìn quanh hốt hoảng
    Khác nào con vật bị kinh hoàng;
    Hỡi nàng Thiên nữ mắt hiền dịu,
    Nàng có bạn nào ởđấy chăng,
    Vì thế lạc đường không sợ hãi
    Một mình phiêu bạt giữa rừng hoang?

Nàng đáp vần kệ này:

  1. Ta chẳng cóđây bạn chí thân,
    Từ Sak-ka điện, chốn Thiên cung,
    Ma-sak-ka ấy là tên gọi,
    Ta chính là Thiên nữ giáng trần,
    Hy Vọng giờđây đang xuất hiện
    Để mong cầu thực phẩm thiên thần,
    Xin ngài nghe kỹ, thưa Tôn giả,
    Và tặng ta điều vẫn ước mong.

Nghe vậy, Kosiya bảo:

– Người đời vẫn nói với ta rằng bất cứ ai làm nàng hài lòng, nàng liền ban hy vọng cho kẻ ấy bằng cách hoàn thành kết quả của niềm hy vọng, còn ai không làm nàng vui lòng, thì nàng không ban cho kẻ ấy. Như thế, thành công không đến với kẻ ấy là do nàng, mà nàng lại tạo ra thất bại kia.

Để chứng minh điều này, ông ngâm kệ:

  1. Lái buôn hy vọng kiếm kho tàng
    Ra biển lên tàu vượtđại dương,
    Đôi lúc chìm tàuđâu thấy nữa,
    Mất vàng, thoát chết cũng kêu than.

    53. Nông gia cày ruộng vẫn cầu mong
    Gieo hạt, cố làm hết khả năng,
    Song gặp tai ương hay hạn hán,
    Mất mùa gặt hái để bù công.

    54. Kẻ thích giàu, hy vọng hết lòng
    Vì vua chiến đấu thật anh hùng,
    Ngã nhào, địch siết vòng vây hãm,
    Chiến đấu vì vua phải thiệt thân.

    55. Để vàng, kho lúa tặng bà con,
    Vì lạc thiên đường vẫn ước mong,
    Chịu đựng lâu ngày bao khổ hạnh,
    Do tà pháp dẫn đến đau buồn.

    56. Lừa dối thế nhân, ước hão huyền,
    Hãy lìa hư vọng thỏa tâm nguyền,
    Không quyền đòi hỏi ngay sàng tọa
    Bình nước, nói gì thực phẩm tiên!
    Ta chẳng thích nàng, Hy Vọng hỡi,
    Biến đi, nàng hãy biến đi liền!

Nàng Thiên nữ ấy cũng bị khước từ, liền biến mất dạng ngay lập tức. Sau đó vị ấy lại ngâm kệ trò chuyện với Thiên nữ Tín Thành:

  1. Lừng danh Thiên nữ sắc huy hoàng
    Đứng phía trời Tây tướng bất trường,
    Mình khoát xiêm y vàng rực rỡ,
    Tên gì cho biết, hỡi tiên nương.

Nàng liền ngâm kệ đáp:

  1. Tín Thành, bạn quý của ngườiđời,
    Ta bảo vệ người trong sạch thôi,
    Tađến đây cầu mong thực phẩm,
    Xin làm toại nguyện, Thánh nhân ôi!

Kosiya bảo:

– Những người nào vì tin tưởng từ lời này đến lời khác vẫn hay làm các chuyện nọ chuyện kia, thường làm những việc không nên làm hơn là những việc nên làm, và thực sự tất cả đều do nàng.

Và vị ấy ngâm các vần kệ:

  1. Bố thí rộng tay bởi tín tâm,
    Cử kiêng,điều phục, hộ phòng thân;
    Vì nàng, có lúc mất ân phước,
    Trộm cắp, vu oan, lại vọng ngôn.

    60. Với vợ hiền, cao quý, thụcđoan,
    Đàn ông thường thận trọng, khôn ngoan,
    Dục tình chế ngự đầy chu đáo,
    Song đặt lòng tin ả bán hương!

    61. Vì nàng, lan rộng thói tà dâm,
    Nàng bỏ thiện lương, sống lỗi lầm.
    Không có quyền đòi bình nước uống,
    Cũng chẳng đòi đâu được tọa sàng,
    Nói gì thực phẩm từ thiên giới;
    Đi gấp, ta không chút thích nàng!

Nàng Thiên nữ cũng biến ngay lập tức. Nhưng Kosiya lại trò chuyện với nàng Danh Dự khi nàng đang đứng ở phương Bắc, và ngâm hai vần kệ:

  1. Bình minh viền rực bóngđêm tàn,
    Như chóa mắt ta, sắcđẹp nàng,
    Thiên nữ hình dung, ôi tuyệt mỹ,
    Nàng là ai, hãy nói danh xưng.

    63. Như một cây mềm, dễ mọc ngang
    Trên vùng đất lửa đốt lan tràn,
    Lá hồng theo gió mùa hè rụng,
    Sao cứ nhìn ta dáng thẹn thuồng
    Như thể có điều gì muốn nói,
    Nhưng yên lặng đứng đó, cô nàng?

Lúc ấy nàng ngâm kệ đáp:

  1. Danh Dự là ta, bạn chí thân
    Vẫn thường giúpđỡ các chân nhân,
    Đến đây ta muốn xin tiên thực,
    Song ước mơ nào dám nào năng,
    Cầu khẩn đáng làđiều hổ thẹn,
    Nhất là đối với gái hồng quần.

Nghe vầy, vị ẩn sĩ ngâm hai vần kệ:

  1. Nàng chẳng cầnđòi hỏi khẩn van,
    Nhận sao cho hợp với quyền nàng,
    Ta banđiều dám đâu mơ tưởng,
    Hãy nhận món này thỏa ước mong.

    66. Hôm nay dùng tiệc ở trong am,
    Xin hạ cố, Thiên nữ sắc vàng,
    Ta thiết đãi nàng bao thượng vị,
    Món ăn thiên giới cũng chia nàng.

*

Những vần kệ sau đây phát xuất từ Trí tuệ Tối thắng của đức Phật:

  1. Danh Dự, tiên nương thật vẻ vang,
    Được mời làm khách ở trong am,
    Ko-si-ya có nhiều hoa quả,
    Khe suối quanh năm chảy ngập tràn,
    Lại thấy từngđoàn hiền Thánh giả
    Vẫn thường lui tới các thôn làng.

    68. Rập rạp khóm câyđang trổ hoa,
    Pi-yal, xoài, mít cạnh Ju-da,
    Sà-la, đào đỏ tươi tô điểm,
    Hùng vĩ, sung, bàng đổ bóng xa.

    69. Theo gió, nhiều hoa tỏa ngát hương,
    Đậu kê, gạo đủ thứ, kìa trông,
    Nơi nơi buồng chuối trồng phong phú,
    Tre, sậy chen nhau rập nhất vùng.

    70. Ở về phía Bắc, được viền quanh
    Bờ bến phẳng phiu, mát dịu lành,
    Khe suối trong ngần tuôn chảy mãi,
    Hãy nhìn hồ nước dáng uy linh.

    71. Đàn cá tung tăng hạnh phúc tràn
    Tự do nô giỡn thật bình an,
    Giữa bao thực phẩm đầy phong phú
    Hưởng thọ sao cho thỏa ước mong.

    72. Bầy chim hạnh phúc chốn an bình
    Thưởng thức cao lương thật thỏa tình,
    Thiên nga, ưng, hạc, chim công quý,
    Cu gáy, ngỗng hồng với trĩ xanh.

    73. Cọp, beo, sư tử đến từng bầy
    Làm dịu ngay cơn khát chốn này,
    Gấu, chó, sói rừng thường lảng vảng,
    Đấy là nguồn nước uống tràn đầy.

    74. Trâu nghé, tây ngưu cũng đến đây,
    Linh dương, nai đỏ, lợn từng bầy,
    Hươu rừng rất lớn và nhiều loại
    Xuất hiện mèo tai thỏ lắm thay!

    75. Các sườn núi rực rỡ muôn hoa
    Tươi thắm bao màu sắc điểm tô,
    Vang dội tiếng chim muông ríu rít,
    Lượn bay khắp cả chốn rừng thưa.

Đức Thế Tôn đã ca tụng vùng thảo am của Kosiya như vậy. Bây giờ để miêu tả cung cách Thiên nữ Danh Dự đi vào am, Ngài ngâm kệ:

  1. Nàng Thiên nữ dựa một cây cành
    Bao phủ quanh bằng tán lá xanh,
    Như chớp từ vầng mây sấm sét
    Sáng lòe lên giữa cảnh am tranh.

    77. Tọa sàng thanh lịch soạn cho nàng
    Ở phía trênđầu, nệm thật sang
    Bằng cỏ Ku-sa thơm sực nức,
    Phủ ngoài da quý của linh dương.

    78. Vị Thánh ẩn cư lại bảo ban
    Cùng nàng Danh Dự, vị tiên nương:
    “Tọa sàngđã soạn cho nàng hưởng,
    Xin hãy an tâm nhận tọa sàng”.

    79. Ẩn sĩ lấy ra nước suối trong
    Đựng vào lá mới hái, nhanh chân,
    Biết điều thầm kín nàng mơ ước,
    Hoan hỷ, người trao thực phẩm thần.

    80. Tay ôm tặng vật, dạ vui mừng
    Thiên nữ hân hoan bảo Thánh nhân:
    “Thờ phụng ta rồi ngài thắng lợi
    Giờ ta tìm lại cảnh thiên đường”.

    81. Thiên nữ say kiêu hãnh vẻ vang
    Với ân huệ yết kiến Thiên hoàng:
    “Hãy nhìn, Thiên đế ngàn con mắt,
    Tiên thực đây. Phần thưởng hãy ban”.

    82. Sak-ka cùng với chúng Thiên thần
    Kính lễ nàng Thiên nữ tuyệt luân,
    Trong lúc nàng ngồi trên bảo tọa,
    Thiên nhân đồng ái mộ dung nhan.

Trong lúc tôn vinh nàng như vậy, ý tưởng này chợt đến với Thiên chủ Sakka: “Vì duyên cớ gì Kosiya từ chối ban tặng vật cho các nàng kia, lại ban thực phẩm thần tiên cho nàng này thôi?”. Để xác định lý do này, ngài lại triệu Màtali đến.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Sak-ka Thiên chủ cõi Băm ba
    Phán lệnh Mà-ta-li quản xa,
    Truyền: “Đến bảo hiền nhân giải thích
    Cớ gì Danh Dựđược ban quà?

Tuân lệnh ngài, Màtali cỡi thiên xa Vejayanta (Tối thắng xa của Đế Thích) khởi hành đến nơi kia.

*

Bậc Đạo Sư ngâm kệ giải thích vấn đề:

  1. Vì vậy, Mà-ta-li vội vàng
    Phóng xe du lịch giữa không gian,
    Phụ tùng mọi thứđều cân xứng
    Trong vẻ vinh quang đẹp dị thường,
    Càngđúc bằng vàng tinh luyện kỹ,
    Khung xe đóng khéo được trang hoàng
    Cầu kỳ, đủ các hình tô điểm,
    Tất cả xe đều chạm trổ vàng.

    85. Trên vàng được phát họa chim công
    Khéo tạo thành con số thật đông,
    Bò, ngựa, hổ, voi và báo nữa,
    Linh dương, nhung lộc sắp tranh hùng,
    Ở trong bảo ngọc này đều khắc
    Đàn cưỡng cùng chim khác lượn vòng.

    86. Xe được thắng thiên mã cả ngàn,
    Mạnh như voi trẻ, sắc kim hoàng,
    Cảnh này xem thực vinh quang quá,
    Ngực chúng đều bao mạng lưới vàng
    Cùng các tràng hoa treo lủng lẳng,
    Được buông lơi lỏng sợi dây cương,
    Vừa khi nghe một lời ra lệnh,
    Chúng lướt nhanh như gió nhẹ nhàng.

    87. Ngay lúc Mà-ta nhảy vụt nhanh
    Cỡi thiên xa ấy, giữa thiên thanh,
    Âm thanh mười hướng đồng vang dội
    Qua giữa không gian đã tốc hành,
    Thiên tử làm trần gian chấn động:
    Biển, trời, đất với núi rừng xanh.

    88. Chẳng bao lâu đến thảo am kia
    Mong ước tỏ lòng tôn kính ra,
    Để một vai trần chào Thánh giả,
    Mà-ta-li lại bắt đầu thưa
    Với vị Bà-la-môn trí tuệ
    Tinh thông Thánh điển thật cao xa.

    89. Nghe đây, Tôn giả Ko-si-ya,
    Lời nói của Thiên chủ Sak-ka
    Về việc ngài đang mong muốn biết,
    Kìa xem, sứ mạng được giao ta:
    “Trong khi Tôn giả không công nhận
    Quyền của Tín Thành, Hy Vọng và
    Vinh Quang, xin hỏi sao Danh Dự
    Riêng nhận từ tay ấy thưởng quà?”

Khi nghe những lời này, vị ẩn sĩ khổ hạnh ngâm vần kệ:

  1. Mà-ta-li hỡi, nàng Vinh Quang
    Là ngọc nữ khôngđược vẹn toàn,
    Trong lúc Tín Thành tâm bấtđịnh,
    Hỡi ngài, Thiên tử quản xa thần,
    Nàng Hy Vọng vẫn thường lừa dối
    Thích phản bội lời hứa của nàng,
    Danh Dự riêng mình theo đức hạnh,
    Trú thân trong Thánh đạo bình an.

Bây giờ vị ấy lại ngâm kệ ca ngợi đức hạnh của nàng:

  1. Sống ở gia môn, gái má hồng
    Vẫn luônđược bảo vệ, canh phòng,
    Nữ nhânđã quá thời xuân sắc,
    Và những kẻ đang sống với chồng,
    Ví thử có khi nào nhục dục
    Bỗng nhiên phát khởi ở trong lòng,
    Nghe lời nói của nàng Danh Dự,
    Chế ngự dục tâm hạ xuống dần.

    92. Khi các dáo, tên ở chiến trường
    Phóng nhanh rào rạt tựa mưa tuôn,
    Trong cơn trốn chạy, bao đồng đội
    Ngã xuống hay đào tẩu loạn cuồng,
    Nghe được lời nàng Danh Dự nói,
    Nhiều người dừng chạy, dẫu nguy nan,
    Và dầu đang ngập tràn kinh hoảng,
    Lần nữa xông ra chốn kiếm thương.

    93. Giống như bờ biển vẫn thường ngăn
    Những đợt ba đào giữa đại dương,
    Danh Dự cũng thường hay trấn áp
    Con đường của những bọn tà gian;
    Mà-ta-li hỡi, mau về gặp
    Thiên chủ In-dra, nói rõ ràng:
    Bậc Thánh khắp nơi trên thế giới
    Thảy đều tôn trọng đại danh nàng.

Nghe vậy, Màtali ngâm vần kệ:

  1. Ko-si-ya, kẻ ấy là ai
    Đã gợi ý kiađến với ngài,
    Có phải là In-draĐại đế,
    Phạm thiên, đầy tạo hóa cao vời?
    Nàng Danh Dự ấy, thưa Tôn giả,
    Phải biết được sinh bởi ý trời
    Thiên chủ In-dra, trên thượng giới,
    Riêng nàng đức hạnh tối cao ngôi
    .

Trong lúc vị Thiên tử nói, ngay chính thời khắc ấy, Kosiya sắp phải tái sinh. Màtali liền bảo:

– Này Kosiya, thân ngũ uẩn đang lìa Tôn giả. Việc thực hành hạnh bố thí đã viên mãn. Tôn giả còn có gì liên hệ với nhân thế nữa đâu? Chúng ta sẽ cũng lên thiên giới bây giờ.

Vừa quyết định đưa vị ấy lên trời, Thiên tử vừa ngâm kệ:

  1. Thánh nhân, hãy bướcđến bây giờ,
    Lập tức lên xe quý của ta,
    Ta sẽ dẫn ngài về thượng giới,
    Cungđình ngự trị cõi Băm ba
    In-dra đang đợi chờ Tôn giả,
    Quyến thuộc ln-dra quả thực là.
    Thiên đạo hôm nay lên cộng trú
    Ngài thành đạt với chúa In-dra
    .

Trong lúc Màtali đang nói, Kosiya từ trần và hóa sinh vào hàng Thiên chúng mà không cần qua trung gian cha mẹ, rồi bước lên đứng trên thiên xa. Sau đó Màtali đưa vị ấy đến yết kiến Sakka. Khi thấy vị ấy, Thiên chủ Sakka rất đẹp ý và thưởng Thiên nữ Danh dự cho vị ấy đưa về làm vương hậu chánh cung, lại ban cho vị ấy vương quyền cai trì một miền rộng bao la nữa.

*

Trong khi nhận xét thực trạng các pháp, bậc Đạo Sư bảo:

– Chính công đức của một số hiền nhân được thanh tịnh theo cách ấy.

Và Ngài ngâm vần kệ cuối cùng:

  1. Chính hànhđộng của Thánh hiền nhân
    Đưa đến đời sau quả phước ân,
    Kết quả thiện hành an trú mãi.
    Người nhìn thực phẩm của Thiên thần
    Được đem trao tặng nàng Danh Dự,
    Thân hoại, trú an với Ngọc hoàng.

*

Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại với những lời này:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà ngày xưa nữa, Ta cũng đã giáo hóa kẻ xan tham này vốn là gã keo kiệt cố hữu.

Nói xong, Ngài nhận diện Tiền thân?

-Thời ấy Uppalavannà (Liên Hoa Sắc) là Thiên nữ Danh Dự, vị Tỷ-kheo có tâm bố thí hào phóng là Kosiya, Anuruddha (A-na-luật-đà) là Màtali, Kassapa (Ca-diếp) là Suriya, Moggallàna (Mục-kiền-liên) là Canda, Sàriputta (Xá-lợi-phất) là Nàrada, và Ta chính là Sakka Thiên chủ.

-ooOoo-

  1. Chuyện Chúa Chim Kunàla (Tiền thân Kunàla)

Câu chuyện này do bậc Đạo Sư kể trong lúc trú gần hồ Kùnàla, liên hệ đến năm trăm vị Tỷ-kheo bị tâm bất mãn chi phối. Câu chuyện diễn tiến theo trình tự sau đây.

Hai bộ tộc Sàkiya (Thích-ca) và Koliya (Câu-ly) có con sông Rohini chảy giữa hai thành phố Kapilavatthu (Ca-tỳ-vệ) và Koliya, sông này được ngăn bằng một con đê duy nhất, nhờ đó dân chúng cày bừa gặt hái. Trong tháng Jetthamùla (tháng năm và sáu), khi lúa bắt đầu trổ bông và rủ xuống, nông dân cư trú ở hai thành này tụ họp lại. Rồi dân chúng Koliya nói:

-Nếu cả hai bên cùng kéo nước, thì nước sẽ không đủ cho cả hai thành phố chúng ta. Song dân chúng tôi sẽ được mùa to nếu chỉ một bên chúng tôi kéo nước, vậy hãy cho chúng tôi nước sông này.

Dân chúng thành Kapilavatthu đáp:

– Khi các ông đã chất thóc đầy vựa thì chúng tôi không dám cả gan đem vàng ròng, ngọc bích, tiền đồng, thúng giỏ trong tay lai vãng trước cửa nhà các ông đâu. Chúng tôi cũng sẽ được mùa to nếu chỉ riêng chúng tôi lấy nước, vậy hãy cho chúng tôi lấy nước đi.

– Ta không muốn cho – Đám người này đáp.

– Ta cũng không muốn – Đám người kia trả lại.

Trong lúc lời qua tiếng lại ồn ào như vậy, một người trong bọn họ đứng lên đấm vào một kẻ khác, đến lượt người ấy đấm trả một kẻ thứ ba và cứ thế họ đấm đá nhau và hằn học đụng chạm vào nguồn gốc hoàng tộc của nhau, làm tăng dần cảnh huyên náo ấy. Các nông gia Koliya bảo:

– Các người Kapilavatthu hãy cút ngay đi, chúng bây là loài cẩu trệ, lang sói, ăn ở với chị em gái của mình như súc vật kia. Voi, ngựa, giáo khiên của chúng chống lại ta có lợi ích gì?

Các nông gia Sakiya đáp:

– Này lũ người cùi khốn nạn, hãy cút đi mau với con cháu của bây, một lũ tồi tàn, thân phận hèn hạ, chẳng khác bầy dã thú sống trong bông cây táo. Voi, ngựa, giáo, khiên của chúng chống lại ta có ích lợi gì?

Vì thế họ đi kể chuyện với các viên chức trong hội đồng phụ trách công việc ấy và các vị này lại báo cáo với các vị trưởng tộc hoàng gia. Sau đó, các vị trưởng tộc Sakiya (Thích-ca) bảo:

– Phe ta sẽ cho chúng thấy đám người ăn ở với chị em gái của mình hùng dũng như thế nào.

Rồi họ xông ra, sẵn sàng chiến đấu. Còn bộ tộc Koliya (Câu-ly) bảo:

– Phe ta sẽ cho chúng thấy những người sống trong bộng cây táo hùng dũng ra sao.

Và họ cũng xông tới, sẵn sàng chiến đấu.

Nhưng một số đạo sư khác lại kể chuyện như vầy:

“Khi các nữ tỳ của bộ tộc Sakiya (Thích-ca) và bộ tộc Koliya (Câu-ly) ra sông để lấy nước, vừa ném xuống đất các vành khăn họ đội trên đầu, vừa ngồi xuống chuyện trò vui vẻ, thì một người cầm nhầm khăn của người khác vì tưởng đó là khăn của mình, và khi có tranh cãi do việc này gây ra, mỗi người đều bảo khăn kia của mình, dần dần dân chúng của hai kinh thành cả nô lệ, nông dân, tùy tùng, thủ lãnh, quan chức, phó vương đều xông ra sẵn sàng chiến đấu.

Tuy thế, bản kinh trước được tìm thấy trong nhiều tập Sớ giải và được xem là hợp lý, đáng chấp nhận hơn bản sau.

Bấy giờ vào buổi xế chiều, dân chúng đã xông ra sẵn sàng lâm trận. Thời ấy, đức Thế Tôn đang trú tại Sàvatthi, lúc rạng đông, trong khi đang quán sát thế gian, Ngài thấy họ khởi hành ra trận, Ngài tự hỏi nếu Ngài đến đó, trận chiến có chấm dứt chăng, và Ngài quyết định: “Ta quyết đến đó và để dập tắt cuộc tử chiến này, ta sẽ kể ba chuyện Tiền thân, để chứng minh lợi lạc của tình đoàn kết, ta sẽ dạy họ Kinh Attadanta: Bạo lực (Sutta Nipàta: Kinh Tập IV, 15) và sau khi nghe ta thuyết giảng, dân chúng hai thành này sẽ đưa đến diện kiến ta mỗi bên hai trăm năm mươi thanh niên, ta sẽ nhận họ vào Giáo đoàn và Hội chúng càng thêm đông đảo”.

Vì thế, sau khi đã tắm rửa, Ngài đến thành Sàvatthi khất thực. Lúc trở về, sau buổi thọ trai, vào xế chiều, Ngài bước ra từ Hương phòng, không báo cho ai một lời, Ngài cầm y bát và một mình ra đi và ngồi kiết-già trên không giữa hai đám người ấy.

Thấy rằng đây là cơ hội làm quần chúng kinh ngạc, Ngài ngồi đấy tỏa ra các tia sáng xanh đậm từ tóc Ngài khiến bầu trời đen tối. Rồi khi tâm họ lo âu, Ngài liền xuất hiện và tỏa ra ánh sáng ngũ sắc.

Dân chúng Kapilavatthu thấy đức Thế Tôn liền suy nghĩ: “Đức Thế Tôn, vị thân tộc cao quý của ta, đã đến. Có thể Ngài đã thấy phận sự chiến đấu đặt trên phe ta chăng? Nay bậc Đạo Sư đã đến, ta không thể lao vũ khí chống kẻ thù nào nữa?”. Rồi họ hạ vũ khí xuống và nói:

– Dân Koliya cứ giết chết hay thiêu sống ta đi.

Dân Koliya cũng làm giống như vậy.

Lúc ấy đức Thế Tôn giáng lâm, và ngự trên bảo tọa của đức Phật đặt ở một nơi tuyệt đẹp trên bãi cát, và Ngài chiếu hào quang vô thượng của một bậc Giác Ngộ.

Các vị vua đảnh lễ đức Thế Tôn và an tọa. Sau đó bậc Đạo Sư hỏi, mặc dù Ngài đã biết rõ sự việc:

– Thưa các Đại vương, tại sao các vị đến đây?

– Bạch Thế Tôn, chúng con đến đây không phải để ngắm dòng sông hay vui chơi, mà để chiến đấu.

– Các Đại vương có tranh chấp về việc gì?

– Về nước sông.

– Thế nước sông đáng giá bao nhiêu?

– Bạch Thế Tôn, rất ít.

– Thế đất đai đáng giá bao nhiêu?

– Đất vô giá.

– Thế các vị Tướng quân đáng giá bao nhiêu?

– Họ cũng vô giá.

– Thế tại sao chỉ vì một chút nước chẳng ra gì mà các vị phải hủy diệt các tướng quân cao quý? Quả thật, cuộc tranh chấp này không có gì đền bù được cả song vì một cuộc tử chiến giữa một vị thần cây và một sư tử đen nên một mối thù truyền kiếp đã được tạo ra và kéo dài đến tận hiện kiếp này.

Cùng với những lời trên, Ngài kể cho họ nghe Tiền thân Phandana (số 475, Tập V). Sau đó Ngài bảo?

– Không nên đi theo nhau một cách mù quáng thế này. Một đoàn súc vật bốn chân ở vùng Tuyết Sơn trải dài ba ngàn dặm, đã theo lời một con thỏ, lần lượt đâm đầu xuống biển cả. Do đó, không nên theo nhau cách này.

Nói vậy xong, Ngài kể Tiền thân Daddabha (số 322, Tập III)

Hơn nữa, Ngài lại bảo:

– Đôi khi kẻ yếu nhìn thấy nhược điểm của người mạnh; khi khác, kẻ mạnh thấy nhược điểm của người yếu, nên có lần một con chim cút mái đã giết một vương tượng. Và Ngài kể Tiền thân Latukika (số 357, Tập III).

Như vậy để làm dịu cuộc tranh chấp, Ngài đã kể ba chuyện Tiền thân. Và để chứng minh hiệu quả của sự đoàn kết, Ngài kể hai chuyện Tiền thân:

– Trong trường hợp những sinh vật sống chung đoàn kết, không ai tìm ra kẽ hở để tấn công cả.

Nói vậy xong, Ngài kể Tiền thân Rukkhadhamma (số 74, Tập I)

Ngài lại nói:

– Đối với những sinh vật đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng để tấn công cả, nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau, thì một kẻ đi săn nào đó cũng tàn phá chúng và tiêu diệt chúng. Quả thật không có phần thưởng gì trong cuộc tranh chấp cả.

Cùng với những lời này, Ngài kể Tiền thân Vattaka (số 33, Tập I).

*

Sau khi đã kể năm chuyện Tiền thân như vậy, Ngài chấm dứt bằng cách tụng kinh Attadanta. Khi đã trở thành những kẻ mộ đạo, các vị vua nói:

– Nếu bậc Đạo Sư không đến, chúng ta đã tàn sát lẫn nhau làm máu chảy thành sông. Chính nhờ bậc Đạo Sư mà chúng ta còn sống. Nhưng ví thử trước kia bậc Đạo Sư sống đời thế tục, thì giang sơn gồm bốn đại châu lục cùng với hai ngàn đảo nhỏ nữa hẳn đã vào tay Ngài và hẳn Ngài đã có hơn một ngàn vương tử. Hơn nữa, chắc hẳn Ngài đã có một đoàn tùy tùng gồm các tướng lãnh quý tộc. Song từ bỏ mọi vinh quang này, Ngài xuất thế và đạt Trí tuệ Tối thắng. Bây giờ ta hãy tiễn Ngài lên đường cùng một đoàn tùy tùng tướng lãnh quý tộc.

Thế là dân chúng hai thành mỗi bên tặng Ngài hai trăm năm mươi vị quý tộc. Sau khi truyền giới xuất gia cho họ, Ngài đi về một khu rừng lớn.

Từ ngày hôm sau, được đệ tử hộ tống Ngài đi khất thực ở hai thành, khi thì vào Kapilavatthu, lúc khác lại vào Koliya, dân chúng cả hai thành đều hết sức kính trọng Ngài.

Giữa đám vương gia quý tộc này là những vị thọ giới không do hoan hỷ mà vì kính trọng bậc Đạo Sư nỗi bất mãn trong tâm liền sinh. Những người vợ cũ của họ muốn khơi dậy niềm bất mãn của họ, cứ gửi đi những lời nhắn tin này nọ, khiến họ lại càng trở nên nản lòng thối chí hơn nữa.

Khi quán sát, bậc Đạo Sư nhận thấy tâm họ đã bất mãn như thế nào, liền suy nghĩ: “Các Tỷ-kheo này, dù sống với một vị Giác Ngộ như Ta, vẫn sinh tâm bất mãn. Ta thử xem cách thuyết giảng nào sẽ ích lợi cho họ”, và Ngài nghĩ đến Pháp thoại Kunàla. Rồi ý tưởng này chợt nảy ra trong trí Ngài: “Ta sẽ đưa các Tỷ-kheo này đến vùng Tuyết Sơn và sau khi chứng minh các ác dục liên hệ đến nữ giới qua chuyện Kunàla và xóa tan nỗi bất mãn của họ, ta sẽ cho họ đạt Sơ quả trong Thánh đạo.

Vì thế sáng sớm Ngài đắp y trong và cầm y bát đi khất thực ở thành Kapilavatthu, sau khi trở về và dùng ngọ trai đã xong, Ngài bảo năm trăm vị Tỷ-kheo:

– Các ông đã từng thấy vùng Tuyết Sơn đầy lạc thú chưa?

– Bạch Thế Tôn, chưa – Các vị đáp.

– Thế các ông có muốn đi chiêm bái Tuyết Sơn chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con không có thần thông lực làm sao chúng con đi được?

– Song giả sử có ai đó đưa các ông cùng đi, các ông có muốn đi chăng?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Bậc Đạo Sư liền dùng thần lực đưa tất cả các vị lên không gian và du hành đến vùng Tuyết Sơn, vừa trụ trên không, Ngài vừa chỉ cho Hội chúng xem một dãy Tuyết Sơn kỳ diệu với nhiều đỉnh núi như Kim Sơn, Ngọc Sơn, Hồng Sơn, Ngân Sơn, Bình Địa Sơn, Thủy Tinh Sơn, với năm sông lớn và các hồ Kannamundaka, Rathakàra, Sihappapàta, Chaddanda, Tiyaggala, Anotatta và Kunàla, tất cả bảy hồ.

Tuyết Sơn là một vùng mênh mông, cao năm trăm dặm, rộng ba ngàn dặm. Ngài đã dùng thần thông lực chỉ cho Hội chúng thấy cảnh tuyệt mỹ của vùng này, cùng các nơi cư trú được xây tại đó, và các loại súc vật như từng đoàn sư tử, cọp, voi… Ngài đều chỉ rõ từ nơi này: các vùng đất thiêng và nhiều lạc viên khác đầy hoa quả sum sê, từng đàn chim đủ loại và các cây hoa mọc trên đất lẫn dưới nước, bên sườn Đông của Tuyết Sơn là một bình nguyên đất vàng và bên sườn Tây là một bình nguyên đất đỏ.

Thoạt nhìn thấy những vùng kỳ vĩ này, nỗi lòng mong nhớ khát khao của các Tỷ-kheo đối với các bà vợ cũ tiêu tan mất. Sau đó, bậc Đạo Sư cùng các Tỷ-kheo từ không trung hạ xuống sườn Tây của Tuyết Sơn trên một cao nguyên rộng sáu mươi dặm, trong thung lũng đỏ dài ba dặm, dưới gốc cây Sà-la bao phủ cả bảy dặm và trường thọ suốt một kiếp, bậc Đạo Sư được Tăng chúng vây quanh, tỏa hào quang lục sắc và an tọa, làm chấn động cả lòng đại dương và chiếu sáng như mặt trời, Ngài nói với các Tỷ-kheo bằng một giọng ngọt như mật:

– Này các Tỷ-kheo, hãy hỏi Ta về các kỳ quan mà các ông chưa từng thấy ở vùng Tuyết Sơn này.

Lúc ấy, hai chim cu cườm ngậm một khúc cây ở hai đầu, và ở giữa có đặt chim chúa. Tám chim cu ở trước và tám con ở sau, tám con bên phải và tám con bên trái, tám con ở dưới và tám con ở trên, cứ thế che bóng trên chim chúa trong khi vừa hộ tống chim chúa vừa bay qua không gian.

Khi thấy đàn chim này, các Tỷ-kheo hỏi bậc Đạo Sư:

– Bạch Thế Tôn, bầy chim này có ý nghĩa gì chăng?

– Này các Tỷ-kheo, đây là một tục lệ cổ của gia tộc ta, một truyền thống do Ta tạo ra, thời xưa chúng hộ tống Ta như vậy. Thuở bấy giờ có cả một đàn chim lớn. Ba ngàn năm trăm chim mái son trẻ đã hộ tống Ta. Dần dần chúng tản mát, và đàn chim còn lại như các ông thấy đó.

– Bạch Thế Tôn, chúng đã hộ tống Thế Tôn trong rừng nào?

Bậc Đạo Sư bảo.

– Này các Tỷ-kheo, hãy nghe đây.

Vừa hồi tưởng chuyện cũ, Ngài vừa kể một chuyện quá khứ và giáo hóa các vị như vầy.

*

Đây là chuyện tương truyền và danh tiếng phát ra từ đó:

Một vùng đất kia có đủ loại cây cỏ mọc lên, được phủ với nhiều khóm hoa, nhiều dã thú lai vãng như voi, gayal, trâu, nai, trâu rừng (yak), hươu sao, tê giác, nai lớn, sư tử, hổ, báo, gấu, sói, linh cẩu, rái cá, linh dương kadalì, mèo rừng, thỏ tai dài, vô số đàn voi đủ loại trú ngụ, đủ loại hươu nai lui tới, là nơi nương náu của bầy yakkha (dạ-xoa) mặt ngựa, yêu tinh, ma quỷ…

Vùng ấy lại được một khóm cây rậm rạp che phủ, nở hoa ở trên ngọn, thân mảnh mai cao, không có lỏi bên trong, vang dội tiếng chim líu lo, sung sướng như điên cuồng, nào là chim ưng, gà gô, chim voi, công trĩ, cu gáy; vùng ấy lại được tô điểm với hàng trăm khoáng chất như thủy ngân, thạch tín trắng, thạch tín vàng, son đỏ, vàng và bạc. Chính trong khu rừng kỳ thú này có con chim Kunàla (một loại sơn ca), màu sắc rực rỡ với bộ lông sáng chói. Chim Kunàla này có ba ngàn năm trăm chim mái theo hầu. Thời ấy hai con chim ngậm một khúc cây trong mỏ đặt chim Kunàla ở giữa và bay lên, vì sợ rằng nỗi gian lao trong quãng đường xa sẽ làm chim này nhích ra khỏi chỗ đậu và rơi xuống.

Năm trăm chim mái bay phía dưới và chúng suy nghĩ: “Nếu chúa Kunàla này rơi xuống khỏi chỗ đậu, thì chúng ta sẽ giữ lấy ngài trong đôi cánh của ta”.

Năm trăm chim khác bay phía trên, vì sợ rằng sức nóng làm cháy da chim Kunàla.

Năm trăm chim khác bay mỗi bên ngai, để cản nóng, lạnh, cỏ cây, bụi bặm, gió, sương đụng vào ngài.

Năm trăm chim bay phía trước vì sợ rằng bọn chăn trâu bò, cắt cỏ, lượm củi, tiều phu, kiểm lâm đánh chim Kunàla bằng que củi, hay mảnh sành, nắm tay hay hòn đất, cây gậy hay con dao, hòn sỏi, hoặc lo rằng chim Kunàla sẽ va chạm vào bụi cây, dây leo, hay cây lớn, cột trụ, tảng đá hoặc một con chim lớn nào đó.

Năm trăm chim bay phía sau, nói với Ngài những lời dịu dàng, thân ái bằng những âm điệu du dương, ngọt ngào vì e rằng chim Kunàla mệt mỏi trong khi đậu tại đó.

Năm trăm chim bay lượn vòng quanh đây đó, mang về đủ loại trái cây khác nhau vì sợ rằng chim Kunàla phải chịu đói khổ.

Thời ấy bầy chim nhanh nhẹn đưa chim Kunàla đi du ngoạn từ lạc viên này đến lạc viên khác, khu vườn này đến khu vườn khác, bờ sông này đến bờ sông khác, đỉnh núi này đến đỉnh núi khác, vườn xoài này đến vườn xoài khác, vườn hồng đào này đến vườn hồng đào khác, vườn mít này đến vườn mít khác, rừng dừa này đến rừng dừa khác. Cứ thế ngày nọ sang ngày kia, chim Kunàla được bầy chim này hộ tống như vậy, lại trách mắng chúng:

– Này lũ xấu xa kia, chết đi, chết tiệt cả đi, chúng bây là quân trộm cắp, lừa đảo, vô tâm, phù phiếm, bạc nghĩa vong ân, như gió cuốn đi bất cứ nơi nào chúng bây muốn.

*

Sau những lời này, bậc Đạo Sư bảo:

– Này các Tỷ-kheo, hiển nhiên là ngay khi Ta còn ở đời sống súc sinh, ta đã hiểu rõ tính tình vô ơn, độc ác, vô luân của nữ giới, và ngay thời ấy, Ta đã không rơi vào uy lực của họ và Ta đã đặt họ dưới uy lực của Ta.

Khi Ngài đã xóa tan nỗi bất mãn trong tâm Tăng chúng, Ngài lại giữ im lặng.

Vào lúc này, hai chim cu màu đen đến nơi đây, nâng niu chúa lên cao trên khúc cây ấy, trong khi bốn chim khác bay phía dưới và mỗi bên. Thấy chúng, các Tỷ-kheo lại hỏi bậc Đạo Sư về bầy chim và Ngài đáp:

– Này các Tỷ-kheo, ngày xưa Ta có bạn là một chim sơn ca chúa tên là Punnamukha, và truyền thống trong gia tộc chim ấy là như vầy.

Để đáp lại câu hỏi của các Tỷ-kheo như trước, Ngài bảo:

*

Trên sườn Đông của dãy Tuyết Sơn, chúa tể của núi đồi, là những dòng suối xanh biếc, bắt nguồn từ những sườn núi thoai thoải, trong một vùng thơm ngát, mê hồn, sáng tươi, diễm lệ với hoa sen nở rộ đủ màu xanh, trắng, sen bách diệp, súng trắng và cây hoa thần tiên, một miền bát ngát mỹ miều với đủ loại kỳ hoa dị thảo, cây leo, vang vọng tiếng thiên nga, vịt, ngỗng, có từng đoàn ẩn sĩ khổ hạnh, những vị có đủ thần thông biến hóa, lại có các thần linh, ma quỷ, dạ-xoa, yêu quái, nhạc thần, tiên nữ và mãng xà.

Chính trong một khu rừng kỳ ảo như vậy sơn ca chúa Punnamukha đã cư trú. Giọng sơn ca thật du dương êm ái, chính đôi mắt tươi vui ấy là đôi mắt của con chim say sưa với nhiều hoan lạc. Ba ngàn năm trăm chim mái theo hộ tống chim sơn ca Punnamukha này. Cũng vậy, có hai con chim vừa ngậm khúc cây trong mỏ và đặt Punnamukha ở giữa vừa bay lên không gian, vì sợ chim chúa phải chịu mệt nhọc…

Thuở ấy chim Punnamukha được đàn chim này hộ tống ban ngày, đã ca ngợi chúng như vầy:

– Các hiền muội thật đáng tuyên dương, hành động này của các hiền muội rất phù hợp với các mệnh phụ cao sang, vì các hiền muội đã phụng sự chúa công mình.

Lúc ấy, thực ra sơn ca Punnamukha đến gần nơi chim Kunàla đang đậu, và đàn chim hầu cận chim Kunàla đã thấy chim kia, trong khi chim ấy còn ở đằng xa, chúng kéo lại gần chim Punnamukha và cầu thân như vầy:

– Này Hiền hữu Punnamukha, chim Kunàla là một con chim hung bạo với giọng lưỡi thô tục. Có lẽ nhờ hiền hữu giúp đỡ, chúng tôi may ra mới nghe được lời nói tử tế của vị ấy.

– Thưa các quý nương, có lẽ chúng ta làm được việc ấy.

Nói vậy xong, chim ấy đến gần Kunàla, sau lời chào hỏi ân cần, chim ấy cung kính đậu một bên và nói với Kunàla như vầy:

– Này Hiền hữu Kunàla, tại sao Hiền hữu đối xử tàn tệ với các quý nương này mặc dù họ giữ phẩm hạnh tốt đẹp? Hiền hữu Kunàla, ta nên nói lời dịu ngọt ngay cả với các nữ nhân có lời lẽ thiếu tao nhã, huống hồ đối với các quý nương thanh cao thế này.

Khi chim ấy nói vậy xong, Kunàla liền phỉ báng Punnamukha như sau:

– Này quân khốn nạn kia, hãy chết đi, chết tiệt cả đi. Ai lại giống như ngươi cứ mềm lòng trước lời van xin của nữ giới?

Khi bị khiển trách như vậy, chim Punnamukha liền bỏ đi. Rồi chẳng bao lâu sau đó, Punnamukha lâm bệnh nặng, và chịu đau đớn kịch liệt vì chứng xuất huyết, làm chim gần chết. Bầy chim hầu cận sơn ca Punnamukha liền suy nghĩ: “Sơn ca này bị bệnh nặng, chắc là phải được vực dậy từ căn bệnh này”.

Nghĩ vậy, chúng liền rời bỏ chim ấy một mình và kéo đến gần chim Kunàla.

Kunàla nhìn chúng bay lại từ xa, khi thấy chúng liền hỏi:

– Lũ khốn nạn kia, chúa của bây đâu?

– Hiền hữu Kunàla, chim Punnamukha bị bệnh. Có lẽ chim ấy phải được vực dậy từ cơn bệnh này.

Khi chúng nói vậy xong, chim Kunàla nguyền rủa chúng:

– Hãy chết đi, lũ khốn nạn kia, chết tiệt đi, chúng bây là lũ trộm cắp, lừa đảo, vô tâm, phù phiếm, bạc nghĩa vong ân như gió cuốn đi nơi nào bây muốn.

Nói vậy xong, chim ấy đến gần nơi sơn ca Punnamukha nằm và nói như sau:

– Chào Hiền hữu Punnamukha.

– Chào Hiền hữu Kunàla – Chim kia đáp.

Sau đó, chim Kunàla dùng đôi cánh và mỏ ôm lấy Punnamukha và vừa nâng bạn lên, vừa cho uống đủ thứ thuốc. Nhờ thế, bệnh tình của sơn ca đã thuyên giảm. Khi chim Punnamukha đã khoẻ mạnh, bầy chim bay trở về và Kunàla cho chim Punnamukha ăn quả rừng trong vài ngày, đến khi bạn đã hồi sức, chim chúa bảo:

– Này Hiền hữu, nay đã bình phục, hãy tiếp tục sống với đàn chim hộ tống bạn, còn ta sẽ trở về nơi cư trú của ta.

Lúc ấy Punnamukha bảo bạn:

– Chúng đã bỏ ta khi ta lâm trọng bệnh và bay đi nơi khác. Ta không cần bọn lừa đảo ấy nữa.

Nghe vậy, Bậc Đại Sĩ đáp:

– Này Hiền hữu, ta sẽ kể cho bạn nghe về tính độc ác của nữ giới.

Rồi ngài ôm lấy Punnamukha và đưa đến Thung Lũng Đỏ trên sườn Tuyết Sơn, đậu trên một tảng hồng thạch tín dưới gốc cây Sàla tỏa rộng bảy dặm đường, trong lúc Punnamukha và đám tùy tùng đậu bên cạnh. Khắp cả vùng Tuyết Sơn vang lên lời bố cáo của chư Thiên:

– Hôm nay điểu vương Kunàla an tọa trên phiến hồng thạch ở Tuyết Sơn sẽ thuyết Pháp với vẻ kỳ diệu của một vị Phật. Xin các vị lắng tai nghe ngài.

Nhờ bố cáo như vậy, lần lượt chư Thiên ở sáu tầng trời Dục giới đều nghe và tụ họp lại nhiều sơn thần, rắn thần, kim sí điểu (chim thần cánh vàng), kên kên cũng loan báo sự kiện trên. Thời ấy thứu vương Ànanda cùng với đoàn tùy tùng mười ngàn kên kên trú ngụ tại đỉnh Thứu Sơn. Khi nghe tin chấn động này, chim ấy suy nghĩ: “Ta sẽ đi nghe thuyết Pháp”. Rồi cùng đàn chim hộ tống đến đậu riêng một nơi.

Ẩn sĩ Ànanda đã đắc năm Thắng trí đang ở vùng Tuyết Sơn cùng đoàn đệ tử gồm mười ngàn ẩn sĩ, khi nghe tin chư Thiên loan truyền, liền suy nghĩ: “Chúng bảo nhau hiền hữu Kunàla sẽ nói về các lỗi lầm của nữ giới, ta cũng phải đi nghe bạn thuyết giảng”. Rồi được một ngàn vị khổ hạnh hộ tống, vị ấy dùng thần thông du hành đến đó và ngồi riêng một nơi. Thế là đã có một hội chúng họp lại đông như vậy để nghe Phật pháp.

Lúc ấy Bậc Đại Sĩ, với trí kiến của một vị nhớ lại cái tiền thân của mình, lấy Punnamukha làm nhân chứng, kể lại một trường hợp trong tiền kiếp liên hệ với lỗi lầm của nữ giới.

*

Bậc Đạo Sư nói để làm sáng tỏ vấn đề:

Thời ấy chim Kunàla nói với sơn ca Punnamukha, vừa mới được vực dậy từ giường bệnh:

– Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy Kanhà, một nữ nhân có hai cha và năm chồng, lại còn luyến ái một nam nhi thứ sáu là một gã lùn có đầu thụt vào cổ và què chân nữa.

Ở đây chúng ta cũng có thêm một vần kệ:

  1. Chuyện cổ, Kan-hà,được kể rằng:
    Cả năm hoàng tử gả cho nàng,
    Tham lam, nàng vẫn còn ham muốn
    Một gã gù lưng, gáiđiếm đàng!

– Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy trường hợp một nữ ẩn sĩ khổ hạnh tên Saccatapàvì sống trong nghĩa địa và bỏ cả buổi ăn thứ tư, song lại phạm tội lỗi với một thợ vàng.

– Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã chứng kiến trường hợp nàng Kàkàti, vợ của vua Venateyya, sống giữa biển cả, tuy thế đã phạm tội lỗi với nhạc công Natakuvera (Tiền thân số 327, tập III).

– Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy nàng tóc vàng Kurangavì, mặc dù yêu Elakamàra, lại phạm tội lỗi với Chalangakumara và Dhanantevàsì.

Ta cũng biết chuyện mẹ của Brahmadatta đã bỏ vua Kosala và phạm tội lỗi với Pancàlacanda ra sao.

Các người này cùng nhiều nữ nhân khác đã theo tà dục, ta không nên đặt lòng tin vào họ hoặc ca ngợi họ. Ví như quả đất có khuynh hướng vô tư đối với toàn thế giới, đem lại tài sản cho mọi loài, cung cấp mái ấm cho mọi người (tốt cũng như xấu) chịu đựng tất cả, không hề rung động, không gì lay chuyển, đối với nữ giới cũng phải như vậy. Đàn ông không nên tin tưởng họ.

  1. Sư tử sống bằng máu thịt tươi,
    Dùng năm móng sắc xé con mồi,
    Tìm vui trong nỗiđau loài khác
    Cẩn thận! Nữ nhân cũng một nòi!

– Này Hiền hữu Punnamukha. Thực vậy, bọn súc sinh này không chỉ là bọn gái giang hồ, điếm đàng, đầu đường xó chợ, chúng không lẳng lơ đĩ thỏa cho bằng sát nhân. Ta muốn nói đến bọ gái đứng đường buôn hương bán phấn này. Chúng giống như quân cường đạo với cuộn tóc vàng kết lại, chúng như thuốc độc, như lũ lái buôn tự khoe mình, quanh co như sừng dê, miệng lưỡi độc địa như loài rắn, như cái hố có nắp đậy, tham lam vô tận như địa ngục, khó làm thỏa mãn như quỷ cái, ngốn ngấu mọi loài như Diêm vương, tàn phá mọi sự như ngọn lửa, cuốn trôi mọi vật ở trước nó như dòng sông; như cơn gió thổi tới nơi nào nó muốn, không biết phân biệt gì như đỉnh núi Neru, kết trái quanh năm như loài cây độc.

Ở đây lại có thêm một vần kệ nữa:

  1. Nhưđộc dược, quân cướp bạo tàn,
    Quanh co như gạc của sơn dương,
    Mãnh xà hai lưỡi là loại chúng,
    Chực sẵn khoe khoang tựa lái buôn.

    4. Giết hại như là hốđậy che,
    Như mồm địa ngục, thỏa không hề,
    Như loài quỷ dữ tham vô độ,
    Thần chết mang theo mọi vật kia.

    5. Ngốn ngấu khác đâu ngọn lửa nồng,
    Mạnh như hồng thủy hoặc cuồng phong,
    Như Ne-ru đỉnh màu vàng chói
    Thiện ác không hề biết biệt phân.

    6. Não hại như cây độc sát nhân,
    Chúng luôn tàn phá cả năm phần,
    Gia tài sự nghiệp đều tiêu tán,
    Phung phí bạc vàng, mọi bảo trân.

*

Chuyện công chúa Kanhà

Truyền thuyết kể rằng thời xưa, vua Brahmadatta ở xứ Kàsi nhờ có quân hùng tướng mạnh chiếm quốc độ Kosala, giết vua kia và cướp vị chánh hậu lúc ấy đang có thai, đưa về Ba-la-nại và phong bà làm vương phi. Về sau bà sinh một gái, và vì vua này không có con trai hay gái gì cùng huyết thống với mình, nên vô cùng hoan hỷ và phán:

– Này mỹ hậu, hãy chọn một điều ước trẫm ban tặng ái khanh.

Bà nhận điều ước nhưng chưa lựa chọn. Bấy giờ họ đặt tên công chúa là Kanhà.

Vừa khi nàng lớn lên, mẫu hậu bảo:

– Này con yêu quý, phụ vương đã ban mẹ một điều ước, mẹ đã nhận song còn trì hoãn sự lựa chọn. Nay con hãy chọn điều gì con thích.

Do dục tình phát triển quá độ phá tan nỗi e thẹn của một thiếu nữ, nàng nói với mẹ:

– Con không thiếu thứ gì cả. Xin phụ vương hãy triệu tập một đại hội để kén phò mã cho con.

Mẫu hậu kể lại chuyện này với vua. Vua phán:

– Hãy cho công chúa thứ gì nàng muốn.

Và vua ban lệnh truyền mở hội kén phò mã. Trong sân chầu, một đám nam nhi tụ tập phục sức cực kỳ lộng lẫy. Kanhà cầm một giỏ hoa trong tay, đứng nhìn từ cánh cửa lầu thượng và không hài lòng về một chàng trai nào cả.

Lúc ấy Ajjuna, Nakula, Bhìmasena, Yudhitthila, Sahadeva, thuộc dòng vua Pàndu, là năm hoàng tử của vua này, sau khi học tập đủ các học thuật tại Takkasilà với một vị giáo sư lừng danh thế giới, đang lãng du đây đó với ý định tìm hiểu thông suốt các phong tục địa phương, và vừa đến Ba-la-nại.

Khi nghe tin loan báo vang dậy khắp kinh thành, và hỏi thăm để biết chuyện gì đang xảy ra, họ liền đến đứng cả năm người thành một hàng, trông hình dáng như năm pho tượng bằng vàng. Thoạt nhìn thấy họ, Kanhà say mê luôn cả năm, liền ném vòng hoa lên đầu của năm chàng trai khi họ đứng trước mặt nàng và bảo:

– Tâu mẫu hậu, con xin chọn cả năm chàng.

Hoàng hậu trình việc này với vua. Vì vua đã ban cho nàng điều ước, nên không thể nói: “Con không được làm việc này”, nhưng lòng vua vô cùng phiền muộn. Tuy thế, sau khi hỏi nguồn gốc năm chàng là con ai, và khi biết đó là con vua Pàndu, vua nghênh tiếp năm chàng vô cùng trọng thể và gả công chúa làm vợ cả năm chàng.

Nhờ mãnh lực của dục tình nồng nhiệt, nàng chiếm được tình yêu của năm chàng vương tử trong cung điện bảy tầng của nàng.

Bấy giờ nàng có một kẻ hầu cận vừa gù, vừa què và dù nàng đã chiếm trọn con tim của năm vương tử, ngay khi năm chàng đã ra khỏi cung đình, nàng tìm được cơ hội và bị lửa dục nung nấu, nên đã phạm tội lỗi với gã nô lệ lưng gù kia.

Trong khi trò chuyện với gã, nàng nói:

– Không có ai được ta yêu quý bằng chàng. Ta sẽ giết năm vương tử này và lấy máu từ cổ họ xoa vào đôi chân chàng.

Khi nàng bầu bạn với vị thái tử trong năm vị kia, nàng thường bảo:

– Chàng thân yêu đối với thiếp hơn bốn chàng kia. Vì chàng, thiếp sẽ hy sinh cả đến tính mạng mình. Khi phụ vương băng hà, thiếp sẽ trao quốc độ cho riêng chàng.

Nhưng khi bầu bạn với các chàng kia, nàng cũng làm y hệt như vậy. Các chàng vô cùng đẹp lòng vì nàng, và suy nghĩ: “Nàng thương yêu chúng ta và nhờ đó vương vị này sẽ thuộc về ta”.

Một hôm nàng bị bệnh, họ tụ tập quanh nàng, một người xoa đầu, kẻ xoa tay chân, trong khi gã nô lệ ngồi dưới chân nàng. Với vị thái tử Ajjuna đang xoa đầu nàng, nàng lấy đầu ra hiệu ngầm bảo: “Không ai được thiếp thương yêu hơn chàng. Bao lâu thiếp còn sống, thiếp sẽ sống vì chàng và khi phụ vương từ trần, thiếp sẽ trao vương quốc cho chàng”, và thế là nàng chiếm trọn tim chàng.

Đới với các người kia, nàng cũng làm dấu bằng tay chân với ý nghĩa như vậy. Nhưng đối với gã gù lưng, nàng làm dấu bằng lưỡi với ngụ ý: “Chỉ có chàng là người duy nhất được ta yêu quý. Ta chỉ sống vì chàng”.

Nhờ những điều nàng đã nói trước kia, tất cả bọn họ đều hiểu các dấu hiệu này có ý nghĩa gì. Nhưng trong khi mỗi người nhận ra dấu hiệu dành riêng cho mình, vương tử Ajjuna vừa thấy các dấu hiệu tay, chân và lưỡi ấy liền suy nghĩ: “Trong trường hợp ta cũng như với các người khác, chắc phải có điều gì đó nàng muốn chứng tỏ bằng dấu hiệu kia, vậy đối với gã lưng gù này hẳn cũng có một thân tình nào đây”.

Thế rồi vừa đi ra ngoài với các em, chàng hỏi:

– Các hoàng đệ có thấy công chúa năm chồng này làm dấu với ta bằng đầu nàng chăng?

– Thưa vâng, có thấy.

– Các em có hiểu ý nghĩa của nó chăng?

– Thưa không.

– Ý nghĩa của nó là như vầy, như vầy. Thế các em có biết ý nghĩa dấu hiệu bằng tay chân của nàng với các em chăng?

– Thưa vâng, chúng em có biết.

– Nàng cũng làm dấu cho ta như vậy. Thế các em có biết ý nghĩa dấu hiệu nàng bảo gã lưng gù bằng lưỡi chăng?

– Chúng em không biết.

Chàng liền bảo họ:

– Nàng cũng phạm tội với gã đó.

Vì họ không tin chàng, chàng bảo gã lưng gù đến và hỏi gã, gã liền kể cho chàng mọi chuyện. Khi họ nghe gã nói, họ đều mất hết lòng say mê đối với nàng và bảo nhau:

– Ôi rõ ràng giống đàn bà thật xấu xa tội lỗi. Vừa rời khỏi các nam nhi như chúng ta vốn quý tộc cao sang và đầy đủ phúc phận, nàng đã phạm tà hạnh với một gã lưng gù gớm ghiếc, đáng ghê tởm như thế này. Ai có trí tuệ lại ham thích kết duyên với đám nữ nhi vô sĩ gian tà như vậy?

Sau khi lần lượt phỉ báng nữ nhân như trên, năm vương tử suy nghĩ: “Chúng ta đã chán chê đời sống vợ chồng rồi”. Các vị lui về ở ẩn tại vùng Tuyết Sơn, và sau khi đã thành tựu pháp Thiền quán Kasina, lúc mạng chung, các vị đi theo nghiệp của mình.

Chim chúa Kunàla là vương tử Ajjuna, chính vì lý do ấy, khi nêu ra điều gì bản thân đã thấy, chim ấy đều bắt đầu câu chuyện với lời: “Ta đã thấy”. Khi kể lại những việc khác mà chim ấy đã thấy thời xưa, chim ấy cũng dùng những lời ấy.

Sau đây là phần giải thích một sự việc được nêu ra ở chuyện khởi đầu.

*

Chuyện nữ khổ hạnh Saccatapàvì

Ngày xưa, tương truyền có một nữ khổ hạnh bạch y tên là Saccatapàvì xây một thảo am ở một nghĩa địa gần Ba-la-nại. Trong lúc sống ở đây, nàng nhịn luôn bốn bữa ăn trong số năm bữa, khắp kinh thành, danh vọng nàng sáng chói gần xa chẳng khác nào đôi vầng nhật nguyệt. Dân chúng thành Ba-la-nại nếu có hắt hơi hay vấp ngã đều bảo: “Cầu phúc cho Saccatapàvì!”

Bấy giờ vào ngày đầu một lễ hội, một số thợ vàng dựng lều tại một nơi dân chúng tụ tập, và đem theo cá thịt rượu mạnh, dầu thơm, tràng hoa, v.v. rồi bắt đầu tiệc rượu say sưa.

Lúc ấy một gã thợ rèn nghiện rượu đang lúc nôn tháo, đã kêu lên “Cầu phúc cho Saccatapàvì!”

Có người khôn ngoan trong bọn họ bảo:

– Ôi thật là điên rồ mù quáng, chú đang tôn trọng một nữ nhân tính khí thay đổi bất thường. Chú thật là đồ điên!

Gã đáp:

– Này bạn, đừng nói vậy, nếu không sẽ phạm tội đọa vào địa ngục đấy.

Người khôn ngoan liền bảo:

– Đồ điên, hãy câm mồm lại. Hãy đánh cuộc với ta một ngàn đồng vàng, trong bảy ngày kể từ nay, cứ ngồi tại chính nơi đây, ta sẽ giao tận tay chú nàng Saccatapàvì phục sức diễm lệ cùng liên hoan rượu mạnh và ta cũng sẽ say sưa đánh chén với nàng. Bọn nữ nhi đều tính tình bất định như thế.

Gã kia đáp:

– Bạn không thể có khả năng làm việc ấy đâu.

Và gã đánh cuộc một ngàn đồng vàng.

Thế rồi thông báo với đám thợ vàng kia xong, sáng sớm hôm sau chàng trai giả dạng một vị khổ hạnh tiến vào nghĩa địa, không xa nơi nàng cư ngụ và đứng chiêm bái mặt trời. Nàng thấy chàng lúc bắt đầu đi khất thực, và suy nghĩ: “Chắc chắn đây là một vị khổ hạnh có thần thông. Ta ở một bên nghĩa địa, còn Ngài ở ngay chính giữa: tâm Ngài chắc hẳn thuần tịnh như bậc Thánh. Ta muốn tỏ lòng ngưỡng mộ Ngài”.

Thế là nàng đến gần chàng đảnh lễ, nhưng chàng không nhìn cũng không nói gì. Ngày hôm sau chàng cũng cứ làm vậy. Nhưng qua ngày thứ ba, khi nàng đảnh lễ, chàng nhìn xuống và bảo:

– Hãy đi ngay.

Qua ngày thứ tư, chàng ân cần nói với nàng:

– Nàng đi khất thực có mệt nhọc chăng?

Nàng nghĩ thầm: “Ta đã được chào hỏi ân cần rồi” và hoan hỷ ra đi.

Ngày thứ năm nàng lại nhận được một lời chào hỏi ân cần hơn và sau khi ngồi nghỉ chốc lát, nàng đảnh lễ chàng và ra đi.

Nhưng vào ngày thứ sáu, nàng lại đến đảnh lễ chàng khi chàng ngồi đó. Chàng nói:

– Này hiền muội, có tiếng gì ồn ào ca nhạc vang lừng ở Ba-la-nại hôm nay thế?

Nàng đáp:

– Bạch Thánh giả, Ngài không biết có mở lễ hội trong thành và đây là tiếng những người đang liên hoan tại đó ư?

Giả vờ không biết, chàng bảo:

– Phải, chắc đây là tiếng ồn ta nghe được.

Rồi chàng lại hỏi:

– Này hiền muội, nàng nhịn ăn bao nhiêu bữa?

– Bạch Thánh giả, bốn. Còn Thánh giả nhịn bao nhiêu bữa? Nàng hỏi.

– Này hiền muội, bảy.

Nhưng đó là chàng nói dối, vì chàng thường ăn suốt ngày đêm. Rồi chàng lại hỏi:

– Nàng đã thọ giới bao nhiêu năm?

Nàng nói:

– Mười hai năm, thế Thánh giả xuất gia bao lâu?

– Đây là năm thứ sáu – Chàng đáp.

Rồi chàng lại hỏi:

– Này hiền muội, nàng đã đạt đến thanh tịnh của bậc Thánh chưa?

– Bạch Thánh giả, chưa, còn Thánh giả?

– Chúng ta đều chưa đạt cả – Chàng đáp.

– Này hiền muội, chúng ta không hưởng thọ dục lạc cũng không thành tựu viễn ly lạc. Vậy thì địa ngục nóng bỏng có nghĩa gì với ta chứ? Chúng ta hãy theo con đường của đại chúng đi: ta sẽ trở thành gia chủ và vì ta có sẵn tài sản của mẹ ta, ta sẽ chẳng thiệt hại gì cả.

Khi nghe chàng nói và do thiếu tịnh tín bất động, nàng đem lòng say mê chàng, liền nói:

– Thưa ngài, tiện nữ cũng thấy tâm bất mãn, nếu ngài không từ chối, thiếp xin theo về ở nhà cùng chàng.

Chàng đáp ngay:

– Ta không từ chối nàng đâu, nàng sẽ là vợ ta.

Sau đó chàng đưa nàng về thành và sống chung với nàng. Khi cùng nàng đến tửu quán, chính chàng uống rượu mạnh và giao nàng vào tay đám bạn để chè chén say sưa tồi tệ hơn nữa. Vì thế gã trai kia thua cuộc mất một ngàn tiền vàng, còn nàng được chàng thợ vàng này ban cho vô số con trai con gái. Thời ấy chim Kunàla là người thợ vàng và khi kể chuyện này, chim bắt đầu bằng những lời: “Ta biết”.

Chuyện thứ hai là một cổ tích được kể đầy đủ trong Tiền Thân Kàkati (số 327, chương IV, tập III). Vào thời ấy, Kunàla là chim Garuda (Kim sí điểu), và vì lý do này, khi chứng minh điều gì thấy tận mắt, chim ấy bắt đầu bằng lời: “Ta biết”.

*

Chuyện công chúa Kurangavi

Trong chuyện thứ ba, một thuở nọ, vua Brahmadatta giết vua Kosala và chiếm quốc độ. Cướp mất hoàng hậu đang có thai, vua trở về Ba-la-nại, và dù biết rõ tình trạng của bà, vua vẫn phong bà làm hoàng hậu. Đến kỳ khai hoa nở phụng, bà sinh một hoàng nam giống như một bức tượng vàng ròng.

Bà suy nghĩ: “Khi con ta lớn lên, vua Ba-la-nại sẽ bảo: “Nó là con trai của kẻ thù ta. Nó có nghĩa gì với ta đâu? Và sẽ giết nó. Nhưng không, ta không thể để con ta chết vì tay kẻ thù”. Vì thế bà bảo nhũ mẫu:

– Này chị, hãy lấy vải thô quấn hài nhi này và đi quẳng vào nhà xác.

Nhũ mẫu làm theo lời bà, và sau khi tắm rửa xong, liền về nhà.

Còn vua Kosala, sau khi từ trần, tái sinh làm vị thần hộ mạng hài nhi ấy, và do thần lực xui khiến, một con dê cái của một mục tử đang nuôi đàn dê ở vùng này, thấy đứa bé liền đem lòng thương yêu, cho nó bú sữa xong, đi quanh quẩn một lát rồi trở về hai, ba hoặc cả bốn lần để cho nó bú.

Người chăn dê thấy con dê đi quanh đó, liền đến nơi, thấy đứa bé cũng đem lòng thương yêu và ẫm nó về cho vợ. Bấy giờ bà vợ không có con nên không có sữa cho nó bú. Vì thế con dê cái tiếp tục cho nó bú.

Từ hôm ấy, cứ mỗi ngày đều có hai ba con dê chết. Người chăn dê suy nghĩ: “Nếu đứa bé này được ta tiếp tục chăm sóc thì tất cả đàn dê đều chết. Nó có nghĩa gì với ta chứ?” Sau đó y đặt nó vào một nồi đất, đậy lên một cái nắp và xoa lên mặt nó đầy bột đậu không thừa một kẽ hở nào, rồi thả nó xuống sông.

Đứa bé do dòng nước cuốn trôi đến bờ thấp gần cung vua thì được một kẻ vá đồ cũ hạ đẳng trông thấy khi đang đứng rửa mặt với vợ. Y vội vàng chạy đến kéo cái nồi ra khỏi nước và đặt trên bờ. Y suy nghĩ: “Ta lấy được cái gì đây?”. Vừa mở nồi ra, y vội thấy đứa bé. Vợ y cũng không có con nên sinh lòng thương yêu nó. Vì thế bà đem nó về nhà săn sóc.

Khi đứa bé lên bảy tám tuổi, cha mẹ nó thường đem nó theo mỗi khi đến cung vua. Lúc được mười sáu tuổi, chàng trai thường đến cung vua để vá đồ cũ. Vua và hoàng hậu có một công chúa tên Kurangavì là một cô gái nhan sắc phi thường. Từ lúc nàng trông thấy chàng trai, nàng đem ra luyến ái chàng và không còn để ý đến ai nữa, nàng thường đi đến nơi chàng làm việc. Do thường xuyên gặp gỡ nhau, họ say mê lẫn nhau và lén lút phạm tà hạnh trong ngự viên. Dần dần bọn thị tỳ tâu lên vua cha chuyện ấy.

Vua nổi trận lôi đình triệu tập các cận thần lại phán:

– Tên hạ đẳng này đã phạm các tội như vầy như vầy. Các khanh xem phải làm gì để trị nó đi.

Các cận thần tâu:

– Tội nó nặng lắm, sau khi buộc nó chịu mọi hình phạt, ta phải xử tử nó.

Thuở ấy, cha của chàng trai là vua Kosala đã trở thành vị thần hộ mạng của chàng, liền nhập vào thân mẹ chàng, nên nhờ thần lực ấy, bà đến gần vua và thưa:

– Tâu Đại vương, chàng trai này không phải là kẻ hạ đẳng đâu. Nó là con trai thiếp sinh ra với vua Kosala. Thiếp đã nói dối Đại vương khi bảo rằng con thiếp đã chết. Vì biết rằng nó là con trai của kẻ thù Đại vương, nên thiếp đã sai một nhũ mẫu đem nó bỏ vào nhà xác. Sau đó một người chăn dê chăm sóc nó, nhưng khi cả bầy dê bắt đầu chết, y đã thả nó xuống sông và do dòng nước cuốn đến đây, nó được kẻ hạ đẳng vá đồ cũ trong cung này tìm thấy và nuôi nấng. Nếu Đại vương không tin thiếp, xin cứ gọi những kẻ này vào và hỏi họ.

Vua triệu đám người ấy vào, bắt đầu với nhũ mẫu; khi chất vấn, biết rõ các sự kiện do bà kể, vua rất hân hoan thấy chàng trai thuộc dòng quý tộc, liền ra lệnh cho chàng đi tắm rửa, trang điểm thật lộng lẫy và gả công chúa cho chàng. Thuở ấy, do việc chàng đã gây ra cái chết của đàn dê, chàng được đặt tên Elakamàra (Bả thuốc giết dê).

Sau đó, vua giao cho chàng xe cộ, một đạo quân và bảo chàng lên đường:

– Hãy đi làm chủ quốc độ của phụ vương con ngày trước.

Vì thế chàng ra đi cùng với Kurangavì và được tôn lên ngôi báu. Lúc ấy vua Ba-la-nại suy nghĩ: “Con ta chẳng được học hành gì cả”, nên truyền Chalangakumara đến làm thầy dạy chàng các môn học thuật. Khi nhận vị này làm sư trưởng, chàng lại phong ông chức đại tướng. Dần dà, Kurangavì thông gian với ông. Vị đại tướng có một quan hầu cận tên Dhanantevàsì và ông nhờ kẻ ấy trao các món y phục cùng nữ trang khác cho Kurangavì, nàng cũng thông gian với kẻ ấy. Bọn ác nhân thật là hư hỏng vô đạo như vậy nên ta không thể tán dương họ. Bậc Đại Sĩ dạy điều này khi ngài kể một chuyện quá khứ, vì thuở ấy ngài là Chalangakumàra, do đó sự kiện ngài kể là một việc chính mắt ngài thấy.

*

Chuyện vương hậu Kosala.

Trong chuyện thứ năm này có một thời vua Kosala chiếm quốc độ Ba-la-nại và phong bà chánh hậu đang có thai của vua ấy lên ngôi chánh cung rồi trở về kinh đô của mình. Về sau, bà sinh ra một vương tử. Vì không có con riêng của mình, vua rất yêu quý hài nhi và truyền dạy bảo chàng mọi môn học thuật.

Khi chàng trưởng thành, vua cha truyền chàng đi làm chủ quốc độ thuộc quyền cha chàng thuở trước. Chàng ra đi ngự trị xứ ấy.

Sau đó mẫu hậu chàng bảo bà nhớ con trai liền xin phép vua Kosala khởi hành đến Ba-la-nại cùng một đoàn hộ tống đông đúc và trú chân ở một thị trấn giữa hai nước. Tại đây có một thanh niên Bà-la-môn tuấn tú tên gọi Pañcàlacanda đem dâng hoàng hậu một tặng vật. Vừa thấy kẻ ấy, bà liền say mê và phạm tà dục với y.

Sau khi ở lại đó vài ngày, bà đến Ba-la-nại thăm hoàng tử. Lúc trở về, bà lại trú chân ở tại thị trấn nọ và sau nhiều ngày thông gian với tình nhân, bà trở về thành Kosala. Chẳng bao lâu sau, bà lấy cớ này cớ nọ để đi thăm con, bà xin phép vua và đến ở nửa tháng trong thị trấn kia để thông gian với tình nhân. Bọn nữ nhi đầy tội lỗi và giả dối như vậy đó.

Trong khi kể chuyện quá khứ này, ngài bắt đầu với những lời: “Chuyện này cũng có ý nghĩa ấy.”

Về sau với nhiều cách biểu lộ sự khéo léo trong khi thuyết Pháp, ngài nói:

– Này hiền hữu Punnamukha, có bốn thứ tỏ ra tai hại khi gặp hoàn cảnh; ta bảo bốn thứ này không được đặt vào nhà láng giềng, đó là: bò đực, bò cái, cỗ xe và vợ. Một người có trí phải tránh xa việc này ra khỏi nhà mình:

7- 8. Chớ cho hàng xóm mượn bò xe,
Chớ gửi vợ ta đến bạn bè,
Bò đực chết vì làm quá độ,
Phá xe vì chúng thiếu tay nghề,
Sữa bò cái vắt cho khô cạn,
Vợ đến bà con hỏng thói lề!

Này hiền hữu Punnamukha, có sáu điều tỏ ra tai hại khi gặp hoàn cảnh: một cái cung thiếu dây, một cô vợ ở gia đình bà con, một chiếc thuyền (không lái), một chiếc xe gãy trục, một bạn thân vắng mặt, một bạn đường độc ác, đôi khi thật tai hại.

Này hiền hữu Punnamukha, thật vậy, có tám duyên cớ khiến đàn bà khinh bỉ chồng: đó là do nghèo khó bệnh tật, già cả, nghiện rượu, ngu đần, phóng túng, bôn ba đủ mọi thứ việc, xao lãng bổn phận đối với vợ. Thật vậy, đàn bà khinh bỉ chồng mình vì tám duyên cớ ấy.

Ở đây lại thêm vần kệ này:

  1. Bệnh, nghèo, già, nghiện rượu, buông lung,
    Việc quá bôn ba, hoặcđộn đần,
    Hoặc thấy chồng không lo bổn phận,
    Vợ thường chẳng trọng đấng phu quân.

Thật vậy, do chín nguyên nhân này, một nữ nhân phạm lỗi lầm: giả sử nàng thích lui tới các công viên, vườn hoa, bờ sông, thích thăm viếng nhà bà con hoặc người xa lạ, ham mê trang điểm y phục của hạng quý phái, hoặc nàng nghiện rượu mạnh, ưa nhìn quanh quẩn bên mình, hoặc đứng tựa cửa, thì này ta bảo, do chín duyên cớ này, một nữ nhân phạm lỗi lầm.

Ở đây lại thêm vần kệ này:

  1. Đàn bà ưa mặc áo quần sang,
    Nghiện rượu, rong chơi, dạ vẫn ham
    Vườn cảnh, công viên, trên bến nước,
    Đến nhà người lạ hoặc thân bằng.
    Nàng thườngđến đứng bên khung cửa,
    Lơ đãng nhìn quanh quẩn mặt đàng,
    Theo chín cách này hư hỏng sớm,
    Lạc xa đường đức hạnh hiền lương
    .

Thật vậy, này hiền hữu Punnamukha, nữ nhân làm xiêu lòng nam nhi bằng bốn mươi cách khác nhau: Nàng uốn người lên, nàng cong người xuống, nàng nhảy tung tăng, nàng làm vẻ e thẹn, nàng bóp chặt các đầu ngón tay, nàng đặt chân này lên chân kia, nàng lấy que cào mặt đất, nàng tung chàng trai lên rồi hạ xuống, nàng nô đùa và khiến chàng trai nô đùa, nàng hôn chàng và bảo chàng hôn nàng, nàng ăn và cho chàng ăn, nàng trao tặng hoặc cầu xin vật gì đó, nàng nhại lại những gì chàng làm, nàng nói với giọng lúc bổng lúc trầm, nàng cất tiếng khi rõ ràng khi khó hiểu, nàng lôi cuốn chàng bằng múa ca đàn địch, bằng những giọt nước mắt hay cách làm dáng, hoặc với áo quần lộng lẫy, nàng cười cợt hay trừng mắt, nàng rủ áo hay vén xiêm, khoe đùi ra hoặc che đùi lại, nàng khoe ngực khoe nách, khoe rốn, nàng nhắm mắt, nàng nhướng mày, nàng mím môi, nàng lè lưỡi, nàng thả lỏng hay kéo sát xiêm y, nàng buông lơi hay quấn chặt khăn trùm đầu. Quả thật nàng lôi cuốn nam nhi bằng bốn mươi cách này.

Thật vậy này hiền hữu Punnamukha, một nữ nhân hư đốn được biết rõ qua hai mươi lăm cách khác nhau: nàng ca ngợi việc chồng nàng vắng mặt, nàng chẳng thích chồng trở về, nàng chê bai chồng, nàng không lên tiếng khen chồng, nàng làm thương tổn chồng, và không làm lợi ích chồng, nàng làm những việc có hại cho chồng chứ không muốn làm gì giúp đỡ chồng, nàng mặc cả xiêm y lúc đi ngủ và nằm ngoảnh mặt làm ngơ chồng, nàng lăn lóc qua lại, gây chuyện ầm ĩ, thở dài sườn sượt, kêu đau nhức mình mẩy, thường hay đi tiểu tiện, xử sự mất nết, hễ nghe tiếng người lạ, nàng chổng tai chăm chú, nàng phung phí tài sản của chồng, nàng giao du thân mật với bạn hàng xóm, nàng hay đi lang thang ra ngoài, thơ thẩn dạo phố, nàng phạm tội ngoại tình, vì khinh bỉ chồng, nàng có nhiều tư tưởng xấu xa trong lòng.

Quả thật, này hiền hữu Punnamukha, một nữ nhân hư hỏng được biết qua hai mươi lăm cách này.

Và đây lại thêm các vần kệ cảm thán:

  1. Đồng tình sự vắng mặt phu quân
    Chàng bước rađi, chẳng não lòng,
    Dạ chẳng vui mừng chàng trở lại,
    Chẳng bao giờ tán thán công chồng,
    Đây là dấu hiệu nêu cho rõ
    Lề thói thông thường ác nữ nhân.

    12. Bất tuân, tính kế hại phu quân,
    Làm việc không nên, bỏ lợi chồng.
    Mặt ngoảnh đi, nàng nằm xuống ngủ
    Bên chàng, xiêm áo phủ hoàn toàn,
    Đây là dấu hiệu nàng hư đốn
    Chắc chắn lộ ra thật rõ ràng.

    13. Trằn trọc, chẳng nằm một lát yên,
    Thở dài sườn sượt, lại kêu rên,
    Hoặc nàng cứ giả vờ đau bụng,
    Như muốn tiểu, nàng vẫn đứng lên,
    Các dấu hiệu này người thấy rõ
    Tính tình của phụ nữ hư hèn.

    14. Độc ác trong hành động của nàng,
    Nàng làm những việc phải can ngăn,
    Nghe lời người lạ cầu ân huệ,
    Tài sản chồng, nàng thật phí hoang
    Để được ngoại tình, là dấu hiệu
    Mọi người thấy rõ tính tà gian.

    15. Bạc vàng góp nhặt bởi công chồng,
    Đồ đạc chất đầy thật khổ thân,
    Nàng phí phạm nhanh, cùng lối xóm
    Nàng thân mật quá độ dần dần,
    Chính nhờ dấu hiệu này ta biết
    Tính nết gian tà của nữ nhân.

    16. Hãy ngắm nàng đi dạo phố phường,
    Phủ phàng đối xử với phu quân
    Khinh khi thô lỗ nhất trần thế,
    Chẳng ngớt ngoại tình, loạn trí tâm.
    Nhờ dấu hiệu này, ta thấy rõ
    Bọn hồng quần quả thật tà gian.

    17. Nàng vẫn đứng ngay trước cửa nàng
    Coi thường mọi phép tắc đoan trang,
    Khoe thân trơ trẽn cho hành khách,
    Buồn bực nhìn quanh quẩn mọi phương,
    Các dấu hiệu này cho thấy rõ
    Thói tà gian của bọn hồng quần.

    18. Như rừng cây được gỗ làm thành,
    Như các dòng sông chảy uốn quanh,
    Vậy cứ tạo thời cơ thuận tiện,
    Nữ nhân đều lạc lối vô minh.

    19. Tạo nơi kín đáo, hợp thời cơ,
    Con đường đức hạnh phải rời xa,
    Nữ nhân tất cả đều hư đốn
    Nếu có chốn nơi, lại đúng giờ
    Ví các tình nhân kia chẳng đến,
    Chúng liền phạm tội với tên gù.

    20. Đàn bà phục vụ thú đàn ông,
    Chớ một ai tin bọn nữ nhân,
    Lòng dạ chúng thường thay đổi mãi,
    Dục tham chúng lại cứ buông lung.
    Nữ nhân xứng gọi người cầu lạc
    Hèn mạt nhất trong đám hạ tầng,
    Chúng vẫn giống như là bến tắm
    Thường chung chạ với mọi nam nhân.
    Hơn nữa, Ngài lại kể:

*

Chuyện vương hậu Kinnarà

Ngày xưa tại Ba-la-nại, có vị vua tên là Kandan rất khôi ngô tuấn tú, hằng ngày các cận thần đem đến dâng một ngàn hộp nước hoa. Với nước hoa này, họ làm cho cung điện thật cao sang thanh lịch. Sau đó họ chẻ các hộp ấy nhóm lửa thơm ngát và nấu thức ăn với lửa ấy.

Bấy giờ vương hậu là một nữ nhân diễm lệ có tên Kinnarà và vị tế sư của vua là Pañncalacanda, cùng tuổi với vua và rất thông tuệ. Phía trong bức tường cạnh cung vua có một cây hồng đào, cành lá sà xuống tận bức tường và một tên què dị dạng gớm ghiếc sống ở dưới bóng cây ấy.

Một hôm vương hậu Kinnarà nhìn ra cửa sổ thấy gã, liền đem lòng say mê gã. Ban đêm, sau khi đã chiếm được sự sủng ái của vua nhờ các tài quyến rũ của bà, vừa khi vua ngủ say, và thường rón rén đứng dậy sắp đặt mọi thứ cao lương mỹ vị vào một cái bát bằng vàng và đeo nó bên hông, bà hoàng đu mình qua cửa sổ nhờ một sợi dây vải, trèo lên cây hồng đào và buông mình xuống bằng một nhánh cây, bà đưa cao lương mỹ vị cho gã què ăn rồi giao hoan với gã, xong bà lại trèo lên cung điện theo cách bà đã đi xuống. Sau khi tắm gội toàn thân bằng nước hương, bà liền nằm xuống bên cạnh vua.

Theo cách này, bà thường xuyên phạm tà hạnh với gã què và vua không biết tý gì cả.

Một ngày kia, sau một lễ hội oai nghi diễu quanh kinh thành, vua đi vào cung chợt thấy tên què kia, một sinh vật đáng thương đang nằm dưới bóng cây hồng đào, và vua bảo vị tế sư:

– Khanh hãy nhìn con ma trên đất này.

– Tâu Đại vương, truyền việc gì chăng?

– Này hiền hữu, có thể nào một nữ nhân bị dục tình kích động lại muốn đến gần một sinh vật đáng ghê tởm như thế này chăng?

Nghe lời vua phán, gã què tràn đầy kiêu mạn suy nghĩ: “Vua này nói gì thế? Có lẽ vua không biết tý nào về việc hoàng hậu đến thăm ta”. Rồi chắp hai tay về phía cây hồng đào, gã la to:

– Tâu vị thần hộ mạng cây này, trừ ngài ra, không ai biết chuyện ấy cả.

Vị tế sư thấy hành vi của gã, nghĩ thầm: “Chắc chắn chánh hậu của vua nhờ cây này giúp đi xuống phạm tà hạnh với gã”.

Vì thế vị ấy tâu với vua:

– Tâu Đại vương, ban đêm Đại vương tiếp xúc với thân thể chánh hậu thì thấy như thế nào?

– Ta không nhận thấy gì cả – Vua đáp – Song vào canh giữa thân thể bà lạnh lắm.

– Thế thì tâu Đại vương, dù trường hợp các nữ nhân khác ra sao đi nữa, chánh hậu Kinnarà cũng đã thông gian với gã kia.

– Hiền hữu nói gì thế này? Lẽ nào một nữ nhân diễm lệ thế kia lại hành lạc cùng với con vật gớm ghiếc này ư?

– Vậy thì tâu Đại vương, ta thử tìm chứng cớ chuyện này.

– Trẫm chấp thuận – Nhà vua bảo.

Và sau buổi cơm tối, vua nằm xuống cạnh bà để thử việc kia. Vào giờ ngủ như thường lệ, vua giả vờ ngủ say và bà cũng hành động như trước. Vua muốn theo dõi bước chân bà, liền đứng nấp trong bóng cây hồng đào. Tên què đang giận dữ với bà hoàng và bảo:

– Tối nay nàng đến chậm quá.

Rồi gã lấy tay đánh vào chiếc vòng tai của bà, vì thế bà đáp:

– Xin lang quân chớ giận. Thiếp phải chờ nhà vua ngủ say đã chứ.

Nói vậy xong, bà làm mọi việc như thể đóng vai một người vợ trong nhà gã què. Nhưng khi gã đánh bà, chiếc vòng tai có hình đầu sư tử, rời khỏi tai bà rớt xuống chân vua. Nhà vua nghĩ thầm: “Chính cái này sẽ là vật tuyệt diệu cho ta”. Rồi vua lượm chiếc vòng dấu đi.

Sau khi phạm tà dục với tình nhân, bà trở về như trước và đi vào nằm cạnh vua. Nhà vua khước từ mọi điệu bộ gợi tình của bà và ngày hôm sau, vua truyền lệnh:

– Hoàng hậu Kinarà phải đến chầu và mang theo mọi món trang sức trẫm đã ban.

Bà đáp:

– Món nữ trang có hình đầu sư tử của ta đang để ở tiệm vàng.

Và bà từ chối đi diện kiến.

Khi lệnh vua ban ra lần thứ hai, bà đến với một chiếc hoa tai độc nhất.

Nhà vua hỏi:

– Hoa tai kia của khanh đâu?

– Ở tiệm vàng.

Vua truyền người thợ vàng đến, phán:

– Tại sao ngươi không để hoàng hậu đeo hoa tai?

– Tâu Đại vương, hạ thần không giữ hoa tai ấy.

Nhà vua nổi cơn thịnh nộ, bảo:

– Này con tiện tỳ hư đốn kia, gã thợ vàng của ngươi chắc hẳn là một người giống như ta.

Nói vậy xong, vua ném chiếc hoa tai ấy xuống trước mặt bà và bảo vị tế sư:

– Này hiền hữu, khanh đã nói đúng, hãy đi bảo chém đầu nó ngay.

Vị ấy liền đem bà giấu ở một nơi an toàn trong cung, và đến tâu trình vua:

– Tâu Đại vương, xin chớ giận hoàng hậu Kinnarà, mọi nữ nhân đều như vậy cả. Nếu Đại vương muốn thấy bọn nữ nhân vô đạo ra sao, hạ thần sẽ chỉ cho Đại vương thấy tính gian tà và lừa dối của chúng. Thôi, ta hãy cải trang và vi hành xuống thôn quê.

Nhà vua sẵn sàng chấp thuận, giao vương quốc cho mẫu hậu rồi lên đường ngao du với vị tế sư.

Khi hai vị đã đi một dặm đường và ngồi bên đường cái, thì một phú gia nọ đang mở hội đám rước dâu cho con trai, đã đặt cô dâu ngồi vào một cỗ xe đóng kín và hộ tống nàng với một đoàn tùy tùng rầm rộ. Khi thấy đám này, vị tế sư nói:

– Nếu Đại vương muốn, ngài có thể làm cho cô gái này thông gian với ngài.

– Này hiền hữu, khanh nói gì thế? Với cả đoàn tùy tùng rầm rộ này, làm sao có chuyện ấy được?

– Vậy thì xin Đại vương hãy nhìn đây.

Rồi tiến lên phía trước, ông dựng lên một bức màn giống như một túp lều không xa đường cái, để vua ở trong màn, còn chính ông ngồi bên đường khóc lóc. Lúc ấy vị phú ông thấy vậy liền hỏi:

– Tại sao hiền hữu khóc?

Ông đáp:

– Tiện nội đang thai nghén nặng nề nên tiểu đệ lên đường đưa nàng về nhà mẹ, đang lúc đi đường nàng lên cơn đau đớn khổ sở trong bức màn kia, và nàng lại không có người phụ nữ nào ở bên nàng, còn tiểu đệ thì không thể vào đó với nàng được. Tiểu đệ không biết việc sẽ ra sao nữa.

– Nàng phải có một người đàn bà ở bên cạnh. Thôi đừng khóc nữa. Ở đây có nhiều đàn bà lắm. Một người trong bọn sẽ đến với nàng.

– Vậy thì xin để tiểu thư này vào. Đây sẽ là điềm lành cho tiểu thư.

Phú ông nghĩ thầm: “Người kia nói đúng đấy. Đây sẽ là việc lành cho con dâu ta. Nó sẽ được phước sinh ra vô số con trai con gái”. Rồi ông đưa nàng vào trong đó.

Vừa bước vào màn, thoạt trông thấy vua, nàng đã say mê và phạm tà hạnh với vua, rồi vua tặng nàng một chiếc nhẫn có dấu hiệu riêng của mình.

Khi việc ấy đã xong và nàng bước ra khỏi liều, chúng bạn hỏi:

– Bà ấy sinh con gì thế?

– Một cậu trai sắc vàng óng!

Thế rồi vị phú ông đem nàng đi mất. Vị tế sư đến gặp nhà vua và nói:

– Tâu Đại vương, ngài vừa thấy ngay cả một thiếu nữ cũng đã hư hỏng như vậy. Còn nói gì các nữ nhân khác càng hư hỏng đến đâu? Xin Đại vương cho biết ngài có ban nàng vật gì không?

– Có ta ban nàng chiếc nhẫn có tín hiệu riêng của ta.

– Hạ thần quyết không cho nàng giữ vật ấy đâu.

Ông liền vội vã chạy theo bắt kịp chiếc xe và khi bọn họ hỏi:

– Thế này là nghĩa lý gì?

Ông đáp:

– Cô tiểu thư này ra đi với chiếc nhẫn mà tiện nội Bà-la-môn đặt trên gối của nàng, vậy tiểu thư hãy trả chiếc nhẫn lại đi.

Khi trao nhẫn lại, nàng cào tay vị Bà-la-môn và nói:

– Hãy cầm lấy, quân đểu giả!

Như vậy vị Bà-la-môn này dùng đủ mọi cách nêu cho vua thấy nhiều nữ nhân khác cũng phạm tà dâm rồi nói:

– Tâu Đại vương, thế này là đủ rồi. Chúng ta sẽ đi nơi khác thôi.

Vua đi khắp cõi Diêm-phù-đề (Ấn Độ) và hai vị bảo nhau:

– Tất cả nữ nhân đều giống hệt nhau. Chúng có nghĩa gì với ta đâu? Thôi ta hãy quay về đi.

Thế rồi hai vị đi thẳng về nhà ở Bà-la-nại. Vị tế sư nói:

– Tâu Đại vương, mọi nữ nhân đều như thế cả; bản chất của chúng đều gian tà. Xin ngài tha tội cho chánh hậu Kinnarà.

Thể theo lời khẩn cầu của vị tế sư, vua tha tội cho bà, song truyền đuổi bà ra khỏi cung. Khi vua đã tống bà ra khỏi cung rồi, vua chọn một vương hậu khác và truyền lệnh đuổi luôn tên què cùng chặt nhánh cây hồng đào bỏ đi.

Vào thời ấy chúa chim Kunàla là Pañcàlacanda. Vì thế khi kể lại chuyện ngài đã chứng kiến tận mắt, ngài ngâm kệ để chứng minh:

  1. Từ chuyện Kin-na, Kan-da vương
    Có nhiều việc tỏ lộ ra rằng:
    Nữ nhân tất cảđều không thấy
    Thích thú trong nhà chúng trú an;
    Người vợ bỏ rơi chồng cách ấy,
    Dù chồng thắm thiết lại hùng cường,
    Vẫn thườngđi với đàn ông khác,
    Ngay với gã què cũng lạc đường.

*

Chuyện vương hậu Pañcapàpà

Đây là một chuyện khác nữa: Ngày xưa vị vua Bà-la-nại mệnh danh là Baka cai trị vương quốc đúng chánh pháp. Thời ấy một người đàn ông nghèo khổ sống ở Đông môn thành Ba-la-nại sinh được một gái đặt tên là Pañcapàpà. Chuyện kể rằng trong một đời quá khứ nàng làm con gái nhà nghèo nhào trộn đất sét để đắp tường. Lúc ấy một vị Độc Giác Phật suy nghĩ: “Ta phải tìm đất sét ở đâu để đắp hang núi này cho sạch sẽ gọn gàng? Có thể ta tìm được ở Ba-la-nại”.

Vị ấy liền đắp y, cầm bình bát trong tay đi vào kinh thành và đứng không xa nữ nhân này. Nàng tức giận nhìn vị ấy, nghĩ thầm: “Trong tâm địa xấu xa của y chắc đang cầu xin cả đất sét lẫn thức ăn”. Vị Độc Giác Phật vẫn đứng bất động. Vì thế khi nàng thấy vị ấy đứng yên, nàng hồi tâm, nhìn vị ấy một lần nữa và nói:

– Bạnh Tôn giả, ngài chưa có đất sét.

Rồi nàng lấy một cục đất lớn đặt vào bình bát và với cục đất sét này, vị ấy làm cho một vật trong hang được gọn gàng. Và phần thưởng dành cho cục đất sét ấy là thân thể nàng trở nên êm dịu lúc tiếp xúc, nhưng hậu quả của nét mặt giận dữ kia là tay chân, mồm, mắt, mũi nàng trở nên xấu xí dị dạng, vì thế quần chúng biết nàng qua biệt hiệu Pañcapapà (Ngũ ác tật).

Bấy giờ vua Ba-la-nại có dịp du hành quanh kinh thành ban đêm và khi đi đến chốn này, nàng đang nô đùa với các thôn nữ khác, và vì không biết đó là vua, nàng nắm lấy tay vua. Kết quả việc xúc chạm với nàng là vua mất hết tự chủ và như thể bị rúng động vì xúc chạm với thần tiên, lòng rạo rực dục tình, vua nắm lấy tay nàng mặc dù nàng trông thật xấu xí dị dạng, và hỏi nàng là con gái nhà ai. Nàng đáp:

– Con gái một người cư ngụ bên cổng thành.

Và nghe nàng chưa có chồng, vua bảo:

– Ta sẽ là chồng nàng. Hãy đi xin phép cha mẹ chấp thuận.

Nàng đến gặp cha mẹ và nói:

– Có một anh chàng muốn cưới con làm vợ.

Khi cha mẹ đồng ý và bảo:

– Chắc người kia cũng nghèo khó tội nghiệp lắm mới muốn cưới cô gái như con.

Nàng đến báo tin cho nhà vua biết cha mẹ nàng đã bằng lòng.

Thế rồi vua ở chung với nàng ngay trong chính nhà ấy, và tảng sáng hôm sau lại tìm về cung. Tứ hôm ấy, vua thường cải trang đến đó và không còn quan tâm nhiều đến bất cứ nữ nhân nào khác.

Bấy giờ một hôm cha nàng mắc bệnh lên máu. Liều thuốc chữa bệnh cho là thường xuyên cung cấp cháo nấu với sữa, lạc, mật ong và đường. Song vì nhà nghèo, họ không thể kiếm đâu ra món ấy. Sau đó bà mẹ bảo con gái:

– Này con, chồng con có thể kiếm cho ta một ít cháo này chăng?

Nàng đáp:

– Mẹ ơi, chồng con chắc còn nghèo hơn ta nữa, song dù vậy, con cũng sẽ hỏi chàng, mẹ đừng lo gì.

Nói thế xong, vào lúc vua trở về, nàng ngồi xuống như thể đang buồn bực. Khi vua đến hỏi tại sao nàng buồn như vậy và nghe chuyện ấy, vua bảo:

– Này hiền thê, thế khi nào ta sẽ phải đem về món thuốc công hiệu này?

Rồi vua suy nghĩ: “Ta không thể tiếp tục đến đây bằng cách này mãi được, ta phải xem xét nỗi hiểm nguy vì cứ đi lui đi tới thế này. Song nếu ta đưa nàng về triều, quần thần không biết nàng có được làn da xúc chạm êm dịu, họ sẽ chế nhạo ta và nói: “Đức vua đem về một con quỷ cái”. Còn nếu ta để cho cả kinh thành biết được xúc giác êm dịu ấy của nàng thì ta sẽ gạt bỏ hết mọi lời chê bai chống đối ta”Vì thế vua bảo nàng:

– Này ái thê, thôi đừng buồn bực nữa. Ta sẽ đem cho cha nàng một ít cháo ấy.

Nói xong, sau khi hưởng lạc thú cùng nàng, vua trở về cung. Hôm sau vua bảo nấu món cháo như nàng đã tả và lấy lá kết thành hai cái giỏ, một giỏ đựng cháo gạo và trong giỏ kia vua đặt một vương miện bằng ngọc rồi buộc chặt chúng lại.

Ban đêm vua đến bảo nàng:

– Này ái thê, chúng ta nghèo lắm. Phải khó khăn vất vả lắm ta mới kiếm được cháo này. Nàng phải dặn cha nàng: “Hôm nay ăn cháo trong giỏ này; ngày mai giỏ kia”.

Nàng làm theo lời dặn. Còn cha nàng, sau khi ăn một ít cháo đã thấy thỏa mãn ngay nhờ các chất bổ dưỡng tăng dần sinh lực, phần còn lại nàng đưa cho mẹ và chính nàng cũng ăn một phần, nên cả ba đều cảm thấy vô cùng sung sướng, còn cái giỏ đựng vương miện bảo ngọc ấy, họ để dành cho nhu cầu hôm sau.

Khi về cung thất, vua rửa mặt và bảo:

– Hãy đem vương niệm của trẫm đến đây.

Quần hầu đáp:

– Chúng thần không tìm ra vương miện.

Vua phán:

– Hãy đi tìm khắp kinh thành.

Họ đi tìm nhưng vẫn không thấy đâu cả. Vua phán:

– Thôi được, hãy đi tìm trong các nhà nghèo ngoại thành, bắt đầu từ các giỏ lá đựng thức ăn.

Họ đi tìm và thấy vương miện bảo châu trong nhà này, liền la lên:

– Cha mẹ của cô nàng này là bọn trộm!

Họ trói cả hai và đem đến trình vua. Lúc ấy cha nàng thưa:

– Tâu Chúa thượng, chúng thần không phải bọn trộm, có một ngươi đã mang cho chúng thần bảo vật này.

– Ai thế? Vua hỏi.

– Con rể của thần – Lão đáp.

Khi được hỏi người ấy ở đâu, lão đáp:

– Tiện nữ biết.

Rồi lão nói chuyện với nàng:

– Này con, con biết chồng con là ai chứ?

– Con không biết.

– Nếu vậy thì chúng ta tiêu đời rồi!

– Thưa cha, chàng đến lúc trời tối và đi trước khi trời sáng, vì vậy con không biết hình dáng chàng, nhưng con có thể nhận ra chàng bằng cách nắm tay chàng.

Cha nàng kể việc này với các quan và họ tâu trình vua. Vua giả vờ không biết gì về việc này và phán:

– Được hãy để nữ nhân này ở trong bức màn ở sân chầu, và đục một lỗ trên màn lớn bằng bàn tay đàn ông rồi gọi dân chúng đến đây để tìm cho ra tên trộm bằng cách chạm vào tay nó.

Quần thần làm theo lệnh vua. Khi đến gặp nàng và thấy nàng như vậy, họ đều ghê tởm bảo nhau:

– Nó là con quỷ cái.

Trong nỗi ghê tởm, họ không dám đụng vào nàng. Nhưng họ cũng đưa nàng đặt vào trong bức màn ở sân chầu và tập họp dân chúng lại. Khi cầm tay mỗi người đến dang qua lỗ hỏng, nàng bảo:

– Không phải người này.

Dân chúng đều say mê vì sự xúc chạm thần tiên của nàng nên không thể bỏ đi được. Họ suy nghĩ: “Nếu nàng ấy đáng bị trừng phạt thì dù chúng ta phải lấy gậy đánh nàng, chúng ta cũng sẵn sàng chịu đựng mọi việc phục dịch của bọn tôi đòi vì nàng và rước nàng về nhà làm vợ chánh”.

Sau đó quân hầu của vua đánh đuổi bọn họ đi thì tất cả quần chúng bắt đầu từ vị phó vương đều làm như lũ người điên. Lúc ấy vua bảo:

– Thế trẫm có thể là người ấy chăng?

Rồi vua dang tay ra. Người đàn bà ấy nắm lấy tay vua và la to:

– Ta đã bắt được tên trộm?

Vua hỏi quần thần:

– Khi tay các khanh được nàng ấy nắm, các khanh nghĩ sao?

Họ tâu vua giống hệt cảm giác họ đã nhận được. Vì thế vua phán:

– Do duyên cớ này trẫm đã bảo chúng đưa nàng về cung. Nếu dân chúng không biết gì về xúc giác của nàng, họ sẽ khinh chê trẫm. Này các khanh đã biết mọi sự thật nhờ trẫm, vậy hãy nói ra nàng ấy nên ở nhà ai để làm vợ?

Quần thần đáp:

– Tâu Ðại vương, ở cung của Ðại vương.

Thế rồi cử hành lễ quán đảnh, vua phong nàng làm chánh hậu và ban cho cha mẹ nàng quyền cao chức trọng. Từ đó về sau, vì say mê nàng, vua không bảo tiến hành điều tra về nàng, cũng chẳng ngó ngàng đến nữ nhân nào khác. Các vương phi kia tìm cách khám phá điều bí mật liên quan đến nàng.

Một hôm, nàng nằm mộng thấy điềm nàng làm chánh hậu của hai vị vua, liền kể giấc mộng ấy với vua. Vua triệu các người giải mộng đến hỏi:

– Giấc mộng chánh hậu thấy như vậy có nghĩa gì?

Bấy giờ bọn họ đã nhận hối lộ từ các vương phi kia, liền thưa:

– Việc chánh hậu ngồi trên lưng voi toàn trắng là dấu hiệu Ðại vương băng hà, và việc lệnh bà sờ mặt trăng trong khi cỡi trên lưng voi là dấu hiệu bà đưa một vị địch vương đến chống Ðại vương.

– Vậy phải làm gì bây giời? Vua hỏi.

– Ðại vương không thể xử tử bà, nhưng Ðại vương phải đặt bà lên chiếc thuyền và đẩy xuống cho trôi sông.

Ban đêm, vua sai đặt nàng lên thuyền cùng thức ăn, áo quần và đồ nữ trang rồi đẩy nàng trôi theo dòng. Trong khi nàng được dòng nước cuốn đi trên thuyền, nàng đến diện kiến vua Pàvàriya, lúc ấy đang du hí trong dòng nước.

Vị đại tướng của vua thấy chiếc thuyền liền hỏi:

– Chiếc thuyền này thuộc về ta.

Vua bảo:

– Hàng hóa trên thuyền thuộc về trẫm.

Khi chiếc thuyền đến gần, hai vị thấy nữ nhân kia và vua hỏi:

– Ngươi là ai mà giống như quỷ cái thế?

Nàng mỉm cười đáp nàng là chánh hậu của vua Baka rồi kể cho vua nghe tất cả chuyện đời nàng, rằng nàng lừng danh khắp cõi Diêm-phù-đề với biệt hiệu Ngũ ác tật. Lúc ấy vua nắm tay nàng nhấc ra khỏi thuyền, vừa cầm bàn tay nàng, vua liền thấy rạo rực say mê vì sự xúc chạm ấy, bởi thế các cung tần mỹ nữ của vua chẳng còn được xem là xứng đáng với danh hiệu nữ nhân nữa, vua liền tôn nàng lên địa vị chánh hậu và nàng được vua sủng ái như chính bản thân của vua vậy.

Khi vua Baka nghe mọi chuyện đã xảy ra liền bảo:

– Ta không cho phép vua ấy phong nàng làm chánh hậu đâu.

Rồi truyền triệu tập quân sĩ, vua đến đóng quân ở một cảng đối diện bên kia sông, gửi thông điệp với mục đích là bảo vua Pàvàriya hoặc phải giao trả vị chánh hậu của mình hoặc ứng chiến.

Vị địch vương kia sẵn sàng lâm trận, nhưng các quân sư của cả hai vua đều nói:

– Không cần phải chết vì một nữ nhân. Bà ấy thuộc về vua Baka vì đó là phu quân đầu tiên của bà, song bà ấy lại thuộc về vua Pàvàriya vì vua này đã cứu bà ra khỏi chiếc thuyền. Do vậy hãy để bà ấy ở trong khoảng thời gian bảy ngày tại cung của mỗi vị vua.

Sau khi bàn luận kỹ lưỡng, họ thuyết phục hai vị vua đồng ý quan điểm này và cả hai đều vô cùng hoan hỷ, bảo xây kinh thành ở hai bờ đối diện của sông ấy và ngự đến ở đó, còn nữ nhân ấy nhận địa vị chánh hậu của cả hai vua, và cả hai đều say mê nàng.

Bấy giờ nàng ở bảy ngày cùng một vị vua, rồi nàng lên thuyền qua sông đến cung của vị kia, và lúc ở giữa dòng, nàng lại phạm tà hạnh với tên lái thuyền là một lão già vừa hói vừa què.

Thời ấy chúa chim Kunàla là vua Ba ka, nên ngài kể chuyện này như việc do chính mắt ngài trông thấy, và ngài ngâm kệ để chứng minh điều này:

  1. Pà-và chánh hậu, Ba-ka vương,
    Tham dục hai vua thật khó lường,
    Tuy thế, nàng kia còn phạm tội
    Với tên nô lệ của chồng nàng.
    Vậy còn tên hạ tiện nào khác
    Nàng lại không mong thuốn phạm gian?

*

Chuyện vương hậu Pingiyànĩ.

Tuy nhiên còn một chuyện khác nữa:

Ngày xưa, vương hậu của vua Brahamadata, mệnh danh là Pingiyànĩ, mở cửa sổ nhìn ra và thấy một người giữ ngựa của hoàng gia. Ðến khi vua đã ngủ say, nàng trèo xuống qua cửa sổ, phạm tà dục với y rồi lại trèo lên cung điện, tắm rửa toàn thân với đủ loại nước hoa và nằm xuống cạnh vua. Bấy giờ một hôm, vua suy nghĩ: “Ta không biết vì sao vào lúc nửa đêm, thân thể hoàng hậu luôn giá lạnh, ta muốn xem xét vấn đề này”.

Vì thế một ngày kia, vua giả vờ ngủ rồi trở dậy đi theo nàng và thấy nàng phạm tà hạnh với gã giữ ngựa. Vua trở về bước lên nội cung và nàng cũng vậy, sau khi phạm tội ngoại tình, liền trở vào nằm trên chiếc giường đẩy.

Hôm sau, trước mặt quần thần, vua triệu nàng vào chầu rồi công bố tà hạnh của nàng và phán:

– Tất cả đàn bà đều tội lỗi như thế cả.

Rồi mặc dù tội ấy đáng hành hình, tù đày, xẻo thịt, hoặc phanh thây, vua vẫn tha tội cho nàng, nhưng vua lại truất phế nàng khỏi ngôi cao và phong một nữ nhân khác làm chánh hậu.

Vào thời ấy chúa chim Kunàla là vua Brahmadatta, vì thế chính ngài kể chuyện này như một việc ngài đã thấy tận mắt và ngài ngâm kệ để chứng minh:

  1. Kiều nữ Ping-ya, ái hậu vua
    Brah-ma-dat ngự trị sơn hà,
    Tuy nhiên, nàng với tên nô lệ,
    Củađấng quân vương phạm dục tà,
    Do bởi hoang dâm, nàng mất hết
    Cả quân vương lẫn gã gia nô.

Sau khi kể tội lỗi của nữ giới trong các chuyện đời xưa, ngài lại nói về tà hạnh của họ bằng cách khác nữa:

  1. Hèn hạ,đổi thay ấy nữ nhân,
    Chúng còn bội nghĩa với vong ân
    Nam nhân, ví thử không si ám,
    Chẳng hạ cố tin chúng nói năng.

    25. Chúng ít quan tâm bổn phận mình,
    Hoặc lời kêu gọi của ân tình,
    Vô tâm trước tấm lòng cha mẹ,
    Hoặc mối buộc ràng củađệ huynh.
    Chúng đóng vai người không hổ thẹn
    Khi vi phạm luật lệ công bình,
    Mọi hành vi chúng đều tuân phục
    Ước vọng trong tâm của chính mình.

    26. Dù ở với chàng bao tháng năm,
    Dù chàng yêu dấu lại ân cần,
    Nồng nàn trong dạ và thân thiết
    Như chính đời chàng quả thật chân,
    Trong lúc gian lao và khốn khổ,
    Chúng đành lòng bỏ đức phu quân.
    Về phần ta chẳng bao giờ nữa
    Còn đặt lòng tin bọn nữ nhân.

    27. Tâm nữ nhân thường thấy đổi thay
    Như là loài vượn khỉ leo cây,
    Hoặc như tàn lá cây soi bóng
    Trên đỉnh non cao, vực thẳm dày.
    Chủ đích ở trong lòng nữ giới
    Sao cũng chập chờn cứ chuyển lay
    Như thể bánh xe lăn vút mãi
    Không hề có lúc nghỉ ngừng quay.

    28. Khi đã nghĩ suy thật kỹ càng,
    Chúng nhìn quanh quẩn kiếm tìm đàng
    Ðể đi bắt một người giàu có,
    Biến gã thành mồi của chúng săn,
    Những bọn dại khờ như vậy đó,
    Chúng dùng lời mặt ngọt chiêu hàng,
    Như chàng giữ ngựa miền Cam-bốt
    Dùng cỏ thơm câu ngựa dã man.

    29. Song nếu nhìn quanh thật kỹ càng
    Mà không tìm thấy được con đường
    Ðể mong chiếm đoạt phần tài sản
    Biến gã thành mồi của chúng săn,
    Chúng đuổi gã ngay như một kẻ
    Ðã lên bờ nọ lúc sang ngang,
    Tức thì bỏ mặc thuyền trôi dạt,
    Thuyền ấy từ đây chúng chẳng màng.

    30. Như ngọn lửa thiêu đốt bạo hung
    Chúng ôm ghì gã chặt trong lòng,
    Hoặc là đẩy gã như dòng nước
    Lũ lụt chảy cuồn cuộn tứ tung!
    Chúng tán tỉnh chàng nào chúng ghét
    Cũng nhiều như kẻ chúng tôn sùng,
    Như con thuyền vẫn thường kề sát
    Cả bến bờ xa lẫn bến gần!

    31. Chúng chẳng thuộc về một hoặc hai,
    Chúng như hàng quán mở ra mời;
    Người dùng lưới bắt nhanh làn gió,
    Như nữ nhân cầm giữ bọn trai.

    32. Như quán nước, sông suối, mặt đường,
    Hoặc như nhà trọ, sảnh công đường,
    Nữ nhân buông thả cùng tất cả,
    Tội chúng làm sao có thể lường!

    33. Ðộc hại như đầu rắn hổ đen,
    Tham mồi như ngọn lửa vừa nhen,
    Như bò lựa cỏ ngon lành nhất,
    Chúng muốn tình lang lắm của tiền!

    34. Tránh loài voi, rắn hổ đen mun,
    Ngọn lửa tưới bằng lạc cháy bùng,
    Người được phong vương và quán đảnh,
    Bọn hồng quần, phải chạy nhanh chân.
    Những ai biết sống luôn phòng hộ
    Xem các thứ này tựa địch quân.
    Quả thật chính là tâm địa chúng
    Làm sao biết rõ, khó vô cùng!

    35. Má hồng tài trì thật thông minh,
    Hay có hình dung tuyệt đẹp xinh,
    Và đám mày râu thường ái mộ,
    Bọn này ta phải tránh cho nhanh;
    Vợ người hàng xóm, cô nàng kiếm
    Một phú ông loan phượng hợp thành,
    Năm hạng nữ nhi này tất cả,
    Nam nhân không được kết ân tình!

    36. Dù một nam nhân chứa bạc vàng
    Cả trần gian để tặng riêng nàng
    Mà tim chàng vẫn yêu thương nhất,
    Nàng cũng làm ô nhục đến chàng,
    Nếu có thời cơ nào thuận tiện.
    Vậy nên cẩn thận kẻo e rằng
    Bạn sẽ rơi vào tay độc ác
    Của bọn người hèn hạ dối gian!

    37. Chàng phô dáng khỏe mạnh hùng cường,
    Không phạm lỗi lầm của thế gian,
    Chàng đến cầu hôn cô thiếu nữ,
    Chàng vừa tuấn tú lại yêu thương.
    Gặp cơn hoạn nạn và đau khổ,
    Nàng sẽ rời xa, sẽ bỏ chàng.
    Ta chẳng bao giờ tin tưởng chúng,
    Phần ta đối với bọn hồng nhan!

    38. Chàng chớ tin vì cứ nghĩ rằng:
    “Nàng yêu ta đó, đúng rồi chăng?”
    Chàng đừng tin lẽ thường nhi nữ
    Trước mặt chàng tuôn lệ ướt đầm!

    39. Chớ tin cái ổ lót cành khô
    Cùng các lá cây tự thuở xưa
    Người bạn ngày xưa, đừng tín nhiệm,
    Ngày nay có thể hóa người thù,
    Chớ tin vua chúa vì suy nghĩ:
    “Người ấy, bạn ta thuở trước giờ”
    Và chớ tin vào người phụ nữ
    Dù sinh cho bạn chục con thơ!

    40. Cầu lạc chính là bọn nữ nhân,
    Dục tham sao cứ mãi buông lung,
    Lũ người vi phạm nền luân lý,
    Bọn chúng, bạn đừng có cậy trông.
    Vợ cứ giả vờ trò luyến ái
    Bao la, vô hạn trước ông chồng,
    Chớ tin nàng ấy,vì nhi nữ
    Chung chạ như bao bến tắm sông!

    41 . Sẵn sàng chém giết hoặc phân thây,
    Không có việc gì chẳng nhúng tay,
    Khi đã diễn xong trò cắt cổ,
    Chúng còn uống máu của chàng ngay!
    Bọn mày râu chớ say mê chúng,
    Một lũ dục tham hạ liệt đầy,
    Phóng đãng và còn chung chạ nữa
    Như là bến tắm sông Hằng vầy!

    42. Lời nói chúng thường chẳng biệt phân
    Giữa điều chân thật với tà gian,
    Như bò lựa cỏ ngon lành nhất,
    Chúng kiếm tình nhân lắm bạc vàng.

    43. Dụ một chàng bằng mắt, nụ cười,
    Chàng kia bằng cách bước đi chơi,
    Giả trang lôi cuốn vài chàng nữa
    Ðám khác bằng câu chuyện ngọt bùi!

    44. Hung bạo, nhẫn tâm, lại bất lương,
    Song lời lẽ chúng ngọt như đường,
    Không gì bọn nữ nhi không biết
    Ðể gạt chàng nào chúng kết hôn!

    45. Quả thật đàn bà thảy ác gian,
    Việc ô nhục của chúng vô lường,
    Chúng đều tham đắm và liều lĩnh
    Thiêu đốt nhanh như ngọn lửa bừng.

    46. Nữ nhân chẳng phải được sinh ra
    Ðể thích người này, ghét kẻ kia,
    Chúng tán chàng nào mà chúng ghét
    Cũng nhiều như kẻ chúng tôn thờ,
    Như con thuyền vẫn thường kề sát
    Cả bến bờ gần lẫn bến bờ xa.

    47. Vì phải đâu là chuyện ghét thương
    Mà ta thường thấy ở hồng quần,
    Ðàn ông chúng bám vì vàng bạc
    Như bám vào cây, đám bọ trùng!

    48. Kẻ làm nghề đốt xác người ta,
    Hoặc quét hoa khô khỏi điện thờ,
    Hoặc gã giữ voi hay giữ ngựa,
    Ðến cùng là đứa giữ trâu bò,
    Tuy nhiên vì bạc tiền, nhi nữ
    Vẫn chạy theo phường hạ đẳng kia.

    49. Bỏ rơi quý tộc nếu nghèo nàn,
    Nhưng chính tên vô loại, hạ tầng,
    Ðối với tên này, như xác thối,
    Nếu giàu, chúng cũng chạy nhanh chân.

Như vậy, Ànanda, vị thứu vương, dựa theo những sự việc do chính ngài biết, đã nói về những tính xấu của nữ giới, rồi giữ im lặng. Còn Nàrada, sau khi nghe những gì Ngài cần phải nói, cũng dựa theo những việc chính mình biết, liền kể ra những tính xấu của họ.

Ðể chứng minh điều này, bậc Ðạo Sư bảo:

– Thật vậy, lúc ấy Nàrada, khi nghe kể đoạn khởi đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của câu chuyện mà Ànanda, thứu vương cần phải nói ra, đến đây, liền ngâm các vần kệ này:

  1. Bốn vật chẳng hề biết thỏa thuê,
    Những lời ta nói, lắng tai nghe:
    Ðại dương,đạo sĩ và vua chúa,
    Hỡi Ðiểu vương, và bọn nữ nhi.

    51. Mọi dòng trongđất gặp quê hương
    Cũng chẳng làm đầy đủ đại dương,
    Vẫn có cái gì còn thiếu thốn,
    Dù cùng nước biển thảy hòa tan.

    52. Bà-la-môn thuộc các kinh thơ,
    Tri kiến theo truyền thuyết thuở xưa,
    Thánh kiến, tuy nhiên, còn thiếu thốn
    Và khao khát mãi, mãi chưa vừa.

    53. Vị vua chinh phục cõi trần ai,
    Tất cả núi đồi, các biển khơi,
    Có thể gọi kho tàng bất tận
    Chứa đầy tài sản của mình thôi,
    Vẫn mơ thế giới bên kia biển
    Vì nghĩ bên này quá nhỏ nhoi!

    54. Nhi nữ kết duyên với tám chồng
    Sẵn sàng tuân phục ý riêng nàng,
    Anh hùng gan dạ đầy tài giỏi
    Nhiệm vụ tình quân thảy vẹn toàn;
    Tuy vậy nàng yêu chàng thứ chín
    Bởi vì còn thiếu thốn trong lòng!

    55. Ðàn bà như lửa nuốt con mồi,
    Như nước lũ tuôn thảy cuốn trôi,
    Tai họa, gai đâm là bọn chúng,
    Chúng thường đi lạc kiếm vàng thôi!

    56. Chàng kia dùng lưới đón xuân phong,
    Hoặc chỉ một mình tát biển đông,
    Vỗ với một tay, xưa lại dám
    Ðể tâm tư hướng đến giai nhân!

    57. Ðối với quần thoa có trí tài,
    Thật chân là của quý trên đời,
    Tính tình phức tạp như tơ rối,
    Như thói các đàn cá biển khơi.

    58. Nói năng dịu ngọt, khó vừa lòng,
    Như thể khó đầy các lạch sông,
    Chúng lắng chìm dần, dần xuống mãi,
    Biết hồng quần, phải chạy nhanh chân!

    59. Hồng nhan phản bội khiến mê say,
    Ðệ nhất tịnh nhân phải đọa đày;
    Chúng cứ chìm dần, dần xuống mãi,
    Những ai biết chúng, phải xa bay!

    60. Bất kỳ chúng phục vụ đàn ông
    Vì bạc vàng, tham dục thỏa lòng,
    Chúng đốt gã như nhiên liệu cháy
    Ðược thả vào trong ngọn lửa hồng!

Khi Nàrada đã nêu ra các tội lỗi của nữ nhân như vậy, bậc Ðại Sĩ một lần nữa dùng những thí dụ đặc biệt chứng minh các tính xấu của họ.

*

Ðể làm sáng tỏ việc này, bậc Ðạo Sư nói:

– Thật vậy, chim chúa Kunàla, sau khi biết phần đầu, phần giữa và phần kết thúc câu chuyện Nàrada kể, đến đây liền ngâm các vần kệ sau:

  1. Người khôn dám nói mộtđôi lời
    Với quỷ cầm gươm sắc mới mài,
    Ðánhđập hung xà, song chớ bạo
    Chuyện trò với gái một mình thôi!

    62. Nữ sắc làm mờ trí tục nhân,
    Nói, cười, ca, múa, cánh tay trần
    Gây phiền lụy những tâm dao động,
    Như quỷ dữ xưa giết lái buôn.

    63. Ðắm say rượu thịt, cố hoài công
    Kiềm chế cơn thèm, nén dục tâm
    Như quái vật xưa trong biển cả
    Nuốt trôi tài sản của nam nhân.

    64. Chúng chiếm riêng tham dục ngũ phần,
    Buông lung kiêu mạn cứ tuôn tràn,
    Như sông tìm đại dương đi tới,
    Bọn phóng dật làm mồi nữ nhân.

    65. Trai tráng được nhi nữ thích ham,
    Ðộng tâm bởi nhục dục tham lam,
    Kẻ kia nung nấu vì cuồng vọng,
    Chúng đốt sạch trơn tựa lửa than!

    66. Kẻ nào nếu chúng biết giàu sang,
    Nhào đến cướp đi, trọn bạc vàng,
    Tay quấn chặt chàng bừng lửa dục,
    Như dây leo quấn chặt cành Sàl.

    67. Như trái vim-ba, miệng đỏ tươi,
    Dùng nhiều mưu kế hại con người,
    Khi thì cười lớn, khi cười nụ,
    Như quỷ sam-va, chúa bẫy mồi!

    68. Nữ nhi trang điểm đủ kim hoàn
    Ðược họ nhà trai đón thật sang,
    Cho dẫu được canh phòng cẩn mật,
    Vẫn thường phạm tội phản phu quân,
    Như nàng kiều nữ ngày xưa ấy
    Ðã được mang trong bụng quỷ nhân.

    69. Người có trí và thật nổi danh
    Ðược tôn sùng dưới mắt quần sinh,
    Tuy nhiên sa dưới quyền nhi nữ
    Sẽ không còn tươi sáng hiển vinh,
    Như cả vầng trăng vừa bị nuốt
    Bởi La-hầu đại lực yêu tinh.

    70. Cừu nhân trút hận xuống cừu nhân,
    Hay bạo chúa phô nỗi hận sân,
    Số phận còn đau hơn thế nữa
    Che mờ tất cả, bởi nguồn căn
    Dục tham, nên phải đành sa đọa
    Ở dưới quyền uy của nữ nhân.

    71. Bị hăm cào cấu khắp thân hình,
    Hoặc nắm tóc lôi kéo khỏi mình,
    Dọa quất bằng roi, hay gậy gộc,
    Hoặc là đấm đá khắp chung quanh,
    Nữ nhi vẫn chạy đi tìm kiếm
    Một gã cùng đinh kết bạn tình,
    Vì thấy lạc hoan trong gã ấy
    Như loài ruồi kiếm xác ương sình!

    72. Tránh bọn nữ nhân ở giữa đường,
    Hoặc kinh thành hoặc ở công trường
    Của vua, thị trấn, thôn làng nhỏ,
    Bậc có trí hiền sẽ lạc an,
    Tránh được bẫy đang giăng vậy đó
    Bởi Na-mu-ci, chính Ma vương.

    73. Kẻ nào buông lỏng luật Sa-môn,
    Tập những thói đê tiện, hạ tầng,
    Kẻ khốn ngu si đành đổi lấy
    Ngục sâu thay thế cảnh thiên đường,
    Giống như những kẻ nào đem đổi
    Ngọc có tỳ thay ngọc vẹn toàn.

    74. Ðời này, đời kế đáng khinh khi
    Là kẻ cố tâm khổ lụy vì
    Bọn ác nữ nhân, đi lảo đảo,
    Ngã nhào liều lĩnh, thật ê chề
    Như con lừa dữ cuồng điên chạy
    Với chiếc xe lăn lóc mọi bề.

    75. Hoặc vào rừng lụa lắm gươm dao,
    Hoặc ngục Pa-ta phải đọa vào,
    Ðội lốt thú rùng đi lãng vãng,
    Chốn ma đói chẳng thoát thân nào.

    76. Trong vườn Hỷ lạc thú vui chơi
    Của các Thiên tiên ở cõi trời,
    Quyền đại đế vương trên mặt đất
    Tiêu vong vì nữ giới, than ôi!
    Thói phường phóng dật buông lung ấy
    Ði đến sầu bi đọa xứ thôi.

    77. Khó đâu thành đạt thú thiên đường,
    Cũng chẳng khó quyền lực đế vương
    Trải rộng khắp nơi trên cõi đất,
    Các nàng Thiên nữ ở lầu vàng
    Ðã thành tựu các điều như vậy,
    Ðoạn diệt từ lâu ác dục tham.

    78. Từ Dục giới này được hóa thân
    Ði vào Sắc giới đủ quyền năng
    Tái sinh vào cõi A-la-hán,
    Những vị đã trừ diệt dục tâm.

    79. Cực lạc vượt qua mọi khổ đau,
    Không duyên sinh, bất động, thâm sâu,
    Ðạt thành bởi những người thanh tịnh
    Ðắc Niết-bàn, ly dục đã lâu.

*

Như vậy bậc Ðại Sĩ chấm dứt Pháp thoại sau khi làm cho hội chúng đắc Ðại Niết-bàn bất diệt. Các loài yêu quỷ mãnh xà và đồng loại ở vùng Tuyết Sơn cùng các vị thần đứng trên không gian, đều reo mừng tán thán:

– Lành thay! Thật là khéo nói với đầy đủ vẻ nhiệm màu của một bậc Giác Ngộ!

Ànanda, thứu vương, Nàrada, vị thần Ba-la-môn, Punnamukha, chim sơn ca chúa, và bậc Ðại Sĩ đều trở về trú xứ của mình. Song các vị kia thỉnh thoảng còn trở lại nhận lời chỉ giáo từ đôi bàn tay của bậc Ðại Sĩ và do tuân thủ giáo pháp của ngài nên được tái sinh vào cõi Thiên.

*

Ðến đây, bậc Ðạo Sư chấm dứt bài giảng và ngâm vần kệ cuối cùng để nhận diện Tiền thân:

  1. U-dà-yi ấy chúa Sơn ca,
    Linh thứu vương là À-nan-da,
    Nà-ra-da là Xá-lợi-phất,
    Ku-nà-la hót chính là Ta.

Các vị phải hiểu Tiền thân này như vậy.

Bấy giờ các Tỷ-kheo này, khi đến đây, đã đến bằng thần thông của bậc Ðạo Sư, còn khi về, lại về bằng chính uy lực thần thông của mình. Và ở trong Ðại Lâm, bậc Ðạo Sư đã trình bày cho các vi thấy phương tiện để đạt được chánh định, nên ngay hôm ấy các vị đắc quả A-la-hán. Có một số đông chư Thiên tụ họp nơi ấy nên đức Thế Tôn tuyên thuyết cho các vị nghe Kinh Ðại Hội (Mahàsamaya Sutta).

-ooOoo-

  1. Chuyệnđại Sutasoma (Tiền thân Mahà-Sutasoma)

Chuyện này bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) về Trưởng lão Angulimàla (Người đeo vòng ngón tay).

Cách vị ấy tái sinh và gia nhập Giáo hội phải được hiểu như đã được miêu tả đầy đủ trong kinh Angulimàla (Trung Bộ II).

Bấy giờ từ khi nhờ phát nguyện một hành động nói lời Chân thật, ông cứu sống một người đàn bà sinh khó, rồi ông kiếm được thực phẩm cúng dường thật dễ dàng. Sau đó nhờ tu tập hạnh viễn ly, ông chứng đắc quả A-la-hán và được công nhận là một trong tám mươi Ðại Trưởng lão.

Bấy giờ Tăng chúng bắt đầu nói về đề tài này, bảo nhau:

– Này các Hiền giả, thật vi diệu thay là phép thần thông do đức Thế Tôn thị hiện để giáo hóa nhẹ nhàng như vậy và không cần dùng chút bạo lực nào, Ngài đã điều phục một tướng cướp hung bạo khát máu như Angulimàla! Ôi quả thật chư Phật đã thành tựu những việc hy hữu thay!

Bậc Ðạo Sư ngồi trong Hương phòng, với thiện nhĩ thông, hiểu được chuyện đang nói, và biết rằng hôm nay Ngài đến đó sẽ rất lợi ích và sẽ thuyết giảng một đại kinh nên với oai nghi tối thắng của một bậc Giác Ngộ, Ngài đi đến Chánh Pháp đường, ngồi trên sàng tọa dành cho Ngài và hỏi hội chúng đang thảo luận đề tài gì. Khi vị trình Ngài chuyện ấy, Ngài bảo:

– Này các Tỷ-kheo, thật không kỳ diệu gì việc Ta giáo hóa vị ấy ngày nay, khi Ta đã chứng đắc Vô thương Chánh giác. Ta cũng đã điều phục vị ấy khi ta còn sống trong một đời trước với một trình độ tri kiến hạn hẹp mà thôi.

Cùng với những lời này, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa, vua Koravya cai trị rất đúng pháp tại thành Indapatta, trong quốc độ Kuru (Câu-lâu). Bồ-tát ra đời làm con của vị chánh hậu, và do ngài thích nước ép trái soma, nên được đặt tên Sutasoma. Khi ngài đến tuổi trưởng thành, vua gửi ngài đến Takkasilà để thọ giáo với một vị danh sư lẫy lừng khắp thế giới. Thế là khi nhận lãnh học phí để trả cho thầy, ngài lên đường đến đó.

Tại Ba-la-nại, vương tử Brahmadatta con vua Kàsi cũng được cha gửi đến đó cùng mục đích như trên và cùng lên đường theo hướng ấy. Trong lúc du hành, Sutasoma ngồi nghỉ trên ghế dài trong một sảnh đường cạnh cổng thành. Vương tử Brahmadatta cùng đến ngồi xuống cạnh ngài trên ghế đó. Sau khi chào thân hữu xong, Sutasoma hỏi bạn:

– Này Hiền hữu, bạn đã mệt mỏi vì cuộc hành trình rồi đó. Bạn từ đâu đến?

Khi vị kia đáp:

– Từ Ba-la-nại.

Ngài lại hỏi vị kia là con của ai.

– Con vua Brahmadatta.

– Quý danh là gì?

– Vương tử Brahmadatta.

– Hiền hữu đến đây có mục đích gì?

– Ðể được dạy các môn học thuật.

Sau đó vương tử Brahmadatta bảo:

– Hiền hữu cũng mệt mỏi vì chuyến đi này rồi.

Và hỏi thăm ngài tương tự như trên, Sutasoma kể cho bạn nghe mọi chuyện về mình.

Cả hai vị đều suy nghĩ: “Chúng ta đều là các vương tử đi thọ giáo các môn học thuật từ tay cùng một vị thầy”, liền kết bạn với nhau.

Khi vào thành, hai vị đến nhà giáo sư, đảnh lễ thầy, và sau khi nêu rõ lai lịch danh tánh, hai vị nói đến đây để xin thọ giáo các môn học thuật. Vị thầy sẵn sàng nhận lời thỉnh cầu ấy.

Sau khi trao học phí xong, hai vị bắt đầu học tập và không chỉ hai vị, mà còn nhiều vương tử khác ở xứ Diêm-phù-đề thời ấy, lên đến hơn một trăm vị, xin thọ giáo với vị thầy này.

Sutasoma là đệ tử lớn chẳng bao lâu đạt đến tài năng giảng dạy, nhưng không muốn thăm hỏi các bạn kia, ngài suy nghĩ: “Ðây là thân hữu của ta”, ngài chỉ đến với vương tử Brahmadatta mà thôi, và trở thành thầy riêng của bạn, ngài giáo huấn bạn, trong lúc các vị kia phải từ từ thu thập kiến thức cho mình.

Các vị ấy sau thời gian tinh cần học tập cũng từ giã sư phụ, và tập họp thành một đoàn tùy tùng theo Sutasoma lên đường hồi hương. Sau đó, Sutasoma đứng trước đám đông để từ giã họ, bảo:

– Sau khi các vị chứng tỏ tài học của mình trước phụ vương, các vị sẽ ổn định đời mỗi người trong vương quốc của mình. Khi ổn định xong, xin nhớ tuân theo lời giáo huấn của ta.

– Thưa Tôn sư, đó là những gì?

– Vào những ngày trăng non và trăng tròn, phải giữ Bố-tát giới và cử sát sinh.

Chúng bạn đều đồng ý tuân lời dặn ấy. Bồ-tát nhờ thần lực tiên tri theo tướng mạo mỗi người, biết rằng đại nạn sẽ xảy đến với vương tử Ba-la-nại trong tương lai, và sau khi giảng dạy đầy đủ như vậy, ngài cho họ ra đi.

Các vị ấy đều trở về xứ sở, và sau khi trình bày việc học hành của mình trước các phụ vương, các vị ấy lên nối ngôi trong vương quốc của mình. Rồi để thông báo việc này cùng việc tiếp tục tuân thủ lời dạy của ngài, các vị vua ấy gửi thư cùng tặng vật đến Sutasoma.

Khi biết được tình hình mọi việc, bậc Ðại Sĩ liền trả lời các thư kia cùng dặn các vị giữ vững niềm tin. Một trong các vị ấy là vua Ba-la-nại, vốn chưa bao giờ ăn cơm mà không có thịt, vì thế, để giữ ngày trai giới quần hầu thường lấy thịt cất riêng một nơi.

Bấy giờ, một hôm thịt được cất riêng như vậy, do người đầu bếp bất cẩn, bầy chó khéo nuôi của hoàng cung ăn hết. Người đầu bếp không tìm ra thịt vội cầm một nắm tiền đi quanh quẩn vẫn không mua được thịt gì cả, tự nhủ: “Nếu ta dọn cơm không có thịt, ta sẽ chết mất. Ta phải làm gì đây?” Nhưng lại nghĩ: “Còn có một cách”. Ðến chiều tối, y ra nghĩa địa phơi đầy xác chết, lấy một ít thịt đùi của một người mới chết, y nướng thịt thật chín và dọn lên làm thức ăn.

Khi một lát thịt vừa chạm vào đầu lưỡi vua thì nó gây rung động khắp bảy ngàn dây thần kinh vị giác và tiếp tục tạo ra sự xáo trộn cả toàn thân. Tại sao vậy? Ðó là do trước kia, vua đã từng dùng thịt này rồi. Vì truyện kể rằng trong đời sống ngay trước đời này, vua đã là một quỷ Dạ-xoa (Yakkha) từng ăn nhiều thịt người nên nó hợp khẩu vị vua. Vua suy nghĩ: “Nếu ta giữ im lặng mà ăn thịt này, y sẽ không nói cho ta biết đó là thịt gì”. Vì thế, khi nhổ ra, vua để rơi một miếng thịt xuống đất. Người đầu bếp thưa:

– Tâu Ðại vương, xin ngài dùng thịt này, không sao cả đâu.

Vua ra lệnh mọi quân hầu lui ra và bảo:

– Trẫm biết rõ lắm nhưng đó là thịt gì?

– Ðó là thứ thịt Ðại vương đã thưởng thức các lần trước.

– Chắc chắn các lần khác thịt không có mùi thơm này.

– Tâu Ðại vương, hôm nay thịt được nấu kỹ lắm ạ.

– Chắc chắn trước kia ngươi cũng nấu giống thế này chăng?

Rồi khi thấy y im lặng, vua phán:

– Hoặc là phải nói thật với trẫm hoặc ngươi phải chết.

Thế là y cầu khẩn vua cam đoan không trừng phạt và kể đúng sự thật. Vua bảo:

– Ðừng nói gì việc ấy nữa. Ngươi sẽ phải ăn thịt nướng thường lệ và chỉ nấu thịt người cho trẫm.

– Tâu Ðại vương, chắc chắn việc này khó lắm ạ.

– Ðừng sợ, chẳng có gì khó cả.

– Thế tiểu thần kiếm đâu ra thường xuyên thứ thịt ấy?

– Chả có bọn tù nhân trong ngục đó sao?

Từ đó, y làm theo lời vua dặn. Dần dần, khi thiếu tù nhân, y trình:

– Tiểu nhân phải làm gì bây giờ?

Vua phán:

– Hãy ném xuống đường cái một gói có ngàn đồng tiền rồi bắt lấy kẻ nào lượm gói ấy như kẻ trộm và xử tử nó đi.

Y tuân lệnh. Dần dần, không tìm ra kẻ nào có ý nhìn đến gói tiền ấy nữa, gã thưa:

– Tiểu thần phải làm sao đây?

– Vào lúc trống điểm canh khuya, kinh thành thật đông người. Vậy ngươi hãy xuống vào trong một chỗ nứt ở tường nhà hay ở ngã tư, hạ thủ một người và cắt đi vài miếng thịt.

Từ đó, y thường trở về với một ít thịt mỡ và nhiều nơi trong kinh thành phát hiện nhiều xác chết. Tiếng than khóc vang lên: “Tôi đã mất cha, mất mẹ, mất anh em rồi”.

Dân trong thành kinh hoàng bảo nhau:

– Chắc chắn sư tử, cọp beo hay quỷ dữ đã ăn thịt các người này.

Khi quan sát các tử thi, họ thấy có chỗ giống vết thương hở miệng liền nói:

– Kìa, ắt hẳn một người nào đó ăn thịt chúng đấy.

Dân chúng tụ tập ở sân chầu và kêu than. Nhà vua hỏi:

– Này các hiền hữu, có chuyện gì thế?

– Tâu đại vương, trong kinh thành này có kẻ cướp ăn thịt người. Xin ngài ra lệnh bắt nó.

– Làm sao trẫm biết đó là ai được? Trẫm phải đi quanh quẩn kinh thành này mà canh giữ chăng?

Dân chúng bảo nhau:

– Nhà vua không quan tâm đến kinh thành. Chúng ta sẽ báo cáo việc này lên vị đại tướng Kàlahatthi.

Họ đến trình vị tướng ấy việc này và nói:

– Xin Ðại tướng tìm cho ra tên cướp này.

Vị ấy đáp:

– Hãy đợi bảy ngày ta sẽ tìm ra tên cướp và giao cho các vị.

Khi giải tán quần chúng xong, ông ra lệnh cho các tướng lãnh:

– Này các hiền hữu, dân chúng bảo có tên cướp ăn thịt người trong thành này. Các hiền hữu, hãy mai phục ở nhiều nơi và bắt nó.

– Ðược lắm – Họ đáp.

Từ ngày ấy họ vây quanh toàn thành. Bấy giờ người đầu bếp đang ẩn mình trong cái lỗ ở tường nhà kia đã giết một phụ nữ và bắt đầu nhét đầy thịt này vô giỏ của y. Vì thế đám tướng lãnh chụp y, đấm đánh túi bụi và vừa trói y ra sau, vừa la lớn:

– Chúng ta đã bắt được tên trộm ăn thịt người rồi!

Một đám đông vây quanh họ. Rồi vừa đánh đập y một trận mê tơi vừa buộc giỏ thịt trên cổ y, họ đem y đến trước vị đại tướng. Khi thấy y, vị ấy suy nghĩ : “Có thể là kẻ này ăn thịt người hay trộn nó với các thứ thịt khác rồi đem bán, hoặc y giết người theo lệnh ai khác chăng?” và để hỏi vấn đề này, ông ngâm vần kệ đầu:

  1. Hỡi người sành các món cao lương,
    Ðòi hỏi gì sao thật khẩn trương
    Ðã giục ngươi làmđiều khủng khiếp?
    Chỉ vì thực phẩm hoặc tiền vàng
    Ngươi tàn sát những người này vậy,
    Hỡi kẻ khốn kia lạc bướcđàng?

Ðầu bếp:

  1. Chẳng vì thê tử hoặc thân bằng,
    Quyến thuộc, bản thân hoặc bạc vàng,
    Thần giết bà này vì Chúa thượng,
    Vì vua ngự trị cả giang san
    Vẫnăn thịt ấy, thần gây tội
    Chính là do lệnh của vua ban
    .

Tướng quân:

  1. Nếu do mua chuộcđể chìu lòng
    Thèm khát tham tàn của Chúa công,
    Ngươiđã phạm hành vi khủng khiếp,
    Vậy ngày mai đến lúc hừng đông,
    Chúng ta tìm Chúa công tham kiến,
    Ðưa cáo trạng ra trước mặt rồng.

Ðầu bếp:

  1. Kà-lađại tướng đáng tôn sùng,
    Thần sẽ tuân lời của tướng công,
    Ðến rạngđông thần tìm Chúa thượng
    Và đưa cáo trạng trước sân rồng.

Thế rồi vị đại tướng bảo đặt y xuống, trói thật chặt và rạng ngày mai, ông bàn bạc với tướng lãnh xong, và khi tất cả đều đồng ý, liền cho đóng quân canh mọi hướng. Khi đã kiểm soát kinh thành thật kỹ, ông buộc giỏ thịt vào cổ người đầu bếp và đưa y đến cung điện, còn cả kinh thành náo động lên.

Vua đã dùng điểm tâm ngày hôm trước, nhưng đã bỏ cơm tối và suốt đêm cứ ngồi mãi, chờ đợi người đầu bếp từng giây phút. Vua suy nghĩ: “Hôm nay nữa, gã đầu bếp cũng không đến, và ta nghe tiếng náo động khắp kinh thành. Chuyện gì sắp xảy ra chăng?” Vừa nhìn ra cửa sổ, vua thấy người ấy bị kéo đến đây như đã tả trên, và nghĩ rằng mọi sự đã bị phát giác, vua thu hết can đảm đi đến ngồi trên ngai. Khi tướng quân Kàlahatthi đến gần hỏi chuyện, vua đáp lời.

*

Bậc Ðạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Vầng nhật vừa lên, mới rạngđông,
    Ðem theođầu bếp đến sân rồng,
    Kà-la tiến lại gần thiên tử,
    Tâu những lời này với chúa công:

    6.”Hỏa đầu quân, có đúng vậy chăng
    Ðưa lệnh vua ra tận phố phường,
    Tàn sát nam nhi cùng phụ nữ,
    Ðể dâng chúa thượng món cao lương

    7.”Ðiều này thật đúng đấy, Kà-la,
    Việc ấy được làm bởi lệnh ta,
    Sao khiển trách tên đầu bếp nọ,
    Vì làm theo lệnh của ta mà?”.

Khi nghe vầy, đại tướng suy nghĩ: “Chính miệng nhà vua thú nhận việc ấy, ôi thật là con người hung bạo! Bấy lâu nay vua đã và đang ăn thịt người. Ta phải ngăn chặn việc này mới được” và ông đáp :

– Tâu Chúa thượng, chớ làm việc này, xin chớ ăn thịt người!

– Này Kàlahatthi, khanh nói gì thế? Trẫm không thể ngừng được.

– Tâu Chúa thượng, nếu ngài không ngừng việc này lại, ngài sẽ hủy diệt cả mạng rồng cùng giang san này đấy.

– Cho dù vương quốc ta bị tiêu diệt, ta cũng không thể ngừng việc ấy được đâu.

Lúc ấy vị đại tướng muốn làm vua tỉnh trí hơn, liền kể một chuyện quá khứ để chứng minh.

*

Chuyện Thủy quái Ànanda

Ngày xưa có sáu thủy quái sống ở đại dương. Trong số đó có Ànanda, Timanda, Aijhohàra, ba con này dài năm trăm dặm; và Titimiti, Mingala, Timivapingala, ba con này dài một ngàn dặm; cả bọn chúng tự nuôi sống bằng rong biển sevala mọc trên da.

Trong bọn có Ànanda sống ở một phía đại dương và được nhiều loài thuỷ tộc đến viếng. Một hôm chúng suy nghĩ: “Các loài vật hai chân và bốn chân đều có vua, nhưng chúng ta không có. Vậy ta muốn tôn thủy quái này làm vua”. Thế là chúng đồng lòng tôn Ànanda lên làm vua, từ đó sáng chiều chúng đều đến bày tỏ lòng tôn kính vua mình.

Bấy giờ một hôm, Ànanda ở trên núi nọ ăn rong sevàla và vô ý ăn nhằm một con cá, vì tưởng đó là rong. Thịt nó thật ngon miệng nên thủy quái tự hỏi thứ gì mà ngọt ngào như vậy, liền lấy ra khỏi mồm, và nhìn thấy đó là một miếng cá. Nó suy nghĩ: “Bấy lâu nay ta không hề biết nên chẳng ăn thứ này, mọi sáng chiều loài cá vẫn thường đến để bày tỏ lòng tôn kính ta, ta sẽ ăn một hai con thôi, vì nếu khi chúng đang bị ta ăn và ta lộ rõ mọi việc cho chúng biết, thì không có con nào dám bén mảng đến gần ta, bọn chúng sẽ chuồn hết cả”.

Thế rồi nằm ẩn mình, thủy quái chụp những con cá nào đang bơi lùi lại phía sau và ăn thịt chúng. Khi số cá giảm dần, chúng suy nghĩ: “Hiểm họa này đe dọa chúng ta từ phía nào đây?”

Rồi một con cá tinh khôn trong bọn suy nghĩ: “Ta không hài lòng với việc Ànanda đang làm. Ta muốn tìm hiểu rõ vị ấy sắp làm gì đây”. Khi bầy cá đến kính lễ Ànanda, con cá tinh khôn kia ẩn mình trong lỗ tay Ànanda. Lúc bảo đàn cá quay về, Ànanda vồ lấy những con nào bơi lùi phía sau. Con cá khôn ngoan thấy việc này, thuật lại cho bọn kia, chúng đều kinh hoảng chạy trốn hết.

Từ ngày ấy, Ànanda thèm mùi cá không chịu ăn các thứ khác. Khi phát bệnh vì đói, nó suy nghĩ: “Ðàn cá đi đâu cả trên đời này? Trong lúc tìm chúng, nó thấy một ngọn núi và suy nghĩ: “Vì sợ ta, chắc đàn em đang sống trong núi này. Ta sẽ bao vây núi và canh chừng thật kỹ”. Thế là vừa vây quanh núi với đầu đuôi cuộn tròn cả hai phía, nó suy nghĩ: “Nếu chúng ở đây, chúng sẽ trốn thoát”.

Khi nhìn thấy chính đuôi nó cuộn tròn quanh núi, nó lại nghĩ: “Con cá này sống gần núi và đang cố tránh ta”. Trong cơn cuồng nộ, nó chụp lấy đuôi mình dài năm mươi dặm mà tưởng là bắt được cá, nó ngấu nghiến kêu ken két, do đó phải chịu đau đớn hành hạ khủng khiếp.

Khi ngửi mùi máu, đàn cá tụ tập cùng nhau kéo từng mảnh đuôi của Ànanda ra ăn hết cho đến tận đầu. Vì thân xác khổng lồ như vậy, nó không thể nào trở mình được nên phải mạng chung. Rồi ở đó có một đống xương cao như núi.

Các vị nam nhi Thánh giả khổ hạnh khi du hành qua không gian, trông thấy đống xương, liền kể cho dân chúng nghe nên dân chúng khắp cõi Diêm-phù-đề (Ấn Ðộ) đều biết chuyện ấy. Kàlahatthi kể chuyện này để chứng minh và ngâm kệ:

  1. A-nanăn cá biết bao loài,
    Lúcđám tùy tùng trốn thoát rồi,
    Nó cắn đuôi mình nhai ngấu nghiến
    Ðến khi thủy quái phải lìa đời.

    9. Nô lệ dục tham, chẳng biết gì
    Thú vui nào khác, kẻ ngu si
    Ðui mù, phóng dật, gây đau khổ
    Hủy diệt họ hàng, cả thiếu nhi,
    Rồi biến thân thành mồi béo bở
    Cho lòng tham quái ác ly kỳ.

    10. Nghe lời thần nói, tấu Quân vương,
    Món thịt người, xin chúa chờ ăn,
    Việc ác kiêng làm, e ngại phải
    Cùng chung số phận thật kinh hoàng
    Của con thủy quái và đành để
    Ðất nước Chúa công phải mạt tàn.

Khi nghe vậy, vua bảo:

– Này Kàlahatthi, ta cũng biết một ví dụ như khanh. Rồi kể một chuyện cổ làm ví dụ chứng minh tính thèm thịt người của mình, vua ngâm kệ:

  1. Nam nhi thừa kế Su-jà-ta
    Ðòi quả hồngđào, cứ hét la,
    Cậu bé buồn phiền vì mất chúng,
    Phảiđành thiệt mạng, hóa ra ma.

    12. Vậy xưa nay trẫm vẫn ăn luôn
    Những món, Kà-la hỡi, cực sang,
    Thiếu món thịt người, e có lẽ
    Không còn đời sống để lo toan
    .

*

Chuyện Nam tử của phú ông Sujàta

Tương truyền ngày xưa một vị địa chủ trưởng giả có tên Sujàta ở Ba-la-nại làm chỗ cư trú trong hoa viên của mình và cung phụng năm trăm vị ẩn sĩ đến đấy từ vùng Tuyết Sơn để tìm muối và dấm. Trong nhà ông luôn có thực phẩm dọn sẵn mời các vị ấy, nhưng các vị thỉnh thoảng vẫn đi khất thực trong vùng quê và đem về những miếng hồng đào lớn để ăn.

Trong lúc các vị ấy đang ăn hồng đào đã đem về, Sujàta nghĩ thầm: “Hôm nay là ngày thứ ba hay thứ tư rồi mà các Thánh giả này chưa đến nhà ta đây. Không biết các ngài đã đi đâu trên đời này?” Thế rồi bảo cậu con trai cầm tay mình, ông đi đến đó trong lúc các vị ấy đang dùng bữa ăn. Lúc ấy một chú tiểu đang đưa nước để các vị trưởng lão súc miệng và chú đang ăn một miếng đào đỏ. Sujàta đảnh lễ các ẩn sĩ và khi đã an tọa, liền hỏi:

– Thưa các Tôn giả, các ngài đang dùng gì thế?

– Thưa gia chủ, những miếng đào đỏ lớn đấy.

Cậu bé nghe vậy cảm thấy thèm, vì thế vị trưởng chúng ẩn sĩ bảo cho cậu một miếng nhỏ. Cậu bé ăn đào và quá say mê mùi vị thơm ngon ấy nên cứ nằn nì đòi các vị cho thêm miếng nữa. Ông phú hộ đang nghe Pháp, liền bảo:

– Thôi đừng khóc, khi về nhà, con sẽ được ăn một miếng.

Ông đánh lừa cậu bé như vậy vì sợ các Thánh giả kia sẽ mệt nhọc bởi tiếng kêu khóc của con. An ủi cậu bé xong, ông từ giã hội chúng ẩn sĩ và về nhà. Từ lúc đến nhà, cậu bé cứ lãi nhải kêu to:

– Cho con một miếng.

Còn các ẩn sĩ lại bảo:

– Chúng ta đã ở đây lâu ngày rồi.

Và họ ra đi về vùng Tuyết Sơn. Vì không thấy cậu bé trong hoa viên, các ẩn sĩ gửi cho cậu một món quà gồm nhiều miếng xoài, đào, mít, chuối và vài trái cây khác nữa, tất cả trộn chung với đường mịn. Món trái cây trộn đường vừa đặt lên đầu lưỡi cậu bé liền gây tác dụng như một thứ thuốc độc giết người. Suốt bảy ngày cậu không ăn gì được và chết sau đó.

Vua kể chuyện này như một cách tự chứng minh. Lúc ấy Kàlahatthi nghĩ thầm: “Ông vua này thật quá tham ăn của ngon vật lạ. Ta sẽ kể nhiều ví dụ khác nữa”, và nói:

– Tâu Ðại vương, xin chừa món này đi.

– Không thể được. – Vua đáp.

– Nếu ngài không chừa được, ngài sẽ bị gia tộc từ bỏ dần và tước mất hết vương quyền vinh hiển. Xin hãy nghe đây.

*

Chuyện Nam tử Bà-la-môn.

Ngày xưa cũng tại chính trong kinh thành Ba-la-nại này có một gia đình Bà-la-môn tuân hành Ngũ giới. Nhà này chỉ sinh được một con trai độc nhất nên được cha mẹ yêu quý và là niềm vui của hai thân, một cậu trai thông minh, am hiểu thấu suốt ba tập Vệ-đà.

Cậu thường đi chu du cùng đám thanh niên đồng tuổi với cậu. Các người kia trong đám ấy thường ăn cá thịt cùng các thức tương tự và uống rượu mạnh. Còn cậu trai này không ăn thịt cũng không uống rượu mạnh. Chúng bạn chợt suy nghĩ: “Thằng bé này vì không uống rượu mạnh nên không phải trả tiền, ta phải lập mưu bắt nó uống mới được”.

Thế rồi bọn chúng tụ tập nhau lại, bảo:

– Này hiền hữu, chúng ta hãy tổ chức đám hội.

Cậu đáp:

– Các bạn uống rượu mạnh nhưng ta thì không, vậy các bạn cứ đi mà không có ta.

– Này hiền hữu, ta sẽ lấy sữa để bạn uống.

Cậu đồng ý nói:

– Ðược rồi.

Bọn trai lêu lổng ấy ra vườn lấy một ít rượu mạnh buộc vào một ngọn lá làm thành cái chén và đặt nó giữa đám lá sen. Thế rồi khi họ bắt đầu uống, họ cho cậu trai một ít sữa. Một tên ranh mãnh trong bọn kêu lớn:

– Hãy đem cho ta một ít mật hoa sen.

Sau khi đã bảo đem mật ấy vào, y đục một lỗ dưới đáy ngọn lá nằm giữa đám sen kia và đưa lên miệng hút vào. Bọn kia cũng bảo đem một ít cho họ uống. Cậu trai hỏi đó là thức gì, và uống một ít rượu mạnh cứ tưởng đó là mật hoa sen.

Sau đó họ lại đưa cho cậu một ít thịt hầm và cậu cũng ăn luôn.

Khi cậu đã say vì uống nhiều ngụm rượu liên tiếp họ bảo cậu:

– Ðây không phải mật hoa sen đâu. Rượu mạnh đấy.

Cậu đáp:

– Bấy lâu nay ta chưa hề biết vị ngọt là thế nào cả. Này ta bảo, hãy đem cho ta thêm rượu mạnh nữa đi!

Họ mang rượu đến và một lần nữa trao cho cậu vì cậu rất thèm khát. Sau đó khi cậu đòi thêm nữa, họ bảo cậu hết sạch rượu rồi.

Cậu nói:

– Mau lên, ta bảo kiếm thêm cho ta nữa đi.

Và cậu đưa cho họ chiếc nhẫn có tín hiệu của cậu.

Sau khi uống với họ suốt ngày, cậu say túy lúy, mắt đỏ ngầu như máu, người run rẩy, nói lảm nhảm, cậu về nhà nằm vật xuống. Lúc ấy cha cậu nhận thấy cậu đã uống rượu, đến khi hiệu lực của rượu đã qua hẳn, ông bảo cậu:

– Này con, con đã làm một việc rất sai lầm, là người trong gia tộc Bà-la-môn mà con uống rượu mạnh, từ nay đừng bao giờ làm vậy nữa.

– Cha bảo sao? Suốt đời con, chưa bao giờ con nếm được vị gì ngon ngọt đến thế.

Vị Bà-la-môn cứ nài nỉ con chừa rượu. Cậu đáp:

– Con không thể bỏ được.

Sau đó vị Bà-la-môn suy nghĩ: “Nếu như vậy thì truyền thống gia tộc ta sẽ bị hủy hoại và tài sản ta cũng tiêu tan”. ông liền ngâm kệ này.

  1. Nam tử La-môn tộc quý cao,
    Là trai khả ái, lại thanh tao,
    Conđừng uống vật đầy ghê tởm
    Không một La-môn hưởng thụ nào.
    Sau những lời này, ông lại bảo:

– Này con yêu, phải chừa rượu đi, nếu không cha sẽ tống con ra khỏi nhà và xin vua đuổi con khỏi vương quốc này.

Cậu trai đáp:

– Cho dù vậy, con cũng không thể bỏ rượu mạnh.

Và cậu ngâm hai vần kệ:

  1. Bởi vì cha muốn cản ngăn con,
    Uống thứ này hương vị tuyệt ngon,
    Con sẽđi xa bất kể số,
    Tìm nơiđâu rượu vẫn trường tồn!

    15. Con sẽ ra đi vội bước chân,
    Chẳng còn ở lại với song thân,
    Vì nay thấy mặt con, e hẳn
    Cha ghét con cay đắng bội phần!

Cậu lại còn nói thêm:

– Con quyết sẽ không chừa rượu đâu. Cha cứ làm gì tùy ý.

Lúc ấy vị Bà-la-môn đáp:

– Ðược rồi, nếu con từ bỏ cha mẹ thì cha mẹ cũng từ bỏ con luôn.

Và ông ngâm vần kệ này:

  1. Ta sẽ tìm vài cậu thiếu niên
    Ðể cho thừa kế mọi kim tiền,
    Cútđi, đồ khốn, nơi ta chẳng
    Nghe thấy tên ngươiđáng rủa nguyền!

Sau đó, đem cậu con ra tòa án, ông truất quyền thừa kế của cậu và sai đuổi chàng ra khỏi nhà. Cậu trai về sau làm kẻ khốn khổ cùng bần, mặc áo quần vải thô, cầm bát khất thực trong tay đi lang thang xin ăn rồi dựa vào một bức tường và chết.

Kàlahatthi kể chuyện này để làm bài học răn vua, và bảo:

– Tâu Ðại vương, nếu ngài từ chối nghe lời chúng thần, thì họ sẽ sai người đuổi ngài ra khỏi quốc độ này.

Nói vậy xong, ông ngâm kệ:

  1. Vậy lắng nghe này, tấu Ðại vương,
    Tuân theo lời dặn của ngu thần,
    Nếu không sẽ giống chàng say rượu
    Ngài bịđuổi ra khỏi thổ cương.

Ngay sau ví dụ được Kàlahatthi dẫn chứng như vậy vua cũng không thể từ bỏ thói quen của mình, và kể một chuyện khác để chứng minh:

  1. Ðồđệ của chưÐại Thánh hiền,
    Su-jà ta, cổ tích lưu truyền,
    Nhịn luôn thực phẩm cùng đồ uống,
    Vì đã đắm say một nữ tiên.

    19. Như đầu ngọn cỏ đọng hơi sương
    So với mọi nguồn nước đại dương,
    Cũng vậy tình người đem sánh với
    Ái tình dâng tặng một tiên nương.

    20. Vậy xưa nay trẫm vẫn ăn luôn
    Những món, Kà-la hỡi, cực sang,
    Thiếu món thịt người, e có lý
    Không còn đời sống để lo toan.

*

Chuyện Phú ông Sujàta.

Chuyện này cũng giống như chuyện đã kể trên.

Tương truyền phú ông Sujàta này thấy rằng các vị ẩn sĩ kia không trở về vào thời các vị đang ăn những miếng hồng đào lớn, liền nghĩ thầm: “Ta không biết tại sao các vị ấy không trở về. Nếu các vị đi nơi khác, ta sẽ đi tìm cho ra, hơn nữa, ta lại muốn nghe các vị thuyết Pháp”.

Thế rồi ông ra hoa viên nghe vị Trưởng hội chúng ấy thuyết Pháp, và khi mặt trời lặn, dù ông được bảo ra về, ông vẫn nói:

– Ðệ tử muốn ở lại đây hôm nay.

Và đảnh lễ hội chứng hiền nhân xong, ông vào am tranh của mình nằm xuống. Ban đêm, Sakka Thiên chủ được cả đoàn thiên nhân hộ tống, cùng với các thị nữ của ngài, đến đảnh lễ đám Thánh nhân kia khiến cả vùng thảo am sáng rực lên.

Sujàta không biết chuyện gì, đứng dậy nhìn qua khe hở của am tranh, nhìn thấy Sakka đến đảnh lễ hội chúng Thánh nhân và được cả đám tùy tùng tiên nữ Apsarasas hộ tống. Vừa thấy các nàng tiên lòng ông đã bùng lên dục vọng như lửa đốt. Thiên chủ Sakka an tọa và sau khi nghe thuyết Pháp xong, trở về cõi của ngài.

Hôm sau vị địa chủ đến đảnh lễ các ẩn sĩ và hỏi:

– Bạch các Tôn giả, vị nào đêm qua đến đảnh lễ các vị?

– Thưa tôn ông, đó là Sakka Thiên chủ.

– Thế các vị vây quanh ngài là ai?

– Ðó là các tiên nữ Apsarasas.

Sau khi đảnh lễ các vị khổ hạnh, ông về nhà và từ lúc đó, ông cứ điên cuồng kêu gào: “Cho ta một nàng tiên Apsaras”.

Ðám quyến thuộc vây quanh ông, tự hỏi không biết ông có bị quỷ ám chăng, và họ búng tay.

Ông bảo:

– Không phải ta nói đến chuyện búng tay này đâu mà chuyện các nàng tiên Apsaras kia.

Khi họ mặc y phục chỉnh tề và đưa vào cho ông một bà vợ hay thậm chí một kỹ nữ sang trọng và nói:

– Ðây là một nàng tiên Apsaras.

Ông đáp:

– Ðây không phải là tiên Apsaras, mà là con quỷ cái!

Rồi ông cứ lảm nhảm la hét điên cuồng.

– Cho ta một nàng tiên Apsaras!

Sau đó không chịu ăn uống gì cả, ông chết đi.

Khi nghe vậy, Kàlahatthi tự nhủ: “Ông vua này thật là kẻ đại tham của lạ. Ta quyết làm cho vua tỉnh trí hơn lên”. Rồi ông nói:

– Những chim kim nga bay qua không gian cũng chết vì ăn thịt đồng loại của chúng.

Và để chứng minh việc này, ông ngâm hai vần kệ:

  1. Như các thiên nga có sắc vàng
    Du hành qua giữa cõi không gian,
    Thảyđều phải chết vì sinh sống
    Bằng thực phẩm kia trái lẽ thường.

    22. Cũng vậy, xin ngài hỡi Ðại vương,
    Lắng nghe thần nói thật tinh tường;
    Vìăn thực phẩm này phi pháp
    Dân sẽ đuổi ngài khỏi thổ cương.

*

Chuyện đàn Kim Nga.

Tương truyền ngày xưa chín mươi ngàn thiên nga sống ở Kim động trên đỉnh núi Cittakùta. Suốt bốn tháng mùa mưa, chúng không di chuyển ra ngoài. Nếu chúng làm vậy, đôi cánh chúng sẽ ướt sũng nước, chúng sẽ không thể bay xa và sẽ rơi xuống biển. Do đó chúng không đi ra ngoài. Nhưng khi mùa mưa đến, chúng nhặt thóc lúa hoang ở một cái hồ thiên nhiên đem về chất đầy hang và sống bằng thóc lúa.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi không vào hang, thì một con nhện unnanabhi to bằng cái bánh xe ở cửa hang vẫn thường giăng tơ hằng tháng, mỗi sợi tơ của nó to bằng sợi dây thừng bò. Ðàn thiên nga cho một thiên nga còn trẻ hai phần thức ăn vì nghĩ rằng nó có thể phá thủng màn nhện kia.

Khi trời trở nên quang đãng, con thiên nga trẻ này đứng trước chúng phá hủy màn nhện và cả đoàn thoát ra bằng cách này.

Bấy giờ có một mùa mưa kéo dài năm tháng nên lương thực của đàn thiên nga cạn dần, chúng hỏi ý kiến nhau phải làm gì, rồi nói:

– Nếu muốn sống, chúng ta phải lấy trứng.

Trước hết, chúng ăn trứng, rồi đến lượt ngỗng con và kế đó là ngỗng già. Sau năm tháng mùa mưa chấm dứt, con nhện đã giăng năm màn lưới to tướng, còn đàn thiên nga, vì ăn thịt đồng loại chúng, đã trở nên yếu đuối. Con ngỗng trẻ kia đã nhận phần ăn gấp đôi, cố phá vỡ được bốn màn nhện, nhưng không thể phá nổi màn thứ năm và bị dính chân vào đó. Thế rồi con nhện cắt đầu nó và hút máu. Hết ngỗng đầu rồi đến lượt ngỗng thứ hai đến phá màn nhện, con nhện suy nghĩ: “Ðây lại thêm một con ngỗng nữa dính vào chỗ ấy”, và hút máu cả bầy, thời bấy giờ dòng giống thiên nga dhatarattha phải tuyệt diệt, tương truyền như vậy.

*

Vua nôn nóng kể thêm một chuyện chứng minh, nhưng đám thị dân đứng lên nói:

– Thưa Ðại tướng, ngài đề nghị phải làm gì? Ngài sẽ tiến hành ra sao vì nay ngài đã bắt được tên ăn thịt người dã man ấy? Nếu y không từ bỏ việc ấy, hãy sai người đuổi y ra khỏi vương quốc này.

Và quần chúng không chịu để cho vua nói lời nào nữa. Khi nghe câu chuyện chung của quần chúng, vua kinh hoảng không nói gì thêm, và một lần nữa vị đại tướng hỏi vua:

– Tâu Ðại vương, ngài có thể từ bỏ việc ấy chăng?

– Không thể được. – Vua đáp.

Thế rồi vị đại tướng sắp vào một phía tất cả hậu cung của vua, gồm các vương tử và công chúa trang sức thật lộng lẫy và nói:

– Tâu Ðại vương, hãy ngắm vòng quyến thuộc, đám cận thận và cảnh huy hoàng vương giả của ngài, xin đừng để ngài phải tiêu tan tất cả, mà xin ngài hãy ngừng ăn thịt người.

Vua đáp:

– Tất cả mọi thứ này không còn thân thiết với ta hơn món thịt người.

– Vậy xin Ðại vương hãy ra đi khỏi kinh thành và quốc độ này.

– Kàlahatthi, – vua đáp – ta không cần quốc độ, ta sẵn lòng ra đi nhưng hãy cho ta một ân huệ: hãy cho ta lấy thanh kiếm và người đầu bếp của ta.

Do đó, họ cho vua lấy một cây kiếm, một cái nồi để nấu thịt người, và một cái thùng cùng người đầu bếp, họ đuổi vua ra khỏi xứ sở.

Ðem theo người đầu bếp, vua ra khỏi kinh thành, đi vào rừng làm chỗ cư trú dưới gốc cây đa. Khi sống ở đó vua thường đứng trên con đường đưa vào rừng, và giết người, đem xác về đưa cho người đầu bếp, y nấu thịt, dọn lên và cả hai đều sống theo cách ấy.

Mỗi khi vua xông ra, hét lớn: “Ta đây là tên cướp ăn thịt người!” không ai đứng vững được nữa, họ đều ngã xuống đất, người nào vua thích thì vua cứ tóm lấy, xách chổng ngược chân lên trời hay không đều có thể cả, rồi đưa cho người đầu bếp.

Một hôm, vua không tìm ra người nào trong rừng cả khi về nhà, người đầu bếp hỏi:

– Tâu Ðại vương, thế nào đây?

Vua bảo y đặt nồi lên lò lửa.

– Nhưng thịt đâu, tâu Ðại vương?

– Ồ ta sẽ tìm ra thịt mà. – Vua đáp.

Người đầu bếp suy nghĩ : “Thôi chết ta rồi? ” và vừa run rẩy, y vừa nhóm bếp và đặt nồi lên lò. Sau đó kẻ ăn thịt người giết y với một nhát kiếm và nấu thịt ăn. Từ đó vua hoàn toàn cô độc và phải nấu ăn cho mình.

Tiếng đồn vang dậy khắp cõi Diêm-phù-đề (Ấn Ðộ): “Kẻ ăn thịt người kia giết hại khách qua đường”. Thời ấy có một vị Bà-la-môn giàu đang đi buôn với năm trăm cỗ xe hàng hóa từ Ðông sang Tây và suy nghĩ: “Dân chúng đồn rằng kẻ ăn thịt người ấy giết người trên xa lộ. Ta sẽ đi xuyên qua rừng này bằng cách trả tiền mãi lộ”.

Thế là ông trả một ngàn đồng tiền cho đám dân sống ở lối đi vào rừng, dặn họ chở ông an toàn qua khu rừng rồi lên đường cùng với họ. Ông đặt cả đoàn xe đi trước và sau khi tắm gội, xoa dầu thơm và phục sức lộng lẫy, ông ngồi vào chiếc xe êm ái do đôi bò trắng kéo, và được cả đoàn hộ tống, ông khởi hành cuối cùng.

Kẻ ăn thịt người trèo lên cây ngồi rình đợi người, nhưng dù y không cảm thấy thèm ăn bất cứ người nào trong đoàn xe, vừa chợt thấy vị Bà-la-môn thì nước miếng trong mồm y nhỏ ra vì thèm ăn thịt vị ấy. Khi vị Bà-la-môn đến gần, y xưng danh hiệu thét lớn:

– Ta là tên cướp ăn thịt người đây?

Vừa vung kiếm lên giống như một người tung cát mù mắt kẻ khác, y nhào tới đoàn người và không ai có khả năng chống cự lại y, mà tất cả đều ngã sống soài xuống đất.

Vừa chụp lấy chân vị Bà-la-môn đang ngồi trên chiếc xe êm ái kia, tên cướp ném ông lên lưng mình, đầu dốc ngược xuống đất, đập mạnh vào gót chân y trong khi kéo ông đi xa. Ðám người kia đứng dậy kêu nhau:

– Này bạn hãy dậy mau lên. Ta đã nhận một ngàn đồng tiền từ tay vị Bà-la-môn. Ai trong bọn ta ra dáng nam nhi đây? Cả bọn ta dù mạnh hay yếu, đều phải đuổi theo nó một đoạn đường.

Họ đuổi theo y và kẻ ăn thịt người dừng lại nhìn lui khi không thấy ai, lại tiếp tục đi chầm chầm. Lúc ấy một người bạo gan chạy hết tốc lực bắt kịp y. Khi thấy gã kia, kẻ cướp nhảy lên một hàng rào, dẫm nhầm một mảnh gỗ cây keo nhô ra ở đầu bàn chân khiến y bị thương, phải lê bước trong khi máu rỉ ra từ vết thương.

Lúc ấy người đuổi theo thấy vậy liền nói:

– Chắc chắn ta đã làm y bị thương, các bạn cứ bám sát theo, ta sẽ bắt được y.

Họ thấy y yếu sức quá liền họp sức đuổi bắt y. Khi thấy mình bị đuổi theo y, kẻ cướp thả vị Bà-la-môn và tìm cách thoát thân.

Ðám người hộ tống vị Bà-la-môn suy nghĩ ngay khi cứu được ông: “Chúng ta phải làm gì với kẻ cướp này nữa?”, rồi quay về.

Còn kẻ ăn thịt người đi đến gốc đa, nằm xuống giữa đám cây con và khấn vái thần cây này:

– Lạy nữ thần cây, nếu trong bảy ngày bà có thể làm lành vết thương của ta, thì ta nguyện sẽ tẩm thân cây bằng máu lấy từ cổ họng của một trăm lẻ một vương tử khắp cõi Diêm-phù-đề, và treo ruột gan chúng quanh thân cây rồi dâng lễ tế đàn bằng năm loại thịt ngon ngọt.

Bấy giờ do y không có gì để ăn uống, thân thể y hao mòn dần và trong bảy ngày, vết thương đã lành. Y nhận thấy y lành bệnh là nhờ nữ thần cây đa, và chỉ trong vài ngày, y phục hồi sức mạnh bằng cách ăn thịt người, nên y suy nghĩ: “Vị thần đã giúp đỡ ta rất nhiều. Ta phải thực hiện lời thề nguyện ấy”.

Y cầm kiếm xông ra từ gốc cây và lên đường với mục đích đem về các vương tử.

Bấy giờ, một thần Dạ-xoa, đã từng làm bạn đường cùng đi đây đó với y và cùng ăn thịt người, vì trong một tiền kiếp, y cũng đã là một Dạ-xoa, chợt trông thấy y và biết rằng trong một tiền kiếp y chính là bạn mình, liền hỏi:

– Này bạn có nhận biết ta chăng?

– Ta không biết.

Sau đó Dạ-xoa kể cho kẻ cướp nghe một việc mà cả hai đã cùng làm trong đời trước, kẻ ăn thịt người nhận ra bạn và chào hỏi ân cần. Khi được hỏi tái sinh thời nào, ở đâu, y kể cho bạn nghe nơi sinh trưởng của mình, trước kia đã bị đuổi ra khỏi vương quốc ra sao và hiện đang ở đâu. Y còn kể thêm cho bạn nghe y đã bị thương vì mảnh gỗ như thế nào và bây giờ y đang viễn du để giải lời thề với vị nữ thần cây.

– Ta sẽ phải vượt qua nỗi gian khổ này nhờ sự trợ giúp của bạn: này bạn, chúng ta hãy cùng đi. – Y nói.

– Ta không đi được, nhưng có việc này ta có thể giúp bạn. Ta biết chắc chắn một lá bùa đặc biệt có lời quý vô giá. Nó giữ vững sức mạnh, tốc độ của đôi chân và tăng cường uy lực. Hãy học bùa chú này.

Y đồng ý ngay và vị quỷ thần trao bùa cho y rồi ra đi. Kẻ ăn thịt người học thuộc lòng thần chú ấy, từ đó y đi nhanh như gió và rất gan dạ. Trong vòng bảy ngày y tìm được một trăm lẻ một vị vua đang đi trên đường tới ngự viên và nhiều nơi khác, y chồm lên các vị ấy nhanh như gió cuốn, xưng danh hiệu xong, y nhảy quanh và hét lớn khiến họ kinh hoảng. Rồi y nắm lấy chân họ, dốc ngược đầu xuống đất, mang đi thật nhanh như gió cuốn.

Kế đó, y đục lỗ trong lòng bàn chân họ và treo họ lên bằng dây trên cây đa, gió đánh lên họ khi họ vừa chạm đầu ngón chân xuống đất, họ treo lủng lẳng trên cây, quay cuồng như chuỗi hoa héo trong giỏ.

Nhưng kẻ ăn thịt người lại suy nghĩ: “Sutasoma là thầy giáo riêng của ta. Ðừng để cho toàn cõi Diêm-phù-đề phải suy tàn”. Vì thế y không mang vị ấy về.

Khi có ý định dâng lễ tế thần cây, y nhóm lửa và ngồi xuống mài cọc nhọn. Vị nữ thần cây suy nghĩ: “Y chuẩn bị dâng lễ tế đàn cho ta, nhưng không phải chính ta đã chữa lành vết thương của y. Nay y sắp làm một việc sát sinh trọng đại. Phải làm gì đây? Ta không đủ khả năng ngăn cản y”.

Vì thế bà vội đi kể với Tứ Ðại Thiên vương về sự việc này và xin các vị ngăn cản y. Khi các vị đáp không thể làm việc ấy, bà đến yết kiến Sakka Thiên chủ, kể cho ngài toàn thể câu chuyện và xin ngài ngăn cản y. Ngài nói:

– Ta không thể làm việc ấy, nhưng ta sẽ chỉ cho ngươi một người có thể làm được.

– Ðó là ai? Bà hỏi.

– Trong thế giới chư Thiên và loài người, không có ai khác ngoại trừ Sutasoma, vương tử xứ Kuru ở trong kinh thành Indapatta. Ngài sẽ giáo hóa cho y thuần thục, sẽ điều phục y để cứu mạng các vua kia, chữa cho y khỏi bệnh ăn thịt người và tưới nước cam lồ khắp cõi Diêm-phù-đề. Nếu ngươi muốn cứu mạng các vua kia, hãy bảo y trước tiên phải đem Sutasoma đến rồi dâng lễ tế đàn lên cây.

– Thật chí lý. – Vị thần đáp.

Rồi bà vội vàng ra đi, giả dạng một ẩn sĩ đến gần kẻ ăn thịt người. Nghe tiếng chân, y nghĩ thầm: “Một vua nào đó đã trốn thoát được chăng?” Vừa nhìn lên thấy ẩn sĩ, y lại nghĩ: “Các ẩn sĩ chắc chắn đều là Sát-đế-lỵ (quý tộc). Nếu ta bắt được nó, ta sẽ làm tròn con số một trăm lẻ một vua và dâng lễ”.

Y đứng lên mang kiếm trong tay đuổi theo ẩn sĩ nhưng dù y đã săn lùng vị ấy suốt ba dặm đường, y vẫn không bắt kịp vị ấy và mồ hôi đổ ròng ròng khắp tứ chi. Y nghĩ thần: “Trước kia ta từng đuổi theo và bắt được voi, ngựa hoặc xe chạy hết tốc lực, nhưng hôm nay dù ta đã chạy hết sức mình cũng không thể bắt được vị ẩn sĩ này vẫn đang đi thật tự nhiên. Vì lý do gì vậy?” Rồi y lại nghĩ: “Các ẩn sĩ thường có thói quen vâng lời: nếu ta bảo vị ấy dừng lại và vị ấy làm theo, ta sẽ bắt lấy”. Y liền kêu lớn:

– Thánh giả, hãy đứng lại:

– Ta đang đứng đây. – Vị ấy đáp – Ngươi cũng thử đứng lại nào.

Y đáp:

– Ô kìa, các ẩn sĩ dù có phải cứu mạng mình cũng không nói dối, nhưng ngài lại nói dối đấy.

Và y ngâm kệ:

  1. Mặc dù ta bảođứng yên ngay,
    Ngài vẫn phóng mình tựa gió bay,
    Ngài lại thét: “Này! Tađứng đó!”
    Chắc là ngài nói dối ta đây.
    Chuyện này quả thật không phù hợp.
    Ẩn sĩ ôi! Mang lấy kiếm này,
    Ngài phải giả làm tên bất hại
    Ðiểm lông chim hạc trắng, con mây.

    Kế đó nữ thần đáp đôi vần kệ:
    24. Ta vẫn lòng theo đạo chánh chân,
    Chẳng thay tên họ hoặc thân nhân,
    Cường gian đây sống đời phù phiếm,
    Phút chốc đọa vào ngục khổ thân.

    25. Can đảm lên đi, hỡi Chúa công,
    Bắt So-ma vĩ đại anh hùng,
    Ðem về đây để ngài dâng lễ
    Sẽ đạt thiên đường, có biết không?

Cùng với những lời này, nữ thần cởi lớp áo giả dạng ẩn sĩ và xuất lộ nguyên hình, chói sáng giữa bầu trời như vầng nhật. Kẻ ăn thịt người nghe bà nói và ngắm hình dung bà, liền hỏi bà là ai. Khi nghe bà đáp bà ra đời làm vị thần cây này, y thích thú nghĩ thầm: “Ta đã trông cậy thần hộ mạng của ta rồi” và nói:

– Thưa nữ thần tiên, xin đừng lo ngại về Sutasoma, mà xin ngài hãy nhập vào thân cây lần nữa.

Vị thần nhập vào thân cây ngay trước mắt y. Vừa lúc ấy mặt trời lặn và mặt trăng lên. Kẻ ăn thịt người vốn tinh thông các kinh Vệ-đà và các sách bổ sung vào kinh ấy, lại quen với cách vận hành của các thiên thế, nên khi nhìn lên trời, y suy nghĩ: “Ngày mai sẽ có chòm sao Phussa xuất hiện, Sutasoma sẽ đến tắm ở ngự viên và ta sẽ ra tay với vua ấy”. Nhưng vì vua ấy có một vệ sĩ lực lưỡng và dân chúng khắp cõi Diêm-phù-đề sẽ đến hộ vệ vua trong vòng ba dặm, vậy vào canh một trước khi vệ sĩ đóng quân, ta sẽ đến ngự viên Migàcira, xuống hồ hoàng gia và đứng đó”.

Thế rồi y xuống hồ và đứng đó, che đầu bằng ngọn lá sen. Do uy lực vĩ đại của y, các loài cá, rùa đều lùi lại phía sau và bơi quanh từng đàn lớn bên bờ nước. Ta có thể hỏi: Do đâu y lại có cảnh vinh quang này? Ðó là do lòng mộ đạo của y trong đời trước.

Vào thời đức Phật Kassapa (Ca-diếp), y bắt đầu phân phát sữa theo phiếu. Nhờ vậy, y trở thành người rất có thế lực, và sau khi bảo Tăng chúng dựng sảnh đường để đốt lửa chống mùa lạnh, y cúng dường lửa, củi và cái rìu chẻ củi. Do kết quả việc này, y rất nổi tiếng. Vì thế bây giờ, khi y vào ngự viên, trời chỉ vừa rạng đông, quân sĩ đã canh phòng suốt ba dặm đường chung quanh, còn vua Sutasoma, sau buổi điểm tâm lúc sáng sớm, đã ngự lên mình voi được tô điểm yên cương thật lộng lẫy, với bốn đội quân hùng hậu hộ giá tiến ra khỏi kinh thành.

Ngay lúc ấy, một Bà-la-môn tên Nanda đi từ Takkasilà, mang theo bốn vần kệ, mỗi vần đáng giá một trăm đồng tiền, vừa đến kinh thành sau cuộc hành trình, dài một trăm hai mươi dặm, và trú ngụ ở một vùng ngoại ô.

Vừa rạng đông, vị ấy vào thành thấy vua đang ngự xa giá đi qua đông môn, liền giơ tay lên hô lớn: “Vạn tuế Ðại vương!” Bấy giờ vua bị viễn thị, trong khi đang cỡi voi, vua thấy cánh tay giơ lên của vị Bà-la-môn đang đứng trên một mô đất cao, liền tiến đến gần trên mình voi vừa ngâm kệ vừa hỏi như sau:

  1. Trẫm hỏi ngài sinh ở xứ nào,
    Ðếnđây,Ðạo sĩ hỡi, vì sao?
    Nói rồi, nay trẫm liền ban tặng
    Bất cứ điều chi đấy nguyện cầu.
    Kế đó vị Bà-la-môn đáp lời vua:

    27. Bốn vần thi kệ, tấu Quân vương,
    Ý nghĩa sâu xa tựa hải dương,
    Mang đến đây, xin nghe thật kỹ
    Cao siêu huyền bí thảy am tường.

Vị ấy tiếp:

– Tâu Ðại vương, bốn vần thi kệ này do đức Phật Kassapa dạy tiểu thần, mỗi vần đáng giá một trăm đồng tiền. Sau khi nghe xong, nếu Ðại vương muốn dâng tế lễ nước trái cây soma, tiểu thần sẽ đến chỉ dẫn Ðại vương.

Vua vô cùng hân hoan phán:

– Này Tôn sư, ngài khéo làm việc này lắm, nhưng hôm nay trẫm không trở về triều được. Hôm nay là ngày giao hội của chòm sao Phussa, là ngày trẫm đi gội đầu. Khi trở về, trẫm sẽ nghe lời ngài. Xin đừng phật ý vì trẫm.

Cùng với những lời này, vua ra lệnh đám quần thần:

– Các khanh đến nhà một Bà-la-môn nào đó chuẩn bị một sàng tọa và sắp đặt một nơi ăn dưới mái hiên.

Xong vua đi vào ngự viên. Khu vườn được bao bọc bởi một tường thành cao mười tám cubit (1 cubit: 45cm) và được bầy voi canh phòng chung quanh đứng kề sát nhau. Kế tiếp là bầy ngựa, đoàn xe, cuối cùng là đám xạ thủ và các bộ binh khác; thật giống như cả đại dương dậy sóng là đạo quân được di chuyển đến đây.

Sau khi đã trút bỏ các vật trang sức nặng nề và được cạo râu, gội đầu với dầu thơm rồi, vua đi tắm hồ sen trong dáng diện uy nghi cao quý, và khi bước ra khỏi nước, vua đứng đó trong bộ áo tắm, quân hầu liền đem vòng hoa thơm ngát đến trang điểm cho ngài.

Kẻ ăn thịt người suy nghĩ: “Khi đã phục sức đầy đủ, nhà vua hẳn sẽ nặng lắm. Ta muốn bắt lấy vua khi còn nhẹ để mang đi”. Thế rồi vừa thét lớn vừa nhảy quanh và vung kiếm trên đầu nhanh như chớp, y xưng danh hiệu xong liền nói to:

– Này, ta đây là kẻ cướp ăn thịt người.

Rồi đặt ngón tay trên trán vua, y bước ra khỏi nước.

Ngay khi nghe tiếng thét, các quản tượng cùng đàn voi, các kỵ mã cùng đàn ngựa, các quản xe cùng đàn xe đều ngã xuống đất, cả đoàn quân sĩ đều thả vũ khí đang cầm và nằm sát xuống bụng.

Kẻ ăn thịt người chụp lấy Sutasoma dựng ngài thẳng đứng lên. Tất cả đám vương tử trước kia, y đều bắt lấy từ bàn chân và dốc ngược đầu xuống đất, rồi kéo lê họ đi khiến đầu họ đập vào gót chân y, nhưng nay đến gần Bồ-tát, y cúi xuống nhắc ngài lên và đặt trên vai mình.

Nghĩ rằng có lối đi quanh qua cổng thành, y nhảy lên bức thành cao mười tám cubit, ngay tại điểm đối diện con đường ấy, y vừa tiến lên vừa dẫm chân lên trán bầy voi làm rỉ ra chất dịch, lật nhào chúng xuống như thể các đỉnh núi. Kế đó y dẫm chân lên lưng bầy ngựa, dù thường ngày chúng nhanh như gió và quý vô cùng, rồi cũng đạp chúng ngã xuống đất.

Sau đó, y bước lên mặt trước của các cỗ xe lộng lẫy chẳng khác gì người quay con vụ (con cù), hay như thể người dẫm nát cây phalaka xanh biếc hay đám lá bàng, và thoắt một cái, y đã chạy xa ba dặm.

Rồi muốn biết có ai chạy theo để cứu Sutasoma không, y nhìn lên và thấy không ai, y lại đi chầm chậm. Khi nhận ra những giọt nước rơi xuống mình từ tóc Sutasoma, y nghĩ thầm: “Không ai sống mà khỏi sợ chết. Chắc có lẽ Sutasoma cũng đang khóc vì sợ đấy”, và y ngâm kệ:

  1. Những bậc uyên thâm, các trí nhân
    Tư duy cao cả phát sinh luôn,
    Chẳng bao giờ khóc, tìm an trú
    Bậc Thánh xua tan nỗi khổ buồn.

    29. Có phải vợ con hoặc họ hàng,
    Bản thân, kho thóc, bạc hay vàng,
    Ðã làm lệ chảy, So-ma hỡi,
    Ðạiđế Ku-ru, đáp rõ ràng.

    Sutasomađáp:
    30. Không khóc gì cho chính bản thân,
    Vợ con, đất nước hoặc kho tàng,
    Thánh hạnh ngày xưa ta vẫn giữ,
    Khóc vì lời hứa chẳng chu toàn.

    31. Trước một La-môn, đã hứa lời,
    Khi ta trị nước với quyền oai,
    Lời kia ta ước mong gìn giữ
    Danh dự cứu xong, trở lại ngài!

    Kẻ ăn thịt người đáp lại:
    32. Ta chẳng tin rằng có thế nhân
    Vận may thoát móng tử ma thần,
    Trở về nộp mạng cho cừu địch,
    Nếu để ngài đi, chẳng phục hoàn.

    33. Thoát kè sát nhân ác, trở về
    Hoàng cung, mộng ước đẹp tràn trề,
    Cuộc đời thân thiết đầy lôi cuốn
    Hồi phục cho ngài phải đắm mê.
    Vì lý do gì trên thế giới
    Mà ngài trở lại với ta hề?

Khi nghe lời này, bậc Ðại Sĩ vẫn gan dạ như sư tử, đáp:

  1. Vô tội, con người thích chết hơn
    Sống mangđầy tội đáng khinh nhờn,
    Nếu vì cứu mạng, buông lời dối
    Người chẳng thoátđâu ngục khổ buồn.

    35. Gió có thể lay chuyển núi cao,
    Trời, trăng rụng xuống cõi trần lao,
    Thưa ngài, và mọi dòng sông cạn,
    Nhưng vọng ngôn, ta chẳng phạm vào.

Dù Ngài nói vậy, kẻ ăn thịt người vẫn không tin ngài. Do đó, Bồ-tát suy nghĩ: “Kẻ này không tin ta; ta quyết làm cho y tin bằng một lời thề”, và bảo:

– Thưa Tôn giả ăn thịt người, xin hãy thả ta xuống khỏi lưng, ta sẽ thề nguyền khiến ngài tin ta.

Sau những lời này, ngài được kẻ ăn thịt người đưa xuống, đặt trên mặt đất và ngài phát nguyện:

  1. Này! Khi ta chạm kiếm,đao này,
    Thề nguyện trang nghiêm trước mặt ngài,
    Hãy thả ta và ta thoát nợ,
    Cứu xong danh dự, trở vềđây.

Lúc ấy kẻ ăn thịt người nghĩ thầm: “Vua Sutasoma này thề chịu hình phạt nếu vi phạm luật lệ dòng Khattiya (Sát-đế-lỵ, võ tướng). Ta còn muốn gì với vị ấy nửa? À, ta cũng là một vua Sát-đế-lỵ. Ta sẽ lấy máu từ chính cánh tay mình và tế lễ thần cây. Ðây thật là một chàng trai rất nhát gan”. Rồi y ngâm kệ:

  1. Trước một La-môn,đã hứa lời,
    Khi ngài trị nước với quyền oai,
    Lời kia, ta phải bắt ngài giữ,
    Danh dự cứu rồi, trở lại thôi.

Sau đó bậc Ðại Sĩ nói:

-Này Hiền hữu, xin chớ phật lòng. Sau khi ta đã nghe bốn vần kệ kia, mỗi vần đáng giá một trăm đồng tiền, và dâng lễ cúng dường vị Pháp sư xong, ta sẽ trở lại vào lúc rạng đông.

Và ngài ngâm kệ này:

  1. Trước một La-mônđã hứa lời,
    Khi ta trị nước với quyền oai,
    Lời kia ta ước mong gìn giữ,
    Danh dự cứu xong, trở lại ngài.

Kẻ ăn thịt người đáp:

– Ngài đã thề chịu hình phạt nếu vi phạm phong tục của dòng Sát-đế-lỵ. Ngài hãy cẩn thận hành động cho đúng phép.

Ngài nói:

– Này hiền hữu ăn thịt người, ngài đã biết ta từ bé: trước kia ta chưa bao giờ nói dối dù để đùa chơi, còn nay ta đã được lên ngai vàng và biết điều phải trái thì sao ta nói dối được? Hãy tin ta, ta sẽ dâng lễ vật tế đàn cho hiền hữu.

Ðược thúc giục phải tin tưởng ngài, y đáp:

– Thôi được, Ðại vương hãy ra đi, và nếu Ðại vương không trở lại thì sẽ không có tế lễ và thần cây cũng không chấp nhận lễ nếu không có Ðại vương. Vậy đừng làm trở ngại việc dâng lễ của ta.

Rồi y để bậc Ðại Sĩ ra đi.

Giống như mặt trăng thoát khỏi móng vuốt của thần Rahu (La-hầu) và với sức mạnh của một chú voi còn trẻ, ngài nhanh chân về đến kinh thành.

Còn đám quân sĩ của ngài suy nghĩ: “Ðại vương Sutasoma là bậc hiền trí và là vị Pháp sư tuyệt hảo. Nếu Ngài có thể nói một hai lời với y, ngài sẽ cảm hóa y và trở về như con voi dũng mãnh thoát khỏi mồm sư tử”. Rồi họ lại nghĩ: “Dân chúng sẽ khiển trách chúng ta và nói: Sau khi bỏ mặc đức vua của các ông cho kẻ ăn thịt người, các ông còn trở lại với bọn này ư?”

Vì thế họ cắm trại ngoài kinh thành và khi chợt thấy ngài từ xa đi đến, họ bước ra đón ngài, đảnh lễ ân cần và thưa:

– Tâu Ðại vương, ngài không khiếp sợ kẻ ăn thịt người ấy ư?

Ngài đáp:

– Kẻ ăn thịt người ấy đã làm một việc khó khăn hơn bất cứ việc gì song thân ta đã làm. Là một kẻ hung tàn bạo ngược như vậy mà sau khi nghe ta thuyết Pháp, y đã để ta đi.

Sau đó, quân hầu trang điểm xiêm y cho ngài xong, đưa ngài lên lưng voi và hộ tống ngài về kinh. Khi thấy ngài, dân chúng hân hoan, và do lòng nhiệt thành của ngài đối với Pháp, ngài không đi viếng song thân mà lại nghĩ: “Ta sẽ thăm cha mẹ sau”, và ngài vào cung điện ngự lên ngôi báu.

Rồi ngài triệu vị Bà-la-môn đến, ra lệnh cạo râu cho ông, sau khi râu tóc được tỉa xong, ông được tắm rửa, xoa dầu thơm và phụ sức xiêm y lộng lẫy và họ đưa ông đến trước ngôi vua.

Khi vị Bà-la-môn đã được đưa vào yết kiến, chính vua Sutasoma cũng đi tắm gội, sau đó và ra lệnh đem ngự thiện của ngài dâng vị Bà-la-môn. Ðến khi vị Bà-la-môn đã thọ thực xong, chính vua mới dùng phần ngự thiện ấy.

Sau đó, ngài đặt vị Bà-la-môn lên một bảo tọa và để tỏ lòng tôn kính, ngài cúng dường vị ấy các tràng hoa thơm cùng các lễ vật tương tự, rồi chính ngài ngự trên một bảo tọa thấp và thỉnh cầu vị kia:

– Thưa Tôn sư, chúng ta muốn nghe các vần kệ mà Tôn sư đã đem đến cho chúng ta.

*

Bậc Ðạo Sư ngâm kệ để làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Thoát tay tàn bạo, giết nhân dân,
    Ðến Ðạo sĩ, người bạn thiết thân,
    Ngài bảo: “Chúng tađều ước muốn
    Nghe bài thi kệ giá trăm đồng,
    Nếu ngài chiếu cố ban lời dạy,
    Lợi lạc chúng tađược hưởng phần”.

*

Khi Bồ-tát thỉnh cầu, vị Bà-la-môn liền rửa tay với nước hoa rồi rút ra một quyển sách đẹp từ túi xách, cầm sách cả hai tay và nói :

– Tâu Ðại vương, xin hãy nghe bốn vần kệ của tiểu thần, mỗi vần đáng giá một trăm đồng tiền. Chúng đã được đức Phật Kassapa dạy cho tiểu thần. Chúng có đặc tính hủy diệt tham đắm, kiêu mạn và các ác hạnh tương tự, chúng tạo cho con người khả năng tiêu trừ dục vọng, an tịnh các căn, thậm chí đưa đến Niết-bàn có uy lực vĩnh cửu, đoạn diệt khát ái, chặt đứt vòng luân hồi và nhổ tận gốc chấp thủ.

Cùng với những lời này, ông nhìn vào sách và ngâm các vần kệ sau:

  1. Hãy hòa hợp với Thánh hiền nhân,
    Này hỡi So-ma, chỉ một lần,
    Và chớ bao giờ thân kẻ ác,
    Bình an tràn ngập khắp toàn thân
    .
  2. Thường xuyên giao kết với hiền nhân,
    Chỉ nhận hiền nhân chính bạn thân,
    Học chánh lý từ bao bậc Thánh,
    Mỗi ngày tu tập tốt thêm dần.
  3. Như các xe vua khéođiểm trang
    Cũng thành mờ nhạt, sẽ tan hoang,
    Thân ta yếuđuối càng mòn mỏi,
    Và phải chịu nhanh chóng lụi tàn.
    Song Ðạo Thánh hiền nhân vĩnh cửu,
    Chẳng hề tàn tạ với thời gian,
    Thiên nhân tuyên thuyết cùng người thiện
    Qua các thời chưa được bảo ban.
  4. Bầu trời giăng rộng rãi bao la,
    Quảđất trải dài ở dưới ta,
    Lãnh thổ bên kia bờđại hải,
    Chúng ta đều biết thật là xa.
    Song còn vĩ đại hơn muôn vật,
    Tầm mức ấy càng tỏa rộng ra
    Là Ðạo lý về điều thiện, ác
    Người hiền, kẻ ác dạy cho ta.

*

Như vậy vị Bà-la-môn đã dạy ngài bốn vần kệ, mỗi vần trị giá một trăm đồng, đúng như trước kia đã được đức Phật Kassapa thuyết giảng, rồi ông ngồi yên lặng. Bậc Ðại Sĩ rất hoan hỷ nghe kệ và bảo:

– Chuyến đi của ta về đây không phải là không được phần thưởng xứng đáng.

Rồi ngài suy nghĩ: “Những vần kệ này không phải chỉ là lời của một đệ tử hay một Thánh nhân, cũng không phải là tác phẩm của một thi sĩ, mà đó chính là do một đấng Toàn Tri Kiến nói ra; ta không biết chúng đáng giá ra sao. Dù ta có dâng toàn thế giới trải dài lên tận cõi trời Phạm thiên, sau khi chất đầy cả thế giới ấy với bảy báu vật, ta cũng không thể đền đáp xứng đáng những vần kệ này. Chắc chắn ta có thể trao vương quyền cho vị ấy tại kinh thành Indapatta rộng bảy dặm trong đất nước Kuru trải dài hơn ba trăm dặm này. Dĩ nhiên số phần vị ấy xứng đáng làm vua”.

Nhưng khi nhìn ông với khả năng tiên đoán tương lai của một người theo hình dáng bề ngoài, ngài không thấy các dấu hiệu như thế. Rồi ngài lại nghĩ đến ông với chức vụ đại tướng quân hay những chức vụ tương tự, nhưng cũng không thấy ông có tướng cầm đầu dù chỉ một ngôi làng nhỏ.

Kế đó, khi xem xét trường hợp hưởng thọ tài sản, bắt đầu từ mười triệu đồng, ngài thấy vị ấy đáng được hưởng bốn ngàn đồng, và nghĩ cách làm vinh dự vị ấy với chỉ số tiền này thôi, ngài ban tặng vị ấy bốn cái túi, một túi đựng một ngàn đồng tiền và bảo:

– Thưa Tôn sư, khi ngài dạy các vương tử khác những vần kệ này, ngài nhận được bao nhiêu?

-Tâu Ðại vương, mỗi vần một trăm đồng vậy chúng chỉ đáng giá một trăm thôi.

Bậc Ðại Sĩ bảo:

– Thưa Tôn sư, ngài không biết tính chất vô giá của món hàng mà ngài đem bán đâu. Từ nay phải xem là chúng đáng giá một ngàn đồng tiền.

Nói vậy xong, ngài ngâm kệ này:

  1. Các kệ này không chỉ bốn trăm,
    Ðúng hơn, phải nói giá hàng ngàn,
    Bốn ngànđây,Ðạo Sư, cầm lấy,
    Ðem chúng đi ngay, hãy vội vàng.

Sau đó ngài đưa vị ấy đến một cỗ xe êm ái và ra lệnh cho quan hầu:

– Hãy đưa vị Bà-la-môn này về nhà an toàn.

Rồi ngài bảo ông đi về. Lúc này có tiếng tung hô tán thán nổi lên cùng tiếng kêu lớn:

– Hoan hô! Hoan hô! Ðại vương Sutasoma đã tôn vinh các vần kệ này rất trọng thể, khi nghĩ rằng mỗi vần kệ đáng giá một ngàn đồng tiền mà trước kia chỉ đáng giá một trăm.

Song thân của vua nghe tiếng ồn, hỏi chuyện gì, và khi nghe sự thật của việc ấy, do lòng tham lam, hai vị nổi giận với bậc Ðại Sĩ. Còn ngài, sau khi cho vị Bà-la-môn ra về, liền đến thăm song thân và đảnh lễ hai vị. Sau đó, phụ vương bảo:

– Này vương nhi, con đã thoát khỏi tay của kẻ được xem là tướp cướp hung bạo.

Rồi thay vì lộ vẻ vui mừng khi thấy ngài, do lòng tham tiền, vua cha hỏi:

– Có thật chúng nói con ban bốn ngàn đồng tiền vì nghe bốn vần kệ chăng?

Khi nghe ngài thú nhận là đúng, vua cha ngâm kệ này:

  1. Kệ thường mỗi khúc tám mươiđồng,
    Hoặc đến một trăm, giá tận cùng,
    Song hởi So-ma, nên tự chủ,
    Một ngàn là giá kệ chưa từng!

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ muốn thúc giục vua cha nhìn sự vật theo cách khác, liền nói:

– Tâu phụ vương, chính là con không muốn tăng thêm tài sản, mà tăng thêm kiến thức thôi.

Và ngài ngâm các kệ này:

  1. Con mong Thánh kiến cứ tăng dần,
    Bầu bạn thiết thân với Thánh nhân,
    Chẳng có sông nàođầy biển cả,
    Thiện ngôn con học mãi không cùng.

    47. Như lửa khát khao réo củi rơm,
    Biểnđòi sông, lạch đổ nhiều hơn,
    Hiền nhân cũng vậy, tâu Hoàng thượng,
    Khao khát nghe lời nói thiện chơn.

    48. Từ miệng nô tỳ, nếu được nghe
    Tối cao ý nghĩa kệ tràn trề,
    Lời kia con nhận đầy cung kính,
    Ðạo lý thiện chân thỏa chẳng hề.

Sau khi nói vậy xong, ngài bảo:

– Xin phụ vương đừng chỉ vì tiền mà trách móc con. Con đã về đây, sau khi thề nguyền rằng con sẽ trở lại đó khi đã nghe Pháp xong. Nay con sẽ trở lại với quái nhân kia, xin phụ vương nhận lấy vương quyền.

Ngài trao chủ quyền cho phụ vương và ngâm kệ:

  1. Ðất nước của cha lắm bạc vàng,
    Cânđai, quốc phục, lạc vô ngàn,
    Sao còn khiển trách khi con bỏ
    Dục lạc, chết vào tay sát nhân?

Lúc này tim vua cha nóng rực lên và ngài bảo:

– Này, vương nhi Sutasoma yêu quý, con nói gì thế? Cha sẽ đi cùng tất cả bốn đạo quân và sẽ bắt được kẻ cướp ấy.

Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Dũng sĩđến đây bảo vệ ta!
    Kẻ thì cỡi tượng, kẻ lên xa,
    Bộ binh, kỵ mãđầy cung tiễn,
    Thống lãnh đạo quân, giết địch nhà!

Lúc ấy phụ vương mẫu hậu ngài, mắt đẫm lệ, năn nỉ ngài:

– Này vương nhi, chớ đi, con không thể đi được.

Rồi mười sáu ngàn cung nữ ca múa cùng đám cận thần than khóc:

– Tâu Ðại vương, sao Ðại vương nở đến đó, bỏ chúng thần bơ vơ?

Và khắp kinh thành, không ai giữ được niềm xúc động, họ bảo nhau:

– Người ta nói ngài đã trở về đây sau khi đã hứa lời với kẻ ăn thịt người; giờ đây ngài đã nghe bốn vần kệ, mỗi vần đáng giá một trăm đồng, và đã bày tỏ lòng cung kính trọng thể đối với vị Pháp sư, cùng từ giã song thân, ngài sẽ quay lại lần nữa với kẻ ăn thịt người ấy.

Rồi cả kinh thành náo động dữ dội. Còn ngài khi nghe cha mẹ bảo thế, liền ngâm kệ này:

  1. Hànhđộng cừu nhân ăn thịt người
    Bắt con, rồi thả, thật cao vời,
    Khắc ghi thuở trước tình bằng hữu,
    Ðã hứa, làm sao con nuốt lời?

Ngài lại an ủi song thân:

– Phụ vương và mẫu hậu yêu quý, xin đứng lo âu vì con. Con đã làm một việc công đức, nên việc điều phục ngũ dục tham không phải là vấn đề khó khăn gì đâu.

Vừa từ giã song thân, ngài vừa khuyến giáo quần chúng và ra đi.

*

Bậc Ðạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ vấn đề:

  1. Lời khéo khuyên, từ biệt lão thân,
    Chân thành nhắn nhủ cả quân, dân,
    Giữ lời thệ ước, không lừa dối,
    Vội trở về bên kẻ sát nhân.

*

Lúc ấy kẻ ăn thịt người suy nghĩ: “Nếu hiền hữu Sutasoma của ta muốn trở về, thì cứ để bạn trở về, không thể khác được, và mặc vị thần cây muốn làm gì tùy ý, còn ta sẽ giết các vương tử này và dâng tế lễ tế đàn bằng thịt của chúng với năm món ngon ngọt nữa”.

Thế rồi kẻ ấy chất đống củi hỏa thiêu và châm lửa, nghĩ rằng phải đợi cho đến khi than nóng đỏ lên. Trong lúc y ngồi mài cái xiên thịt thì Sutasoma đến.

Vừa thấy ngài, kẻ ăn thịt người vui mừng trong lòng, liền hỏi:

– Này Hiền hữu, bạn đã đi làm được những gì bạn muốn rồi chứ?

Bậc Ðại Sĩ đáp:

– Thưa vâng, này Ðại vương, ta đã nghe những vầng kệ do đức Phật Kassapa dạy vị Bà-la-môn kia, ta đã tỏ lòng tôn kính trọng thể đối với vị Pháp Sư và vì thế ta đã trở lại sau khi làm xong việc ta cần làm.

Ðể chứng minh điều này, ngài ngâm kệ:

  1. Trước một La-mônđã hứa lời,
    Khi ta trị nước với quyền oai,
    Nay tađã trọn lời thề ước,
    Danh dự cứu xong, trở lại rồi.
    Vậy hãy giết ta và tế lễ
    Dâng thần cây gỗ của nhà ngài,
    Hay là thỏa mãn lòng tham muốn
    Ðộc ác bạo hung với thịt người!

Nghe lời vầy, kẻ ăn thịt người suy nghĩ: “Vua này không sợ, vị ấy nói lên với lòng đã xua tan mọi nỗi kinh hoàng chết chóc. Ta muốn biết uy lực này phát xuất từ đâu. Không thể có gì khác được. Vị ấy nói: “Ta đã nghe các vần kệ mà đức Phật Kassapa dạy bảo. Chắc hẳn uy lực siêu phàm này phát xuất từ đây. Ta sẽ bảo vị ấy ngâm kệ này cho ta nghe và do đó ta cũng sẽ thoát bất cứ nỗi sợ hãi nào”.

Khi đã quyết định như vậy xong, y ngâm kệ này:

  1. Dù ta trì hoãn một hai ngày,
    Lửa vẫn còn làm khói tỏa bay,
    Chẳng mất quyềnăn mồi thịt ấy,
    Thịt quay than nóng thật ngon thay!
    Các vần kệ giá trăm đồng chẵn
    Ngài hãy mau lên,đọc kệ ngay!

Nghe vậy, bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Kẻ ăn thịt người này là kẻ phạm tội ác. Ta sẽ khiển trách y đôi lời và làm y biết ô nhục vì những lời của ta”. Ngài liền bảo:

  1. Kẻăn đồng loại, bạo tàn thay,
    Thèm thịt,đã rơi khỏi chiếc ngai,
    Vần kệ dạy cho ta Chánh lý,
    Chánh, Tà phải kết hợp sau đây?

    56. Với kẻ cướp hung ác bạo tàn,
    Bàn tay đã nhúng máu đầy tràn,
    Lợi gì Thánh kiến này đem đến,
    Phát xuất từ đâu lẽ Chánh Chân

Cho dù được nghe nói các lời này, kẻ ăn thịt người cũng không tức giận. Vì sao vậy? Ðó là do uy lực từ tâm của bậc Ðại Sĩ. Vì thế y nói:

– Này Hiền hữu Sutasoma, chỉ một mình ta là bất chánh thôi sao?

Và y ngâm kệ:

  1. Kẻ nọđi săn bắt thú rừng
    Ðể làm thành món thịt thơm lừng,
    Và người kia giết ngườiđồng loại
    Lấy thịt bà con để nấu ăn,
    Khi chết, cả hai đồng tội lỗi,
    Sao riêng ta bị trách cùng hung?

Nghe vậy, bậc Ðại Sĩ ngâm kệ này để phá tan tà kiến ấy:

  1. Trong ngũ thú, loài có móng, răng,
    Khôn ngoan, vương tử cứ dùngăn,
    Còn ngàiăn thịt đà kiêng kỵ,
    Này Ðại vương ôi, thật bạo hung!

Khi nghe lời khiển trách trên, y thấy không còn đường nào thoát được cả, liền cố tìm cánh che dấu tội lỗi của mình và ngâm kệ:

  1. Thoát kẻ bạo hung nuốt thịt người,
    Về cung,đầy mộng ước xinh tươi,
    Sao còn nộp mạng cho cừuđịch,
    Ngài chắc tinh thông đạo lý trời?

Lúc ấy, bậc Ðại Sĩ đáp:

– Này hiền hữu, một người như ta chắc hẳn phải thông thạo kiến thức truyền thống Khattiya (Sát-đế-lỵ: võ tướng, quý tộc). Ta hiểu rõ lắm chứ, nhưng ta không hướng dẫn hành động của ta theo đó.

Và ngài ngâm kệ:

  1. Ai thôngđạo Khat-ti-ya vầy,
    Ðều xuống ngục sâu sốngđọa đày,
    Ta vốn ghét căm truyền thống ấy,
    Theo lời đã hứa, trở về đây.
    Hãy làm tế lễ và ăn thịt
    Ta trọn, Ðại vương khủng khiếp này
    .

Kẻ ăn thịt người hỏi:

  1. Ðất rộng, cungđình, bò, ngựa, trâu,
    Hương thơm, áođẹp, lắm nàng hầu,
    Ðại vương đầy đủ bao điều ấy,
    Chánh pháp ngài tìm hạnh phúc đâu?

Bồ-tát đáp lại:

  1. Mọi lạc thú mà cõi thế gian
    Tặng ta, chẳng có thú nào hơn
    Niềm vui Chánh pháp ta tìm thấy:
    Ẩn sĩ, La-môn vẫn trú an
    Trongđạo Chánh chân và giải thoát
    Tử sinh, bờ nọđến an toàn.

Như vậy bậc Ðại Sĩ đã thuyết giảng cho kẻ ấy về hạnh phúc trong Chánh pháp. Lúc ấy kẻ ăn thịt người, nhìn vào mặt ngài sáng rực rỡ như đóa sen nở hay vầng trăng tròn đầy, lại suy nghĩ: “Vua Sutasoma này thấy ta đang sửa soạn một đống than hồng và mài nhọn cái xiêng nướng thịt, tuy nhiên không hề tỏ ra chút mảy may sợ hãi. Có thể đây là thần lực của các vần kệ đáng giá một trăm đồng kia hay là nó phát xuất từ một chân lý nào khác? Ta sẽ hỏi vị ấy”. Và y ngâm kệ theo hình thức câu hỏi:

  1. Thoát kẻ bạo hung nuốt thịt người
    Về cung, tràn mộng ước xin tươi,
    Sao còn trở lại thăm thùđịch?
    Vương tử chắc không sợ chết rồi,
    Ðể giữ trọn lời ngàiđã hứa,
    Bỏ qua dục lạc ở trên đời.

Bậc Ðại Sĩ đáp lại:

  1. Ta phát nguyện làm muôn ngàn côngđức,
    Lễ dồi dàođược danh tiếng lừng vang,
    Ðến đời sau, ta giữ thẳng con đường,
    Ai sợ chết khi trú an Chánh pháp?

    65. Ta phát nguyện làm muôn ngàn công đức,
    Lễ dồi dào được danh vọng vẻ vang,
    Không ăn năn, ta tiến đến thiên đàng,
    Hãy tế lễ và xé mồi ăn thịt.

    66. Song thân, ta đã thương yêu khắng khít,
    Ta được khen cai trị tuyệt công bình,
    Ðến đời sau ta chọn lối quang vinh,
    Ai sợ chết khi trú an Ðạo giáo?

    67. Song thân, ta đã phụng thờ chu đáo,
    Ta được khen cai trị tuyệt công bình,
    Không ăn năn, ta tiến đến thiên đình,
    Hãy tế lễ và xé mồi ngon ngọt.

    68. Ta phục vụ đám thân bằng quyến thuộc,
    Cai trị công bình được mọi người khen,
    Không ăn năn, ta chọn lối thăng thiên,
    Hãy tế lễ và xé mồi ăn gấp.

    69. Biết bao người, ta cúng dường cung cấp:
    Bà-la-môn, đạo sĩ, thảy hân hoan
    Ðến đời sau, ta chọn lối thiên đàng,
    Ai sợ chết khi trú an Chánh pháp?

    70. Biết bao người, ta cúng dường cung cấp,
    Bà-la-môn, đạo sĩ, thảy hân hoan,
    Không ăn năn, ta tiến tới thiên đàng,
    Hãy tế lễ và xé mồi ăn thịt.

Nghe vậy, kẻ ăn thịt người suy nghĩ: “Vua Sutasoma này là bậc thiện nhân tài trí: giả sử ta ăn thịt vị ấy, sọ đầu ta sẽ vỡ ra bảy mảnh, hoặc quả đất sẽ há miệng nuốt ta mất”, và y hoảng sợ nói:

– Này Hiền hữu, bạn không phải hạng người mà ta phải ăn thịt đâu.

Và y ngâm kệ:

  1. Thuốcđộc kẻ nào uống chủ tâm,
    Ðộc xà hung bạo, lấy tay cầm,
    Tan thành bảy mảnh ngayđầu nó,
    Người chẳng dối lời, lại dám ăn!

Y nói với bậc Ðại Sĩ như vầy:

– Ta chắc bạn như thể là thứ thuốc độc chết người, ai dám ăn bạn chứ?

Và nóng lòng muốn nghe các vần kệ, y van xin ngài ngâm kệ cho y. Nhưng khi muốn tỏ lòng cung kính cao trọng đối với đạo Thánh hiền, lời thỉnh cầu của y bị bậc Ðại Sĩ từ chối vì lý do rằng y không phải là kẻ xứng đáng nhận vần kệ đầy đạo đức vẹn toàn như vậy, y tự nhủ: “Khắp cõi Diêm-phù-đề (Ấn Ðộ) không có vị hiền nhân nào như thế này, vì khi vị ấy thoát được tay ta, vị ấy đi về nghe kệ, và sau khi bày tỏ lòng cung kính trọng thể đối với vị Pháp sư, vị ấy trở lại đây với dấu hiệu thần chết in trên trán. Các vần kệ này chắc hẳn có giá trị siêu phàm”. Lòng y vẫn tràn đầy ước vọng cung kính nghe kệ ấy, y van xin bậc Ðại Sĩ và ngâm kệ này:

  1. Những người nghe giáo lý như chân,
    Thiện, ác sẽ mau chóng biệt phân,
    Có lẽ nếu nghe vần kệ ấy,
    Tâm ta sẽ hỷ lạc vô ngần
    .

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Nay kẻ ăn thịt người mong muốn nghe kệ: ta sẽ ngâm kệ cho y”, và ngài nói:

– Thôi được, này hiền hữu, hãy lắng nghe thật kỹ.

Sau khi đã làm kia chú ý, ngài ngâm nga các vần kệ đúng như ngài đã được Bà-la-môn Nanda thuyết giáo, trong lúc chư Thiên thần ở sáu cõi trời Dục giới đều đồng thanh hô lớn và Thiên chúng đều hoan nghênh tán thán, bậc Ðại Sĩ thuyết Pháp cho kẻ ăn thịt người như vầy:

  1. Hãy hòa hợp với Thánh hiền nhân,
    Này hỡi So-ma, chỉ một lần,
    Và chớ bao giờ thân kẻ ác,
    Bình an tràn ngập khắp toàn thân.

    74. Thường xuyên giao kết với hiền nhân,
    Chỉ nhận hiền nhân chính bạn thân,
    Học chánh lý từ bao bậc Thánh,
    Mỗi ngày tu tập tốt thêm dần.

    75. Như các xe vua khéođiểm trang
    Cũng thành mờ nhạt, sẽ tan hoang,
    Thân ta yếuđuối càng mòn mỏi,
    Và phải chịu nhanh chóng lụi tàn.
    Song Ðạo Thánh hiền nhân vĩnh cửu,
    Chẳng hề tàn tạ với thời gian,
    Thiên nhân tuyên thuyết cùng người thiện
    Qua các thời chưa được bảo ban.

    76. Bầu trời giăng rộng rãi bao la,
    Quả đất trải dài ở dưới ta,
    Lãnh thổ bên kia bờ đại hải
    Chúng ta đều biết thật là xa.
    Song còn vĩ đại hơn muôn vật,
    Tầm mức ấy càng tỏa rộng ra
    Là Ðạo lý về điều thiện, ác
    Người hiền, kẻ ác dạy cho ta.

Nhờ các vần kệ được bậc Ðại Sĩ khéo ca tụng và cũng chính vì kẻ ăn thịt người có trí khôn ngoan, y nghĩ thầm: “Quả thật các vần kệ này là lời của đức Phật Toàn Tri kiến”. Và toàn thân y rúng động vì năm thứ hỷ lạc, y cảm thấy một niềm từ ái đối với Bồ-tát và nhìn ngài theo cách một người cha sẵn sàng ban chiếc lọng trắng của hoàng gia cho con mình. Rồi y lại nghĩ: “Ta không có tặng vật bằng vàng ròng để tặng Sutasoma, nhưng ta sẽ ban một điều ước cho mỗi vần kệ ấy”. Và y ngâm kệ:

  1. Ý nghĩa chứa chan, giọng sáng trong,
    Lọt tai, vương tử, các chân ngôn,
    Tâm ta hoan hỷ, ta thích thú,
    Muốn tặng bạn hiền bốnđặc ân
    .

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ lại quở trách y:

– Này quả thật còn điều ước nào bạn muốn ban cho ta nữa ư?

Và ngài ngâm kệ:

  1. Người chẳng biết gì phận bản thân,
    Ðiều lành,điều ác chẳng hề phân,
    Chẳng phân địa ngục cùng thiên giới,
    Nô lệ cho lòng dục hámăn,
    Sao kẻ đê hèn như bạn vậy
    Biết ban ân huệ đến tha nhân?

    79. Nếu bảo:”Cho ta ân huệ này”,
    Rồi ngài lấy lại lời thề ngay,
    Ai khôn ngoan muốn đành lòng chịu
    Liều lĩnh phân tranh vậy hỡi ngài?

Kẻ ăn thịt người tự nhủ: “Vị ấy không tin ta. Ta muốn làm vị ấy tin”, rồi y ngâm kệ:

  1. Chẳng aiđòi tặng một hồng ân,
    Rồi lại nuốt lời hứa, giả nhân,
    Bạo dạn chọn hồng ân, hỡi bạn,
    Dù ta mất mạng, vẫn ban phần.

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Kẻ này nói như một vị anh hùng và hứa làm những gì ta nói, ta sẽ nhận lời đề nghị của y. Nhưng nếu ta chọn ngay điều ước đầu tiên là y phải chừa ăn thịt người, chắc y sẽ đau lòng lắm. Vậy trước hết ta sẽ chọn ba điều ước khác, sau đó sẽ chọn điều này”, và ngài ngâm kệ:

  1. Ai kẻ sống cùng một Thánh nhân,
    Thường xuyênđối diện với đồng tâm,
    Vậy là người trí luôn tin chắc
    Làmđẹp ý lòng bậc trí chân
    Ta nguyện cầu ngài luôn tráng kiện,
    Sống lâu đến cả một trăm năm,
    Ðây lời cầu nguyện đầu tiên vậy,
    Ta muốn ngài ban tặng đặc ân.

Kẻ ăn thịt người nghe vậy, suy nghĩ: “Người này, dù ta đã đẩy ra khỏi vương quyền, nay vẫn cầu chúc trường thọ cho ta, một kẻ cướp lừng danh thèm khát thịt người và muốn làm hại vị ấy. Ôi! Thật là một người đầy thiện ý đối với ta”. Y thấy lòng hân hoan, mà không biết rằng lời ước này được chọn để đánh lừa y và sẽ có lợi cho ngài, y liền ngâm kệ ban lời ước:

  1. Ai kẻ sống cùng một Thánh nhân,
    Thường xuyênđối diện với đồng tâm,
    Vậy là người trí luôn tin chắc
    Làmđẹp ý lòng bậc trí chân.
    Ngài nguyện cầu ta luôn tráng kiện
    Sống lâu đến cả một trăm năm,
    Trước lời cầu nguyện đầu tiên ấy
    Hoan hỷ ta ban tặng đặc ân.
    Tiếp theo, Bồ-tát nói:

    83. Các vua bị bắt dưới tay ngài
    Nhiều nước phong vương, quán đảnh rồi,
    Những vị vua hùng trên cõi đất
    Chớ nên ăn thịt, Ðại vương ôi!
    Ðây là điều kế ta cầu khẩn
    Như một lời nguyền ước thứ hai
    .

Như vậy trong khi lựa chọn đặc ân thứ hai ngài đã đạt ước nguyện đem lại mạng sống cho hơn một trăm vị vua Sát-đế-lỵ, và kẻ ăn thịt người ngâm kệ ban ngài điều ước ấy:

  1. Các vua bị bắt dưới tay ta
    Nhiều nước phong vương, quánđảnh xưa,
    Những vua hùng mạnh, ta thề nguyện,
    Ta sẽ khôngăn thịt nữa mà.
    Ước thứ hai này ta cũng tặng
    Thể theo lời bạn nguyện cầu ta.

Như thể các vị vua ấy có nghe được những gì hai vị này nới chăng? Họ chẳng nghe được gì cả vì khi kẻ ăn thịt người châm lửa, và sợ khói lửa làm hại cây, y bước lùi một khoảng xa cây ấy. Bậc Ðại Sĩ đàm luận với y, ngồi ở khoảng giữa cây và đống lửa, cho nên các vua không nghe mọi chuyện hai vị nói, mà chỉ nghe một phần và an ủi lẫn nhau:

– Thôi đừng sợ hãi, nay Sutasoma đang cải hóa kẻ ăn thịt người.

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ ngâm kệ:

  1. Hơn trăm vua ấy bị ngài giam
    Ðều bị trói tay, lại khóc than,
    Xin trả mỗi người về cố quốc,
    Ðệ tam ân huệ, ước ngài ban.

Như vậy trong khi chọn điều ước thứ ba, bậc Ðại Sĩ xin cho các vị vua được phục hồi quê quán, mỗi vị về vương quốc mình. Tại sao vậy? – Bởi vì kẻ ăn thịt người kia, giả sử không ăn thịt họ, nhưng vì sợ các vua thù oán y, sẽ giam cầm họ lại và bắt họ ở trong rừng hoặc giết họ rồi phơi thây, hoặc đem họ ra vùng biên địa bán làm nô lệ. Do đó ngài chọn điều ước cho các vua phục hồi cố quốc, và kẻ ăn thịt người ngâm kệ chấp thuận lời thỉnh cầu này:

  1. Hơn trăm vua ấy bị ta giam,
    Ðều bị trói tay, lại khóc than,
    Ta sẽ phục hồi về cố quốc,
    Ðệ tam ân huệđược ta ban.

Bấy giờ Bồ-tát ngâm kệ chọn điều thứ tư:

  1. Vương quốc hãi kinh, hóa dại cuồng,
    Trốn ngài, dân chúng ẩn trong hang,
    Thịt người, Chúa thượng, xin kiêng ky,
    Ấy nguyện thứ tư, ướcđược ban.

Khi ngài nói vậy xong, kẻ ăn thịt người vỗ tay cười lớn:

– Này Hiền hữu Sutasoma, quả thật đây là điều bạn muốn nói không? Làm sao ta có thể ban cho bạn đặc ân này chứ? Nếu bạn muốn nhận một đặc ân khác, thì hãy chọn một điều nữa đi.

Rồi y ngâm kệ này:

  1. Ta thấy món này, hợp vị ta,
    Nếu ta ẩn náu chốn rừng già,
    Làm sao lạc thú ta kiêng kỵ,
    Nguyện ước thứ tư, chọn lại mà!

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ nói:

– Vì ngài thích thịt người nên ngài nói: “Ta không thể từ bỏ nó được”. Người nào làm ác chỉ vì thú vui thì thật là kẻ ngu si.

Và ngài ngâm kệ:

  1. Vua chúa như ngài chẳngđược chơi,
    Hy sinh cuộc sống chỉ vì vui.
    Hãy tìm ý nghĩa cao siêu nhất
    Cuộc sống tặng ban quý tuyệt vời
    Lạc thú vị laiđời kế tiếp
    Rồi ngài hưởng phước đức này thôi.

Khi những lời này được bậc Ðại Sĩ nói xong, kẻ ăn thịt người bị nỗi kinh hoàng trấn áp và suy nghĩ: “Ta không thể từ chối lời ước mà Sutasoma lựa chọn, cũng không thể chừa ăn thịt người. Vậy ta phải làm gì đây?”

Với đôi mắt đẫm lệ, y ngâm kệ này:

  1. Ngài biết ta yêu thích thịt người,
    Su-ta Ðại Sĩ, thế này thôi,
    Ta không bỏ nó bao giờ nữa,
    Suy nghĩ, chọnđiều khác, bạn ôi!

Bồ-tát lại đáp:

  1. Người nào luôn hưởng thú vui chơi,
    Hủy diệt cuộcđời để được vui,
    Như kẻ say dùng liều thuốcđộc,
    Về sau phải chịu khổ không nguôi.

    92. Người quyết tâm chừa lạc thú đời,
    Con đường phận sự khó theo hoài,
    Như người đau uống liều điều trị,
    Sống lại đời sau cực lạc thôi.

Sau khi ngài nói vậy xong, kẻ ăn thịt người đau đớn khóc than, ngâm vần kệ:

  1. Ngũ lạc phát sinh tự giác quan,
    Tađều từ bỏ cả song thân,
    Ta vào rừng ở vì nhân ấy,
    Lời bạn ước sao có thể ban?

Bậc Ðại Sĩ ngâm kệ đáp:

  1. Trí nhân không thể nói hai lời,
    Ta biết thiện nhânđúng ước thôi:
    “Hiền hữu chọn đi vài nguyện ước”
    Làđiều ngài đã bảo ta rồi,
    Giờ đây những chuyện ngài đang nói
    Khó hợp điều này, Chúa thượng ôi!

Một lần nữa, kẻ ăn thịt người vừa khóc vừa ngâm kệ:

  1. Tổnđức, ô danh, khổ nhục tràn,
    Tham lam, tà hạnh, tội muôn vàn,
    Tađều phạm, để ăn đồng loại,
    Lời bạn ước, sao ta phải ban?

Bậc Ðại Sĩ lại nói:

  1. “Không aiđòi tự nguyện ban ân,
    Rồi lấy lại lời, kẻ giả nhân,
    Bạo dạn chọn ân này, bạn hỡi,
    Dù ta mất mạng, cũng ban phần.

Khi ngài đã đưa ra vần kệ do chính kẻ ăn thịt người cảm khái thốt lên trong giai đoạn đầu, ngài lại ngâm kệ để khích lệ y can đảm ban điều ước ấy:

  1. Thiện nhânđành mất cả dòngđời
    Song giữ lời xưa, dẫu thiệt thòi,
    Chúa thượng, nếu ngài ban ước nguyện,
    Làm ngay chuyện ấy trọn công ngài.

    98. Ai đem tài sản cứu tay chân,
    Sẽ bỏ tay chân cứu lấy thân,
    Tài sản, tứ chi, thân sẽ mất,
    Chỉ còn Chân lý khẩn cầu ân.

Như vậy bậc Ðại Sĩ dùng nhiều phương tiện an trú kẻ ăn thịt người vào Chánh pháp, và bây giờ ngài ngâm kệ để giải thích việc cần phải tôn trọng danh hiệu của ngài:

  1. Miệng kẻ nào minh chứng Thật chân,
    Ðoạn nghi nhờ các bậc hiền nhân,
    Kẻ ấy chính là nơi ẩn trú,
    Chính làđiểm tựa, chốn nương thân.
    Lòng hiền nhân mến thương người ấy
    Sẽ chẳng bao giờ phải diệt vong
    .

Sau khi ngâm kệ xong, ngài bảo:

– Này Hiền hữu ăn thịt người, nếu bạn vi phạm lời dạy của một bậc Ðạo Sư Tối thắng như vậy, thì thật không hợp lẽ phải, và hơn nữa, khi bạn còn trẻ, ta đã làm vị trợ giáo cho bạn, đã chỉ bảo bạn nhiều rồi, nay ta dùng uy lực của một bậc Giác Ngộ ngâm cho bạn nghe các vần kệ trị giá mỗi vần một trăm đồng: vậy bạn hãy vâng lời ta.

Khi nghe vậy, kẻ ăn thịt người suy nghĩ: “Sutasoma đã là thầy dạy ta, vừa là bậc đa văn uyên bác và ta đã ban cho vị ấy chọn điều ước. Ta phải làm gì đây? Cái chết quả thật là một sự dĩ nhiên trong cuộc đời mỗi người. Vậy ta sẽ không ăn thịt người nữa nhưng phải ban ân huệ mà ngài yêu cầu”.

Với dòng lệ tuôn tràn từ đôi mắt, y đứng lên và quỳ xuống chân Sutasoma, ngâm kệ ban ân:

  1. Thực phẩm ngọt ngon, thú vị thay,
    Vì duyên cớ ấy, ẩn rừng cây,
    Nhưng nay bạn bảo ta làm vậy,
    Ta tặng bạn – thầy ân huệđây.

Lúc ấy bậc Ðại Sĩ nói:

– Này Hiền hữu, mong được như vậy. Ðối với người đã đứng vững vàng trong giới hạnh, thì ngay cái chết cũng là một ân huệ. Thưa Ðại vương, ta xin nhận đặc ân mà ngài đã ban ta. Ngay từ hôm nay, ngài được an trú trong con đường của một bậc Ðạo Sư hướng dẫn, và vì vậy, ta xin ngài một đặc ân này nữa: nếu ngài có lòng thương mến ta, xin ngài chấp nhận Ngũ giới.

Y đáp:

– Tốt lành thay, xin Hiền hữu dạy ta Ngũ giới.

– Xin Ðại vương học Ngũ giới từ ta.

Thế rồi y đảnh lễ bậc Ðại Sĩ với năm phần thân thể sát đất và ngồi xuống một bên, và bậc Ðại Sĩ an trú y vào Ngũ giới.

Lúc ấy các địa thần tụ họp lại, bảo nhau:

– Không ai từ các chúng sinh trong địa ngục Avìci (A-tỳ: Vô gián) đến chư Thiên tối cao trong các cõi Vô sắc mà vì lòng thương mến đối với bậc Ðại Sĩ, có thể làm cho kẻ ăn thịt người này từ bỏ việc sát nhân ấy. Ôi! Sutasoma đã thị hiện một phép thần thông vị diệu thay?

Các vị hoan nghênh làm rừng cây vang dội với những tiếng reo hò lớn, và khi nghe huyên náo, Tứ Ðại Thiên vương cũng reo lớn như vậy toàn thế giới vang rền tiếng tán thán đến tận cõi Phạm thiên.

Các vị vua bị treo trên cành cây nghe tiếng náo động reo mừng của chư Thần, và nữ thần cây vẫn còn đứng ở nơi trú ẩn cũng thốt ra âm thanh hưởng ứng. Như vậy người ta nghe tiếng reo hò của các vị Thần, nhưng không thể thấy được hình dáng các vị.

Khi nghe tiếng reo lớn hoan nghênh của chư Thần, các vị vua suy nghĩ: “Nhờ Sutasoma chúng ta được cứu mạng, Sutasoma đã thị hiện phép thần thông để giáo hóa kẻ ăn thịt người ấy”, và các vị cũng dâng lên lời tán tụng Bồ-tát.

Còn kẻ ăn thịt người đứng sang một bên sau khi đảnh lễ dưới chân Bồ-tát. Bậc Ðại Sĩ bảo y:

– Này Hiền hữu, hãy thả các vương tử này.

Y suy nghĩ: “Ta là kẻ thù của họ. Nếu họ được ta thả ra, họ sẽ nói: “Hãy bắt y, y là kẻ thù của chúng ta”, và sẽ làm hại ta. Nhưng dù có mất mạng sống, ta cũng không thể phạm vào giới hạnh mà ta đã nhận từ tay Sutasoma. Ta sẽ đi cùng ngài và thả họ ra, như thế ta sẽ được bình an”. Rồi vừa đảnh lễ Bồ-tát, y vừa nói:

– Này Sutasoma, chúng ta hãy cùng đi thả các vương tử.

Và y ngâm kệ:

  1. Ngài là thầy giáo của riêng ta,
    Cùng với bạn thân, chỉ một mà.
    Hãy ngắm, thưa ngài, lời bạn bảo
    Ta vừa mới thực hiện bây giờ.
    Lượt ngài thực hiện lời ta bảo:
    Ta sẽđi cùng thả các vua.

Bồ-tát đáp:

  1. Ta là thầy giáo của ngày xưa
    Cùng với bạn thân, chỉ một mà.
    Quả thật, thưa ngài, lời dạy bảo
    Ngài vừa mới thực hiện bây giờ.
    Lượt ta thực hiện lời ngài bảo:
    Ta sẽ cùngđi thả các vua.

Khi đến gần các vua kia, ngài nói:

  1. Các ngài bị trói trên cây này,
    Nước mắt chảy tuônđã ngậpđầy,
    Vì ác quỷ này làm hại vậy,
    Song ta vẫn muốn các ngài hay
    Một lời ước hẹn cùng vua ấy
    Chẳng có bao giờ đụng ngón tay.

Các vị vua đáp liền:

  1. Khóc than vì bị trói trên cây,
    Ác quỷ hại người,đáng ghét thay,
    Tuy thế, chúng ta long trọng hứa:
    Nếu còn sống, chẳng hại người này.

Lúc ấy Bồ-tát nói:

– Tốt lành thay, xin hãy hứa lời này với ta.

Và ngài ngâm kệ:

  1. Như với bầy con, bậc mẹ cha
    Tỏ tình yêu thắm thiết, bao la,
    Ước mong vua ấy luôn minh chứng
    Là một người chađúng nghĩa mà.
    Mong ước các ngài như lũ trẻ
    Thương yêu vua ấy thật sâu xa
    .

Các vị vua cũng đều đồng ý việc này và ngâm kệ:

  1. Như với bầy con, bậc mẹ cha
    Tỏ tình yêu thắm thiết, bao la,
    Ước mong vua ấy luôn minh chứng
    Là một người chađúng nghĩa mà.
    Mong ước chúng ta như lũ trẻ
    Thương yêu vua ấy thật sâu xa
    .

Như vậy bậc Ðại Sĩ đã đòi các vị ấy thề ước xong, ngài gọi kẻ ăn thịt người đến và bảo:

– Hãy đến thả các vương tử này ra.

Kẻ ăn thịt người cầm kiếm cắt dây trói một vua trong số đó. Vì vua này đã nhịn ăn suốt bảy ngày cùng chịu đau khổ đến điên cuồng, nên vừa được cắt dây thả ra, vị ấy ngã nhào xuống đất. Bậc Ðại Sĩ thấy vậy động lòng từ bi, liền nói:

– Này Hiền hữu ăn thịt người, đừng cắt dây thả họ xuống như vậy.

Rồi ôm lấy một vị vua thật chặt trong đôi tay, ngài ôm sát vị ấy vào ngực mình và nói:

– Bây giờ hãy cắt dây đi.

Như vậy, kẻ ăn thịt người cắt dây trói họ với thanh kiếm và bậc Ðại Sĩ, nhờ có sức mạnh phi thường, liền ôm mỗi vị vua vào ngực, và đưa xuống nhẹ nhàng như thể đó là con mình, rồi đặt vị ấy nằm sát xuống đất. Cứ vậy ngài đặt tất cả các vị vua xuống đất và sau khi rửa các vết thương, ngài nhẹ nhàng kéo các dây trói khỏi tay họ, giống như thể sợi dây ở tai trẻ con, ngài chùi sạch máu đông, làm cho các vết thương không nhiễm độc. Rồi ngài bảo kẻ ăn thịt người:

– Này Hiền hữu, hãy giã một ít vỏ cây kia trên hòn đá rồi mang đến cho ta.

Sau khi ngài bảo y đi tìm vỏ cây về, ngài thực hiện một lời Thề Chân lý và chà xát lòng bàn tay các vua ấy, thì các vết thương lành lặn ngay lập tức.

Kẻ ăn thịt người lấy một ít gạo đã chà vỏ, nấu thành một thứ thuốc phòng bệnh, rồi hai vị đưa cho một trăm lẻ một vương tử Sát-đế-lỵ uống như thuốc phòng bệnh, vì vậy mọi người đều hân hoan vừa lúc mặt trời lặn.

Hôm sau, vào lúc rạng đông, giữa trưa và xế chiều, hai vị đều cho họ uống nước cháo, nhưng ngày thứ ba, hai vị cho họ ăn cháo gạo và cơm chín, cứ thế cho đến khi họ bình phục. Sau đó bậc Ðại Sĩ hỏi xem họ đủ mạnh hẳn đề về nhà chưa và khi họ đáp họ có thể lên đường, ngài bảo:

– Này, Hiền hữu ăn thịt người, chúng ta cùng đi về vương quốc của mình.

Nhưng y vừa khóc, vừa quỳ xuống chân bậc Ðại Sĩ và kêu to:

– Xin Hiền hữu đem các vua này ra đi, còn ta sẽ tiếp tục ở đây sống bằng củ quả rừng.

– Này Hiền hữu, bạn muốn làm gì ở đây thế?

Vương quốc bạn là nơi đầy lạc thú. Hãy đi về cai trị ở Ba-la-nại.

– Này Hiền hữu nói gì thế? Ta không thể về đó được. Toàn dân kinh thành đều là kẻ thù của ta. Họ sẽ phỉ báng ta và nói: “Kẻ này đã ăn thịt mẹ, cha ta, hãy bắt tên cướp này”, và họ sẽ lấy hòn đất đoạt mạng sống ta, nhưng còn ta đã quyết nhờ Hiền hữu an trú vào Ngũ giới, ta không thể giết ai được cả, cho dù để cứu mạng mình. Ta không muốn đi đâu. Vì ta từ bỏ thói ăn thịt người, ta sẽ sống bao lâu nữa đây? Và giờ đây ta cũng sẽ không còn thấy Hiền hữu nữa.

Kẻ ấy vừa khóc vừa nói:

– Thôi bạn hãy ra đi.

Bậc Ðại Sĩ vỗ lưng y và bảo:

– Này Hiền hữu, ta tên là Sutasoma: trước đây ta vừa cải hóa một người độc ác như bạn, và nếu bạn hỏi bạn sẽ phải kể chuyện gì ở Ba-la-nại, tại sao ta muốn an trú bạn ở đó, hoặc chia đôi vương quốc của ta, thì ta sẽ giao bạn một nửa đất nước ấy.

– Trong kinh thành của bạn cũng có những kẻ thù của ta. – Y đáp.

Sutasoma nghĩ thầm: “Khi vâng lời ta, người này đã hoàn thành một nhiệm vụ thật khó khăn. Vậy ta phải dùng phương tiện nào đó đưa y về cảnh vinh quang ngày trước”.

Và để chiêu dụ y, ngài ca tụng cảnh huy hoàng vĩ đại trong kinh thành của y như sau:

  1. Thú vật, chim muông,đủ mọi nơi,
    Ngày xưa thịt của chúng ngài xơi
    Dođầu bếp khéo tài đun nấu,
    Thật đúng cao lương vị tuyệt vời
    Tạo nỗi hân hoan như Đế Thích
    Hưởng bao tiên thực ở trên trời.
    Tại sao ngài bỏ rơi tất cả,
    Tìm lạc thú rừng vắng lẻ loi?

    108. Cung nữ cao sang, dáng mảnh mai,
    Xiêm y lộng lẫy khoác hình hài,
    Chung quanh Chúa thượng ngày xưa ấy,
    Cả đám vây quanh chật ních người,
    Như Ðế Thích trong Thiên chúng nọ,
    Ngài đi, lòng hạnh phúc vui tươi,
    Sao ngài lìa bỏ đời như vậy,
    Tìm lạc thú rừng vắng lẻ loi?

    109. Giữa vương sàng rộng rãi mênh mông,
    Ngài ngự, ngày xưa, hỡi Chúa công,
    Nhiều lớp chăn màn lông thú quý,
    Chất lên cao phủ cả mình rồng,
    Dưới đầu ngài gối màu hồng thắm,
    Giường nệm sạch tinh, trắng tựa bông,
    Sao lại giã từ tất cả vậy,
    Tìm vui đơn độc ở trong rừng?

    110. Nơi kia nhiều lúc giữa đêm thanh,
    Ngài vẫn thường nghe tiếng trống canh,
    Và những âm thanh siêu thế tục
    Vẫn thường vang dội đến tai mình,
    Lời ca, tiếng nhạc đồng hòa điệu,
    Khơi dậy tâm tư rộn rã tình.
    Sao lại giã từ tất cả vậy,
    Tìm vui đơn độc giữa rừng xanh

    111. Ngài có hoa viên đẹp đắm say,
    Nơi kia phong phú cỏ hoa đầy,
    Mi-gà vốn đã từng danh tiếng
    Là chốn ngự viên, đô thị này,
    Xa pháo dập dìu vô số kể,
    Ngựa, voi lũ lượt đứng từng bầy,
    Sao ngài lại bỏ rơi tất cả,
    Tìm thú rừng hoang cô độc vầy.

Bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Có lẽ khi người này nhớ lại hương vị các món cao lương mà y đã thưởng thức ngày xưa, y sẽ mong muốn trở về với ta”. Vì thế ngài chiêu dụ y trước tiên bằng thức ăn, kế đó là lôi cuốn các sắc dục của y, thứ ba là ý nghĩ về sàng tọa, thứ tư là ca múa nhạc, thứ năm là gợi lại ngự viên và kinh thành.

Ngài làm cho kẻ ấy mê mẩn với những ý tưởng trên rồi nói:

– Thưa Ðại vương, ta sẽ đi cùng ngài về Ba-la-nại và ổn định ngài tại đó xong, ta mới trở về vương quốc ta. Nhưng nếu chúng ta thất bại trong việc ổn định vương quốc Ba-la-nại, thì ta sẽ tặng bạn một nữa giang sơn của ta. Ngài còn làm gì với cuộc sống ở rừng nữa chứ” Chỉ cần làm theo lời ta dặn ngài là được.

Sau khi nghe lời ngài, kẻ ăn thịt người nôn nóng đi với ngài và suy nghĩ: “Sutasoma mong muốn ta an lạc quả thật là người đầy nhân từ. Trước tiên ngài đã an trú ta trong giới đức, nay lại bảo sẽ phục hồi vinh quang cũ cho ta và ngài có khả năng làm việc đó. Ta cần phải đi với ngài. Ta còn làm gì với rừng hoang nữa chứ?”

Lòng đầy hoan hỷ, y ước mong ca ngợi Sutasoma về đức hạnh của ngài, liền nói:

– Này Hiền hữu Sutasoma, không gì tốt đẹp hơn kết giao với bạn hiền, không gì xấu xa hơn kết giao với bạn ác.

  1. Giống như trong nửa thángđêmđen,
    Mặt nguyệt mỗi ngày một khuyết thêm,
    Cũng vậy kết giao cùng kẻ ác
    Chịu bao hủy hoại, hỡi vua hiền!

    113. Như ta kết bạn hỏa đầu quân,
    Kẻ tối liệt trong bọn hạ tầng,
    Ta đã phạm vào bao ác nghiệp
    Kịp thời xuống địa ngục đày thân.

    114. Ví như trong nửa tháng trời quang,
    Mặt nguyệt ngày thêm một sáng dần,
    Cũng vậy, kết giao cùng bậc thiện,
    Ðại vương ôi, sẽ chẳng suy tàn.

    115. Như với bạn, ta được kết đôi,
    Này Su-ta, phải biết ngay thôi:
    Sau khi thành tựu điều chân chánh,
    Tất cả an vui đến cõi trời.

    116. Như lũ lụt tràn mặt đất khô,
    Thấy thường tạm bợ, chóng trôi qua,
    Cũng vầy kết bạn cùng người ác
    Là việc phù du, nước nổi mà.

    117. Song nước lụt tràn khắp hải dương
    Thấy bền lâu ấy chuyện bình thường
    Cũng như giao kết cùng người thiện,
    Là chuyện lâu dài, hỡi Ðại vương.

    118. Giao kết thiện nhân chẳng chóng qua,
    Tình huynh đệ vững suốt đời ta,
    Kết giao kẻ ác mau tàn lụi,
    Kẻ ác thường đi lạc hướng tà.

Như vậy kẻ ăn thịt người ca tụng bậc Ðại Sĩ qua bảy vần kệ trên. Còn ngài đem kẻ ấy và các vua kia đi đến một làng biên địa. Khi thấy bậc Ðại Sĩ, quần chúng vào kinh thành thông báo việc ấy. Quần thần của vua đi cùng một đạo quân hộ tống bậc Ðại Sĩ và ngài cùng đoàn tùy tùng này vào vương quốc Ba-la-nại.

Trên đường đi, dân chúng mang quà đến tháp tùng ngài, thế rồi cả đám đại chúng theo ngài đến Ba-la-nại.

Thời ấy vương tử của kẻ ăn thịt người đang làm vua và Kàlahatthi vẫn là đại tướng quân, nên dân kinh thành đến trình vua việc này:

– Tâu Ðại vương, nhiều người kể với chúng thần rằng vua Sutasoma đã giáo hóa kẻ ăn thịt người và đang đến đây với y, chúng thần không muốn cho phép y vào kinh thành đâu.

Họ vội vàng đóng cổng thành và đứng đó với binh khí trong tay. Khi thấy cổng thành đã đóng, bậc Ðại Sĩ để kẻ ăn thịt người và một trăm lẻ một vua kia ở lại rồi cùng với vài cận thần đi kêu lớn:

– Ta là vua Sutasoma, hãy mở cổng ngay.

Các tướng lãnh đi tâu trình vua và vua ra lệnh mở cổng thành lập tức để bậc Ðại Sĩ vào thành. Vua cùng vị đại tướng Kàlahatthi ra nghênh tiếp ngài và đưa ngài cùng lên thượng lầu của cung điện.

Bậc Ðại Sĩ an tọa trên ngai vàng, triệu tập bà chánh hậu của kẻ ăn thịt người cùng cả đám cận thần đến, rồi ngài bảo Kàlahatthi:

– Này Kàlahatthi, tại sao khanh không cho vua ấy vào thành?

Vị này đáp:

– Ðó là một kẻ cùng hung cực ác, trong khi làm vua cai trì kinh thành này, đã ăn thịt nhiều người, làm điều phi pháp đối với các vị vua Sát-đế-lỵ và làm tan nát toàn cõi Diêm-phù-đề: đó là lý do khiến chúng thần hành động như vậy.

Ngài đáp:

– Các khanh chớ nghĩ rằng bây giờ kẻ ấy còn hành động như thế nữa. Ta đã giáo hóa y và an trú y vào giới đức. Y sẽ không làm tổn hại ai cho dù để cứu mạng mình đi nữa. Các khanh không còn gì nguy hiểm do y gây ra cả, vậy các khanh đừng hành động như thế. Thực ra các con phải chăm sóc cha mẹ: ai yêu quý cha mẹ sẽ lên thiên giới, còn các người khác sẽ xuống địa ngục.

Ngài khuyên răn vương tử như thế, trong lúc vị ấy ngồi trên một bảo tọa thấp bên cạnh ngài. Rồi ngài giáo huấn vị đại tướng:

– Này Kàlahatthi, khanh là bạn thân cũng là tùy tướng của vua, ngày trước khanh đã được vua phong quyền cao chức trọng, vậy khanh cũng phải hành động vì quyền lợi của vua.

Ngài lại khuyến giáo vương hậu:

– Này vương hậu, bà xuất thân dòng quý tộc và tự tay vua bà đã đạt ngôi vị chánh hậu, lại đầy đủ con trai con gái với vua ấy. Vậy bà cũng phải hành động vì quyền lợi của vua.

Rồi ngài thuyết giảng Chánh pháp để đưa vấn đề này lên hàng đầu:

  1. Không vua nàođược quyền chinh phục
    Người chẳng nên xâm phạm suốtđời;
    Không bạn nào nên lừa dối bạn
    Bằng hành vi bội bạc tình người.

    120. Nàng nào có ý sợ phu quân,
    Ta bảo chẳng là vợ chánh chân;
    Khi phụ thân già không cấp dưỡng,
    Làm con chẳng đúng với danh xưng.

    121. Chẳng phải là nơi chốn hội trường,
    Nếu hiền nhân chẳng vãng lai luôn,
    Những ai không giảng bày Chân lý
    Rộng khắp, chẳng là bậc trí nhân.

    122. Những bậc ly tham dục, hận sân,
    Si mê, là những Thánh hiền nhân
    Chẳng hề quên giảng bày Chân lý
    Cho các thế nhân khắp mọi vùng.

    123. Bậc hiền ở giữa đám ngu đần,
    Nếu lặng thinh, ai biết trí nhân,
    Vị ấy nói lên thì tất cả
    Nhận ra Thầy dạy Pháp như chân.

    124. Thuyết giảng, tôn vinh Pháp chánh chân,
    Giương cao cờ hiệu của hiền nhân,
    Thánh nhân biểu tượng là lời thiện,
    Ngài phất ngọn cờ Chánh pháp luôn.

Vua và vị đại tướng nghe ngài thuyết Chánh pháp đều rất hoan hỷ, liền nói:

– Chúng ta hãy đi rước Ðại vương về đây.

Sau khi truyền đánh trống báo cáo khắp kinh thành, hai vị triệu tập dân chúng lại và bảo:

– Ðừng sợ nữa, chúng ta nghe tin đức vua đã được an trú vào Chánh pháp. Chúng ta hãy đi đón ngài về đây.

Thế rồi hai vị cùng quần chúng được bậc Ðại Sĩ dẫn đầu đi đảnh lễ vua kia. Họ đưa các thợ cạo đến và khi tóc râu được cạo sạch xong, vua ấy tắm rửa, mặc xiêm y sang trọng vào, họ đặt vua ngồi trên một đống bảo ngọc, làm lễ quán đảnh (rảy nước phong vương), rồi rước vua vào thành.

Vị vua ăn thịt người làm lễ cung kính chào một trăm lẻ một vua Sát-đế-lỵ và bậc Ðại Sĩ. Khắp nước Diêm-phù-đề chấn động vì tin loan truyền rằng Sutasoma, chúa thượng của loài người, đã giáo hóa kẻ ăn thịt người kia và phục hồi vương vị cho y.

Còn dân chúng thành Indapatta dâng sớ cầu xin vua trở về. Bậc Ðại Sĩ ở lại đó đúng một tháng và thuyết giáo vua kia:

– Này Hiền hữu, chúng ta sắp ra đi, hãy chăm lo tinh cần làm thiện pháp và truyền xây năm bố thí đường ở các cổng thành và tại cung vua, tuân hành Thập vương pháp (mười đức tính của vua hiền) và tránh xa ác đạo.

Rồi tứ một trăm lẻ một kinh thành, các đạo quân đông đảo tụ tập lại, cùng với đoàn hộ tống này, ngài lên đường về Ba-la-nại. Vị vua ăn thịt người cũng tiễn đưa ngài đến nửa đường thì dừng lại. Bậc Ðại Sĩ tặng ngựa cho những ai không có ngựa để cỡi rồi cho phép tất cả ra đi. Họ trao đổi những lời từ giã thân tình với ngài và sau các nghi lễ ôm nhau thắm thiết, họ trở về xứ sở riêng của mỗi người.

Bậc Ðại Sĩ cũng đến thành Indapatta trong cảnh uy nghi trọng thể, kinh thành ấy được dân chúng trang hoàng giống như kinh thành của chư Thiên. Sau khi cung kính đảnh lễ song thân, và bày tỏ nỗi hân hoan được gặp lại cha mẹ, ngài đi lên thượng lầu của hoàng cung.

Trong thời gian thực hành nền cai trị chân chánh tại vương quốc, tư tưởng này chợt nảy ra trong trí ngài: “Vị thần cây thật ích lợi cho ta; ta muốn vị ấy được cúng dường lễ vật”.

Vì thế ngài truyền xây một hồ nước rộng ở gần cây đa và di chuyển nhiều gia đình đến đó dựng một ngôi làng. Chẳng bao lâu nó trở thành một vùng rộng lớn có được tám mươi ngàn tiệm buôn.

Và bắt đầu từ mút xa nhất của các cành cây, ngài bảo san bằng mặt đất quanh gốc cây và xây một hành lang bao bọc có các cửa vòng cung và cổng ra vào thế là thần cây được lợi lộc.

Chính nhờ việc thiết lập ngôi làng trên địa điểm quỷ ăn thịt người được giáo hóa, vùng ấy trở thành thị trấn với tên là Kammàsadamma (Kiềm-ma-sắc-đàm: Nơi có quỷ ăn thịt người).

Còn các vị vua kia tuân theo lời giáo huấn của bậc Ðại Sĩ, thực hành các thiện sự như bố thí và nhiều việc khác, nên về sau được lên thiên giới.

*

Ðến đây, bậc Ðạo Sư chấm dứt Pháp thoại và nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ Ta mới cải hóa Angulimàla, mà ngày xưa nữa, vị ấy cũng được ta cải hóa.

Và Ngài nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy vị vua ăn thịt người là Angulimàla (Người đeo vòng ngón tay), đại tướng Kàlahatthi là Sàriputta (Xá-lợi-phất), Bà-la-môn Nanda là Ànanda (A-nan), thần cây là Kassapa (Ca-diếp), Sakka Thiên chủ là Anuruddha (A-na-luật-đà), quần thần của các vua là hội chúng của đức Phật, song thân của vua là các vị trong hoàng gia của Ðại vương, và vua Sutasoma trong chuyện chính là Ta.

-ooOoo-

Chương XXII
Đại Phẩm

-ooOoo-

  1. Chuyện Vương tử què câm (Tiền thân Mùga-Pakka)

Con ơi đừng lộ trí thông minh…,

Chuyện này bậc Ðạo Sư kể tại Jetavana (Kỳ Viên) về Ðại sự Xuất thế của Ngài.

Một ngày nọ, các Tỷ-kheo ngồi tại Chánh pháp đường tán thán công hạnh xuất gia cao cả của đức Thế Tôn. Khi đức Thế Tôn đến hỏi các Tỷ-kheo đang ngồi bàn luận đề tài gì, và khi được biết đề tài ấy, Ngài bảo:

– Không đâu, này các Tỷ-kheo, việc xuất thế của ta ngày nay, sau khi từ bỏ ngai vàng, không có gì kỳ diệu, khi Ta đã thành tựu đầy đủ Thập Ba-la-mật (Mười Hạnh Viên mãn của Bồ-tát). Vì trước kia, ngay khi trí Ta chưa thành tựu và Ta đang tinh tấn đạt đến các Hạnh Viên mãn, Ta đã rời bỏ ngai vàng và xuất thế.

Rồi theo lời thỉnh cầu của các Tỷ-kheo, Ngài kể một câu chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa có một vị vua tên là Kàsiràja trị vì quốc độ rất đúng pháp tại Ba-la-nại. Ngài có mười sáu ngàn phi tần, nhưng không bà nào có con cả. Quần thần họp lại (như trong Tiền thân Kusa) bảo nhau:

– Chúa thượng không có con trai nối dõi.

Rồi họ xin nhà vua cầu tự. Nhà vua ra lệnh cho mười sáu ngàn phi tần cầu tự, nhưng dù họ thờ phượng và cầu tự thần mặt trăng và nhiều thần linh khác, họ vẫn không có con.

Lúc bấy giờ Chánh cung vương hậu Candà, con gái nhà vua thuộc dòng họ Madda, vốn chuyên tâm làm các việc thiện, vua liền bảo bà cũng phải cầu tự. Thế là vào một ngày rằm trăng tròn, bà thọ giới Uposatha (Bố-tát giới) và trong khi nằm trên chiếc giường nhỏ, suy gẫm về cuộc đời đức hạnh của bà, bà thực hiện một lời cầu nguyện Chân lý như sau:

– Nếu ta chưa bao giờ phạm các giới luật thì hãy vì lòng thành của lời cầu nguyện này, xin ban cho ta một đứa con trai.

Vì uy lực của lòng thành này, cung thất của Thiên chủ Sakka (Ðế Thích) nóng rực lên. Thiên chủ Sakka, sau khi xem xét và xác định rõ nguyên cớ xong, liền bảo:

– Vương hậu Candà đang cầu tự, ta sẽ cho bà thỏa nguyện.

Vì thế trong khi Thiên chủ tìm một đứa con xứng đáng cho bà, chợt trông thấy Bồ-tát.

Lúc bấy giờ Bồ-tát, sau khi trị vì hai mươi năm tại Ba-la-nại, đã tái sinh vào ngục Ussada và chịu đọa đày trong tám vạn năm, rồi lại hóa sinh vào cõi trời Ba mươi ba.

Sau khi kỳ hạn ở đó đã mãn, ngài mạng chung và ước mong lên các thiên giới cao hơn. Thiên chủ Sakka đến bảo ngài:

– Này Hiền giả, nếu Hiền giả sinh vào thế giới loài người, Hiền giả sẽ thành tựu đầy đủ các hạnh Ba-la-mật và sẽ làm lợi lạc quần sinh. Hiện nay chánh hậu Candà đang cầu tự, xin hãy nhập mẫu thai của bà.

Ngài bằng lòng và được năm trăm vị Thiên tử hộ tống, ngài nhập mẫu thai của chánh hậu, còn năm trăm vị Thiên tử được cưu mang trong lòng các phu nhân của các quan đại thần. Tử cung của chánh hậu như chúa đầy kim cương. Khi nhận thấy thế, bà liền tâu chuyện với vua. Ngài ra lệnh chăm sóc thật chu đáo cho hài nhi sắp chào đời được mọi sự bình an, và cuối cùng bà hạ sinh một hoàng nam đầy đủ mọi tướng tốt lành. Cùng ngày ấy, năm trăm hài nhi quý tộc ra đời trong dinh các quan. Vào lúc đó, nhà vua ngự trên bệ rồng, quần thần vây quanh thì có kẻ trình lên:

– Tâu Ðại vương, một vương tử vừa ra đời.

Vua nghe vậy, tình phụ tử khởi lên, xuyên suốt da thịt ngài đến tận xương tủy, lòng ngài rộn rã niềm vui, ngài thấy như trẻ lại. Ngài hỏi quần thần:

– Các khanh có hoan hỷ khi nghe vương tử được sinh không?

Quần thần đều đáp:

– Sao Ðại vương lại bảo thế? Trước đây chúng thần thật bơ vơ, nay đã có nơi nương tựa, chúng thần đã có một vị chúa tể.

Vua ra lệnh cho vị tể tướng:

– Hãy chuẩn bị một đám hầu cận cho con ta, hãy xem số hài nhi công tử vừa ra đời hôm nay là bao nhiêu?

Vị này xem thấy đủ năm trăm, liền trình lên. Vua ban năm trăm vương bào danh dự cho năm trăm công tử ấy cùng năm trăm nhũ mẫu.

Ngài lại ban sáu mươi bốn nhũ mẫu cho Bồ-tát, những người này không được có khuyết điểm nào như quá cao, quá gầy v.v… Ngực không xệ xuống, và phải đầy sữa ngọt. Nếu một hài nhi bú sữa trong lòng một nhũ mẫu quá cao, thì cổ hài nhi sẽ bị dài ra, nếu bú sửa trong lòng một nhũ mẫu quá thấp thì xương vai hài nhi sẽ bị co lại. Nếu nhũ mẫu quá gầy thì đùi hài nhi sẽ đau nhức, nếu quá thô kệch thì hài nhi sẽ bị chân cong; cơ thể của một nhũ mẫu da đen sẽ quá lạnh; thân của nhũ mẫu da trắng sẽ quá nóng; hài nhi nào bú sữa của một nhũ mẫu ngực cao quá sẽ bị đầu mũi tẹt; một số nhũ mẫu lại có sữa chua, sữa đắng, v.v…

Vì vậy để tránh mọi khuyết điểm trên, vua gởi đến sáu mươi nhũ mẫu có sữa ngọt và không bị khuyết điểm nào; và sau khi ngợi khen Bồ-tát với đủ lời tán tụng, ngài cũng ban cho vương hậu một điều ước. Bà thọ lãnh ân huệ đó và ghi nhớ trong lòng.

Ðến ngày đặt tên cho hài nhi, triều thần ca ngợi các vị Bà-la-môn đã thấy được những điềm lành khác nhau, cùng hỏi xem họ có thấy điềm bất tường nào chăng. Các Bà-la-môn chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thân tướng ngài, đồng nói:

– Tâu Hoàng thượng, thái tử có đầy đủ mọi tướng mạo của phúc phận mai sau, ngài sẽ có tài cai trị không những một châu mà cả bốn châu thiên hạ, ngoài ra không có điềm bất tường nào khác.

Vua đầy hoan hỷ, đặt tên con là Temiya-Kumàro vì ngày sinh ra vương tử, trời mưa khắp cả vương quốc Kàsi và vương tử sinh ra đã bị ướt đầm.

Khi vương tử đầy tháng, ngài được chưng diện thật đẹp và đem vào yết kiến vua. Nhìn đứa con yêu, vua liền ôm vào lòng chơi đùa với con. Cùng lúc ấy, có bốn tên cướp được đưa đến trước mặt vua; một trong bốn tên đó bị ngài xử phạt một ngàn roi quấn gai nhọn, một tên khác phải bị gông cùm xiềng xích, một tên nữa phải bị đâm bằng giáo, và tên cuối cùng bị đâm cọc xuyên suốt toàn thân. Bồ-tát nghe vua cha nói, kinh hãi nghĩ thầm: “Ôi cha ta vì làm vua mà mang lấy những ác nghiệp khiến cho người phải đọa địa ngục”.

Ngày hôm sau ngài được đặt nằm trên một chiếc giường lộng lẫy che lọng trắng. Khi ngài tỉnh dậy sau một giấc ngủ ngắn, mở mắt nhìn lên lọng trắng cùng vẻ nguy nga của hoàng cung, nỗi kinh hãi càng tăng lên, ngài tự hỏi: “Từ đâu ta lại đến cung này?”, và hồi tưởng lại các đời trước, ngài nhớ ra rằng xưa kia ngài đã đi từ thế giới chư Thiên và đã chịu đọa đày ở địa ngục, rồi ngài cũng đã làm vua trong chính kinh thành này.

Trong lúc ấy, ngài suy nghĩ: “Ta đã làm vua hai mươi năm, rồi chịu đọa đày tám vạn năm ở ngục Ussada, bây giờ ta lại sinh vào ngôi nhà có trộm cướp này, và cha ta, khi thấy bốn tên cướp được đưa vào, đã thốt ra những lời ác độc khiến người phải đọa địa ngục. Nếu ta làm vua, ta cũng sẽ lại bị đọa vào địa ngục và chịu khổ hình”.

Ngài vô cùng kinh hãi, thân thể vàng óng của ngài tái nhợt đi và héo úa như đóa sen bị giày vò trong tay, ngài nằm suy nghĩ tìm cách thoát khỏi ngôi nhà đầy kẻ cướp này.

Lúc ấy vị nữ thần trong chiếc lọng, ở một kiếp xa xưa nào đó đã là mẹ của ngài, hiện ra an ủi ngài:

– Này con Temiya của ta, con đừng sợ hãi, nếu con thật sự muốn thoát khỏi đây, con cứ giả vở què dù con không thực què, cứ giả điếc dù con không thực sự điếc, cứ giả vờ câm dù con không thực sự câm. Cứ khoác lên mình những dị tật đó, đừng lộ chút dấu hiệu thông minh nào cả.

Rồi bà ngâm vần kệ thứ nhất:

  1. Con ơi,đừng lộ trí thông minh,
    Cứ giả ngu đần trước chúng sinh,
    Hãy chịu khinh khi từ tất cả,
    Cuối cùng conđạt đến quang minh.

Ðược lời an ủi của bà, ngài ngâm vần kệ thứ hai:

  1. Con sẽ làm theo ý nữ thần,
    Những lời mẹ dạy quý vô ngần,
    Mẹ hiền ước muốn con an lạc,
    Mẹ chỉ mong con hưởng phước ân.

Vì thế ngài thực hiện ngay ba ác tật trên. Vua muốn con trai khỏi buồn, liền bảo đem năm trăm công tử đến bên ngài. Những hài nhi này bắt đầu khóc đòi bú, nhưng Bồ-tát vì sợ đọa địa ngục, nghĩ rằng thà chết khát còn hơn làm vua, nên không khóc. Các nhũ mẫu tâu chuyện đó với vương hậu, và lại tâu lên vua, vua liền cho mời các Bà-la-môn giỏi tướng số đến hỏi ý. Họ đáp:

– Tâu Ðại vương, xin ngài hãy cho vương tử bú sau thời hạn qui định, vương tử sẽ khóc rồi ngậm chặt vú để bú tùy thích.

Thế rồi họ cho vương tử bú sau một thời hạn qui định, có khi họ để thời hạn qui định quá một lần, có khi cả ngày họ không cho ngài bú sữa. Nhưng ngài sợ đọa địa ngục nên dù khát cũng không khóc đòi bú. Thế rồi mẹ ngài cùng các nhũ mẫu cứ cho ngài bú, dù ngài không khóc, họ bảo:

– Hài nhi đói lả rồi.

Các hài nhi khác khóc la khi chưa bú, nhưng ngài không khóc, không ngủ, cũng không co duỗi tay chân, cũng không tỏ ra nghe được tiếng động nào. Thế là các nhũ mẫu suy nghĩ: “Tay chân người què không giống thế này, hình dáng quai hàm người câm không giống thế này, hình dáng tai kẻ điếc cũng không phải thế này, chắc phải có lý do gì đây, chúng ta phải xem kỹ ra sao”.

Vì vậy họ quyết định lấy sữa thử ngài, cả ngày họ không cho ngài bú, nhưng dù khát khô cổ họng, ngài vẫn không thốt một tiếng kêu đòi bú. Sau đó mẹ ngài nói:

– Con ta đói lả rồi. Hãy cho nó bú.

Và bà bảo họ cho ngài bú. Như vậy thỉnh thoảng họ cho ngài bú để thử ngài suốt năm trường nhưng vẫn không khám phá ra chỗ yếu của ngài. Rồi họ bảo nhau:

– Trẻ con thường thích bánh kẹo và của ngon vật lạ ta hãy đem ra thử hài nhi này xem.

Họ đặt năm trăm ấu nhi cạnh ngài , đem đủ cao lương mỹ vị đến, bảo các ấu nhi lựa món ăn tùy thích rồi họ lánh mặt đi. Các trẻ kia gây gỗ đánh nhau rồi chụp giựt bánh kẹo ăn, nhưng Bồ-tát tự nhủ: “Này Temiya, cứ ăn bánh kẹo cùng cao lương mỹ vị đó nếu ngươi muốn xuống địa ngục”. Rồi vì sợ đọa địa ngục, ngài không muốn nhìn các thức ăn nữa. Và cứ thế dù họ đem kẹo bánh, cao lương mỹ vị ra thử ngài cả năm ròng, họ cũng không khám phá chỗ yếu của ngài.

Sau đó họ lại bảo:

– Trẻ con thường thích đủ loại trái cây.

Và họ đem đủ thứ trái cây ra thử ngài. Các trẻ kia đòi ăn trái cây nhưng ngài không buồn nhìn chúng và cứ thế suốt năm ròng họ đem trái cây đủ loại ra thử ngài. Rồi họ lại bảo:

– Trẻ con thích đồ chơi.

Thế là họ đem đồ chơi bằng vàng, các hình voi ngựa v.v… đến gần ngài. Các trẻ kia giành nhau như thể đoạt chiến lợi phẩm, nhưng Bồ-tát không buồn nhìn đến chúng và cứ thế suốt cả năm ròng họ đem đồ chơi ra thử ngài. Rồi họ lại bảo nhau:

– Có một thức ăn đặt biệt đối với một trẻ lên bốn, ta thử xem sao.

Thế là họ đem ra đủ loại thức ăn, các trẻ kia bẻ chúng ra từng miếng ăn ngay, nhưng Bồ-tát tự nhủ: “Này Temiya, trong quá khứ đã có vô số kiếp mà ngươi chẳng được ăn uống gì cả”. Và vì sợ đọa địa ngục ngài chẳng nhìn các món ăn, cho đến khi lòng mẹ ngài muốn tan nát ra vì đau khổ, chính tay bà phải cho ngài ăn.

Sau đó họ bảo nhau:

– Trẻ con năm tuổi thường sợ lửa, ta hãy thử xem sao.

Rồi họ bảo làm một ngôi nhà lớn có nhiều cửa, che bằng lá cây tala (cọ dừa), họ đặt ngài giữa đám trẻ con rồi nổi lửa lên. Ðám trẻ la hét chạy trốn, nhưng Bồ-tát tự nhủ thế này còn hơn các khổ hình ở địa ngục. Vì vậy ngài hoàn toàn ngồi yên như thể vô tri giác nên khi lửa đến gần, họ đành mang ngài đi nơi khác.

Sau đó họ bảo nhau:

– Trẻ con sáu tuổi thường sợ voi lung.

Thế là họ bảo luyện một con voi cho thuần tính, rồi họ để Bồ-tát ngồi cùng đám trẻ trong sân rồng và thả voi ra. Voi rống to, lấy vòi dậm đất thình thịch khiến ai nấy khiếp đảm. Ðám trẻ chạy tứ tán vì sợ nguy đến tính mạng. Riêng Bồ-tát vì sợ địa ngục, vẫn ngồi yên. Con voi đã được huấn luyện kỹ, nhấc ngài lên rồi đặt xuống và bỏ đi chứ không hại ngài.

Ðến khi ngài được bảy tuổi, lúc ngồi chơi có đám bạn ngồi vây quanh ngài, họ thả ra bầy rắn đã bị nhổ hết răng và buột miệng chặt lại, bọn trẻ la hét bỏ chạy, nhưng Bồ-tát nhớ lại những nỗi kinh hoàng ở địa ngục, nên vẫn ngồi yên, tự nhủ: “Thà chết vì miệng rắn độc còn tốt hơn”. Rồi bầy rắn vây quanh thân ngài và cuộn vòng tròn trên đầu ngài nhưng ngài vẫn ngồi bất động. Cứ thế họ thử ngài mãi nhưng vẫn không khám phá ra chỗ yếu của ngài. Sau đó họ bảo nhau:

– Thiếu nhi thường thích hội hè.

Thế là họ đem ngài vào sân rồng cùng năm trăm trẻ kia và cho một bầy hề họp lại làm trò. Lũ trẻ thấy bầy hề liền la hét cổ võ và cười đùa vang dội, nhưng Bồ-tát tự nhủ thầm, nếu ngài thác sinh vào địa ngục sẽ không bao giờ được một phút cười vui, nên ngài vẫn ngồi yên, suy nghĩ đến địa ngục và không hề để mắt đến đám hề nhảy múa. Họ cứ thử ngài như thế mãi, vẫn không tìm ra chỗ yếu của ngài. Rồi họ bảo nhau:

– Ta hãy lấy kiếm ra thử xem sao.

Thế là họ đặt ngài ngồi giữa sân rồng trong khi đám trẻ đang chơi đùa, bỗng một người đàn ông chạy vụt qua bọn chúng, vung kiếm sáng loáng như gương vừa nhảy vừa la to:

– Con quỷ của vua Kàsi đâu rồi, ta sẽ cắt đầu nó đây.

Ðám trẻ thấy vậy kinh hãi chạy trốn, la hét ầm ỹ. Nhưng Bồ-tát đã suy nghĩ nhiều về những nỗi kinh hoàng ở địa ngục, nên vẫn ngồi yên bất động như thể vô tri giác, dù người đó cọ xát thanh kiếm trên đầu ngài và dọa cắt cổ, cũng không làm ngài kinh hoàng, nên cuối cùng gã phải bỏ đi. Thế là dù thử ngài nhiều lần như thế, họ vẫn không tìm ra điểm yếu của ngài.

Khi ngài lên mười tuổi, họ muốn thử xem ngài có điếc thật không, liền treo một cái màn quanh giường, có đục lỗ bốn phía và đặt ống thổi hơi bằng vỏ ốc dưới đó mà không cho ngài biết. Họ đồng loạt thổi qua vỏ ốc bật ra một tiếng vang ầm ỹ, nhưng đám quần thần dù đứng cả bốn phía nhìn xuyên qua những lỗ trên màn suốt ngày vẫn không tìm ra được một dấu hiệu ngài bị rối trí hay cựa quậy tay chân, ngay cả một cái giật mình cũng không có.

Một năm ròng trôi qua như vậy, rồi họ lấy trống thử một năm nữa vẫn không khám phá ra điểm yếu của ngài.

Sau đó họ bảo:

– Ta lấy đèn ra thử xem.

Thế là để thử xem trong đêm tối ngài có cử động tay chân không, họ thắp đèn trong các bình thủy tinh sau khi đã tắt hết mọi đèn khác. Họ dấu các đèn thủy tinh trong bóng tối một lát rồi thình lình giơ cao các ngọn đèn ấy lên, tạo ra một luồng sáng lòa đồng loạt để xem cử chỉ ngài ra sao. Nhưng dù họ thử ngài như vậy cả năm trời, họ vẫn không thấy ngài giật mình lần nào cả.

Thế rồi họ bảo nhau:

– Ta lấy mật mía thử xem sao.

Và họ bôi mật mía khắp thân ngài, đặt ngài vào một nơi đầy ruồi nhặng rồi xua chúng ra. Chúng bu đặc trên thân ngài và chích ngài như kim châm nhưng ngài vẫn nằm như thể vô tri giác. Cứ thế suốt năm ròng họ thử ngài nhưng vẫn không khám phá ra nhược điểm nào.

Ðến năm ngài lên mười bốn tuổi, họ bảo nhau:

– Bây giờ đã lớn rồi, thiếu niên này chỉ thích sạch sẽ và ghét dơ bẩn, vậy ta lấy đồ dơ ra thử xem.

Thế là từ đó họ không cho ngài tắm rửa, súc miệng hay tẩy uế thân thể cho đến khi ngài bị đẩy vào một tình cảnh vô cùng khốn khổ như tên tù giam lỏng.

Khi ngài nằm mình mẩy đầy ruồi nhặng, mọi người vây quanh nhạo báng ngài:

– Này Temiya, cậu đã lớn rồi, còn ai hầu hạ cậu nữa, cậu không hổ thẹn sao cứ nằm đó mãi, dậy và tắm rửa cho sạch sẽ”.

Nhưng ngài nhớ lại những nỗi thống khổ đọa đày ở địa ngục Gù tha (Phân dơ) nên ngài vẫn nằm bất động trong tình trạng dơ bẩn khổ sở đó. Suốt năm trường họ vẫn không tìm ra nhược điểm nơi ngài.

Sau đó họ đặt những chảo lửa dưới giường ngài, và bảo nhau:

– Khi vương tử bị lửa nóng hành hạ, sẽ không chịu nổi và sẽ tỏ dấu hiệu đau đớn quằn quại.

Những vết bỏng dường như muốn nứt ra trên người ngài, nhưng ngài vẫn nhẫn nhục tự nhủ: “Lửa ở địa ngục Avìci (A-tỳ hay Vô gián) tỏa lan ra cả trăm dặm, chứ ngọn lửa này còn dễ chịu hơn trăm, ngàn lần”. Vì thế ngài nằm bất động. Vua cha và vương hậu lòng đau như cắt, bảo đám cận thần trở lại đem ngài ra khỏi lửa và năn nỉ ngài:

– Này Temiya, ta biết con sinh ra không què quặt vì người què không thể có tay chân mặt mày như con được. Ta đã sinh được con sau bao năm cầu tự, vậy con đừng làm tuyệt dòng họ ta, hãy tránh cho ta khỏi bị sự chê trách của các vua trong cõi Jambudìpa (Diêm-phù-đề, Ấn- Độ).

Nhưng dù họ van xin thế nào đi nữa ngài vẫn nằm im bất động như không nghe thấy gì. Thế là phụ vương và mẫu hậu đành khóc lóc và bỏ đi.

Thỉnh thoảng phụ vương hay mẫu hậu trở lại một mình van xin ngài như thế cả năm ròng nhưng vẫn không khám phá ra nhược điểm của ngài.

Ðến khi ngài lên mười sáu tuổi, họ suy nghĩ: “Dù què quặt câm điếc đi nữa, không ai lớn lên lại không thích hưởng lạc, ghét điều bất lạc. Chuyện này đến thời hạn thì cũng tự nhiên như hoa nở đó thôi. Vậy ta sẽ bảo đóng tuồng cho con ta xem thử sao”. Vì thế họ triệu tập một số nữ nhân thật đẹp như tiên và giao hẹn rằng nàng nào làm được cho vương tử cười to hay gây cho ngài tư tưởng dục vọng thì sẽ được tôn làm chánh hậu. Rồi họ tắm cho ngài bằng nước thơm và trang điểm cho ngài thật đẹp như thiên thần, đặt ngài nằm trên long sàng ở trong một dãy cung thất trang hoàng như các động tiên. Nội thất của ngài được xông sực nức đủ mùi hương hoa, thuốc cao, trầm, linh tửu đủ loại . . . và họ rút lui.

Trong lúc đó, đám nữ nhân cứ vây quanh ngài tìm cánh làm vui lòng ngài với tiếng ca, điệu múa cùng những lời lẽ êm dịu ngọt ngào, nhưng ngài nhìn chúng bằng trí tuệ tối thắng và bế hết hơi thở vô ra vì sợ chúng đụng vào thân ngài, vì thế là cơ thể ngài thành cứng đờ. Chúng không thế nào đụng vào ngài được, liền tâu với vua cha:

– Cơ thể vương tử cứng đờ, ngài không phải là người, mà có lẽ là quỉ dữ.

Như vậy, cha mẹ ngài, dù trong mười sáu năm liền thử thách ngài bằng mười sáu cách ghê rợn, cùng nhiều lối thử lặt vặt khác, cũng không thể nào khám phá chỗ yếu của ngài. Thế là vua cha đầy phẫn nộ, cho triệu tập đám thầy tướng số đến bảo:

– Khi vương tử ra đời, các ngươi đã bảo là vương tử tốt số có đủ mọi điềm lành và không có dấu hiệu bất tường nào. Nhưng vương tử sinh ra đã què, câm, điếc. Thế là lời các ngươi không đúng sự thật.

Họ đồng đáp:

– Tâu Ðại vương, không có gì các đạo sư của ngài không thấy cả, nhưng chúng thần biết ngài sẽ buồn khổ ghê gớm ra sao nếu chúng thần nói rằng hoàng nam do cả triều cầu tự này lại bạc phước, vì thế chúng thần không nói ra điều đó.

– Vậy phải làm thế nào đây?

– Tâu Ðại vương, nếu vương tử ở lại trong cung sẽ có ba mối hiểm họa đe dọa tính mệnh của Ðại vương hoặc ngôi báu của ngài hoặc cho Chánh hậu. Vậy thì thượng sách là xin cho vài con ngựa yếu hèn buộc vào một cỗ xe thật xui xẻo rồi đặt vương tử lên đó, đưa qua cửa Tây và đem chôn vương tử trong nghĩa địa.

Vua đồng ý, vì sợ các hiểm họa sẽ xảy ra. Khi vương hậu hay tin, và vội đến gặp vua:

– Tâu Chúa thượng, Chúa thượng đã ban cho thần thiếp một lời ước và thần thiếp vẫn chưa thỉnh nguyện, vậy giờ đây xin ban cho thiếp ân huệ đó.

– Ái hậu cứ thỉnh cầu.

– Xin Chúa thượng hãy trao ngôi báu cho con thiếp.

– Không thể được, này ái hậu, con trai của khanh quá bạc phước.

– Nếu Chúa thượng không ban cho con trai thiếp cả đời, thì hãy cho con trai thiếp làm vua trong bảy năm.

– Không thể được đâu, ái khanh.

– Vậy thì trong sáu, năm, bốn, ba, hai, một năm hoặc bảy tháng, sáu, năm, bốn, ba, hai, một tháng hoặc nửa tháng.

– Không thể được, ái khanh.

– Thế thì bảy ngày vậy.

– Thôi được rồi, ái hậu nhận lấy ân huệ này.

Thế là vương hậu ra lệnh cho các cung nữ trang điểm vương tử thật lộng lẫy và cả kinh thành phải chưng bày thật đẹp mắt. Rồi một lệnh được truyền đi cùng với tiếng trống vang dội:

– Ðây là triều đại của thái tử Temiya.

Và ngài được đặt trên mình voi đi ngất ngưỡng khắp kinh thành với chiếc lọng trắng trên đầu. Khi trở về, ngài được đặt trên long sàng, vương hậu lại van xin suốt đêm:

– Vương tử Temiya con ơi, vì con trong mười sáu năm qua mẹ đã khóc than và không hề ngủ được. Mắt mẹ đã khô ráo hẳn, lòng mẹ đã tan nát vì buồn phiền. Mẹ biết, con không thật què quặt câm điếc gì, đừng làm mẹ khốn khổ tuyệt vọng nữa.

Cứ thế bà van xin ngài hết ngày này qua ngày khác trong năm hôm liền. Qua ngày thứ sáu, vua triệu người quản xa Sunanda đến bảo:

– Sáng sớm mai ngươi hãy cột vài con ngựa thật xấu xa vào một cỗ xe thật xui xẻo, bỏ vương tử vào, đem ra cửa tây và đào một hố có bốn góc trong nghĩa địa, ném nó vào, lấy xẻng đập đầu nó và giết chết nó đi, rồi lấp đất lên thành một đống cao, xong tắm rửa sạch sẽ rồi trở về đây.

Ðêm thứ sáu đó, vương hậu lại van xin:

– Con ơi , vua Kàsi đã ra lệnh ngày mai đem chôn con vào nghĩa địa, ngày mai chắc con phải chết rồi con ạ.

Khi Bồ-tát nghe nói vậy, ngài nghĩ thầm rằng: “Này Temiya, hoạn nạn của ngươi trong mười sáu năm đã mãn”, và ngài vui mừng lắm nhưng lòng mẹ ngài dường như tan nát thành hai mảnh. Tuy thế ngài không muốn gì với bà, sợ rằng ước nguyện của ngài không thành tựu. Hết đêm đó, mới sáng tinh sương người quản xa Sunanda đã lái cỗ xe đến trước cổng thành, vào hoàng cung tâu:

– Xin Vương hậu chớ giận dữ, đây là lệnh của Ðại vương.

Nói xong trong khi vương hậu đang ôm con trong lòng, gã lấy tay đẩy bà ra, nhấc hoàng tử lên nhẹ như một đóa hoa và ra khỏi cung. Hoàng hậu còn lại trong phòng đấm ngực than khóc thảm thiết.

Khi đó Bồ-tát nhìn mẹ và nghĩ: “Nếu ta không nói mẹ ta sẽ chết vì buồn phiền”. Nhưng dù ngài định nói, ngài lại suy nghĩ: “Nếu ta nói thì công phu của ta trong mười sáu năm sẽ trở thành tro bụi, còn nếu ta không nói thì ta sẽ cứu được chính ta và cả cha mẹ ta nữa”.

Sau đó người quản xa nhấc ngài lên xe và bảo:

– Ta sẽ lái xe qua cửa tây.

Nhưng gã lại lái xe qua cửa đông, và bánh xe lăn chạm mạnh vào bậc thềm. Bồ-tát nghe tiếng động nhủ thầm: ” Ước nguyện của ta đã đạt rồi”. Lòng ngài càng hoan hỷ lên.

Khi xe ra khỏi kinh thành, nó đã đi được chừng ba dặm nhờ các thần trợ lực, thì đến khoảng cuối một khu rừng mà người lái xe tưởng như là nghĩa địa. Vì thế gã nghĩ rằng đây là chỗ thích hợp, gã liền quay xe ra khỏi đường cái, dừng bên đường, bước xuống, lấy hết đồ trang hoàng của Bồ-tát cột thành một bó, đặt xuống đất rồi lấy xẻng ra bắt đầu đào hố.

Lúc đó Bồ-tát nghĩ: “Ðây là lúc ta phải vận dụng tận lực, mười sáu năm qua ta không hề cử động tay chân, không biết nay ta có điều khiển chúng được chăng? Thế là ngài đứng dậy, chà xát tay phải với tay trái, tay trái với tay phải, chà hai tay vào hai chân rồi quyết định bước ra khỏi xe. Khi chân ngài chạm đất, đất dội lên như cái túi da đầy khí và ngài sờ đuôi xe. Sau khi xuống xe, đi lui đi tới vài vòng ngài cảm thấy đã dư sức đi như thế này trong một trăm dặm một ngày.

Rồi ngài lại nghĩ: “Nếu gã lái xe chống đối ta, ta có đủ sức chống lại gã chăng?”. Vì thế ngài cầm lấy đuôi xe, nhấc nó lên như đồ chơi trẻ con và ngài tự nhủ: “Ta đủ sức chống lại gã”. Khi ngài nhận thức điều này, lòng ngài khởi lên một ước muốn được trang hoàng cho thật đẹp. Vào lúc ấy, cung Thiên chủ Sakka (Ðế Thích) nóng rực lên. Thiên chủ Sakka tìm ra duyên cớ, liền bảo:

– Ước nguyện của Vương tử Temiya đã thành tựu rồi, ngài muốn được trang hoàng cho đẹp. Ngài có cần gì đồ trang sức của hạ giới?”.

Vì thế Thiên chủ truyền Thiên thần Vissakamma đem đồ trang sức thiên giới ra tô điểm cho con trai vua Kàsi. Vị này quấn lên mình vương tử cả vạn tấm vải vóc tua tỏ và trang điểm ngài bằng đủ loại trang sức của thiên đình lẫn hạ giới, chẳng khác nào Thiên chủ Sakka. Vương tử được điểm tô đủ mọi oai nghi lộng lẫy của một vị Thiên chủ, đi đến bên bờ hố mà người lái xe đang đào, vừa đứng vừa ngâm vần kệ thứ ba:

  1. Sao chú lái xe lại vội vàng
    Bớiđào hố nọ ở bênđàng,
    Trả lời câu hỏi ta thành thật:
    Ngươi muốn làm gì hố ấy chăng?

Người lái xe vẫn tiếp tục đào hố không ngước mắt lên nhìn và ngâm vần kệ thứ tư:

  1. Chúa thượng của ta thấy thiếu nhi
    Bi què, câm,điếc, thật ngu si,
    Nên tađược lệnh đi đào hố
    Chôn bỏ chàng cho rảnh mắt đi.

Bồ-tát đáp lời:

  1. Hiền hữu, ta không bịđiếc câm,
    Và ta cũng chẳng bị què chân,
    Nếu chôn ta ở trong rừng rậm,
    Ngươi sẽ phạm vào tội sát nhân.

    6. Hãy ngắm tay chânđây của ta,
    Và nghe giọng nói thốt lời ra:
    Ngươi sẽ, hôm nay, mang trọng tội
    Nếu chôn ta ở chốn rừng già
    .

Lúc đó người lái xe hỏi:

– Ai đấy? Chỉ từ lúc ta tới đây người mới lộ nguyên hình như người tả.

Vì thế gã dừng đào hố, ngước mắt lên chiêm ngưỡng dung mạo sáng ngời của ngài, gã không biết ngài là người hay thần thánh liền ngâm kệ:

  1. Chàng là nhạc sĩ hoặc Thiên thần,
    Hay chính Sak-ka Thiên chủ chăng?
    Xin nói là con aiđấy nhỉ,
    Tên gì ta sẽ gọi danh xưng?

Lúc ấy, Bồ-tát vừa lộ diện vừa thuyết Pháp và ngâm kệ:

  1. Chẳng là nhạc sĩ hoặc Thiên thần,
    Cũng chẳng Sak-ka,đấng Ngọc hoàng,
    Ta chính Kà-si vương tử ấy
    Ngươiđem chôn sống thật hung tàn.

    9. Ta chính con vua triều đại này
    Ngươi đang phục vụ hiển. vinh thay,
    Nếu đem ta đến đây chôn sống,
    Ngươi sẽ phạm vào trọng tội ngay.

    10. Nếu dưới gốc cây, ta nghỉ chân,
    Tàn cây đổ bóng để che thân,
    Ta không bẻ một cành dù nhỏ,
    Chỉ kẻ ác làm hại bạn thân.

    11. Cây che chỗ ấy chính là vua,
    Ta chính là cành lá tỏa ra,
    Ngươi lái xe là người lữ khách
    Nằm ngồi ở dưới bóng cây mà.
    Tội to giáng xuống đầu ngươi đó,
    Nếu ở rừng này chôn sống ta.

Nhưng dù Bồ-tát nói vậy, gã này vẫn không tin ngài. Vì thế Bồ-tát quyết định thuyết phục gã, nên ngài làm cho cả khu rừng vang dậy tiếng nói của ngài và lời tán thán của chư Thiên, trong khi ngài bắt đầu ngâm mười vần kệ này để tôn vinh tình bằng hữu:

  1. Một kẻ trung thành với bạn thân,
    Dùđi phiêu bạt khắp xa gần,
    Nhiều người hoan hỷđem cung phụng
    Thực phẩm tất nhiên được hiến dâng.

    13. Dù đất nước nào phiêu bạt qua,
    Kinh thành, thị trấn khắp gần xa,
    Kẻ nào chung thủy cùng bằng hữu
    Cũng được vinh quang danh vọng mà.

    14. Không đạo tặc nào dám tổn thương,
    Cũng không võ tướng dám khinh nhờn,
    Người nào trung tín cùng bằng hữu
    Sẽ thoát khỏi bao kẻ oán hờn.

    15. Người ấy hoàn hương, thảy đón chào,
    Lòng không mòn mỏi với ưu sầu;
    Kẻ nào chung thủy cùng bằng hữu
    Giữa đám bà con, đệ nhất cao.

    16. Tôn vinh người, lại được tôn vinh,
    Ðược kính trọng và đáp thịnh tình.
    Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
    Nhận phần vinh hiển khắp quần sinh.

    17. Người nào biết quý trọng người đời,
    Sẽ được mọi người quý trọng thôi;
    Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
    Phần mình được tiếng tốt cao vời.

    18. Kẻ ấy giống như lửa cháy bừng
    Tỏa ra ánh sáng tựa Thiên thần,
    Người nào trung tín cùng bằng hữu
    Chiếu ánh huy hoàng rực rỡ luôn.

    19. Trâu bò tăng trưởng thật là nhanh,
    Hạt giống thường xuyên mọc tốt lành;
    Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
    Tất nhiên gặt hái mọi công thành.
    20. Nếu bị rơi từ đỉnh núi cao,
    Hoặc từ cây cối hoặc hang hào,
    Người nào chung thủy cùng bằng hữu
    Cũng thấy đất bằng vững chắc sao.

    21. Cây đa thách đố mọi cuồng phong
    Cành lá mọc quanh gốc rễ chung,
    Kẻ biết trung thành cùng bạn hữu,
    Oán hờn cừu địch thảy tiêu vong.

Dù ngài đã thuyết Pháp như vậy, gã Sunanda vẫn không nhận ra ngài và cứ hỏi ngài là ai. Nhưng rồi gã đến gần xe và trước khi thấy rõ chiếc xe cùng mọi thứ trang sức mà vương tử mang trên người ngài, gã đã nhận ra ngài trong lúc nhìn ngài, liền quỳ xuống chắp tay lại, ngâm kệ:

  1. Ðếnđây, này hỡi vị Vương gia,
    Tôi sẽ xinđưa trở lại nhà,
    Ngài ngự ngai vàng và trị nước,
    Sao còn thơ thẩn chốn rừng già?

Bậc Ðại Sĩ đáp:

  1. Ta không màng của cải, ngai vàng,
    Chẳng thiết bạn thân hoặc họ hàng,
    Vì chính ngôi vua tađãđạt
    Là do những ác nghiệp ta làm.

Người lái xe nói:

  1. Chén rượuđón mừng, Thái tử ôi,
    Ðược người chuẩn bịđể chờ ngài,
    Phụ vương, mẫu hậu đầy hoan hỷ
    Sẽ tặng nhiều quà cho chính tôi.

    25. Cung phi, mỹ nữ các vương gia,
    Vệ xá, Bà-la-môn, mọi nhà,
    Trong nỗi hân hoan đầy trọn vẹn,
    Sẽ cho tôi hưởng thật nhiều quà.

    26. Các vị cỡi voi, cỡi mã xa,
    Bộ binh, vệ sĩ của hoàng gia
    Sẽ cho tôi hưởng nhiều quà tặng
    Khi Thái tử quay trở lại nhà.

    27. Thần dân thành thị đến thôn quê
    Tụ tập mừng vui, mở hội hè,
    Sẽ tặng cho tôi nhiều lễ vật,
    Khi nhìn Thái tử đã quay về.

Bậc Ðại Sĩ đáp:

  1. Ta bị bỏ rơi bởi mẹ cha,
    Kinh thành, thị trấn ờ gần xa,
    Vương tôn bỏ mặc tađành phận,
    Ta chẳng có nhà của chính ta.

    29. Mẫu hậu của ta cho phépđi,
    Phụ vương cũng bỏ mặc hoàng nhi,
    Trong rừng hoang vắng này đơn độc,
    Ẩn sĩ ta nguyền hạnh xuất ly.

Ðang khi nhớ lại các công hạnh của mình, một nỗi hoan hỷ khởi lên trong lòng ngài, và trong niềm hạnh phúc cao độ ngài thốt lên khúc đạo ca toàn thắng:

  1. Cũng giống những ai chẳng vội vàng
    Ðạt thành nguyện ước của tâm can,
    Quản xa hãy biết, hôm nay nhé,
    Thánh hạnh ta thànhđạt vẹn toàn.

    31. Cũng giống những ai chẳng bước nhanh,
    Tối cao cứu cánhđược viên thành,
    Ta đi, đầy đủ tâm thanh tịnh
    Hoàn thiện, sợ gì giữa chúng sinh.

Người lái xe đáp lại:

  1. Những lời ngài nói thật êm tai,
    Chân thật, sáng trong, lý lẽ ngài,
    Tại sao thuở trướcđành câm lặng
    Khi thấy song thân ở cạnh hoài?

Bậc Ðại Sĩ bảo:

  1. Ta chẳng què vì thiếu khớp xương,
    Cũng khôngđiếc bởi thiếu tai thường,
    Cũng không câm lặng vì không lưỡi,
    Như dáng ta nay hiện rõ ràng.

    34. Ta vẫn nhờ rành một kiếp xưa,
    Trong tiền thân ấyđược làm vua
    Nhưng từ ngôi báu, ta rơi xuống
    Ta thấy mình trong chốn ngục tù.

    35. Hai mươi năm sống cảnh xa hoa
    Trên chiếc ngai vàng chỉ thoáng qua,
    Nhưng tám mươi ngàn năm địa ngục,
    Ta đền tội ác đã gây ra.

    36. Dư vị hoàng gia thuở đã qua
    Làm kinh hãi ngập cả tâm ta,
    Cho nên ta phải đành câm lặng
    Dù thấy gần bên cạnh mẹ cha.

    37. Phụ vương bồng bế trẻ vào lòng,
    Nhưng giữa lúc đùa giỡn thiết thân,
    Nghe lệnh vua ban đầy khắc nghiệt:
    “Tức thì giết kẻ đại cường gian,
    Hãy cưa xẻ nó ra từng mảnh,
    Ðóng cọc tên kia chờ muộn màng”.

    38. Nghe lời hăm dọa thật kinh hồn,
    Ta cố làm què lại điếc câm,
    Lăn lóc trong bùn nhơ khốn khổ,
    Làm người ngu dại cũng đành phần.

    39. Biết rõ cuộc đời ngắn ngủi thay,
    Sầu bi khổ não lại tràn đầy,
    Ai vì đời sống mà khơi dậy
    Sân hận cho người khác khổ lây?

    40. Ai vì đời sống hại tha nhân,
    Ðể mặc cho mình trút hận sân,
    Vì muốn dành quyền cầm chánh lý
    Và mù quáng trước lẽ công bằng?

Lúc đó gã Sunanda suy nghĩ: “Vương tử này từ bỏ vàng son cung điện như thể bỏ thây ma, nay vào rừng cương quyết sống đời ẩn sĩ, thế thì ta còn làm gì với cuộc đời khốn nạn này nữa? Thôi ta cũng muốn làm ẩn sĩ như ngài cho rồi”. Gã liền ngâm kệ:

  1. Tôi cũng ước mong chọn cuộcđời
    Của người khổ hạnh ở cùng ngài,
    Xin ngài hãy gọi tôi, Vương tử,
    Ẩn sĩ, như ngài muốn vậy thôi.

Khi nghe gã thỉnh cầu, bậc Ðại Sĩ suy nghĩ: “Nếu ta nhận ngay gã này làm ẩn sĩ, thì cha mẹ ta không đến đây được và như thế sĩ chịu thiệt thòi, rồi ngựa xe và các vật trang sức này sẽ bị huỷ hoại. Ta sẽ bị buộc tội vì người đời sẽ bảo: “Hắn là quỷ dữ đã nuốt sống người lái xe”. Vì thế muốn tránh tiếng xấu cho mình và đem lại an lạc cho cha mẹ, ngài giao ngựa xe và các thứ trang sức lại cho gã rồi ngâm kệ:

  1. Trước tiênđem trả lại vương xa,
    Ngươi chẳng phải người được tự do,
    Trả nợ trước tiên,đời vẫn bảo,
    Rồi sau nguyền khổ hạnh ly gia.

Người lái xe nghĩ thầm: “Nếu ta về kinh thành trong lúc ngài bỏ đi nơi khác, rồi khi cha mẹ ngài hay tin ngài còn sống, sẽ cùng đến đây với ta để gặp ngài mà không tìm thấy ngài, họ sẽ trừng phạt ta. Thôi ta phải nói rõ hoàn cảnh này của ta cho ngài biết và xin ngài hứa ở lại đây”.

Vì thế gã ngâm hai vần kệ:

  1. Vì lẽ tôi theo lệnh của ngài,
    Thỉnh cầu Vương tử hãy nghe tôi,
    Xin ngài hãy rộng lòng hoan hỷ
    Làm những việc tôi sẽ mở lời:

    44. Xin hãy làm ơn nán lại chờ
    Ðến khi tôi thỉnhđược vương gia,
    Phụ vương sẽ ngập tràn hoan hỷ
    Nhìn thấy dung nhan Vương tử mà.

Bậc Ðại Sĩ đáp:

  1. Mongđược như ngươi nói, quản xa,
    Ta đây hoan hỷ gặp vua cha,
    Mau đi chào hỏi toàn gia tộc,
    Ðặc biệt vấn an cha mẹ ta.

Người lái xe tuân lệnh.

  1. Rồi gã quản xa dậm bước chân
    Tỏ lòng cung kính thật ân cần,
    Bắtđầu công cuộc hành trình ấy
    Như mệnh lệnh ban của chủ nhân
    .

Vào lúc ấy Vương hậu Candà mở cửa, bà đang bồn chồn đợi tin con, cứ nhìn ra phía con đường người lái xe trở về, nên khi thấy gã về một mình, bà thét lên than khóc.

*

Bậc Đạo Sư tả cảnh ấy như sau:

  1. Khi thấy một mình gã quản xa,
    Chiếc xe trống vắng, chợt nhìn ra,
    Tâm hồn tràn ngập niềm lo sợ,
    Mắt mẹ hiền dâng lệ ướt nhòa:

    48. Người quản xa kia mới trở về,
    Con ta bị giết ởđằng kia,
    Rừng hoang hiu quạnh con nằm đó,
    Ðất lại hòa cùngđất phủ che.

    49-50. Cừu nhân cực ác sẽ hân hoan
    Thấy kẻ sát nhân được vạn an,
    Câm điếc, lại què chân, thử hỏi,
    Làm sao con cất tiếng kêu van,
    Nằm trên nền đất bơ vơ quá,
    Con chiến đấu sao với sức tàn?

    51. Tay chân con chẳng đủ công năng
    Xô đẩy ngươi ra để thoát thân,
    Trong lúc nằm trên nền đất lạnh,
    Mặc dù câm điếc lại què chân?

Người lái xe tâu:

  1. Lệnh bà, xin thứ tội cho tôi,
    Xinđể cho tôi được mở lời,
    Tôi sẽ kể bà nghe tất cả
    Những gì tôiđã thấy nghe rồi.

Vương hậu đáp:

  1. Ta nay hứa thứ tội cho ngươi,
    Tađể cho ngươi được mở lời,
    Hãy kể cho ta nghe tất cả
    Những gì ngươiđã thấy nghe rồi.

Người lái xe liền tâu:

  1. Ngài không câmđiếc, chẳng què chân,
    Giọng nói ngài trôi chảy, sáng trong,
    Ngàiđóng vai trò kia giả dạng
    Bởi vì ngài sợ chốn vương cung.

    55. Ngài vẫn nhờ rành một kiếp xưa,
    Trong tiền thân ấy được làm vua,
    Nhưng từ ngôi báu, ngài rơi xuống
    Ngài thấy mình trong chốn ngục tù.

    56. Hai mươi năm sống cảnh xa hoa
    Trên chiếc ngai vàng chỉ thoáng qua,
    Nhưng tám mươi ngàn năm địa ngục
    Ngài đền tội ác đã gây ra.

    57. Dư vị hoàng gia một thuở xưa
    Làm ngài kinh hãi ngập tâm tư,
    Cho nên ngài phải đành câm lặng
    Dù thấy gần bên cạnh mẹ cha.

    58. Thân thể ngài nay được kiện toàn,
    Cao sang tuyệt mỹ, dáng hùng cường,
    Giọng ngài trong sáng, tâm minh mẫn,
    Ngài chọn đời thanh tịnh bước đường.

    59. Nếu lệnh bà mong muốn gặp con,
    Tức thì hãy đến đó cùng thần,
    Ngắm nhìn Vương tử Te-my ấy
    An tịnh, thong dong thật vẹn toàn.

Nhưng khi vương tử cho người lái xe đi rồi, ngài muốn thực hiện ngay lời nguyền khổ hạnh. Biết được ước nguyện đó, Thiên chủ Sakka truyền gọi Vissakàmma (Thần xây dựng) và bảo:

– Vương tử Temiya nguyền khổ hạnh, vậy khanh hãy dựng cho ngài một túp lều lá với đủ vật dụng cần thiết của một ẩn sĩ.

Vì thế vị ấy vội ra đi, và đến một khu rừng rộng chừng ba dặm, vị ấy dựng một am ẩn sĩ có một gian dành để ở ban đêm và một gian để ở ban ngày, có một hồ nước, một cái giếng, nhiều cây ăn trái và chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng cần thiết cho một vị tu khổ hạnh rồi ra về.

Khi Bồ-tát thấy cảnh này, ngài biết đây là lễ vật cúng dường của Thiên chủ Sakka. Vì thế ngài bước vào lều, cởi trang phục của mình ra, mặc vào bộ y bằng vỏ cây màu đỏ, cả y trên lẫn y dưới và đắp tấm da hươu đen một bên vai, buộc mới tóc được bện chặt của ngài lại, rồi mang đòn gánh lên vai kia, cầm cây gậy và bước ra khỏi lều. Ngài đi quanh quẩn trong bộ y khổ hạnh ấy và đắc thắng nói to:

– Ôi cực lạc! Ôi cực lạc!

Rồi trở về lều, ngồi kiết-già trên tấm thảm vải, ngài chứng đắc Năm Thắng trí (Năm Thần thông).

Buổi chiều ngài bước ra lượm vài lá cây kàra gần đó, nhúng vào bình bát nước của Thiên chủ Sakka cúng dường ngài, không có tý muối, chút bơ hay gia vị gì cả. Ngài ăn lá cây như thể ăn cao lương mỹ vị, rồi trong khi ngài quán sát Tứ Vô lượng tâm (Từ, bi, hỷ, xả), ngài quyết định an trú ở đó.

Trong lúc ấy vua Kàsi nghe lời gã Sunanda tâu, liền triệu tập vị tể tướng vào, ra lệnh thu xếp cuộc hành trình, vua phán:

  1. Thắngđủ ngựa vào các cỗ xe,
    Buộc cânđai cả đám voi kia,
    Tù và, trống nhỏ khua vang khắp,
    Ðánh dậy trống to cả tứ bề!

    61. Trống cao ầm ỹ tận không gian,
    Trống nhỏ âm vang thật dịu dàng,
    Tất cả kinh thành theo gót trẫm,
    Ta đi lần nữa đón hoàng nam.

    62. Các vương phi, tất cả hoàng gia,
    Vệ-xá, Bà-la-môn trẻ, già,
    Hết thảy thắng cương xe ngựa sẵn,
    Ta đi đón Thái tử về nhà.

    63. Các vị cởi voi, cỡi mã xa,
    Bộ binh, vệ sĩ của hoàng gia,
    Mọi người chuẩn bị lên đường gấp,
    Ta đến đón Vương tử lại nhà.

    64. Thần dân thành thị đến thôn quê,
    Khắp nẻo đường đông đảo tựu tề,
    Tất cả sẵn sàng theo gót trẫm,
    Ta đi đón Thái tử quay về
    .

Thế rồi đám quản xa ra lệnh thắng yên cương ngựa xong, đem xa giá đến trước cung môn, rồi thông báo để vua biết.

*

Bậc Ðạo Sư tả cảnh này như sau:

  1. Ngựa Sindh dòng giống tuyệt cao sang
    Nai nịt yên cương trước ngọ môn,
    Các quản xa trình tin tứcđến:
    “Cảđoàn chờ yết kiến long nhan”.

Nhà vua phán:

  1. “Bầy ngựa bất kham hãy loại ra,
    Ðừngđem ngựa yếu đến xe ta”.
    Lệnh vua như vậy vừa ban xuống,
    Tuân phục tức thìđám quản xa.

Quần hầu bảo đám quản xa:

– Ðừng đem theo các loại ngựa như thế.

Trước khi đi đón con, vua triệu tập bốn đẳng cấp trong triều, mười tám hội đoàn và toàn quân đội cũng tập họp trong ba ngày. Vào ngày thứ tư, sau khi đã đem tất cả đoàn tùy tùng lên đường, vua ngự giá đến thảo am ẩn sĩ. Ngài được Vương tử đón tiếp tại đó và đáp lễ con theo đúng nghi thức.

*

Bậc Đạo Sư tả cảnh này như sau:

  1. Lúc ấy vương xađã sẵn sàng,
    Không còn trì hoãn,đấng quân vương
    Bước lên, gọi các bà phi hậu:
    “Tất cả cùng ta tiến bước đường”.

    68. Với quạt đuôi trâu, mão đội đầu,
    Lọng vua màu trắng ở trên cao,
    Ngài lên ngự giá vương xa ấy,
    Trang điểm ngọc vàng tuyệt mỹ sao.

    69. Rồi nhà vua lập tức đăng trình
    Cùng gã quản xa ở cạnh mình,
    Vội vã ngài đi ngay đến chốn
    Te-mi-ya trú thật thanh bình.

    70. Vương tử Te-mi thấy phụ vương
    Ðến đây, lộng lẫy, đại huy hoàng,
    Quanh mình chiến sĩ đoàn hầu cận,
    Vì vậy ngài lên tiếng nói rằng:

    71. “- Phụ vương, con chắc được an bình,
    Cha có đủ tin tức tốt lành,
    Con chắc các vương phi, mẫu hậu
    Thảy đều khang kiện ở triều đình?”

    72. “- Này con, cha vẫn được an bình,
    Cha có đủ tin tức tốt lành,
    Tất cả các vương phi, mẫu hậu,
    Quả đều khang kiện ở triều đình”.

    73. “- Con chắc cha không uống rượu men,
    Rượu nồng các loại thảy đều kiêng,
    Trí tâm cha vẫn luôn thành khẩn
    Bố thí và hành động chính chuyên?”

    74. “- Thật vậy, cha không đụng rượu men,
    Rượu nồng các loại thảy đều kiêng,
    Trí tâm cha vẫn luôn thành khẩn
    Bố thí và hành động chính chuyên.

    75. “-Bầy ngựa và voi của phụ vương,
    Con mong đều mạnh khỏe hùng cường,
    Không con nào phải mang thân bệnh,
    Không có yếu hèn hoặc bất tường”.

    76. “-Vâng, các bầy voi của phụ vương,
    Và bầy ngựa mạnh khỏe, hùng cường,
    Không con nào phải mang thân bệnh
    Không có yếu hèn hoặc bất tường”.

    77. “- Biên thùy cùng địa phận trung ương,
    Tất cả đều trù mật, lạc an,
    Xin hỏi các nơi này có đủ
    Các ngân khố với các kho tàng?

    78. Phụ vương, nay trẻ đón chào mừng,
    Hạnh ngộ giờ đây với phụ thân,
    Hãy đặt vương sàng ra tại chỗ
    Ðể ngài an tọa, hỡi ba quân!”

Nhà vua vì tỏ lòng cung kính đối với bậc Ðại Sĩ nên không muốn ngự trên long sàng. Bậc Ðại Sĩ liền nói:

– Nếu phụ vương không muốn ngự long sàng, hãy đem tọa sàng kết bằng lá trải cho ngài.

Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Xin hãy ngự trên thảm lá này,
    Trải chođẹp ý phụ vương đây,
    Quân hầu lấy nước nơi nàyđến
    Ðể rửa tay chân Chúa thượng ngay.

Nhưng nhà vua vì lòng cung kính con ngài nên không chịu ngồi trên giường lá, chỉ ngồi dưới đất. Lúc ấy Bồ-tát vào thảo am lấy ra cây kàra, vừa mời vua cha, vừa ngâm kệ:

  1. Con không có muối, lá cây này
    Là thực phẩm con sống mỗi ngày,
    Chađãđến đây làm khách quý,
    Xin vui lòng nhận thức ăn vầy
    .

Vua cha đáp:

  1. Lá cây không phải món chaăn,
    Ðemđến cho cha chén gạo trong,
    Nấu với thịt hầm thơm dịu ngọt
    Ðể làm thành một món canh ngon
    .

Ngay lúc ấy, vương hậu Candàdevì được các vương phi hộ tống vừa đến nơi liền ôm chân con đảnh lễ, ngồi xuống một bên, đầm đìa nước mắt. Nhà vua bảo bà:

– Này ái hậu, hãy xem thức ăn của vương nhi.

Và vua đặt vài ngọn lá trong tay bà cùng các vương phi kia. Các bà này cầm lá và kêu:

– Ôi vương tử, ngài ăn uống như thế kia sao, ngài chịu khổ hạnh biết dường nào.

Rồi họ ngồi xuống, lúc ấy nhà vua bảo:

– Ôi vương nhi thật kỳ diệu thay!

Và vua ngâm kệ:

  1. Quả thật diệu kỳđối với ta
    Vương nhi cô độc phải lìa nhà,
    Sống bằng thực phẩm nghèo hèn vậy,
    Tuy thế con khôngđổi sắc da.

Vương tử đáp:

  1. Trên thảm lá nàyđược trải ra,
    Con nằm cô độc ở rừng già,
    Tọa sàng quả thậtđầy an lạc,
    Vì thế con không đổi sắc da.

    84. Không đoàn vệ sĩ ác canh phòng
    Bao bọc chung quanh với kiếm trần,
    Sàng tọa thật là an lạc quá,
    Nên màu da trẻ vẫn tươi hồng.

    85. Con chẳng tiếc thương gì quá khứ,
    Cũng không than khóc chuyện tương lai,
    Con chờ hiện tại đang đi tới,
    Nên sắc da con giữ được hoài.

    86. Khóc than quá khứ đã qua rồi,
    Còn chuyện tương lai bất định thôi,
    Việc ấy làm khô sinh lực trẻ,
    Như khi người cắt cỏ xanh tươi.

Nhà vua nghĩ thầm: “Thôi để ta tấn phong cho vương nhi rồi đem con về triều với ta”. Vì thế ngài ngâm kệ mời vương tử về chung hưởng ngai vàng:

  1. Con hỡi, các bầy tượng, mã, xa,
    Bộ binh, kỵ sĩ của hoàng gia,
    Lâuđài cungđiện đầy hoan lạc,
    Cha sẽ cho con tất cả mà.

    88. Và các hậu cung, cha cũng ban
    Với bao vinh hiển, mọi cao sang,
    Con là vua ở ngôi duy nhất
    Ngự trị, không ai ở cạnh con.

    89. Mỹ nhân tài giỏi múa, đàn, ca,
    Ðiêu luyện bao cung cách thướt tha
    Ru cõi lòng con vào khoái lạc,
    Sao còn thơ thẩn mãi rừng già?

    90. Con gái của bao vị địch quân,
    Tự hào hầu hạ cạnh con luôn,
    Ðến khi sinh được nhiều vương tử,
    Con hãy làm tu sĩ ẩn thân.

    91. Con đầu lòng, kế vị cha đây,
    Trong tuổi đầu xuân rực rỡ vầy,
    Hãy tận hưởng ngai vàng trọn vẹn,
    Con làm gì ở thảo am này?

Bồ-tát đáp lại:

  1. Không, trẻ muốn từ giã thế gian,
    Tránh bao phù phiếm ở phàm trần,
    Cuộcđời khổ hạnh con yêu nhất,
    Khuyên nhủ như vầy mọi trí nhân.

    93. Không, con trẻ muốn xuất trần gian,
    Ẩn sĩđơn thân ở thảo am,
    Con sẽ đi theo đời khổ hạnh,
    Con không thiết phú quý, ngai vàng.

    94. Con ngắm bé trai, miệng trẻ thơ
    Vừa kêu bập bẹ “mẹ” cùng “cha”,
    Lớn lên thành một chàng trai tráng,
    Rồi cũng già nua, phải chết mà.

    95. Cũng vầy, thiếu nữ độ hoa cười,
    Vui vẻ, đẹp xinh trước mọi người,
    Phút chốc úa tàn vì lưỡi hái
    Tử thần cắt bỏ tựa măng tươi.

    96. Mọi người nam nữ dẫu còn xuân,
    Phút chốc úa tàn, vậy thế nhân
    Ai đặt lòng tin vào cuộc sống
    Bị lừa phỉnh bởi tuổi xuân hồng?

    97. Ðêm tàn, nhường chỗ ánh bình minh,
    Phút chốc cũng thu ngắn lộ trình,
    Như cá ở vùng khô cạn nước,
    Nghĩa gì tuổi trẻ của nhân sinh?

    98. Ðời này bị đánh ngã, đau thương,
    Luôn bị canh phòng bởi địch quân,
    “Chúng” mãi đi qua đầy ác ý,
    Sao còn nói mão miện, ngai vàng?

    99. Ai đánh ngã đời sống thế gian?
    Nào ai canh giữ thật hung tàn?
    Nào ai ác ý đi qua mãi?
    Hãy nói chuyện huyền bí rõ ràng.

    100. – Thần chết đánh tan thế giới này,
    Tuổi già canh giữ cửa ta đây,
    Chính đêm tối vẫn trôi qua mãi,
    Ðạt thành mục đích chóng hay chầy.

    101. Như khi bà nọ bên khung cửi
    Ngồi dệt vải trong suốt cả ngày,
    Công việc của bà dần ít lại,
    Ðời ta tàn lụi cũng như vầy.

    102. Như thể dòng sông cuồn cuộn trôi
    Vẫn luôn trôi chảy chẳng hề lui,
    Dòng đời thế tục là như vậy,
    Cũng cứ luôn đi tới mãi thôi.

    103. Như thể dòng sông cuốn thật xa
    Những cây bật gốc ở đôi bờ,
    Con người cũng chịu lao đầu tới
    Hủy hoại do thần chết, tuổi già.

Khi nghe lời thuyết giảng của bậc Ðại Sĩ, vua sinh nhàm chán cuộc sống thế tục, chỉ muốn xuất gia, liền bảo:

– Ta không muốn trở về kinh thành nữa, ta sẽ sống đời tu hành tại đây, nếu con ta chịu về thành ta sẽ truyền trao cho cây lọng trắng này.

Vì thế vua cố thử mời mọc lần nữa để vương tử trở lại ngai vàng:

  1. Con hỡi, các bầy tượng, mã, xa,
    Bộ binh, ky sĩ của hoàng gia,
    Lâuđài cungđiện đầy hoan lạc,
    Cha sẽ cho con tất cả mà.

    105. Và các hậu cung, cha cũng ban
    Với bao vinh hiển, mọi cao sang,
    Con là vua ở ngôi duy nhất
    Ngự trị, không ai ở cạnh con.

    106. Mỹ nhân tài giỏi múa, đàn, ca,
    Ðiêu luyện bao cung cách thướt tha,
    Ru cõi lòng con vào khoái lạc,
    Sao còn thơ thẩn mãi rừng già?

    107. Con gái của bao vị địch quân
    Tự hào hầu hạ cạnh con luôn,
    Ðến khi sinh được nhiều vương tử,
    Con hãy làm tu sĩ ẩn thân.

    108. Công khố và kho báu của cha,
    Bộ binh, ky mã của hoàng gia,
    Ðền đài cung điện đầy hoan lạc,
    Cha sẽ cho con tất cả mà.

    109. Nô lệ từng bầy phụng sự luôn,
    Vương phi, mỹ hậu để yêu thương,
    Ngai vàng tận hưởng, đầy khang kiện,
    Sao ở mãi đây chốn thảo đường?

Nhưng bậc Ðại Sĩ tỏ ra không chút gì ham thích ngai vàng:

  1. Sao kiếm giàu sang chẳng vững bền,
    Sao mong cầu vợ cũng quy tiên,
    Sao suy nghĩ mãi về xuân sắc,
    Thoáng chốc xuân xanh sẽ hết liền?
    Còn lại tuổi già hăm dọa đó
    Bao giờ cũng đứng cạnh triền miên.

    111. Ðâu lạc thúđem đến cuộc đời,
    Ðẹp giàu, ngự thiện, thú vui chơi,
    Thê nhi có nghĩa gì con nữa?
    Xiềng xích con nay giải thoát rồi.

    112. Ðiều con biết: mọi chốnđi đường
    Số phận luôn canh giữ chẳng ngừng,
    Lạc thú sang giàu đâu ích lợi
    Cho người thấy móng vuốt ma thần?

    113. Hôm nay làm việc bạn cần làm,
    Ai chắc ngày mai có ánh quang?
    Thần chết chính là viên đại tướng
    Không cho ai bảo đảm an toàn.

    114. Trộn luôn rình rập lấy kho tàng,
    Con đã thoát bao mối buộc ràng,
    Cha hãy trở về vương vị cũ,
    Con màng gì nữa với giang san?

Khi Bậc Ðại Sĩ chấm dứt bài giảng đầy thực tiễn của ngài, không những chỉ nhà vua và vương hậu nghe theo ngài, mà cả mười sáu ngàn cung phi cũng muốn sống đời tu hành. Rồi vua ban lệnh đi khắp kinh thành, cùng với tiếng trống vang dậy rằng ai muốn làm ẩn sĩ đều được đi tu với vương tử ngài.

Vua bảo mở cửa kho báu ra, truyền viết chiếu chỉ trên một chiếc dĩa vàng, dựng trên một cột tre, ban lệnh rằng các bình châu báu của vua sẽ được đem chưng bày ra nhiều nơi và kẻ nào muốn lấy cũng được.

Dân chúng bỏ nhà mở hết mọi cửa ngõ, như mở hội chợ, và ra đường vây quanh nhà vua. Vua cùng đám dân chúng ấy đều thề nguyền sống khổ hạnh trước Bậc Ðại Sĩ. Am ẩn sĩ được Thiên chủ Sakka cho dựng lên suốt ba dặm đường. Bậc Ðại Sĩ bước qua các túp lều làm bằng lá cành cây này, chỉ định các lều ở giữa dành cho đám phụ nữ vì họ bản tánh rụt rè. Còn những lều bên ngoài dành cho phái nam. Vào ngày Trai giới, họ đều đứng ở vùng đất ấy, tụ tập lại, ăn trái cây do Vissakamma trồng trước đây, và họ giữ giới luật tu hành. Bậc Ðại Sĩ biết rõ tâm mỗi người nào đang chìm đắm vào dục tưởng, sân tưởng hay hại tưởng, liền ngồi trên không mà thuyết Pháp cho từng người, và trong khi nghe Pháp, họ chóng tăng trưởng các Thắng trí và các Thiền chứng.

Một vị vua láng giềng hay tin vua Kàsi đã trở thành vị khổ hạnh, liền quyết định lập vương quốc của mình tại Bàlani. Vì thế vua ấy vào kinh thành, thấy khắp nơi trang hoàng rực rỡ. Vua bước vào cung chiêm ngưỡng đồ thất bảo và nghĩ thầm chắc phải có chuyện nguy hiểm gì đó quanh ngôi báu này. Vua bảo đi triệu vào vài kẻ đang say rượu và hỏi họ vị vua trước đây rời cung điện bằng cung môn nào.

Họ tâu lên:

– Bằng đông môn.

Vì thế vua thân hành ra cổng thành ấy và đi thẳng tới dọc theo bờ sông. Bậc Ðại Sĩ biết vua ấy đến, bước ra đón vua và ngồi trên không thuyết Pháp. Rồi lúc đó vị vua định chiếm nước này lại nguyện xuất gia cùng với hội chúng của mình. Và việc này lại xảy ra một lần nữa cho một vị vua khác.

Như vậy có cả ba quốc độ không người cai trị, voi ngựa được thả đi lang thang khắp các khu rừng. Xe ngựa gãy tan tành vứt trong rừng, tiền bạc trong các kho báu nhiều như cát bụi, tung vãi quanh vùng am ẩn sĩ. Các cư dân tại đó chứng đắc tám Thiền chứng và lúc mạng chung đều được sinh lên Phạm thiên giới. Ngoài ra, ngay cả ngựa voi có tâm được an tịnh nhờ chiêm ngưỡng các bậc Hiền trì, cuối cùng được tái sinh vào sáu cõi thiên ở dục giới.

*

Khi bậc Ðạo Sư đã thuyết Pháp thoại này xong, Ngài bảo:

– Không phải chỉ ngày nay, mà ngày xưa kia ta cũng đã từ bỏ ngai vàng và xuất gia sống đời khổ hạnh.

Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:

– Nữ thần trong chiếc lọng là Uppalavannà (Liên Hoa Sắc), người lái xe là Sàriputta (Xá-lợi-phất), cha mẹ ta là vương tộc ngày nay, triều đình là hội chúng của đức Phật và Hiền giả què câm Mùgapakka chính là Ta.

-ooOoo-

  1. ChuyệnĐại vương Mahàjanaka (Tiền thân Mahà-Janaka)

Chàng là ai chiến đấu anh hùng…,

Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong khi đang ở tại Jetavana (Kỳ Viên) về Ðại sự xuất thế cao cả của Ngài.

Một ngày kia, các Tỷ-kheo ngồi tại Chánh pháp đường bàn luận về việc xuất thế của đức Như Lai. Bậc Ðạo Sư đến và thấy vấn đề này, Ngài bảo:

– Ðây không phải là lần đầu tiên Như Lai thực hành Ðại sự Xuất thế, trước kia Như Lai cũng đã làm như vậy.

Rồi Ngài kể một chuyện quá khứ.

*

Ngày xưa có một vị vua tên là Mahàjanaka trị vì ở Mithilà trong quốc độ Videha. Ngài có hai con trai là Aritthajanaka và Polajanaka. Ngài phong thái tử làm vua kế nghiệp và vương tử thứ hai làm Ðại tướng quân. Sau đó, khi vua Mahàjanaka qua đời, Aritthajanaka lên ngôi vua và lại phong vương đệ làm vị kế nghiệp.

Một ngày kia có một nô lệ vào tâu vua rằng vương đệ muốn giết ngài. Nhà vua nghe tâu chuyện đó nhiều lần, đâm ra nghi ngờ, ra lệnh cầm tù Polajanaka trong gông cùm và canh giữ chàng kỹ ở một nơi không xa hoàng cung. Vương tử phát nguyện:

– Nếu ta là kẻ thù của anh ta, thì cứ cho các xiềng xích và cửa ngõ không ai mở ra được; nếu không, thì xin các xiềng xích cửa ngõ hãy mở ra hết.

Lập tức các xiềng xích đứt ra từng mảnh và cửa ngõ bật tung. Vương tử liền thoát ra, đi đến một làng ở biên thùy và sống ở đó.

Dân chúng nhận ra vương tử, liền đến hầu hạ chàng, vì thế nhà vua không thể nào ra lệnh bắt chàng được. Dần dà chàng trở thành người cai trị xóm làng ở biên địa ấy. Với đám tùy tùng đông đảo, chàng nghĩ thầm: “Ngày trước ta không phải là kẻ thù của anh ta, nhưng nay ta lại là kẻ thù của anh ta rồi”. Thế rồi chàng trở lại Mithilà với đám hầu cận đông đảo đóng quân phía ngoài kinh thành.

Dân chúng hay tin vương tử trở về, liền đem voi ngựa đến đón chàng, và dân chúng các thành thị khác cũng đến tụ tập quanh vương tử. Sau đó chàng gửi một thông điệp cho anh của chàng: “Ngày xưa ta không phải là kẻ thù của ngươi, nhưng nay ta chính là kẻ thù của ngươi đó. Hãy trao lại ta cây lọng trắng của vua, không thì ta gây chiến”.

Khi vua sắp ra chiến trường, ngài giã từ chánh hậu:

– Này ái khanh, không ai biết trước được thắng bại ở sa trưởng. Nếu ta có mệnh hệ nào, ái khanh phải bảo vệ vương nhi trong bụng thật cẩn thận.

Rồi ngài ra đi và binh lính của vương tử Polajallaka đã sớm kết liễu đời ngài trong chiến địa. Tin nhà vua tử trận gây đại hỗn loạn khắp kinh thành. Vương hậu hay tin dữ vội thu góp tư trang quý giá nhất vào trong một chiếc giỏ, trải khăn và gạo trên mặt, ăn mặc dơ bẩn và cải trang, đội giỏ lên đầu và trốn đi vào lúc bất ngờ không ai hay biết.

Bà đi ra cửa bắc nhưng bà không biết đường, vì bà chưa hề đi đâu cả, lại không biết nhắm hướng địa bàn. Trước kia bà có nghe nói đến kinh thành Kàlacampà, nên bà ngồi chờ hỏi thăm xem có ai đi đến đến Kàlacampà không.

Lúc bấy giờ hài nhi trong bụng bà không phải đứa trẻ tầm thường, mà đó là Bậc Ðại Sĩ tái thế, sau khi đã thành tựu các công hạnh Viên mãn (Ba-la-mật), nên Thiên giới Sakka rúng động vì uy lực của vị ấy. Thiên chủ Sakka xem xét duyên cớ và nghĩ rằng có lẽ một Bậc Ðại Sĩ tài đức đang được cưu mang trong bụng chánh hậu, nên ngài phải đi xem sao. Thế là ngài làm phép hiện ra một chiếc xe có phủ trần và đặt một chiếc giường lên, rồi đứng đợi trước cửa ngôi nhà vương hậu đang ngồi, giả dạng làm một lão già lái xe ngựa và hỏi có ai muốn đi đến Kàlacampà không.

– Cha ơi, con muốn đi đến đó.

– Thế thì leo lên mà ngồi, thưa bà.

– Cha ơi, con có thai gần ngày nên không leo được con muốn ngồi đằng sau, cho con chỗ để chiếc giỏ này của con thôi.

– Bà mẹ ơi, nói gì vậy? Không ai biết lái xe như lão đâu đứng sợ, cứ leo lên và ngồi xuống.

Nhờ thần lực của Thiên chủ, mặt đất trồi lên cao đưa bà leo lên đến tận phía sau xe. Khi nằm trên giường, bà đoán biết đây phải là một vị thần. Vừa đặt mình xuống chiếc giường thần, bà liền ngủ ngay. Sau chừng ba mươi dặm đường, Sakka Thiên chủ đến một con sông, đánh thức bà dậy, bảo:

– Bà mẹ ơi, hãy dậy mà tắm sông, đầu giường có một cái áo choàng, cứ mặc vào, trong xe có bánh, cứ ăn nhé.

Bà làm theo lời Thiên chủ rồi lại lên giường nằm đến chiều tối. Khi đến Campà, bà thấy cổng thành, tháp chuông và thành lũy, bà hỏi thành này tên gì, Thiên chủ đáp:

– Thành Campà đó, bà mẹ ơi?

– Cha nói gì thế, từ kinh thành của con đến Campà không phải sáu mươi dặm đường đó sao?

– Ðúng vậy, bà mẹ ơi, nhưng lão biết đường tắt.

Thế rồi ngài để bà xuống xe ở cổng nam.

– Bà mẹ ơi, làng của lão ở đằng kia kìa, bà mẹ cứ vào kinh thành đó.

Nói xong Thiên chủ Sakka biến đi, trở lại cõi trời.

Vương hậu ngồi xuống một thềm nhà bên đường. Lúc bấy giờ có một Bà-la-môn dạy kinh Vệ-đà, ở tại thành Campà, đang cùng năm trăm đệ tử đi tắm, chợt thấy vương hậu ngồi đó, dáng điệu xinh đẹp và thanh lịch. Và nhờ thần lực của Bậc Ðại Sĩ trong bụng bà, nên người này thấy mến yêu bà ngay như đối với một cô em gái, liền bảo các đồ đệ đợi bên ngoài, một mình đi vào thềm nhà, hỏi bà:

– Này cô em, cô ở xóm làng nào?

Bà đáp:

– Ta là Chánh hậu của vua Aritthajanaka ở kinh thành Mithilà.

– Tại sao bà đến đây?

– Vua mới bị em ngài giết chết, ta sợ quá phải đến đây để cứu mạng đứa con sắp ra đời.

– Thế bà có họ hàng tại đây không?

– Không ai cả, cha à.

– Ðừng lo gì cả, ta là một Bà-la-môn miền Bắc thuộc gia đình có thân thế lớn, ta là một đại sư danh tiếng khắp xa gần, ta sẽ chăm sóc bà như em gái ta vậy, hãy gọi ta là anh và ôm chân ta mà la khóc to lên nào!

Bà liền khóc lóc thảm thiết, gục dưới chân ông ta, và họ an ủi lẫn nhau. Các đệ tử của ông thầy chạy đến hỏi cớ sự ra sao.

– Ðây là em gái út của ta, cô ấy sinh ra lúc ta đã đi xa nhà.

– Ồ sư phụ đừng buồn, bây giờ sư phụ đã gặp lại sư muội rồi.

Ông thầy liền bảo đem lại một xe lớn có mui trên, mời bà lên ngồi và đưa về nhà mình, dặn họ bảo bà vợ ông ta rằng đây là em gái mình và phải đón tiếp tử tế. Bà vợ vị Bà-la-môn này đem nước ấm cho bà tắm xong, dọn giường cho bà nằm. Người Bà-la-môn đi tắm về, vào giờ cơm ông cho gọi cô em gái ra cùng ăn và chăm sóc bà chu đáo trong nhà ông.

Chẳng bao lâu bà hạ sinh một con trai, họ đặt tên hài nhi theo tên tổ phụ là vương tử Mahàjanaka. Khi lớn lên, cậu bé thường chơi đùa với các thiếu niên khác, và khi chúng trêu ghẹo cậu để khoe dòng dõi chính thống quý tộc (Khattiya) của chúng, cậu thường đánh lại chúng bằng sức mạnh siêu đẳng và lòng dũng cảm của mình.

Khi chúng kêu khóc và được hỏi ai đánh chúng, chúng thường trả lời:

– Con bà góa.

Vương tử suy nghĩ: “Chúng cứ gọi ta là con bà góa mãi, ta sẽ hỏi mẹ xem sao”.

Một hôm cậu hỏi mẹ:

– Mẹ ơi, con là con của ai?

Bà nói dối cậu, bảo rằng vị Bà-ba-môn là cha cậu. Khi cậu đánh chúng bạn, chúng lại gọi cậu là con bà góa, cậu trả lời vị Bà-la-môn là cha của cậu, chúng vặn lại:

– Vị Bà-la-môn là gì của bạn?

Cậu suy nghĩ: “Mấy tên này bảo ta: Vị Bà-la-môn là gì của ta. Mẹ ta không muốn giải thích việc này cho ta, bà không muốn nói thật vì danh dự của bà, thôi ta phải xin bà nói sự thật cho ta rõ”.

Thế rồi khi bú sữa mẹ, cậu cắn vú bà và bảo:

– Mẹ hãy cho con biết cha con là ai, nếu không con sẽ cắn đứt vú mẹ đấy.

Bà không thể dối cậu được nữa, đành đáp:

– Con ơi, con là con vua Aritthajanaka ở thành Mithila đó, cha con bị chú Polajanaka giết, mẹ phải đem con đến đây để cứu mạng con; vị Bà-la-môn này xem mẹ như em gái và săn sóc mẹ chu đáo.

Từ đó cậu không tức giận khi ai gọi cậu là con bà góa nữa. Trước năm mười sáu tuổi, cậu đã thuộc ba tập kinh Vệ-đà và nhiều môn học khác. Khi đến mười sáu tuổi, cậu rất khôi ngô tuấn tú. Cậu nghĩ thầm: “Ta sẽ chiếm lại ngai vàng của cha ta”. Thế rồi cậu hỏi mẹ:

– Mẹ có tiền không mẹ? Nếu không, con sẽ đi buôn kiếm tiền và dành lại ngai vàng của cha con.

– Con ơi, mẹ đến đây không phải hai tay trắng đâu, mẹ có để dành ngọc ngà châu báu kim cương đủ để chiếm lại ngai vàng. Hãy đem chúng đi giành lại ngôi vua, đừng tính đi buôn nữa.

– Thưa mẹ, hãy cho con một nửa số châu báu đó, con sẽ đi đến Suvannabhùmi (Xứ vàng) và làm giàu tại đó xong mới đi lấy lại ngai vàng.

Cậu xin bà một nửa số châu báu và cùng với số vốn liếng đi buôn của cậu, cậu đem theo chiếc tàu buôn một số thương nhân đi đến Suvannabhùmi. Cậu từ giã mẹ và nói cho bà biết nơi cậu sắp đến.

– Con ơi, đi biển may ít rủi nhiều, con đừng đi. Con có đủ vàng bạc để chiếm lại ngôi báu mà.

Nhưng cậu nói với mẹ rằng cậu muốn đi, nên cậu từ giã bà và lên tàu ra khơi. Cùng ngày ấy, vua Polajanaka phát trọng bệnh không ngồi dậy được. Còn chiếc tàu buôn chở cả bảy đoàn lữ hành cùng đám gia súc của họ, trong bảy ngày đi được bảy trăm dặm đường. Nhưng vì quá nặng nề không thể chịu đựng được nữa, ván tàu nứt ra, nước ùa vào mỗi lúc một cao thêm. Tàu bắt đầu chìm giữa biển cả trong lúc các thủy thủ la khóc thảm thiết và cầu cứu các thần linh.

Riêng bậc Ðại Sĩ không hề kêu khóc cầu cứu gì cả. Biết rằng con tàu đã tận số, ngài trộn đường với bơ tươi ăn thật no nê, rồi bôi dầu vào áo quần sạch, thắt chặt đồ đạc quanh mình cậu và đứng dựa cột buồm. Khi con tàu chìm, chiếc cột buồm vẫn đứng thẳng. Người vật trên tàu đều làm mồi cho cá và rùa trạnh. Nước biển nhuộm màu máu cả một vùng.

Nhưng bậc Ðại Sĩ đứng trên cột buồm, định hướng thành Mithilà, rồi bay bổng lên từ đỉnh cột buồm, vận dụng hết sức mạnh băng qua bầy cá rùa biển ấy và rơi xuống cách con tàu chừng khoảng một trăm bốn mươi cubit (1 cubit: 45cm). Cũng vào ngày đó vua Polajanaka từ trần.

Sau đó, bậc Ðại Sĩ vượt dòng sóng biếc, rẽ sóng như một khối vàng ròng. Một tuần trôi qua như chỉ một ngày. Khi đã thấy bờ, ngài liền súc miệng và nhịn ăn. Lúc bấy giờ tiên nữ Mammekhalà (Ngọc Ðới) được Bốn vị Thiên vương cai quản thế gian phong làm thần giữ biển. Các vị ấy bảo nàng:

– Những con người có đạo hạnh như hiếu thảo với mẹ không đáng bị chết chìm dưới biển. Hãy tìm thử và cứu họ.

Nhưng trong bảy ngày liền, nàng chẳng nhìn ra biển và có người cho là tâm trí nàng đã ngẩn ngơ vì ham hưởng lạc thú thiên giới. Có người lại cho là nàng bận đi dự hội ở thiên đình. Tuy thế, đến ngày thứ bảy nàng cũng nhìn ra biển và tự nhủ: “Hôm nay là ngày thứ bảy rồi ta không nhìn ra biển, ai đang tiến tới kia?” Khi thấy Bậc Ðại Sĩ , nàng nghĩ thầm: “Nếu vương tử Mahàjanaka đã chết chìm dưới biển thì lẽ ra ta đã phải đi dự hội tại thiên đình rồi”.

Vì thế này hóa hình thật lộng lẫy đứng trên không gần chỗ Bồ-tát và ngâm vần kệ thứ nhất để thử năng lực của ngài:

  1. Chàng là ai chiếnđấu anh hùng
    Giữađại dương xa hẳn đất bằng,
    Bạn hữu là ai chàng tín nhiệm
    Ðến bên chàng giúp một tay cùng?

Bồ-tát đáp lời:

– Ðây là ngày thứ bảy ta ở trên đại dương, ngoài ta ra không có bóng người thứ hai nào cả. Ai đang nói với ta vậy kìa?

Rồi nhìn lên không trung, ngài ngâm vần kệ thứ hai:

  1. Biết phận sự ta ở cõi trần,
    Khi ta nỗ lực, hỡi Thiên thần,
    Nơiđây giữa đại dương xa đất,
    Ta đấng nam nhi gắng hết lòng.

Vì muốn nghe Pháp lành, nữ thần liền ngâm vần kệ thứ ba:

  1. Ðây giữa biển sâu rộng chẳng cùng,
    Bến bờ xa tít mắt vời trông,
    Sức chàng tận dụng thành mây khói,
    Giữađại dương, chàng gặp tử thần
    .

Bồ-tát trả lời:

– Tại sao nàng nói như vậy? Nếu ta mất lòng trong lúc ta gắng hết sức mình thì dẫu sao đi nữa ta cũng không còn bị ai chê trách.

Rồi ngài ngâm kệ:

  1. Ai làm gắng hết sức nam nhân,
    Ðối với người thân, chẳng lỗi lầm,
    Thiênđế cũng không đòi trả nợ,
    Chẳng hề ân hận ở trong lòng.

Kế đó nữ thần ngâm kệ:

  1. Chiếnđấu như vầy ích lợi sao,
    Phí công vô ích được gì nào?
    Báođền không có gì thành đạt,
    Chỉ có tử thần đổi khổ đau.

Thế là Bồ-tát ngâm các vần kệ sau để cho nữ thần thấy nàng nhận xét thiếu sáng suốt:

  1. Ai nghĩ không gìđể đấu tranh,
    Và không chiếnđấu hết lòng mình,
    Bại vong là lỗi cần chê trách,
    Vì chính lòng hèn yếu bất thành.

    7. Con người dự định việc trên đời,
    Làm việc mình xem tốt tuyệt vời,
    Dự định thành công hay thất bại,
    Tương lai chỉ rõ cuối cùng thôi.

    8. Nữ thần chẳng thấy đó hay chăng,
    Chính việc ta nay quyết định phần:
    Bao kẻ chết chìm, ta được sống,
    Và nàng đang đứng cạnh trên không.

    9. Vậy ta chiến đấu hết sức ta
    Qua giữa đại dương thẳng đến bờ,
    Trong lúc sức tàn, ta vẫn gắng,
    Quyết không lùi đến lúc nguy cơ.

Nữ thần nghe những lời lẽ anh dũng đó, liền ngâm vần kệ tán thán ngài:

  1. Chàngđang chiến đấu thật hùng cường,
    Giữa biển mênh mông thật bạo tàn,
    Chẳng thối lui, chối từ nhiệm vụ,
    Gắng công nơi phận sự chờ chàng,
    Hãyđi đến chốn lòng chàng muốn,
    Ðứng để gian nan cản bước đường.

Sau đó nữ thần hỏi ngài muốn đưa đi đâu, ngài đáp:

– Tới kinh thành Mithilà.

Nàng liền tung ngài lên không như một tràng hoa, rồi ôm ngài vào lòng như đứa con thân yêu, và vụt lên giữa không gian. Bồ-tát ngủ suốt bảy ngày, thân thể ướt đầm nước muối và rúng động vì sự tiếp xúc với thần tiên này. Rồi nữ thần mang ngài đến Mithilà, đặt ngài nằm nghiêng bên hữu trên bệ đá dùng để tế lễ trong một vườn xoài, giao cho các nữ thần trong ngôi vườn phò trợ ngài rồi trở về nơi cũ.

Lúc bấy giờ vua Polajanaka không có vương tử, chỉ có một công chúa thông thái và hiền đức, tên là Sìvalidevì. Quần thần hỏi nhà vua khi ngài sắp băng hà:

– Tâu Ðại vương, chúng thần sẽ trao ngôi báu cho kẻ nào khi Ðại vương về chầu trời?

Nhà vua bảo:

– Hãy giao lại cho kẻ nào làm đẹp lòng công chúa Sìvalì, hoặc người nào biết được đâu là phía đầu của chiếc ngự sàng hình vuông, hoặc người nào giương được chiếc cung cần sức mạnh của cả ngàn người, hoặc người nào tìm ra được mười sáu kho báu.

– Tâu Ðại vương, xin cho chúng thần biết danh sách mười sáu kho báu ấy.

Nhà vua liền lập lại danh sách ấy:

  1. Kho báu mặt trời mọc buổi mai,
    Kho tàng kia lại ở phươngđoài,
    Kho tàng trong với kho ngoài ấy,
    Kho báu không trong cũng chẳng ngoài.

    12. Kho ở nơi lên xuống của ta,
    Ở nơi có bốn trụ sà-la,
    Ởđầu răng với đầu đuôi ấy,
    Và ở vòng dây yo-ja-na,
    Ở các đầu cành cây cổ thụ,
    Ở trứng nước lạnh ke-bu-ka.

    13. Mười sáu kho châu báu ngọc vàng,
    Phải tìm nơi để các kho tàng,
    Chiếc cung cần một ngàn nam tử,
    Làm đẹp lòng công chúa, ngự sàng.

Ngoài các kho báu trên, vua còn nêu danh sách các kho báu khác. Sau khi vua từ trần, các đại thần làm lễ tống táng xong, vào ngày thứ bảy, họ hội họp lại và quyết định:

– Ðại vương ban lệnh chúng ta giao ngôi báu cho kẻ nào làm đẹp lòng con gái ngài, nhưng ai là kẻ có khả năng làm vừa ý công chúa đây?

Họ đồng đáp:

– Viên đại tướng là một kẻ được vua sủng ái.

Thế rồi họ cho triệu vị này đến. Vị này liền đến trước cung môn và báo cho công chúa biết ông ta đã đến chầu. Công chúa hiểu duyên cớ gì ông ta đến và để thử xem ông ta có đủ tài trí xứng đáng với chiếc lọng của hoàng gia không, nàng cho triệu ông ta vào. Nghe lệnh công chúa và ước mong làm đẹp lòng nàng, ông liền chạy lên bệ rồng và đứng cạnh nàng. Muốn thử ông, nàng bảo:

– Chạy ra ngoài sân, nhanh lên!

Ông ta vùng lên chạy, tưởng là công chúa hài lòng lắm. Công chúa lại bảo:

– Ðến đây.

Ông ta vội chạy đến. Công chúa thấy ông ta thiếu hẳn tài trí, nàng nói:

– Ðến xoa chân ta.

Ông ta liền ngồi xuống xoa chân công chúa cho nàng hài lòng. Thế là nàng đá vào ngực ông ta té lăn rồi bảo đám thị nữ:

– Ðánh tên khùng mù quáng ngu ngốc này và lôi cổ nó ra.

Chúng dạ vang tuân lệnh. Rồi chúng nói với ông:

– Thưa Ðại tướng. . .

Ông ta đáp:

– Thôi đừng nói nữa, nàng ấy không phải là người.

Sau đó viên quan giữ kho tàng đến, nàng cũng làm nhục ông ta như vậy. Lần lượt các viên quan giữ kho, giữ lọng, giữ kiếm đều bị nàng hạ nhục.

Thế rồi quần thần quyết định:

– Không kẻ nào làm đẹp lòng công chúa, vậy hãy gả nàng cho kẻ nào giương được cây cung cần sức mạnh của cả ngàn người.

Nhưng không ai giương cung nổi cả. Sau đó họ bảo:

– Hãy gả nàng cho người nào biết được đâu là đầu của chiếc ngự sàng hình vuông.

Nhưng không một ai biết cả.

– Vậy thì gả nàng cho kẻ nào tìm được mười sáu kho tàng.

Nhưng rồi cũng chẳng ai tìm ra. Sau đó quần thần họp lại bảo nhau:

– Ngôi báu không thể nào không có vua trị, vậy phải làm gì bây giờ?

Lúc đó vị tế sư của hoàng gia bảo họ:

– Ðừng lo, ta phải đem ra một chiếc xe hoa, hễ vị nào được xe hoa rước về là sẽ có đủ uy lực cai trị cõi Diêm-phù-đề.

Họ chấp thuận, ra lệnh cả kinh thành trang hoàng thật lộng lẫy, cho bốn con ngựa màu đỏ tía buộc vào chiếc xe hoa, phủ kín màn vải lên chúng, gắn năm phù hiệu của hoàng gia vào và một đám tùy tùng vây quanh bốn phía xe. Bấy giờ tiếng kèn khua vang dội trước xe, chỉ có một người lái xe, ngoài ra không có ai ở trong xe cả. Sau đó, vị tế sư ra lệnh khua chiêng trống đằng sau, và sau khi rảy nước trong chiếc bình bằng vàng lên dây cương và roi ngựa, vị này ra lệnh cho xe đi tìm vị vua đủ tài đức cai trị quốc độ.

Chiếc xe hoa oai vệ đi quanh hoàng cung rồi tiến ra đường cái. Vị đại tướng cùng nhiều viên quan trong triều đều tưởng rằng xe đang đi tới phía nhà mình. Nhưng rồi xe cứ đi thẳng ngang qua mọi phố phường trang nghiêm diễn hành quanh kinh thành, ra khỏi đông môn và tiến tới ngự viên. Khi ấy xe đi quá nhanh, đám hầu cận bảo xe dừng lại, nhưng vị tế sư bảo:

– Đừng dừng lại, cứ để nó đi một trăm dặm tùy thích.

Xe tiến vào ngự viên, trịnh trọng đi vòng quanh bệ đá và dừng lại như thể sẵn sàng cho người bước lên. Vị tế sư ngắm Bồ-tát đang nằm đó và bảo các vị đại thần:

– Thưa các ngài, ta thấy có người nằm đó, ta không biết người đó có đủ tài trí xứng đáng với chiếc lọng trắng của hoàng gia không. Nếu vị này là người có tài thánh thì sẽ không thèm nhìn ta đâu, nhưng nếu đó là một kẻ hạ tiện thì sẽ giật mình khiếp sợ khi nhìn thấy ta, vậy hãy đánh chiếng trống lên cả nào.

Vì thế họ khua dậy hàng trăm thứ trống kèn chẳng khác nào tiếng gầm thét của biển cả. Bậc Ðại Sĩ lúc đó thức giấc vì nghe tiếng ồn ào, mở khăn che đầu ra nhìn quanh, thấy đám đông rầm rộ. Ngài nghĩ có lẽ chiếc lọng trắng đã đến tay ngài nên lại che đầu và quay sang nằm phía bên tả. Vị tế sư mở chân ngài ra xem, ngắm các tướng mạo của ngài và bảo:

– Ðừng nói một châu thiên hạ mà làm gì, vị này có đủ uy lực cai trị cả bốn châu.

Thế là ông ta ra lệnh đáng chiêng trống lại lần nữa.

Bồ-tát mở khăn trùm mặt ra, quay người sang bên hữu và nhìn đám đông. Vị tế sư trấn an mọi người xong, chắp hai tay lại, cúi xuống trước ngài cung kính nói:

– Xin Ðại vương đứng dậy, vương quốc này thuộc quyền ngài rồi.

Bồ-tát trả lời:

– Thế đức vua đâu?

– Vua đã băng hà.

– Ngài không có vương tử, vương đệ gì sao?

– Tâu Ðại vương, không.

– Thôi được, thế thì ta nhận ngai vàng.

Rồi ngài đứng dậy, ngồi xếp bằng trên bệ đá. Quần thần làm lễ quán đảnh (rảy nước thánh lên đầu để phong vương) cho ngài tại đó và thế là ngài trở thành vua Mahàjanaka. Rồi ngài bước lên xe về thành với vẻ uy nghi lẫm liệt của bậc đế vương. Ngài vào cung, bước lên ngai vàng, ban chức tước cho vị đại thần và các quan lại khác.

Lúc bấy giờ công chúa muốn thử tài của ngài qua cách xử sự đầu tiên, liền cho gọi một thị vệ đến bảo:

– Ngươi hãy tâu với Ðại vương là công chúa Sìvalì muốn mời ngài đến lập tức.

Vị vua tài trí này làm như không nghe lời gã, cứ tiếp tục phát họa cung điện:

– Phải thế này mới được.

Biết không thể nào làm nhà vua chú ý tới mình, gã trở lại tâu công chúa:

– Tâu công chúa, Ðại vương nghe công chúa nói vậy mà cứ tiếp tục phát họa sơ đồ hoàng cung thôi, ngài chẳng quan tâm gì đến công chúa cả.

Công chúa tự nhủ: “Ðây phải là người có tâm hồn cao cả lắm”. Và nàng cho một sứ giả thứ hai rồi thứ ba đến nữa. Sau cùng vua vào cung, dáng điệu thong dong thư thái, ngáp dài dáng như sư tử. Khi ngài đến gần, công chúa không thể nào đứng yên được trước vẻ uy nghi của ngài, liền bước lên đưa tay ra cho ngài vịn. Ngài cầm lấy tay nàng đi lên bệ vàng và sau khi ngự trên vương sàng, dưới cây lọng trắng, ngài hỏi các đại thần:

– Khi tiên đế thăng hà, ngài có chỉ dạy các ngươi điều gì không?

Họ đáp:

– Vương quốc phải được giao cho kẻ nào có thể làm đẹp lòng công chúa.

– Thế công chúa đã đưa tay cho ta vịn khi ta đến gần nàng, như vậy ta đã làm đẹp lòng nàng rồi, còn điều gì khác nữa?

– Tiên đế bảo vương quốc phải được trao lại cho kẻ biết được phía đầu của ngự sàng hình vuông này.

Vua đáp:

– Ðiều này khó nói thật, nhưng cũng có thể biết được nhờ sáng kiến.

Thế là ngài rút ra một cây kim vàng trên đầu ngài và đưa đưa cho công chúa, bảo:

– Đặt cái này vào cho đúng chỗ.

Nàng cầm lấy kim đặt vào đầu của chiếc ngự sàng.

Thấy vậy, họ đưa ra câu tục ngữ:

– Nàng trao tặng chàng thanh kiếm.

Nhờ dấu hiệu này, ngài biết đâu là phía đầu ngự sàng, nhưng cứ vờ làm như ngài không nghe họ nói. Ngài hỏi họ nói gì, và khi họ lập lại câu đó. Ngài bảo:

– Biết đầu chiếc ngự sàng cũng không kỳ diệu gì.

Rồi ngài hỏi:

– Còn gì để thử tài nữa.

Họ đáp:

– Tâu Ðại vương, tiên đế ra lệnh trao ngôi báu cho người nào giương được cây cung cần sức mạnh của cả ngàn người.

Khi họ đem cây cung đến theo lệnh ngài. Ngài giương nó lên ngay lúc đang ngồi trên long sàng như thể đó là cái khung xe chỉ của đàn bà.

– Cái gì nữa cứ nói đi – Ngài bảo.

– Tiên đế ra lệnh trao vương quốc cho kẻ nào tìm ra được mười sáu kho tàng.

– Danh sách đâu?

Các đại thần kể lại danh sách đã nói trên. Trong lúc nghe họ nói, ngài thấy ý nghĩa dần dần sáng tỏ ra như thể trăng hiện lên trên bầu trời.

– Hôm nay chưa phải lúc, để ngày mai ta sẽ đi lấy các kho báu.

Ngày hôm sau ngài họp quần thần lại và hỏi:

– Tiên đế trước đây có cúng dường các vị Ðộc Giác Phật không?

Khi nghe họ bảo có, ngài nghĩ thầm: “Mặt trời ở đây không phải là mặt trời thật, mà các vị Ðộc Giác Phật thường được gọi là mặt trời vì hình dáng tương tự như thế; vậy kho tàng phải ở nơi tiên đế thường đến gặp các vị này”. Rồi ngài bảo họ:

– Khi các vị Ðộc Giác Phật đến, tiên đế thường gặp các Ngài ở đâu?

Họ tâu lại nơi này nơi nọ. Ngài ra lệnh đào chỗ đó lên và tìm ra kho tàng.

– Thế khi tiên đế tiễn các vị Ðộc Giác Phật ra về, tiên đế đứng ở đâu để tạ từ?

Họ tâu lại và ngài ra lệnh đào chỗ đó lên. Quần thần reo hò vang dậy tỏ lòng hân hoan đồng nói:

– Khi nghe nói chỗ mặt trời mọc, dân chúng trước kia đã quanh quẩn đào đất về phía mặt trời mọc thật, rồi khi nghe phía mặt trời lặn, họ lại đào đất phía đó, nhưng đây mới đúng là kho tàng châu báu, thật là kỳ diệu!

Khi họ bảo:

– Kho tàng bên trong.

Ngài liền cho đào lên kho tàng ở bậc thềm nhà bên trong đại môn của hoàng cung.

– Kho tàng bên ngoài.

Ngài liền cho đào kho tàng ở bên ngoài thềm.

– Không ở trong cũng không ở ngoài.

Ngài cho đào kho tàng ở dưới thềm.

– Ở nơi bước lên.

Ngài cho đào kho tàng ở nơi đặt chiếc thang bằng vàng để nhà vua ngự lên vương tượng.

– Ở nơi bước xuống.

Ngài cho lấy ra kho tàng ở nơi nhà vua ngự xuống từ vương tượng.

– Ở bốn cột trụ lớn bằng gỗ sàla.

Có bốn chân chống lớn dưới vương sàng, làm bằng gỗ sàla, nơi triều thần phủ phục trên sân chầu, từ đó ngài cho lấy ra bốn bình đầy châu báu.

– Vòng dây cương yojana.

Lúc bấy giờ yojana là vòng dây cương xe ngựa, thế là ngài cho đào quanh long sàng cỡ bằng một vòng dây cương ngựa, rồi lấy ra các bình châu báu.

– Kho tàng ở đầu răng.

Ở nơi vương tượng đứng, ngài lấy ra hai bình châu báu ngay trước hai ngà voi.

– Ở mút đuôi.

Từ nơi vương mã đứng, ngài lấy ra những bình châu báu nằm chỗ đối diện với cái đuôi của vương mã.

Trong nước kebuka.

Lúc bấy giờ, nước được gọi là kebuka, thế là ngài cho tát hết nước trong hồ của hoàng cung và lấy lên kho báu.

– Kho báu ở ngọn cây.

Ngài lấy ra các bình báu vật chôn trong khoảng tàng cây sàla che bóng trưa giữa vườn ngự uyển. Như vậy ngài đã lấy ra đủ mười sáu kho báu và hỏi xem còn nữa không, họ đồng đáp:

– Không còn.

Dân chúng vô cùng hoan hỷ. Nhà vua lại bảo:

– Ta sẽ đem châu báu này ra bố thí.

Thế là ngài bảo dựng lên năm sảnh đường bố thí giữa kinh thành và tại các cung môn rồi ban lệnh đại chẩn tế. Sau đó ngài truyền đi mời mẹ ngài và người Bà-la-môn từ Kalacampà về tuyên dương tán thán công đức của hai vị.

Trong những ngày đầu tiên trị nước, vua Mahàjanaka, con trai của vua Aritthajanaka, cai trị khắp mọi quốc độ ở Videha. Dân chúng bảo nhau:

– Hoàng đế thật tài đức, chúng ta muốn yết kiến long nhan.

Thế là cả kinh thành xôn xao muốn yết kiến tân vương, đem đến kinh đô đủ lễ vật từ khắp nơi. Họ chuẩn bị đại lễ tại kinh đô, phủ lên hào lũy cả hoàng cung một lớp hồ vữa in dấu tay của họ, treo đầy hương liệu và tràng hoa, tung vãi ngũ cốc rang, hoa, hương trầm mù mịt cả bầu trời và soạn sẵn đủ thức ăn uống. Khi mang lễ vật vào dâng lên vua, họ đứng vây quanh với đủ loại phẩm vật cứng, mềm, mọi thức uống, trái cây.

Ðám đại thần ngồi một bên, một bên là các Bà-la-môn, một phía nữa là các thương nhân giàu có, một phía nữa là các vũ nữ xinh đẹp, các Bà-la-môn danh ca có tài về lễ nhạc, hát vang những khúc hoan ca, với hàng trẫm nhạc cụ được khua động, cho nên hoàng cung vang dậy lên một âm thanh ầm ỹ như giữa lòng đại dương Yugandhara. Khi vua nhìn quanh mọi nơi, hết thảy đều rúng động.

Bồ-tát ngồi dưới cây lọng trắng, ngắm cảnh huy hoàng rực rỡ chẳng khác nào cung của Sakka Thiên chủ, và ngài hồi tưởng những chiến đấu gian nan của ngài trên đại dương. “Dũng cảm là điều chính đáng cần phải biểu dương, nếu ta không biểu lộ lòng dũng cảm trên đại dương thì làm sao ta được huy hoàng như ngày nay?” Một nỗi hoan hỷ khởi lên trong lòng ngài trong lúc hồi tưởng quá khứ, khiến ngài lập tức bật lên một tiếng kêu to đắc thắng.

Sau đó ngài hoàn thành Thập vương pháp (mười nhiệm vụ của một anh quân), cai trị rất đúng pháp và thường cúng dường các vị Ðộc Giác Phật. Cùng với thời gian này, hoàng hậu Sìvalì hạ sinh một hoàng nam đầy đủ các tướng tốt lành và được đặt tên là Dìghàvu-Kumàra (Vương tử Trường Thọ).

Khi hoàng tử lớn lên, nhà vua phong con làm kẻ phó vương.

Một ngày kia, người giữ vườn ngự uyển đem dâng vua đủ loại hoa quả. Vua rất đẹp ý và muốn làm vinh dự cho gã, ngài bảo gã trang hoàng ngôi vườn ngự uyển rồi ngài sẽ đến viếng. Người làm vườn vâng lời ngài dạy, xong tâu vua. Ngài liền ngự vương tượng có đám cận thần theo hầu, đi vào cổng ngự viên.

Bấy giờ gần đó có hai cây xoài xanh tươi, một cây không trái, còn một cây đầy trái rất ngon ngọt. Trước đây vua chưa nếm trái nào nên không ai dám hái cả. Ngay khi nhà vua đi ngang qua trên mình voi ngài hái một trái ăn thử. Lúc quả xoài đụng đầu lưỡi ngài một mùi hương cao quý xông lên khiến ngài nghĩ thầm: “Khi trở về, ta sẽ hái thêm nhiều trái nữa”. Nhưng khi được biết vua đã nếm trái đầu tiên rồi thì mọi người từ thái tử đến các người quản tượng đều tụ tập lại ăn xoài, còn những người không ăn trái thì lại lấy gậy phá cây, ngắt lá cho đến lúc cây tơi tả, xơ xác trong lúc cây kia vẫn đứng sững tươi đẹp như một ngọn núi ngọc bích. Khi ra khỏi ngự viên, thấy vậy vua liền hỏi các đại thần. Họ tâu:

– Khi đám người này thấy Hoàng thượng đã “ngự” trái đầu tiên rồi, thì họ phá cây.

– Nhưng cây kia không mất một ngọn lá nào.

– Nó không thiệt hại gì vì nó không có quả.

Vua vô cùng xúc động: “Cây này giữ được màu xanh tươi vì nó không có quả, trong lúc cây bạn nó bị tan tành vì có quả. Vương quốc này cũng như cây có quả kia, còn đời người tu hành chẳng khác nào cây không trái. Chính người có của cải mới sợ hãi, chứ kẻ mình trần thân trụi thì chẳng phải sợ gì. Ta sẽ giống như cây không trái kia, chứ chẳng giống cây có trái nọ tý nào. Ta quyết sẽ từ bỏ tất cả cảnh huy hoàng lại, từ bỏ thế gian và trở thành vị khổ hạnh”. Quyết định vậy xong, ngài mới vào thành, đứng ở cửa cung, cho mới vị đại tướng vào bảo:

– Này Tướng quân, từ hôm nay đừng cho ai yết kiến ta, trừ một thị giả đem cơm cho ta và một thị giả khác đem nước và bàn chải cho ta súc miệng. Còn khanh hãy cùng các Chánh phán quan lão thần trong triều lo cai trị nước. Từ nay ta sẽ sống tu hành như một ẩn sĩ đệ tử Phật trên tháp hoàng cung.

Nói xong, ngài đi lên đỉnh tháp hoàng cung một mình và sống đời tu sĩ theo đạo Phật.

Thời gian qua, dân chúng tụ tập trong sân chầu mà không yết kiến Bồ-tát được, họ bảo nhau:

– Ngài chẳng giống Ðại vương của ta ngày trước.

Rồi họ ngâm kệ:

  1. Chúa thượng, Ðại vương cõi thế gian,
    Ðổi thay thật khác trước hoàn toàn,
    Hoan ca, ngài chẳng lưu tâmđến,
    Vũ nữ, ngài không thiết ngó ngàng.

    15. Hươu nai, ngự uyển,đám thiên nga
    Chẳng quyến rũ đôi mắt hững hờ,
    Tĩnh tọa, ngài thành câm lặng quá,
    Ðể bao việc nước cứ trôi qua.

Họ lại hỏi thị giả và người hầu cận của vua:

– Ðại vương có bao giờ nới chuyện với quý vị không?

– Không bao giờ cả – Họ đáp.

Rồi họ kể lại chuyện đức vua với tâm trí luôn luôn trầm mặc, xa rời mọi dục lạc. Ngài nhớ lại các bậc hiền hữu của ngài, các vị Ðộc Giác Phật, và tự nhủ: “Ai có thể chỉ cho ta biết nơi an trú của các Hiền nhân đã giải thoát mọi tham ái và đầy đủ mọi công đức này?” .

Rồi ngài cảm khái ngâm lớn ba vần kệ:

  1. Tránh ngoại cảnh, chuyên chú lạc tâm,
    Thoát ràng buộc, sợ hãi phàm trần,
    Ðâu vườn tiên giới, già cùng trẻ,
    Ðồng trú bao Hiền Thánh trí nhân?

    17. Bỏ lạiđằng sau mọi dục tham,
    Ta tôn sùng các Thánh vinh quang,
    Giữađời điên đảo vì cuồng vọng,
    Chư vị ly tham, bước tịnh an.

    18. Các Ngài phá hết lưới ma thần,
    Cạm bẫy kẻ lừa dối đã giăng,
    Thoát mọi buộc ràng, thanh thản bước,
    Ai đưa ta đến chỗ Ngài chăng?

Ngài sống đời ẩn sĩ tu hành trong cung vua được bốn tháng, cuối cùng ngài quyết tâm từ bỏ đời thế tục. Ngài thấy cung vua chẳng khác nào một tầng địa ngục ở giữa các thế gian, và ba cõi sinh hữu (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) đang bốc cháy. Trong tâm trạng ấy, ngài bỗng phát họa cảnh kinh thành Mithilà cùng với ý tưởng: “Bao giờ thì đến lúc ta từ giã kinh thành Mithilà huy hoàng rực rỡ như cung trời Sakka (Ðế Thích) này để đi vào rừng Himavat (Tuyết Sơn) khoác áo khổ hạnh?”

  1. Khi nào rời bỏ Mi-thi-là,
    Lộng lẫy nguy nga quả thật là,
    Bao kiến trúc sưđà tạo dựng
    Công trìnhđồ sộ đẹp lòng ta.

    20. Chiến lũy, cung môn, các dãy thành,
    Phố phường giăng trải khắp chung quanh,
    Ngựa, bò, xe chạy từng đoàn lũ,
    Hồ nước, vườn hoa thật đẹp xinh.

    21. Kinh thành danh vọng khắp xa gần,
    Rộn rịp bao binh sĩ, tướng quân,
    Mình khoác chiến bào da hổ báo,
    Vẫy cờ, khí giới sáng tưng bừng.

    22. Bà-la-môn mặc lụa Kà-si
    Sực nức trầm hương, điểm ngọc chi,
    Cung điện và cung phi mỹ nữ
    Mang đầy mão miện, đủ hoàng y.

    23. Bao giờ ta bỏ chúng, đi ra
    Tìm cực lạc đơn độc xuất gia,
    Mang phấn tảo y, bình nước uống,
    Bắt đầu đời hạnh phúc riêng ta?

    24. Bao giờ ta lạc bước vào rừng,
    Ăn trái cây hoang dã đón mừng,
    Hòa điệu lòng ta vào độc trú
    Như người hòa điệu thất huyền cầm?

    25. Tâm ta giải thoát khỏi mong cầu
    Lợi lạc đời này hoặc kiếp sau,
    Như thể thợ giày làm guốc gỗ
    Bào mòn các cạnh láng trơn mau.

Lúc bấy giờ ngài sinh vào thời kỳ con người thọ đến muôn tuổi. Vì vậy sau khi trị nước bảy ngàn năm, ngài làm ẩn sĩ, ngài còn ba ngàn năm nữa và lúc bắt đầu sống đời khổ hạnh, ngài vẫn còn ở hoàng cung bốn tháng kể tử ngày thấy cây xoài, nhưng rồi ngài tự nhủ ở am ẩn sĩ tốt hơn ở hoàng cung.

Thế là ngài bí mật bảo người hầu cận tìm cho ngài vài chiếc y vàng và một bình bát bằng đất bán ở chợ. Ngài cho mời người hớt tóc vào cạo bỏ râu tóc ngài, xong mặc một y vàng bên trong, một y vàng bên ngoài, đắp một y nữa lên vai. Rồi cầm chiếc gậy, ngài đi lui tới nhiều lần trên gác hoàng cung với những bước chân ngất ngưỡng của một vị Ðộc Giác Phật. Ngày hôm ấy ngài còn ở đây, nhưng sáng sớm hôm sau, ngài bắt đầu đi xuống.

Hoàng hậu Sìvalì cho gọi bảy trăm cung nữ được sủng ái vào bảo:

– Ðã lâu lắm rồi, cả bốn tháng tròn kể từ khi chúng ta gặp Thánh thượng lần cuối, hôm nay chúng ta sẽ giáp được mặt rồng. Vậy các nàng hãy trang điểm mình thật đẹp, làm sao cố mê hoặc Thánh thượng để ngài tham đắm dục lạc không thoát ra nổi.

Ðược các cung nữ trang sức lộng lẫy hộ tống, hoàng hậu bước lên hoàng cung để yết kiến vua. Nhưng dù thấy ngài đi xuống, bà không nhận ra ngài, cứ tưởng đó là một vị Ðộc Giác Phật đến giáo hóa vua. Bà đảnh lễ và đứng qua một bên; rồi Bồ-tát bước xuống khỏi hoàng cung. Nhưng hoàng hậu, khi lên lầu ngắm các lọn tóc của vua màu ong nghệ rớt trên long sàng, cùng các vật dụng tắm rửa của ngài, liền thét lên:

– Ðó không phải vị Ðộc Giác Phật đâu, có lẽ đó là Thánh thượng tôn quý của ta rồi. Thôi ta phải van xin ngài trở lại.

Thế là từ gác hoàng cung đi xuống sân rồng, hoàng hậu cùng các cung phi xõa tóc ra rũ rượi trên lưng, đấm ngực đi theo nhà vua than khóc thảm thiết:

– Ôi Ðại vương, sao ngài nỡ làm vậy?

Cả kinh thành náo động lên, dân chúng ùa theo đức vua khóc lóc:

– Thánh thượng đã làm ẩn sĩ rồi, ta còn tìm đâu ra một vị anh quân như vậy nữa?

*

Lúc ấy bậc Ðạo Sư tả cảnh các cung phi khóc lóc và nhà vua cứ bỏ mặc họ mà đi, đã ngâm kệ này:

  1. Kìađứng bảy trăm vị thứ phi
    Dang tay cầu khẩn, dáng sầu bi,
    Ðiểm trangđầy ngọc vàng châu báu:
    “Ðại đế sao ngài nỡ bỏ đi?”

    27. Giã từ tất cả bảy trăm nàng
    Xinh đẹp, thanh tao, lại dịu dàng,
    Ðại đế đi theo lời ước nguyện
    Với lòng kiên định quyết không sờn.

    28. Giã từ chén rượu lễ đăng quang,
    Dấu xưa vương giả cảnh huy hoàng,
    Hôm nay ngài lấy bình bằng đất,
    Sự nghiệp mới đang phải khởi đường.

Hoàng hậu Sìvalì thấy khóc than không thể cản bước vua được, liền nghĩ một cách khác. Bà cho triệu viên đại tướng quân đến ra lệnh đốt lửa trước mặt vua, giữa đám nhà hoang phế, nằm trên hướng vua đi tới chất cao cỏ rác thành từng đống, khói tỏa mịt mù khắp nơi. Vị này tuân lệnh. Rồi bà chạy đến chân vua, quỳ xuống chân ngài, tâu rằng kinh thành Mithilà đang bốc cháy qua hai vần kệ này:

  1. Thật là khủng khiếp, lửa hoành hành,
    Kho báu, kho hàng cháy thật nhanh,
    Vàng, bạc, ngọc, sò lần lượt cháy,
    Thảyđều tiêu hủyđến tan tành.

    30. Xiêm y lộng lẫy, ngà, da, đồng,
    Tất cả gặp chung phận phủ phàng,
    Tâu Chúa thượng, xin mau trở lại
    Cứu tài sản trước lúc tiêu vong.

Bồ-tát trả lời:

– Ô hay, hoàng hậu nói gì vậy? Kẻ nào có của cải mới lo bị đốt cháy, chứ ta có gì đâu?

  1. Ta chẳng cóđâu của cải gì,
    Sống không lo lắng hoặc sầu bi,
    Mi-thi-la có nguy cơ cháy,
    Ta cũng chẳng còn cháy vật chi!

Nói xong ngài đi ra phía bắc môn, các cung phi cũng theo sau. Hoàng hậu Sìvali ra lệnh bảo họ chỉ cho ngài xem các làng mạc bị tàn phá, đất bị bỏ hoang và họ lại chỉ cho ngài thấy nhiều người mang khí giới chạy đi cướp bóc khắp nơi, trong khi một số người khác được phết sơn đỏ lên người và khiêng đi trên các tấm ván như thể bị thương hay đã chết rồi. Dân chúng la hét lên:

– Tâu Ðại vương, trong khi ngài gìn giữ giang sơn chúng phá phách giết hại đồng bào như vậy đó.

Thế là hoàng hậu ngâm vần kệ van xin vua trở về:

  1. Bọn giữ rừngđang bỏ đất hoang,
    Xin ngài về cứuđộ toàn dân,
    Giang sơn đừng để ngài không trị,
    Ðành sụp đổ vô vọng nát tan.

Nhà vua suy nghĩ: “Khi ta đang cai trị, không có cướp bóc nào nổi lên phá hoại đất nước cả, chắc đây là trò bịa đặt của hoàng hậu Sìvalì”. Vì vậy ngài ngâm các vần kệ này như thể ngài không biết bà nói gì:

  1. Ta chẳng cóđâu của cải gì,
    Sống không lo lắng hoặc sầu bi,
    Giang sơn có thể nằm hoang vắng,
    Nhưng chính ta không thiệt hại chi.

    34. Chúng ta không có của gì riêng,
    Sống chẳng lo âu, chẳng muộn phiền,
    Thọ hưởng niềm vui trong cực lạc
    Khác gì một vị Quang âm Thiên.

Dù ngài nói vậy, dân chúng vẫn đi theo ngài, ngài tự nhủ: “Họ không muốn trở về, vậy ta phải buộc họ trở về”. Rồi khi ngài đi được chừng nửa dặm, ngài quay lui hỏi vị Ðại thần:

– Ðất nước này của ai đây?

– Tâu Ðại vương, đất nước của Ðại vương.

– Vậy thì hãy trừng phạt kẻ nào vượt khỏi ranh giới này.

Nói xong ngài vạch một lằn ranh bằng cây gậy của ngài. Không một kẻ nào dám vi phạm ranh giới này cho nên dân chúng đứng sau lằn ranh la khóc ầm ỹ. Hoàng hậu cũng không thể vượt lằn ranh, chỉ biết nhìn theo nhà vua đang đi xa dần, quay lưng về phía bà. Rồi bà không ngăn được sầu khổ, đấm ngực khóc lóc, ngã xuống, cố vượt qua khỏi lằn ranh. Dân chúng la to:

– Quân canh giữ đã phá lằn ranh rồi.

Thế là họ theo gương hoàng hậu bước qua.

Bậc Ðại Sĩ đi về phía bắc rừng Himavat (Tuyết Sơn), hoàng hậu cũng đi theo ngài, kéo theo cả binh sĩ cùng đoàn voi ngựa để cỡi. Vua không ngăn chặn họ được nên cứ tiếp tục cuộc hành trình chừng sáu mươi dặm nữa.

Lức bấy giờ có một ẩn sĩ tên gọi Nàrada ở trong Kim cốc núi Himavat đã chứng được năm Thắng trì. Sau bảy ngày nhập định, vị ấy xuất Thiền và đắc thắng reo lên:

– Ôi cực lạc! Ôi cực lạc!

Rồi trong khi vị ấy dùng thiên nhãn nhìn xem có ai trong cõi Diêm-phù-đề này đang đi tìm cực lạc như vậy không, chợt vị ấy thấy Bồ-tát Mahàjanaka. Vị ấy nghĩ: “Ông vua này đã làm đại sự xuất thế, nhưng lại không ngăn được đám đông dân chúng do hoàng hậu Sìvalì dẫn đường; chúng có thể gây cản trở cho ngài. Vậy ta phải khích lệ sao cho nhà vua giữ chí nguyện vững vàng hơn nữa”.

Rồi vị ấy dùng thần lực đứng trên không trước mặt vua ngâm kệ để giúp tăng cường quyết tâm của ngài:

  1. Dođâu huyên náo ởđằng kia
    Như thể là đình đám hội hè,
    Sao đám đông này đang tụ tập,
    Xin ngài ẩn sĩ nói cho nghe?

Vua liền đáp:

  1. Tađã vượt ranh giới, xuất gia,
    Cho nên dân chúngđến đây mà,
    Ta xa đời với lòng an lạc,
    Người đã biết rồi, sao hỏi ta?

Vị ẩn sĩ ngâm vần kệ để xác nhận ý chí của vua:

  1. Ðừng nghĩ rằng ngàiđã vượt ranh ,
    Vẫn còn daođộng ở trong mình,
    Vẫn còn cừu địch ngay đằng trước,
    Chiến thắng ngài chưa thể đạt thành.

Bậc Ðại Sĩ lớn tiếng tuyên bố:

  1. Không dục lạc dầu thuộc loại nào
    Làm sờn ý chí vững bềnđâu,
    Cừu nhân nào cảnđường ta được,
    Trong lúc ta đang tới đích mau?

Sau đó ẩn sĩ ngâm vần kệ nêu rõ các chướng ngại:

  1. Hôn trầm, phóng dật theo tham dục,
    Mêđắm, tâm bất mãn, hận sân,
    Thânđón bọn này như khách quý,
    Tất nhiều chướng ngại phải đa mang.

Bậc Ðại Sĩ liền khen ngợi vị ấy qua vần kệ:

  1. Ðạo sĩ, lời khuyênđáng bậc hiền,
    Cám ơn người đã nói lời trên,
    Trả lời ta hỏi như người muốn:
    Xin nói là aiđó, họ tên?

Ẩn sĩ đáp:

  1. Tađây danh hiệu Na-ra-da,
    Từ chốn ẩn cư tiên giới ta,
    Vừađến, nói điều này với bạn:
    Kết giao bậc trí tối ưu mà.

    42. Thực hành bốn pháp tối cao thay,
    Tìm cực lạc trong Thánh đạo này,
    Dù thiếu thứ gì, ngài cũng mặc,
    Sống bằng nhẫn nhục, tịnh an đầy.

    43. Ngã tưởng dù là thấp hoặc cao
    Ðều không xứng với bậc hiền đâu,
    Hãy xem giới luật và tri kiến
    Pháp bảo hộ cho cuộc Thánh cầu.

Rồi Nàrada bay về cõi an trú của mình. Sau đó một ẩn sĩ khác tên Migàjina, vừa mới xuất Thiền định, đang chiêm ngưỡng bậc Ðại Sĩ và quyết định khuyến khích ngài bảo đám dân chúng ra về, nên vị này hiện ra trên không trước mặt ngài và ngâm các vần kệ sau:

  1. Cácđám ngựa voi, các cỗ xe,
    Thần dân thành thị lẫn thôn quê,
    Ja-na-kađã lìa xa chúng,
    Bình bát đất làm ngài thỏa thuê.

    45. Hãy nói, phải chăng các đại thần,
    Chư hầu, quyến thuộc hoặc thân bằng,
    Làm ngài thương tổn vì lừa phản,
    Ngài chọn đây làm chỗ trú chân?

Bồ-tát đáp:

  1. Hiền nhân, không thể có khi nào,
    Bất cứ nơi nào, hoặc cớ sao
    Tađã làm sai cho chúng bạn,
    Hoặc là bạn khiến ta buồnđau.

    47. Thấy đời tan nát bởi đau thương,
    Tăm tối vì lầm lỗi, khổ buồn,
    Thấy nạn nhân gông xiềng, giết chết,
    Bơ vơ trong lưới khổ khôn lường,
    Ta tìm lời dạy cho mình vậy,
    Khổ hạnh từ đây khởi bước đường.
    Vị khổ hạnh muốn nghe thêm nữa, liền hỏi ngài:

    48. Không ai muốn khổ hạnh lang thang
    Nếu chẳng đạo sư chỉ lối đường,
    Dù cách thực hành hay lý thuyết,
    Ai là sư phụ nói cho tường.

Bậc Ðại Sĩ đáp:

  1. Hiền giả, chưa hề trướcđến giờ
    Ta nghe lời nói động tâm ta
    Từ môi đạo sĩ hay du sĩ
    Khuyên bảo ta làm khổ hạnh gia.

Bồ-tát nói cho vị ấy đầy đủ chi tiết lý do ngài xuất thế:

  1. Tađã nhàn du chốn ngự viên,
    Một ngày mùa hạđại trang nghiêm
    Với bao ca khúc và đàn địch
    Tràn ngập không gian khắp mọi miền.

    51. Nơi kia ta thấy một cây xoài
    Ðứng cạnh bức tường gốc rễ phơi
    Vì bọn phàm nhân tìm hái trái,
    Toàn thân xơ xác, lá tơi bời.

    52. Giật mình rời cảnh tượng oai hùng,
    Dừng bước ngắm cây, mắt lạ lùng
    So sánh cây xoài này có trái
    Với cây không trái mọc kề gần.

    53. Cây có trái kia đứng lụi tàn,
    Mọi cành trơ trụi, lá tan hoang,
    Cây không trái đứng xanh, cường tráng,
    Tàn lá vẫy trong gió nhẹ nhàng.

    54. Cây đầy trái cũng giống như vua,
    Lắm địch thủ mong giết hại ta,
    Và cướp của ta bao trái ngọt
    Trong thời gian ngắn phô bày ra.

    55. Voi bị giết vì chính bộ ngà,
    Cọp beo bị giết bởi vì da,
    Bơ vơ, không cửa nhà, bằng hữu,
    Người đại phú sau rốt hiểu ra:
    Tài sản chính là tai họa lớn;
    Hai cây xoài ấy chính thầy ta,
    Từ hai cây ấy ta tìm được
    Bài học dạy ta sống xuất gia
    .

Ẩn sĩ Migàjina nghe lời vua nói thế, liền khuyên nhủ ngài nên nhất tâm, rồi trở về nơi trú của mình.

Khi ẩn sĩ đi rồi, hoàng hậu Sìvalì liền quỳ xuống chân vua và tâu:

  1. Ở trên vương tượng hoặc vương xa,
    Kỵ mã, bộ binh khắp mọi nhà,
    Tất cả thần dânđều khóc lớn:
    “Ðại vươngđã xuất thế ly gia!”

    57. Xin trấn an lòng chúng trĩu buồn,
    Hoàng nhi ngài hãy đợi phong vương,
    Rồi xa trần thế như ngài muốn
    Khổ hạnh đơn thân tiến bước đường.

Bồ-tát đáp:

  1. Ta bỏđằng sau đám cận thần,
    Thân bằng, quyến thuộc khắp non sông,
    Nhưng còn vương tộc Vi-đề ấy
    Huấn luyện Di-ghàđể trị dân
    Hoàng hậu Mi-thi-là chớ sợ,
    Quần thần sẽ hỗ trợ kề gần.

Hoàng hậu kêu lên:

– Tâu Ðại vương, Ðại vương đã làm ẩn sĩ, vậy thần thiếp phải làm gì bây giờ?

Nhà vua liền bảo:

– Ta khuyên hoàng hậu thế này, hãy gắng thực hiện lời ta.

Rồi ngài nói với bà như sau:

  1. Nếu dạy hoàng nhi lúc trị dân
    Sai lầm trong ý tưởng, lời, thân,
    Sau bà sẽ gặp nhiềuđau khổ,
    Vận mạng nàyđây đã định phần.
    Vật bố thí dành cho khất sĩ
    Bậc Hiền bảo đấy chúng ta cần.

Ngài khuyên nhủ hoàng hậu như thế xong, cùng đàm đạo với bà trên đường đi cho đến khi mặt trời lặn.

Hoàng hậu cho cắm trại vào một nơi thích hợp, còn nhà vua đến một gốc cây ngủ quá đêm. Ngày hôm sau, khi tắm rửa xong, ngài lại tiếp tục ra đi. Hoàng hậu ra lệnh cho binh lính phải đi theo và bà cũng theo ngài.

Vào giờ khất thực, họ đến kinh thành Thùna. Lúc đó có một người đàn ông mua một miếng thịt lớn ở hàng thịt xong đem nướng chín trên vĩ và đặt trên một tấm thớt chờ nguội. Nhưng trong khi gã bận rộn việc khác thì một con chó đến tha thịt đi mất. Người ấy đuổi theo đến cửa Nam kinh thành, nhưng vì mệt quá phải dừng lại.

Vua và hoàng hậu đang đi đến trước mặt con chó, nó hoảng sợ khi thấy hai vị nên làm rơi miếng thịt và chạy mất. Bậc Ðại Sĩ thấy vậy, liền nghĩ: “Nó đã làm rớt miếng thịt và chạy trốn, không màng đến thịt nữa, mà chủ nhân thì chả biết là ai, thật không có của bố thí nào tốt hơn cái này, ta phải ăn mới được”.

Thế rồi ngài lấy bình bát đất ra, cầm miếng thịt, phủi bụi dơ, đặt vào bình bát, tìm một nơi dễ chịu mát mẻ, có nước chảy rồi ăn thịt.

Hoàng hậu nghĩ thầm: “Nếu đức vua xứng đáng ngồi trên ngai vàng thì ngài đã không ăn vật thừa đầy bụi bặm của chó, thật bây giờ ngài không còn là quân vương của ta nữa”. Rồi bà nói to:

– Ðại vương ôi! Ngài ăn miếng thịt ghê tởm như vậy sao?

– Ấy chính sự ngu dại mù quáng của bà làm cho bà không thấy được giá trị đặc biệt của vật bố thí này.

Rồi ngài thận trọng quan sát chỗ miếng thịt đã rơi xuống và ăn thịt ngon lành như thể cao lương mỹ vị của thần tiên xong rửa miệng và tay chân.

Lúc ấy hoàng hậu nói giọng khiển trách ngài:

  1. Tứ thờiăn cứ đến xoay vần,
    Nếu nhịn ăn, người phải bỏ thân,
    Tuy thế, một người dòng quý tộc
    Sẽ không nếm vật bẩn kinh hồn!

    61. Ngàiđã làm đây việc trái sai,
    Ðại vương ôi, đáng thẹn cho ngài,
    Lấy ăn đồ vật thừa từ chó
    Việc bất xứng kia đã phạm rồi!

Bậc Ðại Sĩ đáp:

  1. Vật thừa từ chó hoặc từ người
    Ta chắc chẳng là của cấm ai,
    Nếuđược vật kia theo đúng pháp,
    Thức ăn hợp lý, sạch mà thôi!

Ðang lúc nói chuyện, vua và hoàng hậu đi đến cổng thành. Trẻ con đang chơi đùa ở đó, một cô bé đang sảy cát trong một cái sàn sảy thóc nhỏ. Trên tay cô bé có một chiếc vòng không gây tiếng động nào, còn tay kia có hai chiếc vòng kêu reng reng. Nhà vua thấy vậy nghĩ thầm: “Sìvalì cứ đi theo ta mãi, kẻ khổ hạnh còn có vợ thật là tai hại, người đời sẽ chê trách ta và bảo rằng ngay cả khi ta đã xa lìa thế tục mà ta lại không xa vợ được. Vậy nếu cô gái này khôn ngoan, cô bé có thể nói cho Sìvalì hiểu tại sao nàng phải quay về và xa lìa ta cho rồi. Ta sẽ nghe chuyện cô này và bảo Sìvalì phải đi ngay”. Rồi ngài bảo:

  1. Cô bé nép mình dưới mẹ hiền,
    Với vòng nho nhỏ ấyđeo trên,
    Vì sao chỉ một tay rung nhạc,
    Trong lúc tay kia mãi lặng yên
    ?

Cô bé đáp:

  1. Hai vòngđeo ở cánh tay tôi,
    Chẳng phải một vòng, khất sĩ ôi!
    Vì xúc phạm nhau gây tiếngđộng,
    Việc này do chính chiếc vòng đôi.

    65. Nhưng chú ý xem tay phía này,
    Chiếc vòng độc nhất nó đeo vầy
    Ðứng yên tại chỗ, không lên tiếng,
    Im lặng chỉ vì chẳng có hai.

    66. Chính chiếc vòng đôi tạo tiếng ồn,
    Một vòng độc nhất ấy thì không,
    Ngài tìm hạnh phúc? Nên đơn độc:
    Hạnh phúc chỉ người sống độc thân.
    Nghe lời cô gái, ngài hiểu ý và bảo hoàng hậu:

    67. Hãy nghe lời nói của cô này,
    Cô gái làm ta hổ thẹn đầy,
    Ví thử nghe lời bà thỉnh nguyện:
    Lỗi lầm chính kẻ thứ hai gây.

    68. Ðây hai đường: chọn một cho bà;
    Còn lối kia, ta chọn chính ta,
    Ðừng gọi ta là chồng vậy nữa,
    Bà không còn vợ: hãy chia xa!

Hoàng hậu nghe ngài nói thế, liền xin ngài đi rẽ về phía tay phải tốt hơn, còn bà đi về phía trái. Nhưng chỉ đi được một đoạn, bà không ngăn chặn được sầu khổ, liền trở lại với ngài và cùng ngài đi vào thành.

*

Bậc Ðạo Sư giải thích chuyện này và nói như sau:

Cùng với những lời này trên môi, hai vị đi vào thành Thùna.

Sau khi đã vào thành, Bồ-tát tiếp tục đi khất thực, đến cửa nhà một người làm cung tên, trong khi đó hoàng hậu đứng một bên. Bấy giờ người thợ đang nung đỏ mũi tên trên một lò than rồi nhúng ướt tên đó trong một ít bột hồ chua, nheo một mắt lại, còn mắt kia nhắm mũi tên cho thẳng. Bồ-tát nghĩ: “Nếu người này khôn ngoan thì có thể giải thích cho ta rõ chuyện này. Ðể ta hỏi gã thứ xem”. Rồi ngài đến gần gã.

*

Bậc Ðạo Sư tả cảnh này qua vần kệ:

  1. Ðến nhà khất thực kẻ làm tên,
    Người ấy nheo con mắtđứng lên,
    Và với mắt kia nhìn một hướng
    Ðể làm cho thẳng mũi tên rèn.

Lúc ấy Bậc Ðại Sĩ bảo gã:

  1. Một mắt sao ngươi cứ nhắm hoài,
    Chỉ nhìn một mắt chẳng hề sai?
    Xin ngươi giải thích hành vi ấy:
    Ngươi nghĩ nó hoàn thiện mắt ngươi?

Gã đáp lại:

  1. Tầm mắt hai tròng mở rộng ra
    Chỉ làm lạc hướng nhãn quan ta,
    Nếu ngài duy nhất nhìnđường thẳng,
    Ðích xácđịnh, ngài nhắm đúng mà.

    72. Ðiều gây rối loạn chính hai tròng,
    Chỉ một tròng thôi thì lại không,
    Muốn hạnh phúc? Ngài cần đơn độc,
    Người đơn độc hạnh phúc vô song!
    Sau mấy lời khuyên nhủ này, gã yên lặng.

Bậc Ðại Sĩ lại tiếp tục đi khất thực, khi đã thọ lãnh đủ loại thức ăn, liền đi ra khỏi thành tìm chỗ mát mẻ có nước chảy ngồi xuống. Khi đã ăn uống xong xuôi, ngài cất bình bát vào chiếc bị và bảo Sìvalì:

  1. Bà nghe lời gã nhắm tên vầy
    Chẳng khác gì cô gái trướcđây,
    Gã sẽ làm cho ta rối trí
    Với bao hổ thẹn ngậpđầu này.
    Nếu ta nhượng bộ bà cầu thỉnh:
    Gây lỗi chính là kẻ thứ hai.

    74. Ðây hai đường: chọn một cho bà,
    Còn lối kia ta chọn chính ta,
    Ðừng gọi ta là chồng vậy nữa,
    Ta không có vợ: giã từ bà!

Dù nghe lời ngài nói vậy, hoàng hậu vẫn đi theo ngài, nhưng bà hiểu bà không thể nào thuyết phức vua quay trở về được nữa, còn đám dân chúng cũng cứ tiếp tục theo sau bà. Lúc bấy giờ có một khu rừng không xa đó mấy, bậc Ðại Sĩ thấy bóng cây đổ xuống tối mờ, ngài muốn bảo hoàng hậu quay về, nên khi thấy cỏ mùnja mọc bên lề đường, ngài ngắt một cọng cỏ, bảo bà:

– Này Sìvalì, thân cây cỏ này không thể nối lại được nữa, vậy từ nay mối liên lạc giữa ta và bà cũng không bao giờ nối lại được nữa đâu.

Rồi ngài ngâm lớn nửa vần kệ:

  1. Như cỏ mun-jađã lớn này,
    Sì-va-lì,độc trú từ đây …

Khi hoàng hậu nghe thế, bà nói:

– Từ nay ta cũng không liên lạc gì với vua Mahàjanaka nữa.

Rồi không thể ngăn được sầu khổ, bà đấm ngực la khóc và ngất xỉu bên vệ đường. Bồ-tát thấy bà đã bất tỉnh mê man rồi, lập tức đi sâu vào rừng, cẩn thận xóa mờ dấu chân của ngài. Các quan đại thần chạy đến rảy nước vào thân thể hoàng hậu, xoa bóp tay chân của bà một lát thì bà hồi tỉnh. Bà hỏi:

– Ðại vương đâu rồi?

– Thế Hoàng hậu không biết sao? Họ tâu.

– Ði tìm Hoàng thượng ngay – Hoàng hậu bảo họ.

Nhưng dù họ đi quanh quẩn khắp nơi, họ cũng không tìm thấy ngài đâu. Vì thế bà than khóc thảm thiết, và sau khi bảo dựng đền thờ nơi ngài đứng trước kia, bà cúng dường hương hoa rồi trở về.

Bồ-tát trong núi Himavat, trong bảy ngày ngài chứng đắc năm Thắng trí và tám Thiền chứng, rồi ngài không trở lại cõi đời này nữa. Hoàng hậu bảo dựng đền thờ ở các nơi ngài đã đến và nói chuyện với người thợ làm tên, với cô bé gái, nơi ngài đã ăn miếng thịt, nơi ngài nói chuyện với hai ẩn sĩ Migàjina và Nàrada; xong bà làm lễ cúng dường hương hoa.

Rồi được binh lính hộ tống, bà vào thành Mithilà cử hành lễ phong vương cho hoàng tử trong vườn xoài, và ra lệnh đem hoàng tử cùng binh lính vào thành. Còn phần bà, sau khi chọn đời khổ hạnh của một nữ ẩn sĩ, bà sống ở trong vườn xoài và hành trì các pháp môn đưa đến Thiền định cho đến khi bà chứng đắc Thiền định và được sinh vào cảnh giới Phạm thiên.

*

Sau khi kể Pháp thoại xong, Bậc Ðạo Sư nói với các Tỷ-kheo:

– Ðây không phải lần đầu tiên Như Lai làm Ðại sự Xuất thế, mà xưa kia Như Lai cũng đã làm như vậy.

Rồi Ngài nhận diện tiền thân:

– Lúc ấy vị nữ hải thần là Uppalavannà (Liên Hoa Sắc), Hiền giả Nàrada là Sàriputta (Xá-lợi-phất), Hiền giả Migàjina là Moggalàna (Mục-kiền-liên), cô gái là công chúa Khemà, người làm tên là Ànanda (A-nan), hoàng hậu Sìvalì là mẹ của Ràhula (Ràhulamàtà), hoàng tử Dìghàvu là Ràhula (La-hầu-la). Cha mẹ của Bồ-tát là hai vị trong vương tộc ngày nay và vua Mahà janaka chính là Ta.