Mục lục
Tâm vốn vô niệm, niệm khởi liền trái ngược, mà chúng sinh từ vô thỉ đến nay thói quen vọng tưởng không thể dễ dàng nhanh chóng trừ diệt. Nay dạy niệm Phật, đó chính là dùng độc trị độc, dùng binh chặn binh. Song pháp môn niệm Phật lại có nhiều môn mà pháp Trì danh này là lối tắt trong lối tắt. Do Phật có vô lượng đức, nay chỉ bốn chữ danh hiệu này đủ để bao hàm tất cả. Vì Phật Di-đà tức là toàn thể nhất tâm, tâm bao hàm mọi đức, Thường–Lạc–Ngã–Tịnh, Bản giác Thỉ giác, Chân như Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn, trăm ngàn vạn tên đều thâu nhiếp trọn vẹn.
Chúng sinh học Phật cũng có vô lượng pháp để thực hành, nhưng chỉ một pháp Trì danh này đủ để bao hàm trọn vẹn. Vì pháp Trì danh tức là trì một tâm này, tâm bao hàm trăm hạnh, Tứ đế, Lục độ, cho đến tám vạn bốn ngàn pháp môn nhiều như vi trần như cát sông Hằng, đều được thâu nhiếp trọn vẹn.
Trì danh niệm Phật có mấy loại:
1. Niệm ra tiếng.
2. Niệm thầm.
3. Niệm kim cang, nghĩa là sẽ động môi lưỡi mà niệm. Mật tông gọi là kim cang trì.
Hoặc là niệm Phật nhớ số, hoặc không nhớ số, tùy tiện đều có thể được.
Niệm Phật có phân ra Sự–Lý:
Nhớ niệm không gián đoạn, đó gọi là Sự trì
Thể cứu không gián đoạn, đó gọi là Lý trì.
1. Niệm ra tiếng.
2. Niệm thầm.
3. Niệm kim cang, nghĩa là sẽ động môi lưỡi mà niệm. Mật tông gọi là kim cang trì.
Hoặc là niệm Phật nhớ số, hoặc không nhớ số, tùy tiện đều có thể được.
Niệm Phật có phân ra Sự–Lý:
Nhớ niệm không gián đoạn, đó gọi là Sự trì
Thể cứu không gián đoạn, đó gọi là Lý trì.
Nhớ niệm nghĩa là nghe danh hiệu Phật thường nhớ thường niệm, đem tâm duyên theo, từng chữ rõ ràng, câu trước câu sau tiếp nối không gián đoạn, đi đứng ngồi nằm chỉ có niệm này không có niệm thứ hai, chẳng bị các niệm tham sân phiền não làm tạp loạn, như kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý nói: “Ở nơi vắng vẻ mà làm tâm mình chuyên nhất, ở trong những sự phiền não mà làm tâm mình chuyên nhất, cho đến ở những nơi khen ngợi hoặc chê bai, lợi ích hoặc tổn thất, tốt đẹp hoặc xấu xa, đều làm cho tâm mình được chuyên nhất”, chính là ý này. Về mặt Sự thì được, nhưng nơi Lý chưa thấu suốt, chỉ được Tín lực, chưa thấy đạo nên gọi là Sự nhất tâm.
Thể cứu là nghe danh hiệu Phật, không chỉ nhớ niệm mà ngay khi niệm nhìn trở lại quán sát cứu xét, xét kỹ cội nguồn, thể cứu tột cùng, bỗng nhiên khế hợp với bản tâm mình. Trong đây lại có hai:
Một là ban đầu Chân như–trí tuệ không hai. Ngoài tâm hay niệm không có Phật được niệm, đó là ngoài trí tuệ không có Chân như; ngoài Phật được niệm không có tâm hay niệm, đó là ngoài Chân như không có trí tuệ. Chẳng phải Chân như chẳng phải trí tuệ, cho nên chỉ là nhất tâm.
Hai là lặng lẽ và chiếu soi khó nghĩ bàn. Nếu nói là có thì tâm hay niệm bản thể tự rỗng không, Phật được niệm hoàn toàn chẳng thể được. Nếu nói là không thì tâm hay niệm sáng tỏ không mờ, Phật được niệm rõ ràng phân minh. Nếu bảo rằng cũng có cũng không, hữu niệm vô niệm đều dứt. Nếu bảo rằng chẳng phải có chẳng phải không, hữu niệm vô niệm đều tồn tại. Chẳng phải có thì thường lặng lẽ, chẳng phải không thì thường chiếu soi, chẳng phải cả hai cũng chẳng phải chẳng cả hai thì chẳng lặng lẽ chẳng chiếu soi mà chiếu soi lặng lẽ, dứt bặt ngôn ngữ suy tư, không thể đặt tên mô tả, cho nên chỉ là nhất tâm. Như thế tâm năng sở tiêu tan, cái thấy có không đều dứt, thể tánh vốn thanh tịnh lại có pháp nào để làm tạp loạn, do thấy rõ chỗ chân thật nên gọi là Lý nhất tâm. Bởi vì Sự nương nơi Lý mà phát khởi, Lý nhờ Sự mà được hiển bày, Sự–Lý trợ giúp lẫn nhau, không thể nghiêng lệch hay phế bỏ bên nào cả. Nhưng chấp Sự mà niệm có thể tiếp nối, chẳng uổng công phu được vào phẩm vị, còn chấp Lý mà tâm thật chưa rõ, trái lại vướng phải tai họa rơi vào chỗ rỗng không.
Một là ban đầu Chân như–trí tuệ không hai. Ngoài tâm hay niệm không có Phật được niệm, đó là ngoài trí tuệ không có Chân như; ngoài Phật được niệm không có tâm hay niệm, đó là ngoài Chân như không có trí tuệ. Chẳng phải Chân như chẳng phải trí tuệ, cho nên chỉ là nhất tâm.
Hai là lặng lẽ và chiếu soi khó nghĩ bàn. Nếu nói là có thì tâm hay niệm bản thể tự rỗng không, Phật được niệm hoàn toàn chẳng thể được. Nếu nói là không thì tâm hay niệm sáng tỏ không mờ, Phật được niệm rõ ràng phân minh. Nếu bảo rằng cũng có cũng không, hữu niệm vô niệm đều dứt. Nếu bảo rằng chẳng phải có chẳng phải không, hữu niệm vô niệm đều tồn tại. Chẳng phải có thì thường lặng lẽ, chẳng phải không thì thường chiếu soi, chẳng phải cả hai cũng chẳng phải chẳng cả hai thì chẳng lặng lẽ chẳng chiếu soi mà chiếu soi lặng lẽ, dứt bặt ngôn ngữ suy tư, không thể đặt tên mô tả, cho nên chỉ là nhất tâm. Như thế tâm năng sở tiêu tan, cái thấy có không đều dứt, thể tánh vốn thanh tịnh lại có pháp nào để làm tạp loạn, do thấy rõ chỗ chân thật nên gọi là Lý nhất tâm. Bởi vì Sự nương nơi Lý mà phát khởi, Lý nhờ Sự mà được hiển bày, Sự–Lý trợ giúp lẫn nhau, không thể nghiêng lệch hay phế bỏ bên nào cả. Nhưng chấp Sự mà niệm có thể tiếp nối, chẳng uổng công phu được vào phẩm vị, còn chấp Lý mà tâm thật chưa rõ, trái lại vướng phải tai họa rơi vào chỗ rỗng không.
Niệm lớn tiếng cảm thấy rất phí sức, niệm thầm lại dễ hôn trầm, chỉ là miên mật khít khao, sẽ động môi, tiếng niệm ở nơi răng và lưỡi đó chính là phương pháp kim cang trì. Lại không nên chấp chặt, hoặc cảm thấy tổn sức không ngại niệm thầm, hoặc cảm thấy hôn trầm thì không ngại niệm lớn tiếng. Hiện nay, người niệm Phật tay đánh mõ, miệng kêu gào cho nên không được lợi ích, cần phải mỗi câu miệng niệm tai nghe, mỗi tiếng mỗi tiếng đánh thức tâm mình. Ví như một người ngủ say, một người gọi thức dậy, người kia liền tỉnh giấc. Cho nên, niệm Phật là phương pháp thu nhiếp tâm rất hay.
Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc. Niệm Phật chính để trị tạp niệm mà người không thể trị được, vì niệm không khẩn thiết. Khi tạp niệm sinh khởi, liền dụng công gia tâm niệm Phật, mỗi chữ mỗi câu chuyên nhất không hai, tạp niệm tự dứt.
Mỗi niệm mỗi niệm đều niệm Phật, hoàn toàn không có tạp niệm, đó gọi là nhất tâm. Nhất tâm niệm Phật, lại nhất tâm tu nhiều pháp môn khác, đó là nhị tâm. Không có tạp niệm, chỉ được Sự nhất tâm, nay còn chưa được vậy huống gì Lý nhất tâm. Thế nên, người niệm Phật giữ chí không hai, đừng vì khó thành tựu Tam-muội mà vội vàng thay đổi tu theo những hạnh khác.
Kẻ sơ học hậu sinh, vừa đem một câu Phật đặt vào lòng thì càng cảm thấy vọng tưởng dâng trào. Họ liền bảo: “Công phu niệm Phật chẳng thể nhiếp tâm”. Đâu biết rằng, cội gốc sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay làm sao dứt trừ ngay được. Vả lại, ngay khi muôn ngàn vọng niệm lăng xăng, chính là lúc thực hành công phu. Thâu nhiếp rồi lại tán loạn, tán loạn lại thâu nhiếp, thực hành lâu dài, công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm sẽ không sinh khởi. Tâm hay biết được vọng niệm là nhờ ở câu niệm Phật này. Nếu khi không niệm Phật, vọng niệm cuồn cuộn dâng trào, khoảnh khắc cũng không dừng nghỉ mà có nhận biết được đâu?
Kẻ sơ học hậu sinh, vừa đem một câu Phật đặt vào lòng thì càng cảm thấy vọng tưởng dâng trào. Họ liền bảo: “Công phu niệm Phật chẳng thể nhiếp tâm”. Đâu biết rằng, cội gốc sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay làm sao dứt trừ ngay được. Vả lại, ngay khi muôn ngàn vọng niệm lăng xăng, chính là lúc thực hành công phu. Thâu nhiếp rồi lại tán loạn, tán loạn lại thâu nhiếp, thực hành lâu dài, công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm sẽ không sinh khởi. Tâm hay biết được vọng niệm là nhờ ở câu niệm Phật này. Nếu khi không niệm Phật, vọng niệm cuồn cuộn dâng trào, khoảnh khắc cũng không dừng nghỉ mà có nhận biết được đâu?
Người xưa dạy thân cận minh sư, cầu thiện tri thức. Song thiện tri thức thật không có pháp môn bí mật miệng truyền tâm trao, chỉ cởi mở trói buộc cho người, tức là bí mật. Nay chỉ “chấp trì danh hiệu, nhất tâm không loạn”, tám chữ này chính là pháp môn bí mật cởi mở trói buộc. Đó là con đường rộng lớn thênh thang ra khỏi sinh tử. Sáng niệm, tối niệm, đi niệm, ngồi niệm, niệm niệm tiếp nối tự thành chánh định, chớ tìm cầu chi khác nữa.
Tâm vốn không sinh, do duyên hợp mà sinh. Tâm vốn không tử do duyên tan mà tử. Dường như có sinh tử, nhưng vốn thật không đến đi. Thể hội được điều này thì sống bình thuận, chết an lành, thường lặng lẽ, thường soi sáng. Nếu chưa được như thế nên buông bỏ toàn thân, thầm thầm trì niệm một câu A-di-đà Phật cầu sinh về Tịnh độ. Giả sử các duyên chưa hết, thọ mạng chưa dứt thì nên niệm Phật gấp bội sẽ có lợi ích lớn. Người xưa nói: “Pháp môn niệm Phật là thuốc trường sinh của bậc Đại Giác”.
Nói về sự sinh tử chẳng rời một niệm, cho đến muôn pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng lìa một niệm. Hiện nay là dùng niệm này mà niệm Phật, thiết thực gần gũi làm sao! Nếu thấu suốt chỗ niệm này sinh khởi, tức là Tự tánh Di-đà, tức là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang. Cho dù không ngộ, nhưng nương niệm lực này vãng sinh Cực Lạc, dứt ngang dòng sinh tử, không còn bị luân hồi, rốt cuộc sẽ đại ngộ thôi. Mong ông buông bỏ muôn duyên, trong 24 giờ, mỗi niệm mỗi niệm luôn tự nhắc nhở, đó là điều tôi rất mong muốn!
Xưa nay bảy mươi hiếm thấy, trăm tuổi được mấy ai. Hôm nay, trong cảnh xế chiều này, chính nên buông bỏ những điều ấp ủ ở trong lòng, nhìn thấu thế gian rõ ràng là một tuồng hí kịch có gì chân thật. Chỉ lấy một câu A-di-đà Phật tiêu khiển tháng ngày, chỉ lấy thế giới Cực Lạc phương Tây làm quê nhà của mình. Nay tôi niệm Phật, sau này sẽ sinh về Tây Phương. Sao được may mắn như thế! Phát khởi tâm vô cùng hoan hỷ, chớ sinh phiền não. Nếu gặp việc không như ý, liền xoay chuyển tâm tư, một tiếng niệm Phật này mau chóng niệm lên. Lại hồi quang phản chiếu: “Ta là người trong thế giới Phật A-di-đà, tại sao lại có sự thấy biết giống như người thế tục?”. Đổi giận làm mừng, nhất tâm niệm Phật. Đây là pháp môn đại giải thoát, đại an lạc của bậc trí tuệ.
Nguyên do của bệnh tật phần nhiều từ sát sinh mà ra, cho nên cần chú trọng việc phóng sinh. Nhờ chư Tăng thay thế sám hối bên ngoài, so với tự mình sám hối trong lòng, công đức khác nhau xa. Nguyện làm trống không tâm mình, dứt hết tất cả các duyên, ở trong tâm rỗng không ấy chỉ niệm một câu A-di-đà Phật. Bảo rằng niệm, không cần động môi lưỡi, chỉ âm thầm dùng mắt tâm soi sáng lại, mỗi chữ mỗi chữ rõ ràng, mỗi câu mỗi câu liên tục, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, tâm tâm không gián đoạn. Nếu có thống khổ đều nhẫn nại chịu đựng, một lòng chuyên niệm. Trong kinh nói: “Chí tâm niệm Phật một câu, tiêu diệt tội nặng của sự sinh tử trong tám mươi ức kiếp”, cho nên công đức khác nhau xa.
Phàm người học Phật không cần trang nghiêm dáng vẻ, chỉ quý chân thật tu hành. Cư sĩ tại gia không nhất định phải thế phát xuất gia, người còn tóc vẫn có thể thường niệm Phật, không nhất định phải đánh chuông gõ mõ. Người ưa yên tĩnh vẫn có thể lặng lẽ niệm Phật, không nhất định phải nhóm họp đông đúc. Người sợ việc vẫn có thể đóng cửa niệm Phật, không nhất định vào chùa nghe kinh. Người biết chữ vẫn có thể y theo lời dạy niệm Phật. Hành hương ngàn dặm, chẳng bằng ngồi yên trong nhà niệm Phật. Cung phụng thầy tà, chẳng bằng hiếu thuận mẹ cha mà niệm Phật. Kết giao rộng với bạn ma, chẳng bằng riêng mình thanh Tịnh niệm Phật. Gởi trước giấy vàng mã cho đời sau, chẳng bằng hiện tại làm phước niệm Phật. Hứa nguyện dâng cúng trả lễ, chẳng bằng hối lỗi sửa đổi mà niệm Phật. Học tập văn thư ngoại đạo, chẳng bằng không biết một chữ mà niệm Phật. Không biết mà luận bừa lý thiền, chẳng bằng chân thật trì giới niệm Phật. Mong cầu sự linh thông của yêu quỷ, chẳng bằng tin đúng nhân quả mà niệm Phật. Nói tóm lại, tâm ngay thẳng diệt trừ điều ác, niệm Phật như thế gọi là Thiện nhân. Thâu nhiếp tâm, trừ tán loạn, niệm Phật như thế gọi là Hiền nhân. Tỏ ngộ tâm, đoạn dứt mê lầm, niệm Phật như thế gọi là Thánh nhân.
Một là, khuyên người hoàn toàn rảnh rang niệm Phật: Việc cưới gả đã xong, con cháu gánh vác được việc nhà, an nhàn vô sự, chính nên đem hết tâm hết sức mà niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy ngàn tiếng, cho đến mấy muôn tiếng.
Một là, khuyên người hoàn toàn rảnh rang niệm Phật: Việc cưới gả đã xong, con cháu gánh vác được việc nhà, an nhàn vô sự, chính nên đem hết tâm hết sức mà niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy ngàn tiếng, cho đến mấy muôn tiếng.
Hai là, khuyên người không bận lắm niệm Phật: Tuy không hoàn toàn rảnh rang, cũng có thể lúc bận thì lo công việc, khi rảnh thì niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy trăm tiếng, cho đến mấy ngàn tiếng.
Ba là, khuyên người rất bận rộn niệm Phật: Nhọc nhằn việc triều chính, bôn ba vì sự nghiệp, tuy không rảnh rang, cũng phải tranh thủ niệm Phật trong lúc bận rộn. Mỗi ngày, sớm tối mười niệm, cho đến cả ngày niệm mấy trăm tiếng.
Pháp môn niệm Phật này không luận nam, nữ, Tăng, tục; không luận sang hèn, ngu trí, ai cũng có thể niệm Phật.
Nếu người giàu có vật dụng đầy đủ, phải nên niệm Phật. Nếu người bần cùng nhà tranh ít phiền, phải nên niệm Phật.
Nếu người có con thì việc hương hỏa đã có người, phải nên niệm Phật. Nếu người không con một mình tự do, phải nên niệm Phật.
Nếu người có con hiếu thảo an ổn tiếp nhận sự cung phụng, phải nên niệm Phật. Nếu người có con ngỗ nghịch thì khỏi phải thương yêu, phải nên niệm Phật.
Nếu người không bệnh thân thể khỏe mạnh, phải nên niệm Phật. Nếu người có bệnh cận kề vô thường, phải nên niệm Phật.
Nếu người tuổi già thời gian không còn nhiều, phải nên niệm Phật. Nếu người tuổi trẻ tinh thần sáng láng, phải nên niệm Phật.
Nếu người rảnh rang, tâm không phiền lụy, phải nên niệm Phật. Nếu người bận rộn tranh thủ thời giờ rảnh, phải nên niệm Phật.
Nếu người xuất gia, tiêu diêu ngoài sự vật, phải nên niệm Phật. Nếu người tại gia biết là nhà lửa, phải nên niệm Phật.
Nếu người thông minh hiểu rõ Tịnh độ, phải nên niệm Phật. Nếu người ngu khờ chẳng có tài năng, phải nên niệm Phật.
Nếu người trì luật, luật là do Phật chế định, phải nên niệm Phật. Nếu người xem kinh, kinh là lời Phật nói, phải nên niệm Phật. Nếu người tham thiền, thiền là tâm Phật, phải nên niệm Phật. Nếu người ngộ đạo, ngộ phải cần sự ấn chứng của Phật, phải nên niệm Phật.
Khuyên khắp mọi người gấp rút niệm Phật vãng sinh chín phẩm, hoa nở thấy Phật, thấy Phật nghe pháp, rốt ráo thành Phật, mới hay tâm mình xưa nay là Phật.
Pháp môn niệm Phật này không luận nam, nữ, Tăng, tục; không luận sang hèn, ngu trí, ai cũng có thể niệm Phật.
Nếu người giàu có vật dụng đầy đủ, phải nên niệm Phật. Nếu người bần cùng nhà tranh ít phiền, phải nên niệm Phật.
Nếu người có con thì việc hương hỏa đã có người, phải nên niệm Phật. Nếu người không con một mình tự do, phải nên niệm Phật.
Nếu người có con hiếu thảo an ổn tiếp nhận sự cung phụng, phải nên niệm Phật. Nếu người có con ngỗ nghịch thì khỏi phải thương yêu, phải nên niệm Phật.
Nếu người không bệnh thân thể khỏe mạnh, phải nên niệm Phật. Nếu người có bệnh cận kề vô thường, phải nên niệm Phật.
Nếu người tuổi già thời gian không còn nhiều, phải nên niệm Phật. Nếu người tuổi trẻ tinh thần sáng láng, phải nên niệm Phật.
Nếu người rảnh rang, tâm không phiền lụy, phải nên niệm Phật. Nếu người bận rộn tranh thủ thời giờ rảnh, phải nên niệm Phật.
Nếu người xuất gia, tiêu diêu ngoài sự vật, phải nên niệm Phật. Nếu người tại gia biết là nhà lửa, phải nên niệm Phật.
Nếu người thông minh hiểu rõ Tịnh độ, phải nên niệm Phật. Nếu người ngu khờ chẳng có tài năng, phải nên niệm Phật.
Nếu người trì luật, luật là do Phật chế định, phải nên niệm Phật. Nếu người xem kinh, kinh là lời Phật nói, phải nên niệm Phật. Nếu người tham thiền, thiền là tâm Phật, phải nên niệm Phật. Nếu người ngộ đạo, ngộ phải cần sự ấn chứng của Phật, phải nên niệm Phật.
Khuyên khắp mọi người gấp rút niệm Phật vãng sinh chín phẩm, hoa nở thấy Phật, thấy Phật nghe pháp, rốt ráo thành Phật, mới hay tâm mình xưa nay là Phật.
Chỉ xưng niệm tôn hiệu liền trở thành quy kính, sáu chữ bốn chữ thật không khác biệt, chỉ vì lâu ngày nên trong giáo pháp sinh nhiều tệ đoan, trở nên khinh lờn, khua chiêng gõ trống như xướng như ca, tán tụng thét gào tợ như chửi mắng. Chư Thiên nghe đến đâu không buồn bã? Song mà, xưng niệm đùa giỡn, giận tức luận đạo, cũng gieo trồng nhân lành, quả báo tương lai chẳng thể nghĩ bàn. Phàm tình chưa hiểu, người sáng suốt ắt rõ được.